Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 9 3 5 8
Số người đang truy cập
3 3 9
 Tin tức - Sự kiện
Một bệnh nhi được điều trị viêm não Nhật Bản tại bệnh viện (ảnh minh họa)
Mùa vải chín, chim tu hú gọi bầy, viêm não Nhật Bản bùng phát

Dân gian thường thấy rằng mùa vải có liên quan đến hoạt động của chim tu hú và thời điểm phát triển bệnh viêm não Nhật Bản. Từ mối liên quan này, một số người dân nghĩ là ăn quả vải có thể bị nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền từ chim tu hú. Thực tế, viêm não Nhật Bản là bệnh do vi rút lây nhiễm nguồn bệnh từ các loài chim hoang dã như chim tu hú sang người qua trung gian của muỗi truyền bệnh Culex tritaeniorhynchus.

Mùa vải tu hú và vải thiều

Từ câu ca dao "Khi con tu hú gọi bầy. Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"... Người dân cho rằng mùa quả, trong đó có quả vải thường gắn liền với sử trở về của các loài chim di cư như chim tu hú nên dân gian vẫn quen gọi quả vải với cái tên thân thuộc là quả vải tu hú. Quả vải thường hay quả tu hú nhìn bề ngoài có dáng quả thon dài, không có dạng tròn bầu như quả vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn là đặc sản của hai vùng có giống vải ngon nổi tiếng khắp cả nước. Hạt quả vải tu hú to, vỏ sần sùi chứ không căng mịn như quả vải thiều. Quả tu hú có vị chua hơn quả vải thiều nhưng cũng có nhiều người ưa thích do sự hấp dẫn đặc trung của chúng. Có thể nói mùa hạ là mùa vải, mùa quả vải tu hú; trên những tán cây vải xuất hiện râm ran tiếng chim tu hú sống hoang dại gọi bầy về để ăn và thưởng thức hương vị ngon ngọt, chua mát của quả vải, mở đầu cho mùa vải thiều đặc sản rộn ràng chuyển đi khắp mọi nơi.

Vải thiều còn có tên là Thanh Hà lệ chi theo chữ Hán; đây là loại quả vải nổi tiếng ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Sau này vải thiều được nhân giống trồng ở nhiều khu vực khác trong cả nước như huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang... Giống vải được ưa chuộng nhất ở nước ta là loại vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương; đặc điểm của quả vải là có hương vị thơm và ngọt hơn loại vải được trồng ở các khu vực khác mặc dù chúng cũng được lấy cây giống từ đây. Thực tế ghi nhận quả vải thiều thường chín muộn hơn quả vải tu hú; loại chim tu hú sống hoang dại bắt đầu gọi bầy về trong thời điểm chín rộ của quả vải tu hú để ăn trước khi quả vải thiều kịp chín. Chính vì vậy, với xự xuất hiện của loài chim tu hú mang mầm bệnh vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản lây nhiễm bệnh cho người qua trung gian của muỗi truyền bệnh trùng hợp với mùa vải nên một số người dân cho rằng ăn quả vải có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản là không đúng. Bệnh viêm não Nhật Bản chỉ lây nhiễm mầm bệnh vi rút từ chim hoang dã hay từ lợn sang người qua trung gian của muỗi truyền bệnh Culex tritaeniorhynchus và chúng không có khả năng lây nhiễm từ người sang người.

 

 Quản vải tu hú thường chín trước loại vải thiều (ảnh minh họa)

Chim tu hú gọi bầy

Chim tu hú là loài chim hoang dại có tên khoa học là Eudynamys scolopaceus, một loài thuộc họ cu cu với tên khoa học Cuculidae được phát hiện ở Nam Á, Trung Quốc, Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam. Giống chim tu hú có hình thái nhỏ con, thân đuôi dài, lông màu than đen, có khả năng bay cao, rất ghét đám đông và thường chỉ muốn độc hành. Người dân đặt tên cho loại chim này là chim tu hú theo tiếng kêu của chúng hối thúc từng đợt và kiên nhẫn khi xuất hiện mùa vải vào đầu mùa hạ. Mùa hè kết thúc thì chim tu hú cũng câm bặt tiếng kêu, đợi đến mùa hè năm sau mới nghe tiếng kêu trở lại vì có thể chúng di trú đi nơi khác; đây là một đặc điểm của chim tu hú mà trong quy luật tự nhiên tạo hóa cho chúng chỉ được kêu vào mùa hè trong năm. Việc phân biệt chim đực, chim cái đối với loài chim tu hú chưa ghi nhận được một cách rõ ràng.

Vì tu hú là loài chim hoang dại nên trên thực tế gần như ít có người trông thấy được vì chúng thường có tập tính ẩn dấu mình khá kín đáo ở trên những ngọn cây cao giữa những tàn lá xanh rậm rạp. Chim tu hú có tiếng kêu khá rõ với mức âm thanh cao để phát ra tiếng tu hú... tu hú... khá vô nghĩa; hình như chúng kêu chứ không phải hót giống như những loài chim khác với âm điệu hay ho và truyền cảm. Có lẽ tiếng kêu chim tu hú để gọi bầy, báo cho con người biết mùa hè đã đến như trong một bài thơ nào đó đã có câu "tiếng con tu hú gọi hè..." và mùa vải cũng đã đến như trong một bài hát nào đó đã có ca từ "tu hú kêu, tu hú kêu mùa vải chín đầy ước mơ huy hoàng...". Như vậy chim tu hú xuất hiện vào đầu mùa vải, trùng hợp với bệnh viêm não Nhật Bản bùng phát nên được người dân xem là nghi phạm gây bệnh do chim ăn vải rồi truyền mầm bệnh sang; sau đó người ăn vải và mắc bệnh. Thực ra vi rút viêm não Nhật Bản được truyền từ các loài chim sống hoang dã như chim tu hú sang người qua trung gian truyền bệnh của muỗi Culex tritaeniorhynchus đốt máu người và lây nhiễm bệnh chứ không phải do ăn phải quả vải nhiễm mầm bệnh vi rút từ chim tu hú ăn vải để lây truyền bệnh qua đường tiêu hóa. Chim là ổ chứa vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản trong thiên nhiên; muỗi truyền bệnh này có thể bay xa trên 1 km và bay cao từ 13 đến 15 mét nên có khả năng đốt máu chim mang vi rút rồi truyền sang người để gây bệnh. Muỗi nhiễm vi rút có khả năng truyền bệnh suốt đời và truyền sang thế hệ sau qua trứng muỗi.

 

Chim tu hú hoang dại là ổ chứa vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản trong thiên nhiên
(ảnh minh họa)
 

 

Viêm não Nhật Bản bùng phát

Ở Việt Nam, các nhà khoa học ghi nhận bệnh viêm não Nhật Bản thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9, đỉnh cao là tháng 6 và 7. Thời điểm bùng phát dịch bệnh tương ứng với khí hậu mùa hè nóng ẩm, mùa vải chín, mùa chim tu hú hoang dại hoạt động gọi bầy, mùa phát triển của muỗi truyền bệnh Culex tritaeniorhynchus. Chính vì vậy nên một số người dân cho rằng nghi phạm gây bệnh viêm não Nhật Bản do người ăn phải quả vải bị nhiễm mầm bệnh từ chim tu hú hoang dã bay đến ăn quả trước đó. Thực tế các nhà khoa học xác định bệnh được lây truyền từ chim sang người qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex, trong đó Culex tritaeniorhynchus có vai trò quan trọng và chim hoang dại như chim tu hú là ổ chứa vi rút gây bệnh chủ yếu trong thiên nhiên. Ngoài ra, lợn cũng là ổ chứa mầm bệnh vi rút cần lưu ý trong các loại gia súc nuôi gần nhà.

Viêm não Nhật Bản còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B; đây là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính ảnh hưởng ở hệ thần kinh trung ương. Vi rút gây bệnh thuộc nhóm Flavi họ arbovirus nhóm B gây ra. Bệnh thường có diễn biến lâm sàng khá nặng và hay để lại di chứng liệt hoặc rối loạn thần kinh, tâm thần; có tỷ lệ tử vong cao. Các nhà khoa học ghi nhận bệnh thường tập trung ở các tỉnh phía bắc với triệu chứng của bệnh viêm não như sốt, nôn mửa, nhức đầu, tiêu chảy...; sau đó người bệnh có biểu hiện rối loạn ý thức, cứng gáy, bị kích thích, có ảo giác, co giật, rối loạn nhịp thở, hôn mê... Nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao, miền bắc chiếm khoảng 28% và miền nam chiếm khoảng 14%. Hiện nay bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng đã có vắc xin để phòng bệnh; vì vậy tiêm chủng vắc xin vẫn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa kết hợp với các biện pháp phòng chống muỗi, tránh tiếp xúc với muỗi truyền bệnh trong khu vực thường có dịch bệnh lưu hành.

Cần loại bỏ quan niệm không đúng

Như vậy bệnh viêm não Nhật Bản thường bùng phát trong mùa hè nóng ẩm, trùng hợp với mùa vải chín và chim tu hú hoang dại di trú từ nơi khác đến phát triển gọi bầy về, tăng mật độ hoạt động và có thể ăn vải nên dân gian cho rằng ăn quả vải chín mà chim đã ăn có khả năng bị nhiễm mầm bệnh từ chim. Do đó cần loại bỏ quan niệm không đúng này để tập trung việc truyền thông giáo dục sức khỏe, giúp cộng đồng người dân thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh và tích cực tiêm chủng vắc xin phòng bệnh theo lịch quy định của ngành y tế dự phòng.

Ngày 10/07/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích