Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 7 2 2 6
Số người đang truy cập
9 9 1
 Tin tức - Sự kiện
Chung tay chống biến đổi khí hậu mang lại cơ hội bảo vệ sức khỏe con người

Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến đổi khí hậu ảnh hưởng nhiều nhất tới các cộng đồng dân cư nghèo và dễ bị tổn thương, nhất là sức khỏe con người chịu tác động của biến đổi khí hậu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, thỏa thuận về biến đổi khí hậu vừa được 175 quốc gia trên thế giới đồng lòng ký kết mang lại cơ hội bảo vệ sức khỏe con người trước thách thức ngày càng lớn của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

 
 

Thỏa thuận Paris thông qua Công ước khung của Liên Hợp Quốc (UNFCC) về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) vào tháng 12/2015 đặt ra mục tiêu duy trì tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 20C so với thời kỳ tiền công nghiệp xuống chỉ còn 1,50C vào năm 2030 sẽ bắt đầu có hiệu lực 30 ngày sau khi được 55 quốc gia chiếm ít nhất 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu phê chuẩn. Ngoài ra, hiệp định cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự kiện này không chỉ đánh dấu quyết tâm của các nhà lãnh đạo thế giới trong việc cứu trái đất thoát khỏi khủng hoảng do biến đổi khi hậu mà còn mang lại cơ hội bảo vệ sức khỏe con người.

 
Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe con người

Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe con người

Theo WHO tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm ô nhiễm không khí, điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường thấp kém, suy dinh dưỡng do suy giảm an ninh lương thực và do gia tăng sự cố các bệnh truyền nhiễm như các bệnh do véc tơ truyền bệnh gây ra. Theo IPCC biến đổi khí hậu gây tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như sóng nhiệt/nóng, bão, lũ lụt, hạn hán. Theo thông báo của cơ quan viện trợ nhân đạo UN ngày 26/4/2016, hiện tượng thời tiết cực đoan do El Nino có tác động mạnh nhất được ghi nhận từ trước đến nay ảnh hưởng đến 60 triệu người trên khắp thế giới. Cơ quan của UN cảnh báo tình trạng hạn hán tồi tệ do El Nino sẽ còn tiếp tục lên đến đỉnh điểm vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, đồng thời kêu gọi hỗ trợ 22 quốc gia trong đó có Việt Nam nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu tại một cuộc họp với các tổ chức viện trợ tại Geneva, Thụy Sỹ. WHO cho biết tình trạng hạn hán nghiêm trọng liên quan đến an ninh lương thực, lũ lụt, mưa, nhiệt độ tăng do El Nino gây ra một loạt vấn đề sức khỏe như các bệnh do vector truyền, suy dinh dưỡng, stress nhiệt và các bệnh về đường hô hấp. Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo UN đề nghị hỗ trợ khẩn cấp 3,6 tỷ USD phản ứng nhân đạo cho El Niño, WHO cho biết ngành y tế cần gần 460 triệu USD, trong đó yêu cầu Mỹ hỗ trợ 51 triệu USD cho chăm sóc y tế khẩn cấp.

 
 

Những hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu đã làm cho hàng triệu người Việt Nam ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và Tây Nguyên từ cuối năm 2015 đến nay luôn phải sống trong tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài do hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino, tình trạng sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng vì mất đi điều kiện sống bình thường. Cùng với đó, nhiều bệnh dịch nảy sinh đe dọa sức khỏe con người dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh sống, nhất là các bệnh do vector truyền như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, virus Zika, các bệnh do ký sinh trùng đường ruột và các bệnh nhiệt đới khác phát tán nhanh ở các vùng kém phát triển, đông dân cư và có tỷ lệ đói nghèo cao ở các nước đang phát triển.

 
Nhiều dịch bệnh mới nổi và tái nổi do biến đổi khí hậu gây nên

Ở Việt Nam, Bộ Y tế (MOH) cho biết tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh lây truyền qua vector ngày càng có xu hướng gia tăng qua các năm. Trong đó biến đổi khí hậu có tác động rõ rệt đến sự gia tăng nguy cơ bùng phát các bệnh dịch truyền nhiễm mới nổi và tái nổi làm cho 3,5 triệu người mắc bệnh với hàng nghìn trường hợp tử vong hàng năm, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và hô hấp do môi trường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng và là nguyên nhân bùng phát các dịch bệnh đường tiêu hóa và các bệnh khác lây lan theo nguồn nước bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến.

 
Bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry bế cháu gái 2 tuổi ký thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu

Thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu

Thỏa thuận lịch sử của các quốc gia về biến đổi khí hậu (Nations sign historic Paris climate deal). Vào ngày này, đại diện của 175 quốc gia đã ký thỏa thuận Paris COP 21 tại trụ sở của UN tại nhằm thúc đẩy các hành động cấp bách chống biến đổi khí hậu. Tổng thống Pháp Francois Hollande là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới ký thỏa thuận trong buổi lễ, sau đó lãnh đạo từ các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu cùng đặt bút ký. Bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry bế cháu gái 2 tuổi ký thỏa thuận lịch sử tại buổi lễ đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ đại biểu các nước tham dự, "Đây là thời khắc lịch sử khi đại diện các quốc gia cùng ký vào một giao ước mới cho tương lai", Tổng thư ký UN Ban Ki Moon cho biết. Tổng thống Pháp Hollande cho biết sẽ thúc giục quốc hội phê chuẩn thỏa thuận trước mùa hè này, trong khi Trung Quốc và Hoa kỳ sẽ phê chuẩn thỏa thuận trong năm nay, đồng thời thúc giục các quốc gia khác đẩy nhanh tiến độ thực hiện thỏa thuận sớm nhất vào cuối năm 2016 hoặc 2017.

 
Tổng thư ký UN Ban Ki-moon phát biểu phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận


Trong niềm hy vọng và tham vọng, việc hoàn thành việc ký kết thỏa thuận khí hậu Paris tại trụ sở của UN đã đưa ra một con số kỷ lục cho một hiệp ước quốc tế mới với khoảng 15 quốc gia, chủ yếu là các quốc đảo nhỏ đã phê chuẩn thỏa thuận nhưng hàng chục quốc gia khác đã được yêu cầu để thực hiện bước thứ hai này trước khi hiệp ước có hiệu lực. Tổng Thư ký UN Ban Ki-moon phát biểu: "Paris sẽ định hình cuộc sống của tất cả các thế hệ tương lai một cách sâu sắc khi tương lai của họ đang bị đe dọa", ông cho rằng hành tinh đã trải qua nhiệt độ kỷ lục đang ở trong một cuộc đua chống lại thời gian và kêu gọi tất cả các nước tham gia các thỏa thuận ở cấp độ quốc gia: "Hôm nay chúng ta đăng ký một giao ước mới cho tương lai" (Today we are signing a new covenant for the future) đúng vào Ngày Trái đất lần thứ 46.

 
 

Ngày trái đất năm 2016-cây xanh cho trái đất

Ngày trái đất lần thứ 46 (46th Earth Day) được tổ chức trùng với lễ ký thỏa thuận chống biến đổi khí hậu giữa các quốc gia với chủ đề "Cây xanh cho trái đất" (Trees for the Earth) có ý nghĩa quan trọng khi môi trường tự nhiên trên trái đất đang bị hủy hoại do nhiệt độ ngày càng nóng lên. Trong 5 năm tới Ngày Trái đất tiến dần đến kỷ niệm lần thứ 50 của mình và cộng đồng hãy hưởng ứng bằng cách thiết thực trồng 7,8 tỷ cây xanh góp phần chống biến đổi khí hậu khi nó hấp thụ lượng khí CO2 dư thừa trong bầu khí quyển của trái đất.

 
 

UN kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy trồng cây xanh (Let’s get planting) vì 1 mẫu cây xanh có thể giúp chống biến đổi khí hậu (trees help combat climate change) khi hấp thụ một lượng CO2 dư thừa ngang bằng lượng phát thải của một chiếc xe hơi đi được 26.000 dặm (26,000 miles); giúp chúng ta hít thở không khí trong lành (trees help us breathe clean air) khi hấp thụ mùi và các khí gây ô nhiễm (nitrogen oxides, ammonia, sulfur dioxide và ozone) và lọc các hạt không khí qua lá cây và vỏ cây; giúp đỡ cộng đồng (trees help communities) đạt được sự bền vững về kinh tế và môi trường lâu dài, đồng thời cung cấp thực phẩm, năng lượng và thu nhập là nền tảng của một trái đất sạch hơn, khỏe mạnh hơn và bền vững hơn cho tất cả mọi người.

 
 

Cơ hội bảo vệ sức khỏe con người

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm hơn 7 triệu ca tử vong trên thế giới có thể là do ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu cũng gây ra hàng chục ngàn ca tử vong hàng năm do các nguyên nhân khác nhau. Các kỷ lục của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và lũ lụt, bão, các đợt nắng nóng và cháy rừng đang phá vỡ số lần kỷ lục, gây tử vong cho con người và tổn hại đến cuộc sống. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết năm 2015 là năm nóng nhất kế từ khi các kỷ lục bắt đầu vào năm 1880 và dự báo năm 2016 sẽ còn nóng hơn. Các đợt hạn hán, đặc biệt là tại các quốc gia nghèo nơi mà nền nông nghiệp tự cung tự cấp nhờ vào lượng mưa đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm, bùng phát bệnh dịch tả phát triển do các điều kiện quá nhiều hay quá ít nguồn nước; côn trùng và các vật mang bệnh khác khá nhạy với sự biến đổi nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa; biến đổi khí hậu gây ra bệnh sốt xuất huyết trên phạm vi rộng và có thể xảy ra giống với bệnh sốt rét. Các chuyên gia dự đoán đến năm 2030 biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm do bệnh sốt rét, tiêu chảy, căng thẳng do nhiệt độ nóng và suy dinh dưỡng.

 
Trồng cây xanh cho trái đất (Trees for the Earth)

Vì vậy, thỏa thuận chống biến đổi khí hậu được ký kết đã mang lại các lợi ích sức khỏe quan trọng; các đầu tư vào phát triển cac-bon thấp, năng lượng tái tạo sạch và khả năng phục hồi của khí hậu tốt hơn là việc đầu tư vào sức khỏe tốt hơn. Thực hiện và áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn đối với khí thải xe cộ và hiệu suất động cơ có thể giảm lượng khí thải của ô nhiễm khí hậu thời gian ngắn như cac-bon đen và mê-tan có thể cứu sống ít nhất 2,4 triệu người một năm đến năm 2030 và giảm sự ấm lên toàn cầu khoảng 0,50C đến năm 2050. Các ước tính mới có thể tăng đến 3,5 triệu người được cứu sống hàng năm đến 2030 và khoảng 3 đến 5 triệu người mỗi năm đến 2050, các chính sách thúc đẩy đi bộ và đạp xe được bổ sung các lợi ích cho sức khỏe. Từ thỏa thuận này, các quốc gia đã thực hiện các cam kết quan trọng nhằm cắt giảm khí thải nhà kính và tăng thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng nhiều việc hơn cần thực hiện, nếu các cam kết đúng được thực hiện các nỗ lực nhằm chống lại biến đổi khí hậu sẽ tạo ra một môi trường với không khí sạch hơn, nước uống và thực phẩm nhiều hơn và sạch hơn, các hệ thống hiệu quả cà công bằng hơn để bảo vệ xã hội, con người khỏe mạnh hơn-nguồn nhân lực quan trọng nhất trên thế giới sẽ được bổ sung. Từ thỏa thuận này, các quốc gia thành viên của UN đã chung tay chống biến đổi khí hậu với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) nhằm loại trừ các mối đe dọa sức khỏe gây ra bởi biến đổi khí hậu và cơ hội bảo vệ sức khỏe con người.

Ngày 28/04/2016
PGS. TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo UNFCC, IPCC, WHO và MOH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích