Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 6 7 8
Số người đang truy cập
4 0
 Tin tức - Sự kiện
Điểm tin y tế từ các báo ngày 7/1 và 8/1 năm 2015

An ninh thủ đô

Bệnh viện Mắt Việt-Nhật Hà Nội: Triển khai chương trình “Mắt sáng cho người cao tuổi” năm 2015

Ngày 6-1-2015, Bệnh viện mắt Việt Nhật Hà Nội đã khám cho 100 cụ là người cao tuổi của phường Phúc Xá, mở đầu đợt triển khai phục vụ khám miễn phí và chữa mắt cho người cao tuổi thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Phát huy kết quả đạt được từ năm trước, năm 2015 này, bệnh viện tiếp tục phối hợp với hội người cao tuổi các cấp triển khai chương trình “Mắt sáng cho người cao tuổi”, đồng thời đưa một số kỹ thuật tiên tiến vào khám chữa bệnh. Là bệnh viện chuyên khoa về mắt, trong năm 2014, Bệnh viện mắt Việt Nhật Hà Nội đã khám và điều trị ngoại trú cho 15.035 người, trong đó khám từ thiện miễn phí cho 6.735 người cao tuổi. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện đã đến 24 xã, thị trấn của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và 6 huyện của tỉnh Nam Định khám mắt miễn phí cho người cao tuổi, người có công với đất nước.

Hà Nội thiếu bác sĩ chuyên khoa tâm thần

Ngày 6-1, tại hội nghị tổng kết chuyên khoa đầu ngành tâm thần , ông Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho biết, hiện lực lượng bác sĩ chuyên khoa tâm thần của cả nước mới đáp ứng được 1/2 nhu cầu thực tế. Bệnh viện Tâm thần Hà Nội mới chỉ có 38 bác sĩ trong khi nhu cầu đòi hỏi gấp đôi mới đáp ứng được yêu cầu điều trị. Cũng theo bác sĩ Lý Trần Tình, khoảng 20% dân số Việt Nam đang mắc 1 trong 10 loại bệnh tâm lý, tâm thần thường gặp, trong đó các rối loạn tâm thần liên quan đến vấn đề xã hội, trầm cảm do căng thẳng đang ngày càng gia tăng.

Bắt đầu thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm Tết

Bộ Y tế vừa thành lập 2 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi và Lễ hội mùa Xuân năm 2015. Theo kế hoạch, 2 đoàn sẽ thanh tra, kiểm tra tại 4 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Lào Cai, Kiên Giang và Cà Mau. Bộ Y tế khẳng định sẽ tăng số mẫu kiểm tra lên 10% so với năm trước và kiên quyết xử phạt nghiêm các hành vi, cơ sở sai phạm. Mức phạt hành chính cao nhất hiện nay lên tới 100-200 triệu đồng và số tiền phạt có thể gấp 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm... Ngày 3-1, UBND TP Hà Nội cũng đã ra quyết định thành lập 6 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về công tác ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Mùi và lễ hội năm 2015. Thời gian thanh tra từ nay đến 31-3-2015.

Bệnh viện căng thẳng vì thiếu máu trầm trọng

Khoảng gần 1 tháng nay, tại các bệnh viện phía Bắc, nhiều người bệnh nhóm máu A và nhóm O đang phải mòn mỏi chờ máu do không có đủ máu phục vụ điều trị. Tình trạng khan hiếm 2 nhóm máu này đang ở đỉnh điểm, không chỉ tại Hà Nội mà còn ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Điện Biên... Thông tin từ Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương ngày 6-1 cho biết, trung bình, mỗi ngày, Trung tâm phải cung cấp khoảng 1.200 – 1.500 đơn vị máu phục vụ cho nhu cầu điều trị, cấp cứu tại hơn 120 bệnh viện khu vực Hà Nội. Do những ngày cuối năm, số cuộc hiến máu giảm mạnh, trong khi đó nhu cầu của người bệnh lại tăng nên tình trạng thiếu, khan hiếm máu điều trị đã xảy ra. GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, từ trước Tết dương lịch, Viện cũng như nhiều bệnh viện khác đã bước vào thời điểm khan hiếm máu. “Chúng tôi đặc biệt lo ngại tình trạng mất cân đối lượng máu dự trữ do 2 nhóm máu A và O giảm mạnh. Thông thường nhóm máu A phải đạt 20% tổng lượng máu lưu trữ và phân phối, nhưng tại Viện có những ngày nhóm máu này chỉ ở mức 5 – 7%, có ngày còn dưới 4%. Rất may, lượng máu các nhóm khác (nhóm B và AB) còn khá dồi dào, đủ cung cấp cho nhu cầu điều trị” – GS.TS Nguyễn Anh Trí chia sẻ. Theo tổng hợp từ các bệnh viện, nhu cầu về lượng máu A và máu O cho điều trị từ Tết Dương lịch tới Tết Nguyên đán cần khoảng 5.000 đơn vị máu nhóm A và 8.000 đơn vị máu nhóm O. Thế nhưng, kết quả cập nhật mới nhất của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chỉ ra, ngày 5-1, lượng dự trữ máu nhóm A đã ở mức báo động khẩn cấp khi không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong… 1 ngày. Được biết, dự trù của Bệnh viện Bạch Mai là 100 đơn vị nhóm máu A nhưng hiện được cấp phát tạm thời… 1 đơn vị. Tại Trung tâm truyền máu Thái Nguyên, hiện tại, trong kho lưu trữ chỉ còn dưới 50 đơn vị máu, trong khi nhu cầu mỗi ngày là từ 30 - 40 đơn vị. Dù đã triển khai giải pháp nhưng vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân ở Thái Nguyên phải trì hoãn truyền máu do không có đủ máu. Tương tự, Trung tâm truyền máu Hải Phòng hiện cũng rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng máu dự trữ khi còn chưa đầy 50 đơn vị máu, trong đó nhóm máu A gần như cạn kiệt.  GS.TS Nguyễn Anh Trí cho biết thêm, tình trạng khan hiếm, thiếu trầm trọng nhóm máu A và O có nguy cơ kéo dài liên tục từ trước Tết Dương lịch đến sau Tết Nguyên đán Ất Mùi. Thực tế, ngay trong những ngày nghỉ Tết Dương lịch vừa qua, chương trình hiến máu tình nguyện kêu gọi nhóm máu A và nhóm máu O vẫn diễn ra liên tục tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Viện cũng đã gửi đi hơn 3.000 tin nhắn tới những người nhóm máu A kêu gọi hiến máu, nhưng lượng máu tiếp nhận được chỉ đạt gần 100 đơn vị. Trong tuần đầu năm mới 2015, nhiều lịch hiến máu bằng xe lưu động liên tiếp được triển khai nhưng lượng máu tiếp nhận được rất ít, chỉ từ 30 – 50 đơn vị/ngày, chưa có các lịch tiếp nhận số lượng lớn tại cộng đồng hay các cơ quan, đơn vị.  Trước tình trạng này, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kêu gọi khẩn cấp nghĩa cử cao đẹp của những người nhóm máu A và O đến Viện tham gia hiến máu từ 7h30 - 20h tất cả các ngày trong tuần, góp phần phục vụ nhu cầu cấp cứu, điều trị cho hơn 120 bệnh viện khu vực Hà Nội.

Tuổi trẻ

Bệnh nhân bảo hiểm y tế: Gặp trục trặc, hãy gọi giám định viên tại bệnh viện

Đây là đề nghị của ông Phạm Lương Sơn- trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội VN – sau hàng loạt khiếu nại của người bệnh về các quy định tại Luật bảo hiểm y tế (sửa đổi) áp dụng từ ngày 1-1-2015…Được biết ngày 6-1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiếp tục yêu cầu Bảo hiểm xã hội VN và Bộ Y tế sớm hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc để người bệnh được thuận lợi hơn trong khám chữa bệnh.

2 đoàn thanh tra thực phẩm Tết Nguyên đán

Bộ Y tế vừa có quyết định thành lập hai đoàn thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội mùa xuân 2015. Theo đó, hai đoàn thanh tra sẽ kiểm tra tại bốn tỉnh thành: Hà Nội, Lào Cai, Kiên Giang và Cà Mau. Ngoài Bộ Y tế còn có tám đoàn kiểm tra thực phẩm liên ngành của các bộ: Công thương, Công an, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học công nghệ. Theo báo cáo của Cục ATTP Bộ Y tế, hơn 1/5 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được kiểm tra trong năm 2014 có vi phạm. Theo đó, năm 2014 Cục ATTP và các địa phương đã kiểm tra trên 514.000 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, phát hiện trên 112.000 cơ sở có vi phạm (trên 21%). Các vi phạm thường gặp là vệ sinh cơ sở kém, không có giấy xác nhận về kiến thức an toàn thực phẩm, người sản xuất kinh doanh thực phẩm không khám sức khỏe định kỳ...

Sỏi gần một kg trong bàng quang cụ ông 85 tuổi

Ông K’ Tiêng (Đam Rông, Lâm Đồng) mang trong mình viên sỏi nặng gần 1kg mà theo bác sĩ là rất hiếm. Chiều 6-1, bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh - giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt (Lâm Đồng) - cho biết sức khỏe cụ ông 85 tuổi mang sỏi nặng gần 1kg trong bàng quang đang phục hồi tốt sau ca phẫu thuật thành công tại bệnh viện. Trước đó sáng 6-1, ông K’ Tiêng (ngụ tại huyện Đam Rông) nhập viện trong tình trạng sức khỏe kém, tiểu khó, thận ứ nước. Sau khi chụp phim X- quang, siêu âm các bác sĩ phát hiện ra viên sỏi lớn nằm trong bàng quang bệnh nhân. Ekip bác sĩ BV Hoàn Mỹ, Đà Lạt, đã tiến hành ca phẫu thuật trong vòng 1 giờ lấy ra viên sỏi từ bàng quang bệnh nhân có kích thước 10cm x 7cm, nặng 900gram. Bác sĩ Vinh cho biết bệnh nhân có sỏi bàng quang lớn như trường hợp ông K’ Tiêng là rất hiếm. Thông thường sỏi bàng quang chỉ to bằng đầu ngón tay và bác sĩ có thể chữa khỏi theo phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Bác sĩ khuyến cáo những bệnh nhân có các dấu hiệu như tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu khó.. nên tới các bệnh viện siêu âm bụng để có thể phát hiện sỏi. Tùy kích cỡ, vị trí, các bác sĩ có cách điều trị thích hợp.

Nhiều bệnh nhi bị viêm phổi

Bác sĩ Hà Anh Tuấn - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ - cho biết các thầy thuốc ở đây đang rất lo ngại về tình trạng bệnh nhi mắc viêm phổi nặng, nhiều trường hợp đa kháng với kháng sinh, kể cả kháng sinh thế hệ mới. Theo bác sĩ Tuấn, tình trạng bệnh nhi bị viêm phổi nặng này đang có chiều hướng gia tăng và phức tạp trong tháng 12-2014 vừa qua. Hiện nay khoa hồi sức đang điều trị viêm phổi đa kháng thuốc cho bé H. T. B. V. (13 tháng tuổi, ở Bình Minh, Vĩnh Long), bệnh nhân bị liệt cơ hô hấp, bị viêm phổi. “Chúng tôi lấy đàm bệnh nhân đi cấy cho thấy bị nhiễm vi khuẩn Klebsiella pneumonia. Đây là loại vi khuẩn kháng rất nhiều loại kháng sinh. Bệnh nhân đã nằm tại khoa hồi sức thời gian dài nhưng chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu” - bác sĩ Tuấn nói. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, do thời tiết lạnh nên trong tháng 12-2014 số lượt bệnh nhi mắc các bệnh về hô hấp đến khám ngoại trú và nội trú tăng cao so với tháng trước. Trong đó, bệnh nhân bị viêm phổi nặng nhập viện cũng tăng vọt và diễn biến bệnh khá phức tạp. Cụ thể, số lượt bệnh nhi khám các bệnh lý về hô hấp trong tháng 12-2014 lên đến trên 15.000 trường hợp. Trong đó có 637 bệnh nhi phải nhập viện điều trị và trong số này có tới 477 trường hợp viêm phổi. Các bác sĩ lưu ý phụ huynh cần đề phòng bệnh về hô hấp cho trẻ bằng cách tăng sức đề kháng của trẻ. Khi trẻ bệnh tốt nhất là không tự ý điều trị bằng thuốc mà phải có chỉ định của bác sĩ.

Nhiều địa phương còn giấu dịch bệnh

Đó là thông tin được ông Nguyễn Xuân Bình, giám đốc Cơ quan thú y vùng 6 (Cục Thú y), báo cáo tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội HĐND TP.HCM về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động vào sáng 5-1. Theo ông Bình, thực tế vừa qua cho thấy một số địa phương khi phát hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thì không muốn công bố dịch dù đã xác định đúng bệnh. Nguyên nhân là do địa phương lo lắng khi công bố dịch sẽ ảnh hưởng quyền lợi cũng như việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường. Ngoài ra khi công bố dịch, địa phương cũng phải tính toán kinh tế để tiêu hủy, phòng chống tại khu vực xảy ra dịch bệnh. Theo Cơ quan thú y vùng 6, năm 2014 tại các tỉnh thành mà đơn vị này quản lý xuất hiện một số loại bệnh trên gia súc, gia cầm như cúm gia cầm xảy ra ở 42 xã thuộc 10 tỉnh, lở mồm long móng trên trâu bò tại bốn xã thuộc bốn tỉnh... Ngoài ra, lĩnh vực thủy sản ở một số tỉnh thành như TP.HCM, Đồng Nai, Long An... xuất hiện các loại bệnh trên tôm như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu. Ông Bình cho biết thêm việc địa phương không công bố dịch sẽ gây bất lợi cho người dân, không giải quyết được vấn đề cấp thiết để phòng chống dịch bệnh lây lan. Khi địa phương không công bố dịch, các sản phẩm tại vùng có dịch lại được đưa ra thị trường, dịch bệnh có nguy cơ lan rộng ra các vùng khác. “Chỉ khi công bố, cơ quan chức năng sẽ đưa văcxin xuống vùng dịch để ngăn chặn dịch bệnh” - ông Bình nói.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn phải bồi thường 46.700 đô la

Ngày 7-1, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xử phúc thẩm vụ kiện tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và tuyên buộc Công ty TNHH Bệnh viện mắt Thái Thành Nam (Quận 1, TP.HCM) phải bồi thường cho ông Huỳnh Hữu Thông (Việt kiều Mỹ) số tiền điều trị mắt tại Mỹ là 46.700 USD (gần 1 tỉ đồng Việt Nam). Tòa cho rằng, căn cứ vào kết quả giám định, Bệnh viện Mắt Sài Gòn (thuộc Công ty TNHH Bệnh viện mắt Thái Thành Nam) có lỗi do không thực hiện theo quy trình phẫu thuật mà chính bệnh viện ban hành. Hồ sơ vụ án cho thấy, năm 2009, ông Thông thấy mắt hơi mờ nên đến khám tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn. Ngày 5-6-2009, ông nhập viện điều trị. Theo chẩn đoán của bệnh viện, mắt phải của ông Thông bị đục thủy tinh thể và phải mổ, do bác sĩ Thái Thành Nam và bác sĩ Trần Phạm Duy phẫu thuật. Ngay trong ngày, ông Thông được xuất viện và hẹn một tuần sau tái khám. Sau đó mắt ông Thông không nhìn thấy nên ông Thông đến Bệnh viện Mắt TP.HCM khám và được chẩn đoán mắt phải bị loạn dưỡng giác mạc, loét giác mạc, sẽ mù vĩnh viễn nếu không chữa trị kịp thời. Ông Thông về Mỹ, đến bệnh viện San Francisco General điều trị hết 46.700 USD. Sau khi lành bệnh, ông Thông quay lại Việt Nam, làm đơn kiện và yêu cầu bồi thường số tiền 85.000 USD (gồm chi phí điều trị, chi phí đi lại và tiền mất thu nhập). Bản án sơ thẩm do TAND TP.HCM cho rằng không thể kết luận bác sĩ mổ gây nên biến chứng mắt cho ông. Không đồng ý với bản án, ông Thông đã kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Thông rút yêu cầu bồi thường tiền đi lại và mất thu nhập.

Thanh niên

Cháu bé 21 tháng tuổi tử vong do bệnh tay chân miệng

Ngày 6.1, bác sĩ Trần Văn Dễ, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, cho biết cháu T.T.N.Q (21 tháng tuổi, ở ấp 6, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh, Hậu Giang) tử vong hôm 4.1 là do mắc bệnh tay chân miệng độ 4. Đây là trường hợp đầu tiên tử vong do bệnh tay chân miệng trong năm 2015 ở ĐBSCL được Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ ghi nhận. Ngày 1.1, cháu Q. được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang điều trị với triệu chứng sốt cao, co giật, lơ mơ và được xác định mắc bệnh tay chân miệng độ 2B (nhóm 1). Đến ngày 3.1, cháu Q. được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Sau 24 giờ nằm tại Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện, tình trạng của cháu Q. diễn biến phức tạp, trở nặng rất nhanh, huyết áp cao, phải thở máy liên tục… Thấy cháu khó qua khỏi, ngày 4.1, gia đình xin xuất viện và cháu Q. đã tử vong trên đường về nhà.

Bệnh nhân cấp cứu được BHYT 100% quyền lợi

Ngày 6.1 ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội VN, cho biết theo quy định mới nhất, từ 1.1.2015, có 47 bệnh, nhóm bệnh được sử dụng giấy chuyển tuyến một lần trong năm dương lịch. Bao gồm bệnh lao (các loại), bệnh phong, HIV/AIDS, di chứng viêm não, ung thư, đái tháo đường, suy tuyến giáp, bệnh tim (có can thiệp, sau phẫu thuật van tim, đặt máy tạo nhịp), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, vảy nến, luput ban đỏ, chạy thận nhân tạo chu kỳ, các trường hợp có chỉ định sử dụng thuốc chống thải ghép sau ghép mô, bộ phận cơ thể người; một số bệnh về nội tiết chuyển hóa, di truyền ở trẻ em... Theo ông Sơn, những bệnh, nhóm bệnh nói trên chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm dương lịch sau đó tái khám theo hẹn của bác sĩ điều trị và vẫn được hưởng chính sách BHYT. Cũng theo ông Sơn, những trường hợp bệnh nhân khám BHYT vào viện cấp cứu dù đến BV tuyến nào cũng được thanh toán tối đa theo quy định. Do đó, các bác sĩ cần xác định chính xác tình trạng bệnh khi nhập viện và ghi rõ vào bệnh án để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh. Nếu người bệnh cấp cứu nhưng không được hưởng 100% quyền lợi do quỹ BHYT chi trả có thể lập tức phản ánh tới giám định viên về BHYT của Bảo hiểm xã hội VN thường trực tại các bệnh viện (BV); phản ánh tới đường dây nóng của BV hoặc gửi phản ánh về cơ quan Bảo hiểm xã hội VN. Vừa qua, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã trực tiếp giải quyết đảm bảo 100% quyền lợi cho một số trường hợp vào điều trị tại BV Nhi T.Ư, BV Việt Đức trong tình trạng cấp cứu nhưng không được bác sĩ tiếp nhận ghi rõ trong bệnh án khiến bệnh nhân phải đóng tiền điều trị trái tuyến. Sau khi bệnh nhân khiếu nại, Bảo hiểm xã hội tìm hiểu và có ý kiến với BV, bệnh nhân đã được hoàn lại số tiền đã nộp.

Phản hồi vụ nhập viện sau khi tốn trăm triệu nâng mũi

Báo Thanh Niên số ra ngày 5.1, phản ánh việc chị T.D (31 tuổi, ngụ Khánh Hòa) bức xúc nhân viên của cơ sở thẩm mỹ Mimi Clinic & Spa (24 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM) tránh né, không cho chị gặp bác sĩ sau khi phẫu thuật nâng mũi (làm tại Hà Nội) khiến chị bị nhiễm trùng. Ngày 6.1, đại diện cơ sở Mimi Clinic & Spa đã gặp chị T.D và gia đình xin lỗi về thái độ thiếu tế nhị của nhân viên khiến chị D. bức xúc. Đồng thời, đại diện cơ sở cũng cho rằng sự việc xảy ra là do lỗi của nhân viên cơ sở và có phần lỗi từ chị D. Chị D. đã không tái khám đúng hẹn sau khi phẫu thuật. Phía cơ sở Mimi Clinic & Spa cũng chia sẻ, hỗ trợ cho chị D. về chi phí điều trị nhiễm trùng cũng như chi phí nâng mũi. Chị D. và gia đình đồng thuận với cách giải quyết vụ việc của cơ sở này.

Sức khỏe & đời sống

Việt Nam sẽ tham gia chương trình thay thế vaccine ngừa bại liệt

Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, Nguyễn Trần Hiển cho biết, tháng 10/2015, Việt Nam sẽ bắt đầu tham gia chương trình thay thế vaccine ngừa bại liệt nhằm phòng ngừa nguy cơ biến đổi theo hướng tăng độc lực ở virut gây bại liệt týp 2 hiện có trong thành phần vaccine ngừa bại liệt dạng uống ở Việt Nam. Theo đó, tháng 10/2015, trẻ trong độ tuổi sẽ được uống 3 liều vaccine ngừa bại liệt, đồng thời được tiêm 1 mũi vaccine ngừa bại liệt…

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo công tác KCB bảo hiểm y tế

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của luật này, trong đó lưu ý chỉ đạo việc lập danh sách người tham gia BHYT theo quy định; chỉ đạo các cơ sở KCB trên địa bàn thực hiện đúng quy định KCB BHYT… Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và BHXH Việt Nam hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, báo cáo Thủ tướng tình hình thực hiện Luật BHYT trong cả nước…

Nhân dân

Truy tìm nguồn gốc lô thuốc giả

Cục QLD (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố đề nghị thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc, không được buôn bán, sử dụng thuốc viên nén Prednisolon 5mg, vì đây là thuốc giả (thông tin trên nhãn thuốc: SÐK: VD12086-11 hoặc SÐK: VD-12086-11; nơi sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm OPV). Riêng Sở Y tế tỉnh Trà Vinh phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra nhà thuốc Thành Cao (số 42, Nguyễn Thị Minh Khai, phường 2, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) để truy tìm nguồn gốc xuất xứ lô thuốc giả nêu trên và xử lý vi phạm theo quy định. Cục QLD khẳng định, chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ loại thuốc nào có số đăng ký nêu trên.

Ðiều tra, xác định tác nhân gây ngộ độc làm ba người chết do ăn ốc biển lạ

Ngày 6-1, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có công văn đề nghị các sở y tế: Hà Tĩnh, Thanh Hóa chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức điều tra yếu tố dịch tễ nhằm xác định rõ tác nhân gây ngộ độc làm ba ngư dân người Thanh Hóa chết, ngày 5-1 trên địa bàn huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) do ăn ốc biển lạ. Các đơn vị y tế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống ngộ độc do độc tố tự nhiên, nhất là khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng, chế biến thực phẩm, thức ăn từ các loài thủy sản độc, không rõ nguồn gốc như ốc biển lạ, bạch tuộc đốm xanh, mực ma, cá nóc...

Chấn chỉnh hoạt động của Bệnh viện đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

Ngày 6-1, Thanh tra Bộ Y tế cho biết, kết quả thanh tra toàn diện Bệnh viện đại học Y dược TP Hồ Chí Minh (thuộc Trường đại học Y dược TP Hồ Chí Minh) cho thấy: Quy trình tổ chức khám, chữa bệnh ngoại trú bảo hiểm y tế (BHYT) cũng như danh mục thuốc và vật tư y tế sử dụng tại bệnh viện chưa theo quy định để bảo đảm quyền lợi người bệnh tham gia BHYT; việc quản lý chất thải rắn y tế còn thiếu chặt chẽ. Việc giải quyết đơn, thư khiếu nại của bệnh viện không đúng theo quy trình như: không thành lập tổ xác minh, không ra quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định. Ngoài ra, bệnh viện thực hiện chưa đầy đủ quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức... Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu, Bệnh viện đại học Y dược TP Hồ Chí Minh chấn chỉnh việc thực hiện các quy chế chuyên môn, chẩn đoán làm hồ sơ, bệnh án, quy chế hội chẩn. Thực hiện quy chế dân chủ, công khai minh bạch trong cơ quan; nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong quá trình đấu thầu, mua thuốc, vật tư y tế và nhanh chóng khắc phục những hạn chế đã nêu trong quá trình thanh tra.

Bàn giao Bệnh viện Dầu khí Dung Quất cho tỉnh Quảng Ngãi

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sáng 6-1, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đơn vị có liên quan thống nhất bàn giao nguyên trạng BV Dầu khí Dung Quất cho UBND tỉnh quản lý. Sau khi bàn giao, BV Dầu khí Dung Quất trở thành đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Y tế Quảng Ngãi và đi vào hoạt động bảo đảm khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn. Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đề nghị Công ty cổ phần BV Dầu khí Dung Quất có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ pháp lý và tài chính đối với người lao động; công nợ và các vấn đề liên quan của công ty tính đến ngày 31-12-2014.

Thước đo là sự hài lòng

Dịp cuối năm vừa qua, Khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai nhận được bức thư cảm ơn của bác Lê Minh Đức, 64 tuổi, trú tại 564 đường Điện Biên, TP Nam Định, người vừa đi điều trị căn bệnh ung thư tại Khoa. Điều này khá bất ngờ vì Khoa thường nhận thư từ và ý kiến qua điện thoại phàn nàn về thái độ, tinh thần phục vụ của nhân viên y tế, chứ ít khi có lời khen. Ông Đức cho biết rõ: Ngay từ lúc nhập viện, tôi đã được tiếp đón nhiệt tình, căn dặn cẩn thận, chăm sóc chu đáo... Kết thúc đợt điều trị này, ông đã mang "phong bì" đến cảm ơn nhưng không ngờ các bác sĩ lại trả lời: "Chúng tôi cảm ơn tấm lòng của gia đình, còn phần vật chất chúng tôi không được phép nhận, gia đình cất đi để bồi dưỡng cho người bệnh mau bình phục. Mong bác thông cảm!". Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nơi, nhiều lúc có những nhân viên y tế chưa thật sự là "từ mẫu" với người bệnh. Nhằm giải quyết ngay các vấn đề nóng, bức xúc của người dân khi đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế đã và đang ban hành hàng loạt giải pháp cụ thể và đã đem lại những hiệu quả bước đầu. Sau một năm thực hiện đường dây nóng, lãnh đạo các đơn vị đã giải quyết ngay một số vấn đề bức xúc, thông qua phản hồi của người dân. Các cơ sở y tế đã nghiêm túc tiếp thu và có thông tin để xử lý, giáo dục cán bộ kịp thời; đồng thời biểu dương nhiều tấm gương thầy thuốc hết lòng vì người bệnh. Các vấn đề phản ánh đã được đưa lên hệ thống quản lý trực tuyến, phân công các đơn vị liên quan xử lý. Kết quả các đơn vị trực thuộc Bộ và sở y tế đã kỷ luật gần 150 cán bộ y tế không thực hiện tốt công việc được giao, với các hình thức: điều chuyển vị trí công tác, khiển trách, cắt thi đua và cách chức. Bộ Y tế cũng đã ban hành thông tư 07 quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Thông tư nêu rõ các quy định ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao, nhất là khen thưởng và xử phạt rõ ràng những cán bộ chịu trách nhiệm liên quan từ Bộ Y tế, giám đốc sở y tế, giám đốc bệnh viện, lãnh đạo khoa, phòng và từng cán bộ y tế. Bộ Y tế yêu cầu các sở y tế và bệnh viện triển khai Nghị định 96/2011/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong khám chữa bệnh làm chế tài để giám sát, tăng cường trách nhiệm, đạo đức của cá nhân và tập thể đơn vị y tế. Chỉ đạo các trường đào tạo cán bộ y tế, các hội nghề nghiệp hưởng ứng thực hiện những giải pháp tăng cường y đức: Thành lập bộ môn Y đức xã hội học tại Trường đại học Y Hà Nội, Trường đại học Y dược TP Hồ Chí Minh; xây dựng Chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên; cập nhật các chương trình đào tạo quản lý bệnh viện, quản lý điều dưỡng có nội dung về đạo đức và giao tiếp ứng xử. Thông qua một loạt biện pháp nêu trên, nhận thức và thực hành của cán bộ y tế về y đức từng bước được nâng cao, mà thước đo là sự hài lòng của người bệnh.

Báo điện tử Chính phủ

Tổ chức chiến dịch kiểm tra ATTP dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức chiến dịch thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2015 tập trung vào việc bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn nông, lâm sản và thủy sản. Bộ Y tế chủ trì có giải pháp quản lý chặt chẽ việc kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát điều kiện an toàn thực phẩm các bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn, có giải pháp hiệu quả giảm ngộ độc thực phẩm tập thể. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành kiểm tra, phân loại 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực của địa phương; công khai kết quả kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, doanh nghiệp biết; tập trung tổ chức tái kiểm tra các cơ sở xếp loại C và có biện pháp xử lý dứt điểm các cơ sở bị xếp loại C sau 2 lần kiểm tra. Đồng thời tiếp tục triển khai các chương trình, kế hoạch giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm ATTP trong phạm vi toàn quốc, trước mắt tập trung giải quyết vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn trong giết mổ gia súc, gia cầm nhất là tại các thành phố lớn và các vùng sản xuất nông sản thực phẩm. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương duy trì hoạt động kiểm soát thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc và không để thực phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường; kiểm tra giám sát, bảo đảm ATTP trong sản xuất và kinh doanh rượu; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mô hình chợ an toàn trong phạm vi toàn quốc. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, phối hợp với các cơ quan chức năng thông tin kịp thời đến người dân kết quả thanh tra, kiểm tra về ATTP. Trong đó nêu rõ tên các cơ sở, sản phẩm không bảo đảm ATTP; các cơ sở sản phẩm bảo đảm ATTP. Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo lực lượng cảnh sát môi trường, công an các đơn vị, địa phương tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm không bảo đảm ATTP. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm tại địa phương, chú trọng tại các làng nghề sản xuất, chế biến thực phẩm. Phó Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội triển khai bố trí thiết bị kiểm tra ATTP tại một số chợ, siêu thị để cung cấp dịch vụ kiểm tra nhanh theo phương thức xã hội hóa. Để bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi và Lễ hội Xuân 2015, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã đề ra kế hoạch cụ thể: Giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và trong thời gian diễn ra Lễ hội Xuân so với cùng kỳ năm 2014; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành từ Trung ương đến cấp xã, phường bảo đảm số cơ sở được thanh, kiểm tra trên cả nước tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014; huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng đến người dân. Thời gian triển khai từ 15/12/2014 đến 30/3/2015 trên phạm vi toàn quốc.

Mức hưởng BHYT khi phẫu thuật tim

Bà Nguyễn Thị Long hỏi: Anh tôi bị bệnh tim bẩm sinh, đã tham gia BHYT được 15 năm. Nếu anh tôi mổ tim theo đúng tuyến, có giấy chuyển viện lên tuyến Trung ương thì sẽ được hưởng BHYT thế nào? Theo Luật BHYT sửa đổi thì việc thanh toán BHYT đối với trường hợp của anh tôi có thay đổi không? Vấn đề bà Long hỏi, BHXH Việt Nam trả lời: Theo khoản 3, Điều 20 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT thì: “Trường hợp người bệnh được cơ sở y tế chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật quy định tại Quyết định số 36/2005/QĐ-BYT ngày 31/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi mức hưởng nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ sở cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó cho đến khi Bộ Y tế ban hành danh mục, tỷ lệ và điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT”. Như vậy việc thanh toán chi phí sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn vẫn được áp dụng theo quy định của Luật BHYT ban hành năm 2008.

Điều kiện bảo đảm ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh bia

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 53/2014/TT-BCT quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bia. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bia và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh bia. Thông tư không áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bia nhỏ lẻ hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Thông tư quy định, cơ sở sản xuất bia được xây dựng theo quy hoạch hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại và các tác nhân gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh ảnh hưởng xấu đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm bia; có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghệ và áp dụng các biện pháp vệ sinh công nghiệp. Dụng cụ, bao bì chứa đựng bia thực hiện quy định tại Thông tư số 34/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành các quy chuẩn Quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm còn hiệu lực do các cơ quan, đơn vị có chức năng được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện. Chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất theo định kỳ ít nhất 01 lần/năm tại các cơ sở y tế cấp quận hoặc huyện trở lên. Bên cạnh đó, chỉ tuyển dụng những người có đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế đối với những người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm. Khu vực bày bán, bảo quản, chứa đựng sản phẩm phải luôn khô ráo, sạch sẽ, bảo đảm không làm thay đổi đặc tính của sản phẩm, không bị ô nhiễm bởi các hoá chất độc hại, tạp chất hay các vi sinh vật gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người sử dụng. Cơ sở kinh doanh phải tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất và có quy trình vệ sinh cơ sở và ghi nhật ký vệ sinh do chủ cơ sở quy định. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo đáp ứng các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các điều kiện khác theo yêu cầu của cơ sở sản xuất đối với từng loại sản phẩm trong suốt quá trình bảo quản và kinh doanh sản phẩm. Ngoài ra, phải lưu giữ đầy đủ các hồ sơ, chứng từ pháp lý chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng liên quan đến sản phẩm phục vụ truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhân viên xuất bán bia phải được trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân theo quy định, thực hiện thay găng tay sạch hoặc sát khuẩn tay trước khi chiết rót bia hơi...

Tiền phong

Liệu có thu hồi được hết thuốc kém chất lượng?

Khoảng 110 lô thuốc đã bị Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đình chỉ lưu hành hoặc buộc phải tái xuất do không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trong hai năm 2013-2014. Tuy nhiên, theo ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, thực tế vẫn còn hiện tượng mua được thuốc đã có thông báo thu hồi, tại một số nhà thuốc lẻ. Trên cơ sở kết quả kiểm tra giám sát hậu mại thường quy về chất lượng thuốc, kết quả kiểm tra tiền kiểm đối với thuốc nhập khẩu trong thời gian 2013-2014, Cục Quản lý Dược có văn bản thu hồi 41 lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đồng thời không cho phép đưa ra lưu hành, buộc tái xuất hoặc hủy bỏ 69 lô thuốc không đạt chất lượng của 24 cơ sở sản xuất nước ngoài được phát hiện trong quá trình tiền kiểm thuốc nhập khẩu của cơ sở sản xuất nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng. Cục Quản lý Dược cũng đã áp dụng các biện pháp xử lý bổ sung đối với những cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu có nhiều lô thuốc vi phạm chất lượng. Trao đổi với phóng viên, ông Trương Quốc Cường cho biết: “Thời gian qua có trường hợp thuốc đã bị thu hồi, nhưng thực tế vẫn tìm thấy ở nhà thuốc lẻ, điều này còn có trách nhiệm của thanh tra dược. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá quy trình thu hồi và hiệu quả giám sát, phát hiện, thu hồi thuốc kém chất lượng thời gian qua là tốt”. Theo ông Cường, quy trình thu hồi thuốc hiện nay ở Việt Nam tương đồng với quy trình ở châu Âu, Úc, Singapore, bao gồm các khâu: Hệ thống kiểm nghiệm nhà nước lấy mẫu và phân tích, kiểm nghiệm xác định chất lượng mẫu thuốc, rồi gửi kết quả về cơ quan quản lý. Từ đây, cơ quan quản lý xem xét kết quả kiểm nghiệm, đánh giá nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn, hiệu quả điều trị, xác định mức độ vi phạm, ra văn bản thông báo thu hồi lô thuốc, trong đó nêu rõ mức độ thu hồi, trách nhiệm của cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc và trách nhiệm các cơ quan quản lý y tế tuyến dưới. Trong quy trình này, Sở Y tế các địa phương có trách nhiệm thông báo để các cơ sở kinh doanh, sử dụng biết, tiến hành thu hồi, hoàn trả thuốc về nhà cung ứng, kiểm tra, giám sát việc thu hồi, lưu hành thuốc bị thu hồi trên địa bàn. Đồng thời, cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải ngừng phân phối và trong thời gian không quá 5 ngày, phải thông báo thu hồi đến tất cả các cơ sở phân phối, đơn vị sử dụng đã mua thuốc và báo cáo về cơ quan quản lý trong vòng 30 ngày.

Tỷ lệ thuốc kém chất lượng: 3%

Về vấn đề thuốc kém chất lượng, thuốc giả, ông Cường cho biết: “Các số liệu thống kê hằng năm cho thấy, tỷ lệ thuốc kém chất lượng ở Việt Nam dao động khoảng 3%, tỷ lệ thuốc giả dưới 0,1%. Số lượng mẫu thuốc được lấy, kiểm nghiệm là rất lớn, trải rộng trên toàn quốc, bao gồm mẫu lấy kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế cùng 62 trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố”. Hằng năm, các cơ quan này lấy khoảng 30.000-40.000 mẫu thuốc để giám sát chất lượng thuốc, nên các số liệu trên có đủ tính thống kê và tính đại diện tình hình chất lượng thuốc tại Việt Nam. Tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng được tính toán trên cơ sở số lượng mẫu thuốc giả, thuốc kém chất lượng phát hiện được trên tổng số mẫu kiểm nghiệm hằng năm của toàn bộ hệ thống kiểm nghiệm. Đối với thuốc giả, do đặc điểm lưu hành trái phép, nên bên cạnh việc lấy mẫu của cơ sở kiểm nghiệm, còn có sự thanh tra, điều tra của các cơ quan thanh tra, cũng như các cơ quan chức năng khác (Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Biên phòng) để có thể phát hiện thuốc giả. “Có thể khẳng định, việc rà soát chất lượng thuốc liên tục, xử lý, xử phạt nghiêm các cơ sở có thuốc vi phạm sẽ góp phần nâng cao chất lượng thuốc, góp phần giảm tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng trong quá trình lưu thông trên thị trường”.

Đại đoàn kết

Thống nhất lại một số quy định kê khai tham gia BHYT (06/01/2015)

Chiều 5-1, Bộ Tài chính, BHXH và Bộ Y tế họp thống nhất việc quy định mẫu tờ khai tham gia BHYT (TK01-TS). Sẽ ghi thêm mã số thuế cá nhân (nếu có) vào chỉ tiêu số 09 của mẫu tờ khai tham gia BHXH và BHYT (TK01-TS). Bỏ nội dung quê quán trong chỉ tiêu 06. Mục 07 thân nhân chỉ khai đối với người tham gia BHYT dưới 14 tuổi. Phương thức đóng BHYT tại chỉ tiêu 20, thống nhất lại ở 3 mức hàng tháng, 3 tháng (thay cho hằng quý), 6 tháng và 1 năm. Tại mục 13, thêm nội dung lựa chọn vào nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Tại các mẫu tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHYT (TK02-TS), tờ khai dành cho đơn vị tham gia BHYT từ các cơ quan, tổ chức (TK03-TS), tờ khai thống kê hộ gia đình tham gia BHYT, cũng đã có những chỉnh sửa phù hợp. Việc này đòi hỏi người tham gia kê khai và các cấp chính quyền, BHXH rà soát đều phải chính xác, khỏi gây thiệt thòi cho người tham gia. Luật BHYT sửa đổi có bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2015.

Ưu tiên hàng đầu chống quá tải bệnh viện (06/01/2015)

Giai đoạn 2011-2016, vấn đề chống quá tải BV là nội dung ưu tiên hàng đầu của Bộ Y tế và đã có nhiều biện pháp hiệu quả. Vừa có thêm 3 BV khởi công xây dựng những ngày cuối năm 2014, tổng quy mô 3000 giường bệnh, là công trình BV Nhi Đồng tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, BV Hữu nghị Việt Đức - cơ sở 2 và BV Bạch Mai - cơ sở 2 tỉnh Hà Nam. Đây là 3 BV thuộc Đề án đầu tư xây dựng mới 5 BV tuyến Trung ương và tuyến cuối đặt tại TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng là 3 trong số các BV được đầu tư xây mới hiện đại nhất từ trước tới nay. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, năm 2015 ngành Y tế tiếp tục tập trung giảm tải BV, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, "Lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị”, hướng tới sự hài lòng của người

Khám phá

Nhãn hàng Vim và Bộ Y tế hợp tác phòng chống dịch bệnh

Từ năm 2014 đến năm 2018, Nhãn hàng Vim và Bộ Y tế sẽ hợp tác phòng chống dịch bệnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho 20 triệu người Việt Nam. Trong khung kế hoạch hợp tác chiến lược nâng cao điều kiện vệ sinh tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018 là phần trọng điểm trong khuôn khổ của kế hoạch phát triển bền vững của Unilever toàn cầu với mục tiêu "góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho 20 triệu người dân Việt Nam". Đây cũng là hoạt động nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và môi trường của Bộ Y tế. Thông qua hợp tác, nhãn hàng Vim và Bộ Y tế sẽ thực hiện hoạt động cải thiện vệ sinh tại nông thôn, thực hiện giáo dục, tuyên truyền nhận thức, thay đổi hành vi cho hơn 760.000 người sử dụng nhà vệ sinh chuẩn do UNICEF và Bộ Y tế phối hợp tổ chức. Theo đó, Học viện vệ sinh Vim đầu tiên trên thế giới được khởi động tại Vĩnh Long và Bến Tre. Các đơn vị cam kết khuyến khích 1.000 hộ gia đình xây dựng, sử dụng nhà vệ sinh chuẩn và 8.000 người được tiếp cận giáo dục về vệ sinh. Nhãn hàng Vim và Bộ Y tế phối hợp cải thiện điều kiện vệ sinh tại các trường học như xây dựng, sửa chữa nhà vệ sinh tại trường. Đặc biệt, trong hoạt động phòng chống dịch bệnh, nhãn hàng Vim đãphối hợp với viện Pasteur, Cục Y tế Dự phòng thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức về giữ gìn nhà vệ sinh sạch khuẩn phòng chống dịch bệnh cho 480.000 người. Đại diện Bộ Y tế, tiến sĩ Nguyễn Huy Nga chia sẻ: "Để bảo vệ và nâng cao điều kiện vệ sinh cho người dân, đặc biệt khu vực nông thôn, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, phổ cập về ý thức giữ gìn vệ sinh và phòng chống dịch bệnh cho nhân dân". TS. Nguyễn Huy Nga cho biết thêm, với chương trình hợp tác "Nâng cao điều kiện vệ sinh tại Việt Nam", giai đoạn từ năm 2014-2018, Bộ Y tế cam kết triển khai chương trình nâng cao ý thức người dân về phòng chống dịch bệnh. Bộ Y tế hoàn toàn tin tưởng mục tiêu giúp 10 triệu người Việt Nam được nâng cao điều kiện vệ sinh sẽ sớm được thực hiện và hoan nghênh những thành quả đáng khích lệ mà công ty đã và đang thực hiện trong chương trình xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh cho trường tiểu học vùng sâu vùng xa, sáng kiến Học Viện Vệ Sinh Vim đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam, và các hỗ trợ đặc biệt cho các chương trình cộng đồng của Bộ Y tế.

Đặt máy kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ vào dịp Tết

Trong Tết Nguyên đán, một số chợ, siêu thị sẽ bố trí thiết bị kiểm tra an toàn thực phẩm để cung cấp dịch vụ kiểm tra nhanh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức chiến dịch thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, ngoài Bộ Y tế chủ trì quản lý việc kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành kiểm tra, phân loại 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực của địa phương. Kết quả phân loại an toàn được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, doanh nghiệp biết. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mô hình chợ an toàn trong phạm vi toàn quốc. UBND các tỉnh, thành phải có kế hoạch cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đủ tiêu chuẩn. Riêng TP. Hà Nội, Phó Thủ tướng yêu cầu bố trí thiết bị kiểm tra an toàn thực phẩm tại một số chợ, siêu thị để cung cấp dịch vụ kiểm tra nhanh theo phương thức xã hội hóa. Cũng theo kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban), phải giảm ít nhất 10% số vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân so với cùng kỳ năm ngoái. Các đoàn kiểm tra liên ngành phải kiểm tra tăng 10% số cơ sở so với cùng kỳ năm 2014. Thời gian triển khai kế hoạch từ 15/12/2014 đến hết 30/3/2015 trên phạm vi toàn quốc. Riêng dịp Tết Nguyên đán năm ngoái, theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cả nước không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào.

Kinh tế đô thị

Chỉ cho phép người thân mang thai hộ

Báo Kinh tế & Đô thị số ra ngày 5/1/2015 đã đăng bài “Phận đời của những phụ nữ “khát” con”, cho thấy hiện có không ít phụ nữ lặn lội hàng chục năm trời trong Nam, ngoài Bắc chữa hiếm muộn nhưng rất nhiều người trong số đó không đạt được kết quả như mong muốn. Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 đã chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, mở ra hy vọng cho những trường hợp hiếm muộn. Tuy nhiên, để ngăn chặn tình trạng lợi dụng mang thai hộ với mục đích thương mại, Bộ Y tế đang đặt ra những quy định khắt khe trong vấn đề này.

Ba bệnh viện được thực hiện

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Bộ chỉ cho phép 3 cơ sở y tế từng thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, đại diện ở 3 khu vực Bắc - Trung - Nam, gồm: Bệnh viện (BV) Phụ sản T.Ư (Hà Nội), BV Đa khoa T.Ư Huế và BV Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh). Việc có cho phép mang thai hộ hay không sẽ do một Hội đồng độc lập đánh giá, dựa trên các hồ sơ về tình trạng bệnh lý không thể mang thai tự nhiên của người nhờ, quan hệ họ hàng giữa người nhờ và người mang thai hộ, điều kiện sức khỏe của người mang thai hộ… Đề cập đến những quy định của mang thai hộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết thêm: “Bộ Y tế quy định điều kiện chặt chẽ cho trường hợp mang thai hộ nhằm ngăn chặn sự biến tướng, thương mại hóa việc này, tránh tình trạng đẻ thuê, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Chúng ta không loại trừ trường hợp có người vẫn bảo đảm các yếu tố sinh đẻ nhưng ngại kết hôn nên nhờ người khác mang thai hộ. Do vậy, các BV được giao trọng trách này phải có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ để thực hiện đề nghị mang thai hộ”. Theo quy định, có 3 trường hợp được nhờ người mang thai hộ, đó là những người bị dị tật bẩm sinh không có tử cung, những người phải cắt tử cung vì tai biến sản khoa và những người mắc các bệnh lý nội khoa được chỉ định không nên mang thai. Trong khi đó, người mang thai hộ phải đủ các điều kiện: Là thân thích cùng họ hàng của người nhờ (vợ hoặc chồng), từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần, ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền. Trường hợp người mang thai hộ đã có gia đình thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.

Nhân văn nhưng vẫn băn khoăn

Đề cập đến việc cho phép mang thai hộ, luật sư Lê Cao - Văn phòng Luật sư FDVN cho rằng, quy định này rất nhân văn. Nhưng lo ngại ở chỗ, dù Luật đã quy định rõ ràng, nhưng về mặt đạo lý tình cảm của người Việt, sợ khó giải quyết mối quan hệ tình cảm giữa người mang thai hộ với đứa con mình đẻ ra. Liệu có xảy ra tranh chấp liên quan đến sinh con nhờ mang thai hộ? Ngoài ra, Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) quy định bắt buộc người mang thai hộ phải là người thân thích cùng họ hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ, đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. Điều này sẽ gây khó khăn cho những cặp vợ chồng là con một; không có chị em gái, hoặc chị em gái không đủ điều kiện mang thai. Như vậy, cánh cửa có con đối với họ coi như khép lại. Vì vậy, những gia đình hiếm muộn vẫn mong muốn, ngành chức năng nên có một hướng mở hơn để việc mang thai hộ vừa đúng Luật, vừa giúp cho nhiều phụ nữ không may mắn có được hạnh phúc làm mẹ.

Sẽ đấu thầu thuốc tập trung ở cấp T.Ư

Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), từ năm 2015, Bộ Y tế sẽ phối hợp với BHXH Việt Nam, cùng Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính để thành lập Hội đồng đấu thầu thuốc tập trung cấp T.Ư. Theo đó, trước mắt tập trung đấu thầu cấp quốc gia vào những nhóm thuốc có tỷ trọng sử dụng cao trong hệ thống khám, chữa bệnh. Trong mọi trường hợp, chất lượng thuốc phải đảm bảo, còn giá thuốc phụ thuộc vào các nhóm thuốc khác nhau. Theo ông Cường, việc đấu thầu tập trung sẽ khắc phục được tình trạng mỗi nơi một giá và sự chênh lệch giá giữa các đơn vị đấu thầu.

Tin tức

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Ngày 6/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Tất cả những người chưa từng bị bệnh tay chân miệng đều có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng không phải ai bị nhiễm bệnh cũng xuất hiện bệnh. Bệnh tay chân miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các trẻ nhỏ thường dễ bị biến chứng nặng hơn. Trẻ em có nhiều khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh bởi các em có ít kháng thể hơn người lớn và ít khả năng miễn dịch khi tiếp xúc. Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng vẫn có trường hợp mắc bệnh ở thanh thiếu niên và người lớn. Bệnh tay chân miệng là một bệnh do vi rút gây nên, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Thời gian ủ bệnh thông thường từ khi nhiễm bệnh tới khi khởi phát triệu chứng là 3 - 7 ngày. Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh tay chân miệng, sốt thường kéo dài 24 - 48 giờ. Cục Y tế dự phòng khẳng định: Bệnh tay chân miệng thường là một bệnh nhẹ, hầu hết bệnh nhân hồi phục trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và thường không gặp các biến chứng. Bộ Y tế khuyến cáo: Để phòng bệnh hiệu quả, cả người lớn và trẻ em đều phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Các gia đình phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác. Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Kháng thuốc Aspirin

Kháng thuốc Aspirin khiến hàng trăm người chết mỗi năm Aspirin đã trở nên vô tác dụng với 1/4 bệnh nhân và hậu quả là hàng trăm người có thể tử vong mỗi năm, theo cảnh báo của các bác sỹ. Có khoảng 16 triệu người Anh không nhận được tác dụng nào khi uống Aspirin hàng ngày để làm loãng máu. Những người có nguy cơ đau tim và đột qụy cũng tăng sự nguy hiểm lên gấp 4 lần khi cơ thể đã kháng Aspirin. Những nhà khoa học đã phát triển một cuộc thử nghiệm nước tiểu để xem bệnh nhân có kháng Aspirin. Các bác sỹ cần yêu cầu người bệnh kiểm tra trước khi kê đơn thuốc. Tiến sĩ Paul Ames, nhà tư vấn tại Bệnh viện St George của London, tin rằng các thử nghiệm mới có thể có một tác động đáng kể đến sức khỏe của hàng trăm hàng ngàn bệnh nhân. “Bác sỹ cần phải nhận ra rằng Aspirin, nền tảng của điều trị bệnh tim mạch, không có tác dụng với khoảng 25% những người dùng nó.” Ông nói với tờ The Daily Telegraph. Ông cũng nói thêm rằng những bệnh nhân kháng Aspirin có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ tim mạch và gấp 4 lần nguy cơ tử vong do tim mạch. Aspirin, được biết như acetylsalicylic acid, đã được dùng trong nhiều năm như một loại thuốc giảm đau vì khả năng chống sưng viêm của nó. Liều thấp đến 75mg được khuyên dùng cho những người có vấn đề tim mạch vì nó làm loãng máu. Các dược sỹ cho rằng, ở những người kháng Aspirin, máu loãng rất ít, nâng cao nguy cơ các cục máu đông hình thành trong động mạch, dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.

Nhiều trẻ nhập viện do tiêu chảy sau tết Dương lịch

Sáng 6-1, TS-BS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương (Hà Nội), cho biết sau kỳ nghỉ tết Dương lịch 2015 đến nay, bệnh viện tiếp nhận khoảng 2.500 trẻ đến khám và nhập viện, 10% trong số đó bị tiêu chảy, chủ yếu do Rotavirus. Còn tại khoa Nhi - BV Bạch Mai (Hà Nội), mỗi ngày cũng tiếp nhận hơn 100 bệnh nhi đến khám. Trong đó có khoảng chục bệnh nhi phải nhập viện vì các bệnh lý viêm đường hô hấp, phế quản, viêm phổi, sốt cao co giật và tiêu chảy. ThS-BS Trần Văn Học, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp - BV Nhi Trung ương, cho biết bệnh tiêu chảy do Rotavirus rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới hai tuổi. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. BS Học khuyên cha mẹ không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy bởi kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus. Nên cho trẻ uống dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn. Tuyệt đối không cho uống các loại nước ngọt, nước có gas khi trẻ đang bị tiêu chảy. Nếu bệnh trở nặng cần đưa ngay đến bệnh viện.

Cứu sống ba trẻ bị suyễn đã tím tái

BS Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết như trên ngày 6-1. Theo BS Tiến, trong hai tuần qua bệnh viên tiếp nhận ba trẻ từ chín tháng tuổi đến ba tuổi đến cấp cứu vì bệnh suyễn với tình trạng tím tái, đường thở co thắt nặng. Các bé được điều trị và hồi sức rất tích cực, được hỗ trợ hô hấp, hiện sức khỏe đã ổn định. Theo BS Tiến, qua trao đổi với phụ huynh cho thấy trước đó các bé không được chẩn đoán đúng bệnh nên không được quản lý tại địa phương. BS Tiến khuyến cáo thời tiết mùa lạnh dễ làm trẻ khởi phát cơn suyễn, do vậy cần giữ ấm cho trẻ, nhất là về đêm. Những tác nhân như khói thuốc lá, khói bụi, nhang, lông chó, mèo; đặc biệt gần đây còn thấy mùi gián, nước đái mèo… cũng là nguyên nhân dẫn đến khởi phát cơn suyễn.

Ngân hàng máu sống’ ở BV Long Khánh

Từ“ngân hàng máu sống di động” của những thầy thuốc này, hàng trăm bệnh nhân nguy kịch đã được cứu sống. Giữa khuya, BVĐKKV Long Khánh tiếp nhận bệnh nhân nam NVC (32 tuổi, ở Bà Rịa-Vũng Tàu) bị tai nạn giao thông trong tình trạng nguy kịch, gan bị vỡ, mất nhiều máu, toàn thân tím tái. Một cuộc hội chẩn khẩn cấp được thành lập, các bác sĩ quyết định phẫu thuật khâu lại gan cho bệnh nhân, vì nếu chuyển lên tuyến trên sẽ không đủ thời gian cứu sống.

Bác sĩ phẫu thuật chính cũng hiến máu

Cuộc phẫu thuật kéo dài hơn bốn tiếng và cần truyền 10 đơn vị máu (250 ml/đơn vị). Lúc đó số máu lưu trữ tại BV chỉ còn bốn đơn vị. Bệnh nhân được xét nghiệm nhóm máu. Ngay sau đó, BS Nguyễn Văn Phong (khoa Ngoại), người có cùng nhóm máu với bệnh nhân, cũng là phẫu thuật viên chính ca mổ cho bệnh nhân C., hiến một đơn vị máu. Người có cùng nhóm máu thứ hai là điều dưỡng Nguyễn Thị Thái Hằng (khoa Xét nghiệm), lúc ấy đang ngủ ở nhà, cách BV hơn 15 km. Nhận được điện thoại từ BV, điều dưỡng Thái Hằng kêu người nhà chở ngay tới BV. Và thêm một vài bác sĩ, điều dưỡng khác, những bịch máu tình nguyện này đã kịp thời cứu sống bệnh nhân C. Đó là chuyện thường ngày ở BV Đa khoa khu vực Long Khánh. Mới đây, sản phụ HTDP (28 tuổi, ở thị xã Long Khánh) phải cắt bỏ tử cung, mất 2,5 lít máu và cần truyền 12 đơn vị máu. Lập tức điều dưỡng Nguyễn Thị Chanh (khoa Chẩn đoán hình ảnh), BS Nguyễn Hữu Phước (khoa Vật lý trị liệu), điều dưỡng Nguyễn Thúy Sang (khoa Sản) và nhiều nhân viên y tế khác đã hiến máu kịp thời cứu sống sản phụ P. Đồng thời, cháu bé con của sản phụ P. nặng 3,2 kg cũng đã chào đời khỏe mạnh trong niềm vui của nhiều người. “Là một BV nằm trong khu vực đông dân cư, có nhiều giao lộ, BVĐKKV Long Khánh (Đồng Nai) thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu máu để cấp cứu cho bệnh nhân. Trước thực tế trên, các bác sĩ, y tá, điều dưỡng… của BV đã tự nguyện lập “ngân hàng máu sống di động”. Từ nguồn máu hiến tại chỗ này, hàng trăm bệnh nhân được cứu sống”.

Vị bác sĩ hơn 50 lần hiến máu

Hầu hết cán bộ, công nhân viên BV Đa khoa khu vực Long Khánh ai cũng có vài ba lần hiến máu cứu người. Nhưng cho máu nhiều nhất có lẽ là ThS-BS Hồ Văn Thức (52 tuổi, Trưởng khoa Xét nghiệm), người đã hơn 50 lần hiến máu trong suốt hơn 20 năm công tác tại BV. “Lần hiến máu đầu tiên của tôi là vào năm 1994. Một sản phụ bị băng huyết mất nhiều máu. Bác sĩ điều trị cho biết bệnh nhân cần 12 đơn vị máu. Hôm đó nhiều bác sĩ và điều dưỡng cùng cho máu, trong đó có tôi. Sau khi được truyền máu, sản phụ đã qua cơn nguy kịch” - ThS Thức nhớ lại. Là người có nhóm máu O có thể cho nhiều người thuộc các nhóm máu khác, từ đó mỗi khi BV cần là BS Thức sẵn sàng, bất kể thời gian đêm hôm. “Máu quý một, cuộc sống bệnh nhân quý 10. Không riêng tôi, nhiều nhân viên y tế của BV cũng quý người bệnh như chính bản thân mình nên luôn nghĩ hiến máu cứu người là điều nên làm” - BS Thức nói. Điều dưỡng Phạm Thị Dân (51 tuổi, khoa Khám bệnh) cũng là một trong những người cho máu nhiều nhất BV với hơn 30 lần. Chị Dân kể lần đầu hiến máu là vào năm 1998. Một người đàn ông chở củi bằng xe máy, có lẽ do chở quá nặng chiếc xe máy gãy cổ hất nạn nhân xuống đường. Nạn nhân bị một cây củi đâm thủng bụng, máu ra nhiều suốt đoạn đường đưa tới BV. Hôm đó, chị Dân cùng sáu bác sĩ, điều dưỡng cùng người nhà nạn nhân kịp thời cho 12 đơn vị máu và đã cứu sống nạn nhân. “Theo quy định, người hiến máu được bồi dưỡng vài hộp sữa, ít tiền. Thế nhưng nhiều nhân viên y tế đã nhường phần bồi dưỡng cho bệnh nhân vì phần lớn họ quá nghèo” - chị Dân nói - “Trước tính mạng nguy kịch của bệnh nhân, tôi nghĩ không ai đành ngoảnh mặt làm ngơ. Hiến máu cứu người là việc cần làm, không nên đắn đo. Giọt máu cho đi còn tình người luôn ở lại”.

Người lao động

47 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần

Ngày 6-1, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT - BHXH Việt Nam, cho biết theo quy định mới, có 47 bệnh, nhóm bệnh được sử dụng giấy chuyển tuyến một lần trong năm dương lịch, sau đó tái khám theo hẹn của bác sĩ mà vẫn được hưởng các quyền lợi của bệnh nhân BHYT. Đó là bệnh lao (các loại); phong; HIV/AIDS; di chứng viêm não; ung thư; đái tháo đường; suy tuyến giáp; tim (có can thiệp, sau phẫu thuật van tim, đặt máy tạo nhịp); phổi tắc nghẽn mạn tính; vảy nến; luput ban đỏ; chạy thận nhân tạo chu kỳ; các trường hợp có chỉ định sử dụng thuốc chống thải ghép sau ghép mô, bộ phận cơ thể người, di chứng do vết thương chiến tranh... Ông Sơn cũng khẳng định đối tượng được bác sĩ xác định là bệnh nhân cấp cứu sẽ được quỹ BHYT thanh toán 80%-100% phí điều trị. Trường hợp nào không được hưởng các quyền lợi như quy định có thể phản ánh tới giám định viên bảo hiểm tại các bệnh viện, đường dây nóng hoặc gửi phản ánh về cơ quan BHXH Việt Nam.

Sài Gòn giải phóng

Thiếu máu cho điều trị

Đây là thông tin được lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu trung ương cho biết khi lượng máu thu được từ người hiến máu đang có chiều hướng giảm trong những ngày đầu năm mới 2015. Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, thời điểm từ Tết Dương lịch cho tới sau Tết Nguyên đán là giai đoạn thường xảy ra thiếu máu phục vụ điều trị cho người bệnh, nhất là hai nhóm A và O. Để phục vụ cho nhu cầu điều trị, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương mỗi ngày cần từ 1.200 - 1.500 đơn vị máu để cung cấp tới hơn 120 bệnh viện khu vực Hà Nội. Trong khi đó, theo tổng hợp từ các bệnh viện gửi về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nhu cầu về lượng máu A và O cho điều trị từ dịp Tết Dương lịch tới Tết Nguyên đán cần có 5.000 đơn vị máu nhóm A và 8.000 đơn vị máu nhóm O, trung bình mỗi ngày các bệnh viện cần từ 80 - 100 đơn vị máu nhóm A và 120 - 150 đơn vị máu nhóm O. Hiện nay Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đang tăng cường các hoạt động nhằm kêu gọi vận động người dân tham gia hiến máu (ảnh), nhất là những người có nhóm máu A và O.

VietnamPlus

Cần điều chỉnh chính sách dân số phù hợp từng địa phương

Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát được tốc độ gia tăng dân số nhưng theo dự báo của Liên hợp quốc, mức sinh của Việt Nam vẫn biến động khó lường, có thể tạo ra điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể gây ra những bất lợi đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc điều chỉnh, ban hành các chính sách, giải pháp nhằm duy trì mức sinh thấp hợp lý của từng địa phương, từng vùng miền nhằm phát huy tối đa lợi thế của dân số đối với sự phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hiện nay.

Dấu hiệu giảm sinh tại một số tỉnh, thành phố

Kể từ khi chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được triển khai vào năm 1961, số con trung bình của một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (tổng tỷ suất sinh) đã giảm từ 6,4 con (1960) xuống 2,05 con (2012), trong khi trung bình của thế giới giảm từ 5 con xuống 2,5 con. Đặc biệt từ đầu thập niên 1990, mức sinh giảm nhanh. Năm 2006, Việt Nam đã đạt và duy trì mức sinh thay thế (tổng tỷ suất sinh 2,1 con) và từ đó đến nay mức sinh luôn dưới mức sinh thay thế. Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể trên nhưng Việt Nam cũng phải đối diện với thách thức sau đó bởi những ảnh hưởng từ xu hướng giảm sinh. Xu hướng giảm sinh không đồng đều, sự chênh lệch về mức sinh giữa thành thị và nông thôn, các vùng miền, học vấn của phụ nữ có khoảng cách rất rõ. Cụ thể, tổng tỷ suất sinh của khu vực nông thôn là 2,14 con/phụ nữ, khu vực thành thị là 1,8 con/phụ nữ. Với các vùng miền, mức sinh cao nhất là khu vực Tây Nguyên (2,65 con/phụ nữ) và trung du miền núi phía Bắc (2,24 con/phụ nữ), Đồng bằng sông Hồng (2,11 con/phụ nữ). Đặc biệt, một số khu vực, mức sinh đã giảm xuống dưới mức sinh thay thế là Đông Nam Bộ (1,69 con/phụ nữ) và Đồng bằng sông Cửu Long (1,84 con/phụ nữ). Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh hiện là địa phương có tổng tỷ suất sinh thấp nhất cả nước và giảm rất nhanh, từ 1,45 con (2009) xuống 1,3 con (2011) và 1,33 con (2012). Kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng, để đạt được mức sinh thay thế đã khó nhưng duy trì được mức sinh thay thế, tránh rơi vào tình trạng suy giảm mức sinh còn khó hơn nhiều lần. Hiện nay, trên thế giới mới chỉ có 85 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt được mức sinh thay thế. Tuy nhiên, trong số 85 quốc gia và vùng lãnh thổ này có tới 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có mức sinh từ 1,8 con trở xuống. Ở châu Âu, gần nửa thế kỷ qua đi, hầu khắp các quốc gia đều có chính sách hỗ trợ tích cực cho việc tăng sinh như thưởng tiền, ưu đãi về y tế, giáo dục, việc làm, nhà ở… nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi, mức sinh còn thấp và quy mô dân số tiếp tục thu hẹp. Các quốc gia đã trải qua xu hướng giảm sinh như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu bảo trợ xã hội của dân số già. Trong khi đó, số người trong độ tuổi lao động đang thu hẹp lại dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động và giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng để duy trì các kết quả đã đạt được, Việt Nam không thể buông lỏng công tác dân số. Sự phát triển bền vững của dân tộc, đất nước hoàn toàn phụ thuộc vào con người hay nói cách khác, phải phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số. Nhiệm vụ của Bộ Y tế, mà cụ thể là Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý. Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết trước tình hình biến động về mức sinh tại Việt Nam, t hông điệp của ngành dân số đã có sự thay đổi từ "Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 đến 2 con" chuyển thành "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con." Thông điệp mới này về cơ bản không thay đổi so với trước mà chỉ bao gồm hàm ý cần duy trì mức sinh hợp lý, không để mức sinh giảm xuống quá thấp, nhất là với một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh xung quanh. Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 có đề ra mục tiêu chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý, phấn đấu từ nay đến năm 2020, mức sinh được duy trì trong khoảng 1,8-2 con/phụ nữ. Việc duy trì mức sinh thấp hợp lý (2 con/phụ nữ) nhằm đảm bảo khả năng tái sinh sản của dân số, trong bối cảnh già hóa dân số tăng; đồng thời đảm bảo sự hài hòa các nhóm tuổi và giới tính. Điều này cũng giúp Việt Nam có một cơ cấu dân số tối ưu, tiến tới sớm ổn định quy mô dân số; đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững; đầu tư giáo dục, nâng cao chất lượng chăm sóc y tế và cải thiện an sinh xã hội vì sự thịnh vượng của đất nước. Duy trì mức sinh hợp lý cũng giúp Việt Nam tránh được những hệ quả bất lợi của mức sinh quá thấp (thiếu lao động, già hóa dân số nhanh, tăng nhu cầu về an sinh xã hội, mất cân đối nền kinh tế…) hay mức sinh quá cao (áp lực lớn về y tế, giáo dục, việc làm…). Theo giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Đại học Kinh tế quốc dân), Việt Nam đã đạt được mục tiêu “Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con.” Thành tựu này tác động mạnh mẽ và toàn diện đến sự phát triển của Việt Nam theo cả hai hướng mang lại cơ hội và nảy sinh những thách thức mới. Do vậy, đây là thời điểm cần thay đổi chính sách để giải quyết những vấn đề dân số mới ở Việt Nam. Việt Nam nên chuyển đổi từ chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình với mục tiêu giảm sinh sang chính sách dân số và phát triển. Hiện nay và trong tương lai, khi mức sinh đã giảm bền vững dưới mức sinh thay thế, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì trọng tâm của chính sách dân số cần phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh phát triển mới như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; mất cân bằng giới tính khi sinh; già hóa dân số.../.

Hải quan

Một số quy định về mang thai hộ

Từ ngày 1-1-2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi đã chính thức có hiệu lực với nội dung cho phép mang thai hộ. Vậy những ai được phép mang thai hộ và việc mang thai hộ được thực hiện như thế nào? 3 trường hợp được mang thai hộ: Người bị dị tật bẩm sinh không có tử cung; những người phải cắt tử cung vì tai biến sản khoa và những người mắc các bệnh lý nội khoa được chỉ định không nên mang thai. 3 cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ: Bệnh viện Phụ sản Trung ương ở miền Bắc, Bệnh viện Trung ương Huế ở miền Trung và Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ ở miền Nam. Những trường hợp nào nên sử dụng người mang thai hộ: Người đã phẫu thuật cắt tử cung; người bẩm sinh không có tử cung; người đã thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF) và các phương pháp khác mà vẫn không thể mang thai; người có tiền sử sẩy thai liên tiếp; người mắc những bệnh mãn tính không thể mang thai như suy tim, suy thận…. Ai được phép mang thai hộ? Theo quy định, chỉ cho phép chị em mang thai giúp nhau, chị em ruột mang thai giúp là tốt nhất, tiếp theo là các chị em trong họ hàng bên nội, bên ngoại. Ngoài ra, người mang thai hộ phải là người đã từng sinh con, có sức khỏe tổng thể tốt, có khả năng mang thai, không có bệnh gì dẫn đến khả năng sẩy thai. Tỷ lệ thành công của mang thai hộ: Mang thai hộ được thực hiện trên kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thông thường nên không quá phức tạp. Về kỹ thuật, mang thai hộ thực hiện hoàn toàn giống với một trường hợp xin noãn. Cả hai kỹ thuật đều có sự tham gia của một nam giới và hai phụ nữ. Tinh trùng được thụ tinh trong ống nghiệm với noãn của một phụ nữ để tạo phôi và sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ thứ hai. Tỷ lệ thành công của mang thai hộ khoảng 30-40%.

VTV

Bệnh tay chân miệng: Những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tay chân miệng là bệnh do virus gây nên. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm: sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi… Thời gian ủ bệnh thông thường từ khi nhiễm bệnh tới khi khởi phát triệu chứng là 3 - 7 ngày. Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh tay chân miệng, sốt thường kéo dài 24 - 48 giờ. Để phòng bệnh hiệu quả, cả người lớn và trẻ em đều phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn… Trước đó, vào ngày 5/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang cho biết, theo kết luận của Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, một bé gái ở thành phố Vị Thanh đã tử vong chiều 5/1, do mắc bệnh tay chân miệng độ 4. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên do mắc bệnh tay chân miệng trong năm 2015 và là ca tử vong thứ hai tại Hậu Giang, do bệnh tay chân miệng từ năm 2012 đến nay.

Một thế giới

Bé trai sống thực vật vì để rơi hạt tắc vào phế quản

Vô tình trong lúc uống nước tắc, hạt tắc rơi vào phế quản khiến bé trai 15 tháng tuổiphải sống đời sống thực vật. Bi kịch trên đã xảy ra với bé trai Nguyễn Trọng T. (15 tháng tuổi, quê ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ). Chiều 7.1, Bệnh Viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, bé T. được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp nặng. Sau khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện trong phế quản phải của bé T. có 1 hạt tắc. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành gắp hạt tắc này ra, nhưng sau đó bé T.bị chết não vàphải sống đời sống thực vật. Bác sĩ Trần Ngọc Hạnh Đan, khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, dù các bác sĩ đã gắp được hạt tắc ra khỏi khí quản phải, nhưng do để hạt nằm chắn khí quản quá lâu khiến não thiếu oxy kéo dài dẫn đến tình trạng cháu bé bị di chứng não, phải sống đời sống thực vật. Theo bác sĩ Đan, việc vặn nước chanh, nước tắc vào miệng em bé khi bị co giật là rất nguy hiểm. Vì trong cơn co giật, trẻ không có phản xạ ho sặc sụa để đẩy dị vật ra khỏi đường thở. Phản xạ này sẽ giảm hoặc mất đi nên dị vật rơi vào đường thở rất dễ dàng. Tuy nhiên, chanh hay tắc hoàn toàn không có tác dụng chống co giật. “Đây là bài học cho các bậc phụ huynh khi xử lý con em bị co giật, cũng như khi bị dị vật rơi vào đường thở”, bác sĩ Đan cảnh báo.

Dân trí

Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng nhờ uống trà, ăn cam

Dân trí Một nghiên cứu lớn kéo dài suốt 3 thập kỷ đã thấy rằng những chất có trong các loại trái cây họ cam quýt và trà làm giảm rõ rệt nguy cơ ung thư buồng trứng. Một tách trà nóng hoặc một miếng trái cây tươi ngon lành chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy sảng khoái hơn, nhưng thứ thực sự bảo vệ cơ thể chúng ta thì lại hoàn toàn không thể nhìn thấy hay nếm được. Cả hai món ăn trên đều chứa hàm lượng đáng kể các flavonoid – những hợp chất tự nhiên giúp bảo vệ thành mạch máu, che chắn tế bào trước stress ô xi hóa và ngăn chặn viêm trong cơ thể. Không có chúng, cơ thể sẽ dễ dàng bị bầm tím, thường xuyên mắc cảm lạnh hoặc nhiễm trùng. Sự thiếu vắng của nhóm hợp chất này cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Ở Mỹ, đây là ung thư hay gặp thứ 8 ở phụ nữ và đứng thứ 5 trong số những ung thư gây chết nhiều nhất, sau ung thư phổi, vú, đại trực tràng và tụy. Theo số liệu của CDC, mỗi năm có khoảng 20.000 phụ nữ bị chẩn đoán mắc căn bệnh này. Với hy vọng tìm ra cách để giảm con số trên, các chuyên gia dinh dưỡng thuộc trường Đại học Đông Anglia cùng với Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, trường Y Harvard đã xem xét dữ liệu theo dõi xấp xỉ 172.000 phụ nữ trong thời gian 30 năm. Kết quả cho thấy những người mà chế độ ăn có hai loại flavonoid là flavonol và flavanon có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn rõ rệt. Ví dụ, hai tách trà đen mỗi ngày làm giảm nguy cơ trung bình 31%. Flavonol có trong rau họ cải như súp lơ xanh và cải xoăn, trong các đồ uống như trà và rượu vang đỏ, và trong các loại trái cây như táo và nho. Các flavanon hay được tìm thấy nhất trong trái cây họ cam quýt, như cam, chanh và bưởi. Những nguồn flavonoid phổ biến khác gồm quả mọng, đậu nành và đậu, và các rau gia vị như mùi tây và cỏ xạ hương, mặc dù các nhà nghiên cứu không xác định cụ thể những thứ trên. Cả hai loại flavonoid được nói đến đều đã có mặt trong chế độ ăn của nhiều người, khiến có thể dễ dàng tăng lượng tiêu thụ chúng. Theo GS Aedin Cassidy, khoa dinh dưỡng trường Y Norwich thì điều này cho thấy “những thay đổi đơn giản trong khẩu phần thực phẩm có thể tác động đến việc giảm nguy cơ ung thư buồng trứng”. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu toàn diện tác động của các flavonoid khác nhau đến nguy cơ ung thư buồng trứng. Tuy nguy cơ bị bệnh là khá thấp – ung thư buồng trứng chiếm chừng 3% tổng số ca ung thư ở phụ nữ - nghiên cứu trước đây đã thấy rằng cũng có thể giảm nguy cơ bằng cách uống aspirin hằng ngày. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện có cho thấy cách này có thể đi kèm với những tác dụng phụ nguy hiểm, như tăng nồng độ muối và nguy cơ đột quị. Dù sao đi nữa thì việc duy trì một chế độ ăn cân đối với nhiều trái cây và rau cũng là điều tốt nhất mà ta nên làm.

Trung Quốc: Răng giả rẻ tiền chứa độc nguy hiểm

Báo chí Trung Quốc gần đây đưa tin cho biết, có nhiều các quán nhổ răng và làm răng giả bên đường có sử dụng những nguyên liệu làm răng giả có chứa độc tố độc hại gây hại cho sức khỏe con người. Các phóng viên ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến khi đi tìm hiểu về vấn đề này cho biết những người trồng răng rất kỳ lạ, họ tỏ ra rất cảnh giác, không muốn nói chuyện nhiều, thậm chí không phải ai đến cũng nhận lời làm mà chỉ trồng răng cho người già. Đến một quán, trước quán treo tấm biển in hình đủ loại răng: răng hợp kim ti-tan, răng inox…Có những loại răng muốn làm sẽ lấy ra, có loại muốn làm phải đợi vài hôm. Cánh phóng viên sau đó đã quan sát được toàn bộ quy trình trồng răng giả tại một quán. Những dụng cụ và nguyên liệu trồng răng giả bao một số lọ nhỏ không nhãn, một chiếc giũa, một chiếc thìa sắt nhọn đầu, khoan điện, cốc, một chai nước và một túi bông. Người chủ quán cho một ít bột màu hồng vào cốc, rót vào một ít dung dịch gì đó, đun nóng và khuấy một lúc, bột đó lập tức biến thành dạng cao. Ông ta nhét cao đó vào miệng khách hàng, người khách nhai nhai, sau đó họ gọt bỏ những chỗ thừa, đợi một lúc là biến thành lợi giả. Tiếp đó, ông lại đổ vào cốc một loại bột màu trắng có tên “bột làm răng”, rồi tiến hành tương tự như trên, sau đó cho vào miệng khách, kẹp chặt rồi lấy ra, khắc lên bề mặt những kẽ hở giữa các răng. mỗi bộ răng như vậy có giá hơn 1 triệu đồng, thời gian làm hết khoảng 2 tiếng. Lý do những người này đưa ra cho việc không làm răng cho người trẻ là bởi : “ Làm cho người già an toàn hơn, ngộ nhỡ xảy ra chuyện gì, thì cũng không rõ nguyên nhân”. Còn vị khách thì cho biết mặc dù răng giả làm ở đây rất sơ sài, nhưng lại rẻ hơn nhiều so với vào viện, nên ông cũng không bận tâm lắm. Chuyên gia cho biết, không chỉ mất vệ sinh, những loại bột, dung dịch đó đều có chứa độc, không được ngậm lâu ngày trong miệng. Ví như loại dung dịch được sử dụng đó có chứa Formaldehyde, một chất hóa học có tính độc cao có thể gây chết người. Tại Trung Quốc đã có nhiều trường hợp bệnh nhân từng trồng răng giả đã phải đến bệnh viện điều trị do mắc các bệnh về khoang miệng, nguyên nhân chính là do dùng phải loại răng giả này.

Lao động

Khôi phục không gian nghề y dược phố cổ Lãn Ông, Hà Nội

Phố cổ Lãn Ông là một trong những địa chỉ hiếm hoi trong hệ thống phố cổ Hà Nội còn lưu giữ được ngành nghề truyền thống của cha ông. Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết, quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành Dự án bảo tồn chỉnh trang mặt đứng tuyến phố chuyên doanh Đông Nam dược Lãn Ông.Dự án đặt mục tiêu nghiên cứu bảo tồn, khôi phục không gian kiến trúc, không gian nghề y dược truyền thống tuyến phố Lãn Ông, đồng thời cải thiện chất lượng sống của cư dân ở đây, mang lại cái nhìn toàn cảnh về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội. Khởi đầu dự án, ngày 9/1 tới, quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức khánh thành Dự án bảo tồn chỉnh trang mặt đứng tuyến phố chuyên doanh Đông Nam dược Lãn Ông và triển khai Tuần lễ phố nghề truyền thống Đông Nam dược Lãn Ông. Phố Lãn Ông thuộc khu phố cổ Hà Nội được biết đến là nơi buôn bán thuốc bắc, thuốc nam và buôn bán đồng thỏi sầm uất của kinh đô Thăng Long. Đến nay, đây là một trong những địa chỉ hiếm hoi trong phố cổ còn lưu giữ được ngành nghề truyền thống của cha ông. Phố Lãn Ông cũng như các con phố nghề khác trong khu phố cổ Hà Nội có mật độ dân số rất cao, sức ép dân số đang là gánh nặng lớn đến bảo tồn không gian kiến trúc và sự phát triển nghề thuốc truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay, trên phố Lãn Ông vẫn có 85% gia đình làm nghề thuốc truyền thống. Từ ngã tư Hàng Cân-Chả Cá đến giáp Hàng Vải, các cửa hàng bắt mạch, kê đơn, bán thuốc vẫn tập trung đông đúc.

Ông Nguyễn Bá Thanh đủ sức khỏe để đi máy bay về nước điều trị

Chiều 7.1, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ và Ban Tuyên giáo T.Ư đã công bố một số thông tin liên quan đến sức khoẻ của ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng ban Nội chính T.Ư. Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ cho biết, ông Nguyễn Bá Thanh vừa qua bị ốm, được Đảng và Nhà nước quan tâm, chữa chạy trong và ngoài nước. Một số báo chí, bạn đọc quan tấm đến vấn đề này. Luật Khám chữa bệnh quy định bệnh nhân có quyền bí mật về bệnh tật, do vậy phải cân nhắc cung cấp thông tin, xin ý kiến cấp trên, đặc biệt đồng chí Thanh là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. BS Trần Huy Dụng, Phó Trưởng Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ T.Ư cho biết, ông Nguyễn Bá Thanh bị bệnh vào tháng 5.2014, điều trị tại Bệnh viện Quân y 108. Các chuyên gia y tế chẩn đoán ông bị rối loạn sinh tuỷ. Đảng, Nhà nước đã đưa đồng chí sang Singapore điều trị trong hai tháng 6 và 7.2014, mỗi tháng một tuần, sau đó về nước điều trị. Theo giới thiệu của các các chuyên gia y tế Singapore, đồng chí Thanh đã sang Mỹ điều trị từ trung tuần tháng 8 đến nay. Theo thông tin từ Mỹ và gia đình, đồng chí được điều trị hoá chất 3 đợt để tiến hành ghép tủy. Do điều kiện ghép tuỷ chưa bảo đảm  nên gia đình thống nhất không điều trị hoá chất nữa mà tập trung nâng cao sức khoẻ cho ông Bá Thanh tại Việt Nam theo phác đồ của các bác sỹ Mỹ và Việt Nam. Thông tin cụ thể hơn chờ đến lúc đồng chí Thanh về nước điều trị. TS Phạm Gia Khải, Uỷ viên Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ T.Ư cho biết, từ tháng 5.2014 ông Nguyễn Bá Thanh qua xét nghiệm định kỳ đã có dấu hiệu bất thường như bạch cầu không rõ ràng, giảm hồng cầu, tiểu cầu… Nói về căn bệnh của ông Bá Thanh, GS Bạch Quốc Khánh, BV Huyết học và Truyền máu T.Ư cho biết, đó là hội chứng rối loạn sinh tuỷ. Đồng chí Thanh bị một thể trong hội chứng rối loạn sinh tủy có chuyển biến khá nhanh nên bên Mỹ đã quyết định điều trị hoá chất, tiến tới ghép tuỷ. "Một số trang mạng đưa tin đồng chí Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc, Ban Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ T.Ư bác bỏ hoàn toàn thông tin sai lệch trên" - BS Dụng khẳng định. GS.TS Phạm Gia Khải cũng cho biết, ông Thanh chưa có triệu chứng nhiễm độc bất cứ nơi nào trong cơ thể. Theo kế hoạch, đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ về Việt Nam trong một vài ngày gần đây. Việc vận chuyển ông Thanh về Việt Nam sẽ do các bác sĩ, giáo sư bên Mỹ đảm nhiệm. Tại Việt Nam, Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ T.Ư cùng gia đình ông Thanh sẽ chuẩn bị chu đáo, bố trí các giáo sư giỏi, đầu ngành tiếp nhận hồ sơ, phối hợp điều trị, chăm sóc sức khoẻ cho ông Thanh. Về thời gian ông Nguyễn Bá Thanh khi nào sẽ về nước, đại diệnBan Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ T.Ư cho biết, sáng nay lúc 7h28 phút ngày 7.1 đã liên hệ với các bác sĩ Mỹ, bộ phận đưa đồng chí Thanh về nước cho biết, do thời tiết xấu nên chưa thể trả lời được giờ lên đường. " Đồng chí Thanh đủ sức khoẻ đi máy bay đường dài về nước điều trị. Còn tình hình cụ thể hơn phải đợi đến khi đồng chí về nước" - ông Nguyễn Quốc Triệu – Trưởng Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ T.Ư nói. TS Nguyền Quốc Triệu cho biết "Bản thân gia đình đồng chí Bá Thanh có đề nghị muốn đưa đồng chí về BV Đà Nẵng điều trị cho gần nhà. Các GS đầu ngành trong cả nước sẽ hội chẩn và cho phác đồ. Trên cơ sở đó, các BS tại Đà Nẵng sẽ thực hiện việc điều trị theo đúng phác đồ. Muốn ghép tuỷ phải điều trị hoá trị. Hiện đã có 2 người sẵn sàng cho tuỷ. Đồng chí Thanh do điều trị hoá trị chưa đạt thì phải ngừng để nâng cao thể trạng.  Việc về Việt Nam để nâng cao thể trạng tiếp tục phác đồ mà bên Mỹ sẽ cộng tác với Việt Nam". Nói thêm về nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn sinh tủy, GS Bạch Quốc Khánh cho biết,  nguyên nhân hội chứng rối loạn sinh tuỷ, trên thế giới chưa ai tìm ra nguyên nhân. Cho đến nay, đối với hội chứng rối loạn sinh tuỷ, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Chỉ điều trị chung chung bằng thuốc hoá chất giống bên Mỹ làm. Nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành ghép tế bào gốc. Đối với trường hợp đồng chí Thanh, cho đến giờ phút này, không ai nói được nguyên nhân do đâu. Có một số nguy cơ khiến hội chứng đó xuất hiện như môi trường, thức ăn, hoá chất sinh phẩm chúng ta đang dùng hàng ngày. Hiện nay ở Viện Huyết học và Truyền máu  có không dưới 60 bệnh nhân bị rối loạn sinh tuỷ dưới nhiều góc độ.

Tình trạng thiếu nhóm máu A và O có thể kéo dài đến sau tết nguyên đán

Ngày 6.1, GS-TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương - cho biết: “Từ trước Tết dương lịch Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng như nhiều bệnh viện (BV) khác bắt đầu bước vào thời điểm khan hiếm máu. Chúng tôi đặc biệt lo ngại tình trạng mất cân đối, do lượng máu dự trữ ở các nhóm do hai nhóm máu A và O đều giảm mạnh. Thông thường nhóm máu A phải đạt 20% trong tổng lượng máu lưu trữ và phân phối, nhưng tại viện, có những ngày nhóm máu này chỉ ở mức 5 - 7%, thậm chí có ngày chỉ dưới 4%. Tình trạng khan hiếm nhóm A và O đang ở mức đỉnh điểm và có nguy cơ kéo dài liên tục từ trước tết Dương lịch đến sau tết Nguyên đán. Trong khi đó lượng máu các nhóm khác (nhóm B và AB) còn khá dồi dào, đủ cung cấp cho nhu cầu của người bệnh”. Theo tổng hợp từ các bệnh viện (BV) gửi về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nhu cầu về lượng máu A và máu O cho điều trị từ dịp Tết dương lịch tới Tết nguyên đán cần có 5.000 đơn vị máu nhóm A và 8.000 đơn vị máu nhóm O, trung bình mỗi ngày cần từ 80 - 100 đơn vị máu nhóm A và 120 - 150 đơn vị nhóm O. Hiện lượng máu nhóm A ở mức báo động khẩn cấp khi nhóm máu A không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng máu trong 1 ngày. Hiện tại trong kho lưu trữ của trung tâm Thái Nguyên chỉ còn dưới 50 đơn vị máu, trong khi đó, nhu cầu máu mỗi ngày là từ 30 - 40 đơn vị. Tại Trung tâm Truyền máu Hải Phòng, đơn vị phục vụ, cung cấp nhu cầu sử dụng máu cho các BV khu vực Hải Phòng, trung bình mỗi tháng cần 1.200 - 1.500 đơn vị máu, hiện cũng rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng nhóm máu A. Hiện tổng lượng máu của trung tâm còn chưa đầy 50 đơn vị máu, trong đó nhóm máu A gần như cạn kiệt. Dự kiến đến ngày 10.1 mới có lịch hiến máu. Tình trạng này cũng tương tự tại trung tâm truyền máu Thanh Hóa, Điện Biên và nhiều BV khác.

Hà Nội mới

Gia tăng các bệnh rối loạn tâm thần liên quan đến vấn đề xã hội

Tại Hội nghị tổng kết chuyên khoa đầu ngành tâm thần diễn ra ngày 6-1-2015, ông Lý Trần Tình- Giám đốc Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội cho biết, hiện nay lực lượng bác sỹ chuyên khoa tâm thần đang thiếu một cách trầm trọng. Theo đó, trên thế giới có khoảng 300 loại bệnh tâm lý, tâm thần nhưng hiện Việt Nam mới quan tâm đến 10 loại bệnh tâm thần thường gặp, chiếm 20% dân số như: Tâm thần phân liệt, rối loạn hành vi, trầm cảm, loạn thần tuổi già, loạn thần do nghiện rượu, ma túy... Theo ông Tình, trong năm 2014, Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội đã tiếp nhận 4.000 lượt bệnh nhân nội trú và 20.000 lượt bệnh nhân ngoại trú trên địa bàn và một số tỉnh lân cận. Cũng theo ông Lý Trần Tình, các bệnh rối loạn tâm thần liên quan đến vấn đề xã hội như: Loạn thần do nghiện ma túy, game, rượu…; trầm cảm do căng thẳng, sức ép công việc, học tập… đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, hiện lực lượng bác sỹ chuyên khoa tâm thần của cả nước mới đáp ứng được 1/2 nhu cầu thực tế. Ngay tại Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội có 38 bác sỹ trong khi nhu cầu đòi hỏi gấp đôi lực lượng thầy thuốc hiện có.

 

Ngày 16/01/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích