Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 1 1 7 8
Số người đang truy cập
1 9 8
 Tin tức - Sự kiện
Phòng và điều trị loét các điểm tỳ của cơ thể

Trong một số trường hợp bệnh nhân bị bại liệt do di chứng của tai biến mạch máu não: nạn nhân bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông với chấn thương cột sống gây liệt tủy không phục hồi sẽ ở trong tình trạng phải nằm suốt thời gian điều trị, chăm sóc khá dài ngày.

 

Điều kiện này dễ dẫn đến hậu quả loét các điểm tỳ làm đau đớn và nhiễm trùng thứ phát nếu không có biện pháp phòng ngừa tích cực, khi đã bị loét rồi, cần xử trí điều trị đúng nhằm hạn chế những biến chứng khác có thể xảy ra.

 
Loét điểm tỳ ở vùng xương cùng do nằm liệt lâu ngày (ảnh minh họa)

Với tình trạng bệnh nhân, nạn nhân phải nằm liệt trên giường dài ngày thì khả năng các điểm tỳ của cơ thể có thể bị loét. Trên lâm sàng thường hay gặp loét điểm tỳ ở vùng xương cùng, gót chân, đốt sống lưng, ụ ngồi, các mấu chuyển. Ban đầu da ở tại các điểm tỳ đỏ rồi sau đó biến thành màu đen và khô, biểu bì bị bong ra tạo thành vết loét với đặc điểm chung quanh có một rãnh ranh giới. Thực tế ghi nhận trong khoảng thời gian từ 1 đến 1,5 tháng; phần da ở điểm tỳ bị hoại tử và rụng đi và hình thành vết loét để lộ ra ở phần đáy là mỡ, cơ, cân cơ, có khi cả xương. Nếu được phát hiện và xử trí điều trị hiệu quả thì vết loét sẽ có tiến triển tốt với tổ chức hạt và mô biểu bì hóa thành sẹo.

Biện pháp phòng loét các điểm tỳ

Để phòng loét các điểm tỳ của cơ thể, y tá điều dưỡng và người nhà chăm sóc bệnh nhân, nạn nhân phải thực hiện bằng các biện pháp cần thiết như: Cho bệnh nhân, nạn nhân luôn trở mình theo phương thức cứ mỗi 3 giờ thay đổi tư thế nằm một lần, không để nằm suốt ngày đêm trong một tư thế cố định. Thường xuyên vệ sinh lau chùi thân thể của bệnh nhân, nạn nhân; lấy rượu xoa bóp vào mông, lưng, gót chân... rồi lấy bột tan rắc vào và xoa bóp. Đệm nằm, vải lót dùng để nằm phải luôn giữ cho khô, sạch; tránh không cho nước tiểu, dịch mủ thấm ra đệm. Nên cho bệnh nhân, nạn nhân nằm trên giường có đệm cao su lót các túi hơi; dùng gối mềm lót vào các điểm tỳ của cơ thể. Trong nuôi dưỡng; cần cho bệnh nhân, nạn nhân dùng nhiều chất đạm và vitamin hỗ trợ để nâng cao sức khỏe.

Biện pháp điều trị khi loét các điểm tỳ

Trong trường hợp bệnh nhân, nạn nhân đã bị loét các điểm tỳ; phương pháp xử trí điều trị cũng được thực hiện như biện pháp phòng loét các điểm tỳ đã được nêu trên nhưng cần chú ý những vấn đề sau đây: Ở tại chỗ vết loét; phải tay băng, cắt bỏ và làm chóng rụng tổ chức da bị hoại tử; làm sạch nốt loét và không để bệnh nhân, nạn nhân nằm trên nốt loét; cần rửa và băng bằng nước nghệ, dầu mù u. Khi nốt loét đã không còn tổ chức da bị hoại tử, tổ chức hạt mọc tuy chậm nhưng đây là dấu hiệu tốt; nếu cần có thể ghép da, chuyển vạt và khâu trên ống dẫn lưu hút.

Vấn đề săn sóc vệ sinh

Ngoài các biện pháp xử trí phòng và điều trị loét các điểm tỳ, việc săn sóc vệ sinh của bệnh nhân, nạn nhân cũng cần được chú ý thực hiện. Phòng bệnh đặt giường điều trị phải có đủ ánh sáng, thoáng khí, chống ruồi và các loại côn trùng, không có bụi, hạn chế mồ hôi; cần làm vệ sinh phòng bệnh hàng ngày; mỗi khi đưa bệnh nhân, nạn nhân đi làm xét nghiệm cận lâm sàng, thay băng, đi phẫu thuật... phải tranh thủ thay đệm lót giường. Quần áo, vải nằm, chiếu trải giường cần phải được giặt sạch và thay ngay khi bị thấm mủ; luôn luôn giữ khô để da bệnh nhân, nạn nhân không bị ẩm ướt. Trong một số trường hợp; có thể đặt bệnh nhân, nạn nhân nằm ở giường hoặc cáng vải có chỗ lõm khoét ở giữa để tiện cho việc đi tiểu tiện, đại tiện không làm bẩn ra vải lót vết loét. Nên có vải ny lông lót dưới các vết loét để mủ khỏi ngấm vào đệm nằm. Ở những cơ sở điều trị có điều kiện, phải tổ chức tắm từng bộ phận hoặc lau tắm cho bệnh nhân, nạn nhân tại giường trước khi thay băng và trước khi phẫu thuật. Chú ý phần da lành ở chung quanh vết loét cần được bôi sạch bằng nước rượu boric 20%. Cũng cần lưu ý ngoài vết loét, bộ phận sinh dục, tiết niệu, hậu môn của bệnh nhân, nạn nhân phải được làm vệ sinh hàng ngày cho sạch sẽ. Một vấn đề không thể thiếu là làm vệ sinh răng, miệng cho bệnh nhân, nạn nhân hàng ngày; nếu cần thiết sau khi cho ăn phải vệ sinh răng, miệng bằng nước pha acid boric 2% hoặc nước bicarbonat 2%. Trong quá trình săn sóc vệ sinh, cần theo dõi số lượng nước uống, thức ăn; kể cả số lượng nước tiểu của bệnh nhân, nạn nhân.

Lời khuyên của thầy thuốc

Biến chứng loét điểm tỳ của cơ thể thường xảy ra khá phổ biến ở những bệnh nhân, nạn nhân phải nằm liệt giường lâu ngày vì di chứng của tai biến mạch máu não, liệt tủy sau chấn thương cột sống do không được chăm sóc phòng ngừa đúng các yêu cầu ngay từ đầu. Nên nhớ rằng dấu hiệu ban đầu xuất hiện khi da ở điểm tỳ ửng đỏ rồi biến thành màu đen và khô đi; sau đó lớp biểu bì của da bong ra và tạo thành vết loét chỉ trong khoảng thời gian chừng 1 tháng. Vì vậy để phòng loét các điểm tỳ, y tá điều dưỡng và người nhà chăm sóc cần biết những biện pháp cần thiết để thực hiện sự giúp đỡ hỗ trợ nhằm hạn chế hậu quả này.

 

Ngày 17/12/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích