Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 9 9 4 2
Số người đang truy cập
3 6 7
 Tin tức - Sự kiện
(ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa)
Sống chung với người hút thuốc "tồi tệ như sống trong thành phố bị ô nhiễm"

Ngày 20/10/2014. BBC News - Sống chung với người hút thuốc 'tồi tệ như sống trong thành phố bị ô nhiễm' (Living with smoker 'as bad as living in polluted city'). Theo một nghiên cứuđược công bố trực tuyến trên tạp chí kiểm soát thuốc lá, người không hút thuốc sống với người hút thuốc bị phơi nhiễm gấp 3 lần so với mức thương tổn an toàn các hạt không khí được khuyến nghị chính thức.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra sống chung với người hút thuốc lá cũng giống như sống trong những ngôi nhà không khói thuốc tại các thành phố bị ô nhiễm nặng (heavily polluted cities) như Bắc Kinh hay London, theo họ chuyển đến những ngôi nhà không khói thuốc có thể có lợi ích sức khỏe lớn cho người không hút thuốc. Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên Tạp chí Tobacco Control journal của BMJ. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại các trường đại học EdinburghAberdeen. Các nhà nghiên cứu cho biết đã có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng việc phơi nhiễm với hút thuốc lá thụ động có liên quan đến một loạt các vấn đề có hại cho sức khỏe như các bệnh hô hấp và bệnh tim, theo đó nhiều chính phủ đã đưa ra các biện pháp để hạn chế sự phơi nhiễm với hút thuốc lá thụ động với người dân của họ tại các nơi làm việc và giải trí.

Khí thải (Exhaust fumes)

Các hạt mịn và sắc (PM2.5) như bụi mịn hoặc bồ hóng lơ lửng trong không khí đã được sử dụng rộng rãi như là một chỉ dấu cho việc phơi nhiễm với việc hút thuốc lá thụ động, nguồn ngoài trời chính của các hạt vật chất bao gồm khí thải từ xe có động cơ và khí thải công nghiệp và được biết nhiều hơn về những tác động này là lớn hơn đối với sức khỏe so với tác động ở môi trường trong nhà do đó các nhà nghiên cứu Scotland đưa ra để ước tính số lượng PM2.5 hít vào bởi người dân sống ở những ngôi nhà có hút thuốc và nhà không hút thuốc. Họ đã nghiên cứu dữ liệu từ 4 nghiên cứu liên quan được thực hiện ở Scotland từ năm 2009 đến 2013 mà đã có các phép đo thời gian thực của PM2.5 ở trong nhà và kết hợp chúng với các dữ liệu về tỷ lệ bệnh hô hấp điển hình và các mô hình hoạt động-thời gian. Nhìn chung các nghiên cứu đưa ra dữ liệu chất lượng không khí từ 93 nhà có khói thuốc với hơn 17 hộ gia đình không hút thuốc, hầu hết các mẫu đã được đo trong một khoảng thời gian 24 giờ ngoại trừ một dữ liệu nghiên cứu, thường được thực hiện trong khoảng thời gian 6-7 ngày. Kết quả cho thấy nồng độ PM2.5 trung bình từ 93 nhà hút thuốc là gấp khoảng 10 lần nồng độ được tìm thấy trong 17 ngôi nhà không hút thuốc.

 

Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu lấy từ bốn nghiên cứu liên quan 

Người không hút thuốc sống chung với người hút thuốc thường có mức độ phơi nhiễm PM2.5 trung bình cao hơn 3 lần so với hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho phơi nhiếm với PM2.5 hàng năm, nhiều người không hút thuốc sống trong những ngôi nhà hút thuốc hít vào với số lượng tương tự của PM2.5 so với người không hút thuốc sống và làm việc trong môi trường không khói thuốc tại các thành phố như Bắc Kinh hay London với mức độ ô nhiễm không khí cao. Các nhà nghiên cứu cũng tính toán tổng thể, những gia đình có các hoạt động hút thuốc lá nặng, không bị hạn chế, thực hiện ở các nơi hoạt động tạo ra nồng độ do hút thuốc lá thụ động, trung bình, cao hơn khoảng 10 lần so với những gia đình có những nỗ lực để làm giảm hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động là phổ biến hơn. Một số nhà được nghiên cứu có tỷ lệ khói thuốc lá đặc biệt cao, khoảng một phần tư số nhà có nồng độ trung bình 24 giờ nhiều hơn 11 lần nồng độ trung bình được khuyến cáo như là một nồng độ trung bình hàng năm của WHO. Các nhà nghiên cứu cũng ước tính rằng khối lượng tổng thể của PM2.5 hít vào trong một thời gian 80 năm cho một người sống trong một ngôi nhà không khói thuốc điển hình là khoảng 0.76g so với một người tương tự sống trong một gia đình hút thuốc và họ sẽ hít vào khoảng 5.82g .

 

 Nghiên cứu cho rằng sống chung với người hút thuốc lá cũng giống như sống trong ngôi nhà
không khói thuốc tại các thành phố bị ô nhiễm nặng như Bắc Kinh hay London

Rất trẻ (Very young)

Người không hút thuốc lá sống trong các hộ gia đình hút thuốc sẽ bị giảm hơn 70% lượng tiêu thụ PM 2,5 hàng ngày của họ nếu nhà của họ trở thành nơi không khói thuốc, các nhà nghiên cứu tính toán mức giảm có thể là lớn nhất đối với các thành viên rất trẻ, các thành viên già của dân số và kết luận: "Những phát hiện này cuối cùng hỗ trợ sự cần thiết cho các nỗ lực trong việc làm giảm sự phơi nhiễm do hút thuốc lá thụ đông (Second Hand Smoke_SHS ) trong nhà, đặc biệt là thông qua việc thực hiện các quy tắc nhà không khói thuốc và chính sách không hút thuốc nhiều đơn vị nhà ở". Tác giả chính, Tiến sĩ Sean Semple thuộc Đại học Aberdeen cho biết: "Những người hút thuốc thường xuyên bày tỏ quan điểm cho rằng ô nhiễm không khí ngoài trời cũng có nhiều mối quan tâm như hút thuốc lá thụ động trong nhà của họ, các phép đo này cho thấy hút thuốc lá thụ động có thể sản xuất mức độ rất cao của các hạt độc hại trong nhà của bạn: cao hơn nhiều so với bất cứ điều gì đã xảy ra bên ngoài ở hầu hết các thị trấn và thành phố tại Vương quốc Anh. Làm cho nhà bạn không khói thuốc là cách hiệu quả nhất để làm giảm đáng kể số lượng các hạt có hại mà bạn hít vào".

 

Ngày 24/10/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ bbcnews.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích