Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 1 1 3 8
Số người đang truy cập
5 9 1
 Tin tức - Sự kiện
RBM: Hành động và Đầu tư để đánh bại sốt rét 2016-2030 vì một thế giới không còn sốt rét

Theo Đối tác Đẩy lùi sốt rét (Roll Back Malaria_RBM), từ ngày 25-29/10/2015 tại Hội nghị thường niên lần thứ 64 của Hiệp hội Vệ sinh và Y học Nhiệt đới (64th Annual Meeting of the American Society of Tropical Medicine and Hygiene_ASTMH) được tổ chức tại Philadelphia (Hoa Kỳ); các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, các bác sĩ và chuyên gia khác sẽ tụ họp lại để thảo luận về công tác kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, tập trung vào những bệnh của người nghèo và dễ mắc bất cân xứng như sốt rét.

Các buổi khoa học, hội thảo, phiên toàn thể giáo dục, các khóa học và các buổi phát biểu nghiên cứu sẽ nêu bật vấn đề sốt rét trong chương trình nghị sự. Các đối tác RBM bao gồm MMVIVCCUSAIDMNMBill and Melinda Gates FoundationWWARNACT Consortium sẽ tham dự để thúc đẩy các hành động và đầu tư nhằm giảm thiểu và loại trừ bệnh sốt rét cũng như thúc đẩy tranh luận. Chiến lược Kỹ thuật Toàn cầu (Global Technical Strategy_GTS) và chương trình Hành động và Đầu tư để đánh bại Sốt rét (Action and Investment to defeat Malaria_AIM) sẽ được trình bày bởi Tiến sĩ Pedro Alonso, giám đốc Chương trình Sốt rét Toàn cầu của WHO. Malaria No More và quỹ Bill and Melinda Gates Foundation sẽ tổ chức một ban thảo luận về những gì họ sẽ làm để tiêu diệt sốt rét. Một bản in của AIM đang được trưng bàytại khu vực của Chương trình đặc biệt dành cho nghiên cứu đào tạovề các bệnh nhiệt đới (Special Programme for Research and Training in Tropical Diseases_TDR), nơi những người tham gia cũng có thể giữ lại một thẻ USB chứa các bản sao điện tửvề GTS AIM.Cùng với đó, các thành viên của Ủy ban giám sátquá trình chuyển đổi (Transition Oversight Committee_TOC) thuộc Đối tác RBM (Roll BackMalaria Partnership) sẽ mở một cuộc họpkiểutownhall vàongày 27/10/2015 để thảo luận về cấu trúc đề xuất mới của tổ chức (10:30 sáng, Salon 3 tại Khách sạn Courtyard Downtown, 21 N Juniper, Philadelphia),được tổ chức để cập nhật cho các đối tác RBM về tiến trình chuyển đổi.

Hành động đầu tư để đánh bại sốt rét 2016-2030 một thế giới không còn sốt rét

Để tiến đến “Hành động và đầu tư đánh bại sốt rét 2016-2030 vì một thế giới không còn sốt rét (Action and Investment to defeat Malaria 2016-2030 (AIM) for a malaria-free world), RBM cùng các đối tác của mình và các quốc gia còn sốt rét lưu hành trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Phi và Đông Nam Á phải trải qua các nhiệm vụ chống sốt rét hết sức cam go theo từng giai đoạn từ mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) đến mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), nhất là những thành quả và bài học kinh nghiệm thu được kế hoạch hành động sốt rét toàn cầu (GMAP) từ năm 2008-2015 tạo đà vươn tới một thế giới không còn sốt rét trong một tương lai gần.

Từ mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến mục tiêu phát triển bền vững (From MDGs to SDGs)

Hơn15 năm qua, thành tựu đáng kể của các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015là sự tiến bộ trong cuộc chiến toàn cầu chống lại bệnh sốt rét. Cam kết chính trị cấp cao, các nguồn lực gia tăng và mối quan hệ đối tác mạnh mẽ đã huy động cho hành động phối hợp đổi mới kích thích, các công cụ mới, hoạch định chiến lược, hội nhập sâu rộng, các hệ thống y tế và cộng đồng được tăng cường. Các bài học chủ yếu đã được trải qua-những ích lợi của sự tham gia đa ngành, nhu cầu trọng yếu về sự công bằng, tiếp cận và quyền sở hữu của các nước và cộng đồng bị ảnh hưởng, các mối liên kết chặt chẽ giữa bệnh sốt rét phát triển kinh tế-tất cả sẽ đảm bảo tính bền vững. Những bài học này chứng minh công tác đáp ứng với bệnh sốt rét có thể hình thức đầu tiên cho sự phát triển bền vững như thế nào và nhấn mạnh làm thế nào để tiếp tục làm giảm gánh nặng của bệnh sốt rét sẽ là điều quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) đến năm 2030.

 
Các nguồn lực
đã được biên soạn ở đây mô tả vai trò của sốt rét trong chương trình nghị sự phát triển bền vững lên Hành động và Đầu tư để đánh bại sốt rét 2016-2030 một thế giới không còn sốt rét (Action and Investment to defeat Malaria 2016-2030 (AIM) for a malaria-free world) và rút ra bằng chứng khẳng định các mối liên hệ thiết yếu giữa sốt rét với tiến bộ trong các lĩnh vực phát triển khác nhằm thúc đẩy tăng cường sự tham gia liên ngành. Công tác chuẩn bị cho kỷ nguyên mới này đang được tiến hành, trong năm 2015 Hội đồng RBM Partnership đang thiết kế một kiến trúc toàn cầu tái cơ cấu được trang bị tốt hơn để thực hiện vận động cấp cao cần thiết, chiến lược, phối hợp, hỗ trợ quốc gia huy động nguồn lực cần thiết để hỗ trợ hoàn thành các SDGs. Sự hợp tác nhiều bên liên quan mới này sẵn sàng trở nên hiệu lực hơn, hiệu quả hơn có thể duy trì vấn đề sốt rét như một vấn đề ưu tiên phát triển quốc tế và vận động các nguồn lực hướng tới các mục tiêu 2030 đầy tham vọng của cộng đồng toàn cầu.

 
Kế hoạch hành động sốt rét toàn cầu
(Global Malaria Action Plan_GMAP) 2008-2015

Được phát triển bởi Đối tác RBM, Kế hoạch Hành động Sốt rét Toàn cầu (Global Malaria Action Plan_GMAP) vì một thế giới không còn sốt rét 2008-2015 đầu tiên đã được chấp thuận bởi các nhà lãnh đạo thế giới và cộng đồng sốt rét trong Hội nghị thượng đỉnh sốt rét MDG 2008 tại New York (2008 MDG Malaria Summit in New York). GMAP đã trở thành một công cụ tuyên truyền quan trọng cung cấp cho cộng đồng sốt rét một lộ trình đi đến tiến bộ và một chiến lược dựa trên bằng chứng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Hành động và đầu tư đánh bại sốt rét 2016-2030 vì một thế giới không còn sốt rét (Action and Investment to defeat Malaria 2016-2030 (AIM) for a malaria-free world)

Phát triển từ sự thành công của GMAP2008-2015, vừa như là một lời kêu gọi khẩn cấp vừa như là một lời chỉ dẫn cho hành động chung đối với tất cả những ai tham gia trong cuộc chiến chống lại sốt rét. Kết quả của quá trình tham vấn rộng rãi, AIM bổ sung cho Chiến lược kỹ thuật toàn cầu cho Sốt rét 2016-2030 của WHO (WHO Global Technical Strategy for Malaria 2016–2030) bằng cách xác định vị trí của sốt rét trong chương trình nghị sự phát triển rộng lớn hơn, minh họa làm thế nào mà công tác giảm thiểu và loại trừ bệnh sốt rét tạo nên xã hội khỏe mạnh hơn, công bằng hơn, thịnh vượng hơn, thúc đẩy một sự đáp ứng toàn diện rộng rãi và đa ngành. Cả hai tài liệu đều chia sẻ mốc thời gian từ 2016-2030 của các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và đưa ra phương hướng cho các mục tiêu sốt rét năm 2030.

Các mục tiêu chung, mốc đánh giá và chỉ tiêu cho giai đoạn 2016-2030 (Joint goals, milestones and targets for 2016-2030)

AIM xây dựng trường hợp cho đầu tư vào sốt rét và cung cấp cho cộng đồng sốt rét toàn cầu một công cụ tuyên truyền mạnh mẽ để huy động nguồn lực, đồng thời chỉ đạo hành động tăng cường chính sách, quản trị và thúc đẩy hợp tác giữa các nước và các lĩnh vực; nhấn mạnh những tiến bộ trong tương lai sẽ phụ thuộc vào các cải tiến và sản phẩm mới như thế nào, đòi hỏi tất cả chúng ta phải đặt người dân vào trung tâm đáp ứng. Hợp tác làm việc với các cộng đồng bị ảnh hưởng sẽ làm gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ sốt rét ở bất cứ nơi nào có nhu cầu và sẽ cho phép tiếng nói của những người nghèo nhất vang lớn trong lời kêu gọi toàn cầu vì một thế giới không còn sốt rét.

Mục tiêu

Mốc đánh giá

Chỉ tiêu

2020

2025

2030

Giảm tỷ lệ tử vong SR toàn cầu so với năm 2015

Ít nhất 40%

Ít nhất 75%

Ít nhất 90%

Giảm tỷ lệ mắc các ca SR toàn cầu so với năm 2015

Ít nhất 40%

Ít nhất 75%

Ít nhất 90%

Loại trừ SR ra khỏi các quốc gia SR lan truyền trong năm 2015

Ít nhất 10 nước

Ít nhất 20 nước

Ít nhất 35 nước

Ngăm ngừa SR quay trở lại ở tất cả các nước không còn SR

Ngăn ngừa quay trở lại

 

Ngăn ngừa quay trở lại

 

Ngăn ngừa quay trở lại

 

Những năm gần đây đã chứng kiến những tiến bộ phi thường trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét, nhưng những thành tựu này rất mỏng manh và phân bố không đều, chiến thắng chống lại ký sinh trùng sốt rét sẽ được xếp vào một trong những thành tựu cao nhất của lịch sử nhân loại. Để đạt được các mục tiêu sốt rét năm 2030 và làm cho viễn cảnh một thế giới không còn sốt rét nằm trong tầm với, chúng ta phải kết hợp các lực lượng để đánh bại bệnh sốt rét và công nhận vai trò quan trọng của tất cả các bên liên quan, kể cả những ngành không liên quan đến y tế trong công cuộc giảm thiểu và loại trừ bệnh sốt rét (combine forces to defeat malaria and recognize the important role that all stakeholders, including non-health sectors, play in the reduction and elimination of malaria); chứng tỏ sự tiến bộ liên tục và cho thấy rằng công tác giảm thiểu sốt rét là rất quan trọng để đạt được các SDGs (demonstrate continued progressand show that reducing malaria is critical to achieving the Sustainable Development Goals); mở rộng hợp tác giữa các quốc gia và kêu gọi các bên liên quan trong tất cả các lĩnh vực tham gia và tăng cường tham gia vào cuộc chiến chống lại sốt rét (expand partnerships work across countries, and call o­n stakeholders in all areas to participate and intensify their engagement in the fight against malaria); đẩy mạnh các nỗ lực và hành động cấp bách để giảm số lượng người dân đang phải chịu đựng và tử vong do một căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được và đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét tại địa phương, quốc gia, khu vực càng sớm càng tốt (Accelerate effortsand act with urgency to reduce the number of people suffering and dying from a preventable and treatable illness and achieve malaria elimination locally, nationally, and regionally as soon as possible).


 
“Đạt được các mục tiêu sốt rét toàn cầu năm 2030 của chúng ta sẽ không chỉ cứu sống hàng triệu sinh mạng mà còn giảm đói nghèo và tạo ra xã hội khỏe mạnh, công bằng hơn. Đảm bảo công tác giảm thiểu liên tục và loại trừ bệnh sốt rét sẽ tạo ra lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, các ngành kinh doanh, nông nghiệp, giáo dục, hệ thống y tế và các hộ gia đình” (Reaching our 2030 global malaria goals will not o­nly save millions of lives, it will reduce poverty and create healthier, more equitable societies. Ensuring the continued reduction and elimination of malaria will generate benefits for entire economies, businesses, agriculture, education, health systems and households).

“Tôi xin giới thiệu tài liệu này cho tất cả những ai quan tâm về tương lai chung của chúng ta, biến hiểu biết của chúng ta về lợi nhuận mạnh mẽ do đầu tư mang lại nhằm chấm dứt các ca tử vong sốt rét thành động lực và hành động hiệu quả trong dân chúng sẽ là điều cần thiết để thực hiện tương lai chúng ta muốn, nơi mà tất cả mọi người được hưởng quyền bình đẳng và nhân phẩm mà họ xứng đáng được hưởng” (I commend this document to all those concerned about our common future. Transforming our understanding of the powerful return o­n investment of ending malaria deaths into dynamic and effective action o­n the ground will be essential to realizing the future we want, where all people enjoy the equality and dignity they deserve).

Ban Ki-moon
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc
(UN)

Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững (SDGs) của UN năm 2015

Các nhà lãnh đạo thế giới thông qua Chương trình nghị sự phát triển mới đầy tham vọng (World Leaders Adopt Ambitious New Development Agenda)

Ngày 25/09/2015, New York. Đối tác đẩy lùi sốt rét (RBM)-Trong phiên họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng UN, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 nhiều dự đoán về phát triển bền vững bao gồm 17 SDGs đã được thông qua. Tiếp nối các ý kiến tham vấn khu vực sâu rộng và đàm phán giữa các nước thành viên, chương trình nghị sự mới phát triển từ các MDGs của UN, đồng thời nhấn mạnh phạm vi và tham vọng của một khát vọng toàn cầu mới nhằm khuyến khích hành động và sự phát triển chuyển đổi trong 15 năm tới “mà sẽ không để lại bất kỳ ai ở phía sau”. Đặt dưới SDG3.3 đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy thịnh vượng cho tất cả các lứa tuổi (Ensure healthy lives and promote well-being for all at all ages)-SDGs kêu gọi “chấm dứt các bệnh dịch như AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên…” đến năm 2030.

Sốt rét và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Malaria and the MDGs)

Theo WHO, sau 15 năm thực hiện MDGs đến năm 2015 còn 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đang có sự lan truyền bệnh sốt rét với khoảng 3,2 tỉ người có nguy cơ mắc bệnh sốt rét-chiếm gần một nửa dân số thế giới. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sốt rét và tử vong xảy ra ở Tiểu vùng Saharan châu Phi nhưng châu Á, Mỹ Latin và thấp hơn là Trung Đông và châu Âu cũng có nguy cơ. Một số nhóm dân số có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao hơn một cách đáng kể và phát triển thành bệnh nghiêm trọng hơn những người khác như trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và bệnh nhân HIV/AIDS cũng như những người di cư không có miễn dịch (non-immune migrants), nhóm dân di biến động và khách du lịch (mobile populations and travellers). Chương trình phòng chống sốt rét quốc gia (NMCP) cần phải có các biện pháp đặc biệt để bảo vệ những nhóm quần thể này không bị nhiễm sốt rét và cân nhắc các biện pháp bảo vệ theo hoàn cảnh cụ thể của họ.

Theo Báo cáo sốt rét của WHO năm 2014 (World Malaria Report 2014 Fact Sheet) vê kế hoạch hành động sốt rét toàn cầu (GMAP) năm 2008 như sau:

Cases, 2013

 

Toàn cầu: 198 triệu ca

(phạm vi không chắc chắn: 124-283 triệu)

Số ca tử vong, 2013

Toàn cầu: 584.000 ca

(ước lượng: 367.000-775.000)

90% của số ca tử vong sốt rét xảy ra tại châu Phi cận Sahara và 78% xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Nhóm dân có nguy cơ mắc

3,2 tỷ (một nửa dân số), trong đó 1,2 tỷ dân có nguy cơ mắc cao

Các quốc gia bị ảnh hưởng

Trong năm 2014, 97 quốc gia có sốt rét đang lưu hành

Quá trình phát triển

Tỷ lệ mắc sốt rét giảm từ năm 2000-2013

Toàn cầu: giảm 47%

Tại khu vực châu Phi của WHO: giảm 54%
55 quốc gia đang trong quá trình giảm tỷ lệ mắc sốt rét xuống 75%, theo các mục tiêu của Đại hội đồng Y tế Thế giới và tổ chức Đẩy lùi sốt rét (Roll Back Malaria_RBM) trong năm 2015. 64 quốc gia đang trong quá trình đạt mục tiêu của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là đảo ngược tỷ lệ mắc sốt rét (giai đoạn từ năm 2000 – 2015).

Tác động

Giữa 2001 và 2013, ước tính 4,2 triệu người được cứu sống là kết quả của các biện pháp can thiệp sốt rét.

97% hay 4,1 triệu người trong số những ngườiđược cứu sống là trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Phi cận Sahara.

Kinh phí về y tế

Cần 5,1 tỷ đô mỗi năm

Trong năm 2013, tổng kinh phí trong nước và quốc tế cho phòng chống sốt rét là 2,6 tỷ đô la – ít hơn 1 nửa so với kinh phí cần thiết.

Chi phí cho nền kinh tế

Trực tiếp: 12 tỷ đô mỗi năm cho các tổn thất trực tiếp, mất 1,3% tăng trưởng GDP mỗi năm tại châu Phi.

Mức độ bao phủ hiện nay

Điều trị: Trong năm 2013, 392 triệu liều điều trị ACT do các các cơ sở y tế công cộng và tư nhân tại các quốc gia có bệnh lưu hành mua lại – tăng lên từ 278 triệu trong năm 2011, và chỉ 11 triệu trong năm 2005.
Màn: trong năm 2014, ước tính 214 triệu màn tồn lưu hóa chất được phân bổ tới các quốc gia có sốt rét lưu hành, một sự tăng lên đáng kể so với 70 triệu màn được phân phát trong năm 2012.
Phun tồn lưu hóa chất trong nhà: trong năm 2013, 123 triệu người (3.5% dân số toàn cầu có nguy cơ mắc sốt rét) được bảo vệ bằng phun tồn lưu hóa chất trong nhà trên khắp toàn thế giới.
Chẩn đoán: Số lượng các test chẩn đoán nhanh bán cho các cơ sở công cộng và tư nhân ở các quốc gia lưu hành SR tăng từ 88 triệu trong năm 2010 lên 319 triệu trong năm 2013. Số lượng bệnh nhân được xét nghiệm bằng kính hiển vi tăng lên 197 triệu trong năm 2013, trong đó Ấn Độ chiếm hơn 120 triệu xét nghiệm lam máu.

Các mục tiêu (MDG) có thể đạt được bằng giải quyết vấn đề sốt rét

MDG 1 – Xóa bỏ đói nghèo

MDG 2 – Đạt được phổ cập giáo dục tiểu học

MDG 4 – Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em

MDG 5 – Cải thiện sức khỏe bà mẹ

MDG 6 – Tiêu diệt bệnh HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác

MDG 8 -Các đối tác trên toàn cầu vì sự phát triển và tiếp cận thuốc với giá cả phù hợp.

WHO cho rằng có sự bất bình đẳng đáng kể trong phơi nhiễm cũng như nguy cơ mắc sốt rét, cả về tác động của sốt rét lẫn các hậu quả đối với kinh tế và xã hội của sốt rét; đặc biệt là 90% số ca tử vong sốt rét xảy ra ở châu Phi cận Sahara, hầu hết là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Xu hướng đô thị hóa, quản lý tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp và an ninh lương thực tác động đáng kể đến sự lưu hành sốt rét, kể cả thông qua các động thái nhân khẩu học có liên quan. Trong bối cảnh lớn hơn về phát triển và môi trường, biến đổi khí hậu có khả năng ảnh hưởng đến sự phân bố của sốt rét, mặc dù các mô hình sốt rét biến đổi cần được dự đoán và lập bản đồ tốt hơn. Một điều cũng quan trọng đó là việc kết hợp phạm vi đa ngành vào các biện pháp can thiệp sốt rét tốt hơn nữa và ngược lại có giá trị cộng thêm được chứng minh về quản lý hiệu quả hơn các chi phí chung cũng như về các điều khoản tài chính hiệu quả hơn giữa phòng chống sốt rét và các lĩnh lực phát triển quan trọng khác là một yêu cầu cũng quan trọng trong môi trường có nguồn lực hạn chế hiện nay.

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ dựa vào các mốc đánh giá của RBM (MDG based RBM Milestones)

Để hỗ trợ các nỗ lực đang được tiến hành này, Ban thư ký RBM và UNDP như là một Đối tác sáng lập tổ chức RBM và đồng chủ tịch của “Nhóm công tác UN sau MDG” (Post MDG UN Task Team) đã triệu tập một Hội đàm về phát triển tiếp cận đa ngành đối với sốt rét (Consultation o­n Developing a Multisectoral Approach to Malaria) được tổ chức vào ngày 1-3/7/2013 tại Geneva và tập hợp chừng 70 chuyên gia từ chính phủ, viện nghiên cứu, xã hội công dân, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức UN và lĩnh vực tư nhân. Kết quả của Hội đàm, các thành viên tham dự nhất trí về việc phát triển một chương trình khung hành động và lộ trình nhằm xác định tầm nhìn và con đường cụ thể để giải quyết tốt hơn các yếu tố quyết định về môi trường-xã hội của bệnh sốt rét và thuyết phục các nhân vật chủ chốt từ các lĩnh vực phi y tế tham gia vào RBM Partnership. Chương trình khung hành động đa ngành đối với sốt rét (The Multisectoral Action Framework for Malaria) được đưa ra trong kỳ họp thứ 68 của Đại Hội đồng UN tại New York vào tháng 9/2013, trong một sự kiện cấp cao gồm có sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà diễn thuyết có tầm ảnh hưởng như Tổng thống Tanzania và Mozambique.

Sốt rét và các mục tiêu phát triển bền vững (Malaria and the SDGs)

Hơn 15 năm qua, một thành tựu đáng kể của MDGs là sự tiến bộ trong cuộc chiến đấu toàn cầu chống lại bệnh sốt rét. Cam kết chính trị cấp cao, các nguồn lực gia tăng, và quan hệ đối tác mạnh mẽ đã thúc đẩy cho hành động phối hợp, và đổi mới kích thích, các công cụ mới, hoạch định chiến lược, can thiệp sâu rộng hơn và tăng cường hệ thống y tế và cộng đồng. Các bài học chủ yếu đã được trải qua-những ích lợi của sự tham gia đa ngành, nhu cầu trọng yếu về sự công bằng, tiếp cận và quyền sở hữu của các nước và cộng đồng bị ảnh hưởng cùng các mối liên kết chặt chẽ giữa bệnh sốt rét phát triển kinh tế-tất cả sẽ đảm bảo tính bền vững. Nhng bài hc này chng minh hot đng đáp ng vi bnh st rét có th là hình thc đu tiên cho s phát trin bn vng như thế nào và nhn mnh làm thế nào đ tiếp tc làm gim gánh nng ca bnh st rét s là điu quan trng đ đt đưc các SDGs đến năm 2030.

Mặc dù lộ trình tiến tới loại trừ sốt rét đến năm 2030 còn nhiều gian nan thách thức nhưng trên cơ sở SDGs và phát huy những thành quả đạt được từ MDGs, mục tiêu của WHO đề ra cho các quốc gia là giảm số ca mắc sốt rét 40% trước năm 2030 và 90% đến năm 2035. WHO cũng kêu gọi xóa bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét tại ít nhất 35 quốc gia trong vòng 15 năm tới và cho rằng đây là những mục tiêu "đầy tham vọng nhưng có thể hoàn thành được và giúp tiến gần hơn đến xóa sổ hoàn toàn sốt rét nếu các quốc gia cùng đồng tâm dốc sức”.

Ngày 05/11/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Huỳnh Thị An Khang và CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Theo RBM và WHO)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích