Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 1 0 9 9
Số người đang truy cập
3 9 0
 Tin tức - Sự kiện
Ảnh sưu tầm
Điểm tin y tế từ các báo ngày 25/8 và 26/8 năm 2014

Chưa phát hiện kẹo nhiễm melamine tại Việt Nam; Nữ tình nguyện viên Nhật giúp sức cứu sống mẹ con sản phụ bị tai biến hiếm gặp; Lo ngại cúm A/H5N6 từ gia cầm lây sang người; Thu hồi 2 sản phẩm thực phẩm chức năng sai phạm; Sốt xuất huyết bùng phát tại các tỉnh phía Nam; Cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim ngưng thở…

An ninh Thủ đô

Chưa phát hiện kẹo nhiễm melamine tại Việt Nam

Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế cho biết, mới đây Cục nhận được thông tin về việc cơ quan chức năng của Trung Quốc phát hiện sản phẩm kẹo sữa chua và kẹo bán thành phẩm của một cơ sở sản xuất ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có chứa chất melamine. Để đề phòng loại kẹo này có thể xuất hiện tại Việt Nam, Cục ATTP đã đề nghị Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia và Viện Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh lấy mẫu kẹo sữa mềm bán tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội kiểm nghiệm. Kết quả, kiểm nghiệm 18 mẫu kẹo sữa mềm (gồm 8 mẫu sản xuất trong nước, 10 mẫu nhập khẩu) lấy tại các chợ, siêu thị ở 2 thành phố trên, có 17 mẫu không phát hiện melamine; 1 mẫu có chứa melamine nhưng với hàm lượng rất thấp (0,093 mg/kg) so với mức tối đa tiêu chuẩn cho phép là 2,5 mg/kg. Như vậy, đến thời điểm này chưa phát hiện loại kẹo sữa chua và kẹo bán thành phẩm có chứa melamine vượt hàm lượng cho phép tại Việt Nam.

Nữ tình nguyện viên Nhật giúp sức cứu sống mẹ con sản phụ bị tai biến hiếm gặp

Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, trong đó có sự trợ giúp kịp thời của một tình nguyện viên người Nhật Bản đang làm việc tại khoa vừa cứu sống 2 mẹ con sản phụ rơi vào tình trạng nguy cấp do sản phụ bất ngờ bị tai biến sa dây rốn. Thông tin đến báo chí, Th.BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngày 15-8, bệnh nhân Vũ Thị Hồng Nhung (26 tuổi, Ngô Thì Nhậm, Hà Nội) nhập viện Bạch Mai trong tình trạng có cơn co tử cung. Đây là lần mang thai đầu tiên của sản phụ với tình trạng thai nghén hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền sử gì đặc biệt. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ và chuẩn bị đẻ, sản phụ bất ngờ được phát hiện sa dây rốn. Nếu không kịp thời xử lý thì đứa trẻ trong bụng có nguy cơ tử vong rất cao do ngạt khí, dưỡng chất, lý do vì dây rốn bị chẹt khiến máu không thể truyền đến cho thai nhi...Đây là một tình huống hiếm gặp nhưng rất may mắn là đúng thời điểm nguy cấp này thì nữ tình nguyện viên người Nhật Bản tên là Soma Miki (tình nguyện viên của tổ chức JICA) - đang làm việc tại khoa trong 2 năm nay - đã kịp thời xử lý tình huống. Chị Miki đã dùng lực bàn tay của mình đẩy vùng tử cung sản phụ lên, giữ không cho cơn co bóp tử cung chèn ép đầu trẻ vào dây rau làm chẹt dây rau rốn. Đặc biệt, chị Miki đã phải giữ nguyên tư thế gồng tay lên để chống đỡ cơn co bóp tử cung của sản phụ trong khoảng 15 phút liên tục, vừa giữ tay vừa di chuyển theo xe đẩy đưa bệnh nhân đến phòng đẻ và cả khi bác sĩ phẫu thuật lấy thai nhi thì tay của tình nguyện viên người Nhật này vẫn giữ nguyên trong cổ tử cung của người mẹ nhằm đảm bảo cho đầu bé không bị sức nặng của tử cung. Chỉ đến khi bác sĩ sản đưa được em bé ra an toàn thì Miki mới rút tay ra khỏi tử cung người mẹ. Theo Th.BS Nguyễn Thành Nam, sa dây rau là một trong những cấp cứu sản khoa có thể làm trẻ bị tử vong ngay nếu không được xử lý kịp thời. Nguyên nhân là do dây rau bị sa xuống trước ngôi thai, khi gặp các cơn co hoặc rặn đẻ, ngôi thai đè ép dây nhau làm nghẹt lưu thông tuần hoàn, khiến máu từ người mẹ không cung cấp đến trẻ trong thai nhi được, khi đó trẻ rất dễ dẫn tới tử vong. Trong tình huống cụ thể nói trên, nếu không có hành động hết sức kịp thời và chính xác của tình nguyện viên Soma Miki, chắc chắn đứa trẻ khó được cứu sống. Được biết, khi được lấy ra khỏi bụng mẹ, bé Đặng Vũ Trường Sơn (tên cháu bé được cứu sống nói trên) bị suy hô hấp, người tím ngắt nhưng đã được hồi sức cấp cứu kịp thời. Đến sáng nay, 25-8, bé Trường Sơn đã hoàn toàn khỏe mạnh. Chia sẻ về việc hành động của mình đã góp phần quan trọng để cứu sống mẹ con sản phụ bị tai biến nguy cấp nói trên, tình nguyện viên người Nhật Bản Soma Miki cho biết, trước đó khi còn làm việc tại Nhật Bản chị đã từng được chứng kiến một tình huống tương tự. Vì vậy, khi thấy tình trạng của sản phụ Vũ Thị Hồng Nhung, chị đã nhanh chóng áp dụng việc cấp cứu khẩn cấp cho thai nhi.

Lo ngại cúm A/H5N6 từ gia cầm lây sang người

Ngày 25-6, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã có công điện đề nghị Sở Y tế tỉnh Lào Cai tăng cường công tác phòng chống và sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh cúm A/H5N6 có thể lây từ gia cầm sang người. Trước đó, Cục Thú y - Bộ NN&PTNT đã phát hiện ổ dịch cúm A/H5N6 trên đàn chim trĩ tại thị trấn Phố Lu (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) và đây địa phương thứ 3 trên cả nước phát hiện virus cúm mới này trên gia cầm từ đầu tháng 8 đến nay. Hiện tại, tuy Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A/H5N6 trên người nhưng tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã ghi nhận một trường hợp người bệnh tử vong, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm cúm A/H5N6 từ gia cầm sang người như sau: hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, chỉ sử dụng thịt gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm rõ nguồn gốc và được nấu chín kỹ.

Thu hồi 2 sản phẩm thực phẩm chức năng sai phạm

Ngày 25-8, Cục An toàn Thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Văn Duy Phương (quận 3, TP.HCM) 10 triệu đồng, đồng thời thu hồi Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP đã cấp cho 2 sản phẩm thực phẩm chức năng Triple Strength Glucsamine, Chondroitin& MSM có tác dụng hỗ trợ điều trị xương khớp. Trước đó, trong quá trình thanh tra, Cục ATTP phát hiện Công ty TNHH Văn Duy Phương nhập khẩu, bán ra thị trường 2 lô sản phẩm thực phẩm chức năng nói trên có nguồn gốc từ Mỹ không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố. Cục ATTP cũng yêu cầu công ty Văn Duy Phương thu hồi, tiêu hủy toàn bộ số sản phẩm đã nhập khẩu có chất lượng không đạt tiêu chuẩn đã công bố nói trên.

Tiền phong

Sốt xuất huyết bùng phát tại các tỉnh phía Nam

Thời điểm này, mỗi ngày TP.HCM điều trị gần 150 ca sốt xuất huyết nhập viện, tăng gấp đôi so với tháng 7 và gấp 3-4 lần so với năm trước. Trong đó, huyện Hóc Môn là điểm nóng của sốt xuất huyết với hàng chục ca nhập viện mỗi ngày. Tỉnh Bình Phước đã xuất hiện 14 ổ dịch với 250 ca nhập viện. Tỉnh Tây Ninh từ cuối tháng 7 đến nay cũng rơi vào tình trạng tăng đột biến với 126 ca, tăng gấp rưỡi so với cùng kì. Điều đáng nói là hơn 50% bệnh nhân là người lớn. Do dấu hiệu sốt xuất huyết xuất hiện muộn, thậm chí có ca đã mắc bệnh và nhập viện hơn 1 tuần nhưng vẫn chưa có nốt đỏ phát ra, chỉ khi xét nghiệm máu mới biết. Chính điều này đã làm bệnh nhân và người nhà chủ quan. Theo các chuyên gia y tế, dịch sốt xuất huyết hiện nay diễn biến phức tạp và nguy hiểm cũng là do sự chủ quan này. Hiện khu vực Nam Bộ vẫn đang ở mùa mưa và con số 4.500 ca ở TP.HCM cũng như hàng trăm ca ở các tỉnh thành khác sẽ còn tăng. Các cơ quan y tế địa phương ngoài việc theo dõi điều trị, còn triển khai khẩn cấp các biện pháp khoanh vùng, phun hóa chất diệt muỗi vằn, bọ gậy, hướng dẫn diệt loăng quăng cho bà con để tránh tăng ca mắc bệnh và hình thành ổ dịch. Đặc biệt là việc tuyên truyền những ca bệnh người lớn cũng phải đến các cơ sở y tế để khám bệnh, tránh tình trạng chủ quan dẫn đến biến chứng và nguy cơ tử vong cao.

Cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim ngưng thở.

Hai bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trong đó có một bệnh nhân đã ngừng thở hoàn toàn vừa được Bệnh viện Đà Nẵng cứu chữa kịp thời. Theo Bác sĩ Nguyễn Tuấn Long (Khoa hồi sức tích cực chống độc, BV Đà Nẵng) hiện sức khoẻ bệnh nhân Lê Thị Thành (42 tuổi, trú đường Lê Độ, TP Đà Nẵng) đang trong giai đoạn hồi phục. Trước đó, tối ngày 21/8, bà Thành nhập viện một bệnh viện tư nhân trên địa bàn trong tình trạng đau ngực dữ dội, khó thở. Tại đây, bà tiếp tục có biểu hiện nặng bệnh, sốc tim, ngừng thở, huyết áp không đo được. Bà Thành được chuyển đến BV Đà Nẵng tối cùng ngày. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp vùng trước rộng và được đưa vào khoa Hồi sức tích cực chống độc để điều trị. Các bác sĩ tiến hành thở máy, đặt nội khí quản, dùng thuốc vận mạch liều cao và các thuốc điều trị nhồi máu cơ tim.Tiếp đó, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn viện, can thiệp mạch vành cho bệnh nhân … Sau hơn 5 tiếng điều trị tích cực bệnh nhân đã có huyết áp trở lại, tỉnh ra và có nhịp tự thở. Cùng ngày (21/8), BV Đà Nẵng tiếp nhận bệnh nhân Trần Đại Thịnh (sinh 1968, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) trong tình trạng đau ngực. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim vùng sâu dưới; bị tắc 3 thân động mạch vành (thuộc loại nặng nhất). Bệnh viện tiến hành can thiệp được một nhánh động mạch phải. Hiện tình trạng huyết áp của bệnh nhân được cải thiện, không còn rối loạn nhịp tim, hết khó thở và đã được chuyển lên khoa Nội tim mạch để tiếp tục điều trị. Theo bác sĩ Long, nhồi máu cơ tim là bệnh thường gặp ở những đối tượng trung niên trở về sau. Đặc biệt những đối tượng nguy cơ cao là những người có bệnh béo phì, ít vận động, có tiền sử đái tháo đường, xơ vỡ động mạch…

Đà Nẵng lập Ban chỉ đạo phát triển y tế biển, đảo

Sở Nội vụ TP Đà Nẵng ngày 25-8 cho hay, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa ký ban hành Quyết định 5608/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án “Phát triển y tế biển, đảo TP Đà Nẵng”. Theo đó, BCĐ sẽ do Phó Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ làm Trưởng ban, ngoài ra còn có các Phó Trưởng ban và các thành viên. Nhiệm vụ của BCĐ là giúp Chủ tịch UBND TP chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trên toàn địa bàn tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định 317/QĐ-TTg (ngày 7-2-2013), đồng thời giúp Chủ tịch UBND TP tổ chức, phối hợp các cơ quan, đơn vị huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo đảm y tế biển, đảo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của BCĐ quốc gia và BCĐ các Bộ, ngành T.Ư hướng dẫn. Bên cạnh đó, BCĐ sẽ làm đầu mối phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam và Chỉ huy hiện trường khi có tình huống khẩn cấp xảy ra trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Thanh niên

Xuất hiện căn bệnh mới, giống với Ebola?

Chiều nay 24.8, Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) phát đi thông báo thông tin về một căn bệnh mới chưa rõ nguyên nhân, nhưng gần giống với bệnh Ebola đang xảy ra ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Theo đó, tin tức tại quốc gia trên cho biết phát ngôn viên của Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo vừa thông báo về một căn bệnh chưa rõ nguyên nhân đang xảy ra tại nước này. Đã có một số trường hợp nhiễm bệnh, và một số bị tử vong do căn bệnh có triệu chứng gần giống với bệnh Ebola: sốt, tiêu chảy, chảy máu tai và mũi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn chưa rõ ràng nếu như chưa có các bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa căn bệnh này với dịch bệnh Ebola. Congo đã cử các chuyên gia thuộc Viện Quốc gia nghiên cứu y sinh học, do Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu, đến khu vực xảy ra căn bệnh trên để tìm hiểu nguyên nhân. Trước đây, Congo đã từng xảy ra vài vụ dịch Ebola. Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) đang tiếp tục liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để có các thông tin chính xác và đầy đủ về căn bệnh mới nói trên.

Sức khỏe & Đời sống

Vụ “Tham ô” tại Trung tâm Mắt Bình Thuận: Án oan sai vẫn chưa được giải quyết

Báo Sức khỏe&Đời sống vừa tiếp tục nhận được đơn kêu oan của bà Đặng Thị Linh - nguyên Giám đốc Trung tâm Mắt tỉnh Bình Thuận (thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Thuận) đề nghị giám đốc thẩm đối với Bản án hình sự phúc thẩm số 83/2014/HSPT ngày 12/6/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc bị oan, hoàn toàn không có hành vi tham ô hoặc hành vi “sử dụng trái phép tài sản” như bản án đã buộc tội.

Liên tục kêu oan

Theo đơn của bà Linh yêu cầu xin được xem xét việc các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Thuận đã hình sự hóa vấn đề dân sự và trong quá trình tiến hành tố tụng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát có hành vi cố ý làm trái qui định pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội...Trước đó, ngày 12/6, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án “tham ô” tại Trung tâm Mắt Bình Thuận theo đơn kháng cáo của BS. Đặng Thị Linh - nguyên Giám đốc Trung tâm Mắt Bình Thuận. Như báo Sức khỏe&Đời sống đã phản ánh, diễn biến vụ án trở nên “bất ngờ” khi Viện Kiểm sát chuyển đổi tội danh “chóng mặt”, đại diện Viện Kiểm sát tỉnh Bình Thuận đã đề nghị rút toàn bộ bản kháng nghị của Tòa án nhân dân TP. Phan Thiết trong các phiên tòa trước đó và đề nghị thay đổi tội danh của bị cáo. Hội đồng xét xử cũng đã nghị án theo hướng này. Theo đại diện Viện Kiểm sát tỉnh Bình Thuận, Viện Kiểm sát cũng chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Linh nhưng “bất ngờ” đề nghị chuyển từ tội danh “tham ô tài sản” thành tội danh “chiếm giữ tài sản trái phép” và chịu khung hình phạt từ 14 - 24 tháng tù giam. Bất ngờ hơn, vào giờ nghị án, đại diện Viện Kiểm sát lại đề nghị cho quay lại phần xét hỏi và đề nghị chuyển tội danh của BS. Linh từ “chiếm giữ tài sản trái phép” sang tội danh “sử dụng trái phép tài sản”. Theo luật sư Trần Hải Đức - Đoàn luật sư TP.HCM - đại diện hợp pháp và bào chữa cho BS. Linh tại tòa đã phản đối quyết liệt điều này và cho biết, đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát đã vi phạm nghiêm trọng điều luật trong Bộ luật Hình sự. Viện Kiểm sát đã không bảo vệ được cáo trạng buộc tội, không thực hiện đúng quyền công tố nhưng lại thay đổi “chóng mặt” tội danh của bị cáo là điều không thể chấp nhận tại một phiên tòa phúc thẩm. Theo đơn kêu oan của BS. Linh về việc BS. Linh có tham ô số tiền 11.390.000đ (hóa đơn khống) hay chiếm giữ 50.000.000đ của nhà tài trợ là Công ty thủy điện La Ngâu, luật sư Trần Hải Đức phân tích, nếu kết luận là tham ô tài sản thì ngoài hình phạt tù, các bị cáo còn phải nộp lại tiền tham ô. Tuy nhiên, số tiền 50.000.000đ bị cáo Linh không tham ô nên trong các phiên tòa trước đây và lần này không “đòi” BS. Linh phải nộp lại. Còn nếu quy vào tội danh chiếm giữ trái phép tài sản thì bản án phải xác định khách thể bị xâm hại là ai? Đây có phải tiền ngân sách hay không? Có bị nhà tài trợ đòi lại tiền hay không? Do không thể xác định được điều đó nên việc cấu thành tội phạm là không thể kết luận được. Trong quá trình xét xử và đơn kêu oan, BS. Đặng Thị Linh tiếp tục khẳng định không tham ô đồng nào của Trung tâm Mắt Bình Thuận, cũng không chiếm giữ hay sử dụng trái phép tiền của Nhà nước.

Hàng loạt chỉ đạo nhưng chưa được giải quyết dứt điểm

Trước vụ việc có dấu hiệu oan sai, từ năm 2011 đến nay, báo Sức khỏe&Đời sống đã có hàng loạt bài phản ánh vụ án xét xử “tham ô” tại Trung tâm Mắt Bình Thuận đã gây bức xúc trong dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Báo SK&ĐS cũng đã có Công văn số 192/CV-SKĐS ngày 27/10/2011 của Tổng biên tập báo SK&ĐS gửi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị xem xét lại Bản án hình sự phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Thuận về vụ án tại Trung tâm Mắt Bình Thuận, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã có Công văn số 215/UBTP13 gửi đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, đồng chí Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao yêu cầu báo cáo về việc giải quyết vụ án nêu trên. Cũng liên quan đến vụ án trên, Văn phòng Chủ tịch nước liên tiếp có Công văn số 1064/VPCTN-PL và 411/VPCTN-PL gửi Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truyền đạt ý kiến của Chủ tịch nước giải quyết vụ việc sau khi có ý kiến của đồng chí Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng và kiến nghị của GS.TS. Nguyễn Trọng Nhân - nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Nhãn khoa Việt Nam về việc BS. Đặng Thị Linh (nguyên Giám đốc Trung tâm Mắt Bình Thuận) đang có đơn đề nghị xét xử lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm vì cho rằng bị oan sai. Trước đó, TAND Tối cao đã có Văn bản số 06/KN-HS kháng nghị đối với Bản án hình sự phúc thẩm số 143/2011/HSPT ngày 13/10/2011 của TAND tỉnh Bình Thuận và đề nghị Tòa hình sự TAND Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần trách nhiệm đối với Đặng Thị Linh; giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Bình Thuận xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã làm bị cáo, luật sư bào chữa và những người tham dự phiên tòa hết sức bất ngờ, bức xúc khi vẫn tuyên án BS. Linh phạm tội “sử dụng trái phép tài sản” và quyết định mức xử phạt tù đúng bằng thời gian BS. Linh đã bị tù giam là 1 năm 2 tháng và 16 ngày (từ 7/4/2012 - 22/6/2013). Sau phiên tòa, BS. Linh và gia đình đã tiếp tục làm đơn kêu oan, khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm để phản đối kết luận vụ án và đấu tranh đòi công lý đến cùng chứ không thể nhận tội theo bản án đã tuyên.

Vietnamplus

Hiệu quả bước đầu của đề án luân phiên cán bộ y tế ở TP.HCM

Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, sau đợt 1 triển khai đề án luân phiên cán bộ y tế tại cơ sở, tại các bệnh viện quận huyện, tổng số lượt bệnh nhân được cán bộ luân phiên thực hiện khám và điều trị ngoại trú đạt trên 37.000 lượt, nội trú trên 400 lượt. Các bác sỹ luân phiên cũng thực hiện 141 ca phẫu thuật, trong đó, 104 ca được cán bộ luân phiên trực tiếp phẫu thuật và 37 ca do cán bộ y tế tại đơn vị tiếp nhận thực hiện sau khi được chuyển giao kỹ thuật. Tổng số lượng bệnh nhân phải chuyển về tuyến trên 244 lượt. Điều này cho thấy việc triển khai đề án của thành phố ban đầu đã có hiệu quả. Mặc dù vậy, đề án sẽ hiệu quả hơn nữa nếu cán bộ y tế đơn vị tiếp nhận trực tiếp phẫu thuật nhiều hơn, số ca phải chuyển về tuyến trên ít hơn.

Tăng tính tự chủ cho bệnh viện tiếp nhận

Theo đề án, cán bộ y tế đi luân phiên sẽ trực tiếp khám chữa bệnh cho người dân tại bệnh viện mình đến luân phiên và chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cho các bác sỹ ở bệnh viện quận, huyện. Thế nhưng, đặc thù ở các bệnh viện quận, huyện là thiếu nhân lực trầm trọng. Hầu như các khoa: nội, nhi, ngoại, sản không có bác sỹ để tiếp nhận phần chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên. Bởi vậy, đề án luân phiên cán bộ y tế chỉ mới dừng lại ở mức độ các bác sỹ tuyến trên làm thay cho tuyến dưới. Theo bác sỹ Trần Ninh Bảo Nhi (Trưởng khoa Sản Bệnh viện huyện Cần Giờ), việc các bệnh viện tuyến trên cử cán bộ xuống bệnh viện quận, huyện đã giúp các bệnh viện tuyến dưới về mặt nhân lực rất lớn. Tuy nhiên, nếu triển khai theo hướng như vậy việc thực hiện đề án này sẽ là vô hạn. Bác sỹ tuyến trên cứ đến và đi còn bệnh viện tuyến dưới vẫn không có bác sỹ. Chẳng hạn, ở khoa nhi do bệnh viện không có bác sỹ nhi nên mọi việc đều phụ thuộc bác sỹ nhi tuyến trên. Vì lý do nào đó, bác sỹ tuyến trên không xuống trong một tuần thì cả tuần đó người bệnh không được khám. Trong khi đó, nếu Khoa Nhi của Bệnh viện Cần giờ có bác sỹ thì bác sỹ này sẽ có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ bác sỹ tuyến trên qua đó trình độ chuyên môn được nâng lên rất nhiều. Và dù bác sỹ tuyến trên không có mặt thì bác sỹ ở đây cũng có thể tự mình xử lý những ca khó được, không phải phụ thuộc vào bác sỹ tuyến trên. Do đó, việc cần nhất trong thời gian tới của các bệnh viện quận, huyện là giải bài toán về nhân sự. Không chỉ vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị nơi đến luân phiên còn thiếu nên việc các bác sỹ tuyến trên triển khai các kỹ thuật chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến việc số lượng bệnh nhân chuyển viện lên tuyến trên vẫn còn nhiều. Bác sỹ Chuyên khoa I Nguyễn Thanh Tuệ, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang làm nhiệm vụ tại Bệnh viện huyện Cần Giờ cho biết từ khi thực hiện Đề án luân phiên cán bộ y tế, những phẫu thuật như mổ ruột thừa, bướu cổ hay mổ gân, dây chằng đã được triển khai tại các bệnh viện quận, huyện. Tuy nhiên, với những ca phẫu thuật lớn, dù bác sỹ tuyến trên đủ năng lực thực hiện tại chỗ nhưng vẫn phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên vì thiếu nhiều thiết bị như phương tiện chuẩn đoán, siêu âm tim, gây mê hồi sức… Điều này sẽ gây ra nhiều tốn kém cho bệnh nhận hơn nữa lại không tận dụng hết được năng lực của bác sỹ tuyến trên.

Đảm bảo nhân lực cho bệnh viện tuyến trên

Đề án luân phiên cán bộ y tế đem lại lợi ích rất lớn cho bệnh viện tuyến quận, huyện và người dân nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh viện được phân công cử cán bộ luân phiên và đời sống của bác sỹ đi làm nhiệm vụ. Để tăng thu nhập hầu hết các bác sỹ đều có phòng mạch riêng hoặc làm thêm ngoài giờ ở các bệnh viện tư. Do vậy, nếu đi công tác về các bệnh viện tuyến quận, huyện xa thành phố không những thu nhập của các bác sỹ bị giảm mà cuộc sống gia đình cũng bị xáo trộn. Mặc dù sẵn sàng đi làm nhiệm vụ, xem việc được đi phục vụ bà con ở vùng khó khăn là niềm vui nhưng bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Thơ, Bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương đang làm nhiệm vụ tại Bệnh viện huyện Cần Giờ cũng có những lo lắng: "Khi được phân công về Bệnh viện huyện Cần Giờ công tác, tôi phải tạm đóng cửa phòng mạch của mình. Hơn nữa, con tôi mới ba tuổi chưa thể đem đi cùng mẹ nên phải gửi ông bà ở gần nhà chăm sóc giúp."Bên cạnh đó, do các đơn vị cử cán bộ y tế đi luân phiên luôn trong tình trạng quá tải nên gặp không ít khó khăn về nhân lực. Bác sỹ Phan Văn Nghiệm, Phó Giám đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết: "Hiện tại bệnh viện có 8 bác sỹ đi luân phiên mà mỗi bác sỹ phải đi ít nhất một năm khiến số bác sỹ còn làm phải gánh vác công việc nhiều hơn. Chẳng hạn, thay vì mỗi bác sỹ một tuần trực một ngày nhưng do thiếu người nên một tuần phải trực hai ngày. Bên cạnh đó, do lực lượng mỏng nên người dân đến khám bệnh sẽ phải chờ đợi lâu hơn. Cho nên, để tránh trường hợp bác sỹ được cử đi tới cơ sở quá lâu ảnh hưởng tới cuộc sống của chính bác sỹ và công tác chuyên môn của bệnh viện tuyến trên thì cần phải có một chính sách hỗ trợ và cần phải có kế hoạch sắp xếp thời gian cử cán bộ đi luân phiên hợp lý." Hiện tại, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang thực hiện theo kiểu luân phiên mỗi bác sỹ sẽ đi một tuần hoặc một tháng thay phiên nhau cho đến khi nào làm nhiệm vụ đủ một năm. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng tạo điều kiện và động viên tinh thần của bác sỹ khi đi làm nhiệm vụ.

Những biện pháp hữu hiệu phòng bệnh từ vi-rút Ebola

Để phòng bệnh do vi rút Ebola, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau: Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là thực hành vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên với xà phòng, dung dịch sát khuẩn. Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là thực hành vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên với xà phòng, dung dịch sát khuẩn. Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, các vật dụng của người, động vật nhiễm bệnh hoặc các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; Hạn chế đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh Ebola khi không cần thiết (quốc gia vùng Tây Phi: Liberia, Guinea, Sierra Leone và Nigeria). Nếu phải đi, cần tìm hiểu thông tin tình hình dịch bệnh Ebola tại nơi đến để có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh Ê-bô-la; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế, mặc trang phục phòng hộ cá nhân đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Những người trở về từ các quốc gia vùng Tây Phi, trong vòng 21 ngày nếu có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, phát ban... hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm. Thường xuyên cập nhật thông tin và cách phòng chống dịch bệnh Ebola của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế trên website: http:// moh.gov.vn hoặc http://vncdc.gov.vn/ và các thông tin chính thống khác.

Nhân dân

Thanh Hóa chấn chỉnh khám, chứng nhận sức khỏe cho người điều khiển phương tiện cơ giới

Ngày 24-8, Sở Y tế Thanh Hóa đã thi hành hình thức kỷ luật khiển trách, không được hưởng tiền dịch vụ, cắt các danh hiệu thi đua đối với ông Lê Thành Đồng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thị xã Sầm Sơn. Trước đó, Hội đồng kỷ luật đã kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra sai phạm khi chứng nhận đủ sức khỏe cho người bị hỏng một mắt theo học, đủ điều kiện dự thi sát hạch để được cấp giấy phép lái xe hạng B2. Được biết, đầu năm nay ông Trịnh Xuân Ngãi, sinh năm 1964, thường trú tại thị trấn huyện Vĩnh Lộc, nộp hồ sơ, theo học trường Trung cấp nghề Hưng Đô, có trụ sở ở thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa. Cuối tháng 7, trong quá trình kiểm tra, nhận dạng học viên dự thi sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô-tô hạng B2 cho học viên tại Trung tâm sát hạch lái xe-trường Trung cấp nghề Hưng Đô, cán bộ sát hạch phát hiện ông Ngãi bị hỏng một mắt, phải đeo mắt giả. Dù vậy, trên giấy chứng nhận sức khỏe vào ngày 15 tháng 3 năm 2014, Bệnh viện Đa khoa thị xã Sầm Sơn ghi thị lực hai mắt của ông Ngãi là 10/10, kết luận đủ sức khỏe lái xe ô-tô hạng B2. Ngày 18-8, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn số 7522/UBND-VX nêu rõ: Căn cứ tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế, trường hợp ông Trịnh Xuân Ngãi bị hỏng một mắt là không đủ điều kiện sức khỏe đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Bệnh viện Đa khoa thị xã Sầm Sơn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe đối với ông Ngãi là không đúng quy định hiện hành về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Anh Tuấn giao Sở Y tế căn cứ các quy định pháp luật kiểm tra, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm trên; tiến hành rà soát, chấn chỉnh việc khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người điều khiển các phương tiện cơ giới đường bộ, định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

Một thế giới

Đồng loạt thanh tra các cơ sở bánh Trung thu

Sở Y tế TP.HCM cho biết, bắt đầu từ ngày mai (25.8), các đoàn thanh, kiểm tra của TP sẽ đồng loạt tiến hành thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm trên địa bàn TP. Đợt thanh, kiểm tra lần này sẽ kéo dài trong 30 ngày...Trong số các đoàn thanh, kiểm tra đợt này có 3 đoàn kiểm tra cấp TP (1 đoàn kiểm tra liên ngành TP, 2 đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Y tế TP ), còn lại là các đoàn kiểm tra liên ngành quận – huyện và phường – xã. Trong đó, đoàn kiểm tra liên ngành TP sẽthanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm phục vụ Tết Trung thu cung cấp với số lượng lớn như: bánh trung thu, mức, kẹo, bia, rượu…; đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Y tế sẽ kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thực phẩm chức năng, nước đóng chai…; các đoàn kiểm tra liên ngành quận – huyện sẽ kiểm tra các quán ăn, cửa hàng ăn uống, thức ăn đường phố; còn các đoàn kiểm tra liên ngành xã – phường sẽ kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo cấp quản lý. Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trong đợt thanh, kiểm tralần này, các đoàn thanh, kiểm tra của TP sẽ chú trọng kiểm tra những nơi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn, các cơ sở nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các đoàn thanh, trakiểm sẽ tập trung vào các nội dung liên quan đến pháp nhân và an toàn thực phẩm của các cơ sở như: giấy chứng nhận kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; hồ sơ về nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia chế biến thực phẩm; tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng lý quảng cáo…. Đặc biệt,trong đợt thanh, kiểm tra này các đoàn còn kiểm tra cả nguồn nước dùng để chế biến thực phẩm. “Khi có dấu hiệu vi phạm về chất lượng và an toàn thực phẩm sẽ lấy mẫu xét nghiệm. Đồng thời, thanh tra ngược dòng đối với những cơ sở sản xuất, chế biến, cung ứng các sản phẩm không đạt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm”, ông Bỉnh nhấn mạnh.

Hải quan

Nhiều nước trên thế giới tăng cường đối phó với dịch Ebola

Trong bối cảnh dịch Ebola đang diễn biến nghiêm trọng ở các nước Tây Phi, nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngăn ngừa dịch cũng như hỗ trợ các nước khác đối phó với vấn đề này. Chính phủ Philippines ngày 24-8 thông báo đã lên kế hoạch sơ tán gần 3.500 lao động nước này đang làm việc tại ba quốc gia có dịch Ebola gồm Guinea, Liberia và Sierra Leon. Trước đó, mối quan ngại về nguy cơ Ebola xuất hiện tại Philippines đã được giải tỏa sau khi kết quả xét nghiệm một thủy thủ Philippines bị nghi nhiễm bệnh Ebola được xác nhận âm tính. Theo số liệu của nhà chức trách Philippines, hiện có 880 công dân nước này tại Guinea, 632 người tại Liberia và 1.979 người tại Sierra Leon. Cùng ngày, Chính phủ Australia thông báo sẽ đóng góp một triệu đôla Australia (AUD) cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh Ebola ở Tây Phi và ngăn ngừa dịch tiếp tục lan rộng. Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Julie Bishop cho biết khoản tiền trên sẽ giúp WHO cung cấp sự hỗ trợ khẩn cấp cho các nước có dịch. Ngoại trưởng Bishop cũng kêu gọi người dân Australia cân nhắc kế hoạch đi du lịch tới Sierra Leone, Liberia, Guinea và nên rời khỏi các nước này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động. Tại Benin, hội nghị các bộ trưởng y tế châu Phi dự kiến diễn ra vào đầu tháng Chín đã bị đình hoãn do dịch Ebola. Trước đó, theo kế hoạch, khóa họp lần thứ 64 của Ủy ban WHO phụ trách các bộ trưởng y tế châu Phi sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5-9 tại Benin với sự tham dự của hơn 40 phái đoàn trong khu vực. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Benin Nassirou Arifari cho biết sau khi tham vấn với WHO, quyết định hoãn họp được công bố nhằm bày tỏ sự đoàn kết với các quốc gia đang bị dịch Ebola. Hiện tại, Benin chưa xuất hiện bệnh nhân Ebola. Tuy nhiên, quốc gia này có có hoạt động giao thương lớn hàng ngày với thành phố Lagos, trung tâm kinh tế lớn của Nigeria, quốc gia đã ghi nhận 14 trường hợp nhiễm Ebola, trong đó có 5 người đã tử vong.

Gia đình Việt Nam

Bộ Y tế: Chất Triclosan được phép sử dụng trong kem đánh răng

Trước những thông tin trong kem đánh răng nhãn hiệu Total của Colgate có chứa chất Triclosan – loại chất được cho là có thể gây ung thư, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã vào cuộc xác minh và đưa ra thông báo chính thức đến người tiêu dùng. Theo Cục quản lý Dược (Bộ Y tế), cơ quan này chưa nhận được bất kỳ cảnh báo mất an toàn nào liên quan sản phẩm kem đánh răng đang lưu thông trên thị trường. Khi có thông tin chất Triclosan trong kem đánh răng Colgate có thể gây ung thư, sinh non… lan rộng, Cục đã liên hệ với Hiệp hội mỹ phẩm Asean để xác minh, trấn an người tiêu dùng. Để bảo đảm sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam, Cục Quản lý dược đã yêu cầu hệ thống kiểm nghiệm tiếp tục lấy mẫu kiểm tra chất lượng mỹ phẩm, trong đó tập trung kiểm tra các chất cấm và chất có giới hạn về nồng độ, hàm lượng sử dụng, trong đó có Triclosan. Mới đây, Cục đã chính thức đưa ra thông báo với người tiêu dùng như sau: Tại Phụ lục VI (Annex VI), Triclosan là chất được phép sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm với vai trò là chất bảo quản với hàm lượng không vượt quá 0,3%, và có thể được sử dụng với mục đích khác liên quan đến tác dụng diệt khuẩn của chất này. Không chỉ các nước ASEAN mà cả EU và FDA - Hoa Kỳ cũng cho phép sử dụng Triclosan trong các sản phẩm mỹ phẩm với giới hạn nồng độ hàm lượng và điều kiện sử dụng tương tự như trên. Thực tế hiện nay, Triclosan được sử dụng tương đối phổ biến trong nhiều loại mặt hàng như thực phẩm, mỹ phẩm… Đối với mỹ phẩm, thông thường, Triclosan được sử dụng với vai trò là chất bảo quản và chất diệt khuẩn trong các sản phẩm như kem đánh răng, sản phẩm rửa tay, sữa tắm…Trước đó, ngày 12/8, hãng tin Bloomberg đã trích dẫn một báo cáo khoa học dài 35 trang về những tác hại của chất Triclosan có trong kem đánh răng Colgate Total của công ty Colgate-Pamolive. Nghiên cứu này cho thấy, chất Triclosan có thể gây ra sự phát triển của các tế bào ung thư, sinh non hoặc khiến hệ xương kém phát triển ở động vật. Nhà khoa học Thomas Zoeller trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg cho rằng: “Mặc dù những nghiên cứu này chỉ chứng minh tác hại của Triclosan trên động vật nhưng nếu sử dụng trên người chắc chắn cũng sẽ tiểm ẩn nguy cơ cao”. Ngay khi thông tin này lan rộng, người tiêu dùng trong đã có những phản ứng như hoang mang, nghi ngờ. Tại Việt Nam, nhiều khách hàng quen thuộc của Colgate cũng tỏ ra lo lắng. Không ít người đã nghĩ tới việc tạm dừng/đổi sang sử dụng sản phẩm kem đánh răng khác phù hợp hơn. Trong khi đó, nhãn hàng Colgate - Pamolive tại Việt Nam chưa lên tiếng chính thức nào về vấn đề này.

Vnexpress

Tủ thuốc y tế công cộng dọc biển Nha Trang

Nhiều khách gặp tai nạn, thương tích khi đi tắm biển, hoạt động thể thao gần biển, bị trúng gió… được sơ cứu kịp thời nhờ các tủ thuốc y tế cộng đồng dọc biển. Gần một tháng nay, các tủ thuốc y tế cộng đồng dọc tuyến đường biển Trần Phú - Phạm Văn Đồng (TP Nha Trang, Khánh Hòa) được lắp đặt thí điểm nhằm giúp người dân thuận lợi trong việc sơ cứu ban đầu khi gặp tai nạn. Anh Nguyễn Trung Dũng, Bí thư Thành đoàn Nha Trang cho biết mỗi tủ thuốc chi phí 1,5 triệu đồng, chứa các dụng cụ y tế cần thiết cho việc sơ cứu ban đầu như bông băng, gạc, nẹp, dầu nóng, thuốc sát trùng… Anh Dũng giải thích, sở dĩ Thành đoàn chọn đường biển là nơi lắp đặt những tủ thuốc công cộng đầu tiên vì người dân và du khách đi tắm biển đôi khi xảy ra tai nạn, bị thương tích do sinh vật biển tấn công hoặc chấn thương trong khi vui chơi, hoạt động thể thao trên biển. "Thành đoàn còn phối hợp với Hội chữ thập đỏ thành phố tổ chức tập huấn các cơ sở đoàn có tủ thuốc y tế cộng đồng công tác sơ cứu ban đầu để sử dụng hiệu quả tủ thuốc”, anh Dũng cho biết. Nhận xét về hiệu quả của mô hình này, anh Bùi Anh Phong, Phân đội trưởng phân đội 6 trạm 3 Đội Thanh niên xung kích TP Nha Trang tại khu vực công viên Quảng trường 2/4 cho biết: "Nhờ có tủ thuốc, chúng tôi đã sơ cứu ban đầu cho nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông trên đường Trần Phú, những em nhỏ chơi các trò chơi bị té trên quảng trường… Trường hợp nặng, sau khi sơ cứu chúng tôi chuyển người bị nạn đến các bệnh viện trong thành phố để tiếp tục điều trị". Ông Nguyễn Tùng Tam ngụ tại V3 Kiến Thiết, TP Nha Trang, ủng hộ: “Theo tôi việc lắp đặt các tủ thuốc này rất tốt, rất cần thiết và hữu dụng cho dân cũng như du khách”. Dự kiến, trong tháng 10 Thành đoàn Nha Trang tiếp tục lắp đặt thêm 10 tủ thuốc trên Quốc lộ 1 đi qua các xã Vĩnh Lương và Vĩnh Phương, bến xe phía Bắc, bến xe phía Nam của thành phố, ga Nha Trang.

Báo điện tử Chính phủ

Không có kẹo sữa mềm chứa melamine ở Việt Nam

Đó là kết luận của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) sau khi kiểm tra 18 mẫu kẹo mềm sản xuất trong nước và nhập khẩu tại các chợ, siêu thị, cửa hàng bán bánh kẹo ở Hà Nội và TPHCM. Theo Cục An toàn thực phẩm, ngày 2/8, một số báo đưa tin các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã phát hiện sản phẩm kẹo sữa chua và kẹo bán thành phẩm của một cơ sở sản xuất tại tỉnh Quảng Đông có chứa hóa chất melamine. Ngay sau khi có thông tin, để chủ động giám sát, phát hiện và kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm kẹo sữa mềm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Y tế công cộng TPHCM điều tra, lấy mẫu kẹo sữa mềm trên địa bàn Hà Nội và TPHCM để kiểm nghiệm chỉ tiêu melamine. Các cơ quan chức năng đã lấy tổng số 18 mẫu kẹo sữa mềm, trong đó có 8 mẫu sản xuất trong nước và 10 mẫu có nguồn gốc nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia tại các chợ, siêu thị, cửa hàng bán bánh kẹo trên thị trường Hà Nội (siêu thị Fivimart Lò Đúc, siêu thị Xmart Lò Đúc, siêu thị Hapro Lê Quý Đôn, cửa hàng số 4 Hàng Giầy) và TPHCM (chợ Bình Tây, chợ Rạch Ông, Lotte Mart Nam Sài Gòn) để tiến hành kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy: 17/18 mẫu không phát hiện melamine trong sản phẩm. 1 mẫu phát hiện hàm lượng melamine là 0.093mg/kg, thấp hơn mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm là 2,5mg/kg theo Quyết định số 38/2008/QĐ-BYT ngày 11/12/2008 của Bộ Y tế. Như vậy, hiện tại chưa phát hiện nguy cơ về melamine trong sản phẩm kẹo sữa mềm trên thị trường. Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng cập nhật thông tin và cảnh báo sớm các mối nguy về an toàn thực phẩm cho cộng đồng. Melamine là một chất hữu cơ, màu trắng pha lê, vàtan tkhó hòarong nước. Vì giàu nitrogen, nên melamine được sử dụng làm chất dập lửa.Melamine thường kết hợp với chất formaldehyde để sử dụng trong qui trình sản xuất nhựa, chất keo, giấy, vải, và một số sản phẩm phục vụ cho việc tẩy rửa. Do hầu hết các cuộc kiểm tra protein hiện nay vẫn căn cứ vào hàm lượng nitrogen, mà melamine có mức độ nitrogen cao, chiếm 66% khối lượng, nên nhiều nhà sản xuất thiếu lương tâm lợi dụng điều này để cho vào sữa nhằm đánh lừa máy móc khi kiểm định chất lượng độ đạm của sữa. Khi thêm melamine vào sữa, chỉ số xét nghiệm sẽ cho thấy hàm lượng nitrogen rất cao, gây hiểu lầm là lượng protein cao, nhưng đó chỉ là đạm giả, vì nitrogen trong melamine không có giá trị dinh dưỡng. Nhiều bậc cha mẹ đã vô tình mua phải các sản phẩm sữa có hàm lượng melamine cao vẫn tưởng rằng đang cho con mình dùng sữa có hàm lượng đạm cao, mà không biết mình đang cho con mình uống “thuốc độc”. Bởi theo nhiều nghiên cứu, nếu ăn, uống thực phẩm có lẫn melamine sẽ dẫn tới tổn thương khả năng sinh sản, gây sỏi thận hoặc sỏi bàng quang, dẫn tới ung thư bàng quang.

Pháp luật

Lập sáu đội chống dịch bệnh khẩn cấp

Ngày 24-8, PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết Viện đã thành lập sáu đội cơ động chống dịch để sẵn sàng điều tra xử lý dịch bệnh, trong đó có các bệnh mới nổi. Sáu đội này sẽ thường trực 24/24 giờ, kể cả ngày nghỉ, lễ, tết. Thành phần của mỗi đội cơ động gồm chín cán bộ chuyên môn. Theo PGS Lân, các đội cơ động có nhiệm vụ triển khai các kỹ thuật chuyên môn nhằm giúp địa phương khoanh vùng, xử lý các vấn đề y tế công cộng trong tình huống khẩn cấp, trong đó có dịch bệnh và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, không để dịch lan rộng, hạn chế thấp nhất tác động của dịch bệnh. Bên cạnh đó, hiện Viện Pasteur TP.HCM đã và đang thẩm định các quy trình xét nghiệm virus Ebola.

Tuổi trẻ

Em bé bị thắt vòng ở chân xuất viện

Ngày 25-8, khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa TP Pleiku (Gia Lai) cho biết sau một thời gian phẫu thuật điều trị chân bị thắt vòng, em Puih Sâm (xã Ia Kênh, TP Pleiku) đã được xuất viện. Bác sĩ Tăng Văn Thành - trưởng khoa ngoại - cho biết ca mổ chân cho em Sâm tiến triển khả quan, phần thắt vòng trên bắp chân đã được tháo, các cơ, hệ thống mạch máu phần phía dưới điểm thắt vòng bắt đầu trở lại bình thường. Tuy nhiên em Sâm còn nhiều nút thắt khác trên tay, các ngón tay chưa thể phẫu thuật. Cũng theo bác sĩ Thành, do bị thắt vòng trước đây nên quá trình di chuyển, bàn chân của Sâm bị nghiêng hẳn về bên trong. Để em có thể đi lại được như bình thường cần thêm một ca phẫu thuật. Tại buổi làm thủ tục cho em Sâm xuất viện, đại diện báo Tuổi Trẻ đã trao số tiền 2 triệu đồng do một bạn đọc gửi giúp đỡ.

Dân trí

Cứu sống bé sơ sinh có mẹ bị tai biến bất ngờ khi chuyển dạ

Đang trong quá trình chuyển dạ đợi sinh, sản phụ bất ngờ bị sa dây rốn. Nếu không kịp thời xử lý em bé có nguy cơ tử vong vì ngạt do dây rốn bị chẹt khiến máu không được truyền cho thai nhi…May mắn, một tình nguyện viên người Nhật đã phản ứng rất nhanh, tiếp sức cùng nữ hộ sinh nhanh chóng cho tay vào cổ tử cung “nâng” phần tử cung không bị đè xuống làm chẹt dây rốn trong suốt quá trình chuyển bệnh nhân từ phòng theo dõi đẻ sang phòng mổ đến khi em bé được lấy ra an toàn khỏi bụng mẹ. Nữ tình nguyện viên người Nhật này luôn ở trạng thái tay gồng lên để chống đỡ cơn co bóp tử cung của sản phụ, vừa di chuyển theo xe đẩy bệnh nhân đẻ và được chứng kiến bác sĩ phẫu thuật trong tình huống rất hi hữu, tay vẫn giữ nguyên trong cổ tử cung của người mẹ, đảm bảo cho đầu bé không bị sức nặng của tử cung, cơn co bóp tử cung chèn xuống làm chẹt dây rau rốn, có thể khiến thai nhi tử vong ngay tức thì vì thiếu dưỡng khí. Cô tình nguyện viên này cũng phải giữ tư thế đặc biệt này suốt hơn 15 phút đến khi bác sĩ sản đưa được em bé ra an toàn thì Miki mới rút tay ra khỏi tử cung người mẹ. Sáng 25/8, bé Bé Đặng Vũ Trường Sơn, em bé được cứu sống từ người mẹ tai biến bất ngờ khi chuyển dạ đã hoàn toàn khỏe mạnh. Bé nhanh nhẹn, bú, ngủ tốt, kết quả siêu âm thóp, tim, cộng hưởng từ sọ đều cho thấy bé không có tổn thương do suy hô hấp sau sinh do tai biến bất ngờ trong quá trình sinh nở. Trước đó, ngày 15/8 bệnh nhân Vũ Thị Hồng Nhung ( 26 tuổi, Ngô Thì Nhậm, Hà Nội) nhập viện Bạch Mai trong tình trạng có cơn co tử cung. Đây là lần mang thai đầu tiên của sản phụ với tình trạng thai nghén hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền sử gì đặc biệt. Tại thời điểm nhập viện, bác sĩ cho theo dõi sinh thường. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ và chuyển bị đẻ, sản phụ được phát hiện sa dây rau. Nguy cơ thai nhi tử vong rất cao nếu không xử lý kịp thời, do dây rau bị chẹt, khiến máu, dưỡng chất, ôxy không thể truyền cho trẻ. Rất may mắn, thời điểm này có tình nguyện viên người Nhật Soma Miki - Tình nguyện viên của tổ chức JICA (Nhật Bản) - đang làm việc tại khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai trong hai năm nay - đã kịp thời xử lý tình huống hiếm gặp trên. Chị Miki đã dùng tay và “sức mạnh” bàn tay đẩy vùng tử cung lên, giữ không cho cơn co bóp tử cung chèn ép đầu trẻ vào dây rau làm chẹt dây rau rốn. Th.S Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), sa dây rau là một trong những cấp cứu sản khoa có thể làm trẻ bị tử vong ngay nếu không được xử lý kịp thời. Nguyên nhân là do dây rau bị sa xuống trước ngôi thai, khi gặp các cơn co hoặc rặn đẻ, ngôi thai đè ép dây nhau làm nghẹt lưu thông tuần hoàn, khiến không cung cấp máu từ người mẹ cho trẻ được, gây nguy hiểm cho thai nhi, khi đó trẻ rất dễ dẫn tới tử vong. “Vì thế, khi được báo về ca bệnh, khoa Nhi đã cử ngay một kíp hồi sức chờ sẵn tại phòng mổ. Ngay sau khi được lấy ra khỏi bụng mẹ, bé Trường Sơn bị suy hô hấp, người tím ngắt nhưng kíp hồi sức đã ngay lập tức tiến hành đặt nội khí quản, tiêm thuốc, hồi sức trẻ ngay tại phòng mổ. Sau khi được hồi sức, cấp cứu trẻ hồng hào trở lại và được đưa xuống khoa Nhi theo dõi. Sau khi xuống khoa, bệnh nhi được kiểm tra lại và được rút ống nội khí quản chỉ hỗ trợ hô hấp không xâm nhập. Tình trạng trẻ tốt lên từng ngày và đến nay, sau 10 ngày sau sinh sức khỏe bé hoàn toàn khỏe mạnh”, BS Nam cho biết. Theo Soma Miki, cô đã gặp tình huống trên tại Nhật trước đó. Vì vậy, khi thấy tình trạng của sản phụ Nhung, Miki đã nhanh chóng áp dụng việc cấp cứu khẩn cấp cho thai nhi. “Lần trước mình chỉ là người chứng kiến, lần này gặp bệnh nhân, mình trực tiếp xử lý bệnh nhân, người mỏi nhừ khi phải cúi người di chuyển theo xe đẩy bệnh nhân trong tư thế đặc biệt, lại chứng kiến ca mổ trong tư thế đặc biệt, nhưng mình rất vui vì đã hỗ trợ được các bác sĩ để em bé được an toàn”, Miki chia sẻ. Sáng 25/8, nhìn thấy Miki vào thăm bé, vợ chồng chị Nhung không giấu nổi sự xúc động, niềm vui vì chính nhờ phản ứng nhanh nhẹn này mà em bé qua được tình huống nguy hiểm.

3 trẻ tử vong sau phẫu thuật từ thiện: Bộ Y tế vào cuộc

Sau khi 3 trẻ tử vong sau khi phẫu thuật “hở hàm ếch”, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ chương trình phẫu thuật nụ cười của OSCA. Sau thông tin 3 trẻ tử vong sau khi phẫu thuật “hở hàm ếch” từ thiện do Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA, Hà Nội) phối hợp với Bệnh viện Quân y 87 tổ chức được báo chí đưa ra, Bộ Y tế đã lên tiếng. Bộ Y tế cho biết đã yêu cầu Sở Y tế Khánh Hòa vào cuộc làm rõ nguyên nhân. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết đã nhận được thông tin về sự việc ba trẻ tử vong sau phẫu thuật từ thiện tại Khánh Hòa. Ông Khuê thông tin:Thông qua đường dây nóng của Sở Y tế Khánh Hòa, Bộ Y tế đã yêu cầu đình chỉ chương trình phẫu thuật nụ cười của OSCA. Bộ Y tế cũng yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên môn, đánh giá quy trình phẫu thuật và cấp cứu cho bệnh nhân. Ông Vũ Sỹ Vân, Phó Chánh văn phòng Bộ Y tế cho biết,theo quy định, hội từ thiện muốn hoạt động phải xin phép chính quyền địa phương. Tất cả những người tham gia khám chữa bệnh trong hội từ thiện, phải có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ này được cấp 1 lần có giá trị vĩnh viễn, nhưng cứ 2 năm, bản thân người được chứng chỉ phải cập nhật kiến thức y khoa hoặc bồi dưỡng sau đại học…. Các bác sĩ phải được đào tạo y khoa… liên tục, nếu không sẽ bị tước chứng chỉ này. Ông Vân cho biết, hiện nay ông chưa nắm được có bao nhiêu hội từ thiện hoạt động như Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA). Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Bùi Quốc Công, Phó Trưởng khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện E Trung ương nhận định, kỹ thuật gây mê là một kỹ thuật khó. Để gây mê hồi sức phải có bằng, chứng chỉ, không có chứng chỉ hành nghề không được phép làm. “Các bác sĩ gây mê lưu ý, khi sử dụng thuốc phải đúng liều, đúng cân nặng. Trong các giai đoạn làm thủ thuật, gây mê là kỹ thuạt khó, các bác sĩ phải theo dõi chặt chẽ chức năng sống, nhịp thở oxy”, bác sĩ Công nói. Trước đó, 3 cháu Nguyễn Ngọc Tuyết,Nguyễn Quang Minh, Pi Năng Tuấn Hữa ở Khánh Hòa được Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA, Hà Nội) phối hợp với Bệnh viện Quân y 87 phẫu thuật hở hàm ếch miễn phí. Cả 3 cháu đều tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa sau khi được Bệnh viện Quân y 87 chuyển qua cấp cứu. Đây là 3 cháu đầu tiên tử vong sau khi Chương trình thực hiện thành công hàng loạt cho các em nhỏ ở Đắk Lắk, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Hòa Bình, Lâm Đồng, Cà Mau...

Bé gái nguy kịch sau tiêm vắc xin là do viêm não

Nếu gặp tai biến do vắc xin, bệnh nhân đã có diễn tiến nặng hoặc hết co giật ngay từ ngày đầu tiên. Căn cứ trên diễn tiến bệnh lý của bệnh nhân cho thấy đây là trường hợp bị viêm não do vi rút. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết thông tin trên vào chiều 25/8. Theo đó, sau khi tiếp nhận bệnh nhân L.H.N.P (19 tháng tuổi, ngụ tại Tây Ninh) phía bệnh viện đã tiến hành làm các xét nghiệm loại trừ các chứng bệnh có liên quan đến tình trạng tím tái, co giật như viêm màng não do vi trùng, xuất huyết não, rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa… Tuy nhiên, các kết quả kiểm tra không ghi nhận các loại bệnh trên. Theo phân tích của BS Trương Hữu Khanh, bệnh viêm não thường có diễn tiến cấp tính, sốt cao tím tái, co giật, ngưng thở, có thể rơi vào hôn mê; trong 4 đến 5 ngày tiếp theo, bệnh nhân vẫn có thể co giật, suy hô hấp, sau đó mới khóc và tập ăn trở lại… Thông thường những ca viêm não có thể phải mất cả tuần mới dần bình phục trở lại, những ca nặng có thể phải thở máy cả tháng. Những diễn tiến của bệnh viêm não hoàn toàn trùng hợp với trường hợp của bệnh nhi trên bởi 4 ngày sau khi phát bệnh, bé vẫn còn co giật. Hiện, chúng tôi đã khống chế được tình trạng suy hô hấp giúp bé không còn phải thở máy, cháu đã bước đầu vượt qua được giai đoạn nguy hiểm nhất, tiên lượng sức khỏe tương đối khả quan. Tuy nhiên, chưa thể nói trước được những di chứng có thể xảy đến với bệnh nhi. BS Trương Hữu Khanh cũng loại trừ những nguyên nhân dẫn tới tình trạng co giật, suy hô hấp của bệnh nhi liên quan đến việc tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván. “Nếu gặp tai biến do vắc xin, bệnh nhân đã có diễn tiến nặng hoặc hết co giật ngay từ ngày đầu tiên. Đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa bệnh viêm não và mũi tiêm vắc xin cho bệnh nhân. Việc tiêm vắc xin không liên quan đến tình trạng bệnh viêm não của cháu bé”.

Nhiều sản phẩm chức năng bị ngừng lưu hành vì kém chất lượng

Ngày 25/8 Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra quyết định thu hồi giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, đình chỉ lưu hành loại TPCN Triple Strength Glucosamin, Chondroitin & MSM của Công ty TNHH Văn Duy Phương vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trước đó, qua thanh, kiểm tra về ATTP,Cục ATTP đã kiểm tra và phát hiện Công ty TNHH Văn Duy Phương, địa chỉ tại 214 Bis Võ Văn Tần, P5,Q3, Tp. HCM nhập khẩu, bán ra thị trường 02 lô sản phẩm TPCN: Triple Strength Glucosamin, Chondroitin & MSM có nguồn gốc từ Mỹ không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố. Trước sai phạm ngày, ngày 25/8/2014 Cục trưởng Cục ATTP đã ban hành quyết định số 63/QĐ-XPHC, xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Văn Duy Phương với mức phạt 10 triệu đồng. Đồng thời buộc Công ty TNHH Văn Duy Phương thu hồi, tiêu hủy toàn bộ số sản phẩm đã nhập khẩu có chất lượng không đạt tiêu chuẩn công bố. Theo quyết định này, Công ty có thời hạn 30 ngày để tiến hành thu hồi sản phẩm, khắc phục hậu quả. Cùng ngày, Cục trưởng Cục ATTP cũng ra quyết định thu hồi Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP số 9951/2011/YT-CNTC ký ngày 20.8.2011 đã cấp cho sản phẩm TPCN Triple Strength Glucsamine, Chondroitin& MSM của Công ty TNHH Văn Duy Phương, yêu cầu Công ty này nộp lại Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP nói trên về Cục ATTP trước ngày 26/8/2014. Cục An toàn thực phẩm cũng ra quyết định đình chỉ hoàn toàn việc lưu hành sản phẩm TPCN năng Triple Strength Glucosamin, Chondroitin & MSM của Công ty TNHH Văn Duy Phương từ ngày 25/8/2014.

Gia đình xã hội

Diễn biến mới nhất tình hình nạn dịch Ebola trên thế giới

Ngày 22/8, Tổ chức Y tế thế giới WHO thông báo số người thiệt mạng do vi rút Ebola tiếp tục tăng mạnh lên 1.427 người trong tổng số 2.615 trường hợp nhiễm bệnh. Như vậy, thế giới vẫn chưa thể kiểm soát được dịch Ebola.

Congo xác nhận hai ca Ebola đầu tiên

Cộng hòa Dân chủ Congo hôm 24/8 đã xác nhận hai trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên trong năm nay, nhưng khẳng định các bệnh nhân này không liên quan đến dịch bệnh đang hoành hành tại bốn quốc gia Tây Phi. Bộ trưởng Y tế Congo - Felix Kabange Numbi tuyên bố ở thủ đô Kinshasa, rằng hai trong số tám mẫu lấy từ bệnh nhân bị sốt bí ẩn đã được thử nghiệm dương tính với Ebola. Phát biểu sau đó trên truyền hình quốc gia, Bộ trưởng Kabange cho biết xác nhận này đánh dấu lần bùng nổ thứ bảy của virus Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Tuy nhiên, ông cho biết hai trường hợp mới phát hiện "không liên quan đến đại dịch đang hoành hành ở Tây Phi" và là chủng bệnh khác nhau. Nhà chức trách ngay lập tức thiết lập chế độ cách ly xung quanh khu vực bị ảnh hưởng ở tỉnh Equateur gần Jera, cách thủ đô Kinshasa cúa Congo 1.200 km về phía Đông Bắc. Tổ chức bác sỹ không biên giới cho biết họ đã gửi một nhóm bác sĩ để giúp xử lý bệnh nhân trong khu vực.

Hai bệnh nhân Ebola ở Mỹ đã xuất viện

Thông cáo của bệnh viện cho biết bệnh nhân nữ Nancy Writebol đã được xuất viện ngày 19/8, còn bệnh nhân thứ hai - Kent Brantly - được xuất viện sau đó hai ngày (21/8). Tiêu chí cho các bệnh nhân xuất viện căn cứ vào các xét nghiệm chẩn đoán máu và nước tiểu, cũng như các quy định tiêu chuẩn đối với bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện cho biết trong thông cáo của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cảnh báo rằng còn chưa rõ rsự bình phục của hai bệnh nhân này có phải do được điều trị bằng ZMapp hay không.

Thoát khỏi "tử thần" Ebola không cần thuốc

Alhassan Kemokai đến từ đất nước Sierra Leone. Anh mắc bệnh Ebola khi đang chăm sóc người mẹ đau ốm. Chỉ 3 ngày sau khi mẹ anh qua đời cũng vì Ebola, anh đã bị sốt. Từ khi phát hiện mình có biểu hiện của căn bệnh Ebola như sốt, tiêu chảy, anh đã tự mình cách ly khỏi vợ con và để riêng những bộ quần áo của mình để sau này đem hỏa thiêu. "Tôi đã đi quanh những xác chết. Thật kinh khủng. Hằng ngày lại có 1,2, 3 hoặc 4 người chết. Khi tôi đi, tất cả mọi người đều nhìn tôi. Tôi đã rất buồn. Người tôi lúc đó đang rởn lạnh. Và trước đó tôi còn bị tiêu chảy. Cứ sau 10-15 phút, tôi lại phải vào toilet một lần", anh kể. Sau đó Alhassan được đưa tới bệnh viện. Sau 11-12 ngày, Alhassan đã được báo khỏi bệnh hoàn toàn. Anh là một trong ít người sống sót khỏi Ebola, mà không cần thuốc chữa hay vắc-xin. Người ta cũng vẫn không thể giải thích được vì sao có nhiều người lại có thể sống sót khỏi 'lưỡi hái tử thần' này trong khi nhiều người khác lại chết.

Chưa kiểm soát được số người mắc bệnh

Trong khi phải đối mặt với những lời chỉ trích rằng WHO hành động quá chậm chạp trong việc khống chế các ổ dịch, cơ quan này cảnh báo rằng nhiều trường hợp Ebola có thể đã không được báo cáo. Sự kỳ thị đối với căn bệnh Ebola đang gây trở ngại nghiêm trọng đối với những nỗ lực khống chế virus nguy hiểm này, vốn thường bùng phát trong các khu rừng Trung Phi, nay lần đầu tiên đã tấn công các nước Tây Phi và các đô thị đông dân cư ở khu vực này. "Vì Ebola không thể chữa khỏi, một số người tin rằng những người thân của họ nhiễm bệnh sẽ ra đi dễ chịu hơn khi ở nhà”, WHO cho biết trong một tuyên bố về lý do tại sao căn bệnh này đã bị đánh giá thấp. WHO cho biết hiện đang làm việc với tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ để đưa ra “các dự báo thực tế hơn”.

Đồng loạt hủy chuyến bay tránh Ebola

Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi ngành hàng không tiếp tục chuyên chở khách và thực phẩm, nhưng hàng loạt các hãng hàng không từng hoạt động thường xuyên trong khu vực như British Airways của Anh, Air Côte d’Ivoire, Arik Air của Nigeria, ASKY Airlines của Togo, Emirates Airlines cũng đã hủy hàng trăm chuyến bay đến ba nước Guinea, Liberia và Sierra Leone. Đến ngày 22/8, các hãng đã hủy một phần ba lượng chuyến bay quốc tế đến các nước Tây Phi. Theo số liệu của OAG, trong số 590 chuyến bay thường lệ hàng tháng đến Guinea, Liberia và Sierra Leone, có 216 chuyến đã bị hủy. Riêng tại Nigeria, nơi 14 ca bệnh nhân nhiễm virus Ebola được phát hiện, các chuyến bay đi và đến quốc gia này chưa bị ảnh hưởng. Kenya Airways là hãng hàng không mới nhất tuyên bố ngừng bay đến Liberia và Sierra Leone - hai quốc gia có bệnh nhân nhiễm virus Ebola sau lời kêu gọi của Bộ trưởng Y tế Kenya. Hãng hàng không Air France của Pháp cho biết họ chưa ngừng các chuyến bay đến Tây Phi. Các hành khách từ Guinea, Sierra Leone và Nigeria trước khi lên chuyến bay chỉ cần thực hiện kiểm tra thân nhiệt. Tuy nhiên, nhiều thành viên phi hành đoàn của Air France đã từ chối phục vụ trên các chuyến bay đến và đi từ các quốc gia có bệnh nhân nhiễm Ebola. Điều này khiến nhiều người lo rằng hãng hàng không Pháp cũng sẽ dừng bay.

Phụ nữ

Chưa phát hiện melamine trong kẹo sữa mềm

Trước thông tin cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện sản phẩm kẹo sữa chua và kẹo bán thành phẩm của một cơ sở sản xuất tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc chứa chất melamine, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã có công văn số 1859/ATTP-NĐ đề nghị Viện Kiểm nghiệm ATTP Quốc gia và Viện Y tế công cộng TP.HCM điều tra, lấy mẫu 18 mẫu kẹo sữa mềm trên địa bàn TP.Hà Nội và TP.HCM để kiểm nghiệm. Kết quả: 17/18 mẫu không phát hiện melamine trong sản phẩm; 1/18 mẫu có hàm lượng melamine 0,093mg/kg (thấp hơn mức melamine tối đa Bộ Y tế cho phép). Cục ATTP kết luận: hiện tại chưa phát hiện nguy cơ về melamine trong sản phẩm kẹo sữa mềm trên thị trường và sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát.

Ngày 29/08/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích