Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 1 6 6 8
Số người đang truy cập
3 7 0
 Tin tức - Sự kiện
Đào tạo dịch tễ học thực địa (FETP) nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh

Ngày 14/8/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Chương trình đào tạo Dịch tễ học thực địa (Field Epidemiology Training Programme_FETP) tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2008 với mục tiêu nâng cao năng lực quốc gia trong phát hiện, điều tra và ứng phó với các bệnh mới nổi và các sự kiện sức khỏe công cộng khác phù hợp với Chiến lược châu Á-Thái Bình Dương về các bệnh mới nổi (Asia-Pacific Strategy for Emerging Diseases_APSED) của WHO và Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR 2005). Sau 7 năm đào tạo vào đầu tháng 8/2015, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo về kết quả triển khai FETP giai đoạn 2011-2015 với sự tham gia của các chuyên gia y tế trong và ngoài nước.
 

Chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa

Các thông tin chính (Key facts)

WHO cho biết dịch tễ học thực địa (FETP) là áp dụng các phương pháp dịch tễ học để giải quyết các tình huống bất ngờ về y tế khi cần phải điều tra thực địa nhanh chóng để có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm xây dựng năng lực thể chế có thể tự duy trì để đào tạo về FETP cho cán bộ y tế dự phòng, chương trình đào tạo tích hợp nỗ lực chung của Việt Nam để tăng cường năng lực giảm thiểu nguy cơ và tác động của dịch bệnh truyền nhiễm. Theo đó các mục tiêu cụ thể của chương trình bao gồm (i) trang bị cho cán bộ y tế dự phòng những kỹ năng và năng lực cơ bản cho phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (equip staff working in preventive medicine services with essential skills and competencies for disease prevention and control); (ii) tăng cường dịch vụ y tế dự phòng ở các tuyến huyện, tỉnh và trung ương (enhance preventive medicine services at the local, provincial and national levels); (iii) củng cố hệ thống dự phòng, kiểm soát và kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng (strengthen systems for prevention, control and timely response to public health emergencies).
 

Theo WHO, chương trình FETP nhằm mục đích phát triển những kỹ năng và năng lực không thể dạy được ở trường học hoặc nơi làm việc, hàng năm Chương trình có các khóa đào tạo đặc biệt với hai loại hình đào tạo: (i) Khóa Điều tra dịch tễ học thực địa 2 năm khai giảng năm 2009 là chương trình học bổng vừa học vừa làm dành cho cán bộ y tế dự phòng được tuyển chọn ở trung ương và địa phương. (ii) Từ năm 2008 các khóa Điều tra dịch tễ học thực địa ngắn hạn (Field Epidemiology Short Courses_FESC) đã được tổ chức để đáp ứng nhu cầu đào tạo cho cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh và huyện trên cả nước.

Các nhà dịch tễ học thực địa có được kinh nghiệm và đóng góp cho kiến thức khoa học và dịch vụ y tế công cộng bằng cách nghiên cứu một loạt vấn đề y tế công cộng, trong quá trình đào tạo họ sẽ tiến hành điều tra dịch tễ và các nghiên cứu thực địa để hiểu và kiểm soát bùng phát dịch, cụm bệnh mạn tính và tác động đối với sức khỏe của thiên tai và các vấn đề sức khỏe môi trường (conduct epidemiological investigations and field studies to understand and control outbreaks, chronic disease clusters, health impacts of disasters and environmental health issues); tiến hành phân tích dịch tễ học và phân tích thống kê các bộ dữ liệu lớn và phức tạp (conduct epidemiological and statistical analyses of large and complex datasets); thiết kế, triển khai và đánh giá các hệ thống giám sát dịch bệnh (Design, implement and evaluate disease surveillance systems); bài trình bày kết quả nghiên cứu của họ trong các hội nghị khoa học và công bố trong các tạp chí y khoa (present their work at scientific conferences and publish their work in peer-reviewed journals).


Tình hình dịch bệnh mới nổi trên thế giới luôn đặt Việt Nam vào tình thế báo động

Tình hình dịch tễ học thực địa (The situation FETP)

Theo Bộ Y tế, Việt Nam có nhu cầu củng cố năng lực quốc gia giám sát và ứng phó với dịch bệnh để nhanh chóng phát hiện và ứng phó với các dịch bệnh mới nổi và các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng khác gây quan ngại cho quốc gia và quốc tế phù hợp với các mục tiêu APSED của WHO, IHR 2005 và sẽ đạt được thông qua các mục tiêu cụ thể như trang bị năng lực phòng chống và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm cho cán bộ y tế dự phòng và các viện khu vực (equipping preventive medicine staff and regional institutes with the competencies for preventing and controlling communicable diseases); củng cố dịch vụ y tế dự phòng ở tuyến huyện, tỉnh và trung ương (Enhancing preventive medicine services at the local, provincial and national levels); củng cố hệ thống dự phòng, kiểm soát và kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng (Strengthening systems for the prevention, control and timely response to public health emergencies). Theo đó, mục tiêu thứ nhất sẽ được giải quyết bằng cách điều chỉnh FETP để đáp ứng nhu cầu Bộ Y tế đã xác định là tăng cường nguồn nhân lực cho giám sát và kiểm soát dịch bệnh; mục tiêu thứ hai và ba sẽ được giải quyết bằng cách tập trung chương trình đào tạo và các hoạt động thực địa vào những nhu cầu và ưu tiên do Cục Y tế dự phòng và các Viện khu vực xác định.


Thực hành ứng phó với dịch cúm gia cầm

Thành phần tăng cường dịch vụ trong chương trình đào tạo sẽ bao gồm (a) biện pháp đáp ứng kịp thời và hiệu quả với tình trạng khẩn cấp như bùng phát dịch (timely and effective responses to emergencies such as disease outbreaks); (b) phân tích và giải thích số liệu giám sát để phục vụ xây dựng hành động và chính sách y tế công cộng (analysis and interpretation of surveillance data to inform public health actions and policies); (c) tiến hành nghiên cứu dịch tễ học về các vấn đề y tế đã được Bộ Y tế xác định (conduct of epidemiological studies o­n health issues identified by MoH). Mục tiêu của thành phần củng cố hệ thống trong chương trình đào tạo sẽ được xác định cụ thể qua các báo cáo và khuyến nghị đưa ra trong bài tập của mỗi học viên bao gồm (a) xây dựng hướng dẫn củng cố công tác giám sát thường xuyên, cảnh báo sớm và các hệ thống đáp ứng dịch bệnh (development of guidelines for strengthening routine surveillance and early warning and outbreak response systems); (b) thể chế hóa phương pháp tiếp cận dựa vào bằng chứng để phục vụ cho xây dựng chính sách (institutionalization of an evidence-based approach to inform decision-making); và (c) mở rông quan hệ đối tác và liên kết ở cấp độ địa phương (như bác sĩ bệnh viện, hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu), tỉnh và trung ương (như giữa các bộ, ngành và các chương trình phòng chống bệnh cụ thể) và cấp độ quốc tế (the extension of partnerships and networking at the local level (e.g., hospital clinicians, primary health care system), provincial and national levels (e.g., across disciplines and departments, and across disease-specific programmes), and at the international level).


FETP Việt Nam gắn liền với IHR quốc tế

Đáp ứng của WHO (WHO's response)

Chương trình đào tạo FETP tại Việt Nam phù hợp với các mục tiêu APSED của WHO và IHR 2005 do đó WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường và mở rộng năng lực thực hiện giám sát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm và ứng phó bùng phát dịch trên cả nước cho cán bộ y tế dự phòng. WHO luôn là cơ quan chuyên môn hàng đầu hỗ trợ MoH xây dựng và duy trì chương trình FETP từ tháng 12/2006, cán bộ và chuyên gia kỹ thuật của WHO đã hỗ trợ về chương trình và kỹ thuật cho chương trình FETP. Sự lãnh đạo, vận động và huy động nguồn lực từ các nhà tài trợ và đối tác quốc tế của WHO đã hỗ trợ cho việc xây dựng chương trình đào tạo tiếp theo giai đoan triển khai ban đầu.


Hội thảo đánh giá kết quả FETP (2008-2015) và định hướng (2016-2020)

Hội thảo đánh giá kết quả FETP (2008-2015) và định hướng (2016-2020)

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), FETP Việt Nam được xây dựng từ năm 2008 với sự phối hợp của WHO và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC), sự tài trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các đối tác quốc tế khác. Theo đó, khóa FETP đầu tiên bắt đầu từ tháng 8/2009 là một chương trình học bổng vừa học vừa làm kéo dài 2 năm cho các cán bộ dịch tễ học ở một số viện nghiên cứu và trung tâm y tế dự phòng trong cả nước, học viên FETP có 12 tuần giảng dạy trên lớp và 15 tháng tham gia thực hành nghiêm ngặt về điều tra dịch tễ học thực địa, đồng thời có nhiều thời gian để điều tra các dịch bệnh tả, cúm A(H1N1), cúm A(H5N1), bệnh dại, nhiễm hantavirus, sốt xuất huyết và dịch hạch ở người tại một số khu vực có bệnh lưu hành trong cả nước. Ngoài việc cung cấp giám sát và ứng phó nhanh với dịch bệnh, các học viên còn có các công trình nghiên cứu được công bố trong các hội nghị khoa học quốc tế và các tạp chí y khoa. Kết quả sau 7 năm (2009-2015), FETP Việt Nam đã đào tạo cho 36 học viên dài hạn (2 năm) và 400 học viên ngắn hạn (3 tuần, 3 tháng). Các hoạt động phòng chống dịch bệnh được phản ảnh trên nhiều báo cáo khoa học (4 bài được đăng trên các tạp chí quốc tế, 15 bài trên các tạp chí trong nước, 40 báo cáo được trình bày tại các Hội nghị khoa học quốc tế) góp phần tích cực vào việc xây dựng các chính sách, biện pháp phòng chống dịch của quốc gia và khu vực.


Hội thảo ASEAN+3 FETN đã đưa ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất một số hoạt động chung của của mạng lưới trong thời gian tới

Hội thảo cũng cho thấy thông qua việc tham gia tích cực vào mạng lưới dịch tễ học thực địa trong khu vực và toàn cầu, FETP Việt Nam đã làm cầu nối giữa các cán bộ làm công tác phòng chống dịch bệnh trong nước với các chuyên gia quốc tế, các chương trình dịch tễ học thực địa của các nước trên thế giới. Đặc biệt từ năm 2010, Văn phòng FETP Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Chương trình đào tạo dịch tễ học và can thiệp y tế công cộng liên khu vực (TEPHINET), Trưởng nhóm điều hành mạng lưới Đào tạo dịch tễ học thực địa khu vực (ASEAN+3 FETN). Mặc dù vậy FETP Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức như học viên dài hạn không thường trực tại văn phòng; các giám sát viên, hướng dẫn viên ít thời gian hỗ trợ, hướng dẫn học viên và còn hạn chế số lượng giám sát viên, hướng dẫn viên; chưa kết nối giữa đào tạo cấp chứng chỉ và cấp bằng; các tài liệu còn cần phù hợp hơn nữa với tình hình thức tế tại Việt Nam; kinh phí còn hạn chế; nguồn lực hỗ trợ từ phía các tổ chức và đối tác giảm do điều kiện kinh tế khó khăn.


Học viên các khóa đào tạo FETP đáp ứng năng lực kiểm soát dịch bệnh tại các tuyến

Định hướng hoạt động giai đoạn 2016-2020 trước bối cảnh thế giới đang đối mặt với các dịch bệnh mới nổi như Ebola, MERS-CoV, Sởi, Ecoli,…, FETP Việt Namsẽ tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình đào tạo FETP đáp ứng phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam; nâng cao chất lượng đào tạo; hoàn thiện các loại hình đào tạo đa dạng hơn; gắn kết và lồng ghép các hoạt động đào tạo liên quan giữa bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm; mở rộng đào tạo cho cán bộ tuyến tỉnh và huyện; nâng cao vai trò và ảnh hưởng của FETP trong hệ thống y tế dự phòng và y tế công cộng; tăng cường về đào tạo giảng viên, giám sát viên thực địa; kết nối với các cơ sở đào tạo để có thể cấp bằng và tăng cường tính hiệu quả của đào tạo; tăng cường vận động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế và chính phủ để FETP phát triển bền vững hơn.

Ngày 14/08/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và MoH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích