Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 4 8 9 2
Số người đang truy cập
5 1
 Tin tức - Sự kiện
Hàng triệu người Việt Nam thiếu cân trong khi béo phì đang gia tăng

Ngày 25/8/2014. HO CHI MINH CITY - Trong khi béo phì đang gia tăng thì ở Việt Nam vẫn còn hàng triệu người thiếu cân (As obesity rises in Vietnam, millions still underweight). Đây là một vấn đề dinh dưỡng mà nhìn vào thấy hai điều trái ngược: có quá nhiều trẻ em bị thiếu cân đồng thời với ngày càng nhiều trẻ em đang trở nên thừa cân mỗi năm.

Điều này có vẻ như là hai vấn đề sức khỏe công cộng riêng biệt nhưng thực ra chúng có sự kết nối vì cả hai đều là kết quả của chế độ ăn nghèo nàn, có thể nỗi sợ hãi về suy dinh dưỡng trong quá khứ đã đẩy người Việt nam bồi đắp quá mức (overcompensate) trong thói quen ăn uống dẫn đến vấn đề theo hướng ngược lại là tình trạng dinh dưỡng quá mức (overnutrition) là hiện tượng không phải duy nhất với Việt Nam mà ở các quốc gia đang phát triển trên thế giới đang phá tung một lịch sử của tình trạng mất an ninh lương thực chống lại một sự gia tăng sẵn có của thịt, sữa, thức ăn nhanh và đồ ăn vặt khác. Ngày nay có ít người Việt bị đói, quốc gia này thường được tán dương như là một tấm gương sáng trong sự thành công về 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals_MDGs) của Liên Hiệp Quốc mà mục tiêu đầu tiên trong số đó là xóa đói giảm nghèo cùng cực. Theo một trang web của Liên Hợp Quốc thì "Tỷ lệ nghèo đói đã giảm hơn 2/3 từ 24,9% năm 1993 xuống còn 6,9% trong năm 2008 tại Việt Nam”, tuy nhiên nạn đói vẫn giữ một phần rất lớn trong ký ức của nhiều người còn sống.

 
Một trẻ em Việt Nam thiếu cân nhìn các sản phẩm sữa tại một phòng trưng bày

của Công ty sữa Việt nam (Vinamilk) Hà Nội


Lê Thị Mỹ Phương, một người mẹ của hai đứa con sinh năm 1976 sau khi đã kết thúc chiến tranh Việt Nam (1975) nhưng cô vẫn được chứng kiến hậu quả của nó bao gồm cả cơn đói kéo dài ở những năm 1980s. Các khẩu phần lương thực thời kỳ bấy giờ còn ảnh hưởng tâm lý nhiều người Việt Nam, những người sau đó muốn chắc chắn rằng con cái của họ không bao giờ thiếu thức ăn như vậy. Mỹ Phương thích cung cấp cho các đứa con của mình một sản phẩm ca cao-loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam là trộn bột sô cô la và sữa: "Tôi không nghĩ rằng đó là một điều xấu," Mỹ Phương, người mô tả mình như một thương gia (merchant) cho biết: "Tôi muốn các con tôi phát triển cao lớn và không muốn chúng quá gầy gò ốm yếu".

 
Trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì ở các đô thị đang gia tăng

Biểu tượng của sự giàu có (Symbol of wealth)

Như ở các nước đang phát triển khác, con cái đầy đặn được xem như là một biểu tượng của sự giàu có ở đây vì điều đó cho thấy các bậc cha mẹ có thể đủ khả năng để nuôi con cái của họ tốt. Điều này xuất phát tại một thời điểm khi thức ăn nhanh (fast food) như McDonald đến vào tháng hai trở nên phổ biến và nước ngọt vẫn còn giá rẻ sau khi vận động hành lang (lobbies) đã giết chết một đề nghị đánh thuế đồ uống có ga trong tháng bảy. Cùng với sự ít quan tâm đến vấn đề thể chất mà đây là một phần lý do mà Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ước tính tỷ lệ trẻ em thừa cân ở Việt Nam tăng lên 6 lần kể từ năm 2000.

Tuy nhiên có lẽ một yếu tố âm thầm hơn là sữa, uống sữa có một vị trí đặc biệt trong cả nước vì nó hơi hiếm ở những người Việt Nam chủ yếu là không dung nạp đường lactose. Với những năm đói nghèo và sự còi cọc làm cho các nhà hoạch định chính sách tìm kiếm một giải pháp về chế độ ăn uống, một trong số đó sữa được xem như một nguồn đơn giản của các chất dinh dưỡng có thể dễ dàng phân phối trên toàn quốc. Các quan chức xúc tiến một chiến dịch sữa, đặc biệt thông qua Vinamilk-một công ty xếp hạng của Tạp chí Forbes là công ty nhà nước và là một trong những công ty mạnh nhất trong cả nước. Các công ty sữa tấn công tới tấp người tiêu dùng bằng cách quảng cáo trên truyền hình với đặc trưng trẻ em mỉm cười khi uống sữa giúp phát triển chiều cao và mập mạp. Như Mỹ Phương chứng minh, công việc tiếp thị và người Việt Nam đều xem sữa như là vật liệu chính cho trẻ em cùng với gạo và mì ăn liền. Ngoài vitamin D và canxi, người dân không bàn luận gì về các thành phần khác của sữa như kích thích tố, kháng sinh, chất gây dị ứng, chất béo và đường-nhất là lactose mà con người có một thời gian khó tiêu hóa.

Roger Mathisen, chuyên gia dinh dưỡng của UNICEF tại Hà Nội cho rằng một phần của vấn đề là người Việt Nam xem quảng cáo như nguồn gốc của sự thật mà "không nhận ra đó là tuyên truyền" (not realizing that it is propaganda). Những năm gần đây Chính phủ Việt Nam mới rút chiến dịch quảng cáo sữa, mặc dù vào năm 2013 vẫn công bố tập trung một sự thúc đẩy làm cho công dân cao hơn thông qua dinh dưỡng tốt hơn, hiện nay nhà nước cấm quảng cáo nhắm mục tiêu cho trẻ dưới hai tuổi với sữa công thức cho dù thị trường sữa khác vẫn còn đang mạnh. "Ngân sách của chính phủ nhằm thúc đẩy lối sống lành mạnh là rất nhỏ so với ngân sách tiếp thị của các công ty này", Mathisen nói.

Chăm sóc phòng ngừa (Preventive care)

Theo Mathisen, trong khi chính phủ không thể cạnh tranh bằng kinh phí so với quảng cáo của công ty thì nhà nước có thể sử dụng các công cụ quản lý để cải thiện sức khỏe cộng đồng như các cán bộ y tế có xu hướng ủng hộ sử dụng thuốc và dược phẩm vì đó là những gì bảo hiểm y tế bồi hoàn nhưng Mathisen cho rằng các nhà hoạch định chính sách có thể sửa đổi các quy tắc bảo hiểm nhằm ưu tiên cho chăm sóc phòng ngừa như tư vấn các bà mẹ lần đầu tiên lựa chọn cho con bú bằng sữa mẹ (breastfeeding) thay vì dùng sữa công thức (milk formula). Tuy nhiên, sự tiêu thụ không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ béo phì, các nhà quan sát nói rằng đô thị hóa nhanh chóng như Việt Nam làm cho công dân có ít hoạt động thể chất hơn nhiều vì ở các thành phố chật chội hơn so với ở nông thôn, nhiều người trong số họ đang tuyển người lao động nông nghiệp làm các công việc văn phòng. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (General Statistics Office) Việt nam năm 2011 thì tỷ lệ béo phì là 8% và 3,1% tương ứng: "Tỷ lệ béo phì ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn 3 lần".

Michael Waibel, biên tập viên của một cuốn sách về phát triển đô thị "Hồ Chí Minh: Thành phố MEGA" (Ho Chi Minh: MEGA City) cho biết các nhà quy hoạch đô thị nên tạo ra nhiều "không gian xanh" (green spaces) và khuyến khích người dân thực hiện tập thể dục ở nơi công cộng. "Thành phố không phải là nơi thân thiện với người đi bộ và không có làn đường xe đạp theo hiểu biết của tôi", Waibel nói trong chuyến đi gần đây tới thành phố Hồ Chí Minh.

 
Trong khi hàng triệu trẻ emở nông thôn vẫn bị suy dinh dưỡng

Hai vấn đề cùng một nguyên nhân (Two birds)

Trong khi các quan chức ít quan tâm đến hoạt động thể chất thì có thể hiểu rằng họ vẫn còn bận tâm với suy dinh dưỡng, theo UNICEF, Việt Nam vẫn có tỷ lệ thấp còi trên 28% ở trẻ em. Thấp còi đặc biệt phổ biến ở những người dân nông thôn, trong khi béo phì phổ biến ở người dân thành phố vì vậy chính sách của chính phủ phải có sự khác biệt theo vùng nhưng Mathisen cho rằng có một cách để giải quyết cả hai hình thức loạn dưỡng cùng một lúc là Việt Nam phải giáo dục mọi người về ăn chế độ ăn cân bằng bởi vì "sự đa dạng thực phẩm bảo vệ chống lại cả vấn đề suy dinh dưỡng và béo phì, bạn thực sự có một giải pháp tốt mà sẽ giải quyết cho cả hai".

Ngày 28/08/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ voanews.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích