Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 4 6 9 8
Số người đang truy cập
2 0 6 1
 Tin tức - Sự kiện
Thay đổi mực nước là một biện pháp phòng chống muỗi (ảnh internet minh họa)
Thay đổi mực nước là một biện pháp phòng chống muỗi đốt

Để phòng chống muỗi hoạt động với mật độ cao gây phiền hà trong sinh hoạt và truyền một số bệnh quan trọng, các nhà khoa học đã cho rằng việc thay đổi mực nước là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để góp phần hạn chế muỗi phát triển. Ở một số địa phương nếu có điều kiện nên áp dụng phương pháp này.

Thay đổi mực nước ở các hồ để hạn chế muỗi phát triển

Các nhà khoa học đã chứng minh cho thấy việc thay đổi mực nước tại những hồ lớn chứa nước sinh hoạt hoặc tưới tiêu như hồ thủy điện, thủy lợi có thể hạn chế được sự sinh sản của muỗi bằng cách diệt được ấu trùng muỗi gồm bọ gậy và lăng quăng gần bờ, có khả năng xua ấu trùng muỗi ra khỏi các bụi cây gần bờ để chúng bị sóng nước phá hủy hoặc bị cá ăn. Đồng thời cũng có thể hạn chế các bụi cây cỏ mọc dọc theo bờ nhằm hạn chế chỗ cư ngụ của ấu trùng muỗi. Theo nguyên tắc, khoảng cách về thời gian giữa các đợt thay đổi mực nước phải ngắn hơn vòng đời của ấu trùng muỗi, có nghĩa là trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày và mực nước phải được thay đổi cách nhau khoảng từ 30 đến 40cm. Tại các vùng có trồng lúa, việc tưới tiêu đồng ruộng cách nhật cũng là phương pháp được sử dụng để phòng chống muỗi.

 

Thực tế ghi nhận việc xả nước cũng giống như biện pháp thay đổi mức nước. Phương pháp xả nước được áp dụng đối với những dòng suối nhỏ khi có nước chảy đều và chậm đủ để muỗi có thể đẻ trứng ở những nơi có nước lặng gần bờ. Sau đó chặn dòng nước lại rồi xả nước để làm trôi đi trứng, ấu trùng gồm bọ gậy và lăng quăng ra khỏi bờ hoặc bỏ chúng lại ở trên bờ. Để có thể lưu lại nước và sau đó xả nước, cần xây đắp một cái đập nhỏ ở đầu nguồn nước nơi muỗi có khả năng đẻ trứng. Đập nước nên xây đắp ở nơi dòng suối thu hẹp lại và có bờ suối cao, có cửa xả nước quay tay hoặc máy vận hành hay một ống xi phông tự động để có thể xả nước mỗi tuần một lần. Phương pháp này đòi hỏi sự đầu tư ban đầu có tốn kém nhưng mang lại hiệu quả lâu dài và không cần phải bảo quản nhiều. Các nhà khoa học đã chứng minh ở những vùng trồng cây cao su và chè ở một số nước tại khu vực Đông Nam Á, phương pháp xây đắp đập xả nước để thay đổi mực nước thường xuyên được ứng dụng có hiệu quả để phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét Anopheles minimus và Anopheles maculatus.

 
Hệ thống kênh mương thủy lợi có thể là nơi sinh sản và phát tán muỗi truyền bệnh

Ở các hồ tự nhiên và hồ chứa nhân tạo, muỗi thường sinh sản đẻ trứng dọc theo bờ hồ tại những nơi có bóng râm mát và cây cỏ để bảo vệ khỏi sóng nước và ánh sáng mặt trời. Việc thay đổi mực nước có thể thực hiện bằng cách xây đắp một đập có cửa xả tại cửa thoát nước của hồ, đây là phương pháp thường được áp dụng phổ biến tại các hồ chứa nước nhân tạo như hồ thủy điện, thủy lợi. Với hệ thống đập được xây đắp có thể chủ động nâng cao và hạ thấp mực nước của hồ. Việc giữ mực nước ở mặt hồ cao cũng có khả năng diệt được các loại cây cỏ cạn sống trên bờ hồ. Trong mùa sinh sản của muỗi, cố gắng giữ mực nước hồ càng thấp càng tốt để làm cho ấu trùng muỗi cùng như các vật nổi trên mặt hồ bị mắc vào bờ hồ và hạn chế sự phát triển của các loài cây cỏ nước. Điều này sẽ làm cho thành hồ sạch sẽ và hạn chế các điểm sinh sản của muỗi quanh thành hồ. Thực tế cho thấy mực nước hồ được dâng cao và hạ thấp theo chu kỳ khoảng từ 7 đến 10 ngày ngắn hơn thời gian của giai đoạn sinh trưởng ấu trùng muỗi ở trong nước sẽ làm giảm mật độ hoạt động của muỗi trưởng thành. Ở những nơi cần thiết có thể áp dụng thêm các biện pháp phụ trợ khác như dọn sạch cỏ rác trên mặt hồ.

Tưới tiêu ở các cánh đồng là biện pháp thay đổi mực nước

Thực tế việc thâm canh lúa nước và các hoạt động khác cần tưới tiêu có thể tạo ra những điểm sinh sản cho các loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét và một số loài muỗi Culex khác như Culex tritaeniorhynchus truyền bệnh viêm nhão Nhật Bản ở châu Á. Muỗi thường tìm nơi đẻ trứng ở hệ thống tưới tiêu hoặc gần hệ thống tưới tiêu được vận hành, duy tu và bảo dưỡng kém. Muỗi có thể đẻ trứng dọc các bờ kênh dẫn nước giữa những vùng trồng trọt. Các hố nước dưới lòng kênh cũng có thể trở thành nơi sinh sản cua muỗi khi không có nước chảy vào trong kênh. Nước bị rò rỉ tạo thành những vũng nhỏ ở bên ngoài các kênh dẫn nước cũng có thể trở thành điểm sinh sản của muỗi. Việc ngăn ngừa muỗi sinh sản ở các cánh đồng được tưới tiêu khá khó khăn do tại những nơi này có diện tích nước lặng khá lớn.

 

Đáy kênh mương dẫn nước cần được làm bằng phẳng, có độ nghiêng nhẹ để không còn nước đọng khi kênh mương khô nước. Thực hiện chế độ bảo dưỡng phù hợp để nước không bị rò rỉ ra các cổng thoát nước cũng như đê kè và bờ ruộng. Có thể ngăn ngừa các nơi sinh sản của muỗi trong các kênh mương dẫn nước bằng cách làm bờ dốc và dọn sạch cây cỏ. Vấn đề này cũng có khả năng làm tăng tốc độ dòng chảy và có thể làm cho cá cũng như các loài côn trùng khác dễ dàng tìm thấy ấu trùng muỗi để ăn.

Đối với việc tưới tiêu, trong những giai đoạn nhất định của một vụ mùa thì cây lúa không cần phải cho ngập nước liên tục. Vì vậy trên thực tế có thể làm khô ruộng lúa trong vòng 1 tuần hoặc từ 2 đến 3 ngày để diệt ấu trùng muỗi. Phương pháp này chỉ có thể thực hiện được nếu có đủ nước để tưới ruộng sau khi đã tháo hết nước. Ruộng phải bằng phẳng và có hệ thống thoát nước tốt để có thể làm khô hoàn toàn được ruộng khi không cho tháo nước vào nữa. Ở một số vùng, năng suất lúa có thể được tăng lên với phương pháp này. Tuy nhiên việc tưới tiêu định kỳ phải do chuyên gia am hiểu vấn đề quyết định vì có liên quan đến các đặc điểm về hệ thống tưới tiêu, thổ nhưỡng, giống lúa và các nhân tố khác. Các chuyên gia cũng phải cần quan tâm đến khả năng có ảnh hưởng tiêu cực như có thể tăng số lượng muỗi trong thời gian cho ngập nước cánh đồng.

Một vấn đề khác cần lưu ý khi áp dụng phương pháp tưới tiêu định kỳ là sự cần thiết phải giữ cho ruộng lúa ngập nước trong thời kỳ từ 2 đến 3 tuần đầu sau khi gieo hạt để hạt lúa có thể phát triển.Trong giai đoạn này, có thể phòng chống muỗi bằng các biện pháp khác. Nếu thả cá diệt ấu trùng muỗi, cần có những hố sâu ở các cánh đồng và kênh mương để cá có thể sống được trong thời kỳ khô hạn. Việc dùng biện pháp tưới tiêu định kỳ cần phải được áp dụng đồng thời đối với tất cả các cánh đồng lúa trong cùng một khu vực suốt mùa trồng lúa. Tại một số quốc gia, luật pháp của nước sở tại có quy định phải làm khô ruộng trong các cánh đồng trong một số giai đoạn để góp phần phòng chống muỗi phát triển ở địa phương.

Như vậy việc thay đổi mực nước là một biện pháp cải tạo môi trường có tác dụng hạn chế hoạt động của một loài muỗi nào đó hiện diện tại địa phương gây phiền hà trong sinh hoạt hoặc có khả năng truyền một số bệnh quan trọng. Mặc dù biện pháp này khá đơn giản, chi phí thấp nhưng trước khi áp dụng cần được các nhà khoa học nghiên cứu thật kỹ về hoạt động của muỗi tại cơ sở và phải được thực hiện lặp đi lặp lại để duy trì hiệu quả. Ở một số quốc gia, việc cải tạo môi trường bằng biện pháp thay đổi mực nước, xả nước, tưới tiêu ở các cánh đồng đã góp phần đáng kể cho việc phòng chống muỗi tại địa phương.

Ngày 26/09/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích