Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 8 6 6 4
Số người đang truy cập
1 2 4
 Tin tức - Sự kiện
Dịch bệnh Ebola “đe dọa sự tồn vong của một đất nước”

Ngày 10/9/2014. Dịch bệnh Ebola 'đe dọa sự tồn vong của quốc gia Liberia' (Ebola outbreak 'threatens Liberia's national existence'). Ông Brownie Samukai-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liberiacho biết nước này đang đối mặt với "mối đe dọa nghiêm trọng" (serious threat)về sự tồn vong bởi sự gia tăng của virus Ebola gây chết người "lây lan nhanh như cháy rừngvà thiêu cháy hết tất cả mọi thứ trên đường đi của nó" (spreads like wildfire and devouring everything in its path).

Cái nhìn thoáng qua về dịch bệnh Ebola ở Tây Phi (Western Africa at a glance)

Brownie Samukai nói với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc(UN Security Council) rằng phản ứng quốc tế với cuộc khủng hoảng là "chưa được quyết liệt" (less than robust). Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo sẽ có thêm hàng ngàn ca nhiễm mới ở Liberia, đất nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch Ebola này, theo WHO đến ngày 8/9/2014 đã có 4.293 ca nhiễm bệnh, trong đó 2.296 người đã chết vì Ebola tại 5 quốc gia Tây Phi (Liberia, Guinea, Sierra Leone, Nigeria và Senegan), ngoài ra tại nước Cộng hòa dân chủ Công gô đã ghi nhận 58 trường hợp mắc bệnh do vi rút Ebola và 31 trường hợp tử vong.

WHO cho biết phân nửa các trường hợp tử vong ở khu vực này xảy ra trong vòng 3 tuần lễ cho đến ngày 6/9, còn ở Nigeria 8 người đã chết trong tổng số 21 ca nhiễm, trong khi ở Senegal cũng đã có một ca nhiễm trong tháng qua là sinh viên Guinea đã hồi phục xét nghiệm âm tính sau khi điều trị.

Tổng kết của WHO ở khu vực này:cơ sở hạ tầng bị tàn phá bởi một cuộc nội chiến 14 năm, khoảng 250.000 người thiệt mạng trong cuộc xung đột kết thúc vào năm 2003, một bác sĩ để điều trị gần 100.000 người trước khi dịchEbola bùng phát, đến thời điểm này số ca tử vong do Ebola: 2.296 số ca nhiễm virus Ebola: 4.293, dân số khu vực: 4,4 triệu.

 
Bản đồ lưu hành dịch bệnh Ebola tại khu vực Tây Phi

Liberia 'đối mặt với đại dịch khủng khiếp' (faces huge surge)

Ngày 8/9/2014. WHO cho biết khủng hoảng Ebola: Liberia “đối mặt với đại dịch khủng khiếp” (Ebola crisis: Liberia 'faces huge surge' says WHO). Theo WHO dịch bệnh Ebola đang lan rộng theo cấp số nhân ở Liberia với hàng ngàn ca mắc mới được dự đoán trong 3 tuần tới, Cơ quan y tế của UN cho biết thêm rằng các biện pháp can thiệp nhằm kiểm soát sự bùng nổ dịch bệnh “đang không còn tác động phù hợp” (not having an adequate impact). Cho đến nay ít nhất 2.296 người bị nhiễm virus Ebola đã tử vong tại Tây và 79 trong số 160 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh đã chết do virus này, các tổ chức chiến đấu với dịch bệnh cần tăng cường các nỗ lực “gấp 3 hay 4 lần nữa” (three-to-four fold).

WHO nhấn mạnh tại hạt Montserrado của Liberia cần có 1.000 chiếc giường bệnh cho bệnh nhân nhiễm Ebola nhưng chỉ có được 240 chiếc sẵn có, gây ra tình trạng bệnh nhân được đưa ra khỏi các trung tâm điều trị. Sự lây lan của virus ở Liberia là “rất mạnh mẽ” (already intense) và các taxi được sử dụng để vận chuyển bệnh nhân nhiễm virus được cho là “một nguồn lan truyền virus tiềm ẩn” (a hot source of potential virus transmission). WHO cho biết thêm: “Ngay khi cơ sở điều trị Ebola mới được sử dụng lập tức đã quá tải bệnh nhân, khi các bệnh nhân được đưa ra ngoài thì họ không còn lựa chọn nào khác là trở về với cộng đồng và gia đình của họ và chắc chắn sẽ lây nhiễm sang những người khác tại đây”.

 
Các cơ sở y tế điều trị bệnh Ebola đang quá tải bệnh nhân

Phản ứng của quốc tế đối với của khủng hoảng này được đẩy mạnh, với Anh và Mỹ họ hứa sẽ mở thêm các trung tâm điều trị mới ở Tây Phi. Quân đội Anh cho biết họ sẽ xây dựng một trung tâm điều trị với 50 giường bệnh gần Freetown, thủ đô của Sierra Leone, trong khi đó Mỹ thông báo họ sẽ gửi một bệnh viện dã chiến với 25 giường bệnh đến Liberia với trị giá 22 triệu đô la.

Ba quốc gia Guinea, Sierra LeoneLiberia là trung tâm của dịch bệnh Ebola nhưng Liberia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đây là trường hợp không hoàn toàn hiểu rõ tại sao, tìm kiếm câu trả lời sẽ là một phần trong việc đối phó với dịch bệnh. Các quá trình trong việc an táng như chạm vào cơ thể hay ăn một bữa cơm gần đó đang được điều tra, tuy nhiên cũng có nhiều câu hỏi về sự tin cậy trong chính quyền và làm thế nào nguy cơ virus Ebola được lan truyền, các cuộc nổi loạn xảy ra ở khu ổ chuột West Point trong đó một số tin đồn đưa ra dịch bệnh Ebola là một trò lừa bịp. Mặt khác đó là tình trạng hệ thống chăm sóc y tế nơi này còn lại trong sự đổ nát bởi cuộc nội chiến, Liberia có tỷ lệ 1 bác sĩ/100.000 dân trước khi Ebola đã giết chết một vài nhân viên y tế, những phản ứng đối với dịch bệnh cũng không đầy đủ. Tại thủ đô Monrovia có 240 giường bệnh nhưng các chuyên gia cho biết họ cần hơn 1.000 giường bệnh và các bệnh nhân không có giường bệnh không có cơ hội nào khác hơn là trở về nhà từ đó họ có thể trở thành nguồn lây nhiễm virus sang cộng đồng.

Dịch bệnh Ebola lây truyền giữa người với người do tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch, các cơ quan của người nhiễm bệnh hay gián tiếp qua tiếp xúc trong môi trường có virus. WHO cho rằng biện pháp phòng chống dịch bệnh quan trọng nhất là tránh tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh hay mặc đồ bảo hộ cá nhân, không được thực hiện tốt ở Liberia. Tuy nhiên các biện pháp này được thực hiện hiệu quả hơn ở “các khu vực dịch bệnh được hạn chế” (areas of limited transmission) như NigeriaSenegal. Người dân tại địa phương, đặc biệt ở các khu vực nông thôn có thể làm chậm sự lây lan của dịch bệnh khi họ đưa ra các biện pháp bảo vệ của chính họ.

 
Họa sĩ đường phố vẽ các hình ảnh trên tường cho người dân biết về các triệu chứng

của Ebola ở thủ đô Monrovia của Liberia.


Khủng hoảng tại Liberia
(Liberiacrisis)

Ngày 9/9/2014. VOA News - Bộ trưởng bộ quốc phòng Liberia phát biểu với Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc rằng vi-rút Ebola đã trở thành một tình trạng khẩn cấp y tế vượt qua khả năng phản ứng của chính phủ. Liberia là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất trong số các quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hiện tại, 9 trong số 15 hạt của nước này đang bị ảnh hưởng và Bộ Y tế đã đưa ra con số ca nhiễm bệnh trên 2.000 với hơn 1.000 trường hợp tử vong. Trong khi đó, tổng số người chết do dịch bệnh Ebola tại Tây Phi đã lên tới 2.296-tăng 200 ca chỉ trong 4 ngày. Cập nhật mới nhất của WHO về khủng khoảng với gần 4.300 ca Ebola được báo cáo trên khắp 5 quốc gia Tây Phi và gần một nửa số ca nhiễm và tử vong đến từ Liberia. Một báo cáo của WHO về Liberia phát hành vào hôm thứ Hai cảnh báo số lượng ca bệnh mới “đang tăng theo hàm mũ” (increasing exponentially) và cho biết sẽ có hàng nghìn bệnh nhân mới trong vòng 3 tuần tiếp theo. WHO cũng dự báo “sự lây lan chóng mặt” (intense transmission) của dịch bệnh này cũng sẽ còn tiếp tục ở Guinea và Sierra Leone.

Samukai-Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng của Liberia cho rằng Ebola đang ảnh hưởng tới từng mặt xã hội: “Chúng ta đang có mặt tại thời điểm Liberia đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn vong của quốc gia, vi-rút gây chết chóc Ebola đã làm gián đoạn hoạt động bình thường của đất nước chúng tôi”. Ông cho biết chính phủ đã đi các bước khẩn cấp nhằm giới hạn sự lây lan của căn bệnh bao gồm tuyên bố 90 ngày khẩn cấp quốc gia, cho các nhân viên chính phủ không quan trọng nghỉ phép, cách ly những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề và áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn quốc: “Dù cho có tất cả những biện pháp này nhưng sự chống đối liên tục, các thủ tục truyền thống, các nghi lễ tôn giáo, nỗi sợ và sự phản kháng của cộng đồng vẫn tiếp tục cản trở sự tiến bộ”. Theo Bộ trưởng Samukai đất nước ông thiếu cơ sở hạ tầng, năng lực hậu cần, các ý kiến chuyên môn nghề nghiệp và các nguồn lực tài chính để đấu tranh với Ebola hiệu quả, ông chào đón sự hỗ trợ của UN và quốc tế.

Nhà ngoại giao hàng đầu của UN tại Liberia, Karin Landgren phát biểu sự lây lan của căn bệnh đã trở nên “tàn nhẫn” (merciless): “Tốc độ và quy mô của những ca tử vong và sự phản ứng dội lại của kinh tế, xã hội, chính trị và anh ninh của khủng hoảng đang ảnh hưởng tới Liberia hết sức sâu sắc”. Landgren đã cảnh báo có khả năng có sự bất ổn trong khi hệ thống y tế đang vật lộn, nền kinh tế đang phải oằn mình chịu đựng, thiếu hụt lương thực đang lan rộng và các hoạt động chính trị nhưng bầu cử thượng nghị viện theo kế hoạch vào tháng 10 bị trì hoãn. Bà cho biết quốc gia này có hệ thống y tế yếu nhất trong khu vực trước cơn khủng hoảng dịch bệnh này và đang trở nên quá tải với sự thiếu hụt nhân viên y tế và giường bệnh tại các trung tâm điều trị, ít nhất 160 nhân viên y tế đã nhiễm bệnh và khoảng 80 người trong số họ đã tử vong do vi-rút Ebola với các triệu chứng giống sốt xuất huyết của nó. Theo Landgren phái đoàn UN tại Liberia đang hoàn toàn tập trung vào việc đấu tranh Ebola và đưa ra sự hỗ trợ hậu cần đáng kể cho sự phản ứng của chính phủ. Theo UN, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đang có kế hoạch tập hợp một cuộc họp cấp cao bên bờ cuộc thảo luận Đại hội đồng UN hàng năm vào cuối tháng này nhằm nhấn mạnh những nhu cầu và các phản ứng cần thiết đối với Ebola từ các khối tư nhân và chính phủ.

Nhân viên y tế
bị nhiễm bệnh
(Infected health workers)

Ông Samukai nói với các thành viên Hội đồng Bảo an UN rằng Liberia thiếu "cơ sở hạ tầng, năng lực hậu cần, chuyên môn nghiệp vụ nguồn lực tài chính để giải quyết có hiệu quả căn bệnh này" và ông cảnh báo: "Liberia đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng cho sự tồn vong của quốc gia, virus Ebola chết người đã gây ra sự gián đoạn các hoạt động bình thường của đất nước chúng tôi".

Cũng vào hôm thứ Ba, phát biểu ý kiến ​​tại Hội đồng Bảo an UN bà Karin Landgren-phái viên của UN tại Liberia cho biết có ít nhất 160 nhân viên y tế Liberia đã nhiễm bệnh và một nửa trong số họ đã chết. Karin Landgren mô tả vụ dịch như là một "vụ dịch hạch thời hiện đại" (latter-day plague) đã được phát triển theo cấp số nhân (growing exponentially)cho rằng nhân viên y tế đang hoạt động mà không có các thiết bị bảo vệ phù hợp, đào tạo, trả lương tương xứng. "Liberia đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng nhất kể từ cuộc nội chiến của họ, tôi không nghĩ bất cứ ai đó có thể nói vào lúc này rằng phản ứng quốc tế với dịch Ebola là thích đáng” bà Samantha Power, Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc nói.


 
WHO kêu gọi mở rộng quy mô chống lại dịch bệnh Ebola tồi tệ nhất thế giới

Đáp ứng không đầy đủ ('Insufficient response')

Ebola lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu bị nhiễm bệnh, chất dịch cơ thể hoặc các bộ phận hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.Theo WHO không giống như các quốc gia Tây Phi khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, những nỗ lực để kiềm chếvirus Ebola Liberia không được tốt. Nguyên nhân của tình trạng này chưa được rõ,tuy nhiên các chuyên gia cho rằng có thể là do tập tục mai táng của người dân Liberia vốn việc chạm vào tử thi và ăn uống ở gần tử thi.

 
Nhân viên cứu trợ Mỹ thứ tư bị nhiễm virusEbola đang được điều trịtại Bệnh viện Đại học Emory

Liberia cũng thiếu giường bệnh để chữa trị cho bệnh nhân Ebola, nhất là ở thủ đô Monroviavà nhiều người bị đuổi về nhà làm tiếp tục lây lan virus.WHO đang kêu gọi các cơ quan chống dịch ở Liberia tăng cường nỗ lực ‘gấp ba bốn lần’ (three-to-four fold), Chính phủ Mỹ cho biết sẽ giúp Liên minh châu Phi (African Union) huy động 100 cán bộ y tế châu Phi tới khu vực và đóng góp thêm 10 triệu đô la (6.2 triệu bảng Anh) trong các quỹ để đối phó với dịch bệnh, thông báo được đưa ra khi nhân viên cứu trợ Mỹ thứ tư bị nhiễm virus chết người này được vận chuyển đến một bệnh viện ở Atlanta để điều trị, danh tính của các nhân viên cứu trợ vẫn chưa được tiết lộ. Trước đó, hai nhân viên cứu trợ khác, những người đã được điều trị tại cùng bệnh viện đã hồi phục do bị nhiễm Ebola từ khu vực Tây Phi. Tổng thư ký UN Ban Ki-moon cho biết ông sẽ tổ chức một cuộc họp về đáp ứng quốc tế với cuộc khủng hoảng do Ebola bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra trong tháng này.

 

Tăng cường giường bệnh cho bệnh nhân Ebola (Increase hospital beds for Ebola patients)

Ngày 9/9/2014. - WHO mong muốn Liberia tăng cường giường bệnh cho bệnh nhân Ebola (WHO Tells Liberia to increase hospital beds for Ebola patients). WHO cho biết các trung tâm điều trị Ebola trong và xung quanh Monrovia cần phải tăng gấp 3 lần sức chứa của họ lên 1.000 giường vì càng ngày càng có nhiều người bị nhiễm bệnh tìm đến điều trị, các phòng khám đang phải từ chối một số bệnh nhân. Các đơn vị điều trị Ebola tại Monroiva đang trở nên quá tải, mỗi đơn vị chỉ có thể nhận vào số lượng bệnh nhân mới nhỏ giọt khi có giường trống, phòng khám ELWA-3 cũng không phải là ngoại lệ.

Một phóng viên VOA bên ngoài phòng khám đã thấy một phụ nữ nôn mửa trong ghế sau một chiếc taxi và sáng hôm thứ Ba trong khi chị gái của cô mang găng tay giữ cô, người lái taxi đã phải bỏ chạy để xe lại, 3 chiếc xe khác đậu gần đó trong mỗi xe đều có người bệnh đang nằm uể oải ở ghế sau. Công dân Jerry Dope cho biết ông đã lái xe từ lúc bình minh để cố gắng tìm kiếm sự chăm sóc y tế cho cháu trai của mình đang bị ốm và phòng khám ELWA-3 là trung tâm chăm sóc thứ 3 họ tìm đến: “Tôi đưa cháu trai của mình tới đây từ sáng nay, nó đang bị ốm và da nó nóng vì sốt nhưng người ta nói không còn chỗ trống trong đây nữa, vì vậy chúng tôi đang rất bối rối không biết đi đâu bây giờ và không biết phải đi tới đâu nữa”.

Không đủ giường bệnh viện (Not enough hospital beds)

Một người gác cổng tại phòng khám cho biết tình trạng như thế này diễn ra trong 3 tuần vừa qua: “Đôi khi chúng tôi nhìn thấy ba, bốn chiếc xe tới trước cổng và sau đó thỉnh thoảng chỉ có một được tiếp nhận và những người còn lại ở lại đó cho tới khi chết”.

Phòng khám ELWA-3 do tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) vận hành là đơn vị lớn nhất tại Monrovia đang trong quá trình mở rộng từ 120 giường tới 400 giường, các nhân viên đang làm việc suốt ngày đêm để thành lập một đơn vị điều trị do chính phủ vận hành mới sẽ mở cửa vào cuối tuần này tại Monrovia nhưng WHO cho biết như thế vẫn chưa đủ vì lượng ca bệnh đang bùng nổ tại rất lớn nên cần có 1.000 giường bệnh cùng hàng trăm nhân viên y tế phải được đào tạo để cung cấp cho các đơn vị điều trị mới. Theo lời phát ngôn viên Tarick Jasaveric của WHO: “Tất cả những người [ốm] này đang ở bên ngoài có nguy cơ nhiễm tiềm tàng sang những người khác vì vậy đây là lý do vì sao chúng tôi nói rằng tình hình cực kỳ cấp bách phải tăng cường phản ứng”. Các chuyên gia y tế công cộng cho biết các cơ hội sống sót cao hơn đối với những bệnh nhân được chăm sóc y tế sau khi các triệu chứng bắt đầu.

 
Các nhân viên y tế làm thủ tục chôn cất bệnh nhân tử vong do Ebola

tại Monrovia, Liberia, ngày 4/9/2014


“Ảnh hưởng đến nền kinh tế” ('Economic impact')

Hôm thứ Hai, Liên minh châu Phi (AU) kêu gọi khẩn cấp các thành viên thực hiện lệnh cấm đi lại để ngăn chặn virus, lệnh cấm này có thể ảnh hưởng đến kinh tế của khu vực: “Chúng ta phải cẩn thận để không đưa ra các biện pháp có thể gây nhiều ảnh hưởng đến xã hội và nền kinh tế hơn là dịch bệnh gây ra”, bà Nkosazana Dlamini-Zuma, chủ tịch Ủy ban AU đã phát biểu.

Thanh lọc lại thông điệp y tế (Refining the health message)

Trong khi đó tầm quan trọng của các nỗ lực địa phương nhằm truyền đi các thông điệp về Ebola được nhấn mạnh trong suốt diễn đàn hai ngày tóm lược vào hôm thứ Ba tại Dakar, các nhà chức trách y tế Tây Phi đã họp mặt nhằm tìm ra đâu là cách tốt nhất để giao tiếp với những người bị ảnh hưởng bởi Ebola với thông điệp chung là “Các lãnh đạo địa phương cần phải là đồng minh của bệnh nhân” (Local leaders need to be patients' allies). Hội nghị được tổ chức bởi Liên đoàn hội chữ thập đỏ quốc tế (International Federation of Red Cross) và các hội lưỡi liềm đỏ (Red Crescent Societies).

Giám đốc khu vực châu Phi Alasan Senghore cho biết giải pháp là các cộng đồng địa phương cần phải giúp đỡ nhiều hơn, nói chuyện với họ thay vì bàn tán về họ: “Mọi người không hiểu và họ không hiểu là họ đang tạo ra nhiều vấn đề hơn thậm chí đối với những người đang cố gắng giúp họ”. TS. Mariane Ngoulla, cố vấn y tế cộng đồng kinh tế (Economic Community) các nước Tây Phi cho biết nỗ lực cần phải có một sự tiếp cận tập thể: “Nếu chúng ta tới gần họ và nói ‘Chúng tôi có điều muốn chia sẻ với bạn, làm thế nào để làm được điều đó?’ Họ sẽ nói cho bạn biết, họ sẽ lắng nghe và chúng ta sẽ thay đổi điều mà chúng ta cần phải thay đổi”.

‘Giao tiếp phụ nữ với phụ nữ’ ('Women-to-women communication')

Phụ nữ chiếm hơn một nửa số ca tử vong do Ebola trong đợt dịch này,cCác chuyên gia y tế công cộng cho biết các biện pháp can thiệp sớm đã không tập trung đủ vào phụ nữ. Hiện tại Grev Hunt, điều phối viên tiểu vùng về Ebola cho Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho biết điều đó đang được thay đổi: “Chúng ta đang sử dụng giao tiếp phụ nữ với phụ nữ, thêm vào đó chúng tôi đang phát triển các tài liệu cho các khối dân cư mù chữ và biện pháp được ưa thích hơn là đi tới từng nhà một”. Hunt cho biết thêm: “Một khi một phụ nữ nói với một phụ nữ khác về việc cô có thể bảo vệ những người mình yêu như thế nào, vì vậy cô sẽ sử dụng trái tim và đôi tay để giữ những người thân yêu an toàn”. Tuy nhiên, Hunt cho biết thông điệp còn phải dựa trên thực tế.

‘Điều trị tại nhà’ ('Treat at home')

Vào những ngày đầu đợt dịch, việc tuyên truyền nhiều khi tập trung vào tuyên truyền với mọi người rằng “Ebola là có thật” (Ebola is real) và thuyết phục họ tìm kiếm sự điều trị. Hunt cho biết hiện tại các trung tâm điều trị đang quá tải và nhiều nhân vên y tế đang từ chối quay trở lại làm việc: “Chúng tôi đang nói điều trị tại nhà vì không còn đủ chỗ, không có đủ giường bệnh trong các trung tâm điều trị. Tình hình thực sự khó khăn về mặt đạo đức nhưng điều mà chúng tôi đang dạy họ là làm sao để giữ bàn tay họ được bảo vệ, làm sau để truyền nước cho bệnh nhân. Chúng tôi đang cố gắng bắt đầu những biện pháp trung gian”.

Senegal lần theo hành trình sinh viên Guinea trong cuộc đua ngăn chặn Ebola

Ngày 9/9/2014. VOA News - Tại một con đường bụi bặm của thủ đô Dakar của Senegal, một bàn tay đưa ra từ sau một cánh cửa một ngôi nhà đổ nát nắm lấy một gói bánh mì từ một nhân viên y tế trong khi các nhân viên cảnh sát canh chừng. Phía sau cánh cửa, 33 người đang được cách ly sau khi một sinh viên 21 tuổi từ nước láng giềng Guinea tới ở lại trong nhà chú của anh ta hai tuần trước vì mang theo vi-rút Ebola chết chóc. Theo Bộ Y tế nước này, người sinh viên hiện tại đang được cách ly tại bệnh viện Dakar, tình hình sức khỏe đã được cải thiện. Cho tới nay các nhà chức trách cho biết vẫn chưa có ca Ebola nào khác được xác nhận nhưng Dakar, một thành phố 3 triệu dân đang chờ đợt sự kết thúc 3 tuần cách ly trong lo lắng, giai đoạn ủ bệnh của căn bệnh vào khoảng ngày 20 tháng 9 để xem liệu sự có mặt của người thanh niên trẻ có làm bùng lên một đợt dịch tại quốc gia Tây Phi thứ năm này hay không.

Gần 2.300 người đã tử vong do Ebola tại Guinea, Liberia, Siera Leone và Nigeria trong khi các hệ thống y tế được trang bị nghèo nàn đã phải vật lộn đấu tranh với một trong những căn bệnh chết người nhất biết đến đối với loài người. Trong nỗ lực kiểm chế dịch bệnh tại Senegal, giao thông quốc tế và trung tâm hàng không là then chốt trong việc làm ngăn chặn sự lây lan, tuy nhiên trường hợp người sinh viên đã minh họa sự khó khăn của việc việc ngăn căn bệnh trong một khu vực mà sự ràng buộc cộng đồng vượt khỏi biên giới và các nguồn lực chính phủ phải oằn mình đối với điểm đứt gãy này. Người sinh viên đã thoát khỏi sự giám sát ở Guinea vào ngày 15 tháng 8 sau khi anh trai của anh ta tử vong vì Ebola, người mà anh ta đã tiếp xúc tại Sierra Leone, sau đó là mẹ và chị gái cũng bị ốm. Một người phụ nữ sợ hãi bên trong tòa nhà, yêu cầu không nêu tên trả lời Reuters qua điện thoại rằng: “Chú của anh ta nói anh ta phải chờ nhưng anh ta tới đây từ Guinea mà không được chú cầu nguyện, nếu chúa phù hộ thời gian cách ly sẽ kết thúc sớm và tất cả chúng tôi sẽ được ra ngoài”.

 
Bệnh viện Đại học Fann, Dakar, Senegal-nơi điềutrị bệnh nhân Ebola, ngày 29/8/2014

Theo WHO, Senegal đang cố gắng theo dõi các bước đi của người sinh viên từ khi vượt qua biên giới và tìm ra bất kỳ người nào đã từng tiếp xúc với anh ta. Gia đình của anh ta tại vùng ngoại ô Parcelles Assainies đông đúc của Dakar nằm trong số 67 người đã tiếp xúc vừa được đưa vào giám sát. Cô gái trẻ cho biết, những người được cách ly bên trong tòa nhà bao gồm một trẻ hỏ 2 tháng tuổi. Các nhà chức trách Senegal cho biết, những người được giám sát đang đang được kiểm tra buổi sáng và buổi tối xem có bị sốt hay không và cho tới giờ vẫn chưa có triệu chứng. Các nhà ngoại giao và nhân viên viện trợ nước ngoài chủ yếu miêu tả nỗ lực của Senegal trong việc ngăn chặn lây nhiễm bằng những ngôn từ tích cực, Chính phủ đã phân bổ 300 triệu CFA franc (600.000$) cho một nhóm khủng hoảng quốc gia và Bộ trưởng Bộ Y tế Awa Maria Coll Seck dẫn đầu nỗ lực là một giáo sư bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nhiều người trong quốc gia 13 triệu dân lo lắng rằng không thể lần ra tất cả những người đã từng tiếp xúc với người sinh viên giữa lúc né tránh các nhà chức trách tại Guinea và xuất hiện tại một bệnh viện Dakar gần hai tuần sau đó.

Người sinh viên không được nêu tên, đã che giấu sự tiếp xúc gần gũi với người anh trai bị ốm của mình, chỉ khi bắt đầu cho thấy các triệu chứng sốt, nôn mửa và tiêu chảy thì anh ta mới bắt một chiếc taxi tới phòng khám địa phương-sau đó dã đóng cửa-nơi các nhân viên y tế không nghi ngờ điều trị anh ta như bị sốt rét. Khi điều trị thấy không hiệu quả, anh ta đi tới một bệnh viện Fann láng giềng của Dakar, nơi các bác sĩ cũng bị phơi nhiễm. Anh ta chỉ bị phát hiện sau khi Guinea cảnh báo Senegal vào 27 tháng 8 rằng một người tiếp xúc với Ebola đã bến mất sau cuộc nói chuyện cuối cùng với người mẹ đang hấp hối. Tại Dakar, một số người dân sợ hãi đã dừng việc bắt tay nồng hậu thông thường trên đường phố và cố gắng né tránh tiếp xúc trên các phương tiện giao thông công cộng đông đúc, nhiều người hiện tại đã né tránh các cư dân của vùng Parcelles Assainies.

Adama Kabatou, 20 tuổi, người sống bên cạnh gia đình Guinea nói “Họ chạy trốn khỏi tôi như thể tôi là ma cà rồng” (They run from us like vampires), dì của anh ta đang bóc hành trên một chiếc ghế gỗ đối diện ngôi nhà cho biết không có ai dám mua rau của bà: “Khi tôi nói với mọi người rằng cửa hàng của tôi là ở ngã tư Parcelles, họ không hề tới vì đó là một khu hàng xóm bị ảnh hưởng nặng”.

Khó khăn hơn Nigeria (Harder than Nigeria)

Các nhà dịch tễ học cho biết còn quá sớm để kết luận liệu Senegal có phải chịu một đợt dịch hay không, một vài người nhìn sang Nigeria khi sự xuất hiện của một người Mỹ gốc Liberia Patrick Sawyer tới bằng máy bay từ Liberia vào hồi tháng 7 đã gây ra thêm 19 ca bệnh, trong đó 7 người tử vong cùng hàng trăm người phải theo dõi. Chuyến đi của người sinh viên Guinea tới Dakar thậm chí còn đe dọa tiềm tàng hơn bao gồm một chuyến đi vượt biên hơn 1.000 km từ Forecariah ở tây nam Guinea, gần biên giới Sierra Leone. Ebola, đã được chứng minh là có tỷ lệ tử vong trên 50% trong đợt dịch hiện tại, lây lan qua chất dịch cơ thể người bệnh, vẫn chưa sáng tỏ liệu người sinh viên có lây nhiễm trên đường hay không, nếu trong trường hợp đó thì có rất nhiều người khác tiếp xúc với anh ta mà chưa được phát hiện.

Jorge Castilla-Echenique, nhà dịch tễ học tại Tổ chức viện trợ nhân đạo Ủy ban châu Âu và Trung tâm bảo vệ dân cư (European Commission's Humanitarian Aid and Civil Protection Department) tại Dakar cho biết: “Tin xấu là anh ta đã ở đây quá nhiều ngày với con số phơi nhiễm cao, tin tốt là đối với một người sống sót thì nguy cơ [lây bệnh] dường như thấp hơn ở những người tử vong”. Vẫn chưa sáng tỏ tại sao người thanh niên trẻ, một sinh viên năm 3 tại Đại học Conakry đang kỳ nghỉ hè, lại du lịch tới Senegal, một quốc gia mà bạn cùng phòng của anh ta cho biết anh chưa từng tới thăm trước đó.

Theo các nguồn tin Bộ Y tế Guinea thì sau khi anh ta rời Forecariah, một “trung tâm hoạt động” (active hub) của căn bệnh, anh ta đã đi qua một vài quận không bị ảnh hưởng trên đường tới biên giới. Trong một động thái không may, Senegal đã đóng cửa biên giới vào ngày 20 tháng 8, chỉ vài ngày sau khi người sinh viên vượt biên. Bác sĩ Mamadou Ndiaye, giám đốc phòng chống tại Senegal trả lời Reuters rằng: “Chúng tôi đang nỗ lực lần theo cuộc hành trình của người sinh viên và biết rằng anh ta rời Guinea nghỉ một lần, sau đó đã thay đổi phương tiện”. Các nhà cầm quyền tóm lược lới nói của một nhà ngoại giao rằng trong cuộc phỏng vấn với các quan chức, người thanh niên đã không tích cực trình bày cho họ hành trình chính xác và các chi tiết những người anh ta đã gặp. Ndiaye cho rằng người sinh viên đi lại bằng một ‘taxi bụi’ (bush taxi), - tiêu biểu là chiếc xe Peugeot 504 cũ vận chuyển 7 hành khách nhồi nhét trong đó hàng giờ, đổ mồ hôi vì nóng. Một nhà ngoại giao cho biết xét nghiệm ban đầu của người sinh viên bởi các bác sĩ Senegal cho kết quả âm tính nhưng xét nghiệm thứ hai đã được công bố bởi các quan chức trong những giờ đầu tiên của ngày 29 tháng 8, có kết quả dương tính và Bộ trưởng Bộ Y tế Seck đã công bố kết quả này vào sáng hôm đó. Tuy nhiên thậm chí ngày sau khi được tuyên bố, một nhân chứng Reuters tại ngôi nhà cho biết không có giám sát kịp thời, các nhà hàng xóm cho biết một người phụ nữ trẻ đã trốn đi trong buối tối tuần trước, mặc dù một nhân viên cảnh sát giám sát khu vực lại bác bỏ điều này. Mặc dù tình hình sức khỏe đã cải thiện, người sinh viên vẫn được xét nghiệm kết quả dương tính với vi-rút vào ngày 03 tháng 9 và anh ta vẫn phải cách ly.

Tổng thống Senegal Macky Sall phát biểu trước đài truyền hình quốc gia: “Mọi người cần phải biết rằng nếu người thanh niên này không ở trong tình trạng bị bệnh, anh ta sẽ phải ra trước tòa vì không được phép là mang mầm bệnh tới những quốc gia khác”. Trên đường phố Dakar, người dân địa phương đang giận dữ người sinh viên vì mang Ebola tới Senegal, một số người trút giận lên cộng đồng người Guinea, nhiều người trong số này là chủ cửa hàng giống như chú của người sinh viên cũng bán hàng như đường và các nước uống không cồn. Talla Dieye, người chủ một quán cafe nhỏ tại vùng láng giềng Parcelles cho biết: “Không có Ebola tại Senegal mà chỉ có ở Guinea và lẽ ra chúng đã giết anh ta”.

Ngày 11/09/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Huỳnh Thị An Khang
CN. Võ Thị Như Quỳnh, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo WHO và các hãng tin quốc tế)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích