Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 4 6 3 1
Số người đang truy cập
4 5
 Tin tức - Sự kiện
Điểm tin y tế từ các báo ngày 7/11 đến 9/11 năm 2015

Hà nội mới

Kiểm tra cơ sở sản xuất bim bim "bẩn" tại Hà Nội

Trước thông tin báo chí về việc sản xuất sản phẩm bim bim không bảo đảm ATTP tại một số cơ sở trên địa bàn Hà Nội, Cục ATTP đã đề nghị Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai gấp việc xác minh thông tin, thanh tra, kiểm tra ATTP đối với các cơ sở sản xuất bim bim nói trên. Cơ quan kiểm tra cần lấy mẫu các sản phẩm bị nghi ngờ không bảo đảm an toàn để tiến hành kiểm nghiệm. Nếu phát hiện sai phạm, cơ quan chức năng cần có hình thức xử lý nghiêm, kiên quyết không để cơ sở không đủ điều kiện ATTP hoạt động, đồng thời công khai danh tính cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng biết. Khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, lựa chọn và sử dụng các loại sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm bim bim, thực phẩm bao gói sẵn.

Khoảng 10-20% dân số nước ta bị nhiễm virus viêm gan B

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị “Ứng dụng các xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý chuyên khoa truyền nhiễm” diễn ra chiều 6-11 tại Hà Nội. Nhiễm virus viêm gan B (HBV) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu ảnh hưởng đến hơn 350 triệu người trên thế giới. Riêng ở Việt Nam đã có khoảng 10-20% dân số bị nhiễm virus này. Nhiễm virus viêm gan B có thể dẫn đến các biến chứng nặng như: suy gan, xơ gan hoặc ung thư biểu mô tế bào gan. BVĐK MEDLATEC cảnh báo, viêm gan B mạn có thể dẫn tới khoảng 1/3 các trường hợp xơ gan và hơn 3/4 các trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan trên thế giới. Ung thư gan nguyên phát là nguyên nhân thứ ba gây tử vong trên thế giới do ung thư và ung thư biểu mô tế bào gan chiếm 85-90% trong số những ung thư gan này.  Để phát hiện sớm và chính xác viêm gan B cấp tính, người nhiễm virus viêm gan B cần phải kiểm tra định kỳ 6 tháng-1 năm/lần và làm các xét nghiệm cần thiết ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ để đánh giá chức năng gan và mức độ hoạt động của virus.

Bác sĩ có phép lạ

Hơn 150 bài viết cho tạp chí y khoa danh tiếng Peer Review, tác giả của 7 cuốn sách quan trọng viết về ngành thần kinh và tâm thần, bác sĩ Daniel Trương từng được đồng nghiệp khắp thế giới nể phục gọi bằng những cái tên như "Vua Parkinson" hay "Bác sĩ có phép lạ". Sinh trưởng trong một gia đình có 5 anh em tại Hải Phòng, năm 1955, Daniel Trương theo gia đình di cư vào Nam. Sau khi học xong phổ thông, năm 1967, ông kiếm được một suất học bổng vào Đại học Ludwig Albert, Freiburg (Đức). Tại đó, ông là một trong số rất ít người Việt học y khoa, chuyên về thần kinh và tâm thần học. Sau khi lập gia đình năm 1982, ông sang Hoa Kỳ và hoàn thành khóa thực tập Khoa Thần kinh tại Đại học Y khoa South Carolina. Trước khi nổi danh, bác sĩ Daniel Trương được Giáo sư Stanley Fahn - một trong những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực thần kinh ở Mỹ và Giáo sư David Marsden tại Bệnh viện quốc gia về thần kinh tại London (Anh) hướng dẫn. Cả hai giáo sư Fahn và Marsden đều được coi như những người tiên phong trong việc chữa trị chứng bệnh Parkinson cũng như rối loạn kiểm soát hành động. Trước khi tự đứng ra thành lập Viện Parkinson và rối loạn kiểm soát hành động ở Fountain Valley (Mỹ), bác sĩ Daniel Trương được xem như người sáng lập ra khoa này tại Đại học California. Cụm từ "bác sĩ có phép lạ" được gắn với tên tuổi Daniel Trương từ năm 1991 sau khi tờ Los Angeles Times viết một bài báo ca ngợi tài năng của ông, người đã phục hồi thành công các hoạt động bình thường cho nhiều bệnh nhân Parkinson, bệnh nhân bệnh mất tiếng lâu năm tưởng chừng không còn hy vọng. Hơn 20 năm qua, bàn tay tài hoa của vị bác sĩ giỏi giang này đã đem lại cuộc sống bình thường cho hàng nghìn bệnh nhân Parkinson và các bệnh về thần kinh nan y khác. Bệnh nhân của ông đến từ khắp nơi trên đất Mỹ và thế giới. Có những khi bệnh nhân ở xa phải đặt lịch trước cả nửa năm mới gặp được danh y. Từ năm 2005, ông đã thành "bác sĩ không biên giới" vì bắt đầu tiếp xúc với bệnh nhân trên internet qua webcam, skype. Nhờ đó, số người được ông giúp đỡ lại gia tăng hơn nhiều. Ông cũng được giới y khoa tại nhiều quốc gia mời đến diễn thuyết và trao đổi nghiệp vụ chuyên ngành. Ở tuổi 67 nhưng sức làm việc của ông thật phi thường. Trên 140 nghìn dặm bay mỗi năm dành cho các chương trình giảng dạy ở nước ngoài, chưa kể công việc ở Viện Thần kinh nơi ông đang làm việc. Sách của ông được dịch qua nhiều ngôn ngữ khác như Pháp, Nga, Trung Hoa, Tây Ban Nha, Thái Lan và Việt Nam. Thành danh trên đất Mỹ, nhưng trong trái tim bác sĩ Daniel Trương, Việt Nam vẫn luôn rất gần. Ông trở về quê hương từ những ngày đầu tiên Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới và đã đưa một số chương trình đào tạo y khoa tiêu chuẩn quốc tế về Việt Nam. Công việc này không chỉ được duy trì nhiều năm qua tại Việt Nam mà còn được ông đưa đến nhiều quốc gia đang phát triển khác. Với những cống hiến quý báu cho y học, bác sĩ Daniel Trương đã được nhiều nước như Nga, Ấn Độ, Pakistan… phong Giáo sư danh dự.

Quản lý, sử dụng thiết bị y tế: Đầu tư nhiều, lãng phí lớn

Tại hội thảo nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị y tế do Hội Thiết bị y tế Việt Nam tổ chức trong tuần qua, các chuyên gia nhận định, việc đầu tư trang thiết bị y tế (TTBYT) ở nước ta chưa có sự cân đối giữa mua sắm và sử dụng, nhiều bệnh viện (BV) được đầu tư nhiều, nhưng việc sử dụng TTBYT chưa hiệu quả. Thêm vào đó, công tác bảo dưỡng chưa đúng quy định khiến tuổi thọ của TTBYT giảm, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng khám chữa bệnh.

Thiết bị mới, hỏng đều… "nhập kho"

Theo Vụ Kế hoạch, Tài chính (Bộ Y tế), trong thời gian qua, nhiều BV tuyến tỉnh, nhiều cơ sở y tế chuyên khoa được đầu tư đổi mới thiết bị chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hóa, phòng mổ và hồi sức cấp cứu. Các BV huyện cũng được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu, hầu hết nay đã có máy X-quang với công suất phù hợp, máy siêu âm chẩn đoán và xe cứu thương. Các trạm y tế xã đã được cung cấp dụng cụ cần thiết cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân số - kế hoạch hóa gia đình… Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy có không ít cơ sở y tế chưa sử dụng hiệu quả TTBYT, gây lãng phí rất lớn về tiền bạc, làm giảm hiệu quả khám chữa bệnh. Đề cập đến vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội Thiết bị y tế Việt Nam Hà Đắc Biên cho rằng, hầu hết TTBYT đang sử dụng tại cơ sở y tế chưa được kiểm chuẩn, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. Tại nhiều BV tuyến tỉnh, huyện, việc bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng khi máy hỏng nhưng không biết mời ai về sửa, không biết gửi về đâu để bảo dưỡng... diễn ra phổ biến và bởi vậy, đa số máy hỏng bị… "đắp chiếu" để chờ kinh phí. Thay vì cố gắng tìm cách sửa chữa máy hỏng, nhiều nơi hăng hái lập đề án xin máy mới. "Trên thực tế, việc xin máy mới dễ hơn tìm kinh phí sửa chữa máy hỏng", ông Hà Đắc Biên nói. Tại nhiều BV tuyến tỉnh, huyện, nếu thiết bị hiện đại được sử dụng hiệu quả thì người dân sẽ được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao, không phải "vượt tuyến". Tuy nhiên, hiện mới chỉ có các BV tuyến trung ương làm được điều này, nhưng không phải nơi nào cũng làm tốt. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa đủ để khai thác hết công suất TTBYT hiện có. Số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế cho thấy, trong thời gian qua, tại hầu hết các BV đa khoa tuyến tỉnh, BV huyện, tỷ lệ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn đủ để vận hành TTBYT một cách hiệu quả còn rất thấp, chỉ có 6% là kỹ sư, 35% là kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật, 59% còn lại là cán bộ kiêm nhiệm. Đây cũng là một trong những lý do khiến chất lượng khám chữa bệnh ngay tại các BV tuyến cơ sở bị hạn chế. Một thực trạng nữa cũng diễn ra phổ biến hiện nay ở nhiều cơ sở y tế, đó là việc lạm dụng xét nghiệm y tế, một bệnh nhân cùng lúc được bác sĩ chỉ định chụp cả CT, MRI, siêu âm dù chỉ cần thực hiện một trong số 3 dịch vụ này là đủ.

Tránh độc quyền khâu kiểm chuẩn

Để khai thác, sử dụng hiệu quả TTBYT tại các cơ sở y tế, theo kiến nghị của nhiều chuyên gia, vấn đề cần nhất hiện nay là nâng cao năng lực quản lý TTBYT tuyến cơ sở nhằm góp phần hạn chế tiêu cực, vi phạm trong nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng TTBYT kém chất lượng, cũ nát cũng như chủ động trong việc đầu tư, bổ sung TTBYT mới phù hợp với yêu cầu phát triển. Đó là kiến nghị hợp lý bởi nếu như năm 2011 Việt Nam mới chi khoảng 559 triệu USD cho TTBYT (tương đương với 7 USD/người dân) thì dự kiến đến năm 2016, thị trường TTBYT nước ta có thể đạt tới con số 1,2 tỷ USD (12 USD/người dân). Để tránh sự lãng phí trong đầu tư TTBYT, Hội Thiết bị y tế Việt Nam kiến nghị Bộ Y tế quan tâm hơn nữa đến công tác tư vấn kỹ thuật, trước hết là nâng cao năng lực của thành viên tham gia các tổ chức tư vấn. Việc tư vấn chính xác, khách quan sẽ giúp cho chủ đầu tư chọn mua được những thiết bị phù hợp, tránh hiện tượng mua thiết bị có tính năng kỹ thuật thấp, không đáp ứng yêu cầu sử dụng hoặc có tính năng kỹ thuật quá cao so với nhu cầu thực tế. Ngoài ra, Bộ Y tế nên xem xét tạo điều kiện cho các tổ chức ngoài công lập tham gia hoạt động kiểm chuẩn TTBYT khi họ có đủ điều kiện theo quy định hiện hành, tránh tình trạng chỉ có một vài cơ quan được thực hiện chức năng này, dẫn tới tình trạng độc quyền sinh ra cửa quyền trong công tác kiểm định thiết bị. Thẳng thắn thừa nhận tình trạng lãng phí trong sử dụng TTBYT tại các cơ sở y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, trong thời gian tới, việc đầu tư TTBYT phải được thực hiện đúng mục đích, phù hợp nhu cầu, tránh tình trạng đầu tư máy móc tràn lan rồi… "để đấy". Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu chọn người có kiến thức, năng lực sử dụng TTBYT. Mặt khác, các bác sĩ phải chỉ định đúng, đủ, tránh lạm dụng kỹ thuật dẫn đến giảm tuổi thọ của thiết bị, gây lãng phí về tiền bạc cho người bệnh… Bộ Y tế đã chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao cho các BV, các cơ sở y tế để thực hiện công tác bảo quản máy móc.

Hạn chế việc liên doanh, liên kết đặt thiết bị y tế tại bệnh viện công

Trước bối cảnh tăng giá đối với 1.800 dịch vụ y tế từ ngày 15-11 tới, để tránh gây lãng phí cho người bệnh, đề nghị Bộ Y tế hạn chế việc liên doanh, liên kết đặt máy tại các bệnh viện (BV) công. Thay vào đó, ông Hà Đắc Biên đề nghị thí điểm việc đấu thầu cung ứng dịch vụ. Khi có nhu cầu về thiết bị thì các BV công sẽ đưa ra yêu cầu về chất lượng máy và giá thành. Đơn vị nào có khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giá cả sẽ được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ. Với hình thức này, bên cạnh việc hạn chế những tiêu cực của quá trình liên doanh, liên kết, người dân cũng sẽ được tiếp cận các TTBYT hiện đại với mức giá dịch vụ vừa phải.

An ninh thủ đô

Chưa thay thế vaccine Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng

Trong vòng nửa tháng qua, trên cả nước đã xảy ra 2 trường hợp tử vong sau khi tiêm chủng có liên quan đến vaccine Quinvaxem, khiến người dân thêm lo ngại về tính an toàn của loại vaccine “5 trong 1” này. Thông tin đến báo chí ngày 6-11, Bộ Y tế khẳng định vẫn tiếp tục sử dụng vaccine Quinvaxem và sẽ xem xét giải pháp thay thế vaccine khi có đủ các bằng chứng khoa học và có nguồn cung ứng đủ vaccine thế hệ mới.

Không có vaccine nào an toàn 100%

Tính chung trên cả nước đến thời điểm này đã ghi nhận 16 ca phản ứng nặng sau tiêm vaccine “5 trong 1” Quinvaxem, trong đó có 8 ca tử vong. Trước thực trạng đáng lo ngại đó, thời gian gần đây rất nhiều ý kiến cho rằng vaccine Quinvaxem sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia là không an toàn và đề nghị phải thay thế loại vaccine này. Mặt khác, nhiều phụ huynh có tâm lý không đưa con đi TCMR mà chờ đợi để tiêm vaccine dịch vụ Infanrix Hexa (6 trong 1) hoặc Pentaxim (5 trong 1) vì tin tưởng các loại vaccine có thành phần ho gà vô bào này là tuyệt đối an toàn, dù tình trạng khan hiếm 2 loại vaccine này đã kéo dài cả năm nay và vẫn chưa biết bao giờ mới có. Trao đổi thông tin đến báo chí ngày 6-11, Bộ Y tế nhấn mạnh, không có loại vaccine nào là an toàn 100% cả. “Quan điểm Bộ Y tế là trẻ em Việt Nam được tiêm nhiều loại vaccine thế hệ mới, an toàn và hiệu quả. Tuy vậy việc thay thế vaccine cần phải dựa trên các bằng chứng khoa học, không thể cứ xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng là thay thế ngay loại vaccine đang sử dụng mà phải tìm hiểu rõ vấn đề an toàn tiêm chủng, tính sinh miễn dịch của loại vaccine dự kiến thay thế.  Tiếp đó là nguồn cung ứng vaccine, nguồn tài chính bảo đảm. Tuy nhiên, bất kỳ loại vaccine nào cũng có tỷ lệ phản ứng nhất định và không ai dám khẳng định là loại vaccine mới thay thế khi được triển khai sẽ không xảy ra tử vong” – thông cáo của Bộ Y tế nêu rõ. Quinvaxem là loại vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiền thẩm định về chất lượng. Trên thế giới, vaccine Quinvaxem đã được sử dụng tại hơn 90 quốc gia với hơn 400 triệu liều. Tại Việt Nam, vaccine Quinvaxem đã sử dụng từ năm 2010 và đến nay đã có khoảng 24,9 triệu liều được sử dụng. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2015 đến nay đã sử dụng 3.489.295 liều Quinvaxem trong tiêm chủng. Bộ Y tế khẳng định, về nguyên tắc các vaccine đều phải đảm bảo được tính an toàn, hiệu lực và kiểm định nghiêm ngặt mới được đưa vào sử dụng song không thể tránh khỏi tỷ lệ tai biến nhất định. Việc tử vong sau tiêm chủng có thể xảy ra ở tất cả các loại vaccine chứ không phải chỉ có Quinvaxem và không phải tất cả các trường hợp tử vong sau tiêm Quinvaxem là do nguyên nhân từ phía vaccine mà còn có nguyên nhân trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm sau tiêm chủng.

Thay thế vaccine phải có bằng chứng khoa học

Cũng theo Bộ Y tế, việc thay thế vaccine Quinvaxem bằng vaccine phối hợp chứa thành phần ho gà vô bào cũng đã được đặt ra, tuy nhiên còn nhiều ý kiến trái chiều. Hiện nay nguồn cung ứng các vaccine này (Infanrix Hexa, Pentaxim) trên thế giới và tại Việt Nam rất khó khăn, không có để sử dụng ngay cả trong tiêm dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà sản xuất không có khả năng cung ứng đầy đủ vì thay đổi quy trình công nghệ, địa điểm và kế hoạch sản xuất… do vậy cần nhiều thời gian hơn trước mới có thể đưa được sản phẩm ra thị trường kể từ lúc được đặt hàng, khiến các nhà sản xuất không ưu tiên cung ứng cho các nước chưa đưa vaccine này vào TCMR mà chỉ cung cấp cho các nước đã đặt hàng với số lượng lớn từ vài năm trước. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho biết, từ nay đến cuối năm 2015, thậm chí hết năm 2016, tình trạng khan hiếm 2 loại vaccine “5 trong 1”, “6 trong 1” dịch vụ vẫn sẽ tiếp diễn. Do vậy, nếu tiếp tục chờ đợi để được tiêm vaccine này, trẻ có thể sẽ bị mắc bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B...  Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, trẻ em Việt Nam được tiêm chủng nhiều loại vaccine an toàn và hiệu quả, Bộ Y tế đang tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp, đồng thời xem xét các giải pháp thay thế khi có đủ các bằng chứng khoa học và có nguồn cung ứng đủ vaccine thế hệ mới, đảm bảo nguồn tài chính, trong đó sử dụng vaccine an toàn, hiệu quả đặt lên hàng đầu. Bộ Y tế cũng nghiêm cấm tất cả việc lợi dụng việc khan hiếm vaccine để trục lợi, đồng thời khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn hàng trôi nổi (nếu có) sẽ không bảo đảm chất lượng, giá thành cao.

Tăng viện phí, chất lượng khám chữa bệnh sẽ tăng?

Dự kiến từ 15-11 tới đây, giá 1.800 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng. Bên cạnh những lo lắng từ phía người bệnh thì vấn đề được quan tâm khác là liệu chất lượng dịch vụ y tế có tăng? Tại buổi tọa đàm về điều chỉnh viện phí diễn ra cuối tuần qua, đại diện Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này.

Tránh viện phí tăng cao đột ngột

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, rất nhiều thông tin trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khẳng định viện phí tới đây sẽ tăng vọt 2-7 lần, tuy nhiên đó là thông tin không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, viện phí nếu tính đầy đủ tiền lương vào cũng chỉ tăng 3-7%, chỉ có một số ít dịch vụ, phẫu thuật phức tạp, kéo dài thì mức tăng sẽ cao. Trong đó, ở lần điều chỉnh viện phí lần này, liên Bộ Y tế, Tài chính và BHXH đã tính toán rất thận trọng, chia làm 2 giai đoạn thực hiện để tránh việc viện phí tăng cao đột ngột. Trong đó, trước mắt từ nay đến cuối năm 2015 giá của 1.800 dịch vụ y tế chỉ được tính cộng thêm phụ cấp đặc thù và tiền lương của cán bộ y tế, đến cuối quý I-2016 mới tính tiền lương của cán bộ y tế. Theo ông Liên, khi tính thêm phụ cấp đặc thù thì mức tăng viện phí không nhiều, về cơ bản tiền khám bệnh không tăng. Đối với tiền giường bệnh/ngày tính phụ cấp trực 24/24h của nhân viên y tế vào thì với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt tăng khoảng 19.000 đồng giường/ngày điều trị, đối với bệnh viện hạng II tăng khoảng 15.000 đồng và đối với bệnh viện hạng III tăng khoảng 11.000 đồng. Đối với các phẫu thuật thủ thuật đặc biệt, có nhiều bác sĩ tham gia như phẫu thuật tim, ghép tạng, thay khớp gối, khớp háng… thì mức tăng trên 1 triệu đến 1,4 triệu đồng là cao nhất. Còn các thủ thuật khác, có dịch vụ chỉ tăng vài nghìn đồng, có những dịch vụ không phải phẫu thuật, thủ thuật thì từ nay đến cuối năm chưa tăng.

Cần sự thay đổi từ con người

Khi được đặt vấn đề viện phí tăng liệu chất lượng dịch vụ y tế có tăng, ông Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng cho biết, tăng viện phí không phải luôn luôn đi kèm với tăng chất lượng khám chữa bệnh vì chất lượng dịch vụ y tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Chuyên gia này phân tích, để tăng chất lượng khám chữa bệnh thì cần có sự thay đổi từ con người, chất lượng nhân sự đến điều chỉnh về cấu trúc các loại hình cơ sở y tế, trang thiết bị, thuốc, sinh phẩm… “Chúng ta đang trong giai đoạn quá độ từ nền y tế bao cấp sang y tế vận hành theo thị trường, hiện vẫn đang trong lộ trình tiến tới viện phí tính đúng, tính đủ, nên điều chỉnh tăng viện phí một chút mà đòi hỏi tăng chất lượng thì chỉ mang tính tương đối, cần phải chờ đợi và đánh giá thêm. Tôi cho rằng chờ đợi sự thay đổi rõ rệt chất lượng dịch vụ y tế thì vượt quá thực tế hiện nay, bởi nền y tế của chúng ta có rất nhiều vấn đề” - ông Trần Tuấn nói. Về phía cơ quan chức năng, ông Nguyễn Nam Liên cũng thừa nhận, nếu đặt vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trước rồi mới tăng viện phí thì rất khó mà phải vừa điều chỉnh giá vừa nâng cao chất lượng. Trên cơ sở nâng cao chất lượng thì các cơ sở y tế sẽ thu hút được người bệnh đến và có nguồn lực để nâng cao chất lượng y tế. Dẫn chứng từ đợt điều chỉnh tăng giá viện phí theo Thông tư liên bộ 04 vào năm 2012, đến nay sau 3 năm thực hiện, bộ mặt khoa khám bệnh và buồng bệnh của hầu hết các bệnh viện trên cả nước đã thay đổi, chất lượng dịch vụ y tế đã được nâng lên một bước. “Điều quan trọng nhất của đợt thay đổi giá dịch vụ y tế lần này là khi tính tiền lương vào giá dịch vụ y tế sẽ giúp thay đổi cơ bản nhận thức của cán bộ y tế và các bệnh viện, bởi khi lương của họ không phải do ngân sách Nhà nước chi trả nữa mà do cơ quan BHXH và người dân trực tiếp trả tiền thì bắt buộc họ phải làm tốt mới có bệnh nhân, mới có nguồn trả lương và tồn tại, phát triển được” - ông Nguyễn Nam Liên nhấn mạnh. Trong khi đó, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT - BHXH Việt Nam khẳng định, điều chỉnh viện phí sẽ có tác động tích cực đối với người dân. Đặc biệt, người bệnh BHYT sẽ không phải bỏ tiền túi của mình để đóng góp cho các khoản chi phí mà trong thực tế đã được kết cấu vào giá dịch vụ y tế do Quỹ BHYT chi trả.

Thanh niên

Gia tăng trẻ nhập viện do thời tiết thay đổi

Theo thông tin từ một số BV trên địa bàn Hà Nội, những ngày qua do thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm khiến số lượng trẻ nhập viện tăng nhanh. Tại Khoa Nhi (BV Bạch Mai), số bệnh nhân đến khám tăng gấp 1,5 lần so với các tháng trước, khoảng 250 - 300 trẻ đến khám mỗi ngày, trong đó hơn 50% bệnh nhân mắc các bệnh về hô hấp. Tương tự, tại BVĐK Xanh Pôn, trung bình mỗi ngày có hơn 300 trẻ đến khám bệnh, chủ yếu là các trường hợp mắc viêm mũi họng, phế quản, viêm phổi. Trong đó những trường hợp nặng phải điều trị nội trú chiếm 5 - 10%. BV Bạch Mai, cho biết: “Số bệnh nhân nhập viện do bệnh đường hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi chiếm đến 50 - 60% các trường hợp nhập viện”. Theo bác sĩ Nam, đáng lưu ý gần đây ghi nhận nhiều trẻ viêm phổi nhập viện còn rất nhỏ 3 - 4 tháng tuổi, thậm chí 2 tháng tuổi, trong khi trước đây chủ yếu là trên 6 tháng tuổi. “Bệnh ở trẻ thường diễn biến nhanh, có khi trở nặng chỉ trong một vài giờ. Do đó, cha mẹ cần theo sát diễn biến sức khỏe của trẻ. Các triệu chứng ban đầu thường chỉ ho, chảy nước mũi nhưng khi thấy trẻ mệt, nhịp thở nhanh cần đưa đến BV đề phòng biến chứng viêm phế quản, viêm phổi”, bác sĩ Nam khuyến cáo. Ngoài ra, với các trẻ nhỏ sốt cao, thóp phồng cần khẩn trương đưa đến cơ sở y tế bởi đó là các ca nghi ngờ viêm não/màng não. Các bác sĩ khuyến cáo, để chủ động phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết thay đổi, khi ra đường cha mẹ cần đeo khẩu trang, mặc quần áo ấm cho trẻ. Do chênh lệch thời tiết trong ngày, thời điểm nhiệt độ lên cao vào ban trưa, đầu giờ chiều cần lưu ý bỏ bớt áo, khăn, lau mồ hôi ngực, lưng để tránh bị nhiễm lạnh. * Tại cuộc họp với Sở Y tế TP.HCM ngày 6.11, đại diện BV Nhi đồng 2 cho biết lượng bệnh nhi mắc hô hấp điều trị tại BV tăng cao trong thời gian qua, theo thống kê quá tải khoảng 20% so với số giường hiện có. Ngày 7.11, lượng bệnh nhi ở Khoa Hô hấp của 2 BV Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 (TP.HCM) chật kín bệnh nhi và thân nhân. Tại BV Nhi đồng 2, dù đã kê thêm giường ngoài hành lang để giảm tải việc nằm ghép, nhưng nhiều bệnh nhi vẫn phải nằm trên chiếu ngay lối đi, dưới chân cầu thang. Chị Hoa (27 tuổi, quê Bà Rịa-Vũng Tàu) đang chăm con 10 tháng bị viêm phế quản tại Khoa Hô hấp 1, BV Nhi đồng 2, cho hay chị ở đây mấy ngày là ngày nào cũng thấy trẻ bị hô hấp nhập viện liên tục, một giường 3 - 4 bệnh nhi, thậm chí giường hành lang cũng nằm ghép nên nhiều người phải trải chiếu thêm để nằm vì đông, có khi không có đường đi.

Cứu bệnh nhân bị đâm thủng động mạch chủ

Ngày 7.11, Khoa Ngoại tổng hợp BVĐK trung tâm tỉnh An Giang cho biết đã cấp cứu thành công bệnh nhân Nguyễn Hữu Tươi (20 tuổi, ngụ xã Vĩnh Khánh, H.Thoại Sơn, An Giang). Vào ngày 5.11, bệnh nhân Tươi được người nhà đưa đến cấp cứu trong tình trạng huyết áp tụt, da nhợt nhạt, chảy nhiều máu vùng bụng... Người nhà cho biết bệnh nhân bị té và bị vật nhọn đâm trúng vùng bụng. Các bác sĩ khoa ngoại tổng hợp chẩn đoán bệnh nhân bị đâm thủng động mạch chủ dẫn đến xuất huyết nội rất nguy kịch nên chỉ định mổ khẩn cấp. Kíp mổ đã tiến hành khâu nối phục hồi động mạch chủ bụng bị đâm thủng, truyền liên tục cho bệnh nhân khoảng 10 đơn vị máu.

Bé gái thiểu năng 11 tuổi sinh con

Ngày 8.11, nguồn tin PV Thanh Niên cho biết Công an Q.5 (TP.HCM) đang điều tra vụ bé T.K.H (11 tuổi) bị xâm hại tình dục dẫn đến có thai và sinh được một bé gái đặt tên là T.K.H.H. Theo nguồn tin, trước đó anh T.V (người thân của bé H.) đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Q.5 làm thủ tục nhập khẩu cho cháu gái tên H.H (1 tuổi). Qua xác minh, công an phát hiện cháu H.H là con của bé gái H. Đáng chú ý, bé H. bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ. Hiện vụ việc tiếp tục được Công an Q.5 điều tra, làm rõ.

Nông thôn ngày nay

Phạt nặng để phòng, chống dịch sốt xuất huyết

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH). Đến nay, công tác phòng chống dịch bệnh SXH đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Đánh mạnh vào ý thức

Theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại TP.HCM vẫn là địa phương có số ca mắc SXH cao nhất cả nước. Đến ngày 31.10, toàn thành phố có 13.856 ca SXH nhập viện, tăng 96% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó có 5 trường hợp tử vong - tương đương cùng kỳ năm 2014. Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, để kiểm soát dịch bệnh tốt, ngoài nỗ lực của ngành y tế còn cần đến ý thức tự giác của mỗi cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên, thời gian qua công tác phòng chống SXH của người dân khá lỏng lẻo, nhiều hộ gia đình tỏ ra khá thờ ơ với việc phòng chống dịch. Đặc biệt, khi cơ quan chức năng phun thuốc phòng chống SXH, nhiều gia đình còn từ chối hợp tác. Ghi nhận tại một số quận, huyện như quận 10, quận 3… có khoảng 30% gia đình không hợp tác với việc phun thuốc, gây khó khăn trong việc phòng chống dịch. Trước tình trạng này, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho hay: “UBND TP.HCM đã có Chỉ thị số 14 (ngày 11.8.2015), chỉ đạo nhiều biện pháp phòng chống SXH, đáng chú ý nhất là việc áp dụng Nghị định 176 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế, trong đó có lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, với những gia đình đã được vận động, nhắc nhở, cam kết tham gia phòng chống dịch SXH nhưng không thực hiện, chính quyền địa phương cương quyết xử phạt và thông báo rộng rãi đến các hộ dân”. Theo đó, Nghị định 176 quy định “Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với hành vi thải, bỏ các chất, vật dụng có khả năng làm lây lan bệnh truyền nhiễm”. Ông Dũng cũng nhấn mạnh, y tế dự phòng đi chống dịch chỉ là giải quyết phần ngọn, trong khi yếu tố nguy cơ gây bệnh thì không giải quyết được, do đó phải có chế tài và chế tài đủ mạnh mới có sức răn đe.

Phạt nặng, làm nghiêm

Thực tế, sau gần 2 tháng triển khai xử phạt hành chính, UBND các quận, huyện đã quyết liệt thực hiện một cách đồng bộ. Cụ thể, đến nay đã xử phạt 7 trường hợp, trong đó có 5 trường hợp ở quận Bình Thạnh và 2 trường hợp ở quận Tân Phú. Ngoài ra, có hàng chục hộ bị nhắc nhở, phê bình trong tổ dân phố… Theo ông Hưng, trước khi xử phạt, các phường đã cho các gia đình, tổ chức vi phạm trên làm cam kết diệt loăng quăng nhưng khi kiểm tra lại thì vẫn còn loăng quăng nên phường phải ra quyết định xử phạt. “Con số xử phạt vẫn còn ít so với các vi phạm thực tế nhưng cho thấy quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc xử lý những cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm pháp luật. Đồng thời, nó cũng góp phần giúp người dân thấy vai trò, trách nhiệm của mình đối với sức khỏe cộng đồng” - ông Hưng nói. Được biết, quy trình của việc xử phạt khá chặt chẽ. Theo ông Trần Thanh Nam - Phó Chủ tịch UBND phường 25, quận Bình Thạnh (đơn vị đã ra 2 quyết định xử phạt), các đoàn kiểm tra của phường sẽ thường xuyên kiểm tra các hộ dân trên địa bàn quản lý. Nếu phát hiện sai phạm trong công tác phòng chống dịch thì đoàn sẽ lập biên bản nhắc nhở. Sau đó nếu còn tái phạm, UBND phường sẽ ra quyết định xử phạt hành chính. “2 trường hợp bị xử phạt là những nơi mà chúng tôi đã đi kiểm tra, giám sát nhiều lần nhưng ý thức chưa đảm bảo. Xử phạt là biện pháp để họ chuyển biến tốt hơn trong thời gian tới” - ông Nam khẳng định. Thời gian tới, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh chế tài những trường hợp vi phạm: “Có vậy mới thay đổi ý thức và hành vi của người dân trong chống dịch bệnh”. 

Tuổi trẻ

Bệnh viện quận, huyện … lên hạng

Nhiều bệnh viện quận, huyện ở TP.HCM đã vươn lên thành bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, thu hút nhiều bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Theo Sở Y tế TP.HCM, từ năm 2010 đến nay số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại 23 bệnh viện quận, huyện thuộc sở tăng mạnh.

Nhiều kỹ thuật cao

Bệnh viện Q.Thủ Đức là bệnh viện tuyến quận, huyện duy nhất của TP được xếp hạng 1, trở thành bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh như một bệnh viện tuyến tỉnh. Rất nhiều kỹ thuật cao ở tất cả các chuyên khoa đã được thực hiện ở bệnh viện như lấy máu tụ dưới màng cứng, phẫu thuật hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, lấy khối u nội tủy, thay khớp háng, thay khớp gối, cắt u trung thất qua nội soi, nội soi cắt gan, cắt thận; cắt dạ dày, cắt tử cung, phẫu thuật ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ghép hạch bạch huyết sau phẫu thuật ung thư vú, phẫu thuật phaco, phẫu thuật nội soi mũi xoang... Ở mảng nội khoa, bệnh viện thực hiện được các kỹ thuật cao như chạy thận nhân tạo, lọc máu liên tục để thay huyết tương, cấp cứu tim mạch... Vừa qua, được sự hỗ trợ của bệnh viện tuyến trên, các bác sĩ của bệnh viện này đã kịp thời cứu sống em Phan Thị Phi Nhi (10 tuổi, Bình Dương) bị tai nạn ngưng tim, ngưng thở. Trong khi đó, theo bác sĩ Nguyễn Văn Mười - giám đốc Bệnh viện Q.Bình Tân, năm nay bệnh viện đã triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới như tán sỏi nội soi bằng laser, phẫu thuật nội soi tai mũi họng trẻ em, tiếp nhận điều trị các bệnh lành tính về máu như Thalassemia, phẫu thuật thay chỏm xương đùi, phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng. Trước đây, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận cấp cứu khoảng 30 bệnh nhân thì một nửa phải chuyển viện lên tuyến trên, nhưng hiện nay mỗi ngày nhận cấp cứu 90-100 ca thì chỉ chuyển 1-2 ca nặng, và những ca này lên tuyến trên đa số cũng không qua khỏi. Bệnh viện Q.Tân Phú cũng đang chuyển mình. Giữa tháng 7-2015, các bác sĩ Bệnh viện Q.Tân Phú đã phẫu thuật thành công cứu sống một bệnh nhi 12 tuổi bị vỡ tá tràng rất hiếm gặp do té từ gác gỗ xuống đất ở độ cao 3m. Trong khi đó, Bệnh viện Q.Bình Thạnh lại đẩy mạnh thu hút bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngoại trú, điều trị các bệnh liên quan đến thời tiết, các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, viêm gan, suy thận (bệnh viện có 23 máy chạy thận nhân tạo, đang điều trị cho khoảng 150 bệnh nhân suy thận mãn).

Không phải đi xa

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong 23 bệnh viện quận, huyện của TP, ngoài Bệnh viện Q.Thủ Đức được xếp hạng 1, còn có tám bệnh viện được xếp hạng 2 là bệnh viện các quận 2, 4, 6, 8, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Các bệnh viện còn lại là bệnh viện hạng 3. Tất cả bệnh viện quận, huyện đều có bốn khoa cơ bản là nội, ngoại, sản, nhi. Nhiều bệnh viện quận, huyện đã tự thực hiện được nhiều kỹ thuật về phẫu thuật cấp cứu sản phụ khoa, hồi sức sơ sinh, phẫu thuật trĩ hỗn hợp, nối gân duỗi, phẫu thuật u khoeo chân, đóng đinh nội tủy xương cẳng chân... và người dân ngày càng tin cậy tìm đến bệnh viện tuyến quận, huyện của TP.HCM khám chữa bệnh. Theo bác sĩ Nguyễn Minh Quân - giám đốc Bệnh viện Q.Thủ Đức, người dân ở Q.Thủ Đức và các vùng lân cận như Bình Dương, Đồng Nai được hưởng lợi từ các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại địa bàn, không phải đi xa đến các bệnh viện khác ở trung tâm TP, góp phần giảm tải cho các bệnh viện ở tuyến trên. Theo ông Quân, thời gian tới bệnh viện sẽ đưa đơn vị hỗ trợ sinh sản và hồi sức sơ sinh vào hoạt động, hướng tới sẽ phát triển một số kỹ thuật chuyên khoa sâu như tim mạch can thiệp, mổ tim mở, ghép thận. Bệnh viện Q.Bình Tân sắp tới còn tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật nội soi cắt đốt tiền liệt tuyến, kỹ thuật phẫu thuật nội soi hông lưng lấy sỏi từ Bệnh viện Bình Dân, cử cán bộ tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật hồi sức tim mạch tại bệnh viện tuyến trên. Từng bước nhận chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm vi sinh từ Bệnh viện Trưng Vương...

Tiếp tục lên hạng

Theo ông Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, TP đang ưu tiên phân bổ ngân sách để phát triển hạ tầng và trang thiết bị cho các bệnh viện quận huyện. Nhiều bệnh viện quận huyện sẽ tiếp tục lên hạng trong thời gian tới. Ông Thượng cho biết bệnh viện hạng 1 là bệnh viện đáp ứng tốt các yêu cầu về nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, thực hiện được những kỹ thuật chuyên sâu. Bệnh viện hạng 2 có năng lực khá tốt về con người, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, đủ đáp ứng mô hình bệnh tật của người dân trong quận và xử lý được hầu hết các chấn thương. Với những bệnh viện nằm ở các quận trung tâm, ở các quận tập trung nhiều bệnh viện như bệnh viện các quận 1, 3, 5, 7..., Sở Y tế sẽ có định hướng phát triển là đẩy mạnh tiếp nhận khám và điều trị ban đầu, điều trị ngoại trú là chính. Với bệnh viện quận huyện còn thiếu bác sĩ, TP đã có chủ trương tất cả các bác sĩ tốt nghiệp y khoa chính quy của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ phân bổ về quận huyện làm việc. Ngoài ra, các bệnh viện TP tiếp tục chuyển giao kỹ thuật cho quận huyện, chủ động phối hợp cấp cứu các trường hợp đặc biệt.

“Tiếp cận xử trí rối loạn phát triển giới tính”

Đây là tên gọi hội thảo do Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) kết hợp với Bệnh viện Nhi Monash (Úc) tổ chức trong hai ngày 8 và 9-11 tại TP.HCM. Nhiều bác sĩ đầu ngành về lĩnh vực này của Singapore, Úc, Mỹ, New Zealand, Ấn Độ và Việt Nam cùng hàng trăm bác sĩ đã đến tham dự. Hội nghị trao đổi về các vấn đề như: phân loại các rối loạn phát triển giới tính, vai trò đa chuyên khoa trong chẩn đoán và điều trị, các báo cáo về một số trường hợp lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, vấn đề nam hóa - nữ hóa, các nhầm lẫn và biến chứng trong phẫu thuật... BS CKII Trịnh Hữu Tùng (phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2) cho biết: “Theo nghiên cứu mới nhất, rối loạn phát triển giới tính chiếm tỉ lệ 1/1.500 trẻ sơ sinh. Trẻ khi chào đời chưa thể khẳng định giới tính là nam hay nữ, hoặc trẻ có ngoại hình là nữ nhưng nội thể lại là nam hoặc ngược lại... Rối loạn phát triển giới tính do nhiều nguyên nhân: bất thường bẩm sinh về nhiễm sắc thể, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh, bất thường về tuyến sinh dục...”. Hiện Việt Nam có 4 bệnh viện được Bộ Y tế cho phép xác định lại giới tính, trong đó Bệnh viện Nhi Đồng 2 là bệnh viện duy nhất tại phía Nam được phép làm. Ba năm qua, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã trả lại đúng giới tính cho gần 30 bệnh nhân rối loạn phát triển giới tính.

TP.HCM: sốt xuất huyết tăng 96% so với cùng kỳ 2014

Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết tính đến cuối tháng 10-2015, toàn TP có 7.537 ca mắc bệnh tay chân miệng nhập viện, không có tử vong, thấp hơn 14% so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó, đến cuối tháng 10-2015 toàn TP có 13.856 ca sốt xuất huyết nhập viện, tăng 96% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó năm trường hợp tử vong, tương đương cùng kỳ năm 2014. * Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 1-11 tỉnh đã ghi nhận 1.853 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2014), trong đó có một ca tử vong. Trưa 7-11 tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, cả hai khu vực điều trị sốt xuất huyết cho người lớn và trẻ em bệnh nhân đông đến kín phòng. Các y bác sĩ và điều dưỡng phải túc trực thường xuyên. Bác sĩ Phạm Văn Lào - giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk - cho biết dịch sốt xuất huyết bùng phát tại nhiều nơi, trong đó tập trung tại TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện Cư M’Gar, Krông Pắk, M’Đrắk.

Bệnh nhân sốt xuất huyết ở Khánh Hòa tăng hơn 4 lần

Chiều 8-11, lãnh đạo Trung tâm YTDP tỉnh Khánh Hòa cho biết tính đến nay, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trong toàn tỉnh đã lên hơn 4.700 ca, trong đó có 2 ca tử vong. Số bệnh nhân sốt xuất huyết vừa nêu tăng gấp hơn 4,4 lần so với cả năm ngoái (có 1.068 ca). TP Nha Trang đang là địa phương có số người mắc sốt xuất huyết cao nhất tỉnh với 1.201 ca, tiếp đến là thị xã Ninh Hòa có 1.159 ca. Còn tại huyện Vạn Ninh, nơi có hai trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết, có 820 ca. Cũng trong chiều 8-11, BV Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa - cho biết có khoảng 95% trong số 162 bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện đều bị sốt xuất huyết. Theo quy định của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, BV Nhiệt đới này là đơn vị tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh. Do đó, phần lớn số bệnh nhân sốt xuất huyết vừa nêu là bệnh nặng, do các cơ sở y tế, bệnh viện khác chuyển lên. Hiện có 8 ca sốt xuất huyết nặng đang phải hồi sức cấp cứu. Tỉnh Khánh Hòa vừa cấp bổ sung hơn 1,036 tỉ đồng để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Còn ngành y tế đang phối hợp ngành giáo dục tỉnh Khánh Hòa triển khai đến các trường phát động, hướng dẫn học sinh không để nước đọng nhiều vật dụng trong nhà và xung quanh nhằm tránh hình thành nơi sinh sản của muỗi vằn gây sốt xuất huyết.

Nhân dân

Phát động Ngày hội hiến máu nhân đạo

Sáng 7/11, tại Viện HHH-TMT.Ư, TƯ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã phát động Chương trình hiến máu, khám chữa bệnh nhân đạo năm 2015. Trong khuôn khổ chương trình phối hợp, lễ khai mạc “Ngày hội hiến máu nhân đạo” được tổ chức ngày 7/11, với sự tham dự của 750 thành viên Câu lạc bộ 25 và cán bộ, nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam. Ban Tổ chức Ngày hội đặt mục tiêu tiếp nhận được 300 đơn vị máu.

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế, người tham gia BHYT hưởng lợi

 Khoảng 1.800 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng giá từ 20 đến 30% khi Thông tư liên bộ quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc do Bộ Y tế - Bộ Tài chính đang xây dựng dự kiến có hiệu lực vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 tới. Tuy nhiên, việc tăng giá này sẽ giúp người tham gia BHYT, cũng như hàng chục triệu đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng lợi khi đi KCB.

Minh bạch các yếu tố chi phí

Theo tính toán, giá dịch vụ y tế (DVYT) tính đúng, tính đủ phải bao gồm bảy yếu tố chi phí, gồm: Thuốc, vật tư trực tiếp (1); điện, nước, xử lý chất thải (2); duy tu, bảo dưỡng tài sản (3); tiền lương, phụ cấp (4); sửa chữa lớn tài sản cố định (5); khấu hao tài sản (6); chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học (7). Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh, hiện nay, giá một số DVYT quy định tại Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BYT-BTC năm 2006 mới tính một phần các chi phí trực tiếp, giá một số dịch vụ theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC năm 2012 được tính 3/7 yếu tố trực tiếp (gồm các yếu tố 1,2,3). Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, sau ba năm điều chỉnh giá DVYT, mặc dù hầu hết các địa phương mới chỉ điều chỉnh ở mức 60-80% của ba yếu tố trên nhưng đã mang lại những hiệu quả nhất định, quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT được nâng lên. Các bệnh viện sử dụng 15% tiền khám bệnh, tiền ngày giường để mua thêm giường, ghế ngồi, cải tạo, sửa chữa phòng khám, buồng bệnh khang trang hơn, đã có sự thay đổi cơ bản phần nào đáp ứng nhu cầu của người bệnh… Thứ trưởng Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: Việc liên bộ ban hành thông tư điều chỉnh mức DVYT, kết cấu thêm chi phí trực tiếp và tiền lương là một đòi hỏi thực tế, theo đúng quy định của pháp luật. Các đơn vị cung ứng "dịch vụ công" phải được tính đúng, tính đủ giá để thực hiện tự chủ, đồng thời chuyển việc cấp ngân sách trực tiếp cho đơn vị cung ứng dịch vụ sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng để ngân sách được hỗ trợ đúng người, đúng đối tượng, không bao cấp tràn lan. Theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, giá DVYT không đơn thuần là giá để người dân chi trả chi phí KCB cho bệnh viện, mà quan trọng hơn cả nó là cơ sở để cơ quan BHXH thay mặt người dân thanh toán cho bệnh viện, không như giá các hàng hóa, dịch vụ khác mà là quyền lợi của người dân được hưởng khi tham gia BHYT. Việt Nam lâu nay vẫn bị các tổ chức y tế quốc tế đánh giá là đang tạo ra sự “bao cấp ngược” trong cung cấp DVYT. Tức là những người có điều kiện kinh tế sẵn sàng bỏ tiền túi ra để được sử dụng những DVYT chất lượng cao, lại vẫn đang được Nhà nước bao cấp về giá, do mới tính một phần chi phí giá DVYT. Việc điều chỉnh giá DVYT về bản chất là sự chuyển dịch của các khoản chi trước đây được Nhà nước bao cấp, chi trực tiếp cho các bệnh viện, thì nay được kết cấu vào giá DVYT. Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá sẽ từng bước xóa bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh và bảo đảm lợi ích của các đơn vị y tế, chuyển phần ngân sách này sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT.

Người tham gia BHYT hưởng lợi

Thông tư này trước mắt sẽ chỉ áp dụng đối với thanh toán chi phí KCB BHYT. Đối với người chưa có thẻ BHYT, sẽ tiếp tục áp dụng mức giá theo hiện hành. Khi thông tư có hiệu lực, theo tính toán, đối với 73% dân số đã có thẻ BHYT thì: Nhóm đối tượng được BHYT thanh toán 100% chi phí sẽ không bị ảnh hưởng mà quyền lợi được nâng lên. Nhóm được BHYT thanh toán 95%, phải đồng chi trả 5%, nhóm được BHYT thanh toán 80%, đồng chi trả 20% về cơ bản cũng không ảnh hưởng vì đã được BHYT thanh toán 80-95% phần tăng thêm. Mặt khác, từ ngày 01-01-2015, người tham gia BHYT từ năm năm liên tục trở lên đi KCB đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 06 tháng lương cơ sở. Theo phân tích của Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) Phạm Lương Sơn, việc điều chỉnh giá lần này sẽ có những tác động tích cực: Mức giá chi trả của dịch vụ kỹ thuật được thống nhất tại tất cả các cơ sở KCB cùng hạng trên cả nước là cơ sở để người bệnh được cung cấp DVYT công bằng, đồng đều ở tất cả các cơ sở KCB, không phân biệt vùng, miền. Đây sẽ là một trong những động lực khuyến khích các bệnh viện tuyến dưới các cơ sở vùng sâu, vùng xa khó khăn, có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn để cung cấp DVYT tốt hơn, tạo dựng tiền đề để bảo đảm sự công bằng giữa người dân miền núi và đồng bằng trong công tác KCB. Đồng thời, việc chi trả từ tiền túi của người dân sẽ giảm đi và giảm rất mạnh. Vì toàn bộ chi phí thuốc, vật tư y tế, đặc biệt là những chi phí trực tiếp như khấu hao, duy tu bảo dưỡng… từng bước được kết cấu vào giá DVYT theo lộ trình và sẽ được Quỹ BHYT chi trả. Do đó, người bệnh sẽ không bị thu thêm những chi phí đã được tính vào giá DVYT. Việc điều chỉnh giá DVYT đang hướng tới mục tiêu sao cho chi phí y tế từ tiền túi người dân giảm ở ngưỡng dưới 40% vào năm 2018. Việc giá DVYT được tính đủ chi phí sẽ khuyến khích các bệnh viện triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế, đồng thời có trách nhiệm nâng cao chất lượng KCB, cả chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng phục vụ. Tạo điều kiện người có thẻ BHYT được thụ hưởng các dịch vụ KCB tiên tiến, hiện đại ngay trên địa bàn và được cơ quan BHXH thanh toán, làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT… Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, từ năm 2010, thông qua các biện pháp quản lý của ngành BHXH, nhằm tăng cường kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ, các cơ sở KCB tích cực cung cấp DVYT theo hướng chi phí hiệu quả, vì vậy mỗi năm tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2014, Quỹ BHYT có kết dư khoảng 5.200 tỷ đồng. Đến nay, Quỹ BHYT dự phòng đủ để bảo đảm đáp ứng việc điều chỉnh giá DVYT lần này. Ước tính, Quỹ BHYT có khả năng cân đối được đến hết năm 2017. Vì vậy, từ nay đến hết năm 2017, chưa đặt ra vấn đề điều chỉnh mức đóng phí BHYT. Đến năm 2018, khi giá DVYT được tính đầy đủ bảy cấu phần, mới cân nhắc việc có điều chỉnh mức đóng hay không. Theo Luật BHYT, mức trần thu phí BHYT được Quốc hội cho phép là 6%, hiện nay mức phí BHYT đang thu là 4,5% mức lương tối thiểu. Khi tính lương vào giá DVYT, dự kiến ngân sách sẽ dành được khoảng 10.000 tỷ đồng/năm để chuyển sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT. Theo Trưởng ban Phạm Lương Sơn, đối với khoảng 27% dân số chưa tham gia BHYT, trong năm 2015 sẽ chưa phải chịu tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ KCB. Nhưng theo lộ trình, năm 2016 sẽ áp dụng giá tính đủ bảy yếu tố chi phí cho người không có thẻ BHYT. Vì vậy, vấn đề đẩy nhanh độ bao phủ BHYT càng trở nên cấp thiết, người dân cũng cần có ý thức tham gia BHYT, để không phải nặng gánh chi trả thêm khi đi KCB và để người không may mắc bệnh không bị rơi vào “bẫy nghèo”.

Đào tạo gần hai nghìn bác sĩ nội trú

 Sáng 8-11, Trường đại học Y Hà Nội tổ chức kỷ niệm 40 năm đào tạo bác sĩ nội trú (BSNT) bệnh viện. Tính đến nay, nhà trường đã đào tạo được 40 khóa với 1.983 học viên. Đào tạo BSNT là một trong những phương thức đào tạo chuyên gia giỏi, nhân tài trẻ của ngành y tế áp dụng cho các chuyên ngành lâm sàng, cận lâm sàng và y học dự phòng. Chương trình đào tạo BSNT kéo dài ba năm, phần lớn thời gian dành cho thực hành; học tập nghiên cứu với nhóm hướng dẫn, có sự kèm cặp của các giáo sư, chuyên gia giỏi… Qua đó, đào tạo những bác sĩ có trình độ kiến thức và tay nghề chuyên môn vững vàng, đủ năng lực hành nghề độc lập, là nòng cốt cho nhân lực chất lượng cao các bệnh viện tuyến trung ương, các trường đại học y. Nhân dịp này, Trường đại học Y Hà Nội khánh thành và đưa vào sử dụng khu ký túc xá. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 223 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho 2.112 học viên, sinh viên.

Công an Nhân dân

Cứu sống cụ bà 71 tuổi người Campuchia bị gẫy cổ xương đùi

Ngày 8/11, thông tin từ các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh cho biết, nhờ sự phối hợp của các bác sĩ khoa Ngoại- Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy Việt Nam và bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh đã phẫu thuật thành công ca thay khớp háng nhân tạo cho một cụ bà 71 tuổi, người Campuchia. Bác sĩ CK II Lê Văn Tuấn, Trưởng khoa Ngoại - Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy Việt Nam là người trực tiếp tham gia ca mổ cho biết, vào ngày 31/10, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh đã tiếp nhận bệnh nhân trên (trú tại tỉnh Kampong Cham) trong tình trạng không đứng và không đi lại được. Theo người nhà bệnh nhân, thì trước đó 7 ngày, bệnh nhân bị té từ nệm xuống đất, sau đó không đứng lại được, người nhà đã đưa bệnh nhân đến một bệnh viện ở tỉnh để điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm và ngày càng đau nhiều hơn, do đó đã đưa tới nhập Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh để được kiểm tra và điều trị.v Theo BS Tuấn, bệnh nhân được chẩn đoán gãy cổ xương đùi phải. Các bác sĩ đã thực hiện tầm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch, hô hấp và các bệnh lý nội khoa cho bệnh nhân, đồng thời hội chẩn với các chuyên gia hàng đầu ngành chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Chợ Rẫy Việt Nam. Bệnh nhân được chỉ định  phẫu thuật “thay khớp háng bán phần (Bipolar) không xi măng”. Ca phẫu thuật tiến hành ngày 31/10, kéo dài 30 phút và hoàn toàn thuận lợi như dự kiến. Đây là trường hợp bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng bán phần thực hiện đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh. Sau mổ bệnh nhân đã bớt đau, 3 ngày sau đã có thể tự ngồi và tập đi với khung tập. 

Hàng chục công nhân ngộ độc thực phẩm

Bác sĩ Võ Văn Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch - tổng hợp Bệnh viên đa khoa Tiền Giang, cho biết tính đến chiều qua 8.11, có 28 ca ngộ độc đã được xuất viện, 2 trường hợp còn đang tiếp tục theo dõi, điều trị. Trước đó, sau khi ăn trưa với các món rau muống xào, thịt kho với trứng và canh bí đỏ, chiều 7 và sáng 8.11 có 57 công nhân thuộc Công ty CP may Sông Tiền (Cụm công nghiệp Trung An, TP.Mỹ Tho) phải nhập viện do bị các triệu chứng nôn ói, chóng mặt, đau bụng và tiêu chảy. Trong đó, 30 ca điều trị tại Bệnh viện đa khoa Tiền Giang, số còn lại điều trị tại Bệnh viện Quân y 120 và cũng đã xuất viện. Vụ ngộ độc tương tự xảy ra tại công ty TNHH Giày Vĩnh Nghĩa, phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát, Bình Dương)  vào chiều tối 21.10. Nhiều công nhân (CN) cho biết buổi trưa cùng ngày (21.10) mọi người ăn cơm ở bếp ăn tập thể của công ty gồm: thịt kho tép, canh chua, cải chua nấu trứng, cải xào… Sau bữa ăn được khoảng một giờ đồng hồ, nhiều CN thấy chóng mặt, buồn nôn, nghi ngộ độc thực phẩm, nên được công ty tổ chức đưa đến nhiều bệnh viện trên địa bàn Bình Dương để cấp cứu. Trao đổi với PV Thanh Niên o­nline, bác sĩ Văn Quang Tân, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bình Dương, cho biết có khoảng 130 công nhân đã được nhập viện tại bệnh viện này và đang được phân loại để điều trị. Biểu hiện ban đầu của các CN là nôn ói, chóng mặt nên các bác sĩ đã cho uống thuốc chống nôn, theo dõi huyết áp. Những ca nặng được nhanh chóng truyền dịch. Đa số CN nhập viện là nữ, có cả phụ nữ đang mang thai. Nhiều CN công ty Giày Vĩnh Nghĩa cho biết trước đó, từ ngày 19.10, họ đã đình công để đề nghị công ty nâng giá trị khẩu phần ăn lên, và được công ty đồng ý. Sau đó, CN đi làm trở lại, ăn trưa tại công ty thì xảy ra vụ việc trên.

Sức khỏe & Đời sống

Đề xuất thay đổi chính sách đãi ngộ bác sĩ nội trú

Sáng 8/11, Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức lễ lỷ niệm 40 năm đào tạo bác sĩ nội trú (BSNT) BV. Là học viên BSNT khóa 9 của trường ĐH Y Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế, đã không kìm được xúc động khi phát biểu tại buổi lễ cũng như trong chương trình Tọa đàm 40 năm đào tạo BSNT… Phát biểu tại buổi lễ PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Y tế cho biết đào tạo BSNT là một trong những phương thức đào tạo những chuyên gia giỏi, nhân tài của ngành y tế áp dụng cho các chuyên ngành lâm sàng, cận lâm sàngy học dự phòng. Chương trình đào tạo BSNT kéo dài ba năm, phần lớn thời gian dành cho thực hành; các học viên phải thường trú trong BV, học tập nghiên cứu với nhóm hướng dẫn, kèm cặp trực tiếp của các giáo sư, bác sĩ giỏi và có nhiều kinh nghiệm. Qua đó đào tạo ra những bác sĩ có trình độ kiến thức tốt, trình độ tay nghề chuyên môn vững vàng, đủ năng lực hành nghề độc lập, là nòng cốt cho nhân lực chất lượng cao của các bệnh viện tuyến trung ương, các trường đại học y. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện nay nhiều cơ chế, chính sách đối với BSNT còn bất bập cần được tháo gỡ. Bác sĩ thông thường phải học 6 năm và hệ BSNT phải học 9 đến 10 năm. BSNT là những sinh viên y khoa giỏi, phải qua kỳ xét tuyển khó khăn, đào tạo nghiêm ngặt, đỏi hỏi các BSNT luôn phải nỗ lực hết mình. Tuy nhiên, do các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ còn nhiều bất cập, BSNT vẫn rất thiệt thòi về lương khởi điểm, chỉ được hưởng mức lương tương tự các ngành học có thời gian đào tạo 4 năm, số năm công tác cũng thiệt thòi hơn do thời gian nội trú tại bệnh viện không được tính là thời gian công tác… Đáng chú ý, 13 năm nay BSNT không được Bộ GD&ĐT công nhận là thạc sĩ, mặc dù so với đào tạo cao học, thi tuyển đầu vào BSNT khó hơn, thời gian học lâu hơn, cho phí đào tạo tốn kém hơn… Khi học tiếp lên nghiên cứu sinh thì chỉ được tính đầu vào như bằng đại học. Do đó, thời gian tới Bộ Y tế sẽ đề xuất Chính phủ có những chính sách hợp lý hơn với nhóm các BSNT như thay đổi về cách tính lương khởi điểm, thâm niên, chế độ bảo hiểm… Theo PGS,TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, khóa đào tạo BSNT đầu tiên của Trường ĐH Y Hà Nội được tổ chức năm 1974 gồm 15 học viên thuộc sáu chuyên ngành: ngoại khoa, nội khoa, nhãn khoa, tai mũi họng, thần kinh, truyền nhiễm. Tính đến nay đã có 40 khóa BSNT được đào tạo với tổng cộng 1.983 học viên thuộc 35 chuyên ngành lâm sàng, cận lâm sàng và y học dự phòng. Trong số này, hàng trăm BSNT có học hàm GS, PGS; giữ các vị trí chủ chốt của ngành y tế và các khoa, bộ môn thuộc các BV… và có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm đã diễn ra buổi giao lưu giữa thế hệ thầy, cô giáo, bác sĩ nội trú qua các thời kỳ như: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; GS.TS. Đặng Hành Đệ; GS.TS. Phạm Gia Khải; GS.TS. Nguyễn Lân Việt, nguyên Hiệu trưởng Trưởng ĐH Y Hà Nội với các học viên là BSNTđang được đạo tạo tại Trường. Tại Buổi giao lưu, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, thách thức, đồng thời kiến nghị giải pháp nâng cao, phát triển mô hình đào tạo BSNT trong thời gian tới. Với hiệu quả của hệ đào tạo này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, sẽ mở rộng đào tạo BSNT, tăng cường đào tạo về lâm sàng để bác sĩ ra trường có thể ngay lập tức làm việc độc lập. Sáng cùng ngày, tại trường ĐH Y Hà Nội, Bộ trưởng và các quan khách đã cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng công trình tòa nh;à ký túc xá ĐH Y Hà Nội. Khu ký túc xá ĐH Y Hà Nội có diện tích sàn là 25.500m2, gồm 15 tầng và 1 tầng hầm, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 2.112 học viên, sinh viên. Tại mỗi tầng có khu vực sinh hoạt chung phục vụ cho các hoạt động tập thể của sinh viên. Ký túc xá trường ĐH Y Hà Nội được xây dựng với tổng kinh phí đầu tư trên 223 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển ngân sách nhà nước cấp là 100 tỷ đồng.

Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo(Bộ Y tế) đón nhận Huân chươngLao động Hạng Nhì

Ngày 25/3/2014, Cục ATTP Bộ Y tế tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Tham dự buổi lễ có PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; đại diện các Bộ Công an, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; đại diện một số cục, vụ, viện thuộc Bộ Y tế; đại diện các Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm; đại diện các Sở Y tế; cán bộ, viên chức tiền nhiệm và đương nhiệm Cục An toàn thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm tiền thân là Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được thành lập theo Quyết định số 14/1999/QĐ-TTg ngày 04/2/1999 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng quản lý nhà nước về ATTP. Từ một đơn vị nhỏ bé lúc mới thành lập với hơn 30 cán bộ, Cục An toàn thực phẩm đã lớn mạnh và phát triển được mạng lưới quản lý an toàn thực phẩm ở 63 tỉnh, thành phố. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luôn được chú trọng. Cục tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ về an toàn thực phẩm. Công tác thông tin giáo dục truyền thông được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã góp phần nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm của toàn xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra được duy trì thường xuyên giúp ngăn chặn và xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm. Công tác kiểm nghiệm được đầu tư và nâng cấp giúp giám sát nguy cơ, phát hiện nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hiệu quả hơn. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đã được tăng cường, tranh thủ được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WHO, FAO… Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Y tế biểu dương những kết quả mà Cục ATTP đã đạt được trong 15 năm qua. Tuy mới được thành lập 15 năm nhưng Cục ATTP đã phát triển lớn mạnh, đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Thứ trưởng chỉ đạo Cục An toàn thực phẩm trong thời gian tới cần chú trọng bồi dưỡng năng lực cán bộ làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; truyền thông giáo dục phải đúng đối tượng với nhiều hình thức; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn để làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhân dịp này, Cục An toàn thực phẩm đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Đầu tư 121 triệu USD đào tạo nhân lực y tế

 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt dự án “Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế” với tổng kinh phí thực hiện là 121 triệu USD với vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB). Dự án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực y tế, quản lý y tế và tăng cường năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chiến lược chính sách quốc gia về phát triển hệ thống y tế đạt mục tiêu Thiên niên kỷ và xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, dự án sẽ tập trung vào việc cải thiện toàn diện chất lượng giáo dục nhân lực y tế thông qua đổi mới tiếp cận dạy và học dựa trên năng lực và cải thiện hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục. Dự án cũng chú trọng đến việc nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực y tế, tăng cường, luân phiên cán bộ y tế có trình độ công tác ở vùng khó khăn. Nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực y tế làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu góp phần vào việc đạt chuẩn quốc gia của các trạm y tế xã; đóng góp vào chương trình nông thôn mới các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Dự án gồm bốn hợp phần: Cải thiện hệ thống chất lượng giáo dục nhân lực y tế bậc đại học, cao đẳng thông qua đổi mới tiếp cận dạy và học dựa trên năng lực và cải thiện hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục (63 triệu USD); Nâng cao năng lực quản lý y tế và quản lý sử dụng nhân lực y tế (12 triệu USD); Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu thông qua đào tạo, bổ sung các điều kiện cần thiết cho đội ngũ cán bộ y tế huyện và xã (41 triệu USD); Quản lý dự án (5 triệu USD). Thời gian thực hiện dự án được tiến hành từ năm 2014 đến 2019.  

Công bố 2 thủ tục hành chính về thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ

Bộ Y tế vừa công bố 2 thủ tục hành chính được ban hành tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/1/2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Bộ Y tế vừa công bố 2 thủ tục hành chính được ban hành tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/1/2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuậtthụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Theo đó, tại có quyết định số 4291/QĐ-BYT do PGS.TS Phạm Lê Tuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế ký ban hành, với thủ tục đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, các cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật này. Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kế hoạch điều trị cho cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân. Trong trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và không thể có kế hoạch điều trị phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do. Đối với việc mang thai hộ, quyết định của Bộ Y tế nêu rõ: Trình tự thủ tục đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bao gồm cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật này là Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế, BV Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do. Bộ Y tế cũng nhấn mạnh trong quyết định này, việc mang thai hộ phải được sử dụng trứng và tinh trùng của chính vợ chồng nhờ mang thai hộ, không được sử dụng trứng, hoặc tinh trùng của người mang thai hộ hoặc người khác. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật.

Có một Viện Y học cổ truyền quân đội phía Nam

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2014, Phân viện Y học cổ truyền (YHCT) quân đội TP. Hồ Chí Minh, thuộc Viện YHCT quân đội có nhiệm vụ khám chữa bệnh... Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2014, Phân viện Y học cổ truyền (YHCT) quân đội TP. Hồ Chí Minh, thuộc Viện YHCT quân đội có nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ Trung ương; cán bộ trung, cao cấp trong lực lượng vũ trang khu vực phía Nam, đồng thời tham gia khám chữa bệnh cho người dân quanh địa bàn đóng quân. Chỉ hơn 1 năm đi vào hoạt động, thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ, nhân viên của viện đã tạo nên những dấu ấn đẹp về người thầy thuốc y học cổ truyền quân đội với phương châm “sáng về y đức, sâu về y lý, giỏi về y thuật”.

Lặng lẽ vì người bệnh

Viện YHCT quân đội phân viện TP.HCM tọa lạc trong một con hẻm trên đường Kinh Dương Vương, thuộc quận 6, với không gian khá yên tĩnh. Phân viện mới thành lập hơn một năm nên chưa được nhiều người biết, song những người bệnh từng vào đây chữa trị đều không thể quên cảm giác ấm áp bởi sự trìu mến, thân thương và nhiệt tâm vì người bệnh của những thầy thuốc mang màu áo lính. Một ngày đến với viện để tận mục công việc của người thầy thuốc YHCT nơi này mới hiểu, tình yêu nghề và tấm lòng vì người bệnh đã ăn sâu trong huyết mạch thành một đặc tính truyền thống, luôn được cán bộ, nhân viên trong viện tiếp nối và thắp sáng. “Viện thành lập chỉ hơn 1 năm nên còn thiếu nhiều điều kiện, từ nhân lực đến trang bị kỹ thuật, đặc biệt là các thiết bị chẩn đoán cận lâm sàng và các công cụ hỗ trợ điều trị khác. Tuy nhiên, chúng tôi luôn nỗ lực, vận dụng mọi điều kiện hiện có để khám và chữa trị đạt kết quả tốt nhất, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe” - Đại tá, tiến sĩ Đỗ Đình Long, Giám đốc Phân viện chia sẻ. Tại khoa khám và điều trị, không khí khẩn trương, tất bật ngay từ đầu giờ buổi sáng. Những giường bệnh để thực hiện thao tác trị liệu luôn được sử dụng hết công năng. Những ngón tay của người thầy thuốc áo lính thuần thục, điêu luyện trong từng thao tác dò huyệt, xuyên kim, cứu huyệt. Những khuôn mặt đầm đìa mồ hôi khi gắng sức trong các động tác xoa, day, ấn, bấm huyệt cho người bệnh. Có thể thấy, việc chữa trị đã được những thầy thuốc nơi này thực hiện một cách tận tụy, đầy trách nhiệm trong nỗ lực đem lại kết quả tốt trong việc chữa trị. Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Đô, người phụ trách khám chữa bệnh cho biết, hiện số bệnh nhân vào viện chữa trị rất đa dạng bệnh chứng, trong đó phần lớn là các chứng đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, đau vai gáy, cột sống thắt lưng, liệt mặt, di chứng đột quỵ não... Ngoài ra còn có các bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, bệnh gút. Những bệnh nhân đến đây gần như đều đã qua nhiều đợt điều trị bệnh từ các nơi, bệnh kéo dài nhiều năm, đã thành mạn tính. Triệu chứng bệnh tuy không cấp bách nhưng những cơn đau âm ỉ, dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi, thường mang tâm lý chán nản, tự ti, ít tin vào khả năng thành công khi trị liệu. “Phương pháp chữa trị của chúng tôi được đúc kết từ thành quả những công trình nghiên cứu khoa học sâu về y học cổ truyền, ứng dụng thành công ở Viện YHCT quân đội (Hà Nội) nên rất có giá trị. Hơn nữa, chúng tôi có nguồn dược liệu chất lượng tốt, những thành phẩm đông dược đa dạng phong phú, đảm bảo cho điều trị nhiều bệnh hiệu quả” - BS. Đô khẳng định. Dẫn chứng điều này, BS. Đô cho hay, đi cùng phương pháp trị liệu truyền thống như châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn cột sống, thế mạnh của viện trong chữa trị các bệnh và chứng đau nhức xương khớp là kết hợp xông thuốc tại chỗ. Nhiều bệnh nhân đã có kết quả tốt khi chúng tôi ứng dụng phương pháp này cho việc chữa trị. Với biên chế cán bộ, nhân viên hiện có, để hoàn thành nhiệm vụ là cả một nỗ lực lớn. Có những hôm đông bệnh nhân, cán bộ, nhân viên của viện phải cật lực làm việc đến 19 giờ, xong hết bệnh nhân mới đóng cửa. Từ Phú Yên vào, chị Nguyễn Thị Kim Cúc vừa trải qua 10 ngày chữa trị thoái hóa đốt sống cổ tại viện. Bày tỏ niềm phấn khởi bởi thấy bệnh đã chuyển biến tốt, chị Cúc cho biết, chị đã từng đi nhiều nơi để châm cứu, chữa trị chứng nhức đầu do đốt sống cổ bị thoái hóa gây chèn ép, nhưng vùng đầu cổ vẫn cứ âm ỉ đau khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung. Vào viện, chị được các thầy thuốc phối hợp nhiều liệu pháp chữa trị như: châm cứu, chiếu đèn, day, xoa ấn huyệt và xông thuốc tại chỗ. Giờ, chứng đau nhức đầu, cổ đã khỏi hẳn. Chị Cúc cũng bày tỏ niềm cảm kích: “Vào nơi này, chúng tôi như được trở lại trong vòng tay của những người đồng đội. Sự chăm sóc tận tình, hỏi han ấm áp của các cán bộ, thầy thuốc ở viện đã khiến chúng tôi thật sự yên tâm chữa trị bệnh và tôi tin mình sẽ khỏi bệnh”. Cũng như chị Cúc, hàng chục bệnh nhân là người dân quanh địa bàn đứng chân của viện, có người ở tận các vùng sông nước miền Tây xin điều trị bệnh cũng bày tỏ niềm tin đối với những thầy thuốc nơi đây. Bà Lê Thị Nhung cho biết, bà bị thoái hóa cột sống, thắt lưng đau cứng và tê xuống hai chân, đi lại khó khăn. Mỗi lần con cháu bảo đến bệnh viện, bà không đi vì ngại. Nghe tin một người trong xóm từng được viện điều trị chứng đau như mình, giờ đã khỏi bệnh, bà đến gặp các thầy thuốc tìm hiểu và xin chữa trị. “Các thầy thuốc hết sức tận tình, chu đáo và rất tôn trọng người bệnh. Điều đó làm tôi yên tâm, không còn băn khoăn lo lắng gì nữa. Giờ thì nhất định theo chữa trị cho bệnh lành hẳn”.

Mong ước phát triển

Cơ ngơi của Viện YHCT quân đội TP. HCM nằm trong khuôn viên rộng gần 2ha, khá bình yên, tĩnh lặng. Khu nhà trung tâm được bố trí các phòng khám, điều trị, phục hồi chức năng, phòng nội trú. Khoảng sân phía trước là một không gian rợp màu xanh tươi mát với những thảm cỏ mướt xanh, những cây ăn trái, cây cảnh đang vươn cao, tốt tươi. Cùng đó là những hàng ghế đá được bài trí thuận tiện, những lối đi được tạo hình khá điệu nghệ. “Chúng tôi cố gắng tạo dựng cảnh quang tươi đẹp, mát mẻ để khi bước chân đến nơi này, người bệnh sẽ cảm thấy như đang vào một khu công viên. Tâm lý thoải mái, gắn bó với viện thì họ mới yên tâm điều trị bệnh” - BS. Hoàng Đô tâm sự. Đại tá Đỗ Đình Long, Giám đốc Phân viện cho biết, Phân viện YHCT quân đội TP.HCM chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2014, trên cơ sở tổ chức biên chế thuộc Viện YHCT quân đội, toàn thể cán bộ, nhân viên của viện đều là quân nhân tăng cường từ Hà Nội vào. “Nhận nhiệm vụ, chúng tôi lên đường vào Nam với rất nhiều nỗi lo. Giữa bao thiếu thốn, khó khăn của một đơn vị khám chữa bệnh mới thành lập là sự trăn trở, phải làm sao cho cuộc sống riêng tư của mỗi anh chị em sớm ổn định để yên tâm công tác. Rất mừng vì cấp trên đã quan tâm cho xây dựng nhà công vụ, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên của viện có nơi ở ổn định” - Đại tá Đỗ Đình Long tâm sự. Ban lãnh đạo của viện cũng đặt mình trước trách nhiệm phải quan tâm chăm lo cuộc sống tinh thần, hỗ trợ phần nào điều kiện vật chất, động viên cho cán bộ, nhân viên mới chuyển vào thực hiện tốt nhiệm vụ. Những anh em đã xây dựng gia đình, có con đang tuổi đi học, cán bộ chính sách của đơn vị lo thủ tục để các cháu được tiếp nhận vào trường học. “Điều đáng tự hào là tất cả cán bộ, nhân viên trong viện đã đoàn kết, yêu thương nhau như anh em trong một nhà. Khi một gia đình có việc cần là tất cả cùng vào cuộc giúp đỡ. Trong công tác chuyên môn, anh chị em bảo ban, chia sẻ, hỗ trợ nhau tận tình nên gặp khó khăn nào cũng đều vượt qua được” - Giám đốc, Đại tá Đỗ Đình Long chia sẻ. Nhiều dự hướng đầy tâm huyết về tương lai phát triển ngành YHCT quân đội, phát triển viện thành một trung tâm Đông y lớn của miền Nam cũng được những thầy thuốc nơi này đặt ra. Đó là việc tổ chức đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn cho lực lượng quân y cơ sở, đầu tư thêm trang thiết bị cận lâm sàng, tăng thêm nguồn nhân lực để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh... Theo BS. Hoàng Đô, khu vực này còn là cửa ngõ đi về miền Tây, về vùng sông nước. Ở đó, khí hậu ẩm thấp, nguy cơ về bệnh xương khớp khá cao, vì vậy nhu cầu chữa trị của người dân rất lớn. Trong khi đó, Đông y có thế mạnh chữa trị hiệu quả những căn bệnh xương khớp. Viện đứng chân ở khu vực này, ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ lãnh đạo Trung ương và quân đội, cán bộ, nhân viên của viện còn ý thức được trách nhiệm của mình trước nhân dân địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng. “Là những thầy thuốc YHCT mặc áo lính, với chúng tôi, mỗi nụ cười vui, mỗi sắc diện tươi tắn của người bệnh khi được chữa trị thành công là niềm hạnh phúc lớn, giúp chúng tôi yêu nghề, yêu công việc đã say mê theo đuổi” - BS. Hoàng Đô trải lòng.

Lao động

KỲ 1: Ác mộng "tế bào gốc": Hy vọng thành ác mộng

Ngày 14 và 15.10 vừa qua, báo Lao Động đã đăng loạt bài điều tra “Phòng khám Đa khoa Bác Ái: Làm tiền trên nỗi đau của người bệnh”. Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc những cơn ác mộng của 3 bệnh nhân trong cùng một gia đình, khi được Phòng khám Đa khoa (PKĐK) Bác Ái (Cty TNHH Trung tâm Y khoa quốc tế Bác Ái, số 601B Cách Mạng Tháng Tám, phường 15, quận 10, TPHCM) nhận chữa bệnh bằng phương pháp “cấy tế bào gốc”, với giá hàng trăm triệu đồng, mà bệnh vẫn không hết... Ba bệnh nhân gồm Dương Minh Đức, Bạch Thế Dũng và Dương Thị Thanh Hương. Cùng nỗi đau bệnh tật hành hạ, giờ đây họ gánh thêm thương tổn tinh thần do “mắc quả lừa” tinh vi của những cá nhân tại PKĐK Bác Ái. Chúng tôi xin trích đăng gần như nguyên văn nhật ký của bệnh nhân Bạch Thế Dũng (65 tuổi), về hành trình từ Hà Nội vào TPHCM chữa bệnh, qua đó thấy được nỗi xót xa của bệnh nhân trót tin vào cách chữa bệnh “cấy tế bào gốc” của PKĐK Bác Ái.

Vì tin ông bác sĩ tây

Mở đầu những dòng nhật ký, ông Dũng viết: “Nghe tin cậu Đức (tức Dương Minh Đức - em vợ ông Dũng), bị tai biến mạch máu não, nay đã khỏe hơn, nhờ phương pháp “cấy tế bào gốc” tại PK Bác Ái, mình liên hệ với bác sĩ Kiều, chồng là Ciro (người Italia), biết chi phí là 120 triệu đồng. Kiểm tra sổ tiết kiệm, thấy đủ tiền, vậy là lên đường vào TPHCM… Bà xã (tức bà Dương Thị Thanh Hương, vợ ông Dũng, chị ruột anh Đức) đi theo để theo dõi, mình rủ chữa bệnh luôn. Thế là thêm 100 triệu đồng nữa…”. Vào TPHCM tá túc tại nhà một người bạn, sau đó một ngày, vợ chồng ông Dũng được 2 nhân viên của phòng khám đến tận nơi chở đi chữa bệnh. Ngay từ đầu, theo ông Dũng: “Mình thắc mắc tại sao chữa bệnh, đóng cả trăm triệu đồng mà Phòng khám Bác Ái không làm hợp đồng, không nói rõ chữa bệnh gì, trách nhiệm mỗi bên như thế nào…?”. Tuy nhiên, bà Nguyễn Cao Diễm Kiều - Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Trung tâm Y khoa quốc tế Bác Ái, đã giải thích rằng, ngay ở nước ngoài cũng không có hợp đồng, chỉ có hóa đơn chi tiêu thôi (?!). Ông Dũng viết: “Mình cố tin tưởng ông bác sĩ Ciro Gargiulo. Ngày đầu tiên ông ấy trị mụn ở lưng, ông ấy nặn bắn vọt cả mủ lên tường. Ông thở phì phò, luôn miệng hỏi đau không? Vợ thì trị chứng mất ngủ, bây giờ ngủ được, thậm chí đã ngủ trưa được rồi. Riêng mình, không thấy tiến triển gì cả, vẫn đau khớp, vẫn mất ngủ. Nhưng cứ phải hy vọng thôi…”. Ngày 29.4: “Hôm nay bác sĩ bắt đầu lấy máu (độ 40cc) để làm tế bào gốc. Ông Ciro tiêm 4 mũi vào 2 khớp (chân trái và chân phải). Y tá tiêm 2 mũi vào 2 mông và 1 mũi vào bắp tay. Đau quá nhưng cũng phải chịu, mình đã từng nằm viện rồi nên cũng quen; đâm kim tiêm vào ven lấy máu là chuyện thường. Kỳ tới làm vào thứ bảy, lại tiêm gối, tiêm mông, tiêm tay, truyền dịch. Ông Ciro bảo kỳ sau còn đau hơn. Thôi thì cái chết còn chẳng sợ nữa là. Cố mà chịu đựng vậy, nghĩ đau khớp khổ quá, tập đi bộ cũng không xong. Bà xã, trình tự cũng tương tự, cũng 2 ngày đến truyền dịch và tiêm vitamin D, nhưng không phải tiêm bắp tay, còn được ưu tiên thở oxy nữa. Hôm nay mình cũng được thở oxy vì kêu mệt quá. Ông Ciro người Italia, nhưng nói tiếng Anh thành thạo, nên mình cũng trao đổi được chút ít… Từ thứ bảy trở đi, mình thường xuyên 2 ngày 1 lần lấy máu để chiết xuất tế bào gốc. Thế mới biết sức khỏe là quan trọng, lúc trẻ phải giữ gìn, tập tành thường xuyên, không thì về già khổ”.

Điệp khúc “truyền dịch, lấy máu…”

Ngày 2.5: “Lại truyền dung dịch bổ não, lấy máu để làm tế bào gốc. Xong, ông Ciro châm cứu chân, quanh đầu gối chừng 20 kim, quanh đầu chừng 10 kim, tay phải chừng 5 kim, ông ta châm xong, lại còn xoay xoay… Đau chết người. Hy vọng kết quả tốt”. Ngày 4.5: “Buổi sáng đến phòng khám, chỉ gặp bà Kiều; sau đó không thấy bà Kiều. Hỏi ông Ciro ở đâu, mới biết ông đi giảng dạy ở trường đại học. Các y tá chỉ truyền 2 chai bổ não, lấy máu để làm tế bào gốc và tiêm dưới da trên đầu để trị bệnh vẩy nến”. Ngày 5.5: “Ông Ciro thay băng lưng, châm cứu tay, chân, đầu, tiêm vào 2 khớp gối. Nghe cô Quân nói là tiêm khớp tốt lắm, khỏi chừng 10 năm, mỗi lần tiêm mất mấy chục triệu đồng. Lại điệp khúc truyền dịch, lấy máu, đo huyết áp, nhịp tim… Được cái huyết áp mình liên tục đều tốt toàn 120/80, 110/70 và 100/60. Mình hỏi ông Ciro ngày mai nghỉ chứ? Ông ấy nói “tất nhiên rồi”. Ông ấy chạy đi trao đổi với bà Kiều. Khi về, bà Kiều còn cho ít chè thảo dược. Thế là thành công rồi, chữa bệnh phải có lộ trình, cách 1 ngày đi chữa 1 lần, không chữa làm sao được?”. Sau đó là các ngày 7, 9, 11 và 13.5: Nhật ký của ông Dũng ghi rất rõ: “Lại điệp khúc lấy máu, truyền dịch; kế đó, ông Ciro châm cứu, tiêm đầu gối, thoa gel giảm đau của Italia...”. Các y tá bắt đầu truyền máu tế bào gốc, sau khi truyền dịch v.v… Các y tá nói với ông Dũng: “Việc gì phải đi Singapore điều trị, tốn kém mà hiệu quả chưa chắc hơn PKĐK Bác Ái”. Ngày 15.5: “Lại truyền dịch (nhưng giờ chỉ truyền nước muối thôi), lấy máu, châm cứu chân, tay, đầu, tiêm tế bào gốc. Hôm nay, Ciro tiêm gối đau quá, về nhà đau hơn, đi khập khiễng, thứ bảy định đi chợ Bến Thành, đành hoãn tuần sau đi vậy. Hằng ngày đi bơi gần nhà, mua vé tháng, mang tiếng là đi bơi nhưng thực tế là ôm phao khua khoắng một lúc cho khớp co dãn, gọi là tập thể dục độ khoảng 1 giờ. Nhiều lúc, nghĩ chán đời, tuổi già không mắc bệnh này thì mắc bệnh khác, bi quan quá, muốn chết quách cho xong. Song, nghĩ lại thấy tiếc cuộc sống lại cố sống lay lắt để chứng kiến con cháu trưởng thành, xã hội xoay vần đến đâu… Lại hết ngày dài đến đêm thâu. Thôi cố sống vậy, đời người chỉ có một lần, đã cống hiến cả đời rồi, bây giờ hưởng tí tuổi già cùng con cháu. Chỉ chán là bệnh tật khiến sống cũng không thoải mái”. Ngày 18.5: “Lại truyền dịch, lấy máu. Hôm nay, y tá Yến loay hoay lấy máu thế nào, máu trôi qua khuỷu tay ướt đầm cả đệm dưới tay, xót ruột quá. Ăn ít lại chảy máu nhiều, bao giờ mới lấy lại số máu? Ông Ciro lại châm cứu chân, tay, đầu. Kết thúc là tiêm tế bào vào khớp của 2 gối. Nghiến răng chịu đau. Y tá Hội đi lấy máu xử lý tế bào về muộn quá, mình nằm chờ, vô hết cả chai dịch truyền mà vẫn chưa về. Mình phải bảo y tá hãm truyền dịch, để chờ máu tế bào gốc. Mãi gần 4h30 mới về, ê ẩm cả người”. Ngày 20.5: “Lại truyền dịch, lấy máu. Y tá Yến vội vã xin lỗi, vì hôm qua đã làm mất nhiều máu. Nghe nói ở đây có y tá giỏi là cô Cam, cô Lan, cô Yến. Hôm nay, thấy cô Cam lấy máu cho đã mừng. Cô loay hoay chọc ven cánh tay phải để truyền dịch, nhưng dịch không chảy, lại rút ra chọc cổ tay phải. Đúng là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa… Hôm nay, ông Ciro tiêm 1 mũi vào đầu gối; mình hỏi, ông ấy giải thích tiêm thuốc hỗ trợ tế bào gốc. Ông Ciro châm cứu tay, chân, đầu, tiêm tế bào gốc vào đầu gối, các cháu y tá tiêm tế bào gốc qua đường truyền dịch. Ông Ciro nói lần sau lại tiêm như thế này. Lúc đứng lên đi lại, mình thấy đau hơn mọi khi”. Ngày 22.5: “Lại điệp khúc truyền dịch, lấy máu. Y tá Yến lại xin lỗi, vì hôm trước làm mất máu, “lần này cháu sẽ cẩn thận hơn”. Cô Ngà đến xem Ciro truyền tế bào gốc và đề nghị bác sĩ Ciro cho châm cứu anh chị Dũng - Hương. Ciro đồng ý ngay. Châm cứu chân, tay, đầu độ nửa giờ. Sau cùng, Ciro tiêm tế bào vào đầu gối, phạm vi rộng hơn, tiêm độ 6 mũi vào đầu gối trái, 4 mũi vào đầu gối phải. Lúc về đến nhà thì chân đau quá, xuống nhà phải cố gắng lắm mới được. Thế là sáng 23.5, không đi bơi được rồi. Đến ngày thứ hai (25.5), phải ra Ngân hàng Bắc Á để chuyển khoản 110 triệu đồng cho PK Bác Ái. Đang lo chuyển hết tiền rồi mà bệnh không khỏi thì giải quyết sao đây? Mà không chuyển cho họ cũng không xong, vì điều trị đang trong liệu trình… Đâm lao phải theo lao, vậy thôi!”.

Chương trình “Pru-Tình nguyện” tiếp tục chung sức vì sức khỏe cộng đồng

Phát huy những kết quả tốt đẹp của chương trình “Pru-Tình nguyện” năm trước, vừa qua, Công ty Prudential Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện chương trình “Chung sức vì sức khỏe cộng đồng” với hoạt động Hiến máu nhân đạo, tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương. Trong ngày hội, 50 nhân viên, đại lý của Prudential Việt Nam tại Hà Nội cùng các tình nguyện viên đã tham gia hiến máu. Đặc biệt, sự có mặt của Ban lãnh đạo Prudential Việt Nam tham gia hiến máu cùng với nhân viên và đại lý của công ty đã tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ của chương trình hiến máu nhân đạo. Là một trong những người đầu tiên hiến máu trong ngày hội hiến máu nhân đạo này, ông Wilf Blackburn, Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam chia sẻ, ông rất tự hào khi Prudential Việt Nam là doanh nghiệp đồng hành với Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức hoạt động hiến máu nhân đạo. “Pru - Tình nguyện” là chương trình hoạt động cộng đồng thường niên của Prudential với các sự kiện hiến máu nhân đạo, trồng cây, khám chữa bệnh, tặng quà cho bệnh nhân nghèo. Mục tiêu của chương trình là giúp đỡ người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói, bệnh tật có thêm niềm tin và động lực sống. Được biết, trong những năm qua, Prudential phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và 23 tỉnh, thành thực hiện 24 chương trình hiến máu và khám, chữa bệnh nhân đạo trên toàn quốc. Trong đó Prudential Việt Nam phối hợp tổ chức sự kiện hiến máu tại Hà Nội và 16 tỉnh/thành phố (Lào Cai, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, ...) với mục tiêu tiếp nhận 5.000 đơn vị máu; tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho khoảng 2.000 người nghèo tại 07 tỉnh/thành phố (Sơn La, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bến Tre và Kiên Giang). Cũng trong chiến dịch "Pru-Tình nguyện" năm nay, Prudential sẽ tài trợ và phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y Tế) tổ chức chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu từ 9 bệnh viện Trung ương cho 9 bệnh viện tuyến tỉnh, dự kiến 30 đến 45 bệnh nhân nghèo được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh bằng kỹ thuật cao ngay tại bệnh viện tuyến tỉnh. Qua 16 năm tổ chức, "Pru-Tình nguyện" thực sự trở thành ngày hội nhân ái, nơi gắn kết tập thể nhân viên, tư vấn viên Prudential cũng như những tình nguyện viên quan tâm đến các hoạt động xã hội.

Tin tức

Lo ngại vắcxin Quinvaxem, dân sang Singapore tiêm chủng

Dù Bộ Y tế vẫn liên tục khẳng định sự an toàn của vắcxin Quinvaxem, đồng thời đưa ra khuyến cáo người dân nên tham gia vào chương trình tiêm chủng mở rộng, thay vì mất tiền tiêm vắcxin dịch vụ; song với một loạt các vụ trẻ em chết sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem thời gian vừa qua, hầu hết các bà mẹ đều không muốn cho con tiêm loại vắcxin này, mà chọn phương án an toàn hơn. Phương án an toàn thời gian qua là tiêm vắcxin dịch vụ (5 trong 1, 6 trong 1), nhưng vì nhiều lý do các loại vắcxin này đều đang “cháy hàng”, phải chờ chực nhiều ngày vẫn chưa có để tiêm, chưa kể mức giá hiện nay đã đội lên tới 15 - 20 triệu đồng/3 mũi tiêm. Một phương án an toàn nữa đang được cộng đồng mạng thi nhau “tuyên truyền”, đó là đi tiêm chủng ở Singapore. Việc người bệnh Việt Nam sang Singapore chữa bệnh đã rất phổ biến, nhưng việc đưa con sang tiêm chủng tại quốc gia nổi tiếng về y học này thì nay mới được đặt ra.

Có cung, có cầu

Trên trang facebook cá nhân của Linh Doll, một người Việt đang sinh sống ở Singapore, vừa giới thiệu “Tour tiêm chủng Singapore” do chính Linh và gia đình thiết kế. Linh chia sẻ: “Nhận thấy nhu cầu cấp bách của nhiều gia đình muốn tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ sức khỏe con mình em đã lên kế hoạch tour tiêm chủng trọn gói tại Singapore cho các mẹ tham khảo. Vợ chồng em đã sống và làm việc ở Singapore hơn 10 năm và định cư hẳn ở đây nên mọi vấn đề về nhà cửa, đi lại, bệnh viện và giao tiếp rất thành thạo. Hơn nữa em đã từng giúp đỡ một số người bạn đưa con sang tiêm, cho người nhà sang chữa bệnh nên cũng có kinh nghiệm khi làm việc với bệnh viện của Sing”. Theo Linh, tour tiêm chủng sẽ bao gồm: Tư vấn tại Việt Nam, phiên dịch tại Singapore, chuẩn bị và dịch hồ sơ cho các bé, làm việc và book lịch trước với bệnh viện, đưa đón tại sân bay, nhà ở và đi lại... Linh cũng đưa ra khuyến cáo: “Các mẹ đừng ngại vì một mũi tiêm mà mất công đi lại xa xôi vì nó rất quan trọng với các con đấy ạ”. Đồng thời với thông tin này, thì trên trang facebook của Ngọc Anh cũng đưa ra thông tin về “Chích ngừa Singapore”. Sau khi đưa ra những “khuyến cáo” về vắcxin Quinvaxem, Ngọc Anh khẳng định: “Những gia đình có điều kiện họ sẵn sàng chi 1 số tiền không hề nhỏ để tự bảo vệ sức khỏe, tương lai cho con cái họ. Mình viết note này ở đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình khi đưa bé đi Singapore và liệt kê những chi phí cần thiết, giúp cho các mẹ có thể dự trù, tính toán, cân nhắc xem có nên cho con đi chích không? Vì thực sự là chi phí cũng nằm trong khả năng thôi, không gọi là quá xa xỉ gì đâu ạ”. Ngọc Anh cũng đưa ra list các bệnh viện như “Mount Elizabeth Hospital”, “SBCC Baby and Children Clinic”, “SGH Baby and Child Clinic” (trực thuộc BV công lớn nhất Singapore General Hospital)... và đưa ra mức giá cụ thể cho từng mũi tiêm như 2 mũi phế cầu và nhắc cúm là 4,8 triệu đồng; mũi 6in1 là 1,9 triệu đồng cộng với tiền thăm khám... ; mũi nhắc PCV 13 + Mũi MMR+ chickenpox giá 5,65 triệu đồng. Ngay sau khi các thông tin này đưa ra, hàng trăm bà mẹ đã vào hỏi về giá dịch vụ, giá tour, cũng có tới gần 10.000 người đã chia sẻ thông tin này. Điều này thể hiện sự quan tâm vô cùng lớn của xã hội với vấn đề tiêm chủng, đây cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sinh mạng của con, cháu mình.

Không thể buông lỏng

Với những lo ngại thời gian qua, cộng với một “cây cọc” khá đáng tin cậy được tung ra này (dịch vụ y tế của Singapore rất nổi tiếng và được người Việt Nam tin dùng lâu nay), chắc nhiều khả năng số lượng các gia đình đưa con sang Singapore tiêm chủng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Một bà mẹ có con đang chờ tiêm mũi cuối của vắcxin 6in1 chia sẻ: “Dù không dư dả gì nhưng chắc tôi sẽ đưa con đi tiêm ở Singapore, bởi chờ mãi chưa có vắcxin dịch vụ ở Việt Nam để tiêm, trong khi không thể yên tâm cho con đi tiêm vắcxin Quinvaxem được, sau khi có thông tin về nhiều trẻ em chết có liên quan đến việc đi tiêm như vậy”. Rõ ràng, những người làm dịch vụ đã “đánh trúng” tâm lý đang hoang mang, lo sợ và việc sẵn sàng chi tiền để đảm bảo sức khỏe cho con của các bậc cha mẹ hiện nay. Thật ra, có cung thì có cầu, đây cũng là một hướng thuận lợi cho các gia đình có điều kiện để đưa con đi thăm khám, tiêm chủng ở nước ngoài. Tuy nhiên, với việc giá một tour đi thăm khám này cũng phải lên tới cả vài chục triệu đồng (vì bao gồm tiền vé máy bay, ăn ở, đi lại cho hai mẹ con hoặc bố con), chưa tính tiền thuốc, tiền bác sĩ... thì đây chỉ có thể là dịch vụ cho các gia đình khá giả. Với những gia đình tầm trung, việc đưa con đi tiêm chủng nước ngoài là “ngoài tầm tay”. “Tôi cũng đã đọc những thông tin này và cũng muốn cho con đi tiêm ở Singapore cho yên tâm, nhưng lấy đâu ra tiền, thôi thì đành chờ tiêm dịch vụ trong nước, nhưng cũng sốt ruột vì không biết chờ đến bao giờ. Chồng tôi thì cũng cứ giục và phân tích, giá cũng chỉ đắt hơn so với giá tiêm dịch vụ trong nước, hãy cố gắng, nhưng nghĩ cũng xót tiền lắm, bằng lương 2 vợ chồng nửa năm chứ ít đâu”, chị Thu Trang, có hai con nhỏ đang chờ tiêm chủng, cho biết. Cũng còn một vấn đề đặt ra nữa là với những thông tin của cá nhân đưa ra về tiêm chủng tại Singapore, dựa trên kinh nghiệm của bản thân này, liệu đã đảm bảo sự an toàn, đã phải là những dịch vụ đáng với đồng tiền là người tiêu dùng phải bỏ ra chưa, bởi ở Singapore cũng có rất nhiều loại bệnh viện với chất lượng khác nhau? Điều này cũng chưa có ai kiểm chứng. Rõ ràng, khi ngành y tế trong nước không làm tốt vai trò của mình, thì đã có những người khác, nước khác sẵn sàng đảm nhận thay vai trò ấy. Ngành y tế cần sớm có những giải pháp cho vấn đề vắcxin, bao gồm cả việc chứng minh được tính an toàn của vắcxin Quinvaxem một cách thuyết phục và có cơ sở; cũng như đảm bảo nguồn cung với vắcxin dịch vụ cho những đối tượng có nhu cầu. Có như vậy, mới khiến cho người dân đỡ vất vả và dành thời gian cho những vấn đề lẽ ra không nên là vấn đề lớn.

Petrotimes

Cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông Vận tải: Mô hình mới khá hấp dẫn

Ngày 21/10 vừa qua, phiên bán đấu giá cổ phần đầu tiên của Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương (GTVT) đã diễn ra hơn cả mong đợi khi 33 tổ chức, cá nhân đã tham gia đấu giá với khối lượng đặt mua là hơn 11.700 cổ phần, gấp gần 2,4 lần so với cổ phần mang ra bán đấu giá là 4,95 triệu cổ phần. Đây là bệnh viện đầu tiên và cũng là đơn vị sự nghiệp công lập đầu tiên cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Vậy câu hỏi đặt ra là sau khi cổ phần hóa, chuyển sang mô hình hoạt động của doanh nghiệp, chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện GTVT liệu có tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của người bệnh? Theo báo cáo của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, đơn vị tổ chức phiên đấu giá, đã có 4,95 triệu cổ phần với mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phần của bệnh viện GTVT được bán đấu giá với mức khởi điểm bằng đúng mệnh giá. Thế nhưng ngoài sự tưởng tượng, cổ phần của bệnh viện GTVT đã có mức giá đặt mua cao nhất là 26 nghìn đồng/cổ phần và mức thấp nhất cũng cao hơn mức khởi điểm tới 7.200 đồng. Có 2 nhà đầu tư trúng thầu với mức giá đấu thành công trung bình 23.597 đồng/cổ phần. Và với số cổ phần bán ra, tổng số tiền thu về là 116,8 tỉ đồng, tương ứng 30% vốn điều lệ của bệnh viện GTVT - đúng phương án cổ phần hóa Bệnh viện GTVT đã đề ra. 70% vốn còn lại, Nhà nước sẽ nắm giữ 30%, khoảng 10% sẽ bán ưu đãi cho người lao động của chính bệnh viện và khoảng 30% cuối cùng dành cho nhà đầu tư chiến lược. Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển may mắn trở thành nhà đầu tư này sau khi cạnh tranh cùng một số nhà đầu tư chiến lược khác. Như vậy, cổ phần hóa bệnh viện GTVT bước đầu đã diễn ra thành công làm cho ngay cả lãnh đạo bệnh viện cũng không ngờ tới kết quả này. Ông Lê Tuyến Hồng Dương, Phó giám đốc bệnh viện cũng đã chia sẻ với báo chí: “Trước khi diễn ra phiên đấu giá, chúng tôi cũng có nhiều tâm tư, lo lắng bởi không biết đấu giá cổ phần bệnh viện GTVT có thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư không. Thế nhưng, sau phiên đấu giá, mới thấy sự thành công ngoài mong đợi của chúng tôi. Không ngờ có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này như vậy”. Còn bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thì không ngạc nhiên với  điều này. Bởi theo bà, bệnh viện là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư do đây là lĩnh vực liên quan trực tiếp đếnđời sống dân sinh, có nhiều lĩnh vực dịch vụ dẫn đến tiềm năng phát triển rất lớn. Sắp tới đây, khi cổ phần hóa đã hoàn tất, Bệnh viện GTVT sẽ thay bằng cái tên rất… doanh nghiệp: “Công ty Cổ phần Bệnh viện GTVT”. Khi đó dự kiến vốn điều lệ của bệnh viện dự kiến sẽ tăng từ 168 tỉ đồng lên 435,5 tỉ đồng sẽ khiến cho các nhà đầu tư có cơ hội đầu tư hơn nữa đặc biệt là trong bối cảnh bệnh viện GTVT vừa được thông qua một dự án ODA trị giá 15 triệu đôla Mỹ và dự án này được định hướng đầu tư phát triển một số chuyên khoa lên tầm khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra sau quá trình cổ phần hóa là, chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện GTVT có được nâng lên không, đời sống, công việc của cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện có ổn định không… như đúng băn khoăn của rất nhiều y bác sĩ của bệnh viện hiện nay. Bác sĩ Lê Tuyến Hồng Dương cho hay: “Khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là tư tưởng, tinh thần của y bác sĩ đang làm việc tại viện. Họ rất lo lắng, thậm chí dao động về việc cổ phần hóa bệnh viện vì không biết hiệu quả của quá trình cổ phần hóa có như kế hoạch đề ra không, chất lượng khám chữa bệnh có được nâng lên không, đời sống cán bộ nhân viên sẽ như thế nào…?”. Trả lời cho vấn đề này, TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế phân tích: “Từ mô hình bệnh viện công lập, được bao cấp toàn bộ chuyển đổi thành doanh nghiệp, hoạt động theo luật doanh nghiệp, các mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, phương thức quản lý tài chính,  quản lý bệnh viện… đều thay đổi, trong đó đặc biệt là mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ điều trị thay đổi thành cung - cầu, thành từ một nơi bệnh nhân tìm đến sang thành một nơi tìm đến bệnh nhân thì chắc chắn sẽ có những cái khác so với bây giờ. Cái khác này theo tôi chỉ có thể là tốt lên, nhất là về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Vì khi quyền lợi của bệnh viện và những y bác sĩ đang làm việc tại đó được quyết định bởi chất lượng công việc của chính họ thì buộc họ phải làm thật tốt  nhiệm vụ của mình. Nếu họ làm không tốt nghĩa là họ tự đẩy mình đến chỗ “chết”. Cho nên theo tôi cổ phần hóa bệnh viện là một chủ trương đúng của Chính phủ, sẽ làm thay đổi diện mạo, chất lượng của ngành y. Theo đó, người bệnh sẽ được phục vụ tốt hơn, được hưởng dịch vụ đúng như mong muốn”. Không chỉ gắn quyền lợi giữa bác sĩ và bệnh nhân mà chính việc giúp họ đồng sở hữu bệnh viện theo hình thức bán cổ phần ưu đãi cho cán bộ nhân viên công tác tại bệnh viện cũng được đánh giá là một cách làm hay của bệnh viện GTVT. Bởi khi họ là chủ, “sinh mệnh” của họ gắn liền với bệnh viện thì chắc chắn họ sẽ phải chủ động, trách nhiệm bằng mọi cách tìm ra cách làm để bệnh viện tồn tại và phát triển. Và cách làm ấy không có gì khác là phải biến người bệnh thành “thượng đế” như khẩu hiệu của ngành y đặt ra hiện nay. Từ việc cổ phần hóa bệnh viện GTVT, cũng có một vấn đề khác đặt ra đối với những bệnh viện chuyên sâu không nằm trong mối quan tâm của các nhà đầu tư thì sẽ như thế nào, mặc dù đó cũng là các đơn vị sự nghiệp công lập, cũng nằm trong đối tượng cổ phần hóa? Hoặc có nên cổ phần hóa những bệnh viện như vậy hay không. Về trường hợp này, ông Nguyễn Huy Quang nêu quan điểm: “Với việc kinh phí của Nhà nước có hạn như hiện nay thì tốt nhất theo tôi ngành y tế nên duy  trì hệ thống y tế dự phòng, tức là gồm những công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh cho người dân để giảm nguy cơ dịch bệnh và giảm chi phí điều trị sau này của họ. Thứ hai là đối với những bệnh viện chuyên sâu về các bệnh lao, phong, tâm thần, các bệnh xã hội mà các nhà đầu  tư ít quan tâm đến thì Nhà nước nên giữ lại để chăm lo người dân về các bệnh đặc thù. Chúng ta chỉ cổ phần hóa những bệnh viện đa khoa thôi”. Mặc dù mới cổ phần hóa, nhưng với những tín hiệu vui trong phiên đấu giá đầu tiên, đồng thời cùng với quy luật “trách nhiệm gắn liền quyền lợi” cho thấy Bệnh viện GTVT sẽ có những bước chuyển mình mang tính đột phá. Bởi vai trò làm chủ, tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm… của bệnh viện được nâng lên mức tuyệt đối, mang lại lợi ích cho cả hai bên là bệnh viện và người bệnh. Từ đây cũng có thể thấy quyết định cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập như Bệnh viện GTVT của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết và đúng thời cơ, vì vừa giảm được “gánh nặng” cho Nhà nước vừa đặt được lợi ích của người dân lên hàng đầu.

VietnamPlus

Bài 1: Bệnh viện vệ tinh - Rút ngắn khoảng cách giữa các tuyến

Thực hiện Quyết định 774/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 11/3/2013 về phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020, 11 tỉnh, thành phía Nam đã tham gia dự án này. Sau hai năm thực hiện, đề án đã mang lại những hiệu quả nhất định, không chỉ giúp giảm quá tải bệnh viện tuyến trên mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các bệnh viện tuyến tỉnh nâng cao năng lực khám chữa bệnh, thành thạo các kỹ thuật chuyên sâu... Thành công lớn nhất mà đề án bệnh viện vệ tinh mang lại là khoảng cách về chất lượng khám chữa bệnh giữa bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới ngày càng được rút ngắn. Điều này được thể hiện thông qua các gói kỹ thuật mà bệnh viện tuyến dưới được chuyển giao, bệnh nhân chuyển viện giảm, người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao… Đồng thời đề án đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới trong công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Người dân được thụ hưởng các kỹ thuật chuyên sâu

Giai đoạn 2013-2015, tại khu vực phía Nam có 11 tỉnh, thành tham gia đề án bệnh viện vệ tinh. Theo đề án, đội ngũ bác sĩ giỏi thuộc các bệnh viện hạt nhân (là bệnh viện tuyến trên có đủ năng lực được giao nhiệm vụ phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh) xây dựng chương trình đào tạo các gói kỹ thuật thuộc 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản, nhi cho các bác sĩ thuộc bệnh viện vệ tinh (là bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến tỉnh có 1 hoặc nhiều khoa được bệnh viện hạt nhân hỗ trợ đào tạo). Đến nay, có hơn 632 lượt cán bộ y tế thuộc các bệnh viện vệ tinh khu vực phía Nam được đào tạo và đã có hơn 250 kỹ thuật cao được chuyển giao. Bác sĩ Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các bệnh viện vệ tinh được chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện hạt nhân có thể tự thực hiện được tại chỗ đạt trên 95% các kỹ thuật đã được chuyển giao như mổ lấy thai, cấp cứu sản khoa, phẫu thuật cột sống, hồi sức sơ sinh chuyên sâu, xạ trị, rắn cắn… Số lượt bệnh nhân tiếp nhận điều trị tăng cao và giảm 70% chuyển viện đối với những kỹ thuật chuyên môn đã được chuyển giao từ bệnh viện hạt nhân. Được đánh giá là một trong những bệnh viện vệ tinh phía Nam thực hiện tốt đề án bệnh viện vệ tinh, đến nay, Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đã được chuyển giao 17 gói kỹ thuật cao. Trong đó có những kỹ thuật khó đã được các bác sĩ tại đây thực hiện thành thạo như phẫu thuật ung thư cổ tử cung, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật đầu cổ, kỹ thuật xạ trị trong suất liều cao, kỹ thuật xạ trị ngoài các bệnh lý ung thư… Qua đó, uy tín của bệnh viện được nâng lên, tạo được sức hút đối với người bệnh trong vùng. Tuy chưa phải là bệnh viện khu vực nhưng có đến 67% bệnh nhân từ các tỉnh lân cận đến khám và điều trị. Vài tháng trước, ông Trần Quốc Bửu (sinh năm 1953, sống tại Hậu Giang) phát hiện mình bị khối u trực tràng. Sau khi mổ lấy khối u tại Bệnh viện Đa Khoa Cần Thơ ông được chuyển qua Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ để tiếp tục xạ trị. “Sau khi mổ, nếu các bệnh viện ở Cần Thơ chưa thực hiện kỹ thuật xạ trị tôi phải lên thành phố để tiếp tục điều trị. May mắn cho tôi là Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đã làm được kỹ thuật này. Hàng tuần, tôi tự đón xe khách lên bệnh viện xạ trị 5 ngày, cuối tuần lại về nhà. Việc đi lại thuận tiện, đỡ nhiều chi phí, hơn nữa các bác sĩ ở đây chăm sóc người bệnh rất tận tình, chu đáo. Nếu lên Thành phố Hồ Chí Minh để điều trị chi phí sẽ nặng hơn lại xa gia đình và làm phiền người thân” - ông Bửu chia sẻ. Theo bác sỹ Nguyễn Quang Tiến - Trưởng Khoa Ngoại - Bệnh viện Nhi Cần Thơ, viện được nhận chuyển giao 8 gói kỹ thuật trong đó có gói nắn xương dưới màn chắn sáng (C-Am) đã tạo ra bước chuyển rất lớn trong hình thức phẫu thuật các tai nạn gãy xương của bệnh viện từ mổ lớn chuyển sang mổ nhỏ, từ mổ hở chuyển sang mổ kín. Tức là thay vì mổ hở như trước đây, các bác sĩ chỉ mở một lỗ nhỏ rồi thực hiện việc nắn chỉnh xương và đóng đinh dưới màn hình tăng sáng. Do vậy đã tránh được các biến chứng như nhiễm khuẩn cũng như hạn chế tối đa phương tiện dụng cụ đặt trong vùng ổ gãy hở, không cản trở và làm tổn thương phần mềm vùng lân cận quanh vết thương. Bên cạnh đó, thời gian điều trị tại bệnh viện nhanh hơn, chỉ sau 3 ngày bệnh nhân có thể về nhà (nếu mổ hở phải mất 5 ngày) và sau 1 – 2 tháng có thể vận động lại như bình thường.

Liên kết trong công tác khám chữa bệnh

Tham gia đề án, các bệnh viện vệ tinh có được cam kết của bệnh viện hạt nhân trong việc đào tạo chuyển giao các gói kỹ thuật cao. Sau đề án, các bệnh viện vệ tinh vẫn được bệnh viện hạt nhân tư vấn, hỗ trợ khi gặp các trở ngại trong công tác khám chữa bệnh. Đồng thời, thông qua đề án, việc phối hợp quản lý bệnh nhân chuyển tuyến giữa bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới đã diễn ra ngày càng tốt hơn theo hướng có lợi cho bệnh nhân. Theo Bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, đề án bệnh viện vệ tinh đã tạo ra sự hợp tác chặt chẽ giữa bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới. Tức là dù kết thúc đề án hay không nằm trong các gói kỹ thuật được chuyển giao, bất cứ khi nào bệnh viện tuyến dưới có vướng mắc về chuyên môn vẫn luôn được bệnh viện tuyến trên nhiệt tình hỗ trợ thông qua việc sử dụng công nghệ dự đoán bệnh qua hình ảnh (Telemedicine); hoặc thậm chí bệnh viện tuyến dưới có thể mời bác sĩ bệnh viện tuyến trên (vốn là bệnh viện hạt nhân của họ) đến hỗ trợ phẫu thuật, thay vì trước đây khi gặp các trường hợp vượt quá khả năng bệnh viện tuyến dưới phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên xử lý. Phần lớn việc chuyển viện thường diễn ra một chiều, bệnh nhân ở tuyến dưới được chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Và khi đã chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, bệnh viện tuyến dưới rơi và tình trạng “mất dấu” bệnh nhân. Thế nhưng, khi thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh việc chuyển viện đã diễn ra theo cả hai chiều. Việc chuyển bệnh nhân giữa Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang là một ví dụ điển hình. Bác sĩ Dương Phong - Phó trưởng Khoa Chấn thương-Chỉnh hình, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Tiền Giang cho biết hiện tại bệnh viện đang điều trị nhiều bệnh nhân được chuyển viện từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Những bệnh nhân này vốn được bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang sau khi sơ cứu đã chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Sau khi được cấp cứu qua cơn nguy kịch họ lại được Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển về lại Tiền Giang điều trị. Như vậy, bệnh nhân được tạo mọi điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Thông qua hồ sơ bệnh án mà Bệnh viện Chợ Rẫy gửi lại, bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang nắm được quy trình chữa bệnh cũng như các kỹ thuật được sử dụng để cứu chữa bệnh nhân. Việc tham gia đề án bệnh viện vệ tinh mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và các bệnh viện tuyến dưới. Do vậy, các tỉnh, thành phía Nam cần tranh thủ tham gia đề án bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế để góp phần giảm tải tuyến trên đồng thời có cơ hội phát triển mạng lưới y tế của địa phương..

Dân trí

Thu hồi kem trắng da của Mỹ chứa hóa chất gây viêm da

Các cơ quan chức năng đang tiến hành thu hồi kem làm trắng của Mỹ có chứa hàm lượng hydroquinone cao gây kích ứng da, viêm da, thậm chí có thể dẫn đến ung thư. Theo danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên Minh Châu Âu, cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Đức đang tiến hành thu hồi mỹ phẩm kem trắng da của Mỹ do phát hiện có chứa hóa chất gây kích ứng da, thậm chí gây viêm da. Sản phẩm bị thu hồi là kem trắng da có tên là Platinum - Medicated Fade Creme with Sunscreen thuộc nhãn hiệu CLEAR EssencE với mã vạch 737192000104, mã lô140-331-1 và có hạn sử dụng đến tháng 3/2016. Sản phẩm thuộc danh mục Làm đẹp/ Chăm sóc cá nhân/ Vệ sinh 53000000 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OEDC). Theo các nhà nghiên cứu, sản phẩm kem làm trắng da này có chứa hàm lượng hydroquinone cao, chiếm 1,9% trọng lượng sản phẩm. Hydroquinone là một loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong các loại kem dưỡng trắng da tại các nước Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Nó có công dụng làm sáng da, ức chế hoạt động của melanin - thủ phạm gây nên hiện tượng nám, tàn nhang, đốm nâu và sạm da. Các vấn đề về da như tàn nhang, đồi mồi, vết thâm, nám, đốm nâu, sẹo do mụn trứng cá đều có thể điều trị tốt hơn nhờ hoạt chất này. Tuy nhiên, hydroquinone có trong mỹ phẩm có thể mang lại những tác dụng phụ đối với người sử dụng như gây kích ứng da, viêm da. Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng rằng hydroquinone có thể gây ung thư, đặc biệt là ung thư máu. Một số thử nghiệm trên động vật cho thấy hydroquinone khi dùng ở liều cao có thể gây ung thư, đồng thời có thể gây chứng da xám nâu ochronosis. Đây là bệnh do lắng đọng sắc tố xanh đen, không hồi phục được khiến vùng da sử dụng mỹ phẩm chứa hydroquinone sẽ bị xám, xanh, đen. Ngoài ra, chất này cũng bị cho là gây ra các rối loạn tuyến giáp và gan. Hoạt chất hydroquinone đã bị cấm dùng tại châu Âu vì được cảnh báo là có khả năng gây ung thư, tuy nhiên, tại Mỹ hiện cho dùng nhưng phải dưới sự kê toa của bác sĩ. Được biết, sản phẩm kem trắng da bị thu hồi này đã không tuân thủ theo dúng Quy định về Sản phẩm Mỹ phẩm của EU.

Vietnamnet

Một đêm với 'khắc tinh' của thần chết

Xe cứu thương hú còi inh ỏi giữa đêm khuya rồi đỗ xịch trước cửa khu vực cấp cứu, bệnh nhân nhanh chóng được đưa ra ngoài rồi đẩy thẳng vào trong. Mỗi thao tác dường như chỉ được tính bằng giây. Đó là cảnh tượng thường ngày tại khoa cấp cứu các bệnh viện - nơi các bác sỹ trải qua những phút giây 'cân não' để cứu sống người bệnh. Đêm đổ xuống, trong lúc nhà nhà yên ngủ thì hàng chục y bác sĩ khoa cấp cứu của BV Chợ Rẫy (TP.HCM) và Việt Đức (Hà Nội) bắt đầu đêm không ngủ. Mỗi tua trực cấp cứu thường làm việc từ 8h tối hôm trước đến 8h sáng hôm sau, phụ cấp mỗi ca chỉ trên 100.000 đồng với hộp sữa ông thọ. Các bác sĩ bận tới mức không có thời gian để uống nước chứ đừng nói ăn đêm, "hết ca chỉ đủ sức lết về nhà". Là cơ sở y tế hàng đầu về cấp cứu và phẫu thuật ngoại khoa của cả nước, mỗi ngày bệnh viện Việt Đức tiếp nhận từ 150-180 bệnh nhân, lúc cao điểm có thể lên tới trên 200 ca. Là nơi "đầu sóng ngọn gió", mọi hoạt động ở đây đều diễn ra rất nhanh chóng, hối hả. Trong ảnh là bệnh nhân Nguyễn Văn Quảng (18 tuổi, Mỹ Hào, Hưng Yên), nhập viện lúc 23h30 ngày 28/10 trong tình trạng chấn thương rất nặng. Rời khỏi xe cứu thương, chiếc xe đẩy lao như bay vào phòng hồi sức cấp cứu để các bác sỹ kịp thời triển khai các hoạt động cấp cứu, cứu sống người bệnh. Bệnh nhân vào khoa cấp cứu đều được phân loại theo mức độ nặng - nhẹ khác nhau để xác định mức độ ưu tiên, đảm bảo an toàn và tính mạng cho người bệnh. Bởi trong cấp cứu, ranh giới sinh - tử đôi khi chỉ được tính bằng phút, bằng giây. Tuy nhiên, nhiều người nhà bệnh nhân vì quá nôn nóng, tâm trạng không tốt nên đã có phản ứng gây náo loạn, đe dọa đang cản trở bác sĩ (như hành hung bác sỹ vì cho rằng 30 phút không được cấp cứu), ... Trong khoa Cấp cứu, mọi hoạt động đều được thực hiện với mức độ tập trung cao nhất. Dù trong tình trạng khẩn cấp đến đâu, mọi thao tác đều phải thực hiện đầy đủ và chuẩn xác, từ chi tiết nhỏ nhất như lau sạch vết thương cho người bệnh ... Bác sĩ cấp cứu luôn làm việc trong tình huống "khủng hoảng": Người bệnh lâm nguy, người nhà lo lắng đứng ngồi không yên, trong buồng bệnh các chỉ số thay đổi liên tục ... Nhưng bác sỹ cấp cứu luôn phải bình tĩnh, tỉnh táo. Đó là lý do mà mọi người thường nói rằng làm bác sỹ cấp cứu phải có "thần kinh thép". Ở vòng ngoài, các cán bộ y tế cũng hoạt động hết công suất. Không một phút ngưng nghỉ, trưởng tua trực tại BV Việt Đức tối 28/10, điều dưỡng trưởng Nguyễn Ngọc Thực liên tục chỉ đạo qua bộ đàm, lúc lúc lại chạy đôn chạy đáo khắp các phòng để kiểm tra. 15 năm trong nghề, anh bảo đã quen với đêm trắng. Thông thường ca trực đêm sẽ bắt đầu từ 20h30 đến 8h sáng hôm sau với trợ cấp khoảng 180 nghìn đồng/ca. "Ca trực đêm có 12 tiếng nhưng hết ca thì chỉ đủ sức lết về nhà" - BS Thực chia sẻ. Hơn 1g sáng 29/10, khoa cấp cứu Việt Đức vẫn tràn bệnh nhân nặng. Vừa kịp đẩy bệnh nhân này vào, bác sĩ lại nhận được thông tin có bệnh nhân khác chuyển đến. Chị Vân An (phải) chia sẻ: "Đã xác định trực cấp cứu thì một phút chợp mắt cũng là điều xa xỉ". Chị cho biết mỗi ca trực đêm, kíp vận chuyển của chị gồm 4 người phải làm việc liên tục với phụ cấp 100 nghìn đồng/ca. Khoa cấp cứu - Bệnh viện Chợ Rẫy cũng trong tình trạng tương tự. Mỗi ca trực đêm gồm 10 bác sĩ, 30 nhân viên y tế, phải căng mình cáng đáng thâu đêm khoảng 160-180 ca/đêm. Là bệnh viện lớn nhất khu vực phía Nam, mỗi ngày Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận trên 300 ca cấp cứu, thời gian cao điểm có thể lên tới 400 ca. Khoa cấp cứu rộng chừng 200 mét vuông chia ra thành 3 khu vực (phân lập sàng lọc, điều trị, hồi sức), chen chúc, chật chội. Thậm chí có lúc cao điểm (lễ, tết) thì khoa cấp cứu cũng quá tải, 2 người nằm 1 băng ca! Sau đêm trắng cấp cứu, các bác sĩ BV Chợ Rẫy kiệt sức, nằm vạ vật trên ghế vào giờ giao ca. Mỗi tối đi trực như vậy, các bác sĩ được hưởng trợ cấp hơn 100 ngàn đồng và một hộp sữa ông thọ.

Phụ nữ

TP.HCM kiến nghị bệnh nhi điều trị ngoại trú vẫn được hưởng BHYT

Nếu kiến nghị này được thông qua, sẽ làm giảm tình hình quá tải tại các bệnh viện nhi trong thời gian tới. Theo quy định về Bảo hiểm y tế (BHYT) hiện hành, bệnh nhân nhập viện mới được hưởng quyền lợi BHYT, còn bệnh nhân điều trị ngoại trú phải bỏ tiền vì vượt tuyến. Trong buổi làm việc giữa Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP. HCM với Sở Y tế TP về tình hình dịch bệnh và quá tải bệnh viện diễn ra vào chiều 6/8, nhiều ý kiến đề nghị việc giảm những ca nội trú để từ đó giảm áp lực quá tải tại các bệnh viện nhi hiện nay. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, hiện nay thành phố đã ghi nhận 13.856 ca sốt xuất huyết (SXH) nhập viện, tăng 96% so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, trong tuần vừa qua, có thêm 1 trường hợp tử vong tại quận 9, nâng con số tử vong do SXH từ đầu năm đến nay lên 5 ca. Trung bình mỗi ngày TP có gần 50 ca tay chân miệng (TCM) nhập viện. Tính đến nay, toàn thành phố đã có 7.537 bệnh nhân TCM. Vì vậy, áp lực tại các bệnh viện nhi ngày càng gia tăng. Theo đại diện hai bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, ngoài SXH và TCM có lượt khám chữa bệnh tăng cao, còn 3 nhóm bệnh khác cũng tăng khá cao gây tình trạng quá tải ở các viện nhi trong năm nay. Đó là bệnh sơ sinh (tăng 10%), hô hấp (tăng 20%) và ngoại nhi (tăng 15%). Vì vậy, phải có các biện pháp quyết liệt tại cơ sở để giảm quá tải. Tuy vậy, nhằm tránh dồn ứ bệnh nhân tại khu vực nội trú, nhiều bệnh viện buộc phải hạn chế và chuyển những ca điều trị nội trú tạm ổn sang ngoại trú. Tuy nhiên, nó lại nảy sinh bất cập gắn theo chế độ thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT). Bày tỏ về vấn đề này, bà Hoàng Thị Diễm Tuyết (Đại biểu HĐND TP), Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương cho rằng: “Trong khi các bệnh viện đang quá tải ở khu vực nội trú thì nên có sự phối hợp với BHYT cho việc điều trị một số bệnh lẽ ra được điều trị nội trú, nhưng bệnh viện đã linh động cho sang ngoại trú. Bởi lẽ ra, bệnh nhân được hưởng quyền lợi của bệnh nhân nội trú trong khi đáng ra phải nằm nội trú thì không có giường nằm”. Mặt khác, đại diện Sở Y tế TPHCM cũng cho rằng: “Với sự tiến bộ của kỹ thuật và để giảm tải, mô hình bệnh viện trong ngày được hai bệnh viện Nhi triển khai. Nhiều bệnh nhi được điều trị và phẫu thuật trong ngày ra về thay vì trước kia phải nằm viện 3, 4 ngày. Những ca này cũng không được giải quyết. Sở Y tế cũng đã kiến nghị và sẽ tiếp tục kiến nghị Bảo hiểm xã hội thành phố tháo gỡ”.

Bảo hiểm xã hội

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT

Sáng ngày 05/11/2015, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong Quản lý KCB và thanh toán BHYT theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP với 63 Sở Y tế. Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn đã chủ trì Hội nghị.

Góp phần minh bạch quy trình, chất lượng KCB

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, BHYT là chính sách lớn giữ vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, tạo nền tảng bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, BHYT đã từng bước phát triển, tỷ lệ bao phủ đạt 73% và BHYT dần trở thành một nguồn tài chính y tế quan trọng cho chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, công tác quản lý BHYT còn nhiều khó khăn bất cập như cấp phát thẻ BHYT còn sai sót, trùng lặp danh sách đối tượng, chậm phát hành thẻ, chất lượng, hiệu quả và tính minh bạch trong công tác giám định, thanh quyết toán BHYT còn chưa cao…, đòi hỏi cần triển khai ứng dụng CNTT trong toàn bộ hệ thống cơ sở y tế và cơ quan BHXH. Thứ trưởng cũng cho biết, ứng dụng CNTT trong quản lý KCB và thanh toán BHYT trên toàn hệ thống là công việc khó do phải thay đổi cả nhận thức, tư duy quản lý của cơ sở y tế và cơ quan BHXH. Về kỹ thuật, đây cũng là công việc phức tạp do mức độ triển khai CNTT ở từng địa phương, cơ sở là khác nhau; mặt khác, chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để có được bộ mã định danh duy nhất và ổn định, dữ liệu y tế mang tính chuyên sâu trong khi chưa có sự kết nối dữ liệu giữa cơ sở y tế và cơ quan BHXH, năng lực giám định điện tử còn hạn chế… Theo báo cáo của Vụ BHYT (Bộ Y tế), trong nhiều năm qua, ngành y tế đã chú trọng đẩy mạng ứng dụng CNTT trong y tế về cả lĩnh vực KCB và y tế dự phòng, cả về y học hiện đại và y học cổ truyền, trong đó có tập trung nguồn lực, phối hợp với BHXH Việt Nam, một số doanh nghiệp CNTT triển khai hệ thống quản lý KCB BHYT. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định, việc ứng dụng CNTT trong KHC và thanh toán BHYT cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, nhiều cơ sở KCB trên toàn quốc chưa sử dụng các công cụ CNTT hoặc sử dụng nhiều hệ thống do các đối tác khác nhau cung cấp trên các nền tảng khác nhau; Chưa có hệ thống hạ tầng kết nối mạng lưới y tế và trung tâm tích hợp dữ liệu lưu trữ và liên thông cơ sở dữ liệu bệnh nhân, bệnh án điện tử giữa các cơ sở KCB trong toàn quốc; Ứng dụng CNTT nhiều nơi vẫn tự phát, manh mún, chưa có tính hệ thống, tính đồng bộ và thiếu sự quan tâm đến các tiêu chuẩn nên chưa thể kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin được với nhau. Hiện đang có nhiều phần mềm quản lý bệnh viện của nhiều công ty cung cấp khác nhau đang được sử dụng như: Medisoft, H-soft, Link Toàn cầu, Quảng Ích, Vinmec,… Các danh mục dùng chung trong ngành y tế như danh mục mã bệnh, danh mục thiết bị y tế, thậm chí ngay cả cơ sở KCB (trên 2.000 bệnh viện, 11.000  trạm y tế xã)… cũng chưa được chuẩn hóa, mã hóa, số hóa và luật hóa. Do vậy, chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu quốc gia về BHYT gắn với mã định danh riêng. Bên cạnh đó, nhu cầu của người dân, các tổ chức xã hội đối với các dịch vụ công của ngành y tế cũng đang là một áp lực lớn buộc ngành y tế phải ứng dụng CNTT mới có thể đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ như đăng ký hành nghề và kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý KCB và thanh toán BHYT… nhanh chóng và minh bạch.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tin học hóa trong lĩnh vực BHYT, Lãnh đạo Bộ Y tế đã có những chỉ đạo quyết liệt, tập trung, xuyên suốt để đạt được mục tiêu kết nối liên thông dữ liệu giữa các cơ sở KCB với cơ quan BHXH trước ngày 31/12/2015. Bộ Y tế đã ban hành một số Quyết định về tổ chức điều hành, Thành lập Ban Chỉ đạo và Phê duyệt Đề án triển khai thí điểm ứng dụng CNTT trong quản lý KCB và thanh toán BHYT; thành lập các tổ chuyên môn nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện Đề án, thành lập Văn phòng Điều phối nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án. Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 2348/CV-BYT-BH gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong KCB BHYT và thanh toán BHYT, trong đó đề nghị chỉ đạo Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo các cơ sở KCB thực hiện yêu cầu đầu ra dữ liệu của phần mềm quản lý KCB;  Trên cơ sở đó, Vụ BHYT rà soát, tổng hợp các thông tin dựa trên số liệu báo cáo và khảo sát đánh giá thực tế tại từng địa phương, tiến hành rà soát lại những yêu cầu đầu ra dữ liệu để đáp ứng yêu cầu của BHXH Việt Nam trong việc kết nối liên thông dữ liệu giữa các cơ sở y tế với cơ quan BHXH. Từ tháng 4/2015 đến nay đã triển khai chạy thử nghiệm kết nối dữ liệu theo 4 cấp tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Tiền Giang, Ninh Bình, Nghệ An. Ngày 08/6/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành tạm thời bộ mã danh mục dùng chung để thí điểm áp dụng trong KCB và thanh toán BHYT. Dự kiến, Bộ Y tế sẽ ban hành bộ mã danh mục dùng chung phiên bản số 2 trong tháng 11/2015. Bộ mã sau khi ban hành sẽ được tích hợp vào phần mềm tổng thể chung của ngành y tế, từ đó thực hiện ánh xạ, đối chiếu với từng loại danh mục cụ thể của từng địa phương, từng cơ sở KCB để quản lý và thanh toán BHYT. Đồng thời, để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT triển khai mở rộng ứng dụng CNTT trong quản lý KCB và thanh toán BHYT ra các tỉnh, thành phố trên cơ sở khả năng đáp ứng của các đơn vị này. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong KCB và thanh toán BHYT, Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xác định được trách nhiệm, tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý, tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng CNTT trong quản lý KCB và thanh toán BHYT; Chỉ đạo BHXH Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan lựa chọn, quyết định sử dụng phần mềm giám định BHYT điện tử chính thức để Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở KCB trích xuất và chuyển dữ liệu thanh toán BHYT sang phần mềm giám định của BHXH Việt Nam phục vụ việc thanh toán BHYT. Bộ Y tế cũng đề nghị BHXH Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện nội dung giao dịch điện tử liên quan đến ứng dụng CNTT trong quản lý KCB và thanh toán BHYT, yêu cầu giám định BHYT trên phần mềm và dữ liệu điện tử. Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh, yêu cầu kết nối liên thông dữ liệu từ 01/01/2016 không còn nhiều và mong muốn qua hội nghị này, các Vụ, Cục của Bộ Y tế, BHXH Việt Nam, Sở Y tế, các cơ sở KCB và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT trong y tế trên toàn quốc nắm rõ yêu cầu, chỉ đạo của Quốc hội, của Chính phủ, tăng cường nghĩa vụ, trách nhiệm và đề ra kế hoạch, giải pháp cụ thể trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý KCB và thanh toán BHYT. Việc ứng dụng thành công CNTT sẽ là tiền đề mở ra một giai đoạn mới trong quản lý KCB và thanh toán BHYT có chất lượng, hiệu quả, và minh bạch./.

Thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 10/2015. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ban, ngành tập trung triển khai một số nhiệm vụ cụ thể, trong đó có nội dung về giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT. Theo Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhất là đối với lao động nông thôn, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai. Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế cần tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương; khẩn trương hoàn chỉnh, ban hành Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc./.

 

Ngày 18/11/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích