Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 7 7 4 5
Số người đang truy cập
4 4 8
 Tin tức - Sự kiện
2016-2030: Chặng đường đủ dài để chấm dứt sốt rét

Những năm gần đây tình hình sốt rét thế giới giảm thấp kể cả ở châu Phi, nơi phải chịu 90% gánh nặngsốt rét thế giới là điều kiện thuận lợi để hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét toàn cầu vào năm 2030. Tuy nhiên để đi đến đích cuối cùng, các quốc gia có sốt rét lưu hành còn phải vượt qua một chặng đường đầy gian nan thử thách, điển hình là Việt Nam và Uganda-hai quốc gia thành viên của WHO có cách tiếp cận khác nhau để cùng đạt được mục tiêu tham vọng nhưng triển vọng này.

2016 là năm khởi đầu của các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) cũng là khởi đầu của "Chiến lược kỹ thuật sốt rét toàn cầu 2016-2030" (Global technical strategy for malaria 2016-2030) của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) cung cấp một khung kỹ thuật hướng dẫn tất cả các quốc gia có lưu hành sốt rét cùng hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng giai đoạn 2016-2030 là chặng đường đủ dài để Việt Nam cũng như toàn thế giới có thể “chấm dứt hoàn toàn bệnh sốt rét” (End Malaria For Good).


Lễ phát động truyền thông nhân WMD 25/4/2016 tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Diễu hành cổ động WMD 25/4/2016 tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Những khó khăn, thách thức trên lộ trình loại trừ sốt rét

Mặc dù kết quả phòng chống sốt rét Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, kể cả châu Phi những năm gần đây đã làm giảm được bệnh sốt rét và đang hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét (malaria elimination) vào năm 2030 nhưng lộ trình nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được ưu tiên cần giải quyết như ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi Anopheles kháng hóa chất diệt côn trùng, thậm chí với cả sự chủ quan của các cấp chính quyền, các nhà tài trợ và cộng đồng khi sốt rét đang có chiều hướng giảm thấp. Theo báo cáo của WHO, năm 2015 trên thế giới có khoảng 3.2 tỷ người tương đương một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc sốt rét, 214 triệu ca mắc sốt rét, trong đó 438.000 trường hợp tử vong sốt rét, 78% số ca tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi. Theo báo cáo của Bộ Y tế (MOH), năm 2015 Việt Nam ghi nhận  19.252 ca mắc sốt rét và chỉ có 3 trường hợp tử vong sốt rét nhưng sốt rét vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ (Bình Phước).


Ở Việt Nam sốt rét vẫn tập trung cao ở người dân đi rừng, ngủ rẫy và di cư tự do

Theo đó, lo ngại hàng đầu của WHO cũng như các quốc gia có sốt rét lưu hành là mục tiêu tham vọng này có thể không đạt được do giảm đi các cam kết chính trị cũng như nguồnngân sách cần thiết để thực hiện loại trừ sốt rét và ngăn chặn sốt rét “quay trở lại”. WHO cảnh báo gần 80% kinh phí dành cho việc loại trừ đến từ các chính phủ quốc gia có nguy cơ bị chuyển hướng cho các vấn đề ưu tiên cấp bách hơn, viện trợ nước ngoài cho các nước loại trừ bị cắt giảm cùng với việc chuyển hướng sự hỗ trợ đến các nước có thu nhập thấp, có gánh nặng cao nhằm đẩy lùi sốt rét hơn là chấm dứt sốt rét. WHO dự kiến các quốc gia loại trừ sốt rét ​​sẽ phải đối mặt với sự giảm 31% nguồn tài trợ lớn nhất dành cho sốt rét của Quỹ Toàn cầu (GF), 15 trong số các quốc gia loại trừ sốt rét hiện ở trên mức thu nhập trung bình sẽ bị hạn chế nguồn tài chính trong nước. Bên cạnh đó những khó khăn về mặt kỹ thuật luôn tiềm ẩn như sốt rét xuyên biên giới, tình trạng di dân tự do khó kiểm soát, muỗi Anopheles kháng với hóa chất diệt côn trùng đang gia tăng, tình trạng ký sinh trùng đa kháng thuốc sốt rét, bệnh sốt rét truyền từ khỉ (Plasmodium knowlesi), sự dai dẳng và hạn chế các lựa chọn điều trị với ký sinh trùng P. vivax. Đặc biệt là tình hình sốt rét kháng thuốc có hiệu lực cao artemisinine và dẫn chất ở một số quốc gia GMS như Thái-lan, Việt Nam, Myanmar và Cam-pu-chia. Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino và La Nina ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đột biến vector hoặc gián tiếp thay đổi môi trường thuận lợi cho phát sinh bệnh dịch…
 

Chấm dứt bệnh sốt rét ở Việt Nam: Chặng đường cuối cùng (Ending malaria in Viet Nam: The final stretch)

Ngày 22/4/2016. HÀ NỘI. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Nhân Ngày Sốt rét thế giới (World Malaria Day) 25/4/2016, WHO kêu gọi chính phủ Việt Nam thúc đẩy các nỗ lực loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030 (malaria elimination efforts by 2030). TS. Shin Young-soo-Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương (WHO Regional Director for the Western Pacific) cho biết: “WHO cùng các quốc gia thành viên và các đối tác đang làm việc cùng nhau để đảm bảo có những hệ thống chấm dứt bệnh sốt rét mạnh mẽ ở khu vực, hành động chung này sẽ thật sự tạo ra khác biệt cho cộng đồng bị ảnh hưởng khi gánh nặng bệnh tật thuyên giảm”.


Nhân viên y tế đặt lưới muỗi trên một trẻ sơ sinh tại tỉnh Khánh Hòa , Việt Nam
(WHO/Y.Shimizu)

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các chỉ tiêu giảm sốt rét (targets for malaria reduction) trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) với số ca tử vong sốt rét (malaria deaths) giảm trên 90% và số ca hiện mắc sốt rét (malaria prevalence) giảm trên 75% tại 8 trong số 10 quốc gia ở khu vực này. Đặc biệt năm 2015, Việt Nam ghi nhận 19.252 ca bệnh sốt rét (malaria cases) nhưng chỉ có 3 trường hợp tử vong sốt rét. Tuy nhiên, WHO cho rằng căn bệnh này gây thiệt hại lớn không chỉ tính mạng mà còn mất đi chi phí y tế, sức lao động và sản lượng kinh tế, đồng thời hao mòn sự tăng trưởng và phát triển của hàng triệu người dân Việt Nam. Mặc dù việc đạt được các chỉ tiêu liên quan đến SDGs là giảm gánh nặng bệnh sốt rét nhưng cuộc chiến chống sốt rét ở quốc gia này vẫn còn một chặng đường dài, do đó cần phải đẩy nhanh các nỗ lực loại trừ sốt rét nhằm duy trì những thành quả đã đạt được và chìa khóa để thực hiện điều này là đảm bảo sẵn sàng các dịch vụ phòng chống và điều trị cho tất cả những người có nguy cơ.


Gần một nửa dân số thế giới (khu vực màu đỏ trên bản đồ) có nguy cơ mắc bệnh sốt rét

WHO quan ngại việc cắt giảm gần đây của các nhà tài trợ lớn đã buộc một số quốc gia phải thu hẹp diện bao phủ các biện pháp phòng chống sốt rét, làm gia tăng đáng kể nguy cơ bệnh sốt rét “quay trở lại”. Theo ước tính của WHO khoảng 3,2 tỷ người có nguy cơ mắc sốt rét, trong đó 1,2 tỷ người có nguy cơ cao trên phạm vi toàn cầu. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương trên 700 triệu người có nguy cơ mắc sốt rét, chiếm gần ¼ số dân có nguy cơ trên thế giới, trong đó khoảng 41 triệu người có nguy cơ bị nhiễm sốt rét cao. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều vùng không còn sốt rét (largely malaria free) nhưng bệnh sốt rét vẫn tập trung ở các khu vực người dân tộc thiểu số và dân di cư (ethnic minorities and migrant workers) sinh sống với những mức độ khác nhau, nhất là ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Toàn bộ khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) cũng đang phải đối mặt với thách thức tình trạng đa kháng thuốc sốt rét (multidrug-resistant malaria) đang ảnh hưởng đến Cambodia, Lao PDR và một số tỉnh của Việt Nam. Tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước Đông Nam châu Á (East Asia summit) năm ngoái, các nhà lãnh đạo chính phủ đã thông qua một lộ trình cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương không còn sốt rét vào năm 2030 (road map for a malaria-free Asia-Pacific region by 2030) bao gồm điều khoản lãnh đạo chính trị và tài trợ bền vững cần thiết cho việc thực hiện “Chiến lược kỹ thuật sốt rét toàn cầu” (Global Technical Strategy for Malaria_GTS) của WHO giai đoạn 2016-2030. Từ khi xây dựng Chiến lược loại trừ sốt rét khu vực GMS 2015-2030 (GMS Malaria Elimination Strategy for 2015-2030), các nước thành viên GMS đã hoàn thành việc cập nhật và điều chỉnh kế hoạch chiến lược quốc gia của mình nhằm nhanh chóng loại trừ Plasmodium falciparum kháng thuốc.


90% số ca tử vong sốt rét trên thế giới là trẻ em dưới 5 tuổi

Phương hướng chiến lược nhằm đẩy nhanh phòng chống và loại trừ sốt rét (Strategic direction for accelerating control and elimination): GTS của WHO giai đoạn 2016-2030 gồm 3 nội dung cốt lõi (three pillars) như toàn dân tiếp cận được các can thiệp phòng chống, chẩn đoán và điều trị sốt rét (universal access to malaria prevention, diagnosis and treatment interventions); đẩy nhanh các nỗ lực loại trừ và đạt đến tình trạng không còn sốt rét (accelerating efforts towards elimination and attainment of malaria-free status); chuyển giám sát sốt rét thành một can thiệp nòng cốt (the transformation of malaria surveillance into a core intervention). Cùng với đó, GTS cũng chỉ ra 2 yếu tố có thể (two enabling factors) như thường xuyên đổi mới và mở rộng nghiên cứu (harnessing innovation and expanding research); tăng cường môi trường cho phép (strengthening enabling environment). Cùng nhau làm việc để “Chấm dứt hoàn toàn bệnh sốt rét” (End malaria for good) là chủ đề của WMD năm 2016 của WHO là niềm hy vọng chung của nhân loại về một thế giới không còn bệnh sốt rét (malaria-free world) vào năm 2030.


Uganda-Con đường dài để chấm dứt sốt rét (Long road to ending malaria)

Ngày 25/04/2016. Malaria News-Vụ máy bay Malaysia biến mất cách đây 2 năm gây ra một thế giới hỗn loạn, các đội cứu hộ toàn cầu đã tham gia vào một cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 chở 12 thành viên phi hành đoàn và 227 hành khách từ 14 quốc gia. Các sự kiện liên tiếp gây chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông và mỗi manh mối được kiểm tra tỉ mỉ bởi các chuyên gia hàng đầu, phản ứng toàn cầu về chiếc máy bay mất tích đã che lấp mất sự quan tâm đối với các ca tử vong do sốt rét ở Uganda. Tuy nhiên, con số hơn 100.000 người Uganda tử vong do sốt rét mỗi năm tương đương với 418 chuyến bay MH370 biến mất mỗi năm trong khi Uganda tham gia với các quốc gia trên thế giới để tưởng niệm Ngày Sốt rét thế giới (WMD) với chủ để “Chấm dứt hoàn toàn bệnh sốt rét” (End malaria for good), cơ quan Bộ Y tế nước này cho biết đây là một vấn đề lớn tại Uganda.


Nhân viên y tế của AMREF đang lấy máu xét nghiệm sốt rét cho một em bé nghi sốt rét nhân
Ngày Sốt rét châu Phi ở St. Peters Primary tại Mateete, quận Ssembabule ngày 25/04/2007. Photo/ Eddie Ssejjoba

Người quản lý Chương trình phòng chống sốt rét (MCP), Dr. Jimmy Opigo giải thích rằng nếu không có các biện pháp chiến lược như phun thuốc hàng loạt và cấp phát thuốc hàng loạt được thực hiện, sốt rét sẽ vẫn còn là một thách thức y tế công cộng tại quốc gia này, ông tranh luận rằng nếu quốc gia này giải quyết đặt ra một ngày phun thuốc toàn quốc, các vec-tơ sốt rét sẽ được loại trừ và sẽ chấm dứt nguồn lây bệnh. Một nghiên cứu trong năm 2013 với tựa đề “Hiệu quả của phun thuốc tồn lưu trong nhà đối với sốt rét và bệnh thiếu máu trong khu vực lưu hành bệnh nặng của miền bắc Uganda” (The effect of indoor residual sprays o­n malaria and anaemia in a high-transmission area of northern Uganda) được thực hiện bởi Steinhadt LC và các đồng nghiệp cho biết rằng quản lý việc phun tồn lưu hóa chất trong nhà có thể giảm đáng kể gánh nặng sốt rét tại khu vực bệnh lưu hành nặng. Nghiên cứu cho thấy lượng ký sinh trùng trong máu ở trẻ em dưới 5 tuổi thấp hơn tại các khu vực được phun tồn lưu trong nhà so với các khu vực không được phun và nghiên cứu này cũng cho thấy bệnh thiếu máu cũng thấp hơn đáng kể tại các khu vực được phun tồn lưu so với những khu vực không phun tôn lưu. Theo WHO, các quốc gia trong giai đoạn loại trừ sốt rét bao gồm Algeria, Argentina, Azerbaijan, Cộng hòa Iran, Triều Tiên, Saudi Arabia, Sri Lanka, Tajikistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ năm 2007, 4 quốc gia gồm Tiểu Vương quốc Ả-rập, Morocco,Turkmenistan và Armenia được xác nhận đã loại trừ sôt rét trong phạm vi quốc gia của họ. WHO cho biết: “Cam kết chính trị được duy trì, các nguồn lực thích hợp và các đối tác hiệu quả tất cả là cơ sở để đưa đến thành công của các chương trình loại trừ sốt rét”. Theo WHO, Uganda vẫn đang trong giai đoạn phòng chống, mục tiêu chính ở giai đoạn này là giảm các ca sốt rét và tử vong bằng cách cung cấp cách tiếp cận các biện pháp phòng ngừa, xét nghiệm chẩn đoán và biện pháp điều trị đối với toàn bộ người dân có nguy cơ mắc. Các biện pháp can thiệp như phân phát hóa chất diệt côn trùng tồn lưu lâu tiêu diệt muỗi được sử dụng bởi chính phủ để phòng chống bệnh sốt rét.


Khoanh vùng cuộc chiến sốt rét (Localise malaria fight)

Đó là một nhu cầu cấp bách đối với sự phân quyền của chương trình sốt rét tại các khu vực bởi vì căn bệnh này được chứng minh là lớn hơn HIV và các bệnh miễn dịch kết hợp, bác sĩ Jimmy Opigo Quản lý chương trình quốc gia MCP tranh luận. Theo Opigo sự đóng góp đối với bệnh sốt rét hiện nay rất nhỏ, các báo cáo cho biết có đến 16 triệu ca mắc mỗi năm và 40 triệu ca có nguy cơ so với bệnh HIV là 1 triệu ca mỗi năm. Ông cho rằng đó là một nhu cầu cấp bách cho việc phân cấp chương trình sốt rét để truyền đạt phương hướng và nhiệm vụ của nó và tại sao nó tồn tại, bởi vì điều trị, chẩn đoán và báo cáo ca mắc tất cả được thực hiện tại cấp khu vực. Hiện nay, các chuyên gia sốt rét đang xác định vấn đề cơ bản là tại sao các ca mắc sốt rét mới tiếp tục gia tăng mắc dù các biện pháp can thiệp đã đưa ra tại nơi này. “Các chuyên gia tổ chức một hội nghị tổng kết về dịch bệnh sốt rét tại miền Bắc Uganda năm ngoái tự hỏi rằng liệu sốt rét ở miền Bắc là dịch bệnh mới nổi hay là tái phát”. Opigp cho biết thêm rằng: “Chúng ta đang chiến thắng cuộc chiến các bệnh truyền nhiễm bởi vì hành động được thực hiện tại các khu vực, nếu tiếp tục mô hình quản lý chương trình hiện nay, chúng ta sẽ không đi xa”. Theo Bộ Y tế Uganda, từ khi dịch bệnh bùng nổ vào tháng 4 năm ngoái, sốt rét chủ yếu ở Acholi và các khu vực gần Lango đã gây ảnh hưởng đến 1.005632 người, giết chết 658 người. Hiện nay, ước tính khoảng 3 triệu người có nguy cơ mắc sốt rét tại khu vực này cho thấy tính chất tự nhiên của nó vì không có dấu hiệu sụt giảm mặc dù có các biện pháp can thiệp. Rogers Twesigye, Quản lý Chương trình ISMO của Tổ chức Malaria Consortium cho biết việc điều trị tại cơ sở y tế thấp hơn (Lower Health Facility) và bởi nhóm y tế thôn bản (Village Health Teams) vẫn bị hạn chế và nhiều bệnh nhân nhận quinine khi nhận điều trị so với những người nhận tiêm artesunate: “8,8% bệnh nhân được đưa đến các cơ sở y tế công cộng ít có khả năng tiếp nhận Ir.AS, 18,9% là từ các nhân viên y tế cộng đồng và 63,9% từ các phòng khám tư”.


Theo WHO, artesunate tiêm là thuốc được khuyên dùng trong điều trị sốt rét ác tính tại Uganda từ năm 2011. Twesigye cho biết tại các cơ sở y tế chất lượng thấp hơn gồm y tế công cộng điều trị sốt rét ác tính là không thể, rectal artesunate (Ir.AS) được sử dụng trước khi chuyển đi gây cản trở sự phát triển của bệnh bằng cách nhanh chóng giảm lượng ký sinh trùng do đó giảm tử vong và thương tật. Tại Uganda sốt rét ác tính chiếm 35% tỷ lệ nhập viện, 9-14% tử vong tại bệnh viện hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi. Ông cho biết thêm: “Các nhân viên y tế cần phải nhạy với các hướng dẫn hiện nay trong quản lý bệnh nhân sốt rét ác tính”. Bác sĩ Mathew Emer của Trung tâm Y tế huyện Apac cho biết các ca sốt rét tại huyện giảm nhẹ từ 900 xuống 700 ca, họ sử dụng artemisinin dựa trên liệu pháp kết hợp như coartem để điều trị bệnh nhân nhưng sau khi sốt rét tái bùng phát tại phía bắc Uganda, khu vực này đã hết thuốc làm nhiều nhân viên y tế phải dùng nguồn thuốc cũ quinine để điều trị một số bệnh nhân.


Các cơ sở y tế quốc gia cung cấp cho khu vực này thuốc sốt rét, trong khi sốt rét là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong hàng đầu tại Uganda trong vài thập kỷ. Theo báo cáo tình hình y tế hàng năm của năm 2013, sốt rét chiếm khoảng 40% ca tử vong trong năm 2009/2010 và 31% ca tử vong trong năm 2012/2013, ngốn hơn 10% ngân sách của Bộ Y tế và 25%% thu nhập của hộ gia đình. Bộ Y tế Uganda cho biết quốc gia này đang tiêu tốn hơn 0,4 triệu đô la hằng năm cho các chi phí liên quan đến sốt rét.

 

Ngày 09/05/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Theo WHO và Malaria News)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích