Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 9 7 0 7
Số người đang truy cập
5
 Tin tức - Sự kiện
Những điều cần quan tâm đến sức khỏe mùa nắng nóng

Hiện nay đang vào mùa nắng nóng, thời tiết khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của rất nhiều người trong cộng đồng; đặc biệt là đối với trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi. Những người lao động cũng bị nắng nóng làm hạn chế sức lực và năng suất làm việc. Vì vậy cần biết các dấu hiệu, biện pháp xử trí và phòng ngừa nắng nóng để bảo vệ sức khỏe.

Nắng nóng ảnh hưởng sức khỏe và biểu hiện triệu chứng

Thông thường vào mùa nắng nóng, cộng đồng người dân nếu không được phòng vệ tốt bằng các biện pháp cơ bản thì có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Thực tế hay gặp là tình trạng say nắng, say nóng và đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe là do tiếp xúc với nắng nóng trong thời gian quá lâu hoặc làm việc trong môi trường có nhiều nắng nóng, nơi có nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Một số các đối tượng có nguy cơ cao có khả năng bị ảnh hưởng bởi nắng nóng bao gồm: người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai; người làm việc, lao động, tập luyện với cường độ cao ở ngoài trời có tiếp xúc lâu với nắng nóng hoặc ở trong môi trường nóng bức như người lao động nông nghiệp, công nhân làm việc ở các lò gạch và lò luyện gang thép... Ngoài ra, những người mắc những bệnh mạn tính như tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tiểu đường... cũng có thể bị nắng nóng làm ảnh hưởng thêm tình trạng của bệnh lý. Biểu hiện triệu chứng thường gặp trong mùa nắng nóng làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với năng nóng và mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể. Đối với mức độ nhẹ, có biểu hiện triệu chứng mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp, đánh trống ngực, chuột rút... Đối với mức độ nặng, có biểu hiện triệu chứng đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, bị yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch với tim đập nhanh, tụt huyết áp... và nguy cơ có thể dẫn đến tử vong.

 
Nắng nóng và các đợt nóng bức cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng (ảnh minh họa)

Phương thức xử trí can thiệp

Khi gặp những trường hợp tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng do nắng nóng, tùy theo mức độ triệu chứng bệnh lý biểu hiện để nhanh chóng áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm hạn chế vấn đề xấu có thể xảy ra.

Đối với mức độ nhẹ: Cần chuyển ngay nạn nhân vào chỗ thoáng mát, thoáng gió. Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó lau sạch cơ thể nạn nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước mát vào cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Cần đặt khăn thấm nước mát hoặc nước đá lạnh tại các vị trí cần thiết như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để giúp nhanh chóng làm giảm nhiệt độ của cơ thể. Nếu nạn nhân uống được nước, nên cho uống từng ngụm nhỏ nước mát; tốt nhất là uống nước có bổ sung chất muối, khoáng chất như dung dịch oresol pha chế đúng liều lượng và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng. Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng cơ bị chuột rút. Lưu ý không để cho nhiều người vây kín chung quanh nạn nhân đang bị ảnh hưởng của nắng nóng. Tiếp tục theo dõi nạn nhân, sau khoảng 10 đến 15 phút các biểu hiện triệu chứng sẽ giảm dần và hồi phục.

Đối với mức độ nặng: Nếu nạn nhân có các biểu hiện triệu chứng ảnh hưởng của nắng nóng ở mức độ nặng, cần phải gọi ngay trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 kịp thời đến hỗ trợ hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất để xử trí phù hợp. Lưu ý trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Biện pháp phòng ngừa nắng nóng

Các nhà khoa học khuyến cáo để phòng ngừa ảnh hưởng của nắng nóng đối với sức khỏe, cần chú ý hạn chế việc đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng và đợt nóng bức cao, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Những người đang ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ với nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng một cách đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa lên trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời. Cần mặc các loại áo quần sáng màu, thoáng mát và thấm mồ hôi trong mùa nắng nóng. Nên tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, trong bữa ăn hàng ngày phải có món canh. Đặc biệt cần uống tối thiểu từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày; nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần uống. Chú ý đến việc rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chịu đựng của bản thân đối với điều kiện của thời tiết nắng nóng. Đối với những người phải làm việc, lao động trong thời tiết nắng nóng; nên bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ như vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc, lao động trong môi trường có nhiệt độ cao; nếu điều kiện bắt buộc phải làm việc, lao động ở môi trường có nhiệt độ cao thì không nên làm việc, lao động quá lâu trong môi trường nóng bức đó, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Lưu ý định kỳ cứ mỗi sau 45 phút đến 1 giờ làm việc, lao động trong môi trường này; cần phải nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng mặt trời lên cơ thể, đặc biệt là vùng sau vai gáy. Cần sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc, lao động ở ngoài trời nắng như mặc quần áo phòng hộ lao động, đội mũ nón, mang kính đeo mắt... Quần áo cần mặc rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi; có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng. Không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn trong quá trình làm việc, lao động trong môi trường nắng nóng; cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc, đặc biệt nên uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như dung dịch oresol đối với những người mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc, lao động. Đồng thời cần thực hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc như sử dụng những loại mái che, các tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương; lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống quạt thông gió...

Lời khuyên của thầy thuốc

Vào mùa nắng nóng thường có các đợt nóng bức cao khi môi trường có các đợt gió nóng cùng hạn hán làm nhiệt độ khí quyển của địa phương tăng cáo quá mức khoảng 40oC hoặc hơn nữa. Các đợt nóng bức này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng người dân; kể cả đàn gia súc, cây cối và mùa màng. Những đối tượng dễ bị tác động dẫn đến tình trạng stress bởi nắng nóng và các đợt nóng bức cao là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người béo mập; người có các bệnh mạn tính về tim mạch, hô hấp, thận... do cơ thể hấp thu một lượng nhiệt cao, thân nhiệt nóng lên mà sự tỏa nhiệt lại kém, không đáp ứng thích nghi và điều chỉnh được nên có thể bị những hậu quả xấu đối với sức khỏe. Vì vậy cộng đồng người dân và người lao động cần biết các dấu hiệu triệu chứng cơ bản bị ảnh hưởng trong mùa nắng nóng, đặc biệt là trong các đợt nóng bức cao; phương thức xử trí và biện pháp phòng ngừa để đối phó nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và gia đình. 

Ngày 04/07/2016
TTƯT.BS. Nguyễn võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích