Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 1 9 1 7
Số người đang truy cập
3 7 7
 Tin tức - Sự kiện
WHO/D. Brussaard
10 sự kiện thế giới về bệnh dại

Cập nhật tháng 9/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - 10 sự kiện về bệnh dại (10 facts about rabies). WHO cho biết bệnh dại gây ra hàng ngàn cái chết mỗi năm bất chấp sự tồn tại của các công cụ có thể ngăn ngừa và xử lý bệnh, bệnh chủ yếu được truyền sang người qua vết cắn của một con chó bị nhiễm virus, tuy nhiên bệnh dại là một bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa (rabies is a completely preventable disease).

Hầu hết các ca bệnh dại ở người xảy ra tại các khu vực nông thôn, nơi các có loại thuốc điều trị hiệu quả như globulin miễn dịch và vắc-xin cho con người là không có sẵn hoặc có thể tiếp cận. Mặc dù nhiều quốc gia đang đẩy mạnh các nỗ lực nhằm cải thiện đáp ứng của họ thì các biện pháp bổ sung là cần thiết để loại trừ hoàn toàn căn bệnh này.

1. Hầu như bệnh dại luôn gây tử vong ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện (Rabies is almost always fatal o­nce symptoms appear)

Căn bệnh này ảnh hưởng đến vật nuôi (domestic animals), động vật hoang dã (wild animals) và lây lan sang người thông qua tiếp xúc gần gũi với vật liệu truyền nhiễm, thường là nước bọt, qua vết cắn hoặc cào. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt và thường đau hoặc cảm giác ngứa ran bất thường xung quanh vết thương. Làm sạch kỹ lưỡng và tiêm chủng trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với động vật bị nghi ngờ mắc bệnh dại có thể ngăn chặn sự khởi phát của bệnh.

 

2. Bệnh dại có mặt trên tất cả các châu lục, trừ Nam Cực (Rabies is present o­n all continents except the Antarctica).

Hàng ngàn người chết vì bệnh dại mỗi năm với 95% số trường hợp tử vong xảy ra ở châu Phi và châu Á, bệnh dại là một bệnh lãng quên của người nghèo và quần thể dễ bị tổn thương mà cái chết hiếm khi được báo cáo xảy ra chủ yếu ở vùng sâu vùng xa nơi mà các biện pháp để ngăn chặn sự lây truyền từ động vật sangngười đã không được thực hiện.

 

3. Một số động vật có thể truyền bệnh dại (Various animals can transmit rabies)

Mặc dù chó là nguồn gốc của phần lớn các trường hợp tử vong bệnh dại ở người, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á, dơi là nguyên nhân chính lây nhiễm ở châu Mỹ. Các trường hợp gần đây của dơi dại cũng đã xuất hiện tại Australia và Tây Âu. Các ca tử vong theo sau khi tiếp xúc với những con cáo (foxes), gấu trúc (raccoons), chồn hôi (skunks), chó rừng (jackals), cầy mangut (mongooses) và các loài vật chủ động vật ăn thịt (carnivore host species) khác là rất hiếm.

 

4. 40% số người bị chó dại cắn là ở độ tuổi dưới 15 (40% of people bitten by rabid dogs are under the age of 15).

Mặc dù tất cả các nhóm tuổi dễ bị tổn thương nhưng trẻ em do tính chất vui tươithường tiếp cận con chó mà không sợ bị tấn công hay nhận thức về căn bệnh này, nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ em có xu hướng che giấu vết cắn của chúng với cha mẹ vì sợ bị mắng, thường thì nó là quá muộn để cứu mạng sống của trẻ vào thời điểm các triệu chứng xuất hiện.

 

5. Điều trị kịp thời sau khi một con chó cắn là điều cần thiết cho sự sống còn (Prompt treatment after a dog bite is essential for survival)

Vết thương phải được rửa sạch kỹ ngay lập tức bằng xà phòng và nước, sau đó điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bao gồm một liệu trình của vắc-xin và trong một số trường hợp là các globulin miễn dịch. Mỗi năm, hơn 15 triệu người nhận được tiêm chủng sau phơi nhiễm với bệnh dại và được ước tính là ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp tử vong bệnh dại trên toàn thế giới.

 

6. Tiêm chủng hàng loạt cho chó phá vỡ đường lây truyền (Mass dog vaccination breaks the transmission pathway)

Bệnh dại là một bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin, tiêm phòng ít nhất 70% số chó bao gồm chó bị lạc ngăn ngừa bệnh dại lan truyền cho con người và phá vỡ đường lây truyền. Một chương trình loại trừ bệnh dại ở Bangladesh, trong đó có việc tiêm chủng chó hàng loạt đã dẫn đến sự sụt giảm 50% số ttrường hợp tử vong vì căn bệnh này từ năm 2010 đến năm 2013. Tanzania, Philippines và Kwazulu Natal cũng đã chứng minh rằng kiểm soát bệnh dại là khả thi thông qua tiêm chủng chó hàng loạt.

 

7. Tiêm phòng chó là cách chi phí-hiệu quả hơn so với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm của con người (Dog vaccination is more cost-effective than human post-exposure prophylaxis)

Ngăn ngừa bệnh dại ở người thông qua quản lý quần thể loài chó là một cách tiếp cận thực tế cho phần lớn châu Phi và châu Á. Khoản đầu tư này cũng là hiệu quả hơn vì nó tránh điều trị dự phòng sau phơi nhiễm mà thường là đắt hơn nhiều, đối với nhiều bệnh nhân bị cắn bởi một con thú điên cuồng, chi phí cho việc điều trị sau phơi nhiễm gấp nhiều lần thu nhập trung bình hàng ngày của họ.

 

8. Đăng ký và giám sát vật nuôi hộ gia đình bảo vệ chống lại bệnh dại (Registering and monitoring household pets protects against rabies).

Tiêm phòng chó miễn phí, đăng ký cung cấp cho chủ sở hữu với một động lực đáng giá đặc biệt chú ý đến vật nuôi của họ. Trong quá trình đăng ký chó, con vật thường được cấp một số xác định cấp phép và đăng nhập để được tiêm vắc xin phòng bệnh dại cung cấp bảo vệ tránh bị bệnh và làm giảm nguy cơ lây truyền cho con người.

 

9.Giáo dục là chìa khóa để ngăn chặn vết cắn của động vật mắc bệnh dại (Education is key to prevent bites from rabid animals)

Dạy trẻ cách tránh động vật cắn là một thành phần thiết yếu trong kiểm soát và phòng chống bệnh dại, WHO như một phần nỗ lực của mình, làm việc với các đối tác khác nhau để giáo dục toàn bộ cộng đồng bằng cách nâng cao nhận thức về bệnh và hỗ trợ trách nhiệm cho người sở hữu con chó.

 

10. Phối hợp liên ngành là rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh dại (Inter-sectoral collaboration is crucial to controlling rabies).

WHO hợp tác với các đối tác chiến lược trong nông nghiệp và thú y nhằm hỗ trợ việc tiếp cận vào vắc-xin có giá cả phải chăng, an toàn và hiệu quả, bởi vì nhiều vùng lưu hành thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để chẩn đoán và điều trị các trường hợp ở người, WHO phát triển hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ chính phủ trong việc nâng cao năng lực phòng xét nghiệm và tăng cường giám sát dịch bệnh.

 

Ngày 29/09/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích