Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 3 0 8 7
Số người đang truy cập
1 9 9
 Tin tức - Sự kiện
Tiêu diệt chó lên cơn dại tại ổ dịch bệnh dại (ảnh internet minh họa)
Xác định và xử lý ổ dịch bệnh dại

Theo các cơ quan báo chí đưa tin, hiện nay tỉnh Phú Thọ là địa phương có khả năng hình thành ổ dịch bệnh dại chó vì chưa đầy 5 tháng đầu năm 2014 tại đây đã có 1.721 người bị phơi nhiễm với bệnh dại, tăng 199 trường hợp so với cùng kỳ năm trước.

Ổ dịch bệnh dại tập trung tại xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa; xã Võ Lao và thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba. Trên cơ sở này, các địa phương khác có nguy cơ cần chủ động điều tra xác định và xử lý ổ dịch bệnh dại để phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc xảy ra có thể dẫn đến tử vong.

Xác định ổ dịch bệnh dại

Theo các nhà khoa học, ổ dịch bệnh dại chó là nơi có chó mắc bệnh dại ở phạm vi thôn bản, làng xóm, khu phố. Vì vậy để phát hiện được ổ dịch bệnh dại từ chó lây nhiễm sang người, cần phải tổ chức công tác điều tra. Trung tâm y tế dự phòng cần phối hợp với cơ quan thú y cùng cấp thực hiện việc điều tra khi xảy ra một trong các tình huống như có nhiều người ở cùng một địa phương bị chó cắn đến tiêm phòng dại, có 1 trường hợp nghi bệnh dại trên người được chẩn đoán bằng lâm sàng, có 1 trường hợp tử vong do bệnh dại trên người được chẩn đoán xác định. Công tác điều tra phải tiến hành tại nơi nạn nhân bị chó nghi dại cắn trong phạm vi thôn bản, xã, phường, thị trấn để xác định nguồn lây truyền bệnh dại và những người bị chó cắn. Phối hợp với cơ quan thú ý xác định xem có còn bệnh dại trên chó và các động vật khác không, nếu có thì kết hợp xử lý ngay ổ dịch bệnh dại.

Biện pháp xử lý ổ dịch bệnh dại

Việc xử lý ổ dịch bệnh dại cần phải thực hiện biện pháp tích cực đối với người bị mắc bệnh dại và đối với chó bị mắc bệnh dại.

Đối với người bệnh

Những người bị chó mắc bệnh dại hoặc nghi ngờ mắc bệnh dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó mắc bệnh phải được xử lý ngay vết thương bằng cách xối rửa kỹ tất cả các vết thương do chó cắn, cào trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45 hay 75 độ hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn, cào. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị chó cắn, cào. Chú ý không nên làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp vết thương quá rộng bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn việc khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu cách khoảng bằng cách bỏ mũi sau khi đã tiêm phong bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương. Sau sơ cứu xử lý vết thương do chó cắn, cào; phải đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế có tiêm phòng dại để được khám và điều trị dự phòng, tuyệt đối không được điều tị bằng thuốc nam.

Cần điều trị dự phòng bệnh dại đối với những người có vết thương hở hoặc niêm mạc bị phơi nhiễm do tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân bị bệnh dại. Phải cách ly, điều trị bệnh nhân dại tại bệnh viện với sự chăm sóc đặc biệt về y tế. Chú ý tránh tiếp xúc với các chất tiết của bệnh nhân dại trong suốt thời gian mắc bệnh; sát trùng, tẩy uế đối với nước bọt và các đồ vật bị nhiễm chất tiết của người bệnh dại bằng các hóa chất diệt khuẩn thông thường. Đối với những người chăm sóc, phục vụ trực tiếp người bệnh nên dùng găng tay, mặc áo choàng, đeo khẩu trang. Ngoài ra, cần điều tra người tiếp xúc, nguồn lây nhiễm tại gia đình và cộng đồng để điều tị dự phòng bệnh dại cho những người bị phơi nhiễm tại khu vực ổ dịch. Sau khi người bệnh tử vong, phải tiến hành sát trùng tẩy uế lần cuối tại gia đình và phòng bệnh tại bệnh viện; đồng thời mai táng bệnh nhântử vong theo quy định đối với bệnh nhân tử vong bị mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch.

Đối với chó bệnh

Cơ quan y tế cần phối hợp với cơ quan thú y, chính quyền địa phương tiến hành diệt ngay chó lên cơn dại hoặc nghi mắc bệnh dại trong khu vực ổ dịch. Thực hiện việc tiêu hủy chó mắc bệnh dại hoặc chết vì bệnh dại, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc vùng có dịch. Phải cách ly, theo dõi những con chó nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh; nghi nhiễm bệnh dại theo quy định. Những con chó khỏe mạnh ở trong ổ dịch và tại các thôn bản tiếp giáp ổ dịch phải được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Ngoài ra, những người trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc nơi có ổ dịch bệnh dại phải bảo đảm các biện pháp phòng hộ theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Một điều cần chú ý là tuyệt đối không vận chuyển, đưa chó ra vào vùng có dịch bệnh dại.

Khuyến nghị

Hiện nay đang vào mùa nắng nóng, bệnh dại có khả năng bùng phát mạnh từ tháng 5 đến tháng 8 để hình thành các ổ dịch, tạo nên nguy cơ lây truyền bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng của cộng đồng người dân. Vì vậy ở những địa phương phát hiện các trường hợp nghi ngờ, cần chủ động tổ chức công tác điều tra xác định ổ dịch bệnh dại; đồng thời tiến hành biện pháp xử lý ổ dịch phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với người và chó bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ bị mắc bệnh nhằm khống chế bệnh phát triển gây nên những hậu quả đáng tiếc. Đừng để bệnh dại trở thành thảm họa của xã hội và nỗi lo lắng của cộng đồng khi chính quyền, cơ quan y tế và cơ quan thú ý ở các cấp có đủ khả năng thực hiện được vấn đề này.

Ngày 18/09/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích