Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 0 5 4 3
Số người đang truy cập
1 9 5
 Tin tức - Sự kiện
Sinh cảnh sốt rét Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS)
Đáp ứng loại bỏ ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum kháng thuốc Artemisinine ở Tiểu vùng sông Mê Kông

Khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Greater Mekong subregion_GMS) được xác địnhlà trung tâm kháng artemisinin trên thế giới dọc theo biên giới các quốc gia Thái Lan-Myanmar, Thái Lan-Campuchia, Việt Nam-Campuchia, Việt Nam-Lào gần đây một báo cáo liên quan đến kháng thuốc mới xuất hiện ở khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, đặc biệt Angola.

            Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương gồm 6 nước Campuchia, Trung Quốc (sốt rét chủ yếu ở tỉnh Vân Nam), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hiện nay trị liệu phối hợp có gốc artemisinins (Artemisinin-based combination therapies_ACTs) chống ký sinh trùng sốt rét P.falciparum kháng thuốc tỏ ra hiệu quả nhất cùng với các biện pháp kiểm soát và phòng chống véc tơ đã giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong sốt rét trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc phát triển và lây lan ký sinh trùng sốt rét kháng artemisinin đang đe dọa những thành tựu đã đạt được trong những thập kỷ qua.

 

            Trong lịch sử, kháng thuốc chống sốt rét có nguồn gốc từ khu vực biên giới Thái Lan-Campuchia; ký sinh trùng Plasmodium falciparum kháng chloroquine, sau đó kháng với sulphadoxine-pyrimethamine và cuối cùng là kháng mefloquine được phát hiện lần đầu tiên ở khu vực này. Dấu hiệu đầu tiên của kháng chloroquine xuất hiện vào cuối những năm 1950 ở khu vực Đông Nam Á lây lan trên toàn Nam Á đến Đông Phi vào năm 1978, rồi sau đó nó lây lan trên khắp lục địa, kết quả dẫn đến gia tăng thảm họa bệnh tật và tử vong trẻ em tại khu vực cận sa mạc Sahara châu Phi.
 

Kháng artemisinin có thể điễn ra theo các quỹ đạo tương tự, dẫn đến một ổ chứa ký sinh trùng dai dẳng trong cộng đồng, điều này là rất khó khăn để loại bỏ có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh nặng, SRAT nguy cơ tử vong cao, đặc biệt ở những khu vực lan truyền sốt rét thấp nơi mà cộng đồng giảm khả năng miễn dịch với bệnh sốt rét. Tiềm năng tác động của kháng artemisinin trên toàn cầu là rất nghiêm trọng, do vậy báo cáo mới nhất của sự lây lan kháng trên toàn cầu này là mối quan tâm và được đầu tư kinh phí lớn.

Phương pháp tiếp cận hiện nay

            Những nỗ lực tiếp cận hiện nay đang được tiến hành để ngăn chặn sự lây lan ký sinh trùng sốt rét P. falciparum kháng artemisinins, được hướng dẫn bởi cơ quan đáp ứng khẩn cấp đối với kháng Artemisinin ở khu vực tiểu vùng Sông Mê Kông (Emergency response to artemisinin resistance_ERAR) của Tổ chức Y tế thế giới, trong đó vạch ra những hành động cần thiết để cải thiện phối hợp hành động và kinh phí ở các quốc gia khu vực GMS. Tuy nhiên, cho đến nay dự án ERAR ở trạng thái mới hình thành và đã những thành công nhất định.

Những nỗ lực để xác định các khu vực bị nghi ngờ/ hoặc kháng artemisinin thông qua hệ thống điểm giám sát sentinel sites hiệu lực (ví dụ: giám sát lam máu dương tính vào ngày thứ 3 sau điều trị) với quy mô nhỏ khó thực hiện, mặc dù quá trình này có thể trở nên dễ dàng hơn với chỉ điểm phân tử được xác định có liên quan với kháng artemisinin. Mặc dù vậy, nếu xác định các khu vực kháng thuốc sốt rét đang là thách thức lớn, thì việc giám sát tác động của những nỗ lực ngăn chặn nguồn kháng và loại bỏ ký sinh trùng kháng thành công ở các khu vực này sẽ còn khó khăn hơn.

 

Hơn nữa, sự di chuyển liên lục của người dân từ vùng này sang vùng khác và ký sinh trùng trong khu vực này sẽ dịch chuyển dân số nguy cơ và làm gia tăng ký sinh trùng kháng thuốc vượt ra ngoài các khu vực ngăn chặn.Những thách thức rõ ràng này cho thấy, các hoạt động sẵn sàng nhắm đến mục tiêu các nguồn lực chỉ để ngăn chặn những khu vực có KSTSR kháng thuốc là không có hiệu quả. Thay vào đó, mục tiêu hướng đến là tất cả các khu vực xảy ra lan truyền sốt rét do P. falciparum, bất kể kháng đã được phát hiện hay không, phủ nhận sự cần thiết để xác định kháng thuốc ở tất cả các điểm trong thời gian thực hiện bảo vệ chống lại sự lây lan của kháng đến các khu vực mới bởi vì lan truyền ở khắp mọi nơi đã là giảm. Do đó, có một cuộc tranh luận mạnh mẽ được thực hiện rằng cách duy nhất có hiệu quả và bền vững để đáp ứng với tình hình kháng hiện nay là loại bỏ nhanh chóng tất cả các ký sinh trùng P. falciparum ở các các quốc gia khu vực GMS.

Đề xuất Chiến lược:loại bỏ Plasmodium falciparum ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông

Cam kết về chính trị và tài chính

Một chiến lược loại trừ kháng thuốc sốt rét ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông là phù hợp với các cam kết hiện hành để loại bỏ bệnh sốt rét ở các quốc gia thuộc GMS sẽ xây dựng hỗ trợ cam kết chính trị và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia. Năm quốc gia trong khu vực GMS đã tuyên bố ý định loại bỏ tất cả các hình thái của bệnh sốt rét ở khu vực biên giới các quốc gia này. Campuchia đã xác định và đang tích cực làm việc hướng đến mục tiêu loại bỏ P. falciparum và bốn quốc gia gồm Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan Việt Namđã có những bước tiến quan trọng tiến tới xóa bỏ tất cả các loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở cấp độ quốc gia.

 

Camphuchia

+ Loại bỏ ký sinh trùng P. falciparumvào năm 2015.

+ Không có ca tử vong do sốt rét và loại trừ sốt rét do P. falciparum vào năm 2020.

+ Loại bỏ tất cả các hình thức sốt rét vào năm 2025.

Trung Quốc

+ Loại trừ SR ở Vân Nam vào năm 2020.

Lào

Thực hiện từng bước loại trừ sốt rét, bắt đầu ở phía bắc.

Myanma

Mục tiêu không loại trừ sốt rét

Thái Lan

80% khu vực không SRLH năm 2020.

Việt Nam

+ Giảm tỷ lệ mắc sốt rét xuống dưới 0,15/1.000 dân và tỷ lệ tử vong do sốt rét dưới 0,02/100.000 dân vào năm 2020;

+ Loại trừ sốt rét cả nước vào năm 2030


Cam kết chính trị để loại trừ sốt rétở các nước GMS rất lớn,điều này tạo điều kiện cho năm quốc gia phối hợp lẫn nhau tham gia tích cực trong Mạng lưới Loại trừ sốt rét châu Á Thái Bình Dương (the Asia Pacific Malaria Elimination Network - APMEN), một mạng lưới gồm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tuyên bố mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét.

Tác động cam kết này đã cho ra đời một sáng kiến ​​loại trừ bệnh sốt rét do P. falciparum ở các quốc gia thuộc GMS sẽ mang lại cùng với các chương trình quốc gia và các đối tác xung quanh một chiến lược, mục tiêu giới hạn thời gian và đạt được kết quả tốt trong khu vực. Các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông có nhiều nỗ lực cụ thể đối với kháng artemisinin, điều này sẽ cải thiện sự phối hợp và hài hòa các hoạt động và tài trợ cả 6 quốc gia và nhiều đối tác, thông qua sự gia tăng chia sẽ thông tin, phát động sự phối hợp hoạt động ở các khu vực biên giới việc xác định và thực hiện kết nối chương trình nghiên cứu.

Tất cả các nước GMS đã nỗ lực tăng cường kiểm soát và loại bỏ KSTSR kháng thuốc và sẽ sớm nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật tài chính để thúc đẩy năng lực hoạt động. Nhiều đối tác kỹ thuật đang làm việc về nghiên cứu và thực hiện các dự án trong khu vực. Một số quốc gia, chẳng hạn như Trung Quốc Thái Lan, đã có những tiến bộ lớn với khả năng đáp ứng cao, trong khi những quốc gia khác như Myanmar có một số việc cần phải làm để mang lại chương trình sốt rét đến một mức độ cần thiết để đáp ứng các thách thức về kháng thuốc. Tuy nhiên, kế hoạch được soạn thảo để tăng cường các hoạt động kiểm soát và loài trừ chủng KSTSR P. falciparum sẽ không có thay đổi lớn trừ khi các nước GMS có các nguồn lực tài chính để thực hiện những kế hoạch này thành hiện thực. Hiện nay, tài trợ đã có cấp cho các nước GMS để nâng cao năng lực mỗi quốc gia, một nguồn tài trợ chính Quỹ Toàn cầu tài trợ cho các sáng kiến kháng Artemisinin khu vực (RAI), nhưng kinh phí bổ sung phối hợp nhiều hơn là cần thiết để đảm bảo tính bền vững trong khu vực. Thực hiện “đầu tư ca bệnh” cho một trường hợp nhiễm P. falciparum ở các nước GMS -miễn phí có thể châm ngòi cho sự quan tâm của các nhà tài trợ khác.

Di biến động dân

Nỗ lực ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông để loài trừ bệnh sốt rét vấp phải thách thức do sự di biến động dân trong khu vực GMS. Hầu hết các cộng đồng có nguy cơ cao, ký sinh trùng phát triển kháng thuốc sốt rét chủ yếu nằm ở khu vực biên giới nới có điều kiện kinh tế tương đối kém phát triển và thường là những vùng xa xôi. Thiếu các dịch vụ tiếp cận chăm sóc y tế dẫn đến phát hiện kháng không thỏa đáng và độ bao phủ các dịch vụ phòng và chữa bệnh thấp. Các chiến lược sốt rét quốc gia thường tập trung vào nhóm dân số nguy cơ cao ở khu vực biên giới của các quốc gia này, nhưng cách tiếp cận này không giải quyết được cho sự di dân trong cộng đồng ở khu vực này. Sự di dân xảy ra ở toàn bộ vùng sâu xa, khu vực có rừng sự di chuyển qua biên giới làm tăng khó khăn trong việc tiếp cận vào các nhóm này bởi bất kỳ một quốc gia. Do đó, một chiến lược toàn diện tiểu vùng dựa vào hợp tác quốc tế là điều cần thiết.

 

Phát triển cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn đang được tiến hành, do đó sự cần thiết đòi hỏi phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn sự lây lan ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.

Vào cuối năm 2015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Mục đích của AEC giảm sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia thành viên thông qua sự phát triển kinh tế khu vực tích hợp, điều này sẽ tạo ra một dòng chảy tự do hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động, chính điều này là nguyên nhân gia tăng tính di biến động của người dân trong khu vực. Sự di biến động dân lớn trong các khu vực đã xác định kháng thuốc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng kháng thuốc lây lan và nguy cơ này sẽ được kết hợp với hành lang giao thông cơ sở hạ tầng sẽ tăng cường tiếp cận các vùng sâu vùng xa.

Tiến hành loại bỏ KSTSR kháng thuốc ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông

Mục tiêu loại bỏ KSTSR kháng thuốc ở các nước GMS đòi hỏi các quốc gia cần cải thiện và tăng cường các hoạt động kiểm soát và quản lý bệnh sốt rét. Đánh giá chung gần đây về những nỗ lực ngăn chặn phát hiện cường độ, độ bao phủ và chất lượng trong việc cung cấp các biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét là không đủ. Hướng dẫn cấp độ khu vực hỗ trợ kỹ thuật sẽ giúp các nước phát triển và thiết lập mạnh mẽ, duy trì bền vững và toàn diện hơn các chiến lược cần thiết nhằm đạt được mục tiêu loại bỏ P. falciparum. Chiến lược này bao gồm chẩn đoán và điều trị sớm, phát hiện ca bệnh chủ động, điều tra ca bệnh và các biện pháp hiệu quả để giảm phòng ngừa sự lan truyền. Những chiến lược này cần được thực hiện ở cấp quốc gia với sự hướng dẫn mạnh mẽ trong khu vực. Thực hiện ở quy mô nhỏ, chỉ tập trung vào các vùng kháng thuốc sẽ không có lợi cho hệ thống y tế nói chung và cũng không có lợi cho chương trình phòng chống sốt rét. Phương pháp giám sát sốt rét 1-3-7 mới của Trung Quốc cung cấp một mô hình hoạt động giám sát và phản ứng; nhiều quốc gia trong khu vực cần phải thực hiện các biện pháp giám sát và phản ứng như là một can thiệp. Phương pháp giám sát mới 1-3-7 vạch rõ các hành động và thời gian cho các hoạt động giám sát hiệu quả: báo cáo ca bệnh trong ngày, xác nhận và điều tra ca bệnh trong vòng ba ngày và đáp ứng y tế công cộng thích hợp để phòng chống sự lây lan trong thời hạn bảy ngày. Các chương trình sốt rét quốc gia cũng phải có ngân sách đầy đủ cho quản lý để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động thực hiện có hiệu quả và giám sát tốt.

 

Kết luận

Mục tiêu khẩn cấp và nhiều tham vọng loại trừ sốt rét do ký sinh trùng P. falciparum ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông là cách duy nhất để loại bỏ hiệu quả các “trung tâm nổi tiếng kháng thuốc chống sốt rét”. Liên minh Lãnh đạo các nước châu Á- Thái Bình Dương về bệnh sốt rét (Pacific Leaders Malaria Alliance - APLMA) được thành lập thể hiện cơ hội một cách kịp thời: một cách để báo hiệu cam kết đối với mục tiêu loại bỏ kháng thuốc ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông là có các thành viên của Liên minh tham gia với các đối tác phát triển khu vực tư nhân và cộng đồng trong tạo sự hỗ trợ và huy động nguồn lực.

Chủ tịch ASEAN năm nay là Myanmar và chính thức khuyến khích các nước ASEAN cải thiện kinh tế thương mại ở khu vực được liên kết với kháng thuốc chống sốt rét và loại bỏ bệnh sốt rét tiểu khu vực sẽ thúc đẩy nỗ lực loại bỏ. Điều này đặc biệt đúng với khả năng tác động của AEC về sự lây lan của kháng thuốc.

Cuối cùng, các chiến lược sốt rét đã được chứng minh với mục tiêu rõ ràng loại trừ P. falciparum trên toàn bộ tiểu vùng phải được thực hiện một cách tích cực, không hạn chế phạm vi đã được xác định các khu vực hoặc cộng động trung tâm kháng thuốc sốt rét. Tiến bộ hướng tới mục tiêu tiểu khu vực này đang được tiến hành, việc khuyến khích các bước thực hiện thông qua việc thành lập RAI được tài trợ bởi Quỹ Toàn cầu, Quỹ bệnh sốt rét khu vực và các bệnh truyền nhiễm khác nguy hiểm được Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ với sự đóng góp cho ERAR từ Úc, Quỹ Bill and Melinda Gates vào sự đóng góp của Chính phủ Mỹ đối với Sáng kiến sốt rét ​​của Tổng thống Mỹ ở các nước GMS. Tuy nhiên, việc nỗ lực thực hiện lâu dài và nhiều hơn nữa là cần thiết.

 
Sinh cảnh sốt rét Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS)

Tài liệu tham khảo

1.WHO: Emergency response to artemisinin resistance in the Greater Mekong subregion:regional framework for action 2013–2015. Geneva: World Health Organization; 2013.

2.President’s Malaria Initiative: Greater Mekong Sub-region Malaria Operational Plan FY 2014. http://www.pmi.gov/docs/default-source/default-document-library/malaria-operationalplans/fy14/mekong.

3.Van Hong N, Amambua-Ngwa A, Tuan NQ, Cuong DD, Giang NTH, Van Dung N, Tinh TT, Van Tien N, Phuc BQ, Duong TT, Rosanas-Urgell A, D’Alessandro U, Van Geertruyden J-P, Erhart A: Severe malaria not responsive to artemisinin derivatives in man returning from Angola to Vietnam. Emerg Infect Dis 2014:20. doi: 10.3201/eid2007.140155.

4.Dondorp AM, Nosten F, Yi P, Das D, Phyo AP, Tarning J, Lwin KM, Ariey F, Hanpithakpong W, Lee SJ, Ringwald P, Silamut K, Imwong M, Chotivanich K, Lim P, Herdman T, An SS, Yeung S, Singhasivanon P, Day NPJ, Lindegardh N, Socheat D, White NJ: Artemisinin resistance in Plasmodium falciparum malaria. N Engl J Med 2009, 361:455–467.

5.WHO: Global report o­n antimalarial drug efficacy and drug resistance: 2000–2010. Geneva: World Health Organization; 2010.

6.Bjorkman A, Bhattarai A: Public health impact of drug resistant Plasmodium falciparum malaria. Acta Trop 2005, 94:163–169.

7.Ariey F, Witkowski B, Amaratunga C, Beghain J, Langlois A-C, Khim N, Kim S, Duru V, Bouchier C, Ma L, Lim P, Leang R, Duong S, Sreng S, Suon S, Chuor CM, Bout DM, Menard S, Rogers WO, Genton B, Fandeur T, Miotto O, Ringwald P, Le Bras J, Berry A, Barale J-C, Fairhurst RM, Benoit-Vical F, Mercereau-Puijalon O, Menard D: A molecular marker of artemisinin-resistant Plasmodium falciparum malaria. Nature 2014, 505:50-55.

8.Asia Pacfic Malaria Elimination Network. 2014. http://www.apmen.org.

9.Gosling RD, Whittaker M, Smith Gueye C, Fullman N, Baquilod M, Kusriastuti R, Feachem RGA: Malaria elimination gaining ground in the Asia Pacific. Malar J 2012, 11:346.

10.The Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis and Malaria: Multicountry East Asia and Pacific (RAI). 2014. http://portfolio.theglobalfund.org/en/Country/Index/MER.

11.Joint Assessment of the Response to Artemisinin Resistance in the Greater Mekong Sub-Region Summary Report. Commissioned by Australian Agency for International Development, Department for International Development (UK), US Agency for International Development and the Bill & Melinda Gates Foundation, in collaboration with World Health Organization; 2012.

12.http://malaria2012conference.com/cms/wpcontent/uploads/2012/10/Summary-of-the-Joint-Assessment-of-the-Response-to-Artemisinin-Resistance.pdf.

13.Cao J, Sturrock HJW, Cotter C, Zhou S, Zhou H, Liu Y, Tang L, Gosling RD, Feachem RGA, Gao Q: Communicating and monitoring surveillance and response activities for malaria elimination: China’s “1-3-7” strategy. PLoS Med 2014, 11:e1001642.

14.Asian Development Bank: Regional strategic response to malaria and other communicable diseases in Asia and the Pacific. 2014. http://www.adb.org/projects/47272-001/main.

Ngày 30/09/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths. Đỗ Văn Nguyên,
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích