Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 8 2 8 3
Số người đang truy cập
3 5 2
 Tin tức - Sự kiện
(ảnh minh họa)
WHO: 5 yếu tố chìa khóa để một chế độ ăn uống lành mạnh

Cập nhật tháng 6/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-5 yếu tố chìa khóa để một chế độ ăn uống lành mạnh (5 keys to a healthy diet). Theo một tài liệu hướng dẫn mới được cập nhật, WHO cung cấp 5 yếu tố chìa khóa để có một chế độ ăn uống lành mạnh ở cộng đồng.

Trẻ mẹ và trẻ nhỏ(Breastfeed babies and young children)

Từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nghĩa là không cho trẻ sơ sinh ăn uống bất cứ thứ gì khác và cho trẻ bú "theo yêu cầu"(on demand) nghĩa là thường xuyên khi trẻ muốn, bất kể ngày hay đêm. Lúc 6 tháng tuổi, cho một loạt các loại thực phẩm an toàn và bổ dưỡng để bổ sung khi cho con bú bằng sữa mẹ và tiếp tục cho con bú cho đến khi em bé được 2 tuổi hoặc lâu hơn thế nữa, đừng thêm muối hoặc đường vào thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tại sao? Vì sữa mẹ cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và chất lỏng mà em bé cần cho mình trong 6 tháng đầu đời với sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Trẻ bú mẹ hoàn toàn có sức đề kháng tốt hơn đối với các bệnh phổ biến ở trẻ em như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng tai. Sau này, những trẻ được cho bú mẹ khi là trẻ sơ sinh ít bị thừa cân hoặc béo phì, hoặc mắc các bệnh không lây nhiễm, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.

Ăn nhiều loại thực phẩm(Eat a variety of foods)

Ăn kết hợp các loại thực phẩm khác nhau bao gồm cả thực phẩm thiết yếu như các loại ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, ngô hoặc gạo, củ hoặc thân các củ giàu tinh bột hoặc cây có rễ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, khoai mì), các loại đậu (đậu lăng, đậu xanh), rau, trái cây và thực phẩm từ các nguồn động vật (thịt, cá, trứng và sữa).

Tại sao? ăn nhiều loại thực phẩm nguyên vẹn (nghĩa là chưa qua chế biến) và thực phẩm tươi mỗi ngày sẽ giúp trẻ em và người lớncó đ số lượng chất dinh dưỡng thiết yếu; đồng thời cũng giúp họ tránh được một chế độ ăn uống có nhiều chất đường, chất béo và muối là chế độ ăn uống có thể dẫn đến tăng cân không lành mạnh (nghĩa là thừa cân và béo phì) và các bệnh không lây nhiễm. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là đặc biệt quan trọng đối với trẻ và sự phát triển của trẻ; nó cũng giúp những người lớn tuổi có cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

Ăn nhiều rau và trái cây(Eat plenty of vegetables and fruit)

Ăn nhiều loại rau và trái cây, đối với đồ ăn nhẹ chọn các loại rau sống và trái cây tươi thay vì chọn các loại thực phẩm có nhiều chất đường, chất béo hoặc muối. Tránh nấu quá chín rau và trái cây bởi vì điều này có thể dẫn đến sự mất mát các loại vitamin quan trọng, khi sử dụng các loại rau và trái cây đóng hộp hoặc sấy khô hãy chọn các loại không thêm muối và đường.

Tại sao?Vì rau và trái cây là nguồn vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein thực vật và chất chống oxy hóa quan trọng. Những người có chế độ ăn giàu rau quả và trái cây có nguy cơ thấp hơn đáng kể bị bệnh béo phì, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư.

Ăn một lượng vừa phải chất béo và dầu(Eat moderate amounts of fats and oils)

Sử dụng các loại dầu thực vật không bão hòa như ô liu, đậu nành, hướng dương hay dầu ngô chứ không phải là chất béo động vật hoặc dầu chất béo bão hòa cao (bơ, bơ sữa trâu, mỡ lợn, dầu dừa và dầu cọ);chọn thịt trắng (ví dụ gia cầm) và cá là những loại thực phẩm nói chung là ít chất béo hơn là thịt đỏ; ăn chỉ với một số lượng hạn chế các loại thịt chế biến vì đây là những thực phẩm cao chất béo và muối; nếu có thể, hãy chọn các phiên bản sữa có chất béo thấp hoặc giảm chất béo và các sản phẩm sữa hàng ngày. Tránh các loại thực phẩm chế biến, nướng và chiên có chứa chất béo chuyển hóa được sản xuất mang tính công nghiệp.

Tại sao?Vì chất béo và dầu là nguồn năng lượng cao, và ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là các loại chất béo không đúng có thể gây hại cho sức khỏe, ví dụ những người ăn quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có nguy cơ cao mắc bệnh tim và đột quỵ. Chất béo chuyển hóa có thể xảy ra một cách tự nhiên trong một số loại thịt và một số sản phẩm sữa nhưng chất béo chuyển hóa được chế biến bằng công nghiệp (các loại dầu hydro hóa một phần) hiện diện trong các thực phẩm chế biến khác nhau là nguồn chính.

Ăn ít muối và đường(Eat less salt and sugars)

Khi nấu ăn và chế biến thực phẩm nên hạn chế lượng muối và gia vị cao natri (ví dụ nước tương và nước mắm); tránh các loại thực phẩm (ví dụ như đồ ăn nhẹ), có nhiều chất muối và đường; hạn chế nước ngọt hay soda và các đồ uống khác có nhiều đường (ví dụ các loại nước ép trái cây, rượu bổ và xirô, sữa và các đồ uống có hương vị sữa chua); chọn trái cây tươi thay vì đồ ăn ngọt như bánh quy, bánh ngọt và sô cô la.

Tại sao?Vì những người có chế độ ăn nhiều chất natri (kể cả muối) có nguy cơ cao huyết áp lớn hơn có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Tương tự như vậy, những người có chế độ ăn nhiều chất đường có nguy cơ trở thành thừa cân hoặc béo phì, và gia tăng nguy cơ bị sâu răng. Những người làm giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của họ cũng có thể làm giảm nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim và đột quỵ.


WHO/NHD

 

 

 

Ngày 16/06/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích