Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 8 9 7 1
Số người đang truy cập
5 7 3
 Tin tức - Sự kiện
Ảnh sưu tầm từ internet
Điểm tin y tế từ các báo ngày 18/4 đến 20/4 năm 2015

Hải Phòng: Xuất hiện bệnh nhân bị cúm A/H1N1 tại Hải Phòng; Gia Lai: Chưa vào mùa, bệnh sốt rét đã tăng đột biến; Viện phí tính đủ tiền lương cho nhân viên y tế: Mối “tơ vò” khi bệnh nhân trả lương bác sỹ; Việt Nam có thể phẫu thuật chuyển giới, nhưng…; Ấm áp màu xanh tình nguyện tại bệnh viện…

Nông thôn ngày nay

Hải Phòng: Xuất hiện bệnh nhân bị cúm A/H1N1 tại Hải Phòng

Chiều16/4/2015, Các thày thuốc BV Việt Tiệp đang phối hợp cùng Bệnh viện Nhiệt đới trung ương điều trị tích cực cho bệnh nhân Phạm Trung Sản, SN 1955, trú tại xã Tam Cường (huyện Vĩnh Bảo) bị nhiễm vi rút cúm A/H1N1. Trước đó, ông Sản được nhập viện trong tình trạng hôn mê, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực nội (BV Việt Tiệp) chẩn đoán bị suy hô hấp, viêm phổi, theo dõi sốc nhiễm khuẩn… Mẫu bệnh phẩm của người bệnh được Trung tâm YTDP thành phố xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi-rút cúm A/H1N1. Cùng với việc điều trị tích cực theo phác đồ quy định, bố trí phòng điều trị cách ly…, ngành y tế Hải Phòng chỉ đạo Trung tâm Y tế Vĩnh Bảo thực hiện các biện pháp tiêu trùng, khử độc tại gia đình ông Sản và khu vực lân cận; tuyên truyền, hướng dẫn người thân trong gia đình và nhân dân xung quanh thực hiện các biện pháp ngăn ngừa vi rút cúm lây lan. Đến chiều16/4/2015, tình trạng sức khỏe của ông Sản đang ở trong giai đoạn nguy hiểm, vẫn hôn mê, đang được điều trị tích cực, phải thở máy và tiên lượng rất nặng. Bệnh cúm A/H1N1 hiện lưu hành giống như một chủng cúm mùa thông thường và vi-rút cúm AH1N1 dễ lây lan theo đường hô hấp. Tuy nhiên, người dân không nên chủ quan, do các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 nếu phát hiện muộn, không được điều trị kịp thời, có thể bị các biến chứng đường hô hấp nguy hiểm, có nguy cơ tử vong. Các trường hợp có biểu hiện ho, sốt kéo dài cần nhanh chóng đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, tránh những diễn tiến xấu...

Gia Lai: Chưa vào mùa, bệnh sốt rét đã tăng đột biến

Thời gian gần đây bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang diễn biến phức tạp; nhiều dấu hiệu cho thấy căn bệnh này đang có biểu hiện kháng thuốc. Chỉ mới hết quý I, tỉnh Gia Lai đã có 1.075 ca mắc sốt rét, trong đó riêng huyện Krông Pa đã có gần 600 ca. Hiện tại, công tác điều trị đang gặp rất nhiều khó khăn bởi một số nơi của huyện Phú Thiện, Krông Pa đã có trường hợp kháng thuốc theo chỉ định của Bộ Y tế. Ông Đinh Viết Bửu - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: Bệnh sốt rét lưu hành trong cộng đồng tại địa phương vẫn đang ở mức cao và số bệnh nhân được xác định mang ký sinh trùng sốt rét gia tăng. Nhiều người điều trị đến ngày thứ 3 (D3) xét nghiệm vẫn còn vi trùng sốt rét. “Các cơ quan chuyên môn của Viện Sốt rét Trung ương và Quy Nhơn đang tập trung điều tra tìm ra nguyên nhân. Hiện chúng tôi đang chuẩn bị cấp hơn 28.000 chiếc mùng Llins chống muỗi cho các hộ dân, 1.000 võng cho cá nhân thường xuyên đi rừng để phòng bệnh…”- ông Bửu nói. Theo ghi nhận dịch tễ, bệnh sốt rét tăng cao đột biến tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bào DTTS thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy. Trong khi đó, mật độ vectơ truyền bệnh tại các khu vực nhà rẫy khá cao, đặc biệt là vào thời điểm đầu vụ, hoặc vụ thu hoạch. Một khó khăn khác trong công tác phòng chống bệnh sốt rét tại các địa phương chính là công tác giám sát, phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét tuyến xã còn hạn chế, nhân lực thiếu; ý thức tự bảo vệ của người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành còn hạn chế; tỷ lệ ngủ màn chống muỗi chưa cao (dưới 80%); công tác truyền thông còn hạn chế… Ông Lê Bá Công - Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống sốt rét ký sinh trùng - côn trùng tỉnh Gia Lai cho biết đang tổ chức các lớp tập huấn về phòng, chống sốt rét cho cán bộ y tế thôn bản. Thông qua cán bộ cơ sở sẽ giúp cho công tác tuyên truyền được tốt hơn. Song song với công tác trên, Trung tâm cũng tập trung điều tra cụm nhà rẫy tại huyện Krông Pa để tiến hành phun tồn lưu diệt muỗi; phối hợp với Viện Sốt rét Quy Nhơn điều tra kiến thức, thái độ của cộng đồng dân cư trong sử dụng màn tẩm tồn lưu...

Viện phí tính đủ tiền lương cho nhân viên y tế: Mối “tơ vò” khi bệnh nhân trả lương bác sỹ

Năm 2015, dự kiến viện phí sẽ tăng 30% khi cộng thêm tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên y tế. Mô hình này đang được BYT tính toán theo hướng các bệnh viện tự cân đối khoản thu này, nếu có đông bệnh nhân thì lương cao và ngược lại. Điều đó đang là bài toán khó cho các BV tuyến dưới vốn vắng như “Chùa Bà Đanh”

An ninh thủ đô

Việt Nam có thể phẫu thuật chuyển giới, nhưng…

Hiện y học Việt Nam đã đủ khả năng thực hiện những ca phẫu thuật chuyển giới, nhưng vì pháp luật chưa cho phép nên nhiều người vẫn phải ra nước ngoài hoặc tiến hành phẫu thuật chui. Theo nhiều chuyên gia, việc không công nhận người chuyển giới, không cho phép phẫu thuật chuyển giới sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Cả nước ta hiện có gần 500.000 người có giới tính không trùng với giới tính hiện có, tức là giới tính nam nhưng trong suy nghĩ của họ là nữ và ngược lại. Trong số đó chỉ có khoảng 500-1000 người đã ra nước ngoài để chuyển giới. Con số này cho thấy, nhu cầu chuyển giới ở nước ta đang tăng, trong khi việc chuyển giới vẫn chưa được pháp luật thừa nhận. Theo các chuyên gia y tế, mặc dù chưa có khảo sát về nhu cầu chuyển đổi giới tính ở nước ta, nhưng từ thực tiễn cho thấy, nhiều người đã chấp nhận các nguy cơ về sức khỏe như: đau đớn, giảm tuổi thọ (đến 20 năm), mất khả năng sinh sản… để được chuyển giới, được sống với chính mình. Vấn đề đáng quan tâm là hiện ở nước ta vì chưa được pháp luật cho phép nên chưa có cơ sở y tế nào tổ chức chăm sóc và tư vấn cho những người chuyển giới. Vì vậy, các yếu tố nguy cơ càng dễ xảy ra, gây ảnh hướng lớn tới cộng đồng. TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) phân tích, đối với người mong muốn mà không được chuyển giới, họ không được sống với giới tính thật của mình và không được sống với giới tính mà mình mong muốn. Như vậy, vô tình, chúng ta đã gây tổn thương về mặt tâm lý, tạo điều kiện cho việc sự kỳ thị và phân biệt đối xử.  Hơn nữa, nếu luật pháp không cho phép, những người mong muốn chuyển giới sẽ ra nước ngoài chuyển giới, gây tốn kém và rủi ro rất cao do họ không có thông tin nên thực hiện chuyển giới ở các cơ sở phẫu thuật chui. Bên cạnh đó, giấy tờ nhân thân của người khi chuyển giới về Việt Nam không được thừa nhận. Như vậy, hiện nay có khoảng gần 1.000 người không nằm trong sự quản lý về mặt hộ tịch. PGS. TS Trần Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Hội phẫu thuật Nhi Việt Nam, một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam về phẫu thuật cơ quan sinh dục cho biết, về mặt y học và kỹ thuật hiện nay, nước ta hoàn toàn có thể thực hiện tốt việc chuyển giới, tuy nhiên về mặt pháp luật thì chưa cho phép, vì vậy các bác sĩ thường xuyên phải từ chối những người có nhu cầu chuyển giới khi họ tìm đến các chuyên gia y tế trong nước. PGS Trần Bích Ngọc kiến nghị, đã đến lúc cần phải quy định vấn đề này trong Luật và cần nhìn nhận lại tại sao nước ngoài họ làm và nếu chúng ta làm thì làm đến đâu cho đúng

Xử phạt hơn 300 triệu đồng với 2 công ty dược nước ngoài

Vừa qua, trong quá trình kiểm tra giám sát sau cấp, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phát hiện ra các hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về kinh doanh thuốc của hai công ty dược nước ngoài và tiến hành xử phạt với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng.Đó là hai công ty: Austin Pharma Specialties Company (có địa chỉ tại Hongkong và CSPC Innovation Pharmaceutical Company (địa chỉ tại Trung Quốc).Như vậy, cả hai công ty nêu trên đều bị xử phạt ở mức cao nhất trong trong các mức xử phạt thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý dược, Bộ Y tế.Công ty Austin Pharma đã vi phạm kinh doanh nguyên liệu omeprazol, pantoprazol không rõ nguồn gốc xuất xứ và bị xử phạt vi phạm hành chính 160 triệu đồng, bắt buộc nộp lại 30.625 USD có được do kinh doanh nguyên liệu omeprazol, pantoprazol không rõ nguồn gốc xuất xứ.Bên cạnh đó, với lý do cung cấp thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế và kinh doanh nguyên liệu omeprazol, pantoprazol không rõ nguồn gốc xuất xứ, Cục Quản lý Dược đã ra quyết định rút toàn bộ số đăng ký thuốc do công ty Austin Pharma Specialties Company đứng tên đăng ký ra khỏi danh mục các thuốc được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam.Các thuốc do công ty Austin Pharma Specialties Company sản xuất cũng bị ngừng nhập khẩu trong thời hạn 24 tháng vì lý do cung cấp thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế và kinh doanh nguyên liệu omeprazol, pantoprazol không rõ nguồn gốc xuất xứ.Bộ Y tế cũng quyết định đình chỉ lưu hành trên toàn quốc và thu hồi toàn bộ các thuốc trong danh mục ban hành kèm theo; ngừng tiếp nhận hồ sơ đăng ký lần đầu, hồ sơ đăng ký lại và không cấp số đăng ký lưu hành thuốc đối với các hồ sơ đã nộp do công ty Austin Pharma Specialties Company đứng tên trong vòng 24tháng.Đối với công ty CSPC Innovation Pharmaceutical Company, Cục Quản lý Dược đã ra quyết định xử phạt hành chính 160 triệu đồng vì đã vi phạm kinh doanh nguyên liệu omeprazol, pantoprazol không rõ nguồn gốc xuất xứ, bắt buộc nộp lại 29.750 USD có được do kinh doanh nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.Kèm theo đó là Quyết định ngừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ nhập khẩu thuốc đối với các thuốc do Công ty CSPC Innovation Pharmaceutical Company đăng ký hoặc sản xuất trong thời hạn 24 tháng; Ngừng nhập khẩu thuốc đối với các thuốc do công ty CSPC Innovation Pharmaceutical Company sản xuất trong thời hạn 24 tháng vì lý do cung cấp thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế và kinh doanh nguyên liệu omeprazol, pantoprazol không rõ nguồn gốc xuất xứ.Bộ Y tế cũng ra quyết định đình chỉ lưu hành trên toàn quốc và thu hồi toàn bộ các thuốc trong danh mục ban hành kèm theo quyết định này; ngừng tiếp nhận hơ đăng ký lần đầu, hồ sơ đăng ký lại và không cấp số đăng ký lưu hành thuốc đối với các hồ sơ đã nộp do công ty CSPC Innovation Pharmaceutical Company đứng tên trong vòng 24 tháng./.

Dịch sởi được khống chế nhờ 20 triệu trẻ đi tiêm chủng

Nếu như cùng thời điểm này năm ngoái dịch sởi đang bùng phát mạnh với hàng trăm ca mắc, nhiều ca tử vong thì từ đầu năm 2015 đến nay chỉ ghi nhận rải rác, không xuất hiện ổ dịch. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, chiến dịch tiêm chủng mở rộng vaccine sởi - rubella với gần 20 triệu trẻ trên toàn quốc được tiêm đã góp phần quan trọng vào kết quả này.

Tỷ lệ trẻ đi tiêm đạt 97,4%

Trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, đến thời điểm này, chiến dịch tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi trên toàn quốc đã được tổ chức thành công với gần 20 triệu trẻ được tiêm chủng an toàn, đạt tỷ lệ lên đến 97,4%.Trong suốt chiến dịch, công tác an toàn tiêm chủng luôn được quan tâm nên rất ít các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng xảy ra, chỉ ghi nhận một số trường hợp sốt nhẹ, nhức đầu do phản ứng tâm lý dây chuyền ở nhóm trẻ vị thành niên… chiếm khoảng 0,04% (thấp hơn khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là từ 5-15%). Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh, thành công của Chiến dịch tiêm vaccine sởi - rubella được thể hiện và minh chứng rõ nhất thông qua thực tiễn là từ đầu năm 2015 đến nay không xuất hiện dịch bệnh sởi, rubella trên cả nước, mặc dù hiện đang là mùa dịch sởi và dịch sởi vẫn đang được ghi nhận tại các nước phát triển như Mỹ, Canada hay một số nước trong khu vực. Đơn cử như tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Y tế, trong quý I-2015 toàn thành phố mới chỉ ghi nhận 101 ca sốt phát ban nghi sởi, giảm 94% so với cùng kỳ 2014. Điều này cũng chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ. 

Bỏ sót đối tượng tiêm là rất nguy hiểm

Tuy nhiên, việc triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng vaccine sởi- rubella cũng gặp phải một số khó khăn trong việc quản lý, điều tra đối tượng, nhất là ở những thành phố lớn có nhiều biến động dân cư, nhiều khu công nghiệp. Ông Trần Đắc Phu cho biết, thực tế khó khăn này đã xảy ra tại Hà Nội, TP.HCM, riêng TP.HCM hiện nay vẫn đang khẩn trương triển khai chiến dịch đợt 3 và tiêm vét vaccine sởi - rubella nhằm đạt tỷ lệ tiêm chủng theo yêu cầu. Ngoài ra tại những thành phố lớn này, do người dân có điều kiện kinh tế tốt hơn nên một số người có tâm lý chờ đợi, tin tưởng hơn vào tiêm vaccine dịch vụ. Để khắc phục, Bộ Y tế đã yêu cầu từng tỉnh, thành phố phải rà soát, báo cáo và nắm xem còn bao nhiêu xã, phường trên địa bàn chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95% để tăng cường giám sát, khẩn trương tổ chức tiêm vét nhằm đạt tỷ lệ tiêm chủng.  Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố tăng cường vận động các đối tượng trong độ tuổi bắt buộc phải tiêm vaccine sởi - rubella mà chưa được tiêm phải đi tiêm chủng để đạt tỷ lệ cao. Ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh: “Việc bỏ sót đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine là rất nguy hiểm vì nếu không được tiêm trẻ sẽ rất dễ bị mắc bệnh sởi, rubella, đồng thời là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng”. “Bộ Y tế mong muốn các bậc cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và mọi người dân có trách nhiệm đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, bởi đây là biện pháp hữu hiệu để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ em. Đừng nên bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm” – ông Trần Đắc Phu nói. Cũng liên quan đến vấn đề này, mới đây, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã yêu cầu Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố theo dõi sát, nắm chắc các đơn vị có tỷ lệ tiêm chủng mở rộng còn thấp để kịp thời chấn chỉnh. Đồng thời Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng yêu cầu ngành y tế Thủ đô phải nhanh chóng khắc phục tình trạng khan hiếm, thiếu một số loại vaccine dịch vụ hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Nhân dân

Ấm áp màu xanh tình nguyện tại bệnh viện

…Nhằm hỗ trợ người bệnh và nhiều người tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố, Ban thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp Hội Thầy thuốc trẻ thành phố thành lập Đội thanh niên tình nguyện “Hà Nội nghĩa tình”. Với cử chỉ thân thiện, lời nói ấm áp, sự năng động, nhiệt tình, các tình nguyện viên đã giúp rất nhiều người bệnh vơi đi lo lắng khi đến bệnh viện. Bệnh viện Nhi TƯ bảy giờ sáng, đa phần là người dân các tỉnh đưa con em về khám, chữa bệnh. Tình nguyện viên Nguyễn Huy Thái (Học viện Nông nghiệp) chia sẻ: Hình ảnh đồng đúc của người bệnh và người nhà bệnh nhân tại BV Nhi Trung ương mình chưa bao giờ thấy. Chứng kiến những em bé ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng khuôn mặt hốc hác, nước mắt lăn dài khiến bản thân mình và những tình nguyện viên khác đều thấy xót xa. Vì vậy ý thức nhiệm vụ, trách nhiệm khi tham gia vào đội tình nguyện càng mạnh mẽ hơn”. Những công việc của mỗi tình nguyện viên hàng ngày ở đây rất cụ thể, rõ ràng. Đó là chỉ đường, hướng dẫn người bệnh và người nhà đến điểm khám, quầy thuốc, khu xét nghiệm

Sức khỏe & Đời sống

Tổ chức Y tế Thế giới: Vắc-xin của Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thế giới

Một tin vui cho chuyên ngànhvắc-xincủa Việt Nam là kết quả đánh giá độc lập của 14 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA (hệ thống quản lý quốc gia vềvắc-xin) cùng 2 quan sát viên đến từ Liên bang Nga đa nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia vềvắc-xintheo tiêu chuẩn của WHO. Có thể nói, với việc đạt được NRA sẽ mở ra cánh cửa xuất khẩu vắc-xin của Việt Nam ra thế giới, Việt Nam sẽ góp phần cung cấp vắc-xin phòng, chống dịch bệnh cho khu vực và toàn cầu. Thông tin tại cuộc họp tổng kết đợt đánh giá thẩm định chức năng NRA của Việt Nam diễn ra tại Bộ Y tế vào cuối tuần qua, ông Lahouari Belghabi - Trưởng đoàn đánh giá của WHO cho biết, Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vắc-xin theo tiêu chuẩn khắt khe của WHO, với kết quả rất xuất sắc, tất cả các chức năng đều đạt trên 90%, trong đó có 3 chức năng đạt 100%, bình quân cả 6 chức năng NRA đạt 95%. Liên quan sự kiện này, trước đó trong các ngày từ 13-17/4, 14 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đến từ 8 quốc gia và 2 quan sát viên đến từ Liên bang Nga đã kiểm tra, đánh giá độc lập 6 chức năng của NRA của Việt Nam gồm: Chức năng hệ thống, chức năng quản lý cấp phép đăng ký, chức năng kiểm nghiệm, thanh tra GMP, thử nghiệm lâm sàng, giám sát phản ứng sau tiêm chủng. Được biết, bộ tiêu chuẩn để đánh giá NRA tại Việt Nam được áp dụng cho tất cả các nước trên thế giới bao gồm cả những quốc gia có nền công nghiệp sản xuất vắc-xin phát triển nhất như: Canada, Mỹ, Pháp, Bỉ... có những chức năng rất khó như chức năng theo dõi phản ứng sau tiêm chủng, chức năng cấp phép nhưng Việt Nam đã vượt qua một cách rất xuất sắc. Các chuyên gia của WHO cũng nhận định, nhìn vào tương lai xa, dự kiến 20 - 30 năm tới Việt Nam có thể là nước sản xuất vắc-xin nhiều nhất trên thế giới. Bởi cơ quan quản lý của Việt Nam có đủ năng lực để giám sát vắc-xin có chất lượng ra thị trường và cho xuất khẩu. Đây là cơ hội cho ngành sản xuất vắcxin, khi có giấy chứng nhận thế giới sẽ có điều kiện để đầu tư vào Việt Nam. Phát biểu tại buổi họp tổng kết này, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ lòng biết ơn WHO đã và đang đồng hành cũng như giúp đỡ Việt Nam rất hiệu quả trong những năm qua trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việt Nam bắt đầu khởi động cho chương trình này từ năm 2001 nhưng chưa lần nào chính thức mời WHO vào đánh giá vì các chức năng theo bộ công cụ đánh giá của WHO tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt. Từ tháng 5/2013, Bộ Y tế quyết định khởi động, tăng tốc triển khai và đến nay, các cơ quan của Bộ Y tế bao gồm 4 cơ quan chính là Cục Quản lý Dược, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Cục Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch quốc gia về vắc-xin và sinh phẩm y tế đã triển khai tất cả công việc cần thiết có liên quan đến đánh giá này và sau 18 tháng tích cực triển khai, Việt Nam đã được WHO công nhận. Hiện các vắc-xin như sởi, tả... của Việt Nam đang được Liên minh vắc-xin và tiêm chủngtoàn cầu (GAVI) quan tâm, sau khi Việt Nam đạt NRA, dự kiến các vắc-xin này sẽ là các vắc-xin đầu tiên có thể xuất khẩu. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, các công ty sản xuất vắc-xin của Việt Nam đã được đầu tư dây chuyền sản xuất đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn GMP của WHO và đã sản xuất đủ cung cấp cho tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ: Khả năng sản xuất vắc-xin viêm não Nhật Bản B là 6 triệu ml mỗi năm, trong khi nhu cầu của tiêm chủng mở rộng khoảng 4 triệu ml, khả năng sản xuất vắc-xin sởi là 7,5 triệu liều, trong khi nhu cầu là 3 triệu liều, khả năng sản xuất vắcxin bại liệt uống khoảng 40 triệu liều, trong khi nhu cầu là 7,5 triệu liều. Nhờ sử dụng các vắc-xin sản xuất trong nước cho Chương trình TCMR mà Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt từ năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin dự phòng giảm từ hàng trăm đến hàng nghìn lần.

Xử lý nghiêm bác sĩ Trung Quốc gây tai biến cho sản phụ

Ngày 17/4, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã gửi công văn số 421/KCB-QLCL đến Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh đề cập đến nội dung phản ánh trên báo chí về việcphá thaitrái quy định, gâytai biếnnghiêm trọng cho bà M. T. M., do bác sĩ Liang Xing Fang (người Trung Quốc) trực tiếp thực hiện tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế (số 221 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP Hồ Chí Minh). Trong công văn này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục Trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh yêu cầu Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cần khẩn trương xác minh thông tin trên bài báo. Đồng thời, Sở Y tế phải khẩn trương xem xét nguyên nhân gâytai biến, nghiêm túc chấn chỉnh việc hành nghề khám chữa bệnh của các phòng khám, đặc biệt là các bác sĩ nước ngoài thực hiện khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố, xử lý nghiêm cá nhân và tập thể theo đúng quy định hiện hành (nếu có vi phạm). Công văn của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, đề nghị Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh gửi báo cáo nhanh về các nội dung này đến Cục quản lý khám chữa bệnh trước ngày 27/4. Trước đó, ngày 10/4, sản phụ M. T. M. (48 tuổi, ở Bình Dương) vì lý do đã lớn tuổi nên tới bỏ thai 16 tuần tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Bà M. được bác sĩ Liang Xing Fang khám thông qua phiên dịch viên và bác sĩ này đã trực tiếp thực hiệnphá thai. Dù đã uống thuốcphá thai, thậm chí sử dụng dụng cụ nạo hút nhưng vẫn không lấy được thai nhi ra. Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, phòng khám đã chủ động gọi taxi đưa bà M. đến Bệnh viện Từ Dũ cấp cứu. Tại Bệnh viện Từ Dũ, các bác sĩ xác định tử cung của bệnh nhân M. thủng một lỗ lớn tới mức đầu thai nhi lọt qua, chui vào ổ bụng làm thủng ruột non, phân tràn hết vào ổ bụng. Để cứu sống bệnh nhân, các bác sĩ phải cắt bỏ tử cung và một phần ruột non, mở hậu môn tạm thời. Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, PGĐ Bệnh viện Từ Dũ nhận định tình trạng bệnh nhân khá phức tạp, cần theo dõi sát. Bởi với một trường hợp cắt bỏ tử cung thông thường phải nằm viện khoảng 1 tuần, tuy nhiên bà M. còn bị phẫu thuật cắt đi phần ruột nên bệnh viện phải phối hợp hội chẩn với chuyên khoa ngoại để đưa ra hướng chăm sóc, điều trị tốt nhất.

Gần 80 bệnh nhân cải thiện chức năng nghe, nói nhờ cấy điện cực ốc tai

Ngày 19/4/2015, PGS. TS. Lương Hồng Châu, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Tai Mũi họng Trung ương kiêm Trưởng khoa Tai - Thần kinh của BV cho biết: Các bác sĩ BV Tai Mũi Họng Trung ương hiện đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật cấy điện cực ốc tai. Với những trẻ bị điếc bẩm sinh, phẫu thuật cấy điện cực ốc tai càng sớm sẽ càng tốt, miễn là trẻ đủ sức khoẻ, đủ cân nặng để gây mê, bề mặt xương sọ đủ dày để có chỗ đặt bộ phận nằm ngoài. Độ tuổi tốt nhất để cấy điện cực ốc tai cho những trẻ điếc bẩm sinh là 2,5 tuổi; muộn nhất là 5 tuổi. Ốc tai điện tử là một linh kiện nhạy cảm âm thanh, nó được thiết kế để kích hoạt và phục hồi khả năng nghe, luyện nói ở trẻ bị điếc bẩm sinh hoặc người bị điếc nặng (mắc phải) không sử dụng được máy trợ thính. Bắt đầu thực hiện kỹ thuật từ năm 2012, đến nay BV đã tiến hành cấy điện cực ốc tai cho gần 80 bệnh nhân, kết quả rất tốt. Cũng trong ngày, BV đã ra mắt Câu lạc bộ “Bệnh nhân cấy điện cực ốc tai” nhằm tạo ra sự giao lưu, kết nối, chia sẻ giữa bệnh nhân với bệnh nhân và bệnh nhân với bác sĩ về mặt chuyên môn cũng như kinh nghiệm chăm sóc giữa các gia đình người bệnh.

Dịch sốt xuất huyết đe doạ các tỉnh phía Nam vào mùa mưa

Từ đầu năm 2015 đến nay, bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam, Bộ Y tế nhận định dịch bệnh có thể tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt vào mùa mưa...

Diễn biến khó lường

Theo Bộ Y tế, năm 2014, số ca mắc sốt xuất huyết giảm 51,8%, số tử vong giảm 52,4% so với năm 2013 và so với giai đoạn 2006-2010, số mắc sốt xuất huyết năm 2014 giảm 68,9%, số tử vong giảm 77,8%. Tuy vậy từ đầu năm 2015 đến nay, bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng đặc biệt tại các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Long An. Liên quan đến dịch bệnh này tại hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết năm 2015 vừa tổ chức ở Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế chia sẻ, số ca mắc và chết do sốt xuất huyết năm 2014 thấp nhất trong 10 năm qua, không có đỉnh dịch vào mùa mưa như mọi năm nhưng số mắc liên tục tăng vào các tháng cuối năm. Tuy nhiên, dự báo năm 2015 dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp, gia tăng nếu không kiểm soát tốt. Trên địa bàn TP Hồ CHí Minh ba tháng đầu năm số ca mắc đã tăng 41% so với cùng kỳ năm 2014. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tăng đang giữa lúc mùa khô đặt ra nhiều lo ngại với ngành y tế thành phố. Nếu không giải quyết tốt, dịch có thể diễn biến khó lường khi bước vào mùa mưa. PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh phân bố số mắc sốt xuất huyết khu vực phía Nam cho thấy người bệnh tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là trẻ dưới 15 tuổi, trong khi tại các tỉnh Đông Nam Bộ thì số bệnh nhân người lớn lại rất cao. Nếp sinh hoạt của người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ khiến khu vực có nhiều vật chứa truyền thống cho muỗi sinh sản như lu, khạp chứa nước mưa. Muỗi ở vùng Đông Nam Bộ chủ yếu sinh sản ở khu đô thị, phát triển trong các vật phế thải như đồ hộp, hộp cơm hay tầng chứa nước ở sân thượng, hố ga…

Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ca bệnh

Trong công điện số 300/CĐ-BYT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước ngày 17/4 đề nghị quan tâm, chỉ đạo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, Thứ trưởng Bô Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Bộ Y tế nhận định dịch bệnh có thể tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt vào mùa mưa nếu không triển khai khai quyết liệt các biện pháp phòng chống”. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xác định các vùng trọng điểm, vùng có nguy cơ cao mà dịch có khả năng bùng phát để có giải pháp chỉ đạo quyết liệt và đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng chống sốt xuất huyết. Chính quyền các cấp, các ban, ngành, các các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, huy động quần chúng nhân dân phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn đặc biệt các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch: tổ chức diệt lăng quăng/bọ gậy trên địa bàn ngay từ đầu năm và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng/bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại; phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết và phun hóa chất diệt muỗi triệt để tại 100% các hộ gia đình tại khu vực ổ dịch theo chỉ định của ngành Y tế. Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các địa phương cần tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình nhằm phát hiện sớm các trường hợp bệnh, xử lý ngay và triệt để ổ dịch. Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh sẵn sàng cấp cứu và điều trị bệnh nhân, thực hiện chuyển tuyến kịp thời tránh hiện tượng bệnh nhân không được chẩn đoán và phân loại một cách chính xác, không được điều trị hợp lý dẫn đến gây tử vong. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, điều trị và các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng. Các địa phương cũng cần triển khai mạnh mẽ các hoạt động tuyên truyền tới người dân trong cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh phí của Chương trình mục tiêu được cấp từ Trung ương bị cắt giảm, Sở Tài chính cân đối ngân sách, cấp và bổ sung kinh phí kịp thời nhằm đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, kinh phí cho mạng lưới cộng tác viên để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch chủ động. Theo yêu cầu của Bộ Y tế, các địa phương cần tổ chức các đoàn liên ngành đi kiểm tra, hỗ trợ các địa phương, khắc phục các tồn tại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để có các biện pháp chỉ đạo kịp thời và phù hợp; tập trung cao độ các biện pháp phòng chống để kịp thời ngăn chặn tình trạng dịch bệnh sốt xuất huyết lan rộng, kéo dài.

Nối thành công ngón tay cái đứt lìa, rút gân 20 cm

Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Xuân H. (40 tuổi), gặp nạn khi đang thao tác trên dây chuyền thì sơ ý để máy cắt lìa ngón tay cái và rút theo một đoạn gân dài hơn 20 cm ra khỏi phần bàn – cánh tay. Sau nhiều giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành nối thành công các phần xương, cơ, gân, mạch máu, thần kinh bị đứt lìa ở phần ngón tay cái, cũng như mổ thêm nhiều đường ở bàn tay, cổ tay để ghép lại đoạn gân dài bị rút ra khỏi tay vào đúng vị trí. Sau 8 ngày hậu phẫu, hiện chị H. đã có thể xuất viện, ngón tay sống tốt, cảm giác tốt. Chị sẽ tiếp tục được tái khám và tập vật lý trị liệu để ngón cái và phần bàn tay có thể lấy lại chức năng linh hoạt như cũ.

Hà Nội mới

Hà Nội có thêm đợt tiêm vét vắc xin miễn phí hằng tháng

Tối 19-4, trao đổi với phóng viên Báo Hànôịmới, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, ngay trong tháng 4, tất cả các điểm tiêm chủng thường xuyên tại 584 trạm y tế xã, phường trên địa bàn Hà Nội sẽ tổ chức thêm đợt tiêm vét vắc xin miễn phí hằng tháng trong khuôn khổ Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Cụ thể, ngoài lịch tiêm chủng thường xuyên được thực hiện trong 10 ngày đầu tháng, sẽ có thêm đợt tiêm vét kế tiếp ngay trong tháng để giúp các bậc phụ huynh có thể cho con đi tiêm bù sớm, đúng lịch, tránh nguy cơ bị mắc bệnh nguy hiểm do trì hoãn tiêm. Do đó, phụ huynh cần nắm rõ lịch tiêm chủng chính thức trong những ngày đầu của tháng. Với những trường hợp phải hoãn tiêm do ốm, sốt sẽ được tiêm vét ngay khi đợt tiêm chính thức kết thúc.Cũng theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, từ tháng 4 này, vắc xin viêm não Nhật Bản sẽ chính thức được đưa vào chương trình TCMR tổ chức hằng tháng tại các điểm tiêm chủng miễn phí thay vì chỉ tổ chức tiêm 2 lần/năm như trước đây.

Pháp luật Tp.Hồ Chí Minh

Một ca nhiễm trùng roi ở người hiếm gặp

Ngày 19-4, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, thông tin nơi này vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân BTC (38 tuổi, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) sốt không rõ nguyên nhân. Sau hơn 10 ngày điều trị, kết quả xác định bệnh nhân nhiễm loại trùng roi dạngTrypanosoma, chủng Trypanosoma evansi - chuyên gây bệnh trên gia súc như trâu, bò… “Đây là bệnh hiếm gặp nhưng tỉ lệ tử vong không cao. Để nhiễm bệnh có lẽ có bất thường trong hệ thống miễn dịch của bệnh nhân” - BS Châu nói. Theo BS Châu, đây là trường hợp nhiễmTrypanosoma evansiở ngườilần đầu tiên tại BV Bệnh nhiệt đới (và có lẽ tại Việt Nam).Ngay sau khi có kết quả, BV đã liên hệ Văn phòng Kiểm soát các bệnh do Trypanosoma của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Genevađể nhờ hỗ trợ các thuốc đặc trị dự phòng. BV Bệnh nhiệt đới đang cùng các chuyên gia ĐH Oxford phối hợp với các đồng nghiệp y tế dự phòng tỉnh cũng như bên thú y để nghiên cứu sâu hơn về trường hợp hiếm gặp này, cũng như nguồn gốc lây truyền của bệnh. Bệnh nhân BTC làm công nhân ở Đồng Nai. Trước khi sốt nửa tháng, bệnh nhân về thăm gia đình ở Đắk Lắk, hàng xóm có nuôi giasúc (bò, heo). Bệnh nhân sốt, lạnh run kèm nhức đầu, không ói, không ho. Bệnh nhân nhập BV Đa khoa Đồng Nai điều trị, sau đó được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới. BS Châu cho biếtTrypanosoma evansi gây bệnh cho trâu, bò. Bệnh chủ yếu nhiễm qua đường máu do các loại ruồi, muỗi hút máu từ trâu, bò bệnh rồi truyền sang trâu, bò khỏe.

Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn sẽ triển khai mổ miễn phí cho người nghèo

Ngày 19-4, đoàn bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên của Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn đã tổ chức khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho đồng bào nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Theo đó 20 bác sĩ, 30 điều dưỡng đã trực khám, siêu âm, phát thuốc và tặng quà cho hơn 400 lượt bệnh nhân nghèo cùng 100 phần quà dành cho học sinh nghèo tại địa phương. Giám Đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn cho biết trong năm 2015, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn sẽ triển khai các chương trình mổ miễn phí cho người nghèo ở một số địa phương.Theo đó các bệnh nhân được chọn mổ từ các chương trình khám miễn phí này sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí ca phẫn thuật với giá trị mỗi ca lên đến 40 triệu đồng. Đây là hoạt động mở màn trong chuỗi hoạt động thiện nguyện do Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn phát động và sự chung tay đóng của các cá nhân, đơn vị.

Thanh niên

Nối lại phần kín cho một người bị vợ dùng kéo cắt

Ngày 18.4, Khoa Ngoại niệu Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang cho biết bệnh nhân P.C.T (30 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, An Giang) sau khi được phẫu thuật nối lại bộ phận sinh dục đã có dấu hiệu tiến triển tốt. Khoảng 22 giờ 30 ngày 15.4, T. được người thân đưa đi cấp cứu do “của quý” bị cắt gần đứt lìa. Lúc nhập viện, T. rất tỉnh táo và nói với các bác sĩ đã bị vợ dùng kéo cắt. Qua kiểm tra vết thương, thấy vẫn còn khả năng hồi phục được nên các bác sĩ đã nối khâu lại niệu đạo... Sau 2 ngày điều trị, chỗ bị cắt nối lại đã hồng hào, nước tiểu bệnh nhân ra đã trong. Hiện khoa ngoại niệu tiếp tục theo dõi, điều trị cho bệnh nhân T.

Hỗn loạn sử dụng thuốc tây: Thiếu chế tài với thuốc kê đơn

Mặc dù Bộ Y tế đã có quy chế cụ thể về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, nhưng hiện vẫn chưa thực sự có chế tài cụ thể đối với các cửa hàng thuốc dễ dãi trong việc bán thuốc kê đơn. Theo quyết định số 04/2008/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, thì “Đơn thuốc chính là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc”. Và quy chế này áp dụng không chỉ với người kê đơn thuốc mà với những người cấp, bán thuốc. Có thể thấy quy chế này thiên về quy định nghiêm ngặt đối với người kê đơn. Họ phải là những người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp có bằng tốt nghiệp ĐH Y và được người đứng đầu cơ sở phân công khám, chữa bệnh. Thế nhưng, có thể nhận thấy, chỉ với những nhân viên bán thuốc trình độ trung cấp tại các cơ sở bán thuốc trên địa bàn Đà Nẵng, vẫn thản nhiên tự kê đơn, chẩn bệnh và bán thuốc cho người bệnh; và người bệnh tự chẩn bệnh cũng dễ dàng được các dược sĩ trung cấp bán thuốc vô tội vạ mà không bị nhắc nhở, xử phạt.

Đã bắt quả tang, xử phạt, nhưng...

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hải, Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng cho biết việc quản lý bán thuốc hiện nay, mặc dù đã được tuyên truyền sâu rộng cùng với giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, nhưng thực trạng người dân tự ý mua thuốc và các quầy thuốc bán thuốc kê đơn dễ dãi vẫn đang diễn tiến. “Đây không chỉ là thực trạng của riêng Đà Nẵng mà ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước”, bác sĩ Hải nhận định. Cũng theo bác sĩ Hải, việc bán thuốc theo đơn chỉ có ở nước ngoài, với sự quản lý nghiêm ngặt. Còn ở VN, việc kiểm soát các loại thuốc bán theo kê đơn gặp rất nhiều khó khăn, bởi hiện luật còn chưa chặt, thiếu cơ chế đồng bộ. “Trong thực tế thì ngành chức năng của thành phố cũng đã đi kiểm tra thường xuyên, và khi bắt quả tang thì xử phạt, nhưng không xuể được, bởi nhà thuốc thì nhiều mà lực lượng thì mỏng, nên tính răn đe chưa cao. Đây rõ ràng chỉ là giải pháp tạm thời chứ không thể xử lý tận gốc được thực trạng này”, bác sĩ Hải cho biết thêm. Bên cạnh việc hệ thống luật chưa chặt để xử lý rốt ráo thực trạng này, còn thêm nguyên nhân hiện nay hệ thống công nghệ thông tin ngành y tế chưa đồng bộ. Giữa các cơ sở khám bệnh, quầy thuốc và ngành y tế chưa có sự kết nối, nên các cơ quan chức năng không thể kiểm soát được việc mua bán thuốc kê đơn của các quầy thuốc. “Nếu các bác sĩ kê đơn, các nhà thuốc bán thuốc đều chạy trong hệ thống, thì việc quản lý sẽ dễ dàng hơn!”, bác sĩ Hải nói. Về lâu dài, ngành Y tế cho hay, sẽ nghiên cứu những giải pháp quản lý chặt đầu vào, đầu ra của các loại thuốc kê đơn. Và sẽ tiếp tục xử lý để có tính răn đe, đi kèm với tuyên truyền cho các nhà thuốc phải hoạt động tuân thủ quy định của ngành Y tế. Cũng theo bác sĩ Hải, trong khi chờ những chính sách quản lý tích cực, chính người dân cũng phải biết bảo vệ mình. “Bản thân thuốc kê đơn có những độc tính mà người dân không thể hiểu hết được. Uống thuốc trông cho khỏi bệnh, mà uống không đúng thuốc còn chọc cho bệnh nặng thêm. Vì vậy, trước hết, người dân cũng phải tự có trách nhiệm với bản thân mình. Cần phải hiểu rõ về thuốc khi sử dụng. Tốt nhất là đến khám và điều trị ở những cơ sở y tế để bác sĩ có những chỉ định điều trị thích hợp. Đừng tự ý mà rước thêm bệnh vào người”, bác sĩ Hải chia sẻ.

Vợ chồng bác sĩ bán thuốc 'chui'

Mặc dù không được cấp phép, nhưng vợ chồng bác sĩ Dương Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình, trực thuộc Bộ Y tế) vẫn tiến hành bán thuốc cho người bệnh tại phòng khám ở nhà riêng. Thời gian qua, PV Thanh Niên tiếp nhận nhiều thông tin về những sai phạm tại phòng khám của bác sĩ Bình. Chúng tôi đã nhập vai người đi khám bệnh để tìm hiểu vấn đề này. Theo giấy phép hoạt động của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, cơ sở mang tên Phòng khám nội tổng hợp Phương Bình, địa chỉ tại xóm Mới, xã Đại Trạch, H.Bố Trạch. Tìm hiểu được biết, cứ thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, phòng khám chật cứng người đến khám. Ngày chủ nhật 5.4 cũng tương tự, người đến khám đi ngược chiều trên QL1 bất chấp nguy hiểm; trong khi đó, người đã vô trong nhà thì để xe tràn xuống lòng đường gây mất an toàn giao thông mà không hề có ai nhắc nhở, xử lý. Từ ngoài vào trong phòng khám không hề có bất kỳ một biển hiệu nào, chỉ có duy nhất tấm bảng giá treo trên tường nhà. Gần giữa trưa mà người chờ đợi khám vẫn ngồi chật kín từ ngoài sân vào trong căn phòng. Đón tiếp người bệnh là bà Trương Thị Minh Khuyên, vợ bác sĩ Bình. Bà Khuyên mặc áo pull màu đen và không đeo bảng tên. Người bệnh đến, bà Khuyên đưa mảnh giấy vở học sinh đã cắt nhỏ ra cho họ tự ghi thông tin của mình, rồi được gọi khám theo thứ tự. Khi người bệnh vào theo lượt gọi tên, bà Khuyên hỏi: “đau gì”, rồi bà đo huyết áp cho người đó. Đo xong bà ghi tên và bệnh cần khám vào tờ giấy rồi đưa cho bệnh nhân tự cầm vào phòng phía trong - nơi bác sĩ Bình đang chẩn đoán bệnh. Quá trình chẩn đoán diễn ra từ 3-5 phút. Việc thăm khám ở đây rất thoải mái khi có thể lấy tên giả. Trong tờ kết quả bác sĩ Bình cũng không điền địa chỉ, tuổi, lâm sàng, bác sĩ chỉ định theo như mẫu đã in. Phần kết luận thì không thể dịch ra chữ, mặt cuối tờ kết quả là đơn thuốc cũng khó dịch nổi từng chữ mà bác sĩ Bình kê đơn. Khi có kết quả khám, người bệnh mang ra lại bàn đăng ký. Một vi phạm nghiêm trọng khác là vợ chồng bác sĩ Bình đặt tủ thuốc ngay tại phòng chờ (phía sau bàn ngồi ghi phiếu, đo huyết áp) để bán cho người bệnh. Theo quy định, điều kiện để mở và hoạt động 1 quầy thuốc tây rất khắt khe. Mở quầy thuốc trong phòng khám càng nghiêm ngặt hơn để đảm bảo an toàn, hiệu quả sử dụng thuốc. Thế nhưng, tương tự phòng khám, “quầy” thuốc cũng không hề có bảng biển và dĩ nhiên Sở Y tế Quảng Bình không hề cấp phép hoạt động. Người đến khám đông, phòng chờ vốn dĩ không lớn lại kê đặt bàn tủ nữa nên quang cảnh hết sức lộn xộn, ngột ngạt, người tựa cầu thang, người vắt chân lên ghế.Hiện Sở Y tế Quảng Bình chưa biết có hoạt động bán thuốc tại Phòng khám nội tổng hợp Phương Bình.

210 gia đình BĐBP điều trị hiếm muộn được hỗ trợ

Ngày 17.4, tại TP.HCM, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức trao quà hỗ trợ các gia đình quân nhân hiếm muộn đợt 1 khu vực phía nam. Tới dự có thiếu tướng Trương Văn Tài, Phó tư lệnh BĐBP; thiếu tướng Lê Thái Ngọc, Phó chính ủy, Chủ tịch Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em BĐBP. Phát biểu tại buổi lễ, thiếu tướng Lê Thái Ngọc cho biết tính đến cuối năm 2014, trong quân đội có 2.685 gia đình quân nhân hiếm muộn. Đứng đầu là BĐBP với 435 gia đình (chiếm khoảng 1/6 toàn quân). Vào ngày 22.4.2014, thủ trưởng Bộ Tư lệnh đã phê duyệt kế hoạch xây dựng quỹ hiếm muộn trong BĐBP. Đến tháng 2.2015, toàn lực lượng đã vận động thu được 10,7 tỉ đồng. Theo đó, đợt 1/2015 sẽ có 210 gia đình điều trị hiếm muộn được trao quà với các mức hỗ trợ 30 triệu, 20 triệu, 10 triệu và 5 triệu đồng. Trong sáng qua, Bộ Tư lệnh BĐBP trao tiền hỗ trợ, tặng quà 33 gia đình hiếm muộn đã và đang điều trị tại TP.HCM.

Trẻ tử vong do biến chứng ho gà

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) xác nhận, mới đây, một bé trai 5 tháng tuổi (sống tại Hà Nội) tử vong do tai biến suy hô hấp nặng, có liên quan đến mắc ho gà. Điều tra ban đầu cho thấy, cháu bé chưa được tiêm vắc xin phòng căn bệnh này.Từ đầu năm 2015, Cục Y tế dự phòng đã ghi nhận các ca mắc bệnh ho gà, trong đó có những trường hợp diễn biến nặng, phải nhập viện điều trị; các bệnh nhi này đều chưa được tiêm phòng bệnh. Theo ông Phu, gần đây việc trì hoãn tiêm chủng do chờ vắc xin dịch vụ bị khan hiếm, cộng với việc không tuân thủ đúng lịch tiêm chủng mở rộng của nhiều phụ huynh đã khiến trẻ không có miễn dịch phòng bệnh. Trong khi đó, nhiều năm qua, số ca mắc ho gà rất ít khiến cha mẹ “quên” căn bệnh nguy hiểm này, dẫn tới nhiều trường hợp bị biến chứng, nguy hiểm tính mạng do chậm trễ chữa trị. “Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất và dễ gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể bị tím tái do thiếu ô xy trong cơn ho, nôn kiệt sức thường đi kèm theo sau cơn ho”, chuyên gia lưu ý. Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư khuyến cáo, ho gà rất dễ lây lan trong tiếp xúc gần (khoảng dưới 3 m). Bệnh lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người đối diện. Vi khuẩn ho gà xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, sau đó khu trú và phát triển ở thanh quản, khí quản, tiết ra độc tố gây bệnh. Vì vậy, cần cách ly những trẻ bị ho gà trong thời gian ít nhất 4 tuần, kể từ khi có cơn ho điển hình. Khi tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang, vệ sinh phòng ở, đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn. Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tiêm chủng vắc xin ho gà đầy đủ và đúng lịch giúp phòng hiệu quả căn bệnh này. Trẻ cần được tiêm 3 mũi vắc xin có thành phần ho gà (vắc xin Quinvaxem) lúc 2, 3, 4 tháng tuổi; Tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) lúc 18 tháng tuổi.

Để không lâm vào 'ma trận' sữa giả

Các sản phẩm sữa giả, nhái và “xách tay” không rõ nguồn gốc đang làm rối loạn thị trường. Nguy hại hơn có thể khiến những người tiêu dùng phải trả giá đắt cho chính sức khỏe và sự phát triển của con em mình. Giữa ma trận sữa giả này, làm thế nào để không trở thành nạn nhân?

Muôn hình vạn trạng sữa giả

Thị trường sữa tại Việt Nam khá phong phú và đa dạng với sự góp mặt của các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiềm ẩn nguy cơ sữa giả, sữa lậu thâm nhập vào thị trường một cách dễ dàng. Các sản phẩm sữa giả xuất hiện ngày càng nhiều dưới nhiều hình thức khác nhau. Gần đây, việc thu gom vỏ lon sữa ngoại tại các vựa ve chai, sau đó về làm sạch, mua các loại sữa rẻ tiền, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường để đóng gói, làm mới giao cho các đại lý thu lợi đang là vấn đề nóng trên thị trường. Thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM cho biết, ngày 20.3 đơn vị này kiểm tra hành chính Phan Văn Chánh (20 tuổi, trú tại Q.10) phát hiện trong hai thùng carton do Chánh chở, chứa 24 lon sữa loại 400gram, mang thương hiệu Abbott – Ensure Gold, 12 lon sữa loại 850gram mang thương hiệu Abbott Glucerna do Hoa Kỳ sản xuất, toàn bộ số hàng này được Chánh xác nhận là hàng giả và sản xuất tại nhà riêng. Trước đó vào tháng 6/2014, Công an huyện Bình Chánh (TP.HCM) khám xét và bắt giữ Lê Tấn Phước (33 tuổi) cũng liên quan đến việc tiêu thụ nhiều loại sữa bột không rõ nguồn gốc. Được biết, công thức sản xuất sữa gồm đường lạt, đường ngọt, bột sữa, chất tạo béo và thêm vài muỗng hương liệu, tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau khi cho máy trộn đều, các nhân công đóng vào lon, dán các nhãn hiệu Physogrow, Pego, Gina Milk… do chủ đặt in. Không chỉ phù phép từ vỏ lon, hiện nay tình trạng sữa “xách tay” không rõ nguồn gốc, không có nhãn phụ được nhập lậu về Việt Nam. Các sản phẩm này chào bán bên cạnh sữa chính hãng được nhập khẩu và phân phối hợp pháp đang khiến người tiêu dùng rơi vào “ma trận” sữa. Các loại sữa xách tay chưa được kiểm định chất lượng, nên không ai dám chắc về các dòng sữa được coi là cao cấp này sẽ mang lại hiệu quả hay hậu quả gì cho người sử dụng.

Cẩn trọng trong lựa chọn

Công nghệ làm sữa giả, sữa nhái ngày nay rất tinh vi nên người tiêu dùng cũng rất khó để phân biệt thật - giả. Một trong những cách lừa người tiêu dùng phổ biến là nhái thương hiệu. Với cách thức này, sản phẩm nhái sẽ có tên gần giống với tên một sản phẩm uy tín, đang bán chạy trên thị trường. Để không mua phải hàng loại này, người tiêu dùng nên đọc kỹ tên, nhãn hiệu, nơi sản xuất để chắc chắn đã chọn đúng sản phẩm mình cần. Với cách thức làm giả tinh vi hơn, sữa “giả ruột” khiến người tiêu dùng rất hoang mang. Sữa giả ruột là những sản phẩm không được công bố đúng thành phần nguyên liệu trên bao bì. Những thành phần đắt giá thì thực chất có rất ít, thậm chí không có nhưng trên nhãn được công bố với hàm lượng cao, còn những thành phần rẻ tiền, thậm chí gây hại cho sức khỏe người dùng thì không công bố. Bà Vũ Thanh Tâm, giám đốc hệ thống cửa hàng Grow Mart của Tập đoàn CP Dược phẩm Việt Nam cho biết: “Sữa giả ruột rất khó nhận biết và thường được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi ưu thế về giá thành. Do khó phân biệt, nên tốt nhất, bạn nên mua những sản phẩm uy tín của các nhà sản xuất có thương hiệu. Lựa chọn sản phẩm từ những cửa hàng, đại lý thuộc hệ thống phân phối của hãng để đảm bảo mua được hàng chất lượng. Đồng thời phải chọn những sản phẩm có “bí quyết” khó làm giả, như Physiolac của Pháp chẳng hạn, hộp có “date” dập nổi, có thể “đọc” bằng tay được. Hoặc những sản phẩm nhập khẩu nguyên lon để công nghệ đóng gói tiên tiến, trong nước không thể làm được”. Sữa bị làm giả hạn sử dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì hạn sử dụng là một trong những yếu tố thường bị làm giả, nên khi mua sản phẩm, bạn cần xem hạn sử dụng có bị tẩy xóa không, in chồng lên nhau không, bao gói phải kín, không móp méo và nguyên vẹn. Khi mở bên trong ra, nên xem kỹ màu sắc, mùi vị sản phẩm để phát hiện những sản phẩm có vấn đề. Sữa còn hạn sử dụng sẽ không bị vón cục, không có những đốm lạ như nâu, đen, xanh lợt… không có mùi ôi, mùi mốc hoặc những mùi lạ khác. Với tâm lý của người mua phần lớn tin rằng “hàng xách tay” là hàng “xịn”. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở chuyên làm hàng nhái đã sản xuất các loại hàng “rởm” dán mác các nhãn hiệu nổi tiếng để tung ra thị trường đánh lừa người tiêu dùng dưới chiêu bài “hàng xách tay”. Như vậy khi tỉnh táo với thị trường xách tay này thì người tiêu dùng cũng đã loại bỏ được một nguy cơ mua phải sữa giả.

Người đưa tin

Lương y coi mình là 'chuột bạch' để chế thuốc trị sỏi thận

Trải qua nhiều năm miệt mài với nghề y, tự thử thuốc trên chính bản thân mình đã giúp ông đúc kết được bài thuốc quý chữa sỏi thận. Vốn là một thầy giáo dạy thể dục, nhưng lại có niềm đam mê y học khiến lương y Trần Phước Cầu theo cha học hỏi y thuật. Trải qua nhiều năm miệt mài với nghề y, tự thử thuốc trên chính bản thân mình đã giúp ông đúc kết được bài thuốc quý chữa sỏi thận bằng những dược liệu rẻ tiền.

Duyên lạ với nghề y

Câu chuyện kỳ lạ về thầy thuốc tự thử nghiệm thuốc trên người mình mới nghe qua cứ tưởng như đang xem trên phim ảnh. Thế nhưng khi biết đến lương y Trần Phước Cầu (SN 1961, hiện là Chủ tịch hội Lương y quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) thì ai cũng phải thán phục, bởi cái tâm vì nghề của ông. Chúng tôi tìm gặp ông trong những ngày đầu năm ở phòng khám tại nhà, khi ông đang bận rộn cho việc khám bệnh của mình cũng như công việc của Hội. Sau một hồi tất bật với công việc, ông tâm sự với chúng tôi không chỉ chuyện của một người thầy thuốc, mà còn là những câu chuyện nhân tình thế thái. Nghe chuyện về ông, chúng tôi càng hiểu cái tâm của một thầy giáo, một thầy thuốc nhiệt huyết. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề bốc thuốc Nam ở huyện Điện Bàn (Quảng Nam), lương y Trần Phước Cầu không nối nghiệp cha, mà chọn cho mình con đường “gieo chữ” khi theo nghề giáo. Thế nhưng, có lẽ duyên nghiệp với y thuật đã vận vào cuộc đời ông sau những lần ông cùng cha sớm hôm lên núi tìm thuốc. Như một phản xạ tự nhiên cùng tư chất con nhà nòi khiến tình yêu với nghề y trong thầy giáo trẻ thêm lớn dần. Để rồi mấy năm sau, ông quyết theo nghiệp y rồi tiến bộ không ngừng dưới sự chỉ dạy của người cha cùng tâm niệm lấy chữ “Tâm” làm hướng đi cho cả cuộc đời. Hay nói như lời những đồng đạo của ông thì suốt mấy chục năm theo nghề y, lương y Trần Phước Cầu không những gìn giữ được gia đạo, nghề gia truyền của cha ông, mà còn tìm tòi phát triển y thuật lên những bước mới. “Nếu ngày xưa ông ấy theo nghiệp giáo thì có lẽ Đông y thiếu đi một con người mẫn cán, hàng trăm bệnh nhân cũng thiếu đi một thầy thuốc tốt”, ông Trần Hữu Dư (SN 1964, trú tại phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) chia sẻ. Ông Cầu luôn nhớ như in lời dạy của người thầy, người cha rằng, học nghề thuốc là phải học chân truyền, tức là học những gì chân thật, đúng đắn nhất. Hơn thế y thuật cũng giống như bất cứ ngành nghề nào cần có sự sáng tạo, phát triển chứ không phải chỉ học bí quyết gia truyền, khư khư với cái cũ. Và những bí quyết ấy càng không phải chỉ được áp dụng bất di bất dịch, mà nghề thuốc là nghề không ngừng học hỏi và trau dồi.

Tự coi mình là “chuột bạch”

Nói về bài thuốc trị sỏi thận của mình, lương y Cầu từ tốn: “Thật tình đâu phải phát minh hay sáng chế gì mà chỉ là do tôi tâm huyết mà thôi”. Theo lời ông, vốn gần chục năm trước, ông bị bệnh sỏi thận nặng chạy chữa nhiều nơi mà không khỏi, sau đó được con cái trong gia đình, đều là các bác sỹ Tây y khuyên đi mổ, ông cũng thuận theo. Chỉ vào vết mổ dài độ gang tay ở dưới bụng, ông nói tiếp: “Tôi đau đớn lắm nhưng cứ nghĩ lần mổ sỏi đó bệnh sẽ hết. Thôi thì ráng chịu đau, nhưng ai ngờ được vài ba bữa sau sỏi lại hình thành. Tôi nói với mấy đứa trong nhà để ba tự chữa bằng thuốc Nam xem sao, chứ cứ mổ xẻ vậy ba chịu không nổi”. Năm 2006, ông bắt đầu bắt tay vào “hành trình” tự chữa trị cho mình. Theo đó, bài thuốc chữa sỏi thận thông thường là bài Lục vị gồm có: Thục địa, Toàn nhục, Hòa sơn, Đơn bì, Trạch tả, Phục linh. Dù vậy, ông nghĩ mỗi trường hợp cần có sự kết hợp riêng, tăng giảm liều lượng hay bổ sung thêm một số dược liệu dân gian khác. Chính vì vậy, qua nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu, ông có sự kết hợp bài thuốc cổ phương với các vị thuốc dân gian. Từ đó ông đưa vào thử nghiệm bài thuốc chữa sỏi thận với 9 vị thuốc sau: Kim tiền thảo, trái dứa dại, rễ cách không cây dứa dại (phần rễ mọc ra từ thân cây nhưng chưa chạm tới đất - PV), rau mèo, rau đắng, rễ tranh, râu bắp và cây mã đề. Lương y Cầu phân tích thêm, thông thường các vị thuốc có một tên Hán tự được sử dụng cho những ai học y mới hiểu. Nhưng ở đây ông đều gọi các vị thuốc của mình theo tên dân gian nhằm giúp tất cả mọi người đều hiểu được và dễ tìm kiếm. Ông Cầu chia sẻ thêm: Trong suốt quá trình thử thuốc của mình ông phải thay đổi liều lượng các vị cho phù hợp với từng giai đoạn. Theo đó mỗi vị thuốc ẩn chứa một công dụng riêng như: Kim tiền thảo có tác dụng tán sỏi và rễ tranh có tác dụng bài sỏi thì được sử dụng với liều lượng cao hơn so với các vị khác. Sau nhiều tháng tự thử thuốc trên chính cơ thể mình, cuối cùng ông cho liều lượng các vị thuốc theo thứ tự như sau: 25, 20, 10, 10, 10, 15, 10, 10, 10(g). Ông Cầu nhấn mạnh thêm bệnh tật là muôn hình vạn trạng nên tùy vào từng người, từng thể trạng cũng như kích cỡ của sỏi mà chữa trị chứ không phải cứ một khuôn áp dụng. Bài thuốc trị sỏi thận của lương y Trần Phước Cầu được điều chế thành hai dạng là dạng thuốc sắc và dạng viên. Theo đó: “Với dạng thuốc sắc, mỗi thang chia hai lượt nấu: Lượt đầu tiên cho toàn bộ số thuốc vào ấm đun, đổ khoảng 5 lít, nấu cho đến khi cạn còn khoảng 0,5 lít thì ngừng đun, chắt hết nước thuốc ra ấm, sau đó nấu tiếp lượt hai bằng chính số thuốc này. Nhưng lần này chỉ cho khoảng 4 lít nước, rồi đun cạn cho đến khi còn khoảng 0,4 lít. Nấu xong, cho cả hai lượt thuốc trên vào bình giữ ấm rồi uống trong ba ngày. Uống thuốc dạng này tuy hơi mất công một chút, nhưng mang lại hiệu quả nhanh hơn, bởi tính ngyên chất, hàm lượng thuốc cao”. Còn đối với thuốc điều chế theo dạng viên thì dựa vào bệnh mà bốc 10 hay 15 thang. Khái quát về công dụng bài thuốc trên, ông Cầu nói ngắn gọn: “Bổ thận tư âm, lợi tiểu, bài sỏi. Sau thời gian tự “đấu tranh”, chính bản thân tôi đã thử nghiệm bài thuốc này, năm ngày đầu uống, tôi thấy cơ thể vẫn bình thường, sang ngày thứ sáu tôi thấy bụng đau buốt, rồi đi tiểu ra sỏi”. Những kết quả khả quan đến ngày một nhiều càng làm ông thêm tin vào chính mình. Hơn 6 năm trời (từ năm 2006 thử nghiệm, đến năm 2012), ông đã đưa bài thuốc của mình vào chữa bệnh cho mọi người. Không chỉ được bạn bè đồng nghiệp cũng như người bệnh coi trọng ở cái tài bắt bệnh mà lương y Cầu còn được biết đến là một con người hết lòng với những người nghèo khó. Với tâm niệm dụng thuốc như dụng binh, ông chia sẻ: “Làm thầy thuốc không có nghĩa gặp ai cũng cho thuốc. Nhiều nơi bà con còn đói, còn nghèo lắm cần gạo, cần cơm hơn cần thuốc”. Trong suốt hơn hai nhiệm kỳ là Chủ tịch hội Lương y quận Cẩm Lệ, ông luôn đi đầu trong các phong trào từ thiện. Theo đó, mỗi năm hội Lương y quận Cẩm Lệ luôn quyên góp trên 200kg các dược liệu quý, đã được chế biến thành thuốc giá trị gần 200 triệu đồng cùng nhiều quà sách vở cho trẻ em vùng cao. Mới nhất, đích thân ông Cầu còn vận động hàng trăm bộ bàn ghế, tủ học cho nhiều ngôi trường ở Quảng Nam.

Nhiều phần thưởng cao quý

Ghi nhận cho những thành tích đó, lương y Trần Phước Cầu đã nhận được nhiều bằng khen cao quý như: Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng khen tặng trong phong trào hoạt động và phát thuốc miễn phí, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Đông y của ban Chấp hành Đông y Việt Nam. Một số vị thuốc trong bài thuốc chữa bệnh sỏi thận của lương y Trần Phước Cầu. 

 

 

Ngày 23/04/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích