Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 1 0 3 7
Số người đang truy cập
1 8 6
 Tin tức - Sự kiện
WHO (2015): Một số thách thức trong phòng chống sốt rét toàn cầu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2015 có 214 triệu ca mắc và 438.000 ca tử vong sốt rét xảy ra trên toàn cầu, mặt dù đạt được nhiều tiến bộ trong việc làm giảm số ca mắc và tử vong do sốt rét nhưng tổ chức này vẫn cho rằng sốt rét vẫn là một vấn đề y tế cộng đồng cùng một số thách thức ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Gánh nặng bệnh sốt rét vẫn tiếp diễn

Bảng 1.1. Ước tính ca mắc sốt rét theo khu vực giai đoạn 2000-2015

Khu vực

Ước tính số ca mắc (x 1000)

Thay đổi

2000

2005

2010

2015

2000-2015

Châu Phi

214.000

217.000

209.000

188.000

-12%

Châu Mỹ

2.500

1.800

1.100

660

-74%

Địa Trung Hải

9.100

8.600

4.000

3.900

-57%

Châu Âu

36

5,6

0,2

0

-100%

Đông Nam Á

33.000

34.000

28.000

20.000

-39%

Tây Thái Bình Dương

3.700

2.300

1.700

1.500

-59%

Thế giới

262.000

264.000

243.000

214.000

-18%

Thấp

205.000

203.000

190.000

149.000

 

Cao

316.000

313.000

285.000

303.000

Bảng 1.2. Ước tính ca tử vong sốt rét theo khu vực giai đoạn 2000-2015

Khu vực

Ước tính số ca tử vong

Thay đổi

2000

2005

2010

2015

2000-2015

Châu Phi

764.000

670.000

499.000

395.000

-48%

Châu Mỹ

1.600

1.200

1.100

500

-69%

Địa Trung Hải

15.000

15.000

7.000

6.800

-51%

Châu Âu

0

0

0

0

 

Đông Nam Á

51.000

48.000

44.000

32.000

-37%

Tây Thái Bình Dương

8.100

4.200

3.500

3.200

-60%

Thế giới

839.000

738.000

554.000

438.000

-48%

Thấp

653.000

522.000

362.000

263.000

 

Cao

1.099.000

961.000

741.000

635.000

 

Ước tính có hơn 80% ca mắc và tử vong xảy ra ở khoảng 20 quốc gia. Trong năm 2015, ước tính có 15 quốc gia chiếm 80% số ca mắc và 78% ca tử vong (Hình 5.1). Gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu tập trung chủ yếu ở các nước thuộc tiểu vùng sa mạc Sahara, châu Phi. Trong đó, có hai quốc gia gồm CongoNigeria chiếm hơn 35% trong tổng số ca tử vong trên toàn cầu.


5.1

Giảm tỷ lệ mắc và tử vong sốt rét thấp hơn ở những quốc gia có gánh nặng sốt rét lớn. Số liệu cho thấy giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong nhanh nhất ở các quốc gia có số ca mắc thấp nhất trong năm 2000 và giảm chậm nhất ở những quốc gia gánh nặng sốt rét ban đầu lớn nhất. Tỷ lệ giảm chung mắc sốt rét trong giai đoạn 2000-2015 ở 15 quốc gia chiếm 80% ca mắc và các nước khác là 53%. Giảm tỷ lệ mắc cần được gia tăng hơn ở những quốc gia này nếu tiến bộ PCSR toàn cầu được cải thiện.


5.2

Những khoảng trống trong diện bao phủ chương trình (Gaps in programme coverage)

Mặt dù tăng ấn tượng độ bao phủ các biện pháp can thiệp sốt rét nhưng vẫn còn có hàng triệu người không nhận những dịch vụ cần thiết để phòng chống sốt rét mà họ cần. Ước tính, trong năm 2014, các quốc gia tiểu vùng sa mạc Sahara, châu Phi có khoảng 269 trong số 840 triệu người có nguy cơ sốt rét sống trong hộ gia đình không có màn tẩm hóa chất (ITNs) hoặc phun tồn lưu hóa chất (IRS). Có đến 15 triệu trong số 28 triệu phụ nữ có nguy cơ không nhận một liều IPTp và từ 68- 80 triệu người trong số 92 triệu trẻ em không nhận thuốc ACTs (Hình 5.3).


5.3

Do đó, làm thế nào những khoảng trống này có thể được khắc phục, điều này rất có ích để biết nơi “tắc ngẽn” trong quá trình cung cấp các dịch vụ xảy ra. Những khoảng trống và các vấn đề có thể được giải quyết khác nhau phụ thuộc vào các biện pháp can thiệp. Phân tích trình bày dưới đây thể hiện một bức tranh toàn diện về vấn đề này. Những vướng mắc và các yếu tố liên quan có thể khác nhau giữa các quốc gia và các vùng trong một quốc gia. Do đó, điều này là rất quan trọng để biết những khoảng thiếu sót cần được giải quyết ở những vùng khác nhau. Thiếu tiếp cận với các phương tiện phòng chống vectornhư ITNs hoặc IRS vẫn là rào cản chính để bảo vệ cộng đồng tránh muỗi đốt. Chỉ có phần trăm trong số 840 triệu người có nguy cơ sốt rét ở tiểu vùng a mạc Sahara, châu Phi trong năm 2014 ngủ trong màn ITNs hoặc sống trong nhà được phun tồn lưu IRS (Hình 5.4).


5.4

Lý do chính tại sao có 44% dân số không bảo vệ để tránh muỗi đốt mà 63% dân số có nguy cơ tiếp cận với ITNs hoặc trong hộ gia đình phun IRS. Trong số 37% dân số không tiếp cận với ITNs hoặc IRS, 18% sống trong hộ gia đình không có ITNs; số còn lại sống trong những hộ gia đình không đủ ITNs cho tất cả các thành viên khi ngủ. Trong khi sử dụng màn tẩm ITNs sẵn có có thể cần phải được giải quyết ở một số nơi (giải quyết khoảng trống giữa tiếp cận ITNs và ngủ dưới màn tẩm ITNs), trở ngại chính trong việc đảm bảo tất cả những người có nguy cơ được bảo vệ tránh muỗi đốt tiếp cận với các biện pháp can thiệp. Trong năm 2014, có 189 triệu ITNs đã được chuyển tới các quốc gia ở tiểu vùng sa mạc Sahara, châu Phi và nhiều nhất từ trước đến nay và 154 triệu màn được phân phát trong 3 quý đầu tiên năm 2015. Những nỗ lực hơn nữa là cần thiết để mở rộng sự sẵn có của cả chương trình ITNs và IRS, để đảm bảo tiếp cận phổ cập các biện pháp kiểm soát véc tơ và lợi ích của nó mang lại cho cộng đồng.

Bỏ lỡ nhiều cơ hội để phân phát IPTp cho phụ nữ trong thời gian mang thai tiếp tục là một vấn đề lớn. Số liệu được báo cáo bởi các Chương trình sốt rét quốc gia (NMCPs), trong thỏa thuận với các cuộc điều tra hộ gia đình đại diện quốc gia chỉ ra rằng tỷ lệ cao phụ nữ mang thai (PNMT) ở tiểu vùng Sahara, châu Phi đi khám thai (trung bình: 91%; IQR: 62-100%) (Hình 5.5).


5.5

Tuy nhiên, tỷ lệ thấp hơn nhiều đi để nhận liều dự phòng từng đột trên các phụ nữ mang thai IPTp đầu tiên (trung bình: 64%; IQR: 30-74%), liều thứ hai (trung bình: 45%; IQR: 22-57%) và liều thứ 3 (trung bình: 21%; IQR: 11-29%). Sự khác biệt giữa tỷ lệ phụ nữ thăm khám thai kỳ và tỷ lệ nhận liều đầu tiên và liều IPTp tiếp theo cho thấy một số bỏ lỡ việc phân phối IPTp cho những người đi khám thai này. Nhiều lỗ hỗng còn tồn tại trong việc cung cấp việc tiếp cận phổ cập để chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị. Ở các quốc gia tiểu vùng Sahara châu Phi, một tỷ lệ nhỏ trẻ em sốt rét không được xét nghiệm chẩn đoán hoặc điều trị với ACT là do một vài lý do. Thứ nhất, một tỷ lệ lớn trẻ em sốt không đưa đến cơ sở y tế để điều trị (trung bình 35%: IQR 24–41% trong số 18 cuộc điều tra hộ gia đình được thực hiện ở tiểu vùng sa mạc Sahara, châu Phi trong năm 2013-2015) (Hình 5.6).


5.6

Điều này có thể là do cộng đồng khó tiếp cận với những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế hoặc thiếu nhận thức ở những người trông trẻ về sự cần thiết phải chăm sóc cho những trẻ em khi bị sốt. Thứ hai, có một tỷ lệ đáng kể trẻ sốt đến chăm sóc ở những cơ sở y tế tư nhân không đăng ký (các quầy thuốc và cửa hàng). Ở những cơ sở y tế này, tỷ lệ xét nghiệm chẩn đoán sốt rét thấp và thuốc điều trị ACTs ít có sẵn, hoặc những người chăm sóc có thể ít có đủ khả năng phát hiện. Ngay cả nếu trẻ em được chăm sóc ở những nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe có đăng ký (ví dụ cơ sở y tế hoặc nhân viên y tế cộng đồng), họ có thể không nhận xét nghiệm chẩn đoán hoặc nhận thuốc điều trị thích hợp - nhà cung cấp có thể không có đủ nguồn dự trữ hoặc bệnh nhân có thể không đủ khả năng chi trả cho bất kỳ khoảng phí thuốc nào.

Các nỗ lực hơn nữa là cần thiết để lấp những “khoảng trống” này trong việc tiếp cận các biện pháp chẩn đoán, xét nghiệm và điều trì bằng cách:

(i) Khuyến khích hơn nữa những người trông giữ trẻ đưa trẻ sốt đến CSYT để được chăm sóc và điều trị.

(ii) Đảm bảo những người cung cấp các dịch CSSK phải được đào tạo và có đủ trang thiết bị tốt;

(iii) Đảm bảo trẻ em nhận thuốc điều trị sốt rét thích hợp khi đến cơ sở y tế chăm sóc. Do vậy, việc tăng số người chăm sóc y tế cộng đồng, cải thiện chất lượng chăm sóc ở cơ sở y tế tư nhân và nhà nước, tăng cường chẩn đoán và điều trị sốt rét cho cộng đồng là cần thiết.

Hệ thống y tế yếu kém

Khả năng khắc phục những khoảng trống trong việc bao phủ các biện pháp can thiệp còn hạn chế do yếu kém trong các hệ thống y tế ở những quốc gia có gánh nặng sốt rét cao nhất. Sốt rét phổ biến ở những quốc gia có hệ thống y tế yếu kém hơn, như đã được chứng minh, ví dụ, không có mối quan hệ giữa ước tính số ca sốt rét với số nhân viên y tá/bình quân đầu người (Hình 5.7).


5.7 và 5.9

Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân sốt rét tìm đến các cở sở y tế nhà nước để chăm sóc ít hơn ở những quốc gia có số ca sốt rét cao hơn (Hình 5.8a). Ngược lại, tỷ lệ bệnh nhân sốt rét nghi ngờ tìm đến cơ sở y tế tư nhân chăm sóc gia tăng với số ca mắc trong một quốc gia (Hình 5.8b).


5.8

Khả năng của các quốc gia lưu hành sốt rét tăng cường hệ thống y tế phụ phuộc vào nhiều yếu tố gồm cơ sở hạn tầng vật chất của một quốc gia, các hệ thống giáo dục, các chính sách xung quanh vai trò của y tế nhà nước và khả năng mở rộng tài chính của ngành. Các quốc gia có số ca mắc sốt rét cao thường có tổng thu nhập quốc dân thấp (Hình 5.9) và chi phí quốc tế cho phòng chống sốt rét được phân phối đồng đều hơn liên quan đến gánh nặng sốt rét, nhưng phần lớn kinh phí này là dành cho mua hàng hóa vật tư và không giải quyết vấn đề cơ bản về sự yếu kém trong các hệ thống y tế. Do vậy, những cách sáng tạo cung cấp các dịch vụ có thể yêu cầu mở rộng nhanh chóng tiếp cận các biện pháp can thiệp phòng chống véc tơ, đặc biệt xét nghiệm chẩn đoán và điều trị sốt rét. Như vây, đổi mới sẽ yêu cầu cộng đồng dựa vào các cách tiếp cận và tham gia với những nhà cũng cấp y tế tư nhân.

Sốt rét tiếp tục đặt ra gánh nặng kinh tế nghiêm trọng đối với các hệ thống y tế. Kể từ năm 2001, ở tiểu vùng sa mạc Sahara, Châu Phi đã ước tính chi phí hàng năm dành cho sốt rét, trung bình, gần 300 triệu đô la Mỹ chỉ dành riêng cho quản lý ca bệnh (Hình 5.11).


5.10

Tỷ lệ mắc sốt rét đã giảm kể từ năm 2001 ở tiểu vùng sa mạc Sahara, châu Phi dẫn đến kinh phí dành cho phòng chống sốt rét giảm theo, điều này đã xảy ra ở nhiều quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, gia tăng độ bao phủ xét nghiệm chẩn đoán và thuốc điều trị sốt rét ACTs thì cần thêm nhiều nguồn lực để cho phép các quốc gia quản lý ca bệnh hiệu quả hơn. Năm 2014, 330 triệu đô la Mỹ dành cho quản lý ca bệnh, khoảng 77% chi phí dành cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân và 23% sử dụng mua hàng hóa, vật tư trang thiết bị để chẩn đoán và điều trị. Bệnh sốt rét tập trung ở những quốc gia có thu nhập tương đối thấp, chi phí điều trị sốt rét là không đủ do các quốc gia này không đủ nguồn lực. Nhìn chung hầu hết kinh phí dành cho chăm sóc bệnh nhân được hỗ trợ bởi các chính phủ của các quốc gia lưu hành sốt rét.

Sốt rét do Plasmodium vivax

Sốt rét P. vivax là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng ở nhiều nơi trên thế giới. Ước tính số ca mắc sốt rét do P. vivax trên toàn cầu là 13,8 triêu ca, khoảng một nữa số ca mắc sốt rét xảy ra chủ yếu ở bên ngoài khu vực châu Phi trong năm 2015 (Bảng 5.1 và Hình 5.12).


5.12

Hầu hết số ca sốt rét P. vivax xảy ra ở khu vực Đông Nam Á (theo phân vùng dịch tễ sốt rét của TCYTTG) (74%), tiếp đến là khu vực đông Địa Trung Hải (11%) và khu vực các quốc gia châu Phi (10%) (Hình 5.13). Hơn 80% ca sốt rét do P. vivax xảy ra ở 3 quốc gia gồm Ethiopia, IndiaPakistan.

Bảng 5.1. Ước tính số ca mắc và tử vong sốt rét do P. vivax theo khu vực năm 2015

Khu vực

Ước tính số ca mắc sốt rét P. vivax

% tổng số ca mắc

Ước tính số ca tử vong sốt rét P. vivax

% tổng số ca tử vong

Ước tính

Thấp

Cao

 

Ước tính

Thấp

Cao

 

Châu Phi

1 400

300

3 000

1

500

50

1900

0

Châu Mỹ

500

400

600

71

140

50

500

25

Địa Trung Hải

1500

1200

2100

40

450

110

1800

6

Châu Âu

0

0

0

 

0

0

0

 

Đông Nam Á

10000

7000

15000

50

3500

1200

10300

11%

Tây Thái Bình Dương

200

100

400

16

80

20

240

3%

Thế giới

13800

10300

18400

6

4700

1400

14900

1

Bên ngoài tiểu vùng Sahara châu Phi

12300

9000

16800

51

4100

1400

12900

11%

Kiểm soát sốt rét P. vivax đang phải đổi mặt với nhiều thách thức đặc biệt. Ở nhiều khu vực sốt rét do P. vivax phổ biến, thì muỗi đốt sớm vào đầu buổi tối, hút máu và nghỉ ngoài nhà. Do đó, màn ngủ tẩm hóa chất diệt côn trùng (ITNs) và phun tồn lưu trong nhà (IRS) có thể ít hiệu quả trong việc làm giảm lan truyền ký sinh trùng sốt rét P. vivax. Nhiễm P.vivax ở giai đoạn máu thường xảy ra với mật độ ký sinh trùng thấp và có thể chẩn đoán sai khi sử dụng kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh (RDTs). Ngoài ra, giai đoạn thể ngủ ở trong gan có thể là nguyên nhân gây tái phát nhiều lần nhưng không phát hiện được bằng các phương pháp chẩn đoán hiện nay.


5.13

Ở một số khu vực, tái phát có thể chiếm một tỷ lệ lớn ca mắc sốt rét P. vivax. Chỉ có một sự lựa chọn trong điều trị sốt rét P. vivax đó là sử dụng thuốc primaquin điều trị giai đoạn trong gan ngăn tái phát xa. Primaquine cần điều trị kéo dài 14 ngày, điều này có thể làm cho bệnh nhân không tuân thủ liệu trình điều trị đầy đủ. Primaquine cũng chống chỉ định ở những bệnh nhân thiếu nặng men G6PD và không thể cung cấp điều trị cho phụ nữ mang thai hoặc trẻ em dưới 6 tháng. Ngoài ra, các xét nghiệm men G6PD hiện có sẵn nhưng nhìn chung không thích hợp để sử dụng ở những cơ sở y tế tư nhân nơi mà hầu hết bệnh nhân tìm đến đầu tiên để điều trị. P. vivax phổ biến ở những quốc gia có khả năng thực hiện thành công loại trừ sốt rét. Bởi vì khó khăn trong việc kiểm soát P. vivax, tỷ lệ mắc giảm chậm hơn so với P. falciparum nơi mà hai loài ký sinh trùng này cùng có mặt. Sau đó P. vivax có thể tồn tại như là nguyên chính gây sốt rét và đặt ta thách thức chính để loại trừ sốt rét. Do vậy, nó phổ biến ở những quốc gia tỷ lệ sốt rét thấp, chiếm hơn 70% ca sốt rét ở những quốc gia có số ca mắc báo cáo thấp hơn 5000 ca mỗi năm (hình 5.14).


5.14

Các ca nặng và tử vong do sốt rét P. vivax đã được báo cáo ở tất cả các khu vực lưu hành bệnh. Dân số nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong do sốt rét do P. vivax rất hiếm khi được ước tính so với P. falciparum. Dữ liệu từ một nghiên cứu theo dõi dựa vào cộng đồng ở Indonesia, thông thường số ca mắc và tử vong đang báo cáo ở Brazil, Colombia và Venezuela và dữ liệu về tỷ lệ mắc và tử vong do P. vivax ở những người đi du dịch từ quốc gia không lưu hành cho thấy tỷ lệ ca tử vong khoảng từ 0-0,089% (trung bình: 0,059%), với sự khác nhau gần 4 lần giữa Colombia (0,012%) và Indonesia (0,063%). Nếu tỷ lệ ca tử vong nằm giữa giá trị ColombiaIndonesia, sau đó dựa vào 13,8 triệu ca sốt rét do P. vivax ước tính trong năm 2015, thì tổng số ca tử vong do P. vivax ước tính có thể từ 1400 đến 14.900 ca trên toàn cầu trong năm 2015.

Tương tự, số ca tử vong do sốt rét P. vivax bên ngoài khu vực tiểu vùng sa mạc Sahara, châu Phi trong năm 2013 ước tính từ 1400 đến 12.900 (ví dụ, từ 4% đến 39% trong tổng số ca tử vong bên ngoài tiểu vùng Sahara châu Phi). Một bức tranh rõ ràng hơn về sốt rét nặng P. vivax đang nổi lên, do vậy việc nghiên cứu thêm nữa là cần thiết để hiểu biết rõ hơn về chuỗi các hội chứng và nguy cơ gây bệnh nặng và tử vong.

Kháng hóa chất diệt côn trùng

Phòng chống véc tơ dựa vào hiệu quả của hóa chất diệt côn trùng đang bị đe dọa do muỗi sốt rét phát triển kháng với hóa chất đang được sử dụng trong tẩm màn và phun tồn lưu hóa chất. Những nỗ lực hiện nay trên toàn cầu trong phòng chống sốt rét phụ thuộc nhiều vào một nhóm hóa chất duy nhất là pyrethroids. Đây là nhóm hóa chất diệt côn trung duy nhất được sử dụng trong màn tồn lưu kéo dài (LLINs). Pyrethroids cũng được áp dụng trong nhiều chương trình phun tồn lưu hóa chất (IRS) (mặt dù 3 nhóm hóa chất khác cũng được sử dụng). Kháng hóa chất diệt côn trùng đã phát triển và gia tăng về phân bố và cường độ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có báo cáo thất bại trong việc sử dụng LLINs. Tập tính muỗi và thói quen con người chẳng hạn như đốt ngoài nhà trong thời gian con người hoạt động muộn ban đêm, có thể cũng giảm tiếp xúc với véc tơ với màn tẩm hóa chất và phun tường vách. Bởi vì các màn tẩm ITNs và phun IRS đóng vai trò chính trong các chương trình kiểm soát véc tơ, mối đe dọa sinh học này có thể có khả năng làm tổn hại những lợi ích đáng kể đã đạt được thông qua kiểm soát véc tơ sốt rét và do đó hạn chế sự thanh công hơn nữa. Bất chấp những khoảng đầu tư lớn về ITNs và IRS, nhiều quốc gia không thực hiện giám sát véc tơ thường xuyên, bao gồm giám sát kháng hóa chất diệt côn trùng. Trong số 97 quốc gia báo cáo áp dụng các chính sách kiểm soát véc tơ bằng phương pháp ITNs hoặc IRS, nhưng chỉ có 52 báo cáo số liệu kháng trong năm 2014. Trong đó, có 32 báo cáo số liệu trong hai năm liên tiếp, một số quốc gia luôn kiểm tra tất cả các loài véc tơ chính ở tất cả các vùng dịch tễ sinh thái sử dụng 1 trong 4 nhóm hóa chất diệt côn trùng chính, ngay cả nếu nhóm hóa chất đã được sử dụng để kiểm soát véc tơ (Hình 5.15).


5.15

Với một vài trường hợp ngoại lệ, sinh thái học véc tơ gồm sinh thái và tập tính không được đánh giá thường xuyên. Chỉ có 1/3 quốc gia báo cáo có dữ liệu véc tơ quốc gia và những dữ liệu sẵn có này khác nhau về tình đầy đủ và chất lượng. Trong năm 2014, TCYTTG đã hình thành một hệ thống dữ liệu hợp lý để tăng cường dữ liệu quốc gia và theo dõi kháng hóa chất diệt côn trùng ở khu vực và trên toàn cầu. Những thách thức hiện tại ở mức độ quốc gia bao gồm đủ khả năng tiếp thu côn trùng (gồm cả nhân lực và cơ sở hạ tầng) để thực hiện giám sát côn trùng. Báo cáo không đầy đủ và hạn chế chia sẽ dữ liệu, và thiếu thông tin về loài véc tơ và các cơ chế kháng. Dữ liệu côn trùng liên quan đến mỗi loài véc tơ chính là quan trọng để theo dõi những thay đổi theo thời gian ở trong hay giữa các khu vực để hướng dẫn địa phương phòng chống véc tơ thích hợp. Kháng hóa chất diệt côn trùng, đặc biệt là kháng pyrethroids đang lan rộng ở các véc tơ sốt rét. Trong số 78 quốc gia báo cáo giám sát bất kỳ số liệu giám sát kể từ năm 2010, có 76 quốc gia báo cáo kháng với ít nhất một hóa chất diệt côn trùng ở một véc tơ từ một địa điểm thu thập và 49 quốc gia đã báo cáo kháng hóa chất từ 2 nhóm hóa chất diệt côn trùng hoặc nhiều hơn. Kháng với nhóm hóa chất pyrethroid được báo cáo phổ biến nhất. Trong năm 2014, có ¾ quốc gia đang giám sát nhóm hóa chất này báo cáo kháng (Hình 5.16).


5.16

Những công cụ mới để giải quyết muỗi kháng hóa chất diệt côn trùng chủ yếu là trong những giai đoạn đầu của sự phát triển và đánh giá. Những công cụ gồm công thức LLINs và IRS với các nhóm hóa chất diệt côn trùng mới. Ở những địa điểm chắc chắn, pyrethroid LLINs bao gồm một chất hỗ trợ để có khả năng cải thiện hiệu quả chống lại các véc tơ kháng hóa chất là có sẵn. Tuy nhiên, các điều kiện hoạt động để triển khai những công cụ mới này chưa được hình thành.

Hiệu quả của thuốc sốt rét và kháng thuốc

Ký sinh trùng kháng thuốc sốt rét đã ảnh hưởng đáng kể đến chương trình phòng chống sốt rét và sức khỏe cộng đồng trên phạm vi toàn cầu. Trong lịch sử, xuất hiện kháng chloroquin vào những thập niên 1970 và 1980 ở châu Phi liên quan đến sự gia tăng số ca tử vong và nhập viện tại cộng đồng. Kháng thuốc sốt rét cũng có liên quan đến gia tăng nguy cơ thiếu máu và trẻ sinh non, và dịch sốt rét và gia tăng lan truyền bệnh. Trong khi, những chi phí kinh tế rất khó để định lượng, sự phát triển và lan kháng thuốc sốt rét đã làm gia tăng đáng kể chi phí toàn cầu phòng chống sốt rét thời gian qua và cho rằng các loại thuốc mới cần phải tiếp tục được phát triển để thay thế các loại thuốc không hiệu quả. Ngoài ra, những bệnh nhân thất bại điều trị cần kiểm tra lại tại các cơ sở y tế để chuẩn đoán và điều trị thêm. Điều này làm gia tăng các chi phí xã hội và tăng gánh nặng cho hệ thống y tế. TCYTTG duy trì một cơ sở dữ liệu hiệu quả thuốc sốt rét toàn cầu; dữ liệu từ các nghiên cứu hiệu quả điều trị, được thực hiện bởi NMCPs và các nhà nghiên cứu khác .


Hiện nay chủng P. falciparum kháng với artemisinin và dẫn suất đã được phát hiện ở 5 quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Mặt dù, có những thay đổi về độ nhạy ký sinh trùng như làm trì hoãn làm sạch ký sinh trùng, bệnh nhân tiếp tục đáp ứng điều trị phối hợp, cung cấp thuốc phối hợp vẫn còn hiệu quả. Tuy nhiên, chậm làm sạch ký sinh trùng ở những bệnh nhân điều trị với thuốc ACTs nguyên nhân có thể nhiều ký sinh trùng phơi nhiễm với mỗi thuốc trong phối hợp, làm gia tăng nguy cơ phát triển kháng với thuốc phối hợp. Nếu kháng thuốc phát triển với thuốc phối hợp, điều trị thất bại với ACTs có khả năng gia tăng, điều này đã được phát hiện ở một số khu vực. Ngoài ra, thất bại làm sạch nhanh ký sinh trùng có thể làm giảm hiệu quả sử dụng artemisinin để điều trị ca sốt rét nặng.


Hiệu quả của artesunate-amodiaquine (ASAQ) ở châu Phi vẫn còn cao: Nhiều nghiên cứu đã thực hiện trong 5 năm qua cho thấy, tỷ lệ thất bại điều trị nhỏ hơn 10% ở tất cả 25 quốc gia trong đó chính sách ASAQ như là thuốc điều trị ưu tiên thứ nhất hoặc thứ hai. Hiệu quả điều trị của ASAQ nên tiếp tục được giám sát ở những quốc gia này. Artesunate-mefloquine (ASMQ) cần giám sát thận trọng ở Đông Nam châu Á và Nam Mỹ. Hiện nay, ASMQ được đề xuấtlà dòng thuốc điều trị ưu tiên thứ nhất hoặc thứ hai ở 5 quốc gia Nam Mỹ (Bolivia, Brazil, Nicaragua, Peru và Venezuela) và 4 quốc gia Đông Nam Á (Campuchia, Malaysia, Myanmar và Thái Lan). Ở Nam Mỹ, tỷ lệ thất bại điều trị trung bình vẫn là 0%. Tỷ lệ thất bại điều trị cao với ASMQ ở Campuchia và Thái Lan, cả hai quốc gia này thay đổi chính sách điều trị với dihydroartemisinin-piperaquine (DHA-PPQ) lần lượt trong năm 2010 và 2015.

Gần đây, ở Campuchia có một sự đảo ngược về kháng MQ đã được phát hiện thông qua các nghiên cứu hiệu quả điều trị và giám sát chỉ điểm phân tử (molecular markers). Phát hiện này dẫn đến quyết định phục hồi ASMQ như là thuốc điều trị ưu tiên thứ nhất ở một số khu vực. Tất cả các quốc gia và khu vực trong đó điều trị với ASMQ là chính sách quốc gia được khuyến khích để tiếp tục giảm sát hiệu quả của nó, gồm xu hướng số lượng bản sao pfmdr1 (chỉ điểm kháng mefloquin), và đáng giá lại các chính sách điều trị sốt rét cho phù hợp. Hiệu quả của artesunate-SP (ASSP) đang bị giảm ở các vùng kháng với SP: Hiện nay, có 9 quốc gia ở Trung Đông, Đông Phi và Ấn Độ đã đề nghị ASSP như là điều trị ưu tiên thứ nhất (Afghanistan, Djibouti, Ấn độ, Iran, Pakistan, Saudi Arabia, Somalia, Sudan và Yemen). Trong tất cả 7 quốc gia có sẵn dữ liệu, tỷ lệ thất bại điều trị trung bình nhỏ hơn 2%. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ thất bại điều trị cao ở những vùng nhất định; ví dụ ở Somalia, tỷ lệ thất bại điều trị là 22,2% trong một nghiên cứu hiệu quả điều trị được thực hiện trong năm 2011. Tương tự, tỷ lệ thất bại điều trị ở Sudan đã gia tăng từ 5,3% trong năm 2005 lên 9,4% trong năm 2011. Phía đông bắc Ân Độ gần biên giới Myanmar, tỷ lệ thất bại điều trị khoảng từ 19-25,9% được tìm thấy trong 3 nghiên cứu được thực hiện trong năm 2012, dẫn đến thay đổi chính sách điều trị ở khu vực này với artemether-lumefantrine (AL). Các nghiên cứu phân tử Pfdhfr Pfdhps Somalia cho thấy rằng thất bại điều trị liên quan đến kháng SP, đi kèm với sự vắng mặt kháng artemisinin. Nó được biết kháng với nhóm thuốc antifolate xuất hiện nhanh chóng và giảm kháng là rất hiếm. Ở Ấn Độ, Somalia và Sudan, thất bại điều trị liên quan đến các đột biến gấp 4 và 5 làn Pfdhfr Pfdhps. Những đột biến này vẫn hiếm ở Afghanistan và Pakistan. Hiệu quả của artemether-lumefantrine (AL) ở châu Phi và Nam Mỹ vẫn còn cao: Hiện nay, có 40 quốc gia châu Phi và 6 quốc gia Nam Mỹ đang sử dụng AL như là thuốc điều trị ưu tiên 1 hoặc 2. Các nghiên cứu độc lập được thực hiện trong giai đoạn 2006-2013 đã cho thấy tỷ lệ thất bại điều trị trên 10% ở Angola, Burkina Faso, Gambia, Ghana, Malawi, Niger, Nigeria và Zimbabwe; tuy nhiên, các tỷ lệ này có khả năng là giá trị ngoại lai. Ở Nam Mỹ, tất cả các nghiên cứu được thực hiện từ năm 2005-2011 ở Brazil, Colombia, Ecuador và Suriname được báo cáo tỷ lệ thất bại điều trị nhở hơn 5% theo sau điều trị với AL. Như vậy với ASAQ, tiếp tục giám sát hiệu quả điều trị AL ở những quốc gia này được đề nghị.


Hiệu quả của dihydroartemisinin-piperaquine (DHA-PPQ) dễ bị ảnh hưởng ở những khu vực tồn tại kháng piperaquin. Hiện nay, có 7 quốc gia ở Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương đang khuyến cáo DHA-PPQ như thuốc điều trị ưu tiên thứ nhất hoặc thứ hai (Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Papua New Guinea, Thái Lan và Việt Nam). Gia tăng thất bại điều trị được tìm thấy ở Campuchia trong năm 2010, theo sau thay đổi chính sách quốc gia điều trị với DHA-PPQ. Tỷ lệ thất bại điều trị trung bình ở Campuchia trong năm 2005-2014 là 8,1%, với 11 nghiên cứu quan sát tỷ lệ thất bại điều trị vượt hơn 10%. Ở Trung Quốc và Việt Nam, không có thất bại điều trị được phát hiện, trong khi đó Myanmar có tỷ lệ thất bại điều trị trung bình là 1,3%.


Trong thời gian gần đây, chỉ điểm phân tử kháng artemisinin đã được xác định. Các đột biến ở vùng gen propeller Kelch 13 (K13) có liên quan đến việc trì hoãn hay chậm làm sạch ký sinh trùng ở cả thử nghiệm in vitroin vivo. Việc xác định chỉ điểm K13 đối với kháng artemisinin đã cho phép xác định kháng rõ ràng hơn bao gồm thông tin về kiểu gen. Tuy nhiên, khi nghiên cứu trên các đột biến liên quan đến kháng artemisinin thì vẫn đang phát triển, định nghĩa kháng artemisinin có thể cần thay đổi thêm. Cho đến nay, có 186 alen K13 bao gồm 108 các đột biến không đồng nghĩa đã được báo cáo. Thất bại điều trị hoặc thất bại điều trị dự phòng (treatment or prophylactic failure) với chloroquin đối với sốt rét P. vivax đã được phát hiện ở 24 quốc gia. Thất bại điều trị với chloroquin trước hoặc vào ngày thứ 28, hoặc thất bại điều trị dự phòng với chloroquin đã được tìm thấy ở 24 quốc gia gồm Afghanistan, Brazil, Bolivia, Campuchia, China, Colombia, Ethiopia, Guyana, Ấn Độ, Indonesia, Madagascar, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Papua New Guinea, Peru, Hàn Quốc (sau khi điều trị với hydroxychloroquin), Quần đảo Solomon, Sri Lanka, Thái Lan, Đông Timor, Thỗ Nhĩ Kỹ, Vanuatu và Việt Nam. Ít nhất một trường hợp đã kháng với chloroquin (với nồng độ chloroquin máu toàn phần cộng với desethylchloroquine >100 ng/mL vào ngày thất bại điều trị) đã được xác định ở 10 quốc gia gồm Bolivia, Brazil, Ethiopia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Papua New Guinea, Peru, quần đảo Solomon và Thái Lan.


Các thuốc phối hợp ACTs có hiệu quả điều trị chống lại P. vivax, ngoài trừ điều trị với thuốc artesunate cộng với SP. Trong trường hợp này, kháng với thuốc phối hợp có thể làm giảm đáng kể hiệu quả điều trị chống lại P. vivax.

Các loại thuốc phối hợp có thể làm giảm các triệu chứng tạm thời nhưng tái phát thường xảy ra sau đó trừ khi điều trị với thuốc primaquine.

Ví dụ, tái phát xảy ra sớm sau khi điều trị với AL so với DHA-PPQ hoặc ASMQ, đối với ký sinh trùng tái phát trễ ngắn, bởi vì lumefantrine đào thải nhanh hơn so với mefloquine hoặc piperaquine.


Bùng phát dịch bệnh (Disease outbreaks)

Mặt dù số ca mắc và tử vong sốt rét đã giảm trên toàn cầu, nhưng tỷ lệ giảm đã thay đổi và một số khu vực đã cho thấy có sự gia tăng các ca sốt rét được báo cáo. Những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong việc kiểm soát sốt rét ở mỗi khu vực của TCYTTG. Tuy nhiên, dân số nguy cơ vẫn còn cao để tăng số ca mắc, đặc biệt nếu những nỗ lực kiểm soát sốt rét giảm, hoặc có các điều kiện khí hậu thích hợp cho lan truyền sốt rét hoặc có sự di dân làm gia tăng nhập khẩu ca sốt rét. Các NMCPs cần phải liên tục cảnh giác để đảm bảo những tiến bộ đạt được không đảo ngược. Nếu một chương trình kiểm soát suy yếu hoặc bị bỏ rơi, thì dịch bệnh bùng phát có thể xảy ra. Phần lớn sự phục hồi trong 80 năm qua (91%) đã đúng, ít nhất một phần sự yếu kém của những nỗ lực phòng chống sốt rét, với nguồn lực hạn chế là yếu tố được xác định phổ biến nhất (57%). Mối đe dọa hiện nay về sự phục hồi sốt rét ở tất cả các vùng: Gia tăng số ca mắc gần đây đã được báo cáo ở một số quốc gia như Campuchia, Djibouti, Madagascar, UgandaVenezuela. Nâng cao nhận thức hơn nữa về mối đe dọa này và phát triển các hệ thống để giảm thiểu là chìa khóa để có những tiến bộ hơn nữa trong kiểm soát sốt rét. Đầy đủ các nguồn lực là cần thiết để gia tăng (hoặc duy trì mức cao) độ bao phủ các biện pháp can thiệp, giảm nguy cơ gia tăng các ca mắc sốt rét. Phát triển tốt các hệ thống giám sát các biện pháp can thiệp và bệnh sốt rét là cân thiết để phát hiện những thay đổi về tỷ lệ mắc bệnh và có thể nguyên nhân. Sự chính xác, hoàn chỉnh và kịp thời báo cáo số liệu giám sát cần được theo dõi để đảm bảo rằng các hệ thống sẽ phát hiện sự gia tăng các trường hợp mắc; cũng có thể, có nhu cầu cho các cơ chế mà sẽ đảm bảo phân phối nhanh các biện pháp kiểm soát véc tơ tăng cường khi sự gia tăng được phát hiện

Những thách thức khác

Khi tỷ lệ mắc sốt rét giảm, bệnh thường tập trung ở những nhóm dân cư thiệt thòi bao gồm các nhóm nghề có nguy cơ cao mắc sốt rét, chủng tộc, tôn giáo, chính trị, dân tộc thiểu số và các cộng đồng sống ở những khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực biên giới. Cung cấp dịch vụ có các nhóm dân này có thể khó khăn hơn và chi phí nhiều hơn do những thách thức về cơ sở hạ tầng, an ninh, rào cản ngôn ngữ, phong tục tập quán và chính trị. Ngoài ra, khi tỷ lệ mắc sốt rét giảm, miễn dịch tự nhiên của bệnh cũng giảm theo. Do vậy, mặc dù nhiễm mới ít có khả năng xảy ra, những trường hợp nhiễm này có thể nhanh dẫn đến bệnh mà có thể bệnh nặng và có thể dễ dàng lan truyền hơn thông qua véc tơ sốt rét truyền từ người này sang người khác.


Thách thức quan trọng khác là có nhiều người nhiễm bệnh vẫn không có biểu hiện lâm sàng hoặc không chẩn đoán và những trường này vô hình đối với hệ thống y tế. Hơn nữa, ở một số khu vực, mật độ ký sinh trùng sốt rét quá thấp với một tỷ lệ đáng kể không thể phát hiện với các công cụ chẩn đoán thông thường hiện nay. Những người này vô tình góp phần vào chu kỳ lan truyền bệnh sốt rét. Nếu muồn các chiến lược kiểm soát và loại trừ bệnh thành công trong tương lai, thì cần phải loại bỏ nguồn ký sinh trùng lây nhiễm này. Trong một số trường hợp lan truyền KSTSR có thể tiếp tục xảy ra, thập chí khi mức độ bao phủ màn ngủ tẩm hóa chất hoặc phun tồn lưu trên vi mô lớn đạt mục tiêu, chẳng hạn khi muỗi đốt đầu hôm, hoặc nơi muỗi đốt máu và hoạt động ngoài nhà. Do đó, chúng có thể trôn tránh hầu hết các biện pháp can thiệp được sử dụng để kiểm soát véc tơ và duy trì lan truyền sốt rét. Như vậy, lan truyền sốt rét còn tồn tại lại càng trở nên quan trọng để giải quyết khi gia tăng độ bao phủ các biện pháp kiểm soát véc tơ. Để khắc phục hàng loạt các thách thức mà nhiều chương trình kiểm soát sốt rét đối mặt, thì cần thiết phải phát triển những công cụ và chiến lược mới nhằm cung cấp các biện pháp can thiệp. Các chương trình kiểm soát sốt rét trong năm 2015 đang triển khai những công cụ mới chẳng hạn như LLINs, RDTs và ACTS mà không có trong năm 2000. Tương tự, sáng kiến và triển khai những công cụ mới trên vi mô lớn sẽ đòi hỏi trong 15 năm đến cho chương trình sốt rét để tiến xa hơn và vượt qua những thách thức mà hiện nay chương trình đang đối mặt.

 

Ngày 20/07/2016
Ths. Đỗ Văn Nguyên, TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích