Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 4 1 4
Số người đang truy cập
5 7
 Tin tức - Sự kiện
Thời kỳ “hậu Ebola”: Tây Phi ngăn chặn đại dịch tái bùng phát và Save the Children báo cáo 30 quốc gia đang có nguy cơ cao đối mặt với dịch bệnh như Ebola

Cập nhật số ca mắc và tử vong do Ebola ở Tây Phi

Theo thông tin cập nhật tình hình dịch bệnh do Ebola của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến ngày 09/3/2015 đã ghi nhận 24.303 ca mắc, trong đó có 10.000 trường hợp tử vong (bao gồm một ca ở Hoa Kỳ và 6 ca ở Mali). Trong đó Sierra Leone (11.568 ca mắc, 3.611 tử vong); Liberia (9.343 ca mắc, 4.162 tử vong); Guinea (3.273 ca mắc, 2.163 tử vong). WHO cho biết đến nay tại 3 quốc gia Tây Phi dịch Ebola vẫn diến biến phức tạp ở một số khu vực, số ca mắc mới 9/3/2015 sau một tuần so với 4/3/2015 ghi nhận ở Sierra Leone (120 ca), Liberia (94 ca), Guinea (54 ca).

TT

Quốc gia

Đến 04/3/2015

Đến 09/3/2015

Số mắc mới tuần qua

Mắc

Tử vong

Mắc

Tử vong

1.

Guinea:

3.219

2.129

3.273

2.163

54

2.

Liberia:

9.249

4.117

9.343

4.162

94

3.

Sierra Leone:

11.466

3.546

11.586

3.611

120

 

Tổng số:

23.934

9.792

24.202

9.936

268

 

Để đối phó với nguy cơ tái bùng phát của dịch bệnh, ngày 25-26/2/2015 đại diện các nước Guinea, Mali và Senegal đã nhóm họp đánh giá nguy cơ lan truyền qua biên giới và nhất trí tăng cường hợp tác qua biên giới như giám sát dựa vào cộng đồng, trao đổi chia sẻ thông tin, tăng cường sàng lọc tại các cửa khẩu, bao gồm cả chia sẻ nguồn lực trong xét nghiệm. WHO khuyến cáo các quốc gia không bị ảnh hưởng tiếp tục giám sát, sẵn sàng ứng phó vì dịch bệnh Ebola vẫn là một nguy cơ. Các quốc gia giáp khu vực 3 nước Tây Phi ưu tiên hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, hậu cần, tăng cường năng lực, thực hiện kế hoạch thực địa. Hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin liên lạc giữa các quốc gia. Phối hợp đối tác toàn cầu và nâng cao vai trò các cấp chính quyền. Hợp tác quốc tế đánh giá kết quả, phổ biến, chia sẻ bài học kinh nghiệm, thực tiễn hoạt động phòng chống Ebola. Tăng cường thực hiện quy định của Điều lệ y tế quốc tế IHR, đảm bảo nâng cao năng lực cốt lõi đáp ứng vấn đề khẩn cấp về y tế công cộng.

 
Dịch bệnh đã tác động lớn đến cuộc sống của những gia đình có người nhiễm virus Ebola, khiến toàn bộ gia đình họ bị kỳ thị

          
Tây Phi ngăn chặn đại dịch Ebola tái bùng phát

Dịch Bệnh Ebola: Phó tổng thống Sierra Leone bị cách ly

Ngày 28/2/2015. BBC News - Dịch bệnh Ebola: Phó tổng thống Sierra Leone bị cách ly (Ebola outbreak: Sierra Leone vice-president quarantined). Phó tổng thống của Sierra Leone đã tự đưa đi cách ly sau khi một trong những vệ sĩ của ông tử vong do Ebola. Samuel Sam-Sumana cho biết ông sẽ ngừng tiếp xúc với những người khác trong vòng 21 ngày để đề phòng. Mặc dù đã có những tín hiệu lạc quan khi vi-rút này suy giảm ở Sierra Leone vào cuối năm ngoái nhưng thời gian gần đây số ca được xác nhận đã tăng trở lại. 10.000 người đã tử vong đã được WHO xác nhận trong đại dịch này, đại đa số là ở Guinea, LiberiaSierra Leone.

 
Số ca bệnh đã giảm ở Sierra Leone nhưng đã tăng trở lại trong những tuần vừa qua

‘Không liều lĩnh’ ('Taking no chances')

Hôm thứ bảy, ông Sam-Sumana cho biết ông đã lựa chọn đi cách ly để “làm gương” (lead by example) sau trường hợp vệ sĩ của ông, John Koroma tử vong vào tuần trước. Ông trả lời với hãng thông tấn Reuters rằng ông “rất ổn” (very well) và không có triệu chứng nào của bệnh nhưng ông cũng nói ông không muốn “liều lĩnh” (take chances). Các nhân viên của ông cũng được giám sát chặt chẽ, ông là quan chức cấp cao đầu tiên của chính phủ nước này tình nguyện cách ly mình. Phó tổng thống Sam-Sumana trả lời với BBC rằng ông làm thế để nêu gương.

Các quan chức ở Sierra Leone, Guinea và Liberia đã cam kết đưa số ca nhiễm Ebola xuống còn ‘zero’ trong hai tháng tiếp theo nhưng các nhà chức trách ở Sierra Leone đã phục hồi lại một số quy định nghiêm ngặt trong nước sau khi có sự gia tăng đột ngột số ca mắc mới gần đây. WHO cho biết trong số 99 ca bệnh đã ghi nhận ở khu vực này trong tuần bắt đầu từ 16/2/2015 thì 63 người là ở Sierra Leone. Chính phủ nước này tại thủ đô Freetown cho biết họ đã cực kỳ lo ngại về những ca bệnh mới, nhiều trong số này đã có liên quan tới những hoạt động hàng hải và do đó các hoạt động kiểm tra trên các bến phà và những tàu lớn khác đã được tiến hành nhiều hơn. Tổng thống Ernest Bai Koroma cũng đã ra lệnh cho các nhà điều hành giao thông công cộng giảm công suất hoạt động xuống 25% nhằm hạn chế tiếp xúc thân thể giữa các hành khách.

Tổng thống Liberia Johnson Sirleaf thúc giục ‘Kế hoạch Marshall

Ngày 3/3/2015. BBC News - Ebola: Tổng thống Liberia Johnson Sirleaf thúc giục ‘Kế hoạch Marshall’ (Ebola: Liberia's Johnson Sirleaf urges 'Marshall Plan'). Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf vừa kêu gọi một “Kế hoạch Marshall” tại những nước Tây Phi bị ảnh hưởng bởi Ebola. Bà đang ngụ ý tới chương trình cứu trợ khổng lồ của Hoa Kỳ cho châu Âu được phát động sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những kêu gọi của bà đưa ra sau khi Sierra Leone đã được trợ cấp trực tiếp hơn 80 triệu đô-la để giúp chấm dứt dịch bệnh Ebola và hồi phục từ những tác động của nó.

 
Tỷ lệ nhiễm hiện đã giảm đáng kể nhưng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc.


Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã cam kết một gói cứu trợ tài chính 187 triệu đô-la cho Sierra Leone, gần 5 tỷ đô-la đã được cam kết toàn cầu đối với nỗ lực Ebola nhưng chưa tới một nửa số đó được hiện thực hóa. Khoảng 600 đại biểu từ trên khắp thế giới đã gặp mặt tại Brussels vào hôm thứ ba để thảo luận về Ebola và các kế hoạch lâu dài đấu tranh với căn bệnh này. Gần 10.000 người đã tử vong trong đại dịch này, đại đa số là ở Guinea, LiberiaSierra Leone.

Phân tích, Anne Soy, BBC châu Phi, Brussels
 

Cuộc họp diễn ra vào thời điểm mà những ca mắc mới đang giảm xuống đáng kể không phải là một hội nghị cam kết tài trợ-nó chỉ đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đàm phán mới, những mục tiêu của nó có thể rất khó để đạt được. So với HIV 30 năm trước, dịch bệnh Ebola này đã vấp phải một cộng đồng quốc tế có tổ chức tốt hơn nhưng dù thế nào thì những cam kết hỗ trợ và viện trợ thực sự vẫn còn chậm. Với tình hình dịch bệnh dường như đã được kiểm soát, giai đoạn tiếp theo- hồi phục sẽ còn lâu dài hơn và thách thức hơn. Lời kêu gọi này dành cho một quá trình được dẫn dắt và thực hiện bởi các quốc gia bị ảnh hưởng nhưng sự hồi phục sẽ chỉ thực sự đạt được nếu có thêm những cam kết lâu dài từ các nước tài trợ-một sự can thiệp rõ ràng cùng với các mục tiêu và lộ trình dứt khoát và rào cản đối với sự minh bạch và trách nhiệm giải trình chắc chắn sẽ được đưa ra.

 
Hình ảnh Đại dịch Ebola: Thêm những hình ảnh chết chóc kinh hoàng từ tâm dịch Tây Phi

Phát biểu tại Brussels, Bà Sirleaf cho biết: “Chúng tôi tin rằng một biện pháp tiếp cận khu vực sẽ đạt được những kết quả phục hồi tốt nhất, điều này chỉ có thể thực hiện với sự hỗ trợ của các bạn, sự hỗ trợ của các đối tác sẵn lòng phân phối các nguồn lực cho một kế hoạch khu vực được đề ra trong nước”.

Những báo cáo của phóng viên Clive Myrie của BBC về những nạn nhân tiềm ẩn trong khủng hoảng Ebola. Cô cho biết: “Không nghi ngờ rằng điều này sẽ đòi hỏi những nguồn lực đáng kể, có lẽ thậm chí là một kế hoạch Marshall… Tuy nhiên chúng tôi tin rằng điều này có thể thực hiện được thông qua việc phân bổ các nguồn lực bổ sung do Liên Minh Châu Âu cam kết. Các nguồn lực cũng có thể bắt nguồn từ quỹ CCR [Catastrophe Containment and Relief] Trust Fund do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thành lập và bởi ‘các phong bì khu vực’ từ Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Phi (African Development Bank)”.

 

‘Sứ mệnh khó nhọc’ ('Painstaking task')

Vào hôm thứ hai, Liên Hiệp Quốc (UN) cho biết cuốc đấu tranh nhằm kiểm soát dịch bệnh đang tiến tới “giai đoạn hai” (second phase), các chuyên gia UN cho biết sự lây lan của căn bệnh tại Tây Phi đã giảm xuống còn 10% so với sáu tháng trước. Đặc biệt Liberia tiếp tục có mức độ lây nhiễm thấp, với chỉ một ca nhiễm mới được xác nhận trong tuần trước ngày 22 tháng 2. Con số này so với 34 ca ở Guinea là và 63 ca ở Sierra Leone nhưng đặc phái viên về Ebola của Liên Hiệp Quốc, David Nabarro trả lời với AP rằng cộng đồng quốc tế không nên tự mãn vì việc giảm số ca bệnh xuống còn ‘zero’ ca là “phần khó nhất” (the hardest part). Ông cho biết: “Đó là một sứ mệnh thực sự khó nhọc, khó khăn”.

Phóng viên Anne Soy của BBC tại Brussels cho biết có một mối nguy hiểm của tình trạng mệt mỏi tài trợ, dù dịch bệnh Ebola đã nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng quốc tế. Hệ thống chăm sóc y tế của Guinea, LiberiaSierra Leone sẽ còn cần sự trợ giúp để hồi phục qua khỏi những tác động của dịch bệnh. Các nguồn lực chăm sóc y tế khan hiếm phải tập trung vào kiểm soát dịch bệnh và trở nên khó khăn hơn để điều trị cho các căn bệnh khác.

30 quốc gia đang có nguy cơ cao đối mặt với dịch bệnh như Ebola

Ngày 3/3/2015. VOA News - Báo cáo: 30 quốc gia đang có nguy cơ cao đối mặt với những dịch bệnh như Ebola (Report: 30 Countries Highly Vulnerable to Ebola-like Epidemics). Một báo cáo mới đây cảnh báo gần 30 quốc gia đang có nguy cơ cao đối với một dịch bệnh như Ebola. Tổ chức Save the Children cho biết những nước này còn có những hệ thống chăm sóc y tế yếu kém hơn cả Guinea, LiberiaSierra Leone có trước khi xảy ra dịch bệnh. Báo cáo của tổ chức Save the Children có tựa đề: “Hồi chuông cảnh tỉnh: những bài học từ Ebola” (Wake Up Call: Lessons from Ebola for the World’s Health Systems)dành cho các hệ thống y tế toàn thế giới.

 

Antho đang trông nom con trai mình Kaba, hai tuổi, đang được điều trị sốt rét thể não tại Bệnh Viện Tshilundu Referral tại tỉnh Kasai Oriental, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC). Antho đang mang bầu chín tháng tuổi. Đây là lần mang bầu thứ tám của cô; cô đã sẩy thai hai lần và một đứa con gái đã mất vì sốt rét lúc mới mười một tháng tuổi vì phòng khám nơi họ đưa con bé tới đã đóng cửa lúc đó. Đây không phải là điều bình thường: nhiều phòng khám địa phương tại DRC không có đủ trang thiết bị và nhân viên cần thiết. (Hình do Ivy Lahon/Save the Children cung cấp)


Brendan, Giám đốc Chính sách và Biện hộ (Policy and Advocacy) của tổ chức này cho biết, “Ồ, điều mà chúng tôi hy vọng là từ tất cả những sự khiếp sợ, nỗi đau và sự thống khổ do khủng hoảng Ebola gây ra thì sẽ có điều tốt đẹp nào đó sẽ xuất hiện từ đó, đó là chúng ta sẽ học được một số bài học. Vì vậy, như tên của báo cáo đã nói, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra một hồi chuông cảnh tỉnh đối với cộng đồng quốc tế. Điều đó nghĩa là chúng ta cần phải tiến bộ hơn nữa không chỉ với việc phản ứng với những khủng hoảng như Ebola mà là phải đón đầu chúng”. Ông cho rằng những nước có hệ thống y tế yếu kém là những khu vực thuận lợi cho dịch bệnh xảy ra: “Ví dụ, khi bạn cho phép một quốc gia như Liberia với một nhân viên y tế trên 4.000 người, con số này so sánh với Anh là 1 trên 80 thì không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng những nước này rất dễ bị tổn thương bởi những dịch bệnh như vậy nhưng họ cũng có thể tạo điều kiện chứa chấp những căn bệnh như này và có thể lây lan cho toàn thế giới”.

Báo cáo của tổ chức Save the Children liệt kê 28 nước có khả năng tổn thương cao với các dịch bệnh có quy mô như Ebola ở Tây Phi. Cox cho biết: “Phần lớn các nước này thuộc châu Phi, nhưng cũng bao phủ từ Hait cho tới Afghanistan, gần như trên toàn thế giới nhưng hiển nhiên là tập trung vào những nước nghèo nhất. Báo cáo cho thấy những nước này còn yếu hơn cả Liberia, Sierra Leone và Guinea-những nước rất xa lạ nhưng thực tế có một nhóm nhiều nước, một số nước với kích thước dân số lớn hơn nhiều, và sẽ rất nguy hiểm đối với những kiểu căn bệnh như này”. Mối đe dọa không phải chỉ là Ebola, Cox cho biết những căn bệnh do động vật truyền sang cho con người cũng đang nổi lên hàng năm. Theo ước tính các nhà tài trợ đã cam kết 4,3 tỷ đô-la để đấu tranh với Ebola tại Tây Phi, Tổ chức Save the Children cho biết rằng đó là “gần gấp ba chi phí thường niên đầu tư vào xây dựng một dịch vụ y tế chung tại cả ba nước bị ảnh hưởng”. Cox nói: “Trừ khi chúng ta học hỏi từ một câu ngạn ngữ rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta sẽ phải chi tiêu quá nhiều số tiền mà chúng ta không cần đến và quan trọng nhất là có nhiều hơn rất nhiều số người mắc bệnh hơn là số cần thiết, vì vậy đó là lý do vì sao chúng ta nói ‘học hỏi từ bài học đó, đầu tư vào hệ thống y tế, xây dựng hệ thống chăm sóc y tế cơ bản tại mỗi nước trong những nước này’ và rằng đó không phải là những bộ đồ bảo hộ, không phải vắc-xin, không phải là cải tổ lại hệ thống nhân đạo mà chính là bài học cốt yếu từ khủng hoảng này”. Cox cho rằng sự bao phủ y tế toàn cầu sẽ cho phép phát hiện, kiểm soát và điều trị sớm các căn bệnh: “Mọi người sẽ được tiêm chủng thường quy, mọi người sẽ lên kế hoạch sinh sản, tỷ lệ tử vong sẽ giảm xuống”, theo ông những hệ thống y tế yếu kém làm gây ra 17.000 ca tử vong ở trẻ em mỗi ngày từ những nguyên nhân có thể phòng ngừa được như là sốt rét và viêm phổi.

WHO ước tính mỗi quốc gia sẽ mất gần 90 đô-la mỗi người hàng năm để có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối thiểu. Quỹ Save the Children báo cáo khuyến nghị các nước gia tăng thu nhập thuế nội địa để có thể “phân phối ít nhất 15% ngân sách quốc gia cho y tế” (allocate at least 15 percent of their national budgets to health). Tổ chức này cũng kêu gọi các lãnh đạo thế giới “cam kết kết thúc tình trạng tử vong trẻ em, trẻ sơ sinh và bà mẹ-điều có thể ngăn ngừa được trước năm 2030” (to commit to end preventable maternal, new-born and child deaths by 2030) và cho biết sự bao phủ y tế toàn cầu này sẽ được đề cập đến trong Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals_SDGs) sẽ thay thế Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals_MDGs) vào cuối năm nay. 

 

 

Ngày 18/03/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Nguyễn Thái Hoàng, CN. Huỳnh Thị An Khang
(Theo VOA News và BBC News)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích