Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 5 1 2 8
Số người đang truy cập
3 8 4
 Tin tức - Sự kiện
Hiện nay người cao tuổi là một bộ phận cấu thành quan trọng của xã hội
Người cao tuổi và ngày giảm nhẹ thiên tai với người cao tuổi

Ngày 10/10/2014. GENEVA - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngày giảm nhẹ thiên tai với nhu cầu và vai trò của người cao tuổi trong trường hợp khẩn cấp (Disaster Reduction Day highlights needs and roles of older people for emergencies).

WHO đang tham gia vào lời kêu gọi quốc tế để đảm bảo có sự quan tâm lớn hơn đến các nhu cầu, tính dễ bị tổn thương và khả năng của người cao tuổi-trước, trong và sau các trường hợp khẩn cấp như thiên tai và các khủng hoảng nhân đạo khác.

Người cao tuổi

Người cao tuổi còn được gọi là người già hay bậc cao niên, theo quy định của Liên hợp quốc (U.N) người cao tuổi có độ tuổi trên 60 tuổi, tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lại lấy mốc tuổi 65 trở lên để xác định người cao tuổi. Theo Bộ Luật lao động ở Việt Nam hiện nay nam giới trên 60 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi được quy định là người cao tuổi, theo Luật Người cao tuổi (39/2009/QH12) người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên.

Theo niên giám thống kê trước năm 1960 tuổi thọ trung bình của người dân nước ta khoảng 35 - 40 tuổi nhưng từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì tuổi thọ trung bình tăng lên đến nay khoảng 70 - 75 tuổi, trở thành một bộ phận lớn trong cơ cấu dân số, có ảnh hưởng sâu sắc đến cộng đồng và xã hội. Tuổi thọ trung bình của con người là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cuộc sống, là một tiêu chí để tính chỉ số phát triển con người (Human Development Index_HDI) của mỗi quốc gia vì vậy nâng cao tuổi thọ con người được coi là một thành tựu, một nhân tố quan trọng của sự phát triển. HDI là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.

Hiện nay vấn đề người cao tuổi không còn là giới hạn của mỗi quốc gia mà là vấn đề chung toàn cầu khi cộng đồng quốc tế đã chỉ ra tiềm năng quý giá của người cao tuổi, nhận thức rõ tầm quan trọng của người cao tuổi U.N đã tổ chức Đại hội thế giới lần thứ nhất bàn về vấn đề người cao tuổi vào tháng 10/1982 tại Vienne (Áo) đề cao vai trò người cao tuổi với sự phát triển và đưa ra chương trình hành động dài hạn về người cao tuổi. Các quốc gia và các tổ chức phi Chính phủ cần có sự nỗ lực chung, hợp tác và thống nhất hành động vì người cao tuổi, vì sự tiến bộ chung của xã hội và nhân loại. Đến năm 1990, Đại Hội đồng U.N quyết định lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm là ngày quốc tế người cao tuổi nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp của người cao tuổi với từng gia đình, cộng đồng và sự phát triển xã hội. Từ đó đến nay, ngày Quốc tế người cao tuổi (1 tháng 10 hằng năm) được tổ chức ở hầu hết các quốc gia khẳng định tiềm năng của người cao tuổi là cơ sở vững chắc cho sự phát triển, các kỹ năng, kinh nghiệm và trí tuệ ngày càng tăng của người cao tuổi không chỉ giúp họ có cuộc sống tốt hơn mà còn tham gia tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng xã hội.

Theo Wikipedia ngày quốc tế người cao tuổi do U.N khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi trong mọi nước thành viên vào ngày 1 tháng 10 hàng năm.Ngày 14/12/1990 Đại Hội đồng U.N đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi như quá trình lão hóa và việc lạm dụng người cao tuổi, đồng thời cũng là ngày để đánh giá cao những đóng góp mà những người cao tuổi đã làm cho xã hội, là tâm điểm của chương trình về người cao tuổi của U.N và các tổ chức bảo vệ người cao tuổi.Ngày quốc tế người cao tuổi cũng tương tự như Ngày quốc gia ông bà (National Grandparents Day) ở Hoa KỳCanada cũng như Ngày tôn trọng người cao tuổi (Respect for the Aged Day) ở Nhật Bản.

 

 Để người cao tuổi luôn được sống vui, khỏe và yêu đời

Một số chủ đề của Ngày quốc tế người cao tuổiMột xã hội cho mọi lứa tuổi (2001); những thách thức đặt ra bởi quá trình lão hóa (2002); kết hợp các vấn đề lão hóa trong các nỗ lực để tạo liên kết giữa Kế hoạch hành động quốc tế Madrid về lão hóa và các Mục tiêu MDGs (2003); những người cao tuổi trong một xã hội liên thế hệ (2004);sự lão hóa trong thiên niên kỷ mới: nghèo đói, các phụ nữ cao tuổi và việc phát triển (2005);nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi: đẩy mạnh các chiến lược toàn cầu của U.N (2006); các vấn đề khó khăn và các thời cơ của sự lão hóa (2007); các quyền của người cao tuổi (2008); việc cử hành kỷ niệm lần thứ 10 năm quốc tế người cao tuổi: Hướng tới một xã hội cho mọi lứa tuổi (2009); người cao tuổi và việc hoàn thành các Mục tiêu MDGs (2010); thực hiện kế hoạch Madrid + 10: mở rộng các cơ hội và những thách thức của sự lão hóa toàn cầu (2011).

Từ năm 1995, Hội người cao tuổi Việt Nam được thành lập, ngày Quốc tế người cao tuổi ngày càng được tổ chức rộng rãi ở các địa phương trên toàn quốc với nhiều nội dung phong phú và thiết thực. Đến năm 2000, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa X đã ban hành Pháp lệnh Người cao tuổi (số 23/2000/UBTVQH10) quy định cụ thể trách nhiệm trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi. Ngày 23/11/2009 Quốc hội thông qua Luật Người cao tuổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2010 thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Ðảng, Nhà nước về người cao tuổi. Với uy tín cao, sự mẫu mực về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống, cùng vốn trí thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động, nghiệp vụ phong phú, đa dạng của mình, người cao tuổi thật sự là một bộ phận hợp thành nguồn lực nội sinh quý giá của dân tộc. Luật Người cao tuổi Việt Nam quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi nước ta.
 

Ngày giảm nhẹ thiên tai với người cao tuổi

Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai (The International Day for Disaster Risk Reduction) năm 2014 được quan sát vào ngày 13 tháng 10 và được tổ chức bởi Chiến lược quốc tế của Liên Hiệp quốc về giảm nhẹ thiên tai (United Nations International Strategy for Disaster Reduction_UNISDR)với chủ đề "người cao tuổi và thiên tai" (older persons and disasters).

"Chúng ta không may nhìn thấy một sự gia tăng của nhiều loại khủng hoảng khác nhau trong những năm gần đây", Tiến sĩ Rick Brennan-Giám đốc về quản lý nguy cơkhẩn cấp và đáp ứng nhân đạo (Emergency Risk Management and Humanitarian Response) của WHO cho biết: "Kinh nghiệm trong những vấn đề hóc búa cho chúng ta thấy người già không nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ mà họ yêu cầu, vấn đề này cần hành động mạnh mẽ hơn". Theo các chuyên gia những người cao tuổi cũng góp phần trong thời gian khủng hoảng bằng cách gánh vác trách nhiệm của gia đình và cung cấp thông tin tại chỗ và tư vấn cho những người ứng phó với thiên tai. WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường năng lực của mình để giúp đỡ những người như vậy thông qua việc lập kế hoạch và chuẩn bị trước bằng cách phát triển các kế hoạch sơ tán tới những nơi đặc biệt đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi.

 

Thiên nhiên đem lại không gian êm đềm nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro
với người cao tuổi
 

Người cao tuổi có thể bị tổn thương không cân xứng trong nhiều loại khác nhau của các trường hợp khẩn cấp và thảm họa, từ các sự kiện thời tiết và dịch bệnh đến các cuộc xung đột vũ trang. WHO khuyến cáo các kế hoạch đặc biệt và quan tâm đầy đủ cho người cao tuổi khi thảm họa thiên nhiên như bão và động đất tấn công hoặc khi bạo lực đuổi khỏi nơi ở với hàng ngàn và thậm chí hàng triệu người, làm cho người cao tuổi rời khỏi gia đình và cộng đồng của họ. Tổn thất có thể cao ngay cả ở các nước phát triển, hơn một nửa số ca tử vong ngay lập tức do trận động đất tại Kobe, Nhật Bản, năm 1995 là những người trên 60 tuổi. Sau trận động đất Nhật Bản 2011, nghiên cứu phát hiện ra rằng người lớn từ 65 tuổi trở lên chiếm gần 57% số ca tử vong ở 3 tỉnh bị ảnh hưởng. Hơn 70% trong số những người chết trong cơn bão Katrina ở Mỹ năm 2005 là người cao tuổi.
 
WHO/C. Black 

Cung cấp đầy đủ và được đào tạo một cách thích hợp-hỗ trợ cho những người lớn tuổi trong thiên tai còn nhiều thách thức ở các nước ít giàu có, nghèo đói ảnh hưởng đến khoảng 80% những người trên 60 tuổi ở các nước đang phát triển có nghĩa là họ thường xuyên sống trong ngôi nhà ở không an toàn ở các khu vực có nguy cơ cao và vì lý do kinh tế cũng như thể chất-không thể dễ dàng chạy trốn khỏi thảm họa. Khi rời bỏ chổ ở và tái định cư trong các trại khẩn cấp, họ thường không thể có được sự chăm sóc hoặc dùng thuốc với các bệnh mãn tính như cao huyết áp, họ có thể cảm thấy khó khăn để vận chuyển nước và có thể không đủ năng lượng để xếp hàng với hàng giờ đồng hồ để có được thực phẩm. Vấn đề ngày càng quan trọng là những người trên 60 tuổi hiện chiếm hơn 11% dân số toàn cầu, đến năm 2050 họ sẽ chiếm khoảng 22% tổng số dân và số lượng khoảng 2 tỷ người.

"Nhu cầu sức khỏe của người già cần được quan tâm nhiều hơn trước, trong và sau tình trạng khẩn cấp và thảm họa", Jonathan Abrahams, người làm việc với WHO nhằm hỗ trợ phát triển năng lực quốc gia về quản lý nguy cơ thiên tai cho biết: "Điều quan trọng là để đảm bảo rằng sức khỏe chính yếu và các cơ sở và dịch vụ khác là có thể tiếp cận đến những người cao tuổi nhằm tăng cường khả năng phục hồi của họ. Chương trình khẩn cấp và quản lý nguy cơ thiên tai cần phải giải quyết các nhu cầu sức khỏe của người cao tuổi bằng cách đảm bảo sự tiếp nối của các loại thuốc để xử lý các bệnh mãn tính bao gồm cả những người lớn tuổi trong các chương trình nuôi dưỡng trong đáp ứng với thiên tai". Trong số các bước được khuyến nghị để cải thiện chăm sóc là việc tạo ra các kế hoạch sơ tán và điều trị chi tiết cho những người cao tuổi trong trường hợp thiên tai. Ngoài ra các biện pháp cũng được khuyến nghị là như cung cấp các thùng chứa nước phù hợp, thiết kế nhà vệ sinh tại nơi trú ẩn khẩn cấp và các trại để chúng có thể được sử dụng một cách an toàn bởi người già như tay vịn (nạng) và các nỗ lực đặc biệt để cung cấp nệm, chăn mền và quần áo ấm .

Một vấn đề khác là thông tin cá nhân chính xác, những người cao tuổi có thể ít có thể nhìn thấy, đặc biệt là ở các quốc gia kém giàu có nếu bị cô lập trong nhà của họ hoặc không làm việc dẫn đến số lượng và nhu cầu của họ được đánh giá thấp trong đánh giá rủi ro và khi thảm họa xảy ra. UNISDR và Ủy ban Thường trực Liên cơ quan (Inter-Agency Standing Committee) chịu trách nhiệm điều phối đáp ứng toàn cầu đối với trường hợp khẩn cấp khuyến cáo các nước trên thế giới lập thống kê chính xác trong dữ liệu thiên tai và rằng đánh giá nguy cơ và đánh giá nhu cầu cần tính đến tuổi tác cũng như giới tính và khuyết tật.

Người cao tuổi cũng có thể đóng góp tích cực tới quản lý nguy cơ thiên tai, thường quen thuộc với lịch sử địa phương, địa lý, và văn hóa, họ có thể cung cấp thông tin quan trọng về những nguy cơ tại chỗ đối với sức khỏe và trong thời gian khủng hoảng có thể đưa ra lời khuyên khôn ngoan tới các nhân viên cứu trợ trong các nỗ lực ứng phó và phục hồi.

 

 

Ngày 15/10/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Lê Thạnh
(Theo WHO và các nguồn tin tổng hợp)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích