Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 4 7 2 2 4
Số người đang truy cập
9 9
 Tin tức - Sự kiện
Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2015: Tiết kiệm năng lượng-ứng phó biến đổi khí hậu

  

            Ngày 22/3/2015. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund_WWF) - Thông điệp Giờ Trái đất (Earth Hour) năm 2015: “Đừng quên tắt đèn cho Giờ Trái Đất vào lúc 20:30 ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba-đó là một chiến dịch biến đổi khí hậu toàn cầu được tổ chức hàng năm làm cho nó trở thành một sự kiện để chia sẻ với bạn bè và gia đình của bạn !

Theo WWF, Giờ Trái đất là một sự kiện quốc tế hằng năm do tổ chức này khởi xướng nhằm khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm.

Giờ Trái đất trên thế giới

Giờ Trái đất trên thế giới đã được tổ chức 9 lần, trong đó lần đầu tiên tổ chức vào năm 2004 khi WWF của Australia tìm kiếm phương pháp truyền thông và tiếp cận mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền sau khi đối diện với hàng loạt các dữ liệu khoa học về hiện tượng này. WWF Australia đã thảo luận với Công ty quảng cáo Leo Burnett Sydney về các ý tưởng truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người dân Australia về vấn đề biến đổi khí hậu. Năm 2005 chiến dịch dựa trên nền tảng hy vọng rằng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với tương lai của trái đất nơi chúng ta đang sinh sống, WWF Australia và Leo Burnett Sydney bắt đầu xây dựng một ý tưởng (dự án) tắt điện ở qui mô lớn có tên gọi “Tiếng Tắt lớn”.

Năm 2006 Leo Burnett được giao một nhiệm vụ khó khăn là đặt tên cho chiến dịch mà tên gọi đó không chỉ đại diện cho hành động tắt đèn đơn thuần-từ đó tên “Giờ Trái đất” ra đời cho phép chiến dịch mở rộng từ mục tiêu kêu gọi mọi người tắt đèn và các thiết bị sử dụng điện sang mục tiêu có tính bền vững, lâu dài hơn. WWF Australia và Leo Burnett Sydney trình bày ý tưởng và đề nghị Fairfax Media ủng hộ về sự kiện Giờ Trái đất và họ đã đồng ý. Chiến dịch nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trưởng thành phố Sydney-bà Clover Moore. Phim tài liệu “Sự thật bất tiện” của Al Gore được trình chiếu khiến người dân trên toàn thế giới chú ý đến vấn đề Biến đổi khí hậu. Báo cáo của Stern được công bố vào tháng 10, bản báo cáo này đề cập đến tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên của trái đất đối với kinh tế thế giới, điều đáng lưu ý là lời cảnh báo từ các nhà kinh tế học chứ không phải từ các nhà khoa học mà theo đó bản báo cáo nhằm chuyển đến các nhà lãnh đạo toàn cầu về chi phí phải bỏ ra nếu chúng ta tiếp tục làm ngơ trước mối đe dọa của hiện tượng biến đổi khí hậu.


Thành phố Sydney, Australia nơi khởi nguồn Giờ Trái đất
 

Năm 2007 vào ngày 31 Tháng 3, Buổi khai mạc Giờ Trái đất được tổ chức tại Sydney Australia từ 19h30 đến 20h30 với sự tham gia của 2,2 triệu người dân ở Sydney và 2,100 doanh nghiệp. Ủy ban Liênchính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra báo cáo nhấn mạnh các rủi ro khi nhiệt độ tăng và  những giải pháp cấp bách môi trường. Có thể nói từ năm 2007, sự kiện chiến dịch Giờ Trái đất ban đầu chỉ nằm trong kế hoạch trong phạm vi quốc gia Australia đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới và các nước bắt đầu đăng ký tham gia vào chiến dịch Giờ Trái Đất cho những năm sau vào ngày thứ bẩy tuần cuối tháng ba. Giờ Trái đất năm 2007 ở thành phố Sydney (Australia) với số người tham gia chỉ có hơn 2 triệu người, sau đó nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng số người tham gia năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 hơn 1 tỷ người.

 Năm 2008 ngày 29/3, Giờ Trái đất được tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia trên thế giới từ 20 đến 21h với hơn 50 triệu người tham gia.

Năm 2009, Giờ Trái đất được tổ chức vào thứ bảy ngày 28/3 từ 20h30 đến 21h30, hàng trăm triệu người tại hơn 4000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới đã tắt ánh sáng điện trong vòng một giờ đồng hồ tạo ra sứ mệnh hành động rõ rệt về biến đổi khí hậu một cách hiệu quả, khởi động cho cuộc bầu chọn cho trái đất lần thứ nhất. Tháng 7/2009, Chiến dịch bầu chọn Trái Đất của Giờ Trái đất đã sử dụng biểu tượng bầu chọn Trái đất nhằm kêu gọi người dân trên toàn thế giới thể hiện sự quan tâm của mình đối với hành tinh này trước hiện tượng trái đất nóng lên. Tháng 11/2009, Chiến dịch bầu chọn trái đất của Giờ Trái đất đã chọn Khối cầu Tập thể-một quả cầu bằng bạc bên trong chứa đĩa cứng 350 gigabyte với đoạn phim, hình ảnh và tài liệu với đại diện sự bầu chọn trái đất của hàng trăm triệu người trên thế giới nhằm kêu gọi mọi người cùng nhau ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu. Đại diện cho tiếng nói của người dân trên thế giới, Khối cầu Tập thể được chuyển từ Sydney tới Copenhagen bởi những người bảo vệ danh dự, từ những cựu nguyên thủ quốc gia tới các ngôi sao nhạc rock. Tháng 12/2009, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được đưa lên một cấp độ chưa từng thấy trong lich sử, khi cuộc họp của 192 quốc gia tại hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hợp Quốc (UN) tại Copenhaghen, Đan Mạch. Chiến dịch Bầu chọn trái đất lên đến cực điểm vào ngày 16/12/2009 với sự kiện Giờ Trái Đất ở Copenhaghen, Khối cầu Tập thể được giao cho Phó tổng Thư ký Liên Hợp Quốc- Vijay Nambiar để gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới. Khối cầu Tập thể được đặt ở giữa sân khấu cùng với Tổng thư ký LHQ ông Ban Ki moon, ở phía trước tổng thổng Mỹ, Barack Obama, Thủ tướng Đan mạch Lars Løkke Rasmussen,Connie Hedegaard chủ tịch hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu và hơn 100 lãnh đạo của các quốc gia.

 

Ngày 27/3/2010, Giờ Trái đất được tổ chức vào thứ bảy ngày 27/3 từ 20h30 đến 21h30 ở khắp nơi trên thế giới. Mục tiêu của Giờ Trái đất năm đó là hướng tới các hoạt động về biến đổi khí hậu chưa từng có trước đây. Hãy đăng ký tham gia giờ trái đất trên trang web của chúng tôi và tắt đèn trong một tiếng đồng hồ từ 20h30 đến 21h30 ngày 27 tháng 3, hãy cho thế giới thấy những điều có thể làm được.

Ngày 26/3/2011, với logo 60+, Giờ Trái đất 2011 gửi tới  thông điệp mới: không chỉ dừng lại một giờ tắt đèn,  các cộng đồng và cá nhân trên toàn thế giới hãy tiếp tục hành động trong suốt 635 ngày tiếp theo vì hành tinh thân yêu. Chủ đề Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2013 và 2014 là “Tôi và bạn hãy cùng hành động” với mục tiêu tạo chuyển biến lớn trong hành động tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu toàn cầu của mỗi người dân và cộng đồng.

 

Hưởng ứng Giờ Trái đất tại Việt Nam

Hưởng ứng Giờ Trái đất trên thế giới đến nay Việt Nam đã 7 lần tham gia sự kiện này (2009- 2015), đặc biệt từ năm 2012 Thủ đô Hà Nội và Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Chiến dịch Giờ Trái đất diễn ra sâu rộng trên khắp địa bàn với nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục phong phú góp phần quan trọng xây dựng hình ảnh đẹp với người dân cả nước và bạn bè quốc tế. 

 

Giờ Trái đất năm 2015 được tổ chức vào 20h30 tối 22/3 tại Quảng trường Cách mạng Tháng tám với hàng ngàn học sinh, sinh viên, tình nguyện viên và người dân TP. Hà Nội đã tham gia nghi thức tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất với thông điệp “Tiết kiệm năng lượng-ứng phó biến đổi khí hậu”.


60+ ở Thủ đô Hà Nội từ 20h30-21h30

 

Đêm sự kiện hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2015 tại Hà Nội mở màn chiến dịch của các thành phố trong khắp cả nước, tạo sự chuyển biến lớn cho hành động tiết kiệm năng lượng và ứng phó biến đổi khí hậu của mọi tầng lớp nhân dân và toàn thể cộng đồng xã hội.

 

 

Ngày 23/03/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WWF và các nguồn tin trong nước)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích