Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 17/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 9 9 2 2
Số người đang truy cập
5 0
 Tin tức - Sự kiện
Thực trạng nhiễm độc khí CO ở nước ta và biện pháp xử trí

Trong cuộc sống thường ngày đã có không ít trường hợp tử vong thương tâm xảy ra do người dân sử dụng than tổ o­ng đốt lò, sưởi ấm trong nhà; chạy máy nổ phát điện khi mất điện lưới trong phòng không thoáng khí để lấy điện thắp sáng, dùng các thiết bị điện và ngay cả trường hợp bị ngạt khí trong những vụ cháy nổ... được xác định vì bị nhiễm độc khí oxide carbon (CO).

Bài viết này mong muốn cung cấp những hiểu biết thực tế giúp người dân không chủ quan về vấn đề này để phòng ngừa vì có thể chịu những hậu quả đáng tiếc bất ngờ xảy ra không báo trước.

Thực trạng đã gặp

Những thông tin về người dân sử dụng than tổ o­ng để đốt lò, sưởi ấm trong phòng kín dẫn đến các trường hợp tử vong do bị ngộ độc khí đã xảy ra tại một số nơi như Hà Tĩnh, Hà Tây, Lạng Sơn... được các cơ quan báo chí đưa tin trước đây. Vào cuối năm 2011, cũng đã có 3 nạn nhân trong cùng một gia đình ở xóm Hương Đình, Quang Lộc, Can Lộc, Hã Tĩnh tử vong thương tâm do ngạt khí thải ra từ việc dùng than tổ o­ng đốt để sưởi ấm. Ngoài than tổ o­ng, việc dùng máy nổ phát điện khi mất điện lưới đặt trong phòng kín để lấy điện thắp sáng hay sử dụng các thiết bị điện cũng đã mang lại những tai họa chết người không lường trước được như: Năm 2005 tại Cẩm Phả, Quảng Ninh có 1 trường hợp tử vong do ngạt khí xả của máy phát điện đặt trong nhà đóng kín cửa. Năm 2010 tại nhà nghỉ Hoàng Hương, khu 2, Vân Phú, Việt Trì, Phú Thọ một đôi nam nữ tử vong do ngạt khí từ máy phát điện thuê đặt trong phòng để dùng khi mất điện. Cuối năm 2011 ở chợ Cái Tư, Vĩnh Hòa Hưng, Gò Quao, Kiên Giang; một gia đình gồm 4 người trong đó có 1 bé trai tử vong; 3 người khác là cha, mẹ và chị bị nguy kịch do ngạt khí của máy nổ phát điện để trong nhà. Rồi sau đó cũng có 3 trường hợp nữa tử vong do khí độc thải ra từ xe máy được nổ máy trong phòng đóng kín để lấy ánh sáng đèn xe sinh hoạt ở nhà nghỉ Chí Linh, Hải Dương. Gần đây là vụ 10 nạn nhân tại thôn 7, Quảng Chính, Hải Hà, Quảng Ninh bị tử vong; 2 người khác nguy kịch vì ngạt khí do chạy máy phát điện đặt ở trong phòng hát karaoke đóng kín cửa và hát hò thông đêm khi trời mưa to, mất điện.

 
Máy nổ phát điện để trong phòng kín có thể gây tử vong do nhiễm độc khí CO (ảnh minh họa)

Thực tế trong các vụ cháy nổ xảy ra ở một số địa phương, những nạn nhân bị tử vong do ngạt khí từ vật liệu cháy nổ cũng đã được ghi nhận. Tình trạng cháy nổ hiện nay khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau làm thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân cũng đã được cảnh báo. Thủ phạm chính gây tử vong đã được các cơ quan chức năng điều tra xác minh làm rõ là do nạn nhân bị ngạt khí trong tình trạng nhiễm độc khí oxide carbon (CO) nặng. Ngoài ra, nạn nhân còn có thể bị nhiễm độc do hít thở các loại khí độc khác là sản phẩm của vật liệu cháy trong các vụ cháy nổ.

Tình trạng nhiễm độc khí CO

Khí CO là khí oxide carbon, đây là một sản phẩm có trong khí khói của những vụ cháy nổ, các động cơ nổ, than đốt... do sự cháy không hoàn toàn của các nguyên tố carbon. Các nhà khoa học đã phân tích ống xả khí của các ô tô thải khói khí có chứa từ 0,5 đến 1,3% khí CO; những vụ cháy chất cellulite, chất nhựa hoặc chất dẻo tổng hợp cũng phát sinh nhiều khí CO. Một kilogam các loại thuốc nổ khi cháy nổ làm phát sinh ra khí CO với các tỷ lệ khác nhau như: thuốc đen 3,9%; thuốc B 33%, dynamid 34%, nitrocellulosa 40%, TNT 57%, melinid 61%... Theo cơ chế, khí CO rất dễ kết hợp với huyết cầu tố Hb (hemoglobin) của máu để thành HbCO (carboxyhemoglobin) với khoảng từ 250 đến 350 lần nhạy hơn khí oxy. Sự nhiễm độc khí CO gây nên hội chứng thiếu oxy ở máu. Số huyết cầu tố còn lại tuy chưa kết hợp với khí CO trong máu nhưng cũng ảnh hưởng xấu trên tế bào ở vỏ não, tim và các cơ. Tùy theo nồng độ khí CO trong không khí mà nồng độ HbCO được hình thành trong máu sẽ tăng cao và các triệu chứng nhiễm độc sẽ nặng lên.

Các nhà khoa học đã phân tích nồng độ khí CO trong không khí thở được tính bằng đơn vị miligam (mg) tương ứng với tỷ lệ % nồng độ HbCO ở trong máu sẽ gây nên triệu chứng với các mức độ khác nhau. Nếu nồng độ khí CO trong không khí thở 0,06mg tương ứng với 5% HbCO ở trong máu sẽ thấy khó thở khi làm việc nặng, da ửng đỏ. Nếu nồng độ khí CO trong không khí thở 0,12mg tương ứng với 9,5% HbCO ở trong máu sẽ thấy khó thở, da ửng đỏ, nhức đầu. Nếu nồng độ CO trong không khí thở 0,24mg tương ứng với 17,5% HbCO ở trong máu sẽ thấy khó thở, da ửng đỏ, nhức đầu, mệt, bị kích thích tâm lý. Nếu nồng độ CO trong không khí thở 0,48mg tương ứng với 29,6% HbCO ở trong máu sẽ thấy nhức đầu rồi bất tỉnh. Nếu nồng độ CO trong không khí thở từ 0,6 đến 1,2mg tương ứng với 34,4 đến 52% HbCO ở trong máu sẽ thấy thở gấp, mạch nhanh, hôn mê. Nếu nồng độ CO trong không khí thở 2,4mg tương ứng với 66% HbCO ở trong máu sẽ thấy thở nông, hôn mê. Nếu nồng độ CO trong không khí thở 4,8mg tương ứng với 76% HbCO ở trong máu sẽ bị tử vong nhanh. Nếu nồng độ CO trong không khí thở 6mg tương ứng với 83,5% HbCO ở trong máu sẽ bị tử vong ngay.

 
Dùng than tổ o­ng đốt lò, sưởi ấm trong phòng kín có thể bị nhiễm độc khí CO (ảnh minh họa)

Phân loại mức độ nhiễm độc khí CO

Căn cứ vào những dấu hiệu trên lâm sàng, tình trạng nhiễm độc khí CO được phân thành 3 mức độ từ nhẹ đến nặng.

Mức độ 1: nạn nhân có cảm giác nặng đầu, đau thắt vùng trán, chóng mặt, ù tai, khó thở, buồn nôn, mất định hướng; huyết áp động mạch tăng cao, đồng tử mắt giãn.

Mức độ 2: nạn nhân bị ức chế trung khu thần kinh, thờ ơ, lờ đờ, mỏi các cơ, hai chân có cảm giác nặng không nhấc lên được; xuất hiện các vệt màu đỏ do HbCO ở dưới da ngực và phía bên trong đùi; mạch nhanh, yếu; nhịp thở nhanh do nhiễm kiềm hô hấp.

Mức độ 3: nạn nhân bị hôn mê, mất tri giác, tiểu tiện và đại tiện dầm dề; thở cạn, lúc đầu thở nhanh sau đó chậm và xuất hiện rối loạn nhịp thở kiểu Cheyne stokes; bị rung cơ hoặc co giật rồi dẫn đến tử vong.

Trong thực tế, việc chọn lọc phân loại mức độ nhiễm độ khí CO của nạn nhân nên được chia thành các nhóm nhỏ như: nhóm bất tỉnh, hôn mê; nhóm có các triệu chứng thần kinh; nhóm có các biến chứng tim mạch; nhóm có nồng độ HbCO tăng cao trên 40% hơn mức bình thường; nhóm phụ nữ có thai.

Các xét nghiệm cần thiết

Khi nạn nhân nghi ngờ bị nhiễm độc khí CO, cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định rõ thêm. Trong trường hợp này, xét nghiệm máu thấy calci tăng, kali giảm, phosphore vô cơ máu tăng, glucose tăng, acid lactic tăng, các thể cetonic tăng, dự trữ kiềm giảm, pH giảm, áp lực khí CO2 giảm, nồng độ HbCO tăng cao, nồng độ HbO giảm thấp, men SGOT tăng cao, mem SGPT tăng vừa... Nên sử dụng các thiết bị đo khí máu có quang phổ kế để thực hiện xét nghiệm.

Một điều được ghi nhận là số lượng hồng cầu có thể tăng đến 6-7 triệu/mm3 máu do số hồng cầu ở lách được tống vào máu để chống hiện tượng thiếu khí oxy máu ở ngoại vi; số lượng bạch cầu tăng và công thức chuyển sang trái, số lượng bạch cầu lympho giảm.

Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở nạn nhân có liên quan trực tiếp đến nồng độ HbCO máu. Khi HbCO tăng cao hơn mức bình thường 15% thì có thể chẩn đoán là nhiễm độc khí CO. Khi sự gia tăng này lên đến tỷ lệ trên 40% thì có biểu hiện hôn mê và nếu tiếp tục tăng lên trên 60% thì có biểu hiện trụy tim mạch.

Ngoài ra, thực hiện một số xét nghiệm khác như đo điện tim thấy đoạn ST biến đổi theo kiểu tổn thương thiếu máu, có thể thấy sóng T âm tính trên điện tâm đồ. Khi đo điện não, trong trường hợp nạn nhân hôn mê thì sóng điện não hoạt động cơ bản chậm, nhiều lần sóng chậm, có khi có dạng hình ba pha.

Xử trí điều trị nhiễm độc khí CO

Trong các trường hợp sơ cấp cứu nạn nhân bị nhiễm độc khí CO; cần đưa ngay nạn nhân ra chỗ khoáng khí, làm hô hấp nhân tạo nếu đã ngừng thở theo kỹ thuật cấp cứu quy định; nên để nạn nhân ở trạng thái bất động, yên tĩnh nhằm giảm bớt nhu cầu tiêu thụ khí oxy.

Sau đó cho nạn nhân thở oxy ngay với nồng độ 100% để tái phục hồi huyết cầu tố Hb (hemoglobin). Sử dụng oxy dưới áp suất trong các buồng kín từ 2 đến 4 atmosphere với thời gian 15 - 45 - 60 phút. Chú ý không được kéo dài thời gian thở quá 3 giờ ở áp suất 4 atmosphere, 4 giờ ở áp suất 2 atmosphere vì với thời gian này sẽ có thể gây tổn thương cho nhu mô phổi.

Một kỹ thuật cũng có thể thực hiện là rút bỏ máu ra khỏi cơ thể với số lượng từ 150 đến 1.000 mililít máu rồi truyền máu mới lấy cùng nhóm với số lượng tương đương lượng máu bỏ đi. Cần cho các thuốc hỗ trợ tim mạch, thuốc chống histamin, truyền dung dịch ngọt và insulin, huyết thanh kiềm, vitamin...

Trong xử trí điều trị, việc sử dụng oxy liệu pháp rất quan trọng và cần thiết vì chúng có khả năng giúp giảm nồng độ HbCO xuống 50% sau 40 phút điều trị. Nếu những trường hợp không có phương tiện thiết bị bình oxy để xử trí, cần để nạn nhân ở chỗ thoáng khí và thời gian để giảm được nồng độ HbCO như trên đòi hỏi phải mất khoảng 4 giờ.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trong sinh hoạt hành ngày, có những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu cộng đồng người dân không chủ động chú ý phòng ngừa thì tai nạn thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là tai nạn do nhiễm độc khí oxide carbon (CO) đã được cảnh báo. Thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong do đốt than tổ o­ng để đun nấu hay sưởi ấm trong nhà; dùng máy nổ đặt trong phòng kín phát điện để sử dụng các thiết bị điện như đèn chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, mở hệ thống âm thanh hát karaoke... khi mất điện lưới; đóng kín cửa xe ô tô để nổ máy xe, mở điều hòa nhiệt độ và ngủ khi trời nắng nóng; ban đêm dùng xe mô tô nổ máy để trong phòng rọi sáng từ bóng đèn xe... Ngoài ra cũng còn nhiều nạn nhân bị thiệt mạng do nhiễm độc khí CO và các khí độc khác của vật liệu cháy trong các vụ cháy nổ. Nguy cơ tử vong do nhiễm độc khí CO thường chiếm tỷ lệ cao nếu nạn nhân không được phát hiện và xử trí điều trị kịp thời, phù hợp. Khi bị nhiễm độc khí CO; từ dấu hiệu khó thở, bất tỉnh; nạn nhân sẽ đi vào hôn mê, suy hô hấp, trụy tim mạch, dẫn đến tử vong nhanh và tử vong ngay là điều có thể dễ dàng xảy ra mà không được báo trước. Hãy thận trọng từ những cảnh báo đã từng cảnh báo này.

Ngày 10/12/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích