Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 6 2 5 2
Số người đang truy cập
3 9 7
 Tin tức - Sự kiện
Các nhóm tư vấn của WHO khuyến cáo thực hiện thí điểm vaccine sốt rét đầu tiên

Ngày 23/10/2015. GENEVA. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Thực hiện thí điểm vaccine sốt rét đầu tiên theo khuyến cáo của các nhóm tư vấn (Pilot implementation of first malaria vaccine recommended by WHO advisory groups). Nhóm tư vấn chiến lược các chuyên gia về tiêm chủng (Strategic Advisory Group of Experts o­n Immunization_SAGE) và Ủy ban Tư vấn chính sách sốt rét (Malaria Policy Advisory Committee_MPAC) của WHO cùng đề nghị các dự án thí điểm nhằm hiểu biết làm thế nào để sử dụng tốt nhất một loại vaccine bảo vệ chống lại bệnh sốt rét ở trẻ nhỏ.

Vaccine sốt rét (Vaccine Malaria)

Giáo sư Fred Binka-quyền chủ tịch của MPAC phát biểu: "Đây là một cuộc gặp lịch sử với hai trong số các ủy ban cố vấn chính của WHO làm việc cùng nhau để xem xét chứng cứ hiện về loại vaccine này, các ủy ban đồng ý rằng việc triển khai thí điểm sẽ là bước tiếp theo với loại vaccine này". Thuốc chủng ngừa có tên gọi là RTS,S, là vaccin đầu tiên cho bệnh sốt rét nhưng có một câu hỏi chính, nó đòi hỏi 4 liều cho một trẻ để được bảo vệ đầy đủ và do đó đòi hỏi tiếp xúc thêm với hệ thống chăm sóc sức khỏe, 3 liều đầu tiên được cho trong một tháng theo sau là một sự tạm dừng 18 tháng trước khi dùng liều thứ tư, nếu không có liều thứ 4 thì về mặt tổng thể trẻ em không giảm sốt rét nặng (severe malaria). Giáo sư Jon S. Abramson, chut tịch của SAGE cho biết: "Câu hỏi về cách mà vaccine sốt rét có thể được cho tốt nhất vẫn cần phải được trả lời, sau khi đánh giá chi tiết của tất cả các bằng chứng chúng tôi khuyến nghị câu hỏi này được giải quyết tốt nhất bằng việc có từ 3-5 dự án thực hiện thí điểm lớn".


Vaccine sốt rét RTS,S làm giảm nhiễm sốt rét gần 50% trẻ em từ 5 đến 17 tháng tuổi

Thuốc chủng ngừa bệnh sốt rét (malaria vaccine) RTS,S, có tác dụng chống lại P. falciparum là chủng ký sinh trùng sốt rét gây chết người nhiều nhất trên toàn cầu và phổ biến nhất ở châu Phi, nó không cung cấp sự bảo vệ chống lại P. vivax là chủng chiếm ưu thế ở nhiều quốc gia ngoài châu Phi. Thuốc chủng ngừa này đang được đánh giá như là một công cụ phòng chốngbệnh sốt rét bổ sung có tiềm năng có thể được thêm vào nhưng không thay thế các gói cốt lõi của các biện pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét đã được chứng minh.

Trong các phiên thảo luận khác trong cuộc họp SAGE được tổ chức từ ngày 20-22/10/2015 nhóm xem xét chứng cứ và cung cấp các khuyến nghị về việc phát triển và sử dụng các vaccine chống vi rút bại liệt, sởi và Ebola.


News release

Vaccine bại liệt (Polio vaccine)

Vaccine bại liệt uống (OPV) là công cụ chính được sử dụng để thanh toán bệnh bại liệt trên toàn thế giới nhờ vào khả năng độc đáo của nó là làm gián đoạn sự lây lan của virus từ người sang người, tuy nhiên trong những trường hợp rất hiếm hoi, virus ở vaccine sống giảm độc lực chứa trong OPV có thể được liên kết với các trường hợp bại liệt do vaccine (vaccine-associated polio paralysis_VAPP) hay lưu hành virus bại liệt có nguồn gốc từ vaccine (circulating vaccine-derived polioviruses_cVDVPs), rút bỏ OPVs do đó là một phần quan trọng của chiến lược thanh toán bại liệt.Thành phần của OPV typ 2 chiếm 40% các trường hợp VAPP và lên tới 90% các trường hợp cVDPV. Ngược lại, virus bại liệt hoang dã typ 2 đã không được phát hiện bất cứ nơi nào kể từ năm 1999 và Ủy ban toàn cầu chứng nhận thanh toán bệnh bại liệt (Global Commission for the Certification of Poliomyelitis Eradication_GCC) đã tuyên bố chủng này trên toàn cầu đã được thanh toán trong cuộc họp vào tháng 9/2015. Các quốc gia do đó đã chuẩn bị để loại bỏ thành phần typ 2 khỏi OPV bằng cách chuyển đổi OPV từ hóa trị ba (có cả ba týp huyết thanh) thành OPV hóa trị hai (chỉ chứa typ huyết thanh 1 và 3). Tất cả các loại vaccine bại liệt đường uống sẽ được gỡ bỏ sau khi thanh toán các loại virus bại liệt hoang dã typ1 và 3 trên toàn cầu được chứng nhận.SAGE khẳng định rằng việc chuyển đổi đồng bộ trên toàn cầu từ vaccine bại liệt đường uống hóa trị ba (tOPV) sang OPV hóa trị hai (bOPV) nên xảy ra trong giai đoạn từ 17/4 đến 1/5 năm 2016.

SAGE cũng kết luận rằng những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện kể từ cuộc họp mới nhất vào tháng 4/2015 là toàn cầu đang hướng đến việc loại bỏ hai loại vaccine bại liệt bằng đường uống,không có trường hợp bại liệt hoang dã nào ở châu Phi kể từ tháng 8/2014 và hơn một năm đã trôi qua kể từ trường hợp cuối cùng được bắt gặp ở Trung Đông, tăng cường giám sát và vươn tới trẻ em nhiều hơn nữa và được tiếp cận với vaccine ở các khu vực chủ chốt của Pakistan và Afghanistan. Kết quả của các bước này là tất cả các nước và các đối tác của Sáng kiến thanh toán bại liệt toàn cầu (Global Polio Eradication Initiative_GPEI) cần tăng cường sự chuẩn bị cho việc loại bỏ OPV type 2 (OPV2) trên toàn cầu vào tháng 4/2016.Tuy nhiên, SAGE cảnh báo có nhiều việc cần phải được thực hiện trước ngày chuyển đổi, điều quan trọng là các nước đáp ứng thời hạn chót để bảo vệ người dân bằng cách di chuyển theo hướng phá hủy các ổ chứa virus bại liệt hoang dã typ 2 hoặc ngăn chặn của họ với các cơ sở thiết yếu của virus bại liệt. Các vụ dịch do vaccine bại liệt typ 2 ở Guinea và Nam Sudan cần phải được ngăn chặn. Sự thiếu hụt vaccine bại liệt bất hoạt trên toàn cầu cần được xử lý trước khi chuyển đổi, với nguồn vật tư sẵn có ưu tiên cho các khu vực có nguy cơ cao.


Vắc-xin phối hợp 2 trong một sởi-rubella và lọ dung dịch nước hồi chỉnh

Vaccine sởi (Measles vaccine)

Hiện nay 13% trường hợp mắc sởi đang xảy ra ở trẻ em trước khi chúng đạt đến 9 tháng tuổi-độ tuổi trẻ nhất mà vào lúc đó liều đầu tiên thường được cho vì vậy SAGE đang khuyến cáo trong những hoàn cảnh cụ thể một liều vaccine có thể đưa cho trước đó khi trẻ ở độ tuổi 6 tháng khi nguy cơ mắc bệnh sởi là cao.


Vacccine Ebola mới thử nghiệm thành công ở Tây Phi

Ebola

SAGE cũng cung cấp các khuyến nghị tạm thời về tiêm chủng để đáp ứng với một vụ dịch Ebola dựa trên kết quả thử nghiệm lâm thời cho thấy hiệu quả và độ an toàn cao, những khuyến nghị này là tạm thời vì các vaccine ứng cử viên hiện đang được sử dụng chỉ trong bối cảnh của các thử nghiệm lâm sàng và các khuyến cáo sử dụng ngoài các địa điểm thử nghiệm sẽ phụ thuộc vào các loại vaccine được cấp phép theo quy định. Các khuyến nghị không áp dụng đối với bất kỳ vaccine cụ thể nào, khuyến nghị sẽ được điều chỉnh khi dữ liệu trở nên có sẵn.

 

Ngày 05/11/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích