Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 4 8 1 1
Số người đang truy cập
5 7 1
 Tin tức - Sự kiện
Những bước tiến vượt bậc của thế giới trong kiểm soát HIV/AIDS

Ngày 14/7/2015. UNAIDS- Báo cáo của Cơ quan phòng chống AIDS thuộc Liên Hợp Quốc (United Nations Aids agency_UNAIDS) cho biết mục tiêu điều trị HIV cho 15 triệu người vào cuối năm 2015 đã được đáp ứng, con số mang tính bước ngoặt này đã đạt được trong tháng 3/2015-hoàn thành trước thời hạn 9 tháng.

 

Những tiến bộ vượt bậc của thế giới và Việt Nam trong kiểm soát HIV/AIDS

Theo báo cáo của UNAIDS thì các ca nhiễm HIV mới đã giảm 35% và các ca tử vong do AIDS cũng giảm 41% trong giai đoạn 2000-2014, báo cáo cũng cho thấy năm 2014 có 83 quốc gia chiếm tới 83% tổng số người mắc HIV đã kiềm chế hoặc ngăn chặn được đại dịch này, trong đó các nước có tỷ lệ lây nhiễm cao như Ấn Độ, Kenya, Mozambique, Nam Phi và Zimbabwe.

 
UNAIDS lạc quan hơn về tình hình HIV/AIDS thế giới

Theo nội dung báo cáo, năm 1980 tuổi thọ trung bình ở Zimbabwe khoảng 60 tuổi, đến năm 2000 tuổi thọ trung bình của người dân nước này đã giảm xuống chỉ còn 44 tuổi chủ yếu là do ảnh hưởng của đại dịch AIDS nhưng đến năm 2013 tuổi thọ trung bình đã tăng trở lại đến 60 do số người nhiễm HIV mới đã giảm và việc tiếp cận điều trị ARV được mở rộng.

 
Ethiopia là nước bị ảnh hưởng nặng bởi HIV/AIDS với 73.000 người chết trong năm 2000

Ethiopia bị ảnh hưởng nặng nề bởi căn bệnh thế kỷ này với 73.000 người chết liên quan đến các bệnh do AIDS trong năm 2000 nhưng bằng nỗ lực của chính phủ cùng sự hỗ trợ quốc tế, quốc gia này đã giảm 71% các tử vong liên quan đến AIDS trong giai đoạn từ 2004-2015.

 

Theo Tiến sĩ Michel Sidibé, Giám đốc Điều hành của UNAIDS, việc áp dụng phương pháp điều trị ARV giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus HIV và kéo dài tuổi thọ của người mắc HIV/AIDS là một bước tiến lớn hướng tới “loại trừ” đại dịch này đến năm 2030. Hiện 15 triệu người, chiếm 40% trong số những người sống chung với HIV/AIDS đang được điều trị bằng phương pháp ARV, tăng 22 lần so với 14 năm qua. Trong tiểu vùng Sahara châu Phi, 10,7 triệu người đã được tiếp cận ARV, 6,5 triệu người (61%) trong số họ là phụ nữ.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia được UNAIDS coi là hình mẫu trong phòng chống và kiểm soát HIV/AIDS, đến năm 2014 cả nước đã được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone cho hơn 2 nghìn người nghiện ma túy và điều trị ARV cho gần 90 nghìn người nhiễm HIV/AIDS, nhờ thế mà số người nhiễm HIV mới, số bệnh nhân AIDS và tử vong đã giảm liên tục trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong phòng chống HIV/AIDS khi mỗi năm vẫn có khoảng từ 12.000  đến 14.000 người nhiễm mới HIV; nguồn tài chính cho phòng chống HIV/AIDS còn thiếu thốn phải phụ thuộc vào tài trợ nước ngoài và chưa bền vững.

 

Hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 của UNAIDS phấn đấu đến năm 2020 có 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định. Tuy nhiên, theo ước tính Việt Nam mới phát hiện được khoảng 56% số người mới nhiễm HIV nên còn khá xa để đạt được mục tiêu 90-90-90 của UNAIDS. Vì vậy, cần ưu tiên các giải pháp: giám sát chủ động các ca bệnh; mở rộng mạng lưới xét nghiệm, phân cấp đến y tế cơ sở để những người có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS dễ tiếp cận; tăng cường truyền thông, hiểu biết, giảm kỳ thị phân biệt đối xử;  mở rộng độ bao phủ dịch vụ điều trị, tăng nhanh số lượng bệnh nhân; chú trọng, theo dõi chặt chẽ chất lượng điều trị…đồng thời tiếp tục khống  chế để dịch không tăng thông qua các biện pháp can thiệp giảm hại hiệu quả, tập trung vào các nhóm nguy cơ cao, địa bàn trọng điểm về HIV/AIDS. 

UN đáp ứng mục tiêu điều trị 15 triệu người nhiễm HIV

Ngày 14/7/2015. BBC News- HIV: Liên Hiệp Quốc đáp ứng mục tiêu điều trị 15 triệu người (HIV: UN meets goal to treat 15 million), kết quả này theo sau nhiều thập kỷ đầu tư và nỗ lực toàn cầu để có được các loại thuốc kháng virus cho những người cần như những người sống ở vùng cận Saharan châu Phi.

 

Năm 2000, khi các mục tiêu thiết lập đầu tiên của UN để chống lại HIV thì chưa đầy 700.000 người nhận được những loại thuốc thiết yếu này. Theo UN AIDS một báo cáo ra ngày hôm nay, việc đáp ứng toàn cầu với HIV đã ngăn chặn 30 triệu ca nhiễm HIV mới và gần 8 triệu ca tử vong liên quan đến AIDS kể từ thiên niên kỷ.Trong cùng thời gian đó, nhiễm HIV mới (new HIV infections) đã giảm từ 2,6 triệu người mỗi năm xuống còn 1,8 triệu người và tử vong liên quan đến AIDS đã giảm từ 1.6 triệu xuống1.2 triệu người.Trong khi đó, đầu tư toàn cầu về HIV đã tăng từ 3,1 tỷ bảng Anh (4.8 tỷ đôla) vào năm 2000 lên hơn 13 tỉ bảng Anh (20 tỷ đô la) trong năm 2014 và phối hợp hành động trong 5 năm tiếp theo có thể chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, cơ quan phòng chống AIDS của UN cho biết nhưng tiến bộ có xu hướng chậm hơn ở một số khu vực.

 
Việt Nam là hình mẫu tiêu biểu của thế giới về phòng chống HIV/AIDS

Chấm dứt đại dịch AIDS (Ending Aids)

Báo cáo cho rằng một khoảng cách lớn có vẻ là trong nhận thức về tình trạng HIVlà rào cản lớn nhất để tiếp cận điều trị và tiếp cận điều trị cho trẻ em đã tụt lại phía sau người lớn mặc dầu hiện tại điều này đang cải thiện, theo nội dung báo cáo tỷ lệ trẻ em sống chung với HIV đang nhận được thuốc điều trị ARV tăng gấp đôi từ năm 2010 đến 2014 (từ 14% đến 32%) nhưng điều đáng chú ý là độ bao phủ "vẫn còn thấp hơn so với người lớn" (remains notably lower than it does for adults). Mặc dù nhiễm HIV mới đã giảm xuống thì vẫn còn một số lượng các ca nhiễm HIV mới mỗi năm không thể chấp nhận được, góp phần vào gánh nặng của đại dịch, trong năm 2014, tiểu vùng Saharan châu Phi chiếm tới 66% các ca nhiễm HIV mới và con số mới nhất có một ước tính 25,8 triệu người trong khu vực này sống chung với HIV, trong khi ước tính cho toàn thế giới là 36,9 triệu.

Năm nay thực hiện việc chuyển đổi từ các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ sang các mục tiêu phát triển bền vững rộng lớn hơn.Tổng thư ký UN Ban Ki-moon cho biết: "Thế giới đã chuyển sang ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch Aids, bây giờ chúng ta phải quyết tâm chấm dứt đại dịch AIDS như là một phần của các mục tiêu SDGs". Báo cáo cho biết 5 năm tới sẽ rất quan trọng và đề nghị đầu tư nhiều hơn trước để "chạy nước rút" (sprint) hướng tới một tham vọng chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030.

Trẻ vị thành niên 'thuyên giảm'HIV mặc dù ngừng dùng thuốc

Ngày 20/7/2015. BBC News-Trẻ vị thành niên 'thuyên giảm' HIV mặc dù ngừng dùng thuốc (Teenager 'in remission' from HIV despite stopping drugs). Một phụ nữ Pháp 18 tuổi đang thuyên giảm HIV mặc dù không có sử dụng bất kỳ loại thuốc nào chống lại virus trong 12 năm.

 

Các bác sĩ đã trình bày các chi tiết về trường hợp này tại một hội nghị Hiệp Hội Aids Quốc tế (International Aids Society_IAS) họp tại Vancouver, đây là báo cáo đầu tiên của thế giới về sự hồi phục dài hạn do HIV ở một đứa trẻ, các chuyên gia cho rằng các nghiên cứu lớn là cần thiết để xác định tại sao một số bệnh nhân có thể tiếp tục phải kiểm soát virus sau khi ngừng điều trị. Người phụ nữ này được sinh ra vào năm 1996 và đã bị nhiếm HIV thông qua người mẹ hoặc vào cuối thời kỳ mang thai hoặc trong khi sinh, vào lúc ba tháng tuổi đứa bé được cho bốn loại thuốc kháng virus nhưng gia đình bé đã quyết định ngừng điều trị khi đứa trẻ đã gần 6 tuổi, 12 năm sau mức độ virus trong máu của bé quá thấp để đo được mặc dù các bác sĩ đã cảnh báo rằng điều này có thể thay đổi. “Đây là bằng chứng mạnh mẽ một lần nữa về những lợi ích to lớn của việc bắt đầu điều trị HIV càng sớm càng tốt”, Giáo sư Sharon Lewin, Đại học Melbourne.

 
Sự hồi phục dài hạn do HIV ở một đứa trẻ (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ Asier Saez-Cirion, từ Viện Pasteur ở Paris cho biết: "Rất có thể đứa bé gái này đã được thuyên giảm virus trong thời gian quá dài bởi vì bé đã nhận được một sự kết hợp của các loại thuốc kháng virus rất sớm sau khi nhiễm, với trường hợp được ghi nhận cao và đầu tiên với người phụ nữ trẻ này chúng tôi cung cấp các bằng chứng của khái niệm là sự thuyên giảm dài hạn là có thể có ở trẻ em cũng như ở người lớn. Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn còn rất hiếm gặp, người phụ nữ vẫn sống bình thường-trường hợp của bà là duy nhất nhưng đã không được chú ý, ngay cả đối với các bác sĩ ở Pháp". Hai năm trước đây, một cô gái trẻ ở Mỹ - người được biết đến như là " bé gái Mississippi" (Mississippi baby)-dường như là không có HIV nhưng sự thuyên giảm của đứa bé này chỉ kéo dài hơn hai năm sau khi điều trị bằng thuốc được ngừng lại. Tiến sĩ Saez-Cirion cũng dẫn nghiên cứu thành một nhóm 14 bệnh nhân người lớn được gọi là nghiên cứu thuần tập Visconti, họ cũng không có dấu hiệu tái diễn của virus mặc dù dừng thuốc, một trong những bệnh nhân đã có virus dưới sự kiểm soát trong hơn 13 năm.

 

Câu chuyện đầy cảm hứng ('Inspiring')

Giáo sư Sharon Lewin, từ Đại học Melbourne, Australia, cho biết: "Trường hợp thiếu niên người Pháp cung cấp bằng chứng mạnh mẽ một lần nữa về những lợi ích to lớn của việc bắt đầu điều trị thuốc kháng HIV càng sớm càng tốt, đây là một câu chuyện đầy cảm hứng cho những người như chúng tôi nghiên cứu trong lĩnh vực này và cho tất cả mọi người sống chung với HIV". Giáo sư Lewin cho biết thêm: "Mặc dù trường hợp này là quan trọng nhưng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng để đẩy các nỗ lực của chúng ta hướng tới việc tìm kiếm một thuốc chữa bệnh cho HIV, chúng ta cần các nghiên cứu lớn trong tương lai mà có thể ghìm chặt xuống ở những người có thể dừng lại một cách an toàn liệu pháp kháng virus và giữ lượng virus trong tầm kiểm soát, một trường hợp duy nhất là không thể làm điều đó. Chúng ta cần phải xác định một thử nghiệm mạnh mẽ để đo lường mức độ rất thấp của virus hoặc tìm một cách tốt hơn để dự đoán ý tưởng này trong việc kiểm soát sau điều trị, nếu chúng ta đã có một thử nghiệm như vậy thực sự sẽ giúp di chuyển các thử nghiệm lâm sàng trong lĩnh vực chữa bệnh HIV tiến về phía trước".

 Françoise Barré-Sinoussi
 
 

Sinh

30 tháng 7 năm 1947
Paris, Pháp

Quốc tịch

 Pháp

Ngành

Virus học

Nơi công tác

INSERM, Viện Pasteur

Nổi tiếng vì

Tìm ra HIV

Giải thưởng

Giải Nobel Sinh lý và Y khoa 2008


Nhà virus học người Pháp Francoise Barre-Sinoussi-người đã nhận được giải thưởng Nobel về xác định HIV cũng ủng hộ ý tưởng có các nghiên cứu lớn. Bà nói với BBC News: "Chúng tôi cần phải cố gắng để phát hiện ra các ca khác như vậy và tìm ra các chỉ dấu của họ để xem liệu chúng ta có thể dự đoán về sự thuyên giảm hay không, trường hợp của bé Mississippi tất nhiên là rất đáng thất vọng cho đứa trẻ và gia đình, tuy nhiên chúng ta học được rất nhiều từ những dữ liệu âm tính cũng như dương tính vì điều đó cho thấy rằng khoa học xung quanh HIV đang trưởng thành". 

Ngày 23/07/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Lê Thạnh
(Theo UN AIDS, MoH và BBC News)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích