Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 3 7 5 9
Số người đang truy cập
1 3 2
 Tin tức - Sự kiện
Chủ tịch WB Jim Yong Kim dự báo khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh Ebola
Chủ tịch WB dự báo khủng hoảng kinh tế do đại dịch Ebola

Ngày 17/9/2014. Theo các hãng tin quốc tế (VOA news và BBC News) - Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo dịch bệnh Ebola có thể là một tác động thảm khốc lên nền kinh tế Tây Phi, theo tổ chức này tác động kinh tế của vi-rút có thể “tăng gấp tám lần tại những quốc gia vốn đã mỏng manh” (grow eight-fold in the already fragile states).

Theo VOA News - WB cảnh báo dịch bệnh Ebola tại Tây Phi có thể gây ra đợt khủng hoảng kinh tế lớn cho Guinea, Liberia và Sierra Leone trừ khi tiến hành các hành động nhanh chóng. Chủ tịch WB Jim Yong Kim đã tổ chức một hội nghị qua điện thoại vào hôm thứ Tư để phác thảo các tác động kinh tế của dịch bệnh Ebola: “Các kết quả của chúng tôi cho thấy nếu vi-rút còn tiếp tục lan rộng thì chi phí kinh tế gây ra cho các nước này có thể tăng gấp 8 lần trước năm 2015, điều đó sẽ gây ra một đợt khủng hoảng thê thảm cho những nền kinh tế vốn đã mỏng manh này”.

 
Nhân viên y tế đang di chuyển thi thể người nghi ngờ tử vong do Ebola tại Monrovia, Liberia

Theo ông Kim ưu tiên hàng đầu là “cứu sống người dân và ngăn ngừa nhiễm mới” (to save lives and prevent new infections), WB đã chi 117 triệu đô-la để tài trợ cho “đáp ứng nhân đạo tức thời” (immediate humanitarian response) vì dịch SARS từ năm 2002 tới 2004 cho thấy tác động của một căn bệnh lên nền kinh tế như thế nào khi đã cướp đi sinh mạng 800 người và gây thiệt hại kinh tế 40 tỷ đô-la. Ông Kim cho rằng dịch SARS và H1N1 trong năm 2009 đã dạy chúng ta rằng nỗi sợ hãi và hành vi ác cảm đối với người bệnh đã gây ra tới 90% tác động kinh tế: “Nỗi sợ mắc bệnh cũng đã giúp tiếp thêm sức mạnh cho một đợt khủng hoảng kinh tế trong khủng hoảng Ebola, có hai hình thức lây bệnh: một loại liên quan đến chính vi-rút và loại thứ hai liên quan tới sự lây lan nỗi sợ vi-rút, theo đó nhân tố sợ vi-rút Ebola đã làm giảm sự tham gia của lực lượng lao động, đóng cửa nơi làm việc, cản trở giao thông và thúc đẩy một số chính phủ và làm những người ra quyết định ở khối tư nhân đóng cửa cảng biển và cảng hàng không”. Chủ tịch WB cho biết nhân tố sợ kia càng được xử lý sớm thì thiệt hại GDP càng được kiểm soát sớm: “Đối với năm 2014, chúng tôi ước tính thiệt hại GDP của Liberia, Sierra Leone và Guinea do đợt khủng hoảng này sẽ là tổng cộng 360 triệu đô-la, một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập GDP của những nước nhỏ bé này và dự báo tác động lên ngân sách các chính phủ vào khoảng 292 triệu đô-la”. Tuy nhiên ông dự báo trong năm sau nếu đáp ứng nhanh và hiệu quả với dịch bệnh thì tổng chi phí sản lượng kinh tế sẽ ở mức thấp khoảng 97 triệu đô-la, nếu sự lây lan của vi-rút không được ngăn chặn bởi một “nỗ lực to lớn cấp thời” (immediate massive effort) thì thiệt hại kinh tế có thể lên tới 800 triệu đô-la vào năm 2015.

Đánh giá của WB tập trung vào Liberia, Guinea và Sierra Leone nhưng ước tính sơ bộ cho thấy nếu vi-rút Ebola lây lan sang các nước châu Phi khác thì tác động sẽ là hàng tỷ đô-la đo đó theo ông Kim cần phải gấp rút hơn nữa để có viễn cảnh tốt nhất xảy ra khi dịch bệnh được kiểm soát “vẫn còn mờ mịt” (still not in sight) khi chưa có đủ nhân viên y tế hoặc các nguồn lực tại khu vực này. Ông Kim cho rằng vấn đề không phải là có bao nhiêu ca bệnh mà là đáp ứng với dịch bệnh thực sự được nhanh chóng mở rộng như thế nào: “Tuy nhiên hiện đang có rất nhiều ca bệnh, nếu chúng ta có một phản ứng hiệu quả trong vòng vài tháng tiếp theo thì có thể thực sự hạn chế được phần lớn-80 tới 90% tác động kinh tế”. Theo ông một phản ứng hiệu quả có thể giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do Ebola xuống khoảng 53%, trong khi chưa có thuốc chữa hay vắc-xin nào hơn các biện pháp điều trị như truyền nước tĩnh mạch và theo dõi các chất điện giải trong máu như là ka-li, canxi và na-tri thì một “tỷ lệ rất cao người bệnh có thể sống sót” (very high percentage of infected people could survive). Ông Kim cho biết thêm phản ứng chỉ cần “nhiều người hơn, nhiều tiền hơn, nhiều sự quan tâm và cam kết trợ giúp hơn” (more people, more money, more attention and more commitment).

 
Công dân thủ đô Monrovia của Liberia đang xem nhân viên y tế thu dọn thi thể nạn nhân Ebola

Theo BBC News - WB cho rằng dịch bệnh Ebola có thể có một tác động thảm khốc lên các nền kinh tế của Guinea, Liberia và Sierra Leone nhưng cái giá phải trả có thể được hạn chế nếu dịch bệnh và nỗi sợ hãi đi kèm được khống chế bởi đáp ứng toàn cầu nhanh chóng. Tổng Thống Mỹ Barack Obama đã gọi dịch bệnh này là một “mối đe dọa an ninh toàn cầu” (a threat to global security) và tuyên bố vai trò lớn hơn của Hoa Kỳ trong việc đấu tranh chống vi-rút bằng cách đưa 3.000 binh lính Hoa Kỳ tới khu vực và xây các cơ sở y tế mới. Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (UN Security Council) sẽ tổ chức một cuộc hộp khẩn vào thứ Năm nhằm thảo luận về dịch bệnh.

Theo dự đoán cuộc họp sẽ thông qua một quyết định yêu cầu một đáp ứng toàn cầu mạnh mẽ hơn đối với khủng hoảng, thúc giục các quốc gia hội đồng cung cấp cán bô y tế và các bệnh viện tạm thời. Quyết định cũng sẽ kêu gọi bãi bỏ các lệnh giới hạn di chuyển đã ngăn các nhân viên y tế cung cấp các nỗ lực giúp đỡ, các quan chức UN đã mô tả dịch bệnh là một khủng hoảng y tế “không gì sánh bằng trong thời hiện đại” (unparalleled in modern times). Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho rằng “đây là một tai họa giáng xuống 3 nước Tây Phi” (This is just a catastrophe for these three countries). Phân tích của WB cho biết các nước Tây Phi sẽ tiêu tốn hàng tỷ đô-la trước cuối năm sau nếu vi-rút còn tiếp tục lan rộng, với trường hợp viễn cảnh tồi tệ nhất xảy ra thì tổ chức này dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm sau có thể giảm 2,3 các điểm phần trăm (percentage points) tại Guinea và 8,9 điểm phần trăm tại Sierra Leone. Cũng theo dự báo của WB nền kinh tế của Liberia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, mất 11,7 điểm phần trăm của sự tăng trưởng vào năm sau.

Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải đối phó với nỗi sợ căn bệnh cũng như với chính vi-rút dẫn tới “hành vi cư xử ác cảm” (aversion behaviour) xuất phát từ những lo ngại lây bệnh, có một tác động kinh tế to lớn hơn “cái giá trực tiếp” do dịch bệnh gây ra (direct costs). BBC phân tích quy mô của những thách thức mà dịch bệnh Ebola gây ra cho nền y học hiện đại, năng suất đã giảm ở các khu vực kinh tế như nông nghiệp và ngành khai mỏ nguyên nhân xuất phát từ các biện pháp cách ly và nỗi sợ lây lan căn bệnh, nhiều người đang làm việc ít hơn, kiếm và tiêu tiền ít hơn chính là điều tất yếu xảy ra khiến cho kinh tế ngày càng nghèo khó. Chủ tịch Jim Yong Kim cho biết: “Cái giá đầu tiên mà dịch bệnh bi thảm này gây ra là mạng sống con người và sự đau đớn họ trải qua, chỉ nếm trải như vậy đã là khó khăn kinh khủng rồi, tuy nhiên những phát hiện của chúng tôi làm sáng tỏ rằng càng giảm mức độ sợ hãi và có đáp ứng kiểm soát thích hợp sớm chừng nào thì có thể hạn chế tác động kinh tế của Ebola sớm chừng đó”.

Theo phân tích của Andrew Walker-Thông tín viên kinh tế (Economics correspondent): có thể bắt đầu với 3 quốc gia mỏng manh và nghèo nàn nhưng với những phạm vi khác nhau họ đã kiểm soát tăng trưởng kinh tế khá tốt trong những năm vừa qua, các con số của WB cho thấy có sự tụt giảm tăng trưởng kinh tế được dự báo. Trong trường hợp tồi tệ nhất do việc lây lăn căn bệnh, hoạt động kinh tế của Liberia có thể suy giảm khá mạnh vào năm sau, còn GuineaSierra Leone sẽ vẫn tăng trưởng phần nào nhưng khá chậm chạp. Tất cả 3 nước cần duy trì bước chạy đà kinh tế (economic momentum) để đối phó với một loạt vấn đề và gia tăng tình trạng mức sống thấp nghiêm trọng, hơn nữa tác động trong trường hợp xấu nhất lên Sierra Leone và Liberia sẽ còn tồi tệ hơn một đợt suy thoái kinh tế “thông thường” (normal) dù không lớn bằng các xung đột tổn hại nhất, cả Sierra Leone và Liberia đã trải qua nhiều năm nội chiến khiến nền kinh tế lúc đó giảm hơn 20%.

Trong một thông báo vào hôm thứ Tư, Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đã chào mừng kế hoạch của Hoa Kỳ đấu tranh với Ebola và hy vọng điều này sẽ “khích lệ phần còn lại của cộng đồng toàn cầu nhảy vào hành động” (spur the rest of the international community into action). Bà cũng tuyên bố: “Căn bệnh không chỉ là một vấn đề Liberia hoặc Tây Phi, toàn bộ cộng đồng của các quốc gia có một vị trí trong việc kết thúc khủng hoàng này”.Trước đó, bà Johnson Sirleaf đã viết thư cho Đức cầu khẩn trợ giúp, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết sẽ cung cấp trợ giúp hậu cần cho Liberia trong cuộc chiến chống Ebola.

 
Cần phải làm nhiều biện pháp để tuyên truyền nhận thức về Ebola

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã xem xét một đề xuất tài trợ cho Guinea, LiberiaSierra Leone thêm 127 triệu đô-la để đấu tranh với tác động kinh tế của Ebola. Tổ chức này ước tính tăng trưởng ở 3 quốc gia này có thể chậm do sự gián đoạn tại các ngành then chốt và sẽ phải đối mặt với thiếu hụt 300 triệu đô-la trong 6 - 9 tháng tiếp theo.

Cũng vào hôm thứ Tư, tổ chức từ thiện y tế bác sĩ không biên giới (MSF) đưa tin một nhân viên y tế nữ, quốc tịch Pháp của họ đã mắc Ebola tại Liberia sẽ được sơ tán tới một trung tâm điều trị tại Pháp. Trong khi đó ở Guinea vào hôm thứ Ba, một nhóm các quan chức y tế có các đại diện của WHO và Hội chữ thập đỏ đã bị tấn công trong chuyến thăm tới một ngôi làng nơi đang tuyên truyền nhận thức căn bệnh. Người dân tại Wamey thuộc miền Nam nước này đã ném đá vào nhóm quan chức y tế làm ít nhất 10 người bị thương và một vài người chạy trốn vào bụi cây đang mất tích. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra chuyện này, đã có nhiều báo cáo cho biết những người trong khu vực không tin Ebola tồn tại hoặc không hợp tác với chính quyền y tế vì sợ rằng việc chẩn đoán đồng nghĩa với cái chết chắc chắn.

Tại Sierra Leone, mọi người đang chuẩn bị một đợt giới nghiêm 3 ngày do chính phủ yêu cầu trong nỗ lực ngăn chặn lây lan Ebola, Phóng viên Umaru Fofana của BBC tại thủ đô Freetown cho biết nhiều người dân đang dự trữ thức ăn, một số các cơ quan y tế bao gồm MSF đã chỉ trích việc giới nghiêm này không giúp kiềm chế được vi-rút.

Ngày 19/09/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN Nguyễn Thái Hoàng
(Theo VOA News và BBC News)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích