Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 2 8 1 3
Số người đang truy cập
3 2 9
 Tin tức - Sự kiện
Trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm không khí
Tình trạng ô nhiễm không khí, sức khỏe môi trường khó kiểm soát và nhu cầu năng lượng sạch

Mặc dù Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) diễn ra tại Paris (Pháp) hồi tháng 12 năm ngoái đã đưa ra một loạt biện pháp bảo vệ khí hậu bằng cách giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5-20C so với mức thời kì tiền công nghiệp. Mặc dùTổng thống Pháp (nước đăng cai hội nghị) ngày 15/6 đã phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, được ký hồi tháng 4 vừa qua nhưng hầu như nguồn ô nhiễm không khí vẫn ngoài tầm kiểm soát và biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Tình trạng ô nhiễm không khí và sức khỏe môi trường khó kiểm soát nguồn

Phát hiện 39 nguồn ô nhiễm không khí chưa được báo cáo

Ngày 03/06/2016. VOA News. Phát hiện 39 nguồn ô nhiễm không khí chưa được báo cáo (39 Unreported Sources of Air Pollution Discovered). Qua việc phân tích dữ liệu của 9 năm do vệ tinh Aura của NASA thu thập được, các nhà khoa học Hoa Kỳ và Canada đã phát hiện 39 nguồn lưu huỳnh đi-ô-xít lớn chưa được báo cáo. Nhóm các nhà máy sản xuất điện từ than đá, các lò đúc, và các kho chứa dầu và khí đốt khác nằm chủ yếu ở các quốc gia Trung Đông và cả ở Mê-hi-cô và Nga. Các nhà khoa học cũng cho rằng lượng phát thải được báo cáo từ các nguồn đã biết đôi khi còn thấp hơn rất nhiều lượng mà dữ liệu vệ tinh thu thập được. Cơ quan môi trường và biến đổi khí hậu (Environment and Climate Change) của chính phủ Canada cho biết khoảng 12% chất ô nhiễm không khí do con người tạo ra không được báo cáo hoặc báo cáo không đủ. Bên cạnh đó, theo một kết quả của nghiên cứu đã được xuất bản trên Tạp chí khoa học online nature.com các nhà khoa học đã chỉ ra 75 nguồn lưu huỳnh đi-ô-xít tự nhiên chưa biết đến, phần lớn là các núi lửa không hoạt động, nhà khoa học Nick Krotkov của NASA cho biết những khám phá này được phát hiện bởi việc cải tiến quá trình xử lý dữ liệu máy tính do vệ tinh Aura thu thập được.


Dự án Năng lượng Fayette, một nhà máy sản xuất điện từ than đá, tại Ellinger, Texas, ngày 15/12/2010.
Một số nhà môi trường học, chủ trại gia súc và các nhà khoa học cho rằng có mối liên quan giữa việc các cây cối chết tại khu vực với lưu huỳnh đi-ô-xít thải ra từ nhà máy này.

Việt Nam: ô nhiễm không khí đã ở mức báo động

Theo Bộ Tài nguyên môi trường (MONRE), tình ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay đã ở mức đáng báo động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Theo tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá chất lượng không khí (Air Quality Index_AQI), nếu mức độ sạch của không khí từ 150-200 điểm là ô nhiễm, từ 201-300 điểm là cực kỳ khẩn cấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, trong khi ở Việt Nam hai đô thị ô nhiễm nhất nặng nề nhất là Hà Nội và Tp. HCM chỉ số đạt mức 152-156, có thời điểm tới gần 200. MONRE cho rằng số điểm nói trên chứng tỏ tình trạng ô nhiễm (lượng bụi PM10) cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của WHO. Các chuyên gia cho rằng nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp thải ra bụi khí SO2, NO2, CO, HF và một số hoá chất khác; nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải chiếm tỷ lệ khoảng 70% do lượng ô tô,xe máy tăng nhanh, không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn gây ô nhiễm tiếng ồn. Ngoài ra, Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân, nhất là một số nơi còn đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.


Ô nhiễm không khí do tham gia giao thông ở Việt Nam đã đạt mức báo động

Sức khỏe và mạng sống bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường

Tình trạng ô nhiễm không khí khó kiểm soát không chỉ làm cho tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên tồi tệ mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2016 cảnh báo 1 trong số số 4 người chết (25%) trên toàn cầu là do ô nhiễm môi trường. Báo cáo của WHO cho biết ô nhiễm môi trường đã gây ra cái chết của 12,6 triệu người hàng năm, do điều kiện sống hoặc làm việc trong môi trường độc hại mà trong đó đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ô nhiễm môi trường, cướp đi sinh mạng của 2,5 triệu người mỗi năm cùng những bệnh không lây nhiễm (NCD) như bệnh tim và ung thư có liên quan đến ô nhiễm môi trường đã giết chết hơn 8,2 triệu người khắp thế giới mỗi năm, chiếm gần 2/3 tổng số tử vong. Các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy và sởi liên quan đến điều kiện khí hậu độc hại, vệ sinh và quản lý rác thải kém mặc dù có giảm nhưng vẫn là nguyên nhân gây ra 1/3 tử vong toàn cầu. Đặc biệt báo cáo cho biết số người chết do ô nhiễm môi trường tại các khu vực của WHO mỗi năm bao gồm Đông Nam Á (3,8 triệu), Tây Thái Bình Dương (3,5 triệu), châu Phi (2,2 triệu), châu Âu (1,4 triệu), Đông Địa Trung Hải (854.000), châu Mỹ (847.000). Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng ngoài tầm kiểm soát y tế,Tiến sỹ Margaret Chan-Tổng Giám đốc WHO dự báo: “Một môi trường lành mạnh sẽ giúp củng cố cho một dân số khỏe mạnh, nếu các quốc gia không chung tay hành động vì một môi trường lành mạnh, nơi con người sinh sống và làm việc an toàn thì sẽ có thêm hàng triệu người tiếp tục ốm yếu và chết trẻ”.


Sức khỏe trẻ em bị tổn hại nặng nề nhất do ô nhiễm không khí

Nhu cầu năng lượng sạch

Ấn Độ ủng hộ việc ban hành Thỏa thuận khí hậu Paris trong năm nay (India Backs Enactment of Paris Climate Deal This Year )


Tổng thống Mỹ Barack Obama (bên phải) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
sau khi trả lời báo chí sau một cuộc họp tại Văn phòng Oval tại Nhà Trắng ở Washington, D.C. Ngày 07/06/2016.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết trong một bản tin vắn sau khi Obama gặp ông Modi rằng: “Tôi tin rằng điều Thủ tướng Modi nói về vấn đề này là Ấn Độ có chung mục tiêu mà Hoa Kỳ đã vạch ra, đó là muốn thấy được thỏa thuận khí hậu có hiệu lực trong năm nay”. Học giả cao cấp Andrew Light tại Viện Nguồn lực thế giới (World Resources Institute), nguyên là cố vấn Bộ Ngoại giao về Ấn Độ và các vấn đề khí hậu cho biết Obama và Modi “thực sự đã có sự gặp gỡ của những người chung quan điểm” (really have a meeting of the minds) về khí hậu và năng lượng sạch. Light cho biết cả hai lãnh đạo coi đây là một vấn đề đạo đức và bổn phận đối với các thế hệ tương lai và cả hai đều muốn sự tiến bộ là một phần trong những di sản của họ. Ông cho rằng điều này đã chuyển thành sự hợp tác hữu ích, trong vòng 2 năm qua haibên đã mở rộng hoặc tạo ra 15 chương trình năng lượng và khí hậu chung. Modi, phát biểu cùng với Obama sau cuộc họp của họ, chỉ ra rằng WashingtonNew Delhi đã và đang hợp tác về nhiều vấn đề là các mối lo ngại toàn cầu, bao gồm an ninh hạt nhân và khủng bố cũng như biến đổi khí hậu.


Các nhà hoạt động môi trườngxếp thành một hình biểu tượng hòa bình và dòng chữ “100%
tái tạo được” (100% renewable), bêm thềm hội nghị biến đổi khí hậu COP21 gần Tháp Eiffel tại Pari ngày 6/12/2015.

Chú trọng vào năng lượng mặt trời (Emphasis o­n solar)

Tuy nhiên, đối với các chương trình năng lượng, các nhà phê bình cho rằng Ấn Độ đã cam kết rất ít trong thỏa thuận Pari. Họ cho biết Ấn Độ và phần còn lại của thế giới cần phải cam kết nhiều hơn để giữ cho hành tinh này dưới ngưỡng 20C mà các nhà khoa học cho là cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của Trái Đất. Theo Ajay Mathur, tổng giám đốc Viện nguồn lực và năng lượng (The Energy and Resources Institute_TERI) có trụ sở tại Ấn Độ cho biết ngay khi Modi trở về từ Pari vào tháng 12/2015, ông đã kêu gọi các bộ trưởng cùng nhau phát triển các kế hoạch về những cải tiến hiệu suất. Mathur cho biết chương trình quan trọng nhất là kết quả của nỗ lực đó nhằm cải thiện hệ thống tưới tiêu nông nghiệp “một hệ thống có tiếng xấu vì hiệu suất thấp của chúng” (which are notorious for their low efficiency), những mục tiêu khác nhằm làm cho các máy điều hòa không khí có hiệu suất cao hơn, một nỗ lực then chốt vì “một trong những lĩnh vực tăng trưởng lớn nhất trong ngành năng lượng ở Ấn Độ là ngành điều hòa không khí” (one of the largest growth areas in energy in India is the air conditioning sector).


Vào năm 2014, Modi đã đặt ra mục tiêu 100 gigawatt công suất phát điện năng lượng mặt trời tính đến năm 2022-một mục tiêu cực kỳ thách thức vì công suất của toàn thế giới năm đó là 177 GW, và Ần Độ chỉ có 2,4 GW. Chính phủ đã phê duyệt 15GW công suất mới trong năm nay nhưng các mục tiêu dài hạn thì dường như khó khăn hơn để đạt được. Light cho biết: “Cái mà Ấn Độ cần là tài chính, với 240 triệu dân không được tiếp cận với điện hiện nay Ấn Độ về cơ bản có thị trường tiêu thụ điện trong nước lớn nhất trên thế giới. Đây là một cơ hội đầu tư khổng lồ”. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không hề hăng hái nhảy vào môi trường kinh doanh phức tạp của Ấn Độ, Light chỉ ra rằng các nỗ lực chính phủ Hoa Kỳ và Ấn Độ đang “là quá ít để xử lý vấn đề quan trọng và vô cùng then chốt này, sự tiến triển cũng quá chậm”.


Than đá vẫn là nguồn nguyên liệu ưa thích của các nhà máy công nghiệp

Tăng than đá (Increase in coal)

Theo một báo cáo Climate Action Tracker thì cùng lúc đó, Ấn Độ có kế hoạch 290 GW công suất điện sản xuất từ than đá (coal-fired capacity) tính đến năm 2030, một kế hoạch làm cho việc phát thải khí nhà kính toàn cầu còn tồi tệ thêm nữa. Oren Cass, nhà nghiên cứu chính sách năng lượng tại Viện Manhattan cho biết: “Câu hỏi đi cùng với việc đấu tranh với biến đổi khí hậu chưa bao giờ là ‘Mọi người có định gắt đầu sử dụng quang điện hay không?, mà là ‘Bạn có thể thuyết phục các nước đang phát triển không xây thêm nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch mới không?”. Dù cho nhu cầu sử dụng điện được dự đoán sẽ gia tăng ở các nước đang phát triển, Cass cho rằng câu trả lời gần như chắc chắn là không.


Các công nhân lắp đặt các tấm pin mặt trời tại nhà máy quang điện Costantine tại Cestas, gần Bordeaux, tây nam nước Pháp.

Theo Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ (U.S. Energy Information Administration), đến 2040 việc sản xuất điện ở các nước không thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development_OECD) sẽ cao gấp hơn 2 lần năm 2011. Ông cho biết: “Sự tăng trưởng các năng lượng tái tạo không giúp bạn làm chậm lại sự tăng trưởng của các nhiên liệu hóa thạch chứ chưa nói đến việc làm giảm thiểu nó”. Ngoài ra, Ấn Độ chưa hề cam kết giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính của nước này mà chỉ cam kết giảm thiểu cường độ phát thải của họ trên đơn vị GDP, điều mà Cass cho rằng dù sao thì cũng đang xảy ra rồi. Trái lại ông cho biết thêm: “Hoa Kỳ hiện đã cam kết sẽ giảm mạnh phát thải khí nhà kính không kể việc này có gây tổn hại kinh tế cao… đổi lại không nhận lại được điều gì từ các nước khác’. Ông Cacss xem thỏa thuận Paris là một “thảm họa” (disaster) vì nó “để các quốc gia khác thoát khỏi” (let everybody else off the hook).


Thỏa thuận Paris (Paris agreement)

Thỏa thuận Paris có hiệu lực khi 55 quốc gia đại diện cho 55% phát thải khí nhà kính toàn cầu chấp thuận nó, theo đó 2 quốc gia phát thải lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tuyên bố thực hiện điều này từ cuối năm nay, một vài nước khác cũng tuyên bố tương tự. Nếu Ấn Độ tham gia, điều đó sẽ đẩy toàn bộ vượt qua ngưỡng 55%. Đảng viên Đảng Dân chủ chạy đua vào Nhà Trắng Hillary Clinton đã ca ngợi thỏa thuận Paris nhưng đối thủ bên Đảng Cộng hòa Donald Trump cho biết ông sẽ hủy bỏ nó. Niven Winchester, nhà kinh tế học khí hậu tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết: “Thỏa thuận Pari không hoàn toàn là đủ” (The Paris agreement doesn't do nearly enough). Tuy nhiên, ông cho biết Pari là một điểm khởi đầu: “Nếu các quốc gia không thể đồng ý thỏa thuận Paris thì không có cách nào chúng ta sẽ đạt được mục tiêu < 20C”. Winchester cho biết thêm nếu Ấn Độ chấp thuận điều đó, thì các đồng minh của Ấn Độ sẽ có khả năng cũng làm theo, khởi đầu một “hiệu ứng quả cầu tuyết” (snowball effect). Tổng thống Obama cũng trả lời các phóng viên rằng cuộc đối thoại tập trung vào các tiến trình hướng tới các thỏa thuận năng lượng hạt nhân dân sự: “Tôi đã trình bày về sự ủng hộ của chúng tôi đối với việc Ấn Độ trở thành một phần trong Nhóm Các Nhà Cung cấp Hạt nhân (Nuclear Suppliers Group_NSG)”. Nhóm NSG là một nhóm đa quốc gia hướng đến việc kiểm soát sự xuất khẩu và sự tái chuyển nhượng các vật liệu có thể dùng cho việc phát triển vũ khí hạt nhân hướng đến việc cải thiện sự canh gác và bảo vệ các vật liệu có sẵn.


Các nguồn nhiên liệu sạch mới sẽ được sản xuất để chống ô nhiễm không khí

Nhiên liệu sạch từ “lá cây điện tử” có thể làm giảm căng thẳng tại vùng đất nông nghiệp (Scientists: Clean Fuel From 'Bionic Leaf' Could Ease Pressure o­n Farmland)

Ngày 02/06/2016. VOA News. Rio De Janeiro. Một công nghệ sạch mới chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành nhiên liệu lỏng có thể giảm mạnh nhu cầu của các nông trại lớn nhằm trồng các cây cho nhiên liệu sinh học, trong khi đang chiến đấu với biến đổi khí hậu, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho biết vào ngày thứ năm cho rằng điều này có thể giúp bảo vệ nguồn thực phẩm và quyền sử dụng đất của người dân địa phương. Trong một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Science các nhà khoa học cho biết công nghệ “lá cây điện tử 2.0” (bionic leaf 2.0) sử dụng năng lượng mặt trời để các phân tử nước thành oxy và hy-dro, một khi bị chia tách hy-dro được đưa vào một khoang, tại đây nó được tiêu thụ bởi vi khuẩn và với sự hỗ trợ từ một chất xúc tác bằng kim loại đặc biệt và cacbon dioxide, quá trình này đã sản sinh ra nhiên liệu lỏng. Phương pháp này là một phiên bản nhân tạo của quá trình quang hợp các cây trồng sử dụng để tạo năng lượng từ ánh sáng mặt trời, nước và cacbon dioxide. Nếu nó trở nên hiệu quả kinh tế, công nghệ này có thể thay thế các giếng dầu hay các trang trại mà trồng các cây để lấy nhiên liệu, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. Daniel Nocera, Giáo sư về Năng lượng của trường Đại học Harvard phát biểu trên Reuters rằng: “Nguồn năng lượng mới này không cạnh tranh với nguồn thực phẩm đối với đất nông nghiệp”.


Một vụ trồng tại Hạt Boone, Iowa. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho biết vào hôm thứ năm,
một công nghệ sạch biến ánh sáng mặt trời thành nhiên liệu lỏng có thể giảm mạnh nhu cầu đối với
các đồn điền lớn để trồng cây cho nhiên liệu sinh học, trong khi đang chiến đấu với biến đổi khí hậu,.

Cây trồng cho nhiên liệu, nhiều hơn thực phẩm (Crops for fuel, rather than food)

Theo một nghiên cứu của trường Đại học Virginia được xuất bản vào tháng 3/2016, các cây trồng như ngô và mía được trồng gia tăng để sản xuất nhiên liệu sinh học, khoảng 4% đất trồng trọt trên thế giới được sử dụng để trồng cây nhiên liệu hơn là thực phẩm. Theo GRAIN, nhóm quyền đất đai có cơ sở tại Barcelona, hàng chục nghìn nông dân trên phạm vi nhỏ ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La-tinh đã được thay thế bởi các trang trại để trồng cây sản xuất nhiên liệu. Nocera cho biết công nghệ mới có thể giúp bảo vệ quyền đất đai của họ trong khi cũng giảm được lượng khí thải nhà kính đang làm nóng trái đất: “Dấu vết mà nhu cầu năng lượng mặt trời là khoảng 1/10 kích thước của những gì bạn sẽ cần đối với mía”, nếu chính phủ đặt ra một giá đối với lượng khí thải carbon-dioxide, “lá cây điện tử sẽ thu hút các nhà đầu tư như là một nguồn năng lượng thay thế chi phí hợp lý”, tuy nhiên, ngày nay nó vẫn còn rẻ hơn để trồng các cây nhiên liệu sinh học hay chiết xuất các nhiên liệu hóa thạch hơn là sản xuất năng lượng tái tạo, Nocera cho rằng thuế cacbon làm tăng giá gas ở Mỹ đến các mức độ ở châu Âu-mặc dù chưa có trên các thẻ-có khả năng đủ để thúc đẩy đầu tư trong công nghệ mới và “lá cây điện tử 2.0” biến đổi năng lượng mặt trời thành nhiên liệu lỏng với 10% hiệu quả, cao hơn 1% hiệu quả được tìm thấy ở các cây trồng phát triển nhanh nhất mà sử dụng quy trình tương tự”.

Ngày 17/06/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Võ Thị Như Quỳnh và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo UNFCCC, WHO, VOA News và MONRE)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích