Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 7 5 6 3
Số người đang truy cập
1 0 1 1
 Tin tức - Sự kiện
Triển vọng hợp tác đào tạo đại học y dược tại Quy Nhơn

Ngày 5/7/2016, Đoàn đại biểu làl ãnh đạo các trường Đại học Quy Nhơn, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Đại học Paris 7 (Pháp) do GS.TS. Nguyễn Hồng Anh-Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn để tìm hiểu về khả năng hợp tác đào tạo trong Đề án thành lập khoa Y Dược thuộc Trường Đại học Quy Nhơn.

Tham dự làm việc về phía đoàn đại biểu các trường đại học có GS. TS. Nguyễn Hồng Anh-Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn (ĐHQN), Trưởng ban Xây dựng Đề án; PGS.TS. Trần Diệp Tuấn-Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TP.HCM; GS.TS. Nguyễn Đức Công-Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP. HCM; PGS.TS. Trương Phi Hùng-GVCC. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ-Phó Hiệu trưởng, Phó Trưởng ban xây dựng Đề án; TS. Hà Thanh Hải, Trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ, Ủy viên thường trực Ban xây dựng Đề án, cùng các Trưởng đơn vị là thành viên Ban xây dựng Đề án. GS. Frédéric Ogée-Phó Giám đốc Đại học Paris 7; GS. Resche-Rigon-Chuyên khoa Y tế cộng đồng, nghiên cứu lâm sàng và giáo dục y tế,thành viên hội đồng Sức khỏe, Đại học Paris 7; GS. Thomas Bardin-Trưởng khoa Thấp khớp Bệnh viện Larriboisière, Paris, Đại học Paris 7. Về phía Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn  PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Phó Viện trưởng, ThS. Võ Trí Dũng-Phó Viện trưởng và đại diện lãnh đạo các khoa/phòng liên quan. Nội dung làm việc chủ yếu của đoàn là khảo sát cơ sở nghiên cứu và năng lực chuyên môn của Viện Sốt rét-KST-Ct Quy Nhơn về các lĩnh vực khoa học cơ bản, nhất là hoạt động khám chữa bệnh làm cơ sở hợp tác đào tạo đại học y dược tại thành phố Quy Nhơn.

 
Lãnh đạo Viện làm việc với đại diện Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Paris 7 (Pháp) và trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

Theo GS.TS. Nguyễn Hồng Anh-Hiệu trưởng Trường ĐHQN, Đề án thành lập Khoa Y Dược tại ĐHQN đã được quan tâm từ lâu. Trước thực trạng thiếu hụt bác sĩ, kế hoạch mở Khoa Y Dược của Trường ĐHQN có sự hợp tác với Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Paris 7 (Cộng hòa Pháp) không chỉ đào tạo nhân lực cho ngành y tế Bình Định mà còn cho cả các tỉnh lân cận như Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum… Hiện nay, Trường ĐHQN đang trong giai đoạn tìm hiểu tình hình y tế và đánh giá thực trạng nhu cầu đào tạo cũng như cơ sở hạ tầng, khả năng phối kết hợp với các đơn vị y tế trong tỉnh Bình Định về Đề án thành lập khoa Y Dược. Rất may là trên địa bàn tỉnh Bình Định có nhiều viện nghiên cứu Trung ương, trong đó có Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đủ điều kiện tham gia hoạt động đào tạo cũng như trở thành cơ sở thực hành nghiên cứu cho sinh viên tại các labo hiện đại của Viện. Từ cơ sở này, đoàn sẽ bổ sung hồ sơ về tính khả thi cao trong hợp tác đào tạo và hoàn tất các thủ tục cần thiết trình Bộ Y tế phê duyệt Đề án thành lập khoa Y Dược thuộc Trường ĐHQN nhằm phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.Chính vì vậy tại buổi làm việc, GS.TS. Nguyễn Hồng Anh bày tỏ mong muốn có sự hỗ trợ và hợp tác đào tạo của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, đồng thời thay mặt đoàn công tác cảm ơn sự tiếp đón chu đáo của Ban lãnh đạo Viện và đại diện các khoa/phòng Viện trong chuyến viếng thăm và làm việc này.

 
GS.TS. Nguyễn Hồng Anh - Hiệu trưởng ĐHQN trình bày mục đích ý nghĩa của Đề án xây dựng khoa Y Dược thuộc Trường Đại học Quy Nhơn

Thay mặt lãnh đạo Viện, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của đoàn, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với Đề án thành lập Khoa Y Dược thuộc Trường ĐHQN và cho biết hiện nay dù đã có một số trường đào tạo y dược tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên nhưng nhu cầu bác sĩ cho các cơ sở y tế vẫn rất lớn do đó đây là thời điểm cần thiết thành lập thêm khoa y dược giúp đào tạo nhân lực y tế cho khu vực nói chung và Bình Định nói riêng. Viện hoàn toàn ủng hộ Đề án thành lập Khoa Y Dược của Trường và sẵn sàng hợp tác một cách chặt chẽ trong công tác đào tạo nhân lực ngành y tế cho tỉnh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Khoa Y Dược tương lai được thực tập nghiên cứu tại Viện. Để các chuyên gia của các trường đại học có cái nhìn tổng quan về Viện, PGS. TS. Hồ Văn Hoàng đã giới thiệu đôi nét về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm nghiên cứu và chỉ đạo phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên bao gồm 11 tỉnh ven biển miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) và 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk và Đăk Nông). Được thành lập từ năm 1977, trải qua gần 40 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Y tế, Viện đã không ngừng phát triển nguồn lực, cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân ở địa bàn trọng điểm dịch bệnh cũng đồng thời là trọng điểm kinh tế-xã hội của cả nước.

 
PGS. TS. Hồ Văn Hoàng giới thiệu đôi nét về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn.

Về cơ sở làm việc tại tỉnh Bình Định: Hiện nay, Viện là một đơn vị nghiên cứu hạng 1, gồm 2 trụ sở chính: trụ sở 1 (nằm ở trung tâm TP. Quy Nhơn) là cơ sở khám bệnh chuyên ngành và đào tạo kỹ thuật viên trung cấp; trụ sở 2 (nằm ở phường Nhơn Phú, TP. Quy Nhơn) là cơ sở được Bộ Y tế đầu tư để trở thành Viện nghiên cứu đầu ngành về sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng của khu vực miền Trung-Tây Nguyên vào năm 2014.

Về tổng số cán bộ viên chức: 203 cán bộ; trong đó có 40 cán bộ sau đại học (03 Phó giáo sư, 04 Tiến sĩ/Bác sỹ CKII, 33 Thạc sĩ/Bác sỹ CKI), 79 cán bộ đại học, 84 cán bộ cao đẳng và trung học.

Về cơ cấu tổ chức: Ban lãnh đạo gồm Viện trưởng và 03 phó Viện trưởng. Hội đồng khoa học của Viện gồm 9 thành viên, Hội đồng đạo đức y sinh học gồm 9 thành viên. Viện có 14 khoa, phòng và đơn vị trực thuộc (6 khoa chuyên môn, 6 phòng chức năng và 2 đơn vị trực thuộc).

Về chức năng nhiệm vụ của 6 khoa chuyên môn:

-Khoa Dịch tễ: nghiên cứu dịch tễ học các bệnh lan truyền, trong đó có sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền (vector-borne diseases);

-Khoa Nghiên cứu lâm sàng các bệnh nhiệt đới: nghiên cứu mầm bệnh sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền; nghiên cứu tình trạng kháng thuốc và thuốc điều trị sốt rét và các bệnh ký sinh trùng;

-Khoa côn trùng: chuyên nghiên cứu về các loài côn trùng truyền bệnh, đặc biệt là các loài muỗi; nghiên cứu hóa chất và biện pháp phòng chống các bệnh do côn trùng truyền;

-Khoa Ký sinh trùng: nghiên cứu chuyên sâu về các loài ký sinh trùng gây bệnh cho người, kể cả động vật ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên;

-Khoa Sinh học phân tử: nghiên cứu chuyên sâu về sinh học phân tử, giải trình tự gen;

-Khoa Đào tạo: thực chất là trường trung cấp chuyên về đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm đa khoa cho khu vực MT-TN và các khu vực khác. Viện cũng đã phối hợp rất nhiều trường để đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ như trường Đại học Quy Nhơn, Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Y Huế, Đại học Tây Nguyên. Tất cả các nghiên cứu sinh trong thời gian học tập đều có thời gian thực tập tại các labo của Viện;

-Phòng Khám chuyên khoa: Mỗi ngày phòng khám tiếp nhận từ 400-600 bệnh nhân trong và ngoài tỉnh khám điều trị về các bệnh ký sinh trùng, côn trùng và các bệnh khác, trong đó có một số bệnh mới nổi như sán lá gan lớn (Fascioliasis), ấu trùng giun đũa chó (Toxocariasis), ..

Sau bài giới thiệu về Viện của PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, đoàn công tác đã lần lượt đi thăm quan một số các labo chuyên môn của Viện như labo Nuôi cấy - Miễn dịch, labo Vi sinh-Huyết thanh học, labo Sinh học phân tử … và trực tiếp xem các kỹ thuật viên vận hành các phương tiện hiện đại nhất của khu vực miền Trung & Tây Nguyên.

 
  
  

Đoàn công tác thăm quan một số các labo chuyên môn của Viện 


Trong phần thảo luận và trao đổi thông tin, các thành viên trong đoàn quan tâm đến vấn đề đào tạo nghiên cứu sinh; tình hình hợp tác với các viện nghiên cứu quốc tế, tổ chức hội nghị hội thảo; các hoạt động nghiên cứu khoa học… Các nội dung hỏi (H) và đáp (Đ) qua trao đổi thông tin được PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Phó Viện trưởng trả lời rõ ràng, thỏa đáng và thân thiện.

H: Hiện nay Viện có tham gia đào tạo nghiên cứu sinh (NCS) và thạc sĩ (ThS)?

Đ: Hiện nay, Viện có 3 PGS.TS tham gia công tác đào tạo NCS là PGS.TS. Nguyễn Văn Chương-Viện trưởng, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Phó Viện trưởng và PGS.TS. Triệu Nguyên Trung-Nguyên Viện trưởng và một số tiến sĩ đã và đang đào tạo cho nhiều tiến sĩ và thạc sỹ chuyên ngành ký sinh trùng, dịch tễ học, sinh học.

H: Viện có thường xuyên tổ chức các hội thảo trong nước và quốc tế?

Đ: Vì Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, tham gia đạo tạo cán bộ như là một thành viên của Mạng lưới Hợp tác đào tạo phòng chống sốt rét châu Á (ACT Malaria) nên Viện chủ trì rất nhiều hội thảo cũng như các khóa đào tạo quốc gia và quốc tế. Sắp tới đây Viện sẽ phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức hội thảo đề xuất lộ trình phòng chống và loại trừ sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên vào ngày 28/7/2016.

H: Viện có hợp tác với các Viện nghiên cứu nước ngoài, chẳng hạn như các Viện Pasteur?

Đ: Hiện nay, Viện hợp tác với các Viện nghiên cứu nước ngoài chủ yếu về các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền, chẳng hạn hợp tác với Viện Sốt rét Quân đội Australia (AAMI) trong nghiên cứu hiệu lực của các thuốc sốt rét phối hợp mới có hiệu lực cao trong điều trị bệnh sốt rét tại thực địa (tỉnh Ninh Thuận), hợp tác với Trường Đại học Ghent (Bỉ) về nghiên cứu các phương pháp hiện đại trong chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng; hợp tác với trường Đại học Nagoya (Nhật Bản) trong nghiên cứu chuyên sâu về sinh học phân tử; đối với Viện Pasteur Viện có tham gia phối hợp trong một số dự án nghiên cứu về sốt xuất huyết. Các cán bộ Viện thường xuyên được cử sang các nước Úc, Trung Quốc, Sri Lanka, Malaysia, Philippines, CHDCND Lào, Indonesia, Singapore v.v... tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế và tham quan các các cơ sở nghiên cứu tại các quốc gia này nhằm tìm hiểu thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng và côn trùng truyền..

H: Viện có các nghiên cứu liên quan đến y học cổ truyền?

Đ: Viện cũng rất quan tâm đến nghiên cứu về y học cổ truyền. Trước đây, trong lĩnh vực điều trị sốt rét, Viện có triển khai trồng và nghiên cứu về cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.) là dược thảo được dùng để điều chế thuốc điều trị sốt rét, sau đó vì trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại đã chuyển hướng sản xuất thuốc sốt rét theo công nghệ mới, nên Viện không có các nghiên cứu thêm liên quan đến thảo dược này.

 
Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Viện

Kết thúc chuyến làm việc, GS.TS. Nguyễn Hồng Anh- Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn một lần nữa cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Viện đã dành cho đoàn và hy vọng trong thời gian tới giữa Trường và Viện sẽ có các buổi gặp gỡ tiếp theo để cùng nhau cộng tác phát triển nguồn nhân lực y tế, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính cấp bách của địa phương.Với đội ngũ cán bộ chuyên môn giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm đã có trong hợp tác với trường Đại học Quy Nhơn và các trường Đại học lớn của quốc gia và các Viện Nghiên cứu hàng đầu quốc tế, chắc chắn Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn sẽ là đối tác quan trọng của Dự án, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội cũng như là cơ sở thực hành chất lượng cao cho đội ngũ sinh viên khoa Y Dược thuộc Đại học Quy Nhơn trong tương lai. 

Ngày 14/07/2016
PGS.TS. Hồ Văn Hoàng,
TS. Trần Minh Quý và CN. Huỳnh Thị An Khang
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích