Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 4 6 8 1 2
Số người đang truy cập
9 5
 Tin tức - Sự kiện
Người phụ nữ bán thịt khỉ tại một khu chợ ở Kisangani, Cộng hòa Dân chủ Congo
Thịt thú rừng có phải là nguyên nhân làm dịch bệnh Ebola bùng phát và những diễn biến mới nhất về Ebola

Thịt thú rừng có phải là nguyên nhân làm dịch bệnh Ebola bùng phát

Ngày 23/10/2014. BBC News - Ebola: Phải chăng thịt thú rừng là nguyên nhân làm dịch bệnh bùng phát? (Ebola: Is Bushmeat Behind the Outbreak?). Thịt rừng được cho là khởi nguồn của đại dịch Ebola hiện nay. Gia đình của nạn nhân Ebola đầu tiên ở châu Phi làm nghề săn dơi, loài động vật mang virus. Có phải việc ăn thịt thú rừng rất phổ biến trên khắp châu Phi là thủ phạm của cuộc khủng hoảng hiện nay? Người ta đã truy ra nguồn gốc của Ebola bắt đầu từ một em bé 2 tuổi sống tại ngôi làng Gueckedou ở miền đông nam Guinea, nơi người dân thường săn bắt và ăn thịt dơi. Bệnh nhân được đặt tên là “Em bé Zero (Child Zero) này chết hồi tháng 12 năm ngoái, theo gia đình em bé họ thường săn bắt hai loài dơi có mang vi rút Ebola. Thịt thú rừng-hay thịt động vật hoang dã bao gồm tất cả những loại động vật không phải động vật nuôi, bị giết để ăn thịt, chủ yếu là linh dương, tinh tinh, dơi ăn hoa quả và chuột, thậm chí có thể là nhím hay rắn. Tại một số khu vực đây là nguồn thực phẩm không thể thiếu, còn đối với những nơi khác lại là đặc sản. Ở vùng lòng chảo Congo của châu Phi, theo Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (Center of International Forestry Research), ước tính người dân ăn khoảng 5 triệu tấn thịt rừng mỗi năm.

 
Alice Jallabah, một “đầu nậu” cung cấp thịt rừng đang cầm miếng thịt rừng khô ngày 07/10/2014

Vật chủ lý tưởng (Ideal hosts)

Nhưng một số trong những con vật này có thể là ổ bệnh chết người (harbor deadly diseases), dơi mang đủ loại vi rút và các nghiên cứu cho thấy một số dơi ăn hoa quả có thể là ổ chứa vi rút Ebola. Qua phân hay trái cây mà dơi ăn dở, chúng có thể lần lượt gây nhiễm sang các động vật linh trưởng khác như khỉ đột và tinh tinh cũng như chúng ta có thể gây chết người, mặt khác dơi không bị bệnh do vi rút và điều này làm cho chúng trở thành vật chủ lý tưởng đối với virus. Vẫn còn chưa rõ tại sao vi rút lại “bùng nổ” (spills over) trên người, GS Jonathan Ball, chuyên gia vi rút học tại Trường đại học Nottingham, Anh phát biểu trên BBC's Inside Science. Thường thì sẽ có sự tham gia của các loài trung gian, dạng động vật linh trưởng như tinh tinh nhưng bằng chứng cho thấy con người có thể nhiễm vi rút trực tiếp từ dơi nhưng vi rút cũng gặp khó khăn khi vượt qua rào cản khác loài từ động vật sang người, ông nói thêm, đầu tiên vi rút phải "bằng cách nào đó tiếp cận các tế bào mà ở đó nó có thể tái tạo được" bằng cách tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Hầu hết mọi người mua thịt rừng ngoài chợ khi đã được nấu chín, vì vậy chính những người săn bắn hoặc chế biến thịt sống mới có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Sự bùng phát dịch hiện nay cho thấy tuy khó hoặc hiếm gặp sự lây nhiễm rõ ràng có thể đi từ “Em bé Zero” đến dịch như hiện nay, do tiếp xúc với một người nào đó bị nhiễm bệnh.

 
Dơi quạ đầu xám, một loài dơi ăn quả được chụp trong một ngôi nhà ở ngoại ô Bangkok, Thái Lan.

Bị cắn và trầy xước (Bitten and scratched)

Người ta đã bàn đến việc cấm thịt thú rừng, nhưng thực hiện điều này không đơn giản khi việc săn thú rừng lấy thịt đã là truyền thống lâu đời, TS. Marcus Rowcliffe từ Hiệp hội động vật (Zoological Society) London giải thích: "Đó là một xã hội ăn thịt-có cảm giác nếu bạn không ăn thịt hằng ngày thì bạn còn chưa ăn đủ, mặc dù bạn có thể lấy thịt từ các hình thức khác nhưng hiện chăn nuôi truyền thống còn rất ít, điều đó cũng không quá khác so với người dân châu Âu ăn thịt thỏ và nai". Ví dụ tại Ghana, quốc gia hiện không bị ảnh hưởng bởi đại dịch, dơi ăn quả đang được săn bắt rộng rãi. Để hiểu được làm thế nào người dân tiếp xúc với các loại thịt rừng đặc biệt này, các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 600 người dân Ghana về hoạt động của họ liên quan đến loài dơi. Nghiên cứu cho thấy thợ săn sử dụng các kỹ thuật khác nhau để giết chết con mồi của mình như bắn súng, giăng lưới, lùng bới và bắn ná cao su. Tất cả các thợ săn có báo cáo tiếp xúc với dơi sống, điều đó thường có nghĩa là họ đã tiếp xúc với máu và trong một số trường hợp đã bị cắn và bị trầy xước.

 
Người đi bộ gần thịt rừng khô gần đường cao tốc Yamoussoukro ở Bờ Biển Ngà vào ngày 29/3/2014

‘Thức ăn lành mạnh’ ('Healthy food')

Những thợ săn này vì vậy có nguy cơ cao nhất bị nhiễm virus có trong loài dơi, một trong các tác giả TS. Olivier Restif từ Đại học Cambridge giải thích. Nghiên cứu cũng phát hiện ra quy mô kinh doanh thịt dơi hoang dã ở Ghana cao hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây với hơn 100.000 con dơi bị giết và được bán ra hàng năm. "Những người ăn thịt dơi hiếm khi nhận biết về bất kỳ rủi ro tiềm tàng khi tiêu thụ loại thịt này, họ có xu hướng xem nó như là thực phẩm lành mạnh", ông phát biểu trên chương trình Điều tra Y tế của BBC (BBC's Health Check program), khảo sát này được thực hiện trước khi xảy ra đại dịch hiện nay nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng nhận thức được các rủi ro có thể giúp kiểm soát dịch bệnh trong tương lai. Tuy nhiên nghiên cứu này đưa ra ví dụ minh họa rằng nguy cơ là có nhưng thấp, ước tính hơn 100.000 con dơi được tiêu thụ không gây nên bất kỳ một trường hợp nhiễm Ebola nào ở Ghana. Các nhà nghiên cứu cũng đã giám sát các quần thể loài dơi để kiểm tra tình trạng nhiễm vi rút Ebola và phát hiện rất ít động vật có thể nhiễm virus. Nghiên cứu mới đã tập hợp lại tất cả các vụ dịch trước đây và cho biết kể từ khi vụ dịch đầu tiên được ghi nhận vào năm 1976, chỉ có 30 trường hợp lan truyền từ động vật sang người. Tuy nhiên, căn cứ vào nguồn gốc động vật của bệnh Ebola, có lẽ không ngạc nhiên khi thịt rừng đã được viện dẫn là một mối nguy hiểm cốt lõi có liên quan đến sự bùng phát dịch.

Một bài xã luận trên tạp chí New Scientist cho biết: "Sự bùng phát dịch Ebola là một cơ hội để kiểm soát một tập quán vừa gây nên tình trạng bùng phát dịch bệnh vừa hủy hoại các khu rừng động vật hoang dã, ít nhất là chính phủ các quốc gia nên thực thi quyết liệt lệnh cấm săn bắt và tiêu thụ các loài dơi và vượn". Tờ The Washington Post đặt câu hỏi "tại sao Tây Phi tiếp tục săn bắt và ăn thịt rừng bất chấp những quan ngại về Ebola?" (why West Africans keep hunting and eating bushmeat despite Ebola concerns?). Việc đưa tin truyền thông như thế này không những là vô ích mà còn nguy hiểm, GS. Melissa Leach, một nhà nhân chủng học tại Đại học Sussex cảnh báo: "Đây không phải là một căn bệnh lây lan do ăn thịt rừng, theo như chúng ta biết nó bắt nguồn từ một trường hợp lan truyền từ một con dơi sang một đứa trẻ ở Guinea, sau đó nó trở thành một bệnh lây từ người sang người, người ta có khả năng nhiễm Ebola do tiếp xúc với người khác hơn là do ăn thịt dơi", bà cho rằng tin tức tiêu cực về thịt rừng "đã ngăn cản người dân nhận biết về nguy cơ nhiễm bệnh thực sự" (has deterred people from understanding the real risk of infection).

 
Người phụ nữ bán thịt khỉ tại một khu chợ ở Kisangani, Cộng hòa Dân chủ Congo

Tuy nhiên bất chấp sự bùng phát dịch hiện nay, chỉ riêng thực tế dơi là động vật mang mầm bệnh cũng có nghĩa là luôn luôn tồn tại thêm một nguy cơ lây nhiễm. Tiến sĩ Rowcliffe phát biểu: "Đối với bất kỳ một tiếp xúc nào thì nguy cơ đều khá thấp nhưng căn cứ vào quy mô tiếp xúc thì chắc chắn không thể tránh khỏi các ca nhiễm Ebola mới sẽ xuất hiện của hoặc tiềm tàng những bệnh khác mà dơi có thể gây nhiễm, nguy cơ có thể thấp nhưng hậu quả lại nghiêm trọng như những gì chúng ta chứng kiến tại thời điểm này". Quan điểm này cũng được TS. Restif nhắc lại, ông đã lập luận rằng do dân số thế giới ngày càng đông cho nên con người sẽ ngày càng tiếp xúc gần với động vật hoang dã, đây thường là "nguyên nhân đầu tiên của những trường hợp này" (the first driver of these events).

Những diễn biến mới nhất về Ebola

WHO: 13.703 ca mắc Ebola trên thế giới

Ngày 29/10/2014. BBC News - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có “sự giảm lây nhiễm Ebola ở Liberia” ('Ebola infections slowing in Liberia'), quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất của đại dịch. Tiến sĩ Bruce Aylward của WHO cho rằng số ca mắc Ebola ở Tây Phi đang giảm nhẹ nhưng đồng thời cảnh báo cuộc chơi khác vẫn chưa hoàn toàn kết thúc (A slight decrease in cases... versus getting this thing closed out is a completely different ball game).

 

WHO đã điều chỉnh số ca mắc Ebola tăng thêm trên 3.000 bệnh nhân lên thành tổng số 13.703 ca mắc do báo cáo trước đó không đầy đủ, còn số tử vong do Ebola vẫn giữ ở mức 4.920 thay vì 4.922, trong đó 4.910 tử vong ở 3 nước Tây Phi và 10 tử vong ở các quốc gia ngoài Tây Phi. Như vậy theo báo cáo mới nhất của WHO, tổng số ca mắc ở Liberia tăng từ 4,655 thành 6,535 nhưng tử vong do Ebola lại giảm từ 2.705 xuống 2.413 người, trong khi đó con số tử vong ở Guinea tăng từ 926 thành 997 người và Sierra Leone tăng từ 1.281 thành 1500 người. Nhận xét về số mắc tăng và số tử vong giảm ở Liberia, tiến sĩ Aylward cho biết đã có "một bước tiến thực sự trong công việc chôn cất an toàn các nạn nhân Ebola” (a real step up in the work to put in place safe burials). Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng ca ngợi những tiến bộ đạt được ở Liberia nhưng cảnh báo đây vẫn là một ổ dịch đáng kể và nghiêm trọng và nhân loại vẫn phải đi một chặng đường dài trong sự nghiệp chống Ebola. Để đóng góp cho cuộc chiến chống Ebola, ngày 29/10 tỷ phú Patrice Motsepe, trùm khai thác mỏ của Nam Phi đã tặng Guinea 1 triệu USD để giúp nước này chống lại Ebola.

 
Tỷ phú Patrice Motsepe hỗ trợ 1 triệu USD cho Guinea trong cuộc chiến chống lại Ebola

Biểu đồ đánh giá mức tài trợ của các quốc gia và tổ chức trong cuộc chiến chống lại Ebola

 
Biểu đồ diễn biến dịch bệnh Ebola trên thế giới

Các biểu đồ đánh giá nguy cơ dịch bệnh Ebola

So với những số liệu từng ghi nhận trong lịch sử, dịch bệnh Ebola đang lây lan và trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết qua các biểu đồ minh họa sau đây (theo BuzzFeed).

 

 

Mức độ nghiêm trọng: dịch bệnh Ebola năm 2014 chưa từng xảy ra trong lịch sử (1976-2014)

Theo WHO từ cuối năm 2013 tới 25/10/2014: số ca mắc Ebola 13.703, trong đó có 4.920 tử vong

 

 
Ebola có thể bùng phát mạnh mẽ như thế nào?
Nếu không có biện pháp phòng chống hiệu quả và dịch bệnh vẫn lây lan như hiện nay,
WHO dự báo tới 2/11/2014 sẽ có 20.000 ca mắc và 20/1/2015 1.400.000 ca mắc Ebola

 

 
Số nhân viên y tế nhiễm Ebola trong năm 2014

Đã có 429 nhân viên y tế nhiễm Ebola trong số 13.703 ca mắc tại 3 nước Tây Phi


 

 
Nguyên nhân tử vong do Ebola: Theo biểu đồ thì Ebola không phải là nguyên nhân tử vong nhiều nhất,

Chỉ tính riêng tại 3 nước Tây Phi nguyên nhân tử vong nhiều nhất là sốt rét (hơn 20.000 người chết sốt rét

từ năm 2012-2014) và HIV/AIDS (hơn 1 triệu người chết từ năm 2012-2014).


 
EVD có tỷ lệ lây lan từ 1,7-2,0; trong khi HIV từ 1,9- 8,9 và sởi từ 10-18

 

 
Theo WHO, Mỹ là quốc gia có tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân cao nhất thế giới với 24,5 bác sĩ/10.000 dân và chi phí chăm sóc sức khỏe đầu người là 8.895USD (khoảng 190 triệu đồng); trong khi tỷ lệ này tại Guinea là 1/10.000, Sierra Leone là 0,22/10.000 và Liberia là 0,14/10.000. Số tiền bình quân 1 người sử dụng dịch vụ y tế ở Mỹ là 67,3USD (khoảng 1,5 triệu đồng) còn ở Guinea là 204USD (khoảng 4,3 triệu đồng) ở Siera Leone và Liberia 101USD (khoảng 2 triệu đồng).


Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc tới thăm vùng Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nề do Ebola

Ngày 26/10/2014. VOA News - Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc (UN), bà Samantha Power đã hạ cánh tại Conakry, Guinea vào ngày chủ Nhật để tự mình đánh giá sự đáp ứng toàn cầu đang thất bại như thế nào trong việc ngăn chặn sự lây lan nguy hiểm của Ebola tại Tây Phi. Bà Power, cũng sẽ tới thăm Liberia và Sierra Leone, cho biết sẽ hy vọng hiểu rõ hơn những nguồn lực nào đang còn thiếu vì vậy bà sẽ tác động những nước khác đưa ra nhiều sự trợ giúp hơn. Ba quốc gia Tây Phi đang hứng chịu trực tiếp dịch bệnh tồi tệ nhất của sốt xuất huyết từng biết đến mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã cướp đi sinh mạng gần 5.000 người. Một số ca nhỏ lẻ cũng đã được báo cáo tại Mali, Nigeria, Senegal, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Bà trả lời các phóng viên vào thứ bảy rằng những lợi ích từ việc có được nhận thức trực tiếp từ điều gì đang xảy ra ở ngoài đó có giá trị hơn nhiều cái mà bà coi là “nguy cơ hầu như không tồn tại”. Một số ca bệnh nhỏ lẻ cũng đã được báo cáo tại Mali, Nigeria, Senegal, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Power trả lời với Reuters rằng: “Chúng ta hiện chưa đi đúng hướng để có thể rẽ ở ngay khúc đường cong. Tôi sẽ thu thập điều tôi biết và đúc kết được và sẽ cung cấp rõ ràng cho tổng thống (Barac) Obama, người có thể quay số nhanh cho các lãnh đạo trên toàn thế giới về vấn đề này”. Bà cho biết: “Hy vọng rằng chúng ta càng nắm cụ thể những yêu cầu là gì và những quốc gia khác sẽ giúp được gì, thì chúng ta càng thu hút được nhiều nguồn lực”.

 
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power phát biểu trong Diễn đàn Xã hội Dân sự

là một phần của Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ Châu Phi 2014 tại Washington, ngày 04/08/2014


Thiếu giường bệnh, nhân viên y tế

Theo tổ chức Africa Governance Initiative (AGI), dù cho các cam kết toàn cầu hiện có đáp ứng được vào tháng 12/2014 thì vẫn thiếu hụt trên 6.000 giường trên khắp Sierra Leone và Guinea. Một nghiên cứu của cơ quan tư vấn phát triển có trụ sở ở London của nguyên Thủ Tướng Anh Tony Blair cho biết rằng gần một nửa số giường bệnh hiện đang được dự trù tại ba nước Tây Phi sẽ thiếu cán bộ y tế cần thiết để hỗ trợ số giường này. Dự đoán của AGI dựa vào viễn cảnh tồi tệ nhất do WHO dự đoán, đó là 10.000 ca mắc mới mỗi tuần vào tháng 12. Giám đốc điều hành của AGI Nick Thompson cho biết: “Cộng đồng quốc tế đã đánh giá sai nghiêm trọng tác động của dịch bệnh Ebola trong những tháng đầu tiên của nó và tiếp tục sai lầm khi hiện tại vẫn hành động chậm chạp”. Ông đã yêu cầu các quốc gia khác noi gương của Hoa Kỳ, Anh và Cuba đã triển khai quân đội và cán bộ y tế tới các vùng này để tăng cường các nỗ lực ngăn chặn căn dịch bệnh ngay từ điểm gốc. Power sẽ thăm các trung tâm phối hợp Ebola và gặp gỡ các quan chức chính phủ cấp cao, các lực lượng quân đội và chuyên gia y tế Hoa Kỳ đang chiến đấu với căn bệnh. Guinea, Liberia và Sierra Leone đang là trung tâm của khủng hoảng Ebola, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng gần 5.000 người trong số 10.000 ca đã xác nhận và nghi ngờ. WHO cho biết số ca bệnh thực sự có thể cao hơn nữa vì nhiều gia đình đang cố gắng điều trị bệnh nhân tại nhà.

 

Xét nghiệm chẩn đoán Ebola

Trong một diễn biến khác, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép sử dụng hai biện pháp phát triển chẩn đoán mới do một công ty Hoa Kỳ phát triển có thể phát hiện Ebola trong mẫu máu hoặc nước tiểu trong khoảng 1 giờ, so với yêu cầu 24-48 giờ của biện pháp xét nghiệm hiện tại. FDA đã làm việc với công ty Bio-Fire có trụ sở tại Utah để thông qua các dữ liệu hoạt động cần thiết để cấp phép khẩn cấp. Còn vào hôm thứ bảy 25/10, UN đã trợ cấp một tấn hàng cứu trợ bằng máy bay tới Mali sau khi nước này báo cáo ca bệnh Ebola tử vong đầu tiên, đó là một bé gái 2 tuổi từ Guinea đã tử vong vào hôm thứ Sáu 24/10 tại Mali, nơi cô bé tới để điều trị. WHO cho biết cô bé tới bằng xe buýt và đã có thể nhiễm bệnh cho những người khác tại Mali. Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới khu vực Tây Phi, Denise Brown cho biết tốc độ chính là yếu tố then chốt trong khủng hoảng Ebola. Trong khi đó, thống đốc bang Illinois Pat Quinn đã ra lệnh cách ly 21 ngày bắt buộc đối với những người được cho là có nguy cơ cao khi từ Guinea tới bang miền trung Hoa Kỳ, lệnh này có hiệu lực với bất kỳ ai đã tiếp xúc trực tiếp với một bệnh nhân Ebola. Quinn cho biết biện pháp dự phòng này cần phải được thực hiện với tinh thần hết sức tự nguyện. Các thống đốc bang New JerseyNew York cũng đưa ra lệnh cách ly thời gian 21 ngày là khoảng thời gian ủ bệnh của vi-rút Ebola. Tổng thống Obama thúc giục người dân Hoa Kỳ trong buổi phát thanh hàng tuần thứ bảy: “Nắm rõ thông tin để biết cách phòng tránh, không lo sợ căn bệnh” trong cuộc chiến chống lại Ebola, ông cũng nhắc người dân khả năng mắc bệnh là rất khó, khi một người tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của một bệnh nhân mắc bệnh thì mới bị nhiễm Ebola.

Ngày 30/10/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Huỳnh Thị An Khang, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo WHO và các hãng tin quốc tế)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích