Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 8 1 1 8
Số người đang truy cập
1 0 1 1
 Tin tức - Sự kiện
Vệ sinh môi trường, nước và sức khỏe

Cập nhật tháng 7/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Năm 2010, Đại hội đồng Liên hiệp quốc công nhận quyền tiếp cận tới an toàn nước sạch và vệ sinh (safe and clean drinking-water and sanitation) như là một quyền của con người và kêu gọi các nỗ lực quốc tế nhằm giúp các nước cung cấp vệ sinh môi trường và nước uống sạch, an toàn, có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận.

Vệ sinh môi trường và sức khỏe

Công trình vệ sinh là rất quan trọng cho sức khỏe cộng đồng, từ năm 1990 số lượng người tiếp cận với vệ sinh môi trường được cải thiện đã tăng từ 49% đến 64% nhưng còn khoảng 2,5 tỷ người vẫn không có nhà vệ sinh hoặc các hố xí được che đậy. Mặc dù có tiến bộ nhưng đích của Mục tiêu phát triển thiên niên 2015 là giảm một nửa tỷ lệ người dân không được tiếp cận với các cơ sở vệ sinh được cải thiện chắc là không đạt được thiết bị vệ sinh.

Các cơ sở vệ sinh môi trường (Sanitation facilities)

Mặc dù được cải thiện đáng kể nhưng sự bất bình đẳng giữa các quốc gia và trong các nước và các khu vực vẫn tồn tại, ở miền Nam châu Á 42% dân số đang sử dụng các công trình vệ sinh được cải thiện trong năm 2012 so với 23% vào năm 1990, ở Tiểu vùng Saharan-châu Phi tiến bộ đạt được chậm hơn với độ bao phủ về vệ sinh môi trường tăng từ 24% lên 30% vào năm 2012, trong 46 quốc gia thì chưa đầy một nửa dân số có khả năng tiếp cận tới một nhà vệ sinh hoặc một hố xí được cải thiện. Khoảng 14% dân số thế giới bị buộc phải đi vệ sinh ở ngoài trời, 9 trong số 10 người đi vệ sinh ngoài trời sống ở các khu vực nông thôn, tuy nhiên số lượng người đi vệ sinh ngoài trời ở các thị trấn và thành phố đang dần gia tăng khi dân số đô thị phát triển mà không có một sự mở rộng tương ứng các cơ sở vệ sinh. Hơn 80% số người buộc phải đi vệ sinh ngoài trời sống chỉ trong 10 quốc gia, tại Ấn Độ 597 triệu người thực hiện việc đi tiêu lộ thiên (open defecation): ở vùng nông thôn Ấn Độ, 65% dân số thực hành dân đi tiêu lộ thiên, giảm từ 90% vào năm 1990.

 

Nguồn nước sạch gắn liền với sức khỏe cộng đồng 

Vệ sinh môi trường và sức khỏe (Sanitation and health)

Hơn 840.000 người ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình chết do thiếu nước và vệ sinh môi trường mỗi năm chiếm 58% tổng số tử vong do tiêu chảy, vệ sinh kém được cho là nguyên nhân chính cho khoảng 280.000 ca tử vong này. Bệnh tiêu chảy vẫn là kẻ giết người chính nhưng có thể phòng ngừa được như nước và vệ sinh môi trường tốt hơn có thể ngăn chặn cái chết của khoảng 360.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Đại tiện lộ thiên kéo dài mãi một vòng luẩn quẩn của bệnh tật và nghèo đói, các quốc gia nơi mà đại tiện lộ thiên phổ biến nhất thì có số tử vong cao nhất ở trẻ dưới 5 cũng như mức suy dinh dưỡng, nghèo đói cao nhất và sự chênh lệch lớn về giàu có.

Lợi ích của việc cải thiện vệ sinh môi trường (Benefits of improving sanitation)

Lợi ích của cải thiện vệ sinh môi trường vượt ra ngoài việc làm giảm nguy cơ tiêu chảy (diarrhoea) gồm giảm sự lây lan của giun, sán máng và đau mắt hột là những căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên gây ra đau khổ cho hàng triệu người (reducing the spread of intestinal worms, schistosomiasis and trachoma, which are neglected tropical diseases that cause suffering for millions); làm giảm mức độ nghiêm trọng và tác động của suy dinh dưỡng (reducing the severity and impact of malnutrition); thúc đẩy nhân phẩm và sự an toàn, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái (promoting dignity and boosting safety, particularly among women and girls); khuyến khích đi học, đi học của trẻ em gái đặc biệt được thúc đẩy bởi việc cung cấp các cơ sở vệ sinh riêng biệt (promoting school attendance: girls’ school attendance is particularly boosted by the provision of separate sanitary facilities); phục hồi tiềm năng của nước, năng lượng tái tạo và chất dinh dưỡng từ chất thải phân (potential recovery of water, renewable energy and nutrients from faecal waste). Một nghiên cứu của WHO năm 2012 tính toán rằng cứ mỗi 1 đô la đầu tư vào vệ sinh môi trường thì có sự trở lại của 5,50 đô la trong chi phí y tế thấp hơn, năng suất cao hơn và có ít số ca tử vong sớm.

Những thách thức (Challenges)

Trong năm 2013, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã đưa ra một lời kêu gọi hành động về vệ sinh môi trường bao gồm việc loại bỏ đi đại tiện lộ thiên vào năm 2025, đạt được tiếp cận phổ cập với một nguồn nước uống cơ bản xuất hiện nằm trong tầm tay nhưng tiếp cận phổ cập tới vệ sinh cơ bản sẽ đòi hỏi những nỗ lực thêm nữa. Tình hình của người nghèo đô thị là một thách thức ngày càng tăng khi họ sống ngày càng nhiều trong các thành phố lớn nơi hệ thống thoát nước không ổn định hoặc không tồn tại và không gian cho nhà vệ sinh và loại bỏ các chất thải là phải trả thêm tiền. Bất bình đẳng trong việc tiếp cận sẽ phức tạp khi nước thải ra khỏi các hộ khá giả được thải ra cống thoát nước mưa, đường thủy hoặc các bãi chôn lấp, gây ô nhiễm khu dân cư nghèo.

 

 Nhiều nơi vẫn sống chung với nguồn nước bị nhiễm bẩn

Không có nhiều dữ liệu đáng tin cậy nhưng ước tính cho thấy có đến 90% nước thải ở các nước đang phát triển chỉ được xử lý một phần hoặc chưa qua xử lý trực tiếp ra sông, hồ, đại dương. Nước thải ngày càng được xem như là một nguồn cung cấp nước đáng tin cậy và chất dinh dưỡng cho sản xuất lương thực để nuôi sống dân số đô thị ngày càng tăng nhưng cần phải có các hoạt động quản lý để đảm bảo nước thải được xử lý đầy đủ và tái sử dụng an toàn; giám sát tổ chức và các quy định; các chiến dịch giáo dục cộng đồng để thông báo cho người dân về sử dụng nước thải.

Đáp ứng của WHO (WHO's response)

Là cơ quan quốc tế về y tế công cộng, WHO dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu để phòng ngừa sự lây truyền bệnh, tư vấn cho chính phủ về các quy định dựa trên sức khỏe. Về vệ sinh, WHO theo dõi gánh nặng bệnh tật toàn cầu và mức độ tiếp cận vệ sinh môi trường và phân tích những gì giúp ích và cản trở sự tiến bộ, giám sát như vậy cung cấp cho các nước thành viên và các nhà tài trợ dữ liệu toàn cầu để giúp quyết định đầu tư trong việc cung cấp nhà vệ sinh và đảm bảo quản lý an toàn về nước thải và chất thải. WHO làm việc với các đối tác nhằm vào việc thúc đẩy đánh giá nguy cơ và quản lý hoạt động hiệu quả và đang chuẩn bị hướng dẫn về Kế hoạch vệ sinh an toàn (Sanitation safety planning) đối với sử dụng nước thải an toàn và vệ sinh môi trường và các hướng dẫn y tế. WHO cũng đang làm việc với UNICEF trong một kế hoạch hành động toàn cầu nhằm kết thúc các tử vong ở trẻ em có thể ngăn ngừa do viêm phổi và tiêu chảy vào năm 2025 nhằm mục đích đáp ứng một số mục tiêu phòng ngừa và điều trị bao gồm cả việc thúc đẩy tiếp cận phổ cập đến nước uống và vệ sinh môi trường tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe và hộ gia đình vào năm 2030.

Nước và sức khỏe

Nước sạch và có sẵn nước sạch là quan trọng với sức khỏe cộng đồng cho dù nó được sử dụng để uống, sử dụng ở nhà, sản xuất lương thực hoặc các mục đích giải trí. Cải thiện cấp nước, vệ sinh môi trường và quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên nước, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và góp phần đáng kể vào việc giảm nghèo. Năm 2010, U.N công nhận một cách rõ ràng về quyền con người với nước sạch và vệ sinh môi trường, mọi người đều có quyền tiếp cận đầy đủ, liên tục, an toàn, có thể chấp nhận, dễ tiếp cận và giá cả phải chăng với nước cho mục đích sử dụng cá nhân và trong hộ gia đình.

Tiếp cận với nước (Access to water)

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG7) về nước uống đã được đáp ứng trên toàn cầu trong năm 2010 với mục tiêu là giảm một nửa tỷ lệ dân số trên thế giới không được tiếp cận với nước sạch. Vùng cận Saharan-châu Phi bắt đầu với các mức cung cấp thấp và có mức tăng trưởng dân số cao trong giai đoạn này, không đi đúng hướng để đạt được mục tiêu vào năm 2015. Tuy nhiên tiến bộ đã gây ra nhiều ấn tượng, từ năm 2000 gần một phần tư dân số của khu vực đã đạt được việc tiếp cận với nguồnnước uống được cải thiện là 50.000 người một ngày trong 12 năm. Bất bình đẳng về địa lý, văn hóa xã hội và kinh tế vẫn tồn tại, không chỉ giữa nông thôn và thành thị mà còn ở các thị trấn và thành phố nơi người dân sống với mức thu nhập thấp, các khu định cư không chính thức hoặc bất hợp pháp thường ít được tiếp cận đến nguồn nước sạch hơn so với các cư dân khác.

Nước và sức khỏe (Water and health)

Nước bi ô nhiễm và vệ sinh kém có liên quan đến sự lan truyền các bệnh như dịch tả, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm gan A, thương hàn và bệnh bại liệt. Các dịch vụ vệ sinh môi trường và nước không đầy đủ hoặc không có trong cơ sở y tế làm cho bệnh nhân dễ bị tổn thương có nguy cơ thêm về nhiễm trùng và bệnh tật.Xử lý không đầy đủ về nước thải đô thị, công nghiệp và nông nghiệp có nghĩa là nước uống của hàng triệu người bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc ô nhiễm hóa học.Ước tính hơn 840.000 người chết mỗi năm do tiêu chảy vì nước uống không an toàn, vệ sinh môi trường và vệ sinh tay. Tuy nhiên, tiêu chảy phần lớn có thể phòng ngừa được như cái chết của khoảng 360.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm có thể tránh được nếu các yếu tố nguy cơ được giải quyết, những nơi nước không có sẵn mọi người có thể quyết định việc rửa tay không phải là một ưu tiên, do đó làm tăng thêm khả năng tiêu chảy và các bệnh khác.

Tiêu chảy là bệnh được biết đến rộng rãi nhất có liên quan đến thực phẩm và nước bị ô nhiễm nhưng cũng có thể do những mối nguy hiểm khác, ví dụ khoảng 200 triệu người bị ảnh hưởng bởi bệnh sán máng-một bệnh cấp tính và mãn tính do nhiễm loại giun sán thông qua tiếp xúc với nước bị nhiễm khuẩn. Ở nhiều nơi trên thế giới, loài côn trùng sống và sinh sản trong nước mang và truyền các bệnh như sốt xuất huyết; một số các loài côn trùng được gọi là vectơ, thực sự sinh sản trong nước sạch chứ không phải nước bẩn hay nước đọng vì vậy chất lượng nước không phải luôn luôn là một vấn đề. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải che kín các nơi chứa nước để giúp ngăn ngừa muỗi và các vectơ khác sinh sản ở trong đó.

Hiệu quả kinh tế và xã hội (Economic and social effects)

Khi nước từ các nguồn được cải thiện và dễ tiếp cận hơn, mọi người dành ít thời gian và nỗ lực về thể chất để thu thập nó nghĩa là họ có thể được sản xuất theo những cách khác và cũng có thể dẫn đến an toàn cá nhân lớn hơn bằng cách giảm sự cần thiết phải thực hiện cuộc hành trình dài hoặc nguy hiểm để lấy nước. Nguồn nước tốt hơn cũng có nghĩa là ít chi tiêu cho y tế, bởi vì con người ít có khả năng bị ốm và phải chịu chi phí y tế, có khả năng tốt hơn để duy trì sản xuất kinh tế. Với trẻ em đặc biệt có nguy cơ từ các bệnh có liên quan đến nước thì việc tiếp cận với nguồn nước được cải thiện có thể dẫn đến sức khỏe tốt hơn và do đó đi học đầy đủ hơn, với những hậu quả lâu dài cho cuộc sống của họ.
 

Nguồn nước (Water sources)

Khảo sát với người dân về tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường đề cập đến thuật ngữ nguồn nước "được cải thiện" (improved) hoặc "chưa được cải thiện" (unimproved) nhưng "cải thiện" không có nghĩa là không có nguy cơ sức khỏe. Một tỷ lệ đáng kể nước được cung cấp thông qua đường ống bị ô nhiễm, đặc biệt là nơi cung cấp nước bị ngắt quãng hoặc xử lý không đầy đủ, ngay cả khi nguồn nước tốt thì cũng có thể bị ô nhiễm trong khi đang được vận chuyển hoặc lưu trữ, khoảng 1,8 tỷ người sử dụng một nguồn nước uống bị ô nhiễm với các chất phân.

Những thách thức (Challenges)

Biến đổi khí hậu, khan hiếm nước ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng dân số, thay đổi nhân khẩu học và đô thị hóa đã đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống cấp nước. Đến năm 2025, một nửa dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực căng thẳng về nước. Tái sử dụng nước thải, thu hồi nước, chất dinh dưỡng và năng lượng, đang trở thành một chiến lược quan trọng. Các quốc gia đang ngày càng sử dụng nước thải để tưới - ở các nước đang phát triển điều này chiếm khoảng 7% diện tích đất được tưới tiêu. Tuy nhiên, việc thực hành này đặt ra các nguy cơ sức khỏe mà cần phải được cân nhắc với lợi ích tiềm năng của việc gia tăng sản xuất lương thực. Lựa chọn nguồn nước sử dụng dùng cho nước uống và tưới tiêu sẽ tiếp tục phát triển với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nguồn nước ngầm và nguồn nước thay thế bao gồm cả nước thải. Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến những biến động về thu hoạch nước mưa, quản lý tất cả các nguồn tài nguyên nước sẽ cần phải được cải thiện để đảm bảo cung cấp và chất lượng.

Đáp ứng của WHO (WHO's response)

Là cơ quan quốc tế về y tế công cộng và chất lượng nước, WHO dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu để phòng ngừa sự lây truyền các bệnh qua đường nước, tư vấn cho các chính phủ về các mục tiêu và các quy định y tế dựa trên sức khỏe. WHO sản xuất một loạt các hướng dẫn về chất lượng nước, bao gồm cả nước uống, sử dụng an toàn nước thải và môi trường nước giải trí an toàn, hướng dẫn về chất lượng nước uống được dựa trên việc xử lý nguy cơ và từ năm 2004 bao gồm việc thúc đẩy các Kế hoạch về an toàn nước để xác định và phòng ngừa nguy cơ trước khi nước bị ô nhiễm. WHO nghiên cứu về việc thúc đẩy các hoạt động đánh giá nguy cơ và quản lý hiệu quả trong tất cả các nhóm, bao gồm các nhà cung cấp nước uống, các công ty xử lý nước thải, nông dân, cộng đồng và cá nhân. Vào đầu năm 2014, WHO đã phát động một chương trình quốc tế để đánh giá các công nghệ xử lý nước tại hộ gia đình mà nó sẽ cung cấp thử nghiệm độc lập và tư vấn dựa trên tiêu chuẩn của WHO.

WHO đang làm việc với UNICEF trong một kế hoạch hành động toàn cầu để kết thúc các tử vong ở trẻ em có thể ngăn ngừa do viêm phổi và tiêu chảy vào năm 2025, kế hoạch này cũng đặt ra một số mục tiêu phòng ngừa và điều trị, trong đó có việc đạt được tiếp cận phổ cập tới nước uống, trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và hộ gia đình vào năm 2030 .

 

 

 

Ngày 18/08/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích