Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 4 4 6 8
Số người đang truy cập
3 0 0
 Tin tức - Sự kiện
10 biện pháp ưu tiên hàng đầu làm giảm các bệnh lây truyền từ động vật sang người

 

Bệnh lây truyền từ động vật sang người và ngược lại (Zoonotic diseases_ZDs) là các bệnh có khả năng truyền từ động vật sang người hoặc ngược lại. ZDs có thể là các bệnh lý vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng. 

Thế nào là bệnh lây truyền từ động vật sang người và ngược lại ?

Có tất cả trên 250 tác nhân vi sinh vật lây truyền từ động vật sang người, với chỉ khoảng 40 loại truyền từ chó và mèo. Các tác nhân còn lại có thể lây truyền từ chim, các loài giáp sát, động vật nông trang, động vật hoang dại và các động vật có vú khác. Các thông tin mới nhất là phần lớn các bệnh truyền từ động vật sang người có thể ngăn ngừa được thông qua các hướng dẫn vệ sinh cơ bản, an toàn, cũng như hướng dẫn chăm sóc thú y thường quy đối với vật nuôi của bạn. Sau đây là một danh sách gồm 10 phương thức tối ưu nhất để làm giảm nguy cơ ZDs(Top 10 Ways to Reduce Zoonotic Diseases).

1. Rửa tay sạch (Wash your hands):

Điều này có thể nghe đơn giản mà luôn luôn có thể thực hiện nhưng đó là sự thật mà nhiều người trong số chúng ta không làm trong một thời gian dài. Có thể thực hiện rửa tay nhanh dưới vòi nước chảy mạnh. Dùng xà phòng và một vòi nước, cọ rửa tay trong vòng tối thiểu 20 giây.

 

Khi con của bạn hạt hết một bài là đủ cho bạn rửa kỳ cọ tay hiệu quả. Rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với các động vật (đặc biệt trên các nông trang, các vườn thú hoặc các loàicây cỏ ngoại lai nhập ngoại), sau khi cởi bỏ quần áo dính bùng đất, sau khi tiếp xúc với đất cát và sau khi đi tiêu ra. Vệ sinh tay là một cách tốt nhất để làm giảm số lượng vi khuẩn, nhưng không đủ để loại bỏ các mảnh vụn vi sinh vật mà ở đó vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng ẩn chứa;

2. Quản lý phân rác (Manage the feces):

Dùng cái xẻng cho phân vào các hộp nhỏ ít nhất mỗi 24 giờ. Có loại vi sinh vât đặc biệt gồm có Toxoplasma gondii, chúng ra trong phân mèo không thành thể nhiễm cho đến khi 24 giờ. Tương tự có nhiều loại ký sinh trùng khác nhau trong phân chó, bằng cách làm sạch phân chó mèo đưa vào các hộp rác nhỏ và làm sạch sân chơi mỗi ngày, bạn có thể hoàn toàn yên tâm giảm được số lượng ký sinh trùng nhiễm và nguy cơ tái nhiễm.

3. Tránh phơi nhiễm với các động vật hoang dại (Avoid contact with wild animals):

 

            Các động vật hoang dại, ngay cả các thỏ con đáng yêu, cũng óc thể màn một số mầm bệnh lây nhiễm, song dường như vẫn khỏe mạnh.

4. Xem thử chim đã kiểm tra bệnh virus vẹt chưa (Have your bird tested for Psittacosis):

Các con chim cưng có thể mang vi sinh vật Chlamydophila psittaci gây bệnh sốt do virus vẹt hay bệnh Psittacosis. Loại vi khuẩn này có trong phân, chất tiết của mắt và dịch tiết ở mũi của chim. Nhiễm trùng ở người có thể rất nghiêm trọng.

5. Đậy các hộp các tại các công viên (Cover the sandbox):

Các con chó lạc hoặc chó chạy rông bên ngoài có thể là một nguồn ô nhiễm bệnh, nên các hộp cát nên đậy nắp lại khi chúng ta không sử dụng, chúng ta cần ngăn các con mèo khỏi vùng cát, từ đó làm giảm nguy cơ nghiêm trọng gây ra bởi các loại giun tròn và giun móc.

6. Biện pháp phòng bệnh giun chỉ hàng tháng đều đặn (Use monthly heartworm preventive religiously):

 

            Nhiều nhánh hay phương cách phòng ngừa bệnh giun ở tim (heartworm preventive) cũng bao gồm cả việc sổ giun. Các chó và mèo thường xuyên bị tái nhiễm với các loại ký sinh trùng đường ruột, một trong số ấy có thể loại bỏ nhờ vào dự phòng hàng tháng.

7. Đừng ăn các loại thịt sống hoặc chưa nấu chín (Don’t eat or feed raw or undercooked meat):

Thịt nấu chín ở nhiệt độ thích hợp là bước đảm bảo để ngăn ngừa nhiễm trùng giun sán. Nhiều loại ấu trùng sẽ ký sinh trong cơ một số loại động vật, chỉ đợi đến khi ăn vào chúng sẽ phát triển thành con giun sán trưởng thành và gây bệnh.

8. Biện pháp dự phòng cho bệnh ve, bét (Use flea and tick preventives):

Một số loại ve, chấy, rận, bét có thể mang nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau về truyền nhiễm và có thể truyền lây sang người. Chó hoặc mèo của bạn co thể nằm thấp dưới nền đất, song lại có nguy cơ cao nhiễm các ve bét. Bằng cách dự phòng chống lại ve, bét, chúng ta có thể giảm đi các bệnh truyền nhiễm đi vào nhà của bạn.

9. Ngăn ngừa chó của bạn khỏi nguồn nguồn nước uống nhiễm bẩn (Prevent your dog from drinking contaminated water):

Nước đã bị nhiễm mầm bệnh bởi các động vật khác, hoặc phân hay nước tiểu có tiềm năng chứa các tác nhân vi sinh vật nhiễm trùng mà chó của bạn có thể lây truyền sang bạn.

10. Chăm sóc thú y thường xuyên (Keep up o­n routine veterinary care):

Chăm sóc thú y thường xuyên, gồm có dọn phân rác, thử máu xét nghiệm phát hiện bệnh và tiêm vaccine đầy đủ là các yếu tố quan trọng không nên bỏ qua.  Cân nhắc không chỉ về sức khỏe vật cưng của bạn mà còn sức khỏe cho bạn và gia đình bạn nữa.

Những người mà sức khỏe suy yếu hay bệnh lý suy giảm miễn dịch như đang điều trị hóa liệu pháp, những bệnh nhân HIV/AIDS hoặc beenhk lý mạn tínhl có nguy cơ cao mắc bệnh hơn các đối tượng khác về bệnh lây truyền từ động vật sang người. Hướng dẫn chặt chẽ phải theo đầy đủ để làm giảm nguy cơ bện lan truyền từ động vật sang người. Trong một số trường hợp, điều này có thể gồm các cảnh báo đầy đủ trên các nông trang nuôi động vật, các vườn thú và các vùng nhập ngoại cây cỏ.

Có nhiều lợi ích vô giá dánh cho thú cưng, chỉ có cách là thực hiên các bước trên để giảm thiểu nguy cơ cho cả con người và vật nuôi, sức khỏe cho gia đình bạn và cả bản thân bạn nữa.

Tài liệu tham khảo

1.Rouffignac M. Pets and Zoonotic Considerations.  South Perth, Western Australia:  World Small Animal Veterinary Association World Congress Proceedings.  2007.

2.Koar K. Zoonotic Diseases.  Bryn Mawr, PAAtlantic Coast Veterinary Conference.  2007.

3.Baneth G. Pets as Reservoires for Zoonotic Diseases.  Rehovot, Israel:  World Small Animal Veterinary Association World Congress Proceedings.  2007.

4.Mitchell M. Zoonotic Disease Concerns with Exotic Pets.  Urbana, IL:  AtlanticCoast Veterinary Conference.  2008.

5.Lappin MR. Zoonotic Diseases: What You Can Catch at Work.  Fort Collins, CO:  British Small Animal Veterinary Congress.  2010. 

Ngày 16/03/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích