Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 7 6 1 3
Số người đang truy cập
4 7 1
 Tin tức - Sự kiện
Giun guinea sống trong cơ thể, khoét qua thịt và di chuyển dưới da - nguồn: http://giupban.com.vn
WHO: cập nhật bệnh giun guinea (Dracunculiasis)

Tháng 5/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cập nhật thông tin bệnh giun guinea (Dracunculiasis). Bệnh Dracunculiasis thường gọi là bệnh giun guinea (guinea-worm disease) là một bệnh ký sinh trùng gây ra tàn tật do Dracunculus medinensis - một loại giun dài giống như sợi chỉ được truyền duy nhất khi mọi người uống nước tù đọng bị nhiễm bọ chét nước nhiễm ký sinh trùng (parasite-infected water fleas).

Dracunculiasis hiếm khi gây tử vong nhưng người bị nhiễm bệnh không hoạt động trong nhiều tuần, ảnh hưởng đến mọi người trong cộng đồng nông thôn, nghèo khổ và biệt lập-phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước bề mặt mở như nước uống ở ao hồ.

Mức độ trầm trọng (Scope of the problem)

Vào giữa những năm 1980s, ước tính khoảng 3,5 triệu trường hợp nhiễm bệnh dracunculiasis xảy ra ở 21 quốc gia trên thế giới1, 17 quốc gia trong số đó nằm ở châu Phi. Số trường hợp mắc bệnh đã giảm xuống ít hơn 10 000 ca vào năm 2007, giảm thêm xuống còn 542 ca (năm 2012), 148 ca ( năm 2013) và 126 (năm 2014). Trong năm 2015, chỉ có 22 ca đã được báo cáo trên toàn cầu - mức thấp nhất trong lịch sử.

Sự lan truyền, chu kỳ sống và thời gian ủ bệnh (Transmission, life-cycle and incubation period)

Khoảng một năm sau khi nhiễm trùng, một thểgây rộp da và đau đớn-90% thời gian trên cẳng chân dưới và một hoặc nhiều giun xuất hiện kèm theo một cảm giác nóng rát,để làm dịu những cơn đau bệnh nhân thường nhúng phần bị nhiễm bệnh của cơ thể trong nước. Giun sau đó phóng thích hàng ngàn ấu trùng (giun con) vào trong nước, những ấu trùng này đến giai đoạn gây nhiễm sau khi được đưa vào ruột của động vật giáp xác nhỏ còn gọi là bọ chét nước (water fleas). Người nuốt bọ chét nước bị nhiễm bệnh khi uống nước bị ô nhiễm, bọ chét nước bị giết trong dạ dày nhưng ấu trùng gây nhiễm được phóng thích, sau đó chúng xuyên qua thành ruột non và di chuyển khắp cơ thể. Giun cái thụ tinh (có độ dài 60-100 cm) di chuyển theo các mô da cho đến khi nó đạt đến điểm đi ra của nó, thường ở chi dưới, tạo thành một chỗ sưng phồng mà từ đó nó xuất hiện cuối cùng, phải mất từ 10-14 tháng giun mới xuất hiện sau khi nhiễm.

Dự phòng (Prevention)

Không có thuốc chủng ngừa, cũng không có bất kỳ loại thuốc nào để điều trị căn bệnh này nhưng phòng ngừa có thể và thông qua các chiến lược phòng ngừa căn bệnh này đang trên bờ vực bị thanh toán bao gồm nâng cao giám sát để phát hiện mọi trường hợp trong vòng 24 giờ khi giun xuất hiện; dự phòng lây truyền từ giun bằng cách xử lý, làm sạch và băng bó vùng da bị ảnh hưởng một cách thường xuyên cho đến khi con giun này hoàn toàn bị loại bỏ ra khỏi cơ thể; ngăn ngừa ô nhiễm nước uống bằng cách tư vấn cho bệnh nhân để tránh lội vào nước; đảm bảo tiếp cận rộng hơn đến các nguồn cung cấp nước uống cải thiện để ngăn ngừa nhiễm trùng; lọc nước từ các vùng nước mở trước khi uống; thực hiện kiểm soát vector bằng chất hữu cơ giết chết ấu trùng; tăng cường giáo dục sức khỏe và thay đổi hành vi.

Lộ trình thanh toán bệnh (Road to eradication)

Vào tháng 5/1981, Ban chỉ đạo liên ngành về hành động hợp tác vì thập kỷ quốc tế về vệ sinh môi trường và nguồn cung cấp nước sạch quốc tế (Cooperative Action for the International Drinking Water Supply and Sanitation Decade) 1981-1990 đề xuất loại trừ dracunculiasis như một chỉ số thành công của thập kỷ. Trong cùng năm đó, cơ quan ra quyết định của WHO, Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) đã thông qua một nghị quyết (WHA 34,25) ghi nhận rằng Thập kỷ vệ sinh môi trường cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho thấy một cơ hội để loại trừ dracunculiasis. Điều này dẫn đến WHO và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ xây dựng chiến lược và các hướng dẫn kỹ thuật cho một chiến dịch thanh toán. Trong năm 1986, Trung tâm Carter tham gia cuộc chiến chống lại căn bệnh này và trong sự hợp tác với WHO và UNICEF, đi đầu trong các hoạt động thanh toán bệnh. Để cung cấp cho chiến dịch một lực đẩy cuối cùng, trong năm 2011 WHA kêu gọi tất cả các nước thành viên nơi mà bệnh giun Guinea lưu hành xúc tiến việc làm gián đoạn sự lan truyền và thực thi giám sát toàn quốc để đảm bảo thanh toán dracunculiasis.

Chứng nhận ở cấp độ quốc gia (Country certification)

Để được công bố là không còn bệnh dracunculiasis, một quốc gia cần phải có báo cáo 0 trường hợp lây truyền và duy trì giám sát chủ động trong ít nhất 3 năm sau đó.Sau giai đoạn này, một đội nghiên cứu chứng nhận quốc tế đến thăm quốc gia đó để đánh giá sự phù hợp của hệ thống giám sát và xem xét hồ sơ của các cuộc điều tra liên quan đến các trường hợp theo tin đồn và các hành động tiếp theo được thực hiện.Các chỉ số như việc tiếp cận đến các nguồn nước uống được cải thiện tại các khu vực bị nhiễm bệnh được kiểm tra và đánh giá được thực hiện ở các thôn để xác nhận sự vắng mặt của sự lan truyền,các nguy cơ tái diễn bệnh cũng được đánh giá. Cuối cùng, một bản báo cáo được trình lên Ủy ban quốc tế về chứng nhận thanh toán bệnh Dracunculiasis (the International Commission for the Certification of Dracunculiasis Eradication_ICCDE) xem xét. Từ năm 1995 ICCDE đã họp 11 lần và đề nghị WHO chứng nhận cho 198 quốc gia, vùng lãnh thổ và các khu vực (thuộc 186 quốc gia thành viên) không còn dracunculiasis.

Giám sát liên tục (Ongoing surveillance)

WHO khuyến cáo giám sát chủ động trong một quốc gia và/hoặc khu vực mà gần đây đã làm gián đoạn được sự lan truyền bệnh giun guinea duy trì tối thiểu trong 3 năm là cần thiết đảm bảokhông có ca bệnh nào bị bỏ sót và để đảm bảo không có sự tái diễn bệnh. Vì thời gian ủ bệnh của giun từ ​​10-14 tháng nên một trường hợp duy nhất bị bỏ sót sẽ làm chậm các nỗ lực thanh toán tới một năm hoặc lâu hơn, bằng chứng của sự tái diễn đã được đưa ra ánh sáng ở Ethiopia (2008) mặc dù các chương trình thanh toán quốc gia đã tuyên bố về sự gián đoạn lây truyền và gần đây hơn ở Chad (2010)-nơi sự lây truyền tái diễn sau khi nước này báo cáo 0 có ca bệnh trong gần 10 năm. Một quốc gia báo cáo không có ca bệnh ​​trong khoảng thời gian 14 tháng liên tục được cho là sự lan truyền bị làm gián đoạn, sau đó nó được phân loại là đang trong giai đoạn tiền chứng nhận ít nhất là 3 năm kể từ khi ca bản địa cuối cùng, trong khi các hoạt động giám sát mạnh mẽ cần phải tiếp tục ngay cả sau khi cấp giấy chứng nhận, giám sát nên được duy trì cho đến khi thanh toán bệnh trên toàn cầu được công bố.

Những thách thức (Challenges)

Việc phát hiện và kiềm chế các trường hợp còn lại cuối cùng là giai đoạn khó khăn và tốn kém nhất của quá trình thanh toán bởi vì những ca bệnh này thường xảy ra ở vùng nông thôn xa xôi và thường không thể tiếp cận. Tình trạng mất an ninh dấn đến việc thiếu tiếp cận tới các vùng bệnh lưu hành là một trở ngại lớn, đặc biệt là ở những nước mà các trường hợp vẫn đang xảy ra cụ thể là Chad, Ethiopia, Mali và Nam Sudan. Chó nhiễm Dracunculus medinensis đặt ra một thách thức đối với chương trình đặc biệt tại Chad và Ethiopia, hiện tượng này đã được ghi nhận tại Chad vào năm 2012 và kể từ đó một vài con chó nhiễm giun xuất hiện, và về mặt di truyền không thể phân biệt với những ca bệnh mới xuất hiện ở người, được phát hiện trong cùng một khu vực có nguy cơ cao. Trong năm 2015, hơn 500 con chó tại Chad và 13 con chó ở Ethiopia đã được báo cáo nhiễm giun Guinea. Mali và Nam Sudan báo cáo mỗi nơi có một con chó bị nhiễm trong năm 2015.

Vào tháng 3/2016, WHO đã triệu tập một hội nghị khoa học để giải quyết nhiễm Dracunculus medinensisở chó và một số biện pháp đã được đề nghị trong lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên bao gồm tiến hành nghiên cứu bệnh chứng của các con chó bị nhiễm bệnh và chứng đôi thích hợp, sử dụng công nghệ mới bao gồm GPS theo dõi và phân tích đồng vị ổn định, để hiểu tìm kiếm thức ăn, phân loại và những tương quan khác của nguy cơ lây nhiễm; khai thác ca bệnh bằng một xét nghiệm huyết thanh học để phát hiện các kháng thể D. Medinensis ở chó và người; phát triển và thực hiện các giao thức huyết thanh học để đánh giá động lực truyền bệnh ở chó và ở người, xác định các khu vực mới có tiềm năng phơi nhiễm với D. medinensis và giám sát các đáp ứng can thiệp (ví dụ điều trị bằng ivermectin).

Đáp ứng của WHO (WHO response)

WHO ủng hộ việc thanh toán bệnh, cung cấp hướng dẫn kỹ thuật, phối hợp các hoạt động thanh toán, thực thi giám sát tại các khu vực không còn dracunculiasis, giám sát và báo cáo về tiến bộ đạt được.WHO là tổ chức duy nhất được ủy quyềnchứng nhận các nước không còn bệnh theo sau các khuyến nghị của ICCDE. ICCDE hiện có 9 chuyên gia y tế công cộng họp khi cần thiết để đánh giá tình trạng lây truyền trong các nước nộp đơn chứng nhận thanh toán dracunculiasis và giới thiệu việc một quốc gia cụ thể nên được chứng nhận là không còn sự lây truyền.


Tài liệu tham khảo


1Until South Sudan gained its independence o­n 9 July 2011, it was part of Sudan. Guinea-worm disease cases for South Sudan were reported under Sudan; thus, between the 1980s and 2011, 20 countries were endemic for the disease.

1Until Nam Sudan giành được độc lập vào ngày 09 tháng 7 năm 2011, nó là một phần của Sudan. Các ca bệnh giun Guinea ở Nam Sudan đã được báo cáo theo Sudan; do đó từnhững năm 1980s đến năm 2011, 20 quốc gia còn lưu hành căn bệnh này.

Ngày 02/06/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích