Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 1 8 4 2
Số người đang truy cập
2 5 8
 Tin tức - Sự kiện
Điểm báo về các vấn đề liên quan đến y tế từ ngày 4/7 đến 5/7 năm 2014

Sức khỏe đời sống

Vì sao các nước muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm y tế?

Tại Diễn đàn Các đối tác về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam được mời là 1 trong 5 Bộ trưởng Bộ Y tế các nước đã đạt được kết quả ấn tượng chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ liên quan đến y tế. Hội nghị có sự tham dự của 1.200 đại biểu đến từ 64 quốc gia trên thế giới trong đó có các lãnh đạo cấp cao của các quốc gia, 27 Bộ trưởng Y tế các nước trên thế giới và các bộ ngành liên quan, Tổng Giám đốc WHO, UNFPA, UNICEF... Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ với độc giả báo SK&ĐS về cuộc họp trên.

Tại sao Việt Nam được chọn là 1 trong 5 Bộ trưởng phát biểu chia sẻ kinh nghiệm trong việc đạt được các MDGs liên quan đến y tế, 4 nước còn lại là quốc gia nào?

Việt Nam được đánh giá cao do đạt thành công khích lệ vì trong vòng 20 năm, tỷ lệ tử vong mẹ giảm hơn 3 lần (từ 233/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 1990 xuống còn 61,9/100.000 vào năm 2013), tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm hơn 2 lần (từ 59/1.000 trẻ đẻ sống xuống còn 23/1.000 vào năm 2013), tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 44,4/1.000 xuống 15,3/1.000 vào 2013. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (giảm từ 41% xuống còn 15,3% vào năm 2013, vượt mục tiêu trước thời hạn), tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm 2 lần. 4 nước còn lại là Trung Quốc, Ai Cập, Ethiopia, Peru.

Đâu là những yếu tố cơ bản làm nên thành công trên, thưa Bộ trưởng?

Những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của Việt Nam trong quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trong đó có các mục tiêu liên quan đến sức khỏe bà mẹ trẻ em, là sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội thông qua việc ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật, hỗ trợ bằng các chương trình Mục tiêu quốc gia; Sự phối hợp chặt chẽ của ngành y tế với tất cả các bộ, ngành liên quan, huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh... tranh thủ hợp tác với các tổ chức quốc tế WHO, UNICEF, UNFPA, WB... và xây dựng mạng lưới y tế và nhân viên y tế đến tận thôn bản, cụ thể là Chiến lược về sức khỏe sinh sản và dân số giai đoạn 2010-2020, kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011-2020. Các chỉ số y tế (như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em) đã được lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm của Chính phủ. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 05/ NQ-CP ngày 13/1/2014 về việc đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của LHQ trong lĩnh vực y tế.Trong thời gian qua, ngành y tế Việt Nam đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường hệ thống y tế, tập trung vào tăng cường chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở, lồng ghép các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu với các mục tiêu chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em bao gồm chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại cộng đồng, theo dõi cân nặng trẻ em, phòng chống thiếu vi chất, tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ, cung cấp gói đẻ sạch tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa với mạng lưới y tế rộng khắp từ Trung ương tới tuyến tỉnh, huyện, xã và tới tận thôn bản. Các cán bộ y tế thôn bản, nhân viên y tế cộng đồng và các cô đỡ thôn bản đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản cho bà mẹ và trẻ em ở tuyến cơ sở.

Việt NamNam Phi có kế hoạch hợp tác y tế như thế nào trong tương lai?

Tôi đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi. Tôi cũng  mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi sẽ là cầu nối trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nam Phi trong lĩnh vực y tế... Tôi đã có cuộc làm việc song phương với Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng chống lao, HIV/AIDS, sốt rét, hợp tác trong lĩnh vực dược, y học cổ truyền  và các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Đột phá để phát triển y tế biển đảo

Đây là một trong những nội dung được các đại biểu Bộ Y tế và Cục Quân y - Bộ Quốc phòng đưa ra tại buổi tọa đàm “Y tế biển đảo: Phát triển bền vững và hiệu quả” được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào chiều ngày 2/7.

Thuận lợi - khó khăn cùng song hành

Nhằm tăng cường hiệu quả chăm sóc y tế cho ngư dân vùng biển đảo, ngày 7/2/2013, Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 317/QĐ-TTg. Theo PGS.TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, hơn 1 năm triển khai, đề án đã đạt được những kết quả khả quan, nhận thức của cấp ủy Đảng địa phương, nhân dân nâng cao hơn; 28 tỉnh, thành ven biển đã thành lập các ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án... Chỉ riêng trong năm 2013, các cơ sở quân y trên tuyến biển, đảo đã tổ chức khám chữa bệnh, cấp cứu cho hàng chục nghìn bệnh nhân. Đặc biệt, từ phía Bộ Quốc phòng cũng đã điều động nhiều chuyến máy bay, tàu quân sự đưa Đoàn công tác Bộ Y tế khảo sát y tế biển đảo và vận chuyển cấp cứu nạn nhân về đất liền an toàn. Bổ sung thêm về vấn đề này, Thiếu tướng Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Quân y nhận định, trong 1 năm qua, quân và dân y đã kết hợp trong công tác y tế. Đây được coi là mô hình truyền thống, có nhiều ưu việt đối với việc chăm sóc sức khỏe cho ngư dân của nước ta hiện nay. Để hạn chế các ca tử vong do thiếu kiến thức trong việc sơ, cấp cứu cho ngư dân khi gặp nạn, lực lượng quân đội và thầy thuốc đã tiến hành truyền thông cho ngư dân về kiến thức sơ cấp cứu, nhất là cấp cứu cho các trường hợp hay gặp như dị ứng, đuối nước... Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho rằng, sau 1 năm triển khai, Đề án cũng nảy sinh một số khó khăn, bất cập như trang thiết bị y tế đặc thù phục vụ cấp cứu, vận chuyển trên biển, đảo còn khó khăn và thiếu; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, không đủ năng lực hoạt động khi có mưa bão chia cắt; nhân lực y tế cho các xã đảo, huyện đảo còn khó khăn, chưa có đủ đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành về y học biển. Một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của Đề án 317 gắn với Chiến lược biển Việt Nam, do đó chưa triển khai hoặc triển khai chưa đúng với những nội dung của đề án, còn giao khoán cho ngành y tế trong việc triển khai đề án. Việc cấp thẻ BHYT cho cư dân trên đảo còn thấp, chỉ đạt gần 60%; phương thức chi trả, giá dịch vụ y tế chi việc cấp cứu, vận chuyển trên biển chưa hợp lý...

Tăng cường nhân lực - vật lực cho y tế biển đảo

Cho rằng đặc thù biển đảo khác đất liền, hơn nữa, dịch bệnh, bệnh tật kết cấu cũng khác nhau. Do vậy, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết không thể mang mô hình y tế đất liền ra áp dụng tại biển đảo, thậm chí có những thiết bị y tế mang từ đất liền ra biển cũng không phù hợp. Mặt khác, nguồn nhân lực phục vụ trong hệ thống y tế biển đảo hiện không thiếu hụt về số lượng nhưng lại thiếu hụt nhiều về kiến thức y học biển. Do đó, tới đây, nguồn nhân lực y tế phục vụ cho các lực lượng trên biển sẽ được cụ thể hóa và tăng cường chuyên môn y tế biển đảo. Hiện, Bộ Y tế đã chỉ đạo Trường ĐH Y Dược Huế, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh xây dựng đề án thành lập Bộ môn Y học biển nhằm tăng cường cơ sở đào tạo nguồn nhân lực y tế phục vụ y tế biển đảo trên toàn quốc. Ngoài ra, ngành y tế cũng sẽ tăng cường thêm những mô hình trợ giúp y tế từ xa trong các mô hình cấp cứu trên biển. Thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ chuyên môn từ đất liền ra biển đảo qua vệ tinh, internet, radio... mà nhiều kíp phẫu thuật đã thực hiện thành công. Vì thế, Bộ Y tế sẽ tiến tới việc ứng dụng những công nghệ hiện đại để có thể hỗ trợ kịp thời... Trong giai đoạn 2014 - 2015 Đề án hỗ trợ KCB từ xa được triển khai tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng, sau đó sẽ triển khai tiếp tại những khu vực khác. Lịch sử phối kết hợp quân và dân y đã có từ lâu. Đến nay cần kết hợp nhuần nhuyễn hơn nữa để người dân biển đảo càng được chăm sóc y tế tốt hơn. Tới đây để tăng cường sự phát triển y tế biển đảo, về phía Bộ Quốc phòng sẽ tăng cường hơn nữa lực lượng quân y phục vụ trên các tàu biên phòng, tăng cường các trạm y tế quân y trên biển... “Đề án phát triển y tế biển, đảo đến 2020 và tầm nhìn đến 2030” trước hết cần tăng cường y tế dự phòng cho người dân vùng biển, đảo. Trước mắt, từ nay đến năm 2015 xây dựng Trung tâm Quốc gia huấn luyện cấp cứu biển, 4 trung tâm cấp cứu 115. Tuy nhiên, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn mong muốn các ban, ngành liên quan cần tích cực phối hợp với ngành y tế trong việc thực hiện công tác y tế biển đảo, đặc biệt là để đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ về tài chính, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ người dân biển đảo tham gia BHYT đạt 100%.

Tập trung cao độ phòng chống các dịch bệnh

Tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh diễn ra cuối giờ chiều ngày 2/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay phải được coi là một trong những hoạt động ưu tiên trong hệ thống y tế. Đặc biệt, hệ thống dự phòng cần tập trung cao độ phòng chống các bệnh như TCM, SXH, viêm não Nhật Bản... Để công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả hơn nữa, Thứ trưởng Long yêu cầu, hệ thống điều trị rà soát tất cả các hướng dẫn điều trị các loại bệnh để kịp thời cập nhật, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Các bệnh viện tập trung phân tuyến điều trị để tránh lây nhiễm chéo, đồng thời tăng cường truyền thông trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh... Trước nguy cơ bệnh viêm đường hô hấp cấp tính tại vùng Trung Đông (MERS-Cov) có thể xâm nhập vào Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, ngành y tế đã chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh; đồng thời triển khai áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh đến từ 9 quốc gia vùng Trung Đông tại 3 sân bay quốc tế (Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng), đồng thời Bộ Y tế cũng đã đi kiểm tra công tác kiểm dịch quốc tế và triển khai áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài...

Siết chặt chất lượng thực phẩm chức năng

Ngày 3/7, Cục trưởng Cục ATTP vừa kết thúc đợt thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thực phẩm chức năng (TPCN). Theo báo cáo ban đầu, trong số 3.781 mẫu được kiểm tra có 1.830 mẫu không đạt (48,4%), 14 cơ sở bị đình chỉ hoạt động, 105 sản phẩm bị đình chỉ lưu hành. Cục ATTP sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong thanh tra, kiểm tra chất lượng ATTP, trong đó TPCN là một trong những trọng tâm. Theo Chánh thanh tra Cục ATTP Nguyễn Văn Nhiên, các vi phạm về chất lượng của TPCN từng được phát hiện là sản phẩm có chứa tân dược (như chất vardenafil là hoạt chất trong thuốc điều trị bệnh ở nam giới lại có trong TPCN tăng cường sinh lực cho quý ông). Hoặc hàm lượng các thành phần như vitamin, khoáng chất trong TPCN thấp hơn công bố. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có chất cao hơn mức công bố quá nhiều cũng phải thu hồi vì đó là liều điều trị, chỉ được chấp nhận trong tân dược. Trước đó, trên nhiều số báo, báo SK&ĐS đã liên tục phản ánh tình trạng TPCN kém chất lượng, quảng cáo thổi phồng công dụng để cảnh báo đến người tiêu dùng.

Viêm não Nhật Bản 'tấn công' người lớn

Tại Hà Nội, các cơ sở y tế đã ghi nhận nhiều ca viêm não Nhật Bản ở người lớn, một căn bệnh thường chỉ xuất hiện ở trẻ dưới 15 tuổi.

Tấn công nhanh, bệnh cảnh nặng

Bệnh nhân Nguyễn H.Y. (20 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) nhập viện hôm 28.6. Theo hồ sơ bệnh án, chị Y. vào viện trong tình trạng đờ đẫn, không tiếp xúc, yếu và liệt chân tay kèm theo đó là những cơn co giật. Trước khi vào viện 3 ngày, bệnh nhân sốt cao, rét run. Chỉ hai ngày sau đó đã rơi vào tình trạng rối loạn ý thức, lơ mơ, đại tiểu tiện không tự chủ, yếu nửa người bên phải. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện đa khoa Đông Anh, được chẩn đoán viêm não và chuyển lên BV Bệnh Nhiệt đới TƯ. Sau nhập viện, bệnh nhân sốt cao liên tục, sau đó hôn mê sâu dần, phải thở máy. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho biết: “Bệnh nhân tiên lượng nặng bởi trong trạng hôn mê sâu. Kể cả trong trường hợp điều trị tốt nhất, có qua khỏi được vẫn có thể có di chứng về thần kinh, liệt. Xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm não Nhật Bản”. Trước đó, một bệnh nhân khác là Chu Thị T. (18 tuổi, Ba Vì, Hà Nội) nhập viện hôm 17.6. Bốn ngày trước khi vào viện, bệnh nhân cũng có tình trạng đau đầu, sau một ngày xuất hiện sốt cao 40 độ, kèm theo cơn rét run, buồn nôn và nôn. Bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ từ Bệnh viện huyện Ba Vì, sau khi được chẩn đoán viêm não. Bác sĩ Cấp cho biết khi vào viện,bệnh nhân T. đã trong tình trạng chậm chạp, lơ mơ, sốt cao liên tục. Yếu cơ tăng dần. Đến ngày thứ 6 kể từ khi khởi bệnh, xuất hiện tình trạng liệt tiến triển tăng dần, liệt đến cơ hô hấp phải thở máy. Trường hợp này cũng được xét nghiệm xác định viêm não Nhật Bản. Gần đây nhất, một bệnh nhân 19 tuổi (ở Ứng Hòa, Hà Nội) cũng nghi bị viêm não Nhật Bản. Bệnh nhân này nhập viện sau hai ngày sốt cao, đau đầu và xuất hiện hôn mê. Kết quả chụp chẩn đoán có hình ảnh phù não.

Vi rút nguy hiểm

VNNB lâu nay rất ít gặp do đã có vắc xin phòng và bệnh thường chỉ ở trẻ dưới 15 tuổi. “Vi rút VNNB nguy hiểm vì vi rút này tấn công trực tiếp vào não, gây tổn thương thần kinh, bệnh nặng. Bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản có tỷ lệ bị di chứng và tử vong cao”. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết tháng 6 - 8 là thời điểm của mùa dịch viêm não, trong đó có viêm não Nhật Bản. Các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm não: sốt cao, đau đầu, nôn, buồn nôn, đau gáy, co giật cần đến ngay cơ sở y tế. Vắc xin VNNB giúp phòng bệnh hiệu quả. Vắc xin này được tiêm cho trẻ từ đủ 1 tuổi. Việc tiêm phòng đủ liều giúp được bảo vệ lâu dài. Vắc xin viêm não Nhật Bản hiện được tiêm miễn phí cho trẻ em do Chương trình TCMR cung cấp. Người lớn cũng có thể tiêm phòng theo tư vấn của nhân viên y tế. “Các ca mắc viêm não Nhật Bản thường dưới 15 tuổi. Gần đây, việc xuất hiện các ca bệnh ở người trưởng thành cần được cộng đồng lưu ý và phát hiện sớm điều trị kip thời, tránh nguy cơ tử vong và di chứng liệt, suy giảm trí não”.

Lần đầu tiên tiếp nhận 2 cặp anh em ruột bị viêm màng não

Sáng ngày 4/7, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong ngày 3/7, Khoa đã tiếp nhận 4 bệnh nhân bị viêm màng não vào điều trị. Điều đặc biệt đáng lưu ý là, 4 bệnh nhân được chia làm 2 cặp anh em ruột, cùng chung sống trong một gia đình. Theo BS. Khanh, cần phải rất quan tâm đến vấn đề này, bởi đây là lần đầu tiên Bệnh viện tiếp nhận 2 cặp anh em ruột bị viêm màng não. BS. Trương Hữu Khanh giải thích rõ hơn, thường thì các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như sởi, tay - chân - miệng, thủy đậu... trẻ trong cùng một gia đình mới dễ bị lây nhiễm với nhau. Riêng đối với bệnh viêm màng não, tuy có khá nhiều đường lây nhiễm như: hô hấp (do siêu vi), qua đường tiêu hóa, quamuỗi đốt... nhưng cơ chế viêm màng não muốn lây cho nhau phải trên cơ địa rất đặc biệt, chứ không phải dễ lây nhiễm như các bệnh kia . Viêm màng não phức tạp hơn, rất ít khi lây trong gia đình, ngoại trừ viêm màng não do lây qua đường tiêu hóa như trường hợp có 2 anh em ruột bị viêm màng não do ăn ốc “ma”(ốc sên nhiễm sán) đã từng nhập viện điều trị trước đây. Một trong 2 cặp bệnh nhi bị viêm màng não nhập viện Nhi đồng 1 là bé V.T.T (7 tuổi) và V.T.N (5 tuổi) quê ở Tiền Giang. Các bé đã bị sốt, nôn ói cách đây hơn 1 tuần, đã điều trị tại bệnh viện tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm. Gia đình đã cho 2 bé nhập viện Nhi đồng 1, được các bác sĩ chuẩn đoán viêm màng não. Cặp anh em khác cũng mắc bệnh là N.V.H, 3 tuổi và N.V.P, 5 tuổi ở An Giang. Theo gia đình cặp bệnh nhi, sau 2 ngày cho 2 bé điều trị trong bệnh viện mà tình trạng sốt cao, nôn ói…vẫn không thuyên giảm nên đã đưa bé lên bệnh viện tuyến trên điều trị. Cũng theo gia đình này, sở dĩ ngay từ ngày thứ 2 đã đưa con nhập viện Nhi đồng 1 vì từ kinh nghiệm từ người anh trai của 2 cháu bé này, cách đây 3 năm cũng đã mắc viêm màng não. Và cũng đã nhập viện Nhi đồng 1 để điều trị. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của 4 cháu bé đều đã được cải thiện. Các bệnh nhân đều đã tỉnh táo, giảm sốt.... Theo các bác sĩ, tuy đã xác định là viêm màng não nhưng để cụ thể hơn, hiện các mẫu xét nghiệm của 4 cháu đã được chuyển sang Viện Pasteur TP.HCM để kiểm tra.

Bệnh tay - chân - miệng vẫn phức tạp

Trong khi các tỉnh miền Bắc đang nóng với bệnh VNNB thì tại các tỉnh miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long tình hình bệnh tay - chân - miệng (TCM) cũng đáng lo ngại. Mặc dù các biện pháp phòng chống cũng như tuyên truyền đã được ngành y tế các địa phương đẩy mạnh, tuy nhiên, dịch này vẫn có xu hướng gia tăng, nguyên nhân do đâu?

Cảnh giác với dịch

Tại Cần Thơ, ghi nhận tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ trong những ngày đầu tháng 6, bệnh TCM vẫn còn dấu hiệu gia tăng. Theo BS. Thái Thanh Lâm - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ, lượng bệnh nhi mắc TCM nằm điều trị tại khoa vào thời gian gần đây trung bình khoảng 40-45 ca mỗi ngày, tăng gần 30%. Báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ cũng cho thấy, số trẻ mắc bệnh TCM đến khám điều trị nội trú và ngoại trú trong 10 ngày đầu tháng 6 là 185 ca, tăng 66 ca so với cùng kỳ tháng trước, trong đó, độ nặng cũng tăng nhiều hơn: độ 2B là 1 ca, độ 3 có đến 6 ca (cùng kỳ tháng 5 chỉ có 2 ca độ 2B). Theo BS. Huỳnh Minh Trúc - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP. Cần Thơ, dịch bệnh TCM tại Cần Thơ có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù hai tuần cuối tháng 6 có xu hướng giảm nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, tính từ đầu năm đến cuối tháng 6, bệnh TCM tăng 33 ca so cùng kỳ năm ngoái; một số quận/huyện có số ca mắc tăng so với cùng kỳ như quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền và quận Ninh Kiều... Còn tại tỉnh Vĩnh Long, thống kê của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cũng cho thấy, trong tháng 5, Vĩnh Long ghi nhận 295 trẻ mắc TCM tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý, chỉ tính riêng ngày 25/6/2014, toàn tỉnh xuất hiện 17 ca mắc mới bệnh TCM, tập trung chủ yếu ở huyện Long Hồ, Vũng Liêm, Trà Ôn... Nâng tổng số mắc bệnh truyền nhiễm này lên gần 1.600 ca trên toàn tỉnh từ đầu năm 2014 đến nay. Vĩnh Long cũng là tỉnh được Bộ Y tế xếp vào nhóm các tỉnh, thành có số mắc bệnh TCM có tốc độ gia tăng nhanh và ở mức cao. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có trường hợp tử vong do bệnh này. Tại Sóc Trăng, theo báo cáo của ngành y tế Sóc Trăng, mặc dù thời gian qua các bệnh truyền nhiễm phần lớn đều giảm so với cùng kỳ năm 2013 nhưng có một số bệnh lại tăng so với năm 2013 như: bệnh TCM tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2013 (865 ca).

Biết cách phòng bệnh nhưng không làm?

Có con đang điều trị ở Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng TP. Cần Thơ, chị Bùi Lệ Thủy (quận Ninh Kiều) băn khoăn, con chị chưa đi nhà trẻ và ở nhà chị chăm bé rất cẩn thận, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày mà không hiểu sao con chị vẫn nhiễm bệnh. Đến bệnh viện chị mới được biết mặc dù nắm rõ kiến thức về phòng chống TCM là vệ sinh sạch sẽ, tuy nhiên, chị Thủy chỉ chú ý đến tắm rửa cho con mà quên mất nhiều việc khác như lau chùi sàn nhà, rửa sạch đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn, cho trẻ ngậm, mút đồ chơi... Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bệnh TCM do virut đường ruột gây ra, lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt và nốt phỏng của người bệnh. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, ngoài việc giữ gìn tốt vệ sinh cho trẻ, cần đảm bảo khu vực vui chơi, sinh hoạt của trẻ sạch sẽ, hàng ngày lau chùi sàn và rửa sạch đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn... Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra khảo sát của Trung tâm y tế dự phòng TP. Cần Thơ, hầu hết các bậc phụ huynh đều nắm rõ kiến thức về phòng chống căn bệnh này, tuy nhiều cha mẹ biết nhưng không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn... BS. Huỳnh Minh Trúc cho biết, một trong những khó khăn khiến công tác phòng chống bệnh TCM chưa hiệu qua hiện nay là người dân có kiến thức về phòng chống bệnh TCM nhưng kết quả thực hành thì hầu như không có. Mặc dù các cộng tác viên y tế dự phòng ở các địa phương đến từng nhà tuyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp đơn giản như rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, dụng cụ đồ chơi cho trẻ sạch sẽ... những hướng dẫn này cha mẹ đều nắm rất rõ, thế nhưng hầu hết các bậc cha mẹ lại không quan tâm đến khâu thực hành. Còn BS. Trần Văn Tuấn - Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm và Vắcxin - sinh phẩm, Trung tâm YTDP TP. Cần Thơ lo ngại, sở dĩ diễn biến bệnh TCM diễn biến phức tạp do hiện nay một số bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi chưa quan tâm chăm sóc để phòng bệnh cho các con. Một việc rất đơn giản như rửa tay bằng xà phòng nhiều mẹ biết nhưng lại không chú ý. Có người chỉ rửa tay qua loa với nước, trong khi không rửa sạch mu bàn tay, kẽ tay, kẽ móng tay, nơi tập trung chủ yếu các mầm bệnh và vi khuẩn gây hại.

Nhân dân

Người lớn cũng mắc viêm não Nhật Bản

Ngày 3-7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, hiện đang điều trị hai trường hợp là người lớn đều ở Hà Nội bị viêm não Nhật Bản, tình trạng rất nặng. Bệnh nhân N.H.Y (20 tuổi) được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa Đông Anh trong tình trạng đờ đẫn, liệt chân tay, sốt cao liên tục, có cơn co giật ngắn, sau đó hôn mê sâu, phải thở máy. Trường hợp thứ hai là Chu Thị T. (17 tuổi) được chuyển lên từ Bệnh viện Ba Vì trong tình trạng lơ mơ, sốt cao liên tục, liệt hai chân, tay, tăng dần sang liệt cơ hô hấp, phải thở máy. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy tổn thương lan tỏa cả trên não và tủy sống. Hiện nay người bệnh đã bỏ được máy thở, nhưng cơ chân tay bị liệt, có thể để lại di chứng. Ngoài ra, bệnh viện cũng đang điều trị cho một trường hợp viêm não nặng, đang chờ kết quả xét nghiệm. Các bác sĩ khuyến cáo, bất cứ trường hợp nào sốt, đau đầu nhiều, nôn, buồn nôn, rối loạn tri giác cần đến bệnh viện ngay.

Việt Nam thiếu hụt trầm trọng lực lượng hộ sinh

NDĐT - Sự góp mặt của cô đỡ thôn bản đã giúp chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em các bản xa có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, một báo cáo về tình trạng hộ sinh thế giới năm 2014 do Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Bộ Y tế vừa công bố cho thấy, Việt Nam là một trong 73 quốc gia thiếu hụt trầm trọng lực lượng hộ sinh, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa.

Gian nan cô đỡ thôn bản

Chị Vần Thị Máy (xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, Hà Giang) năm nay 30 tuổi, bốn năm nay chị làm công việc của một cô đỡ thôn bản. Sau 18 tháng được đào tạo, từ năm 2010 đến nay chị trở về địa phương với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ban đầu tại bốn thôn thuộc xã Lũng Táo. Công việc của chị là theo dõi, quản lý thai nghén, tư vấn giáo dục sức khỏe; vận động sản phụ khám thai và sinh con tại trạm y tế xã; phát hiện thai có nguy cơ cao để chuyển tuyến kịp thời. Nhiều khi không thể vận động bà mẹ đến cơ sở y tế hoặc có những ca đẻ rơi, chị Máy đỡ đẻ tại nhà, chăm sóc sau đẻ cho mẹ và con... Trong bốn năm, chị đã đỡ 10 ca đẻ rơi. Ban đầu chị còn có nhiều lo lắng, nhưng bây giờ chị Máy cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Công việc của chị Máy còn gặp nhiều khó khăn. Các thôn cách xa trung tâm xã, nhiều hôm chị phải đi bộ hai tiếng vượt đồi đá mới đến được nhà của sản phụ. Khó khăn về kinh tế, giao thông, rào cản ngôn ngữ khiến người dân tộc còn e ngại khi đến các trung tâm y tế để sinh nở. Đó là chưa kể đến tập tục sinh đẻ tại nhà hoặc chỉ cho người nhà, người cùng dòng tộc đỡ đẻ. Vì vậy, chị Máy và những cô đỡ thôn bản mất khá nhiều công sức để thuyết phục gia đình sản phụ đồng ý đẻ ở bệnh viện. Bà Lưu Thị Hồng – Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) cho biết, các cô đỡ thôn bản còn gặp nhiều khó khăn khi phải hoạt động độc lập tại thôn bản. Cô đỡ thôn bản không có nghĩa là các cô đỡ đẻ, mà hướng tới kỹ năng tư vấn người dân đến đẻ ở các cơ sở y tế. Đường sá xa xôi, nếu có trường hợp đẻ rơi tại nhà các cô đỡ thôn bản kiêm luôn nhiệm vụ đỡ đẻ. Trước đây người phụ nữ đẻ tại nhà không có ai chăm sóc, bây giờ đã có cô đỡ thôn bản hỗ trợ tốt hơn. “Trước đây, khi không có cô đỡ thôn bản, gia đình thường dùng kéo, dao thường cắt dây rốn dễ gây nhiễm trùng. Vì vậy, chúng tôi cung cấp bộ đỡ đẻ sạch cho các cô đỡ thôn bản để đỡ đẻ cho các trường hợp đẻ tại xã, thôn bản để người mẹ được chăm sóc với điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên, các cô phải tự thao tác và làm một mình. Vì vậy, chúng tôi cũng đã đào tạo kỹ năng kêu gọi mọi người, huy động cùng hỗ trợ để đưa bà đẻ đến trạm y tế xã”, bà Hồng cho hay. Vừa qua, Bộ Y tế phối hợp cùng Bộ Nội vụ đã có thông tư quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản, theo đó chính thức đưa cô đỡ thôn bản là một chức danh trong hệ thống y tế Việt Nam. Với những xã, thôn chưa có y tế thôn bản thì các cô đỡ được hưởng mức phụ cấp theo khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế cuộc sống của các cô đỡ thôn bản còn gặp nhiều khó khăn do còn phải phụ thuộc ngân sách của địa phương được phê duyệt. Hiện nay phụ cấp cô đỡ thôn bản đã được tăng lên hơn 500 nghìn đồng mỗi tháng. Nhưng chị vẫn phải nuôi con lợn, con bò và làm ruộng, không thế thì không đủ cái ăn. “Nhiều lần gia đình bảo phụ cấp ít quá không cho đi làm, nhưng tôi vẫn quyết đi vì đã học lên rồi thì phải đi, với cả mình thấy rất yêu công việc của mình”.

5% trạm y tế xã ở vùng sâu vùng xa chưa có hộ sinh

Xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, Hà Giang là một trong những xã vùng sâu, vùng xa may mắn vì còn có cô đỡ thôn bản. Thực trạng công tác hộ sinh ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn khi còn 5% trạm y tế xã (517 xã) ở vùng sâu, vùng xa chưa có hộ sinh. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay trên toàn quốc, lực lượng hộ sinh chưa đủ và phân bố không đồng đều theo dân số và vùng miền. Trên toàn quốc tỷ lệ hộ sinh trên 10.000 dân ở mức thấp là 3,5 người. Xã miền núi dân số ít, sống rải rác, cần dịch vụ ngoại tuyến tại thôn bản nhiều nhưng vẫn chỉ được phân bố một hộ sinh. Các bản làng xa xôi hẻo lánh rất cần cô đỡ thôn bản. Tuy nhiên, thực tế mới chỉ có gần 1.500 cô đỡ thôn bản được đào tạo trong khi nhu cầu thực tế tới 12.000 người. Tỷ lệ tử vong bà mẹ, tử vong sơ sinh ở 62 huyện nghèo, khu vực miền núi, vùng khó khăn cao gấp 3-4 lần so với số liệu chung của quốc gia. Tình trạng sinh đẻ tại nhà không được cán bộ y tế đã qua đào tạo hỗ trợ còn khá phổ biến ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, hiện nay vai trò của nữ hộ sinh chưa được phát huy mạnh mẽ và cần có những chủ trương, chính sách để phát huy hơn nữa. Các hành lang pháp lý đối với nghề hộ sinh chưa đầy đủ, còn chưa có quy định rõ ràng trong việc bảo đảm để người hộ sinh có thể làm chủ và được giao quyền tự chủ trong việc vận hành các mô hình chăm sóc do hộ sinh thực hiện và các can thiệp kỹ thuật, sử dụng thuốc nhằm cứu sống bà mẹ và trẻ sơ sinh. Để khắc phục tình trạng trên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, thời gian tới Bộ Y tế sẽ xem xét và nỗ lực sử dụng các nguồn lực và năng lực của hệ thống y tế quốc gia nhằm nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của nghề hộ sinh, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Nỗ lực vượt khó của một cơ sở y tế ở Sơn La

Vào những ngày đầu tháng 7-1954, một trạm xá tiền phương được thành lập tại xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn (nghĩa Lộ cũ) nay thuộc tỉnh Yên Bái. Đó chính là nơi ra đời, khởi nguồn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La hôm nay. Câu chuyện về chặng đường 60 năm và nỗ lực vượt khó thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh miền núi biên giới này rất đáng trân trọng. Chúng tôi đến thăm BVĐK Sơn La vào giữa mùa mưa những ngày đầu tháng 7, dường như ngày nào cũng rả rích mưa, nhưng không làm giảm đi không khí thi đua sôi nổi hướng về ngày kỷ niệm 60 năm thành lập bệnh viện. Đồng chí Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc BVĐK tỉnh, cho biết: “Lẽ ra, chúng tôi phải tổ chức kỷ niệm vào dịp này, nhưng bệnh viện hiện đang quá tải, tất cả đang tập trung cao cho công tác khám, điều trị bệnh. Ban giám đốc quyết định lùi sẽ tổ chức vào tháng 10, đồng thời phát động đợt thi đua mới”. Ôn lại chặng đường 60 năm, đồng chí Giám đốc tâm sự: BVĐK Sơn La có một chặng đường thăng trầm, vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cho đến hôm nay, bệnh viện đã qua chín lần di chuyển địa điểm, nhiều lần đổi tên. Thời kỳ chiến tranh chỉ có nhà gianh, vách đất, đèn dầu, đèn măng-sông, cho đến thời kỳ bao cấp cơ sở vật chất cũng không được cải thiện là mấy, vẫn chỉ là nhà cấp 4, điện máy nổ, trang thiết bị cũ, nhưng công tác khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vẫn được hoàn thành tốt. Hiện nay, BVĐK Sơn La nằm trên khuôn viên 3,7 ha, thuộc tổ 4, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La. So với trước kia bệnh viện hôm nay đã có nhiều đổi mới, khang trang, sạch đẹp, tạo được môi trường khám chữa bệnh khá lý tưởng. Bệnh viện quy mô 350 gường, với 352 cán bộ, nhân viên, tổ chức thành 29 khoa, phòng. Ở một tỉnh miền núi biên giới, quy mô bệnh viện như thế có vẻ như tạm ổn, nhưng khi đi vào thực tế cũng còn nhiều khó khăn, bất cập. Gần chục năm qua, bệnh viên luôn bị áp lực về tình trạng quá tải trước nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao. Vào thời điểm này, bệnh viện đang có 493 bệnh nhân điều trị nội trú, trong khi quy mô phê duyệt kế hoạch chỉ có 350 gường bệnh. Nhu cầu về khám chữa bệnh lớn nhất đang tập trung vào Khoa nhi, Khoa nội, Khoa u biếu,... Trong đó, Khoa nội chỉ tiêu 50 gường, có lúc cao điểm lên đến 110 bệnh nhân. Ở đây cả làm công tác quản lý có bốn bác sĩ, nếu trừ một người trực, hằng ngày chỉ còn ba bác sĩ điều trị, với số lượng bệnh nhân như vậy là quá lớn và quá sức. Khoa nhi bố trí 50 gường, nhưng thường xuyên có 60 đến 70 cháu điều trị. Ở địa bàn Sơn La, các cháu thường bị các bệnh thời kỳ sơ sinh, trong khi điều kiện phương tiện chăm sóc cũ, đơn giản như lồng ấp, máy thở đều thiếu nên gặp nhiều khó khăn. “Bà con nhân dân đến khám bệnh không thể nói hết giờ, cần điều trị bệnh không thể nói hết gường. Với tinh thần phục vụ người bệnh đặt lên hàng đầu, Ban Giám đốc đã chủ trương kê thêm gường, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân”. Dân số tỉnh Sơn La cách đây 10 năm chỉ khoảng trên 800 nghìn người, nay đã là 1,2 triệu người, vì thế nhu cầu khám chữa bệnh tăng cũng là điều đương nhiên. Năm năm trở lại đây tỉnh cũng đã quan tâm đầu tư nâng cấp bệnh viện, nhưng là một địa phương nghèo thì đầu tư vẫn nhỏ giọt. Nếu so sánh với các tỉnh miền núi trong khu vực, như: Điện Biên, Lào cai, Tuyên Quang dân số ít hơn nhưng bệnh viện đã lên quy mô 500 gường từ lâu, riêng tỉnh Hòa Bình có bệnh viện quy mô một nghìn gường. So sánh như vậy để thấy rằng, trong nhiều năm qua, BVĐK Sơn La đã khắc phục nhiều khó khăn, phấn đấu phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Về chất lượng khám chữa bệnh cũng đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Cách làm của BVĐK Sơn La là một mặt quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhưng quan trọng hơn là đầu tư nâng cao năng lực khám chữa bệnh của đội ngũ y bác sĩ. Những năm gần đây, bệnh viện đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nên nhiều cán bộ trẻ, có năng lực đã được cử đi đào tạo. Hiện nay, bệnh viện có 19 cán bộ được đào tạo cao học, 26 cán bộ đào tạo chuyên khoa cấp I, II, hai cán bộ nghiên cứu sinh và nhiều người từ trình độ trung cấp lên đại học. Đến nay, nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị được áp dụng thành công. Lĩnh vực ngoại khoa và gây mê hồi sức, bệnh viện đã đảm đương phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt túi mật, ruột thừa, GEU, U nang buồng trứng, thủng dạ dày, dính ruột, tán sỏi nội soi, phẫu thuật gan bệnh lý, nối mật – ruột, tụy - ruột, xử lý các ca chấn thương sọ não nặng, phẫu thuật phaco, kỹ thuật gây mê mask thanh quản,... Lĩnh vực nội khoa, hồi sức cấp cứu, nhi: Chăm sóc điều trị bệnh nhân hôn mê do suất huyết não, ngộ độc cấp, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, thở CPAP,... Lĩnh vực cận lâm sàng đã thực hiện kỹ thuật chụp CT tiêm thuốc cản quang mạch, nội soi tiêu hóa chẩn đoán, nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ, điện giải đồ. Nhiều trường hợp bệnh nhân nặng, tình trạng nguy kịch đã được cán bộ, nhân viên bệnh viện cứu chữa kịp thời, mang lại sự sống cho người bệnh, hạn chế được bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên. Để làm tốt công tác khám chữa bệnh trong điều kiện hiện nay, chúng tôi được biết, bệnh viện đã quan tâm đến công tác giáo dục y đức, nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ người bệnh. Ngoài việc tuyên truyền giáo dục thường xuyên, Đảng ủy, Ban Giám đốc chủ trương tổ chức các chuyến công tác cho cán bộ, nhân viên xuống cơ sở. Hằng năm có các chương trình phối hợp các trung tâm y tế và các bệnh viện tuyến huyện, thị trong tỉnh. Năm 2013, bệnh viện thực hiện chương trình phối hợp công tác với bệnh viện huyện Mộc Châu, Sốp Cộp. Những năm qua, bệnh viện đã phối hợp tốt việc giúp đỡ các bệnh viện Mường La, Quỳnh Nhai chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La. Sáu tháng đầu năm 2014, các chi đoàn thanh niên của bệnh viện đã có hai chuyến công tác thăm, khám chữa bệnh cho bà con nhân dân xã Púng Tra (Thuận Châu), Đồn Biên phòng 447 và nhân dân xã biên giới Mường Lạn (Sốp Cộp). Mục đích qua những chuyến đi ấy làm cho cán bộ, nhân viên bệnh viện hiểu được cuộc sống của đồng bào, từ đó chia sẻ nỗi khó khăn vất vả với người dân vùng sâu, vùng xa. Khi bà con đến khám chữa bệnh, người thầy thuốc và bệnh nhân đã có sự đồng cảm. Vì thế ở đây không có hiện tượng gây khó khăn, vòi vĩnh phong bì. Đến BVĐK Sơn La, người bệnh được chăm sóc chu đáo, ấm tình người. Chúng tôi được chứng kiến Hội chữ thập đỏ của viện đã cứu giúp nhiều gia đình bà con nghèo khi đến khám chữa bệnh. Đầu năm 2014 đến nay, Hội đã giải quyết sáu trường hợp hỗ trợ cho những bệnh nhân khó khăn. Thí dụ, gần đây nhất ngày 17-6, theo đề nghị của trưởng khoa hồi sức cấp cứu, Hội chữ thập đỏ của viện đã hỗ trợ 300.000 đồng cho chị Hờ Thị Mỵ, ở bản Co Sung, xã Đông Sang, Mộc Châu, điều trị tại khoa không còn tiền ăn. Chuyển biến rõ nét dễ nhận biết ở BVĐK Sơn La là tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, nhân viên đã đi vào nền nếp, khoa học. Môi trường làm việc và cảnh quan trong viện, như: đường đi lối lại, cây xanh, trồng cỏ, ghế đá cho bệnh nhân ngồi được đầu tư nâng cấp. Đặc biệt, từ năm 2013 khu khám bệnh khép kín, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đã được đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho người đến khám bệnh. Khu nhà thuốc trước kia giao cho khoa dược nay thành lập Nhà thuốc bệnh viện trực thuộc Ban Giám đốc, với mục tiêu bảo đảm chất lượng thuốc, giá thành rẻ. Hầu hết các loại thuốc ở đây đến tay bà con nhân dân đều có giá rẻ hơn thị trường từ 15 đến 20%. Trong tháng tới, BVĐK Sơn La sẽ khởi công xây dựng thêm một khu nhà dành cho người nhà bệnh nhân nghỉ trong thời gian chăm sóc người bệnh. Chủ trương này xuất phát từ thực tế nhiều bà con vùng sâu vùng xa đến chăm sóc người nhà nằm điều trị không có chỗ ở. Ngoài ra còn tiến hành xây dựng thêm khu vệ sinh ngoài trời để bảo đảm môi trường trong lành, thoáng mát. Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ mong muốn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người đến khám chữa bệnh. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, mặt trái của cơ chế thị trường tác động, nhưng BVĐK Sơn La vẫn thực hiện tốt công tác CSSKND. Suốt chặng đường 60 năm qua, niềm vui lớn nhất của đội ngũ cán bộ, y bác sĩ BV là được nhân dân tin yêu, mến phục đang được nhân lên.

Nông thôn ngày nay

Quảng Nam: 80 tỷ đồng phát triển y tế biển, đảo

Ngày 3/7, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt triển khai đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” của tỉnh Quảng Nam, với tổng kinh phí thực hiện hơn 80 tỷ đồng. Kế hoạch này sẽ được triển khai tại 27 xã, phường, thị trấn ven biển (kể cả xã đảo Tân Hiệp) thuộc 6 huyện, thành phố ven biển, nhằm nâng cao năng lực các tuyến y tế để đủ khả năng đảm bảo cho người dân và lực lượng vũ trang sinh sống, làm việc ở vùng ven biển và tại đảo Cù Lao Chàm; giúp du khách được tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản …

TP Hồ Chí Minh: 37 bác sĩ tuyến trên về hỗ trợ quận huyện

Đề án “Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với cán bộ y tế tại cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2013-2020” (còn gọi tắt là Đề án luân phiên cán bộ y tế) được Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện từ tháng 12/2013 với 37 cán bộ hỗ trợ cho 2 bệnh viện quận (quận 6 và quận 9) và 4 bệnh viện huyện (huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh)… Lần đầu tiên trẻ em ở các huyện Củ Chi, Cần Giờ... được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 khám chữa bệnh ngay tại cơ sở; các sản phụ sẽ được chăm sóc y tế từ các bác sĩ đến từ Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, Hùng Vương... Với những kết quả khả quan từ Đề án này, ngày 3/7, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đợt 2 đề án, nhằm đảm bảo sự phát triển của các bệnh viện tuyến quận, huyện. Đợt này có 14 bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa và bệnh viện thành phố được luân chuyển xuống các bệnh viện tuyến dưới.

Dân trí

Bị vỡ gan trong tuần trăng mật vì chơi xe điện đụng

Trong khi đi nghỉ tuần trăng mật tại khu du lịch Hồ Mây (TP Vũng Tàu), chị D. và chồng cùng chơi trò xe điện đụng, không may bị vỡ gan. Bác sĩ Nguyễn Văn Bình, Trưởng khoa ngoại, BV Lê Lợi (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, bệnh viện này vừa tiếp nhận và cứu sống 1 bệnh nhân bị vỡ gan; đó là chị T.D ở tỉnh Đồng Nai, bị vỡ gan khi chơi trò xe điện đụng tại khu du lịch Hồ Mây. Cũng theo bác sĩ Bình, bệnh nhân nhập viện vào chiều 1/7, trong tình trạng da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt, bụng trướng, ngoài da không có dấu vết bầm. Kết quả siêu âm cho thấy bệnh nhân có dịch ở bụng, tổn thương gan. Các bác sĩ khoa ngoại đã tiến hành mổ phát hiện gan bị vỡ, tụ máu, đứt dây chằng liền, chảy máu. Bệnh nhân được khâu mô gan vỡ và cầm máu. Đến ngày 2/7 bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng sức khỏe còn rất yếu và đang tiếp tục nằm viện để theo dõi và điều trị. Được biết, chị T.D và chồng đi hưởng tuần trăng mật tại khu du lịch Hồ Mây. 2 giờ chiều ngày 1/7, chị và chồng cùng tham gia trò chơi xe điện đụng. Mặc dù đã được thắt dây dây an toàn nhưng do va chạm quá mạnh trong lúc chơi khiến chị T.D. bị đập phần trước ngực vào thành xe. Chị cho biết, đây là lần đầu tiên chị chơi trò chơi này nhưng lại không có sự hướng dẫn của nhân viên khu du lịch Hồ Mây. Thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận 3 ca bị chấn thương nặng do chơi xe điện đụng tại khu Du lịch cáp treo Hồ Mây. Các ca đều chấn thương bụng, ngoài ca vỡ gan kể trên, hai ca còn lại là vỡ ruột và vỡ lách. Để tránh tai nạn đáng tiếc khi tham gia trò chơi này, các cơ sở kinh doanh trò chơi cần bảo đảm an toàn cho người chơi, hướng dẫn người chơi kiểm soát tốc độ, cách chơi, đeo dây an toàn và có cảnh an toàn cho người chơi. Đối với trẻ em khi chơi phải có người lớn đi kèm. 

Bệnh viện Thạch Thất kỷ luật cán bộ sai phạm trong xét nghiệm máu

Bệnh viện đã ban hành quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, chuyển công tác đối với bà Vũ Thị Yến; khiển trách bà Phạm Thị Thanh Hương. Ngày 1/7, Bộ Y tế có công văn đề nghị Sở Y tế Hà Nội nhanh chóng xác minh, kiểm tra thông tin nghi ngờ về việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm máu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất và báo cáo về Bộ trước ngày 4/7. Trước đó, thông qua báo chí, Bộ Y tế nhận được thông tin người thân bệnh nhân Kiều Thị Ngân (24 tuổi, ở đội 2, xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội) phản ánh về việc ngày 19/6, trước khi đi sinh, chị Ngân có đến Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất xét nghiệm máu. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu không đúng với kết quả xét nghiệm của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trước đó. Cụ thể, kết quả xét nghiệm ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương của chị Ngân trước đó là nhóm máu O, nhưng tại Bệnh viện đa khoa Thạch Thất lại cho ra kết quả nhóm máu B. Điều này khiến chị và gia đình hết sức hoang mang. Liên quan đến vụ việc này, theo thông tin mới nhất mà chúng tôi có được, ngày 2/7, ông Vũ Bá Sơn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất đã có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội báo cáo kết quả xác minh, xử lý nội dung này. Theo đó, sau khi nhận được thông tin, Bệnh viện đa khoa Thạch Thất đã tiến hành kiểm tra, xác minh và xác nhận nguyên nhân dẫn đến kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân Kiều Thị Ngân tại Bệnh viện này đã bị sai lệch do nhân viên của Bệnh viện thực hiện không đúng quy trình xét nghiệm. Phía Bệnh viện đã thành lập Hội đồng kỷ luật để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với các viên chức sai phạm trong quy trình làm xét nghiệm máu ngày 19/6 đối với bệnh nhân Kiều Thị Ngân. Sau khi họp Hội đồng kỷ luật, Bệnh viện đã ban hành quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, chuyển công tác đối với bà Vũ Thị Yến; kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với bà Phạm Thị Thanh Hương. Đối với Trưởng khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh (bác sĩ Chu Hồng Thành) và kỹ thuật viên trưởng (kỹ thuật viên Nguyễn Thị Như Quỳnh), Bệnh viện đã kiểm điểm nghiêm khắc về trách nhiệm quản lý của khoa và lĩnh vực được phân công phụ trách.

Bé sơ sinh 15 ngày tuổi viêm phổi vì biến chứng sởi

Lần đầu tiên khoa Nhi, BV Bạch Mai tiếp nhận bé sơ sinh 15 ngày tuổi đã mắc sởi do lây từ mẹ sau sinh. Một trường hợp khác là cặp song sinh 10 tháng tuổi đang được điều trị biến chứng viêm phổi vì sởi tại khoa. Bé trai 15 ngày tuổi được gia đình đưa đến khoa Nhi (BV Bạch Mai) hôm 23/6 trong tình trạng sốt, mọc ban đỏ, bắt đầu từ vùng tai lan xuống mặt, cổ; mắt kèm nhèm; ho nhiều. Sau hai ngày theo dõi tại viện, bệnh nhi khó thở tăng dần phải vào thở máy không xâm nhập (không phải đặt nội khí quản). Người nhà bệnh nhi cho biết, sau khi sinh con được 5 ngày, mẹ bé có biểu hiện mắc sởi và sau đó lây cho con. Hiện nay bệnh nhi vẫn đang trong tình trạng thở máy không xâm nhập. Các bác sĩ cho biết, đây là trường hợp nhỏ tuổi nhất mắc sởi gặp tại khoa Nhi từ trước đến nay. Trước đó, một bé sơ sinh 24 ngày tuổi viêm phổi nặng do lây từ mẹ phải thở máy nhưng cũng qua nguy kịch. Ngoài ra, hiện tại ở khoa đang điều trị cho cặp song sinh 10 tháng tuổi (Hà Nội) bị mắc sởi. Đây là hai trẻ con của cặp vợ chồng hiếm muộn. Cả hai bé đều phải thở máy, trong đó, người chị nặng hơn phải thở máy xâm nhập nhưng đã được cai máy, bé em thở máy không xâm nhập. Hiện cả 3 trường hợp đều đã dần ổn định. Tuy nhiên các bác sĩ lưu ý, dù đã là đuôi dịch sởi nhưng số ca mắc rải rác vẫn xảy ra. Tại khoa hiện vẫn còn 7 bệnh nhân sởi phải nhập viện điều trị. Tại các địa phương, thỉnh thoảng lại có ca bệnh chuyển lên. Đây là ca mắc sởi nhỏ tuổi nhất ghi nhận tại khoa. Trước đó, một bé sơ sinh 24 ngày tuổi cũng phải nhập viện, thở máy vì biến chứng sởi. Các bác sĩ cho biết, bình thường, viêm phổi ở trẻ sơ sinh đã nặng, diễn tiến nhanh hơn trẻ lớn rất nhiều, viêm phổi trên nền bệnh nhân sởi do suy giảm miễn dịch sẽ càng nặng nề hơn. Vì thế, cha mẹ phải hết sức lưu ý, thấy con có những dấu hiệu của sởi không được chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám. Bên cạnh đó, thời điểm này dịch bệnh mùa hè rất nhiều như các bệnh lý viêm đường hô hấp, tiêu chảy…Để phòng bệnh sởi, bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy cần tích cực cho trẻ bú sữa mẹ, cần cách ly, hạn chế tiếp xúc với người sốt phát ban, tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất; khi chăm sóc trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng… Sởi có thể tấn công bất cứ ai chưa có miễn dịch (chưa được tiêm phòng hoặc chưa mắc sởi), vì thế, người phụ nữ tuổi sinh sản chưa từng mắc sởi, chưa được tiêm vắc xin sởi nên tiêm phòng vắc xin. Trẻ em cần được tiêm vắc xin sởi đúng lịch để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

Phụ nữ

Quảng Nam: Hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo

Ngày 2/7, VP UBND tỉnh Quảng Nam cho biết đã ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trên địa bàn tỉnh. Đối tượng được hỗ trợ bao gồm những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Nam và có thẻ Bảo hiểm y tế. Theo đó, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh sẽ được hỗ trợ phần còn lại của chi phí khám bệnh có liên quan đến phẫu thuật tim, chi phí phẫu thuật tim từ nguồn ngân sách tỉnh, sau khi đã trừ phần chi phí thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế và phần hỗ trợ từ các nguồn quỹ, các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, bệnh nhi (BN) được hỗ trợ tiền ăn với mức 50.000 đồng/trẻ/ngày trong thời gian nhập viện để được phẫu thuật tim. Thời gian hỗ trợ theo số ngày thực tế từ ngày nhập viện đến ngày xuất viện nhưng tối đa không quá 15 ngày. Hỗ trợ tiền đi lại khám, phẫu thuật từ nhà đến bệnh viện, chuyển viện và về nhà theo giá phương tiện giao thông thông thường nhưng tối đa không quá 500.000 đồng/trẻ/1 đợt khám, phẫu thuật. Việc hỗ trợ chỉ được thực hiện đối với trường hợp khám và phẫu thuật tim tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế theo đúng tuyến quy định…

Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh giảm

Ngày 3/7, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tại diễn đàn các đối tác sức khỏe phụ nữ và trẻ em thế giới được tổ chức tại Nam Phi từ 30/6-1/7 vừa qua, với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu của 60 quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá cao trong công tác bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em và giảm tỷ lệ tử vong ở hai đối tượng này. Được biết, trong 20 năm qua, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh tại Việt Nam đang có chiều hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ phụ nữ mang thai tử vong đã giảm từ 233/100.000 ca vào năm 1990 xuống còn 61,9/100.000 ca vào năm 2013 (giảm xuống hơn ba lần) và tỷ lệ trẻ dưới năm tuổi tử vong giảm từ 59/1.000 trẻ xuống còn 23/1.000 trẻ (giảm hơn hai lần). Trong đó, số trẻ dưới một tuổi giảm tỷ lệ tử vong từ 44,4/1.000 trẻ xuống còn 15,3/1.000 trẻ. Ngoài ra số trẻ dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng cũng giảm từ 41% xuống còn 15,3%.

24h

Bé gái bị bỏ rơi ở bụi tre, kiến cắn đỏ khắp người

Mẹ con bà Tuyết hoảng hốt khi thấy cháu bé không mặc quần áo, da tím tái, kiến cắn đỏ khắp người và giòi bâu toàn thân. Chiều 3/7, BVĐK Đắk Lắk cho biết vừa tiếp nhận một bé gái khoảng 10 ngày tuổi, nặng 2,9kg với tình trạng trên người nhiều vết trầy xước, 2 tai có mủ và giòi, phù nề bộ phận sinh dục, phản xạ kém, khóc yếu và không bú được. Trước đó, vào khoảng 14h ngày 2/7, bà Nguyễn Thị Tuyết (56 tuổi, trú tổ dân phố 22, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cùng con gái Trương Thị Mỹ Hạnh (32 tuổi) xuống vườn hái măng, bỗng nghe tiếng khóc của trẻ em phát ra từ phía bụi tre. Hai mẹ con bà Tuyết lần theo tiếng khóc tìm kiếm, thấy có một khoảng đất giáp bụi tre bỗng nhiên được phủ bằng nhiều cành cây sắn. Đến gần, nhặt bỏ cành cây, mẹ con bà phát hiện một bé gái đang khóc yếu ớt, nằm trên một chiếc mền mỏng. Dở chiếc chăn che trên người ra, mẹ con bà Tuyết hoảng hốt khi thấy cháu bé không mặc quần áo, da tím tái, kiến cắn đỏ khắp người và giòi bâu toàn thân. Ngay lập tức, mẹ con bà Tuyết đưa bé gái về nhà tắm rửa, cho uống sữa và đưa cháu bé đến BVĐK Đắk Lắk cấp cứu. Bà Tuyết tâm sự: “Khi mới nhìn thấy cháu bé giò bâu tôi giật mình, hốt hoảng, nhưng thấy cháu còn khóc, còn thở nên mẹ con tôi vội vàng đưa cháu về nhà, lấy nước ấm tắm rửa rồi đưa đi bệnh viện mong sao cứu sống được cháu bé”. Bác sĩ Lê Đình Nhân, Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Nhi sơ sinh BVĐK Đắk Lắk, cho biết ngay sau khi tiếp nhận cháu bé, các bác sĩ trong khoa đã vệ sinh, sát trùng các vết thương, lấy mủ và giòi ở tai, truyền dịch nuôi dưỡng kháng sinh phù hợp cho bé. Sau 20 giờ điều trị, cháu bé đã linh hoạt hơn, da môi hồng hào, không còn phải thở ôxy, đã có thể bú được, các vết chấn thương cũng như phù nề đã giảm dần. Hiện cháu bé đang được truyền dịch, nuôi dưỡng, bơm sữa qua xông dạ dày và sức khỏe đang dần hồi phục.

Sài Gòn giải phóng

Cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim

Ngày 3-7, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi TPHCM, các y, bác sĩ vừa cứu sống trường hợp bệnh nhân nhân với vết thương thủng tim, nguy kịch. Bệnh nhân Đặng Công Đệ (25 tuổi) được Bệnh viện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, chuyển đến trong tình trạng lơ mơ, tụt huyết áp với vết thương ngực trái được băng ép. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật mở ngực tối khẩn cấp, bệnh nhân được lấy ra 1.200ml máu trong lồng ngực, màng tim căng phồng gây chèn ép tim. Khi mở màng tim lấy huyết khối, các bác sĩ phát hiện một vết thương xuyên thấu tâm thất trái dài 2cm đang phụt máu dữ dội. Ê kíp phẫu thuật tiến hành khâu vết thương tim, đặt ống dẫn lưu khoang màng phổi. Sau 48 giờ phẫu thuật, bệnh nhân tự thở tốt. Theo các bác sĩ, vết thương tim là một tổn thương cực kỳ nguy hiểm, đa số bệnh nhân tử vong trước khi đến bệnh viện.

Lỏng lẻo trong quản lý nhà thuốc tây

Hiện nay, tại TPHCM, các nhà thuốc tây hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để câu khách, hầu hết nhà thuốc tây không cần bán thuốc theo toa, thậm chí tự định bệnh và mạnh tay bán các liều kháng sinh mạnh để khách hàng hết bệnh, qua đó chiếm lòng tin cậy của khách hàng, bất chấp việc người bệnh bị lờn thuốc và gặp tác dụng phụ.

Một ngày hết bệnh!

Quanh khu nhà trọ phường 13 quận Tân Bình có nhiều nhà thuốc tây. Trên đường Văn Chung, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Quang Bích, C1… chỉ trong bán kính 300m đã có hơn 10 nhà thuốc tây. Các nhà thuốc tại đây thường mở vào chiều tối, do vào thời điểm này các công nhân, sinh viên thuê phòng trọ mới đi làm về. Tại Khu công nghiệp Tân Bình cũng tập trung nhiều nhà thuốc tây. Ghé nhà thuốc số 26 đường C1, không có bảng hiệu và tên dược sĩ, chỉ có tấm bảng nhỏ ghi tên hiệu thuốc Phạm Quỳnh để góc nhà. Người bán không mặc áo blouse. Chúng tôi nói bị sốt, ho, người bán bảo sẽ cho kháng sinh mạnh là hết ngay, rồi bán vài viên thuốc dặn ngày uống 3 lần, căn dặn ăn no trước khi uống vì liều lượng kháng sinh nặng sẽ dẫn đến chóng mặt, buồn nôn. Tiếp tục ghé vào nhà thuốc Ngọc Hân gần đó. Sau khi nghe nói triệu chứng đau họng, bị ho, người bán không hỏi xem người bệnh có bị đau dạ dày, có dị ứng hay không, đưa ra bọc thuốc với lời khẳng định chỉ cần uống 1 ngày là hết bệnh. Lại ghé vào nhà thuốc Tuấn Khôi trên đường Nguyễn Quang Bích, cũng nói bị triệu chứng ho, chúng tôi mua được mấy viên thuốc uống và được cam đoan chắc uống trong 2 ngày là hết bệnh.Trên đường D9 (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú), các nhà thuốc cũng san sát nhau. Ghé vào nhà thuốc Kim Châu, không thấy dược sĩ mặc áo blouse, chỉ có một phụ nữ mặc áo thun đứng bán sau quầy. Thời tiết rất nóng khiến bên trong nhà thuốc nóng hừng hực, chẳng hiểu sao có máy lạnh nhưng lại không mở. Nhiệt độ oi bức thế này thì không đủ điều kiện bảo quản thuốc. Chúng tôi bảo bị rách sụn, đau khớp xương nên hỏi mua thuốc, người bán không cần hỏi gì thêm đã phán ngay rằng nên uống Celecoxib loại 200mg có kháng viêm cao để mau hồi phục, rồi đưa thuốc mà không thấy dặn dò gì.

Tân dược thành độc dược

Mang những thứ thuốc mua được, chúng tôi đến gặp một dược sĩ quen để tìm hiểu thì được cho biết: “Những liều thuốc ho, sốt này đều có lượng kháng sinh Ciprofloxacin có giá thành rẻ, nhưng lại có hàm lượng kháng sinh cao nên có thể hết bệnh sớm, nhưng sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc nhanh. Các loại thuốc này có tác dụng phụ khiến người uống bị tiêu chảy, buồn nôn. Khi bán thuốc phải có toa chỉ định của bác sĩ. Còn thuốc uống đau khớp, cũng phải bán theo chỉ định của bác sĩ, vì kháng viêm rất cao dẫn đến dị ứng, sưng phù mặt, phát ngứa khắp người”. Với những thông tin có được, chúng tôi đến gặp ông Vũ Minh Chiêu, Trưởng phòng Y tế quận Tân Phú, để hỏi về công tác quản lý hoạt động nhà thuốc tây trên địa bàn. Ông Chiêu cho biết: “Nhà thuốc tây hoạt động phải có giấy phép kinh doanh do quận cấp và có thẩm định của Sở Y tế bảo đảm theo chuẩn: bán theo toa bác sĩ; bảo quản thuốc không quá nhiệt độ 300C… Trong số những nhà thuốc mà chúng tôi phản ánh, có nhà thuốc Kim Châu vẫn chưa được thẩm định và quận vừa mới phạt ngày 3-6. Còn với vi phạm về bán thuốc không theo toa bác sĩ, phải có đoàn liên ngành phối hợp kiểm tra phát hiện mới xử phạt, nhưng cũng rất khó bắt quả tang, do đoàn kiểm tra đi đông người nên đến là nhà thuốc biết ngay, sẽ không bán thuốc cho người mua không có toa thuốc”. Ông Chiêu cũng thừa nhận tình trạng địa bàn quận rất rộng nên Phòng Y tế quận không thể kiểm soát hết. Thậm chí, nhiều nhà thuốc bị quận xử phạt liên tục, nhưng không thấy phường phát hiện, báo cáo tình trạng sai phạm này. Có nhà thuốc chưa có giấy phép kinh doanh vẫn hoạt động, khi đoàn kiểm tra liên ngành đến phát hiện tịch thu thuốc thì nhà thuốc chấp nhận bỏ thuốc do mức phạt rất nặng. Theo quy định, để có giấy thẩm định đủ điều kiện kinh doanh nhà thuốc tây, phải chờ Sở Y tế thẩm định trong vòng 30 ngày nhưng nhiều trường hợp kéo dài 3 - 4 tháng vẫn chưa được thẩm định, nên nhà thuốc cũng cứ bán để đỡ lỗ tiền thuê mặt bằng. Nếu thay đổi mặt bằng, lại phải xin thẩm định. Trước kia, nhà thuốc được quản lý chặt chẽ hơn, nay việc thẩm định, xử phạt đều chuyển lên Sở Y tế nên rất rắc rối, mất nhiều thời gian, nhưng quản lý lại lỏng lẻo. Hầu hết, các nhà thuốc tây toàn là dược sĩ trung cấp đứng bán, chỉ mướn dược sĩ đại học đứng tên, nên dẫn đến tình trạng cắt thuốc ẩu.

Infonet

Kiểm tra thông tin tiêm nhầm hóa chất cho hai bệnh nhi bị ung thư

Cục Quản lý KCB, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu ban lãnh đạo BV Nhi TƯ xem xét làm rõ sự việc điều dưỡng tiêm nhầm hóa chất cho hai bệnh nhi. Theo bài báo đăng ngày 2/7 viết một điều dưỡng của khoa Ung bướu, BV Nhi TƯ đã tiêm nhầm thuốc kháng sinh cho 2 cháu bé đang nằm điều trị tại khoa, và lần thứ 2, điều dưỡng này lại tiêm nhầm hóa chất cho 2 bệnh nhi với nhau. Mặc dù Trưởng khoa ung bướu Bệnh viện Nhi TS Bùi Ngọc Lan đã lên tiếng giải thích cho gia đình bệnh nhân và phóng viên viết bài nhưng Cục quản lý KCB vẫn yêu cầu Giám đốc bệnh viện Nhi xem xét làm rõ sự việc, và báo cáo về Cục quản lý khám chữa bệnh trước ngày 8/7/2014. Sự việc xảy ra đầu tháng 6 vừa qua, khi chị V. (mẹ cháu T. K. L.) tá hỏa khi thấy ống thuốc tiêm cho con gái mình ghi tên bé trai N. V. T. (3 tuổi) nằm cùng giường. Được biết, hai cháu T. K. L. và Ng. V. T. đều mắc bệnh hiểm nghèo. Hai gia đình lại từ quê lên thành phố chữa bệnh.

Những giọt máu đầu tiên của Hành Trình Đỏ đã về đến Hà Nội

Tối ngày 3/7/2014, những đơn vị máu đầu tiên của Hành trình Đỏ -2014 tại điểm cầu Kiên Giang đã về tới Hà Nội. Những đơn vị máu đang được xử lý theo quy trình tại Viện Huyết học Truyền máu TƯ. Đây là thành quả đầu tiên đồng thời là sự nỗ lực của cả đoàn hành trình trong chiến dịch tuyên truyền vận động và tổ chức hiến máu tình nguyện, một trong những nội dung chính của Hành trình Đỏ 2014. "Mặc dù đoàn Hành trình Đỏ cách chúng tôi hàng ngàn km, nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được không khí sôi sục và thấy rất gần với các bạn, những đơn vị máu này sẽ tiếp thêm hi vọng cho người bệnh cần máu trong mùa hè này. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng các bạn, chúc cho đoàn Hành trình Đỏ sẽ tiếp tục chinh phục thành công các chặng đường tiếp theo. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và xử lý những đơn vị máu để chuyển tới tay người bệnh một cách nhanh nhất". Chương trình “Hành trình Đỏ” được thực hiện đầu tiên vào mùa hè năm 2013 và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Trong hơn 20 ngày thực hiện chương trình, 15 tỉnh, thành phố đã truyền thông, vận động hiến máu tình nguyện và tuyên truyền về bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) tới hàng chục vạn người; tổ chức tiếp nhận gần 12.000 đơn vị máu và thực hiện nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện có ý nghĩa tại các địa phương nơi có hành trình đi qua. Hoạt động này đã kịp thời khắc phục tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị trong dịp hè năm 2013 vừa qua. Năm nay, “Hành trình Đỏ” được thực hiện trên phạm vi, quy mô lớn hơn, với sự vào cuộc của 25 tỉnh, thành phố và sự quan tâm chỉ đạo của các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương là cơ quan thành viên ban chỉ đạo quốc gia về hiến máu tình nguyện. Từ ngày 01/7 – 28/7/2014, Hành Trình Đỏ - Hành trình vận động hiến máu xuyên Việt. Mục tiêu cần đạt được từ 16.000 - 19.000 đơn vị máu phục vụ cho điều trị người bệnh trong thời gian diễn ra hành trình, đó là món quà sự sống vô giá dành cho người bệnh cần máu. Ngoài ra, hành trình của 120 tình nguyện viên cũng mang thông điệp truyền đi những kiến thức hữu ích về hiến máu tình nguyện, về bệnh tan máu bẩm sinh tới cộng đồng, để khi hành trình đã kết thúc, phong trào hiến máu tiếp tục phát triển, để từ những kiến thức hiến máu được chia sẻ sẽ trở thành hành động hiến máu thiết thực của mỗi người dân.

Báo mới

WHO họp khẩn cấp vì virus ebola

Một cuộc họp khẩn cấp với sự tham gia của 11 Bộ trưởng Y tế các nước Tây Phi đã được tiến hành nhằm lên kế hoạch hành động đối phó với dịchebolađang hoành hành ở khu vực này. Tính đến ngày 1/7, đã có 500 người thiệt mạng vì virus ebola, 759 trường hợp đang được xác định nhiễm bệnh. Quốc gia được cho làdịch bệnhnặng nhất là Guinea với 303 người tử vong, Sierra Leone là 99 người và Liberia là 65 người chết. Mặc dù 2 nước sau có tỷ lệ người tử vong vì dịch ebola thấp những số người mắc mới lại đang tăng nhanh, ngoài tầm kiểm soát. Một thông tin được thông báo tại hội nghị là ngay cả các cơ quan chức năng không thể kiểm soát được tình hình bởi người dân giấu dịch.

Soha

Kinh hoàng với kết quả kiểm tra nước sinh hoạt tại Hà Nội

Kết quả xét nghiệm 196 mẫu nước trên địa bàn TP Hà Nội do Bộ Y Tế công bố 2/7 đã tỏ rõ mối lo ngại về chất lượng nước ăn uống mà người dân thủ đô đang hứng chịu.

Hàng loạt mẫu nước ở các trạm cấp không đạt chuẩn

Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Y tế đã thành lập 2 Đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chất lượng nước sinh hoạt tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong 3 ngày (27-30/6), Bộ Y tế đã kiểm tra chất lượng nước tại 16 nhà máy nước và 7 trạm cấp nước trên địa bàn Hà Nội, trạm cấp nước khu đô thị Nam Đô và tại một số hộ gia đình tại 6 quận nội thành; đồng thời lấy 196 mẫu xét nghiệm. Kết quả tại 16 nhà máy nước và 7 trạm cấp nước có 5 /107 tiêu chí không đạt ngưỡng theo QCVN01/2009-BYT về chất lượng nước ăn uống là: Clo dư, Amoni, Pecmanganat, Asen, Mangan. Tất cả 20/20 mẫu tại 20 cơ sở cấp nước được lấy đều có nồng độ Clo dư cao hơn ngưỡng cho phép. Trong khi 150 trên 155 mẫu lấy tại hộ gia đình, clo dư lại thấp hơn ngưỡng. Có trong 7/20 mẫu tại cơ sở cấp nước và 15/155 mẫu tại hộ gia đình không đạt chỉ tiêu Amoni. Tỷ lệ không đạt này với chỉ tiêu Pecmanganat tương tự lần lượt là 12/20 và 40/155, chủ yếu ở khu vực Quận Hoàng Mai. Về chỉ tiêu Mangan có 1/20 cơ sở cấp nước cao hơn nồng độ cho phép tại nhà máy nước Sơn Tây, cơ sở 1. Trạm cấp nước Mỹ Đình II không đạt chỉ tiêu về asen khi có nồng độ cao gần gấp 2 lần ngưỡng cho phép. Tại buổi làm việc của Bộ Y tế với UBND TP Hà Nội sáng 2/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã đề nghị trạm cấp nước Mỹ Đình (thuộc Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị) phải dừng hoạt động cấp nước cho đến khi đảm bảo nồng độ Asen trong nước cấp phù hợp QCVN01/2009-BYT. Cũng trong sáng 2/7, đoàn Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long dẫn đầu cũng đến kiểm tra chất lượng nước sinh họat tại tổ hợp Nam Đô 609 Trương Định. Đây là một trong những điểm cấp nước sinh hoạt được Bộ Y Tế lưu tâm sau hàng loạt những phản ánh về chất lượng nước sinh hoạt của người dân không được đảm bảo được đăng tải. Tại đây, 16 mẫu nước đã được Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường trực thuộc Bộ Y Tế niêm phong mang đi xét nghiệm từ ngày 27/6. Kết quả xét nghiệm nước tại bể chứa của khu đô thị này cho thấy chất lượng nước cũng không đạt cả hai chỉ tiêu về clo dư và pecmanganat.4/15 mẫu nước được lấy tại các hộ gia đinh không đạt chỉ tiêu nitrit và 15/15 không đạt chỉ tiêu pecmanganat và clo dư. Tại các bể mái có sự tồn tại của vi sinh vật ở mức độ thấp.

Tạp chất vượt ngưỡng ít cũng độc như thuốc sâu

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Clo dư trong nước có thể phản ứng với các yếu tố khác để hình thành độc tố gọi là trihalomethanes (THMs). THMs có liên quan đến một loạt các chứng bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người như hen suyễn và eczema, ung thư bàng quang và bệnh tim.Ngoài ra, theo một vài nghiên cứu cho biết clo dư trong nước máy cao có thể làm gia tăng tỉ lệ khuyết tật và sinh non ở phụ nữ mang thai. Nước có hàm lượng Clo thấp dưới tiêu chuẩn (0,3mg/lít) dễ bị nhiễm vi sinh có thể gây đau bụng, tiêu chảy…Ngược lại, nước có hàm lượng clo vượt quá tiêu chuẩn (0,5mg/lít) có thể gây ngộ độc. Hàm lượngAmonivượt ngưỡng là dấu hiệu cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải có nguồn gốc động vật và có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh. Bản thân amoni không độc, nhưng trong quá trình khai thác, xử lý và lưu trữ nước, nó có thể chuyển hóa thành nitrit và nitrat. VớiNitrit (NO2) là ion vô cơ chứa nitơ (N) tự phát sinh trong môi trường và dễ dàng đi vào các nguồn nước, đất… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động, thực vật khi hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép (QCVN). Nitrit rất độc, với hàm lượng 0,01 mg/l đã có thể gây độc hại cho sức khỏe con người. Nitrit có tác dụng oxy hóa hemoglobin (huyết sắc tố) chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin thành methemoglobin (trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến mạng sống, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi).  Ngoài ra, NO2-  trong cơ thể dễ tác dụng với các amin tạo thành nitrosamine là 1 hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan. Về chỉ sốPecmanganat, là biểu hiện lượng các chất hữu cơ có trong nước và để xác định mức độ ô nhiễm, nhiều nước hiện không còn dùng chỉ số này. Riêng vềAsenmà Trạm cấp nước Mỹ Đình hiện đang vượt chuẩn là một chất cực độc khi vượt ngưỡng cho phép. Đây là một chất độc có thể gây ung thư da và phổi . Mặt khác Asen ảnh hưởng đến thực vật như một chất cản trở trao đổi chấtlàm giảm mạnh năng suất , đặc biệt trong môi trường thiếu photpho. Theo PGS. TS Trần Hồng Côn, Giảng viên khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội: "Những chỉ tiêu bắt buộc trong nước ăn uống đều phải nằm trong khoảng cho phép mới an toàn với người sử dụng.Những chất này dù lượng nhỏ, nhưng rất độc, giống như độ độc hại của thuốc trừ sâu”

Đại đoàn kết

UNFPA cam kết hỗ trợ phổ cập y tế sinh sản. (03/07/2014)

Vẫn có sự khác biệt rất lớn về tình trạng sức khỏe người dân ở các vùng, miền và các nhóm dân cư dễ bị tổn thươngTử vong mẹ, tử vong sơ sinh ở 62 huyện nghèo nhất nước, ở khu vực miền núi, dân tộc, vùng khó khăn cao gấp 3-4 lần so với số liệu chung của quốc gia… Đây là một số nội dung về tình trạng hộ sinh thế giới và Việt Nam 2014 Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA công bố hôm qua 2-7. UNFPA tiếp tục cam kết hỗ trợ Việt Nam để đảm bảo rằng việc phổ cập y tế, bao gồm sức khỏe tình dục và sinh sản trở thành hiện thực.

Tác nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản: Là chim, lợn và muỗi

Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não vi rút tại 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Số ca viêm não Nhật Bản B đang có chiều hướng gia tăng tại Hà Nội. Cần biết rõ nguồn lây để phòng chống tốt.

Trẻ bị viêm não Nhật Bản tăng mạnh

Báo cáo của BV Nhi TƯ cho thấy, đến ngày 30-6 BV đã tiếp nhận 46 ca viêm não Nhật Bản tại 18 tỉnh, thành khu vực miền Bắc. Mắc nhiều nhất tại Hà Nội với 15 bệnh nhân, sau đó là Hải Dương 5 ca bệnh, các tỉnh khác ghi nhận từ 1-3 trường hợp. Số trường hợp mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi chiếm gần 85%. Ngành y tế Hà Nội đang đề xuất sẽ mở rộng diện tiêm chủng vắcxin viêm não Nhật Bản miễn phí cho trẻ em tới 14 tuổi. Đây là đề xuất hợp lý vì bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, nhưng vì không đủ vắcxin nên Chương trình tiêm chủng mở rộng mới chỉ áp dụng cho trẻ 1-5 tuổi là nhóm nguy cơ mắc và biến chứng cao nhất. "Mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể bị bệnh. Tuy nhiên bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc do chưa từng được tiêm chủng trước đây và có thể bị nhiễm khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh”. Trong tháng 6, Hà Nội đã tiến hành 2 vòng tiêm cho trẻ từ 1-3 tuổi với tổng số gần 170.000 mũi tiêm. Đợt tiêm vét tiếp theo sẽ gộp vào ngày tiêm thường xuyên 4-5/7.

Đâu là nguồn lây của bệnh viêm não Nhật Bản?

Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm não Nhật Bản, nguồn lây và các biện pháp phòng chống bệnh này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn TS Trần Đắc Phu. Đánh giá về diễn biến của dịch bệnh viêm não virus nói chung và viêm não Nhật Bản B nói riêng ở nước ta, TS Trần Đắc Phu cho biết:Tình hình viêm não virus nói chung và viêm não Nhật Bản B hiện nay thấp hơn so với cùng kì năm ngoái. Số tử vong cũng thấp hơn khoảng 50%. Tôi khẳng định là dịch bệnh này không phức tạp hơn mọi năm. Chúng tôi đang cố gắng triển khai phòng chống bệnh này hiệu quả nhất.

* Thưa TS, bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao (khoảng 10% đến 20%). Vậy đâu lànguồn lây của bệnh này để có thể đề phòng?

- Viêm não virus có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là lây do các côn trùng như muỗi, ve đốt. Cũng có loại viêm não do virus đường ruột, ví dụ virus EV71 gây bệnh tay chân miệng và đồng thời gây viêm não. Bên cạnh đó là sởi, quai bị nhưng nguồn lây lại qua đường hô hấp. Còn viêm não Nhật Bản B thì lây truyền qua véc-tơ là muỗi. Muỗi đốt các loài chim, lợn rồi muỗi lại đốt người nên truyền bệnh viêm não Nhật Bản B cho người. Người là vật chủ cuối cùng của viêm não Nhật Bản B. Nếu chúng ta không hiểu thì nghĩ rằng muỗi đốt người này, sau đó lại đốt người khác làm lây truyền viêm não Nhật Bản B, không phải như vậy. Viêm não Nhật Bản B khác sốt xuất huyết và sốt rét ở chỗ đó. Hiện nay chúng ta đặc biệt chú ý vật chủ gây bệnh là lợn, chim. Mùa này là mùa quả vải chín, các loài chim di cư về nhiều là thời điểm thuận lợi cho véc tơ muỗi gây bệnh phát triển và tình hình dịch bệnh gia tăng. Trong khi đó chim và muỗi là 2 vật di chuyển liên tục nên việc xác định nguồn lây bệnh rất khó.

* Theo TS người dân cần làm gì để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản B?

- Để phòng chống viêm não Nhật Bản B, ngoài việc phòng bệnh cá nhân, ví dụ không để muỗi đốt, hạn chế trẻ em không đến chuồng trâu, chuồng bò; cần mặc áo dài tay, ngủ màn…thì biện pháp quan trọng nhất là phải tiêm vắc xin. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là biện pháp quan trọng nhất để phòng chống dịch bệnh này. Trẻ 1 tuổi tiêm mũi 1, sau đó 1 đến 2 tuần tiêm mũi 2, mũi 3 tiêm sau đó 1 năm và sau 3 năm phải tiêm mũi nhắc lại 1 lần cho đến lúc 15 tuổi.

VnMedia

Bộ Y tế lên tiếng về vụ ngộ độc thực phẩm tập thể

Ngày 1/7/2014, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của Công ty TNHH May Shin Dong (Số 11/2A KP5 phường Hiệp Thành, Quận 12) làm 255 công nhân mắc và phải nhập viện. Để xử lý kịp thời vụ ngộ độc và chủ động có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai các nội dung sau:Tổ chức cấp cứu, thu dung và điều trị kịp thời cho các bệnh nhân trong vụ ngộ độc. Điều tra xác định rõ cơ sở nguyên nhân, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân và căn nguyên trong vụ ngộ độc thực phẩm theo quy định. Công khai kết luận điều tra ngộ độc thực phẩm để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm, biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho các đối tượng, đặc biệt là các doanh nghiệp có bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn trên địa bàn để bảo đảm sản xuất, kinh doanh thực phẩm bền vững và có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng.Chỉ đạo các đơn vị y tế địa phương và các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường thanh tra, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bữa ăn tập trung đông người, bếp ăn tập thể. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm và các quy định của Thông tư số 30/2012/TT - BYT ngày 5/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố.Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Một thế giới

TP.HCM: Tiếp tục đưa bác sĩ về cơ sở

Ngày 3.7, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đã có 37 cán bộ y tế  tuyến TP được cử luân phiên xuống bệnh viện tuyến quận – huyện trong đợt 1 năm 2014 để thực hiện công tác khám chữa bệnh. Các bác sĩ trên đã thực hiện hỗ trợ tại 2 bệnh viện quận (quận 6 và quận 9) và 4 bệnh viện huyện (Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh). Cán bộ y tế luân phiên đã thực hiện khám và điều trị cho 37.088 lượt bệnh nhân ngoại trú và 445 lượt bệnh nhân nội trú, hỗ trợ cho 141 ca mổ. Bên cạnh đó, cán bộ y tế luân phiên còn thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ y tế cơ sở. Đề án này là bước đi đúng đắn của ngành y tế giúp nâng cao chất lượng khám, điều trị của bệnh viện tuyến quận-huyện nâng cao niềm tin và sự tín nhiệm của người dân tại địa phương là những đối tượng được hưởng quyền lợi nhiều nhất vì được chăm sóc sức khỏe với dịch vụ y tế chất lượng, dễ tiếp cận và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, sự thành công của đề án giúp làm giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, ông Thượng cũng cho rằng, các đơn vị tuyến trên cử cán bộ y tế đi luân phiên đang gặp những khó khăn nhất định, nhất là khó khăn về nhân lực. Với những kết quả khả quan từ Đề án này, ngày 3.7, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai đợt 2 đề án, nhằm đảm bảo sự phát triển của các bệnh viện tuyến quận, huyện. Đợt này có 14 bác sĩ ở các BV chuyên khoa và bệnh viện thành phố được luân chuyển xuống các bệnh viện tuyến dưới. Các cán bộ này sẽ về các bệnh viện quận 5, quận 8, quận 12, Gò Vấp, Củ Chi và các Trạm y tế phường 9 (quận 10), Trạm y tế xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) công tác. Các bác sĩ sẽ trực tiếp khám, chữa bệnh cho người dân và chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ y tế tuyến dưới. Theo đề án luân phiên cán bộ y tế của thành phố, thời gian luân chuyển tối thiểu là 12 tháng.

Vietnamplus

Giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực ở một số bệnh viện tuyến quận, huyện;

Giúp người nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận được các dịch vụ y tế chất lượng cao và góp phần giảm tải cho các BV tuyến cuối là những ưu điểm của Đề án luân phiên cán bộ y tế mà Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực triển khai tại các bệnh viện trên địa bàn. Đề án “Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với cán bộ y tế tại cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2013-2020” (còn gọi tắt là Đề án luân phiên cán bộ y tế) được Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện từ tháng 12/2013 với 37 cán bộ hỗ trợ cho 2 bệnh viện quận (quận 6 và quận 9) và 4 bệnh viện huyện (huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh). Hầu hết các cán bộ y tế được cử đi luân phiên là những người có trình độ chuyên môn cao về hồi sức cấp cứu, ngoại tổng quát, ngoại chấn thương chỉnh hình, nhi khoa, nội tổng quát, sản, nhiễm, mắt, tai mũi họng… Các cán bộ này đều có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ chuyên môn, hướng dẫn thực hành. Sau 6 tháng triển khai, tổng số lượt bệnh nhân được cán bộ luân phiên trực tiếp khám và điều trị ngoại trú là 37.000 lượt người. Cán bộ đi luân phiên đã thực hiện 104 ca phẫu thuật, chuyển giao kỹ thuật cho 120 cán bộ y tế cơ sở. Lần đầu tiên trẻ em ở các huyện Củ Chi, Cần Giờ... được các bác sĩ BV Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 khám chữa bệnh ngay tại cơ sở; các sản phụ sẽ được chăm sóc y tế từ các bác sĩ đến từ BV phụ sản Từ Dũ, Hùng Vương... Một số BV đã ghi nhận được tỷ lệ chuyển viện giảm đáng kể sau khi thực hiện đề án. Riêng Bệnh viện Cần Giờ trước đây không có bàn khám nhi, song khi có Đề án luân phiên cán bộ, dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ đến từ Bệnh viện Nhi Đồng 2, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho gần 100 bệnh nhi; nhiều trường hợp cấp cứu, phẫu thuật về sản nhi và ngoại khoa được thực hiện ngay tại bệnh viện và tỷ lệ chuyển viện chỉ còn dưới 10%. Với những kết quả khả quan từ Đề án này, ngày 3/7, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đợt 2 đề án, nhằm đảm bảo sự phát triển của các bệnh viện tuyến quận, huyện. Đợt này có 14 bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa và bệnh viện thành phố được luân chuyển xuống các bệnh viện tuyến dưới. Các cán bộ này sẽ về các bệnh viện quận 5, quận 8, quận 12, Gò Vấp, Củ Chi và các Trạm y tế phường 9 (quận 10), Trạm y tế xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) công tác. Các bác sĩ sẽ trực tiếp khám, chữa bệnh cho người dân và chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ y tế tuyến dưới. Theo Đề án luân phiên cán bộ y tế của thành phố, thời gian luân chuyển tối thiểu là 12 tháng. Bên cạnh việc hỗ trợ nhân lực, mới đây, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cho Ban Khảo sát hài lòng người bệnh thuộc Hội đồng Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh thực hiện khảo sát sự hài lòng người bệnh tại khoa khám bệnh, khu điều trị nội trú của các bệnh viện quận, huyện nhằm chủ động nắm bắt những bức xúc về giao tiếp ứng xử, y đức, cách tổ chức dịch vụ khám chữa bệnh, chuyên môn kỹ thuật và các điều kiện thực hiện công tác khám chữa bệnh. Các giải pháp trên đang được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hoạt động khám chữa bệnh ở các BV tuyến quận, huyện trên địa bàn Tp. HCM./.

LienVietPostBank tài trợ 37 tỷ đồng cho Bệnh viện ung thư Đà Nẵng

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã trao tặng Bệnh viện ung thư Đà Nẵng số tiền hơn 37 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị phục vụ việc khám, chữa bệnh và hỗ trợ bệnh nhân nghèo. Số tiền này sẽ được dùng để mua sắm trang thiết bị phục vụ việc khám, chữa bệnh đồng thời hỗ trợ cho các bệnh nhân nghèo điều trị tại bệnh viện. Đây là một nghĩa cử tốt đẹp của LienVietPostBank trong việc chung tay góp sức vào một công trình đầy ý nghĩa không chỉ cho những người dân tại Đà Nẵng mà còn cho những người dân nghèo ở khắp miền Trung. Trước đó, vào năm 2010, LienVietPostBank và Công ty Cổ phần Him Lam-Cổ đông lớn nhất của ngân hàng Liên Việt cũng đã trao 15 tỷ đồng cho lãnh đạo thành phố Đà Nẵng để xây dựng dự án này. Trong thời gian qua, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất lớn cả về vật chất và tinh thần từ nhiều tổ chức, cá nhân trên cả nước. Với số tiền tài trợ hơn 52 tỷ đồng, LienVietPostBank đã lập kỷ lục là đơn vị đóng góp nhiều nhất cho Bệnh viện ung thư Đà Nẵng. Số tiền này sẽ được Bệnh viện ung thư Đà Nẵng sử dụng trong việc chữa trị bệnh, hỗ trợ những người nghèo, những bệnh nhân khó khăn./.

Không thể chủ quan khi bệnh viêm não Nhật Bản diễn biến bất thường

Theo đánh giá của Bộ Y tế, tháng Sáu, Bảy, Tám là thời kỳ đỉnh cao “bùng phát” dịch bệnh viêm não virus, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh viêm não Nhật Bản. Đặc biệt, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhận định rằng không thể chủ quan khi bệnh viêm não Nhật Bản mới chỉ bắt đầu bước vào mùa nhưng đã có nhiều điều “bất thường” khi xuất hiện khá nhiều ca người lớn mắc bệnh nặng với các biểu hiện hôn mê sâu, liệt người.

Biến chứng rất nặng

Tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ các bác sỹ của bệnh viện vừa tiếp nhận ba trường hợp nữ giới từ 19-20 tuổi mắc bệnh viêm não trong tình trạng nặng, trong đó hai trường hợp đã có kết quả dương tính với virus VNNB. BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, đây là hai ca mắc bệnh VNNB đầu tiên ở người lớn trong năm nay vừa được phát hiện và đang được điều trị tích cực tại bệnh viện. “Đây là điều khá đặc biệt và đáng lo ngại vì những năm trước đây rất hiếm gặp những trường hợp người lớn bị mắc bệnh nặng như thế này. Trong khi đó, chỉ trong thời gian ngắn của thời điểm vào mùa bệnh viêm não đã có ba trường hợp người lớn mắc,” thạc sỹ Cấp lo lắng. Đang nằm điều trị tại phòng hồi sức tích cực, bệnh nhân N.H.Y (20 tuổi, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) được chẩn đoán mắc VNNB. Bệnh nhân được gia đình đưa vào BV Bệnh Nhiệt đới TƯ hôm 28/6 trong tình trạng hôn mê sâu, liệt chân tay. Người nhà của bệnh nhân cho biết, trước khi vào viện ba ngày, bệnh nhân bị sốt cao, có những cơn co giật sau đó hôn mê sâu dần, đại tiểu tiện không tự chủ, yếu nửa người bên phải. Sau sáu ngày điều trị tích cực, hiện bệnh nhân vẫn hôn mê sâu đang phải thở máy. Bệnh nhân N.H.Y vẫn trong tình trạng nặng. Nếu điều trị tốt thì bệnh nhân có thể qua được, nhưng rất dễ để lại những di chứng như tâm thần, hôn mê, liệt người. Bởi đối với những ca bị mắc virus viêm não Nhật Bản thường biến chứng rất nặng. Trường hợp thứ hai mắc bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nhân nữ C.T.T (18 tuổi), ở Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội.Bệnh nhân T. vào viện ngày 17/6 trong tình trạng chậm chạp, lơ mơ, sốt cao liên tục. Trên người bệnh nhân yếu cơ tăng dần, sau đó liệt toàn bộ chân tay và đến ngày thứ 6 thì liệt cơ hô hấp, bệnh nhân không tự thở được, phải vào thở máy. Bốn ngày trước khi vào viện, bệnh nhân C.T.T có tình trạng đau đầu, sau một ngày xuất hiện sốt cao 40 độ, có cơn rét run, buồn nôn và nôn. Vào bệnh viện Ba Vì chẩn đoán viêm não và được chuyển lên BV Bệnh Nhiệt đới TƯ. Bệnh nhân điều trị theo hướng viêm não, kết quả xét nghiệm khẳng định viêm não Nhật Bản dương tính. Đến nay đã nằm viện 16 ngày nhưng tay chân của bệnh nhân T. vẫn rất yếu, gần như không thể cử động. Ca thứ ba mắc bệnh viêm não cũng đang trong tình trạng hôn mê là một bệnh nhân nữ 19 tuổi (ở Ứng Hòa, Hà Nội). Bệnh nhân vừa vào viện ngày 2/7. Trước đó bệnh nhân bị đau đầu, sau đó sốt và hôn mê. Hiện bệnh nhân trên đang chờ kết quả xét nghiệm chẩn đoán có mắc VNNB hay không.

Đề phòng sốt cao, tổn thương hệ thần kinh

Cục YTDP cho biết, viêm não virus là bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên trong đó virus viêm não Nhật Bản là một trong những tác nhân gây bệnh này. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương. Theo báo cáo mới nhất của Cục YTDP, tại BV Nhi TƯ đã tiếp nhận điều trị 129 trường hợp viêm não virus, trong đó có 46 trường hợp được chẩn đoán xác định là viêm não Nhật Bản từ 18 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Trong số các ca mắc viêm não Nhật Bản trên, tại thành phố Hà Nội có 15 trường hợp, 1 trường hợp tử vong; Hải Dương có 5 trường hợp mắc bệnh; còn lại các tỉnh khác ghi nhận từ 1-3 trường hợp. Bệnh VNNB xuất hiện quanh năm nhưng mùa dịch là vào các tháng mùa hè và đỉnh điểm là các tháng 6, 7, 8. Viêm não Nhật Bản B là một bệnh lây truyền qua trung gian là muỗi đốt. Nguyên nhân bệnh bùng phát vào mùa Hè là do thời tiết nóng là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Đây cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi từ đó lây sang đàn lợn, gia súc. Khi muỗi đốt những con vật mang mầm bệnh trên sẽ truyền bệnh cho con người. Những ai chưa được tiêm phòng thì sẽ rất dễ bị lây truyền bệnh” Theo thạc sỹ Cấp, bệnh viêm não Nhật Bản gây tổn thương trực tiếp tại não và lan tỏa nhiều nơi, trong khi hiện không có thuốc đặc hiệu. Vì vậy, những bệnh nhân mắc bệnh này thường nặng và tỷ lệ tử vong cao. Còn đối với những trường hợp có chữa khỏi thì khả năng di chứng cũng khá cao như thay đổi về khả năng tâm thần, vận động. Thạc sỹ Cấp cũng khuyến cáo người dân cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh ở thời điểm bệnh viêm não, viêm màng não do virus, vi khuẩn nói chung đã bắt đầu vào mùa. Một người khi mắc bệnh VNNB thường có các biểu hiện rất cấp tính như sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa, rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau, mê sảng hoặc li bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc chân tay có dấu hiệu bị liệt. Vì vậy, người dân khi thấy bất cứ trường hợp nào sốt, có các biểu hiện nghi ngờ như trên cần đến bệnh viện ngay để kịp thời chẩn đoán, điều trị giảm thiểu tối đa những di chứng do viêm não gây ra. Bộ Y tế khuyến cáo người dân, để phòng bệnh VNNB, hữu hiệu nhất là tiêm phòng vắcxin đầy đủ và đúng lịch./.

Sẽ cung ứng đủ vắcxin tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Hiện nay, tại nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế, ghi nhận khá nhiều trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Sáng 4/7, trao đổi với phóng viên Vietnam+, Viện VSDTTƯ cho hay trước tình hình bệnh viêm não Nhật Bản đã bắt đầu vào mùa bùng phát, ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng và sẽ cung ứng đủ vắcxin tiêm phòng theo lịch. Đánh giá về tình hình dịch bệnh, giáo sư Hiển cho hay, đối với bệnh viêm não Nhật Bản, theo thống kê, đỉnh dịch sẽ rơi vào tháng Sáu, hiện nay đã sang tháng Bảy và bệnh sẽ có xu hướng giảm dần theo mùa. So với cùng kỳ năm ngoái số người mắc bệnh giảm 14%, số người tử vong cũng ít hơn so với năm trước 7 người. Qua báo cáo giám sát của Viện VSDT TƯ tại các BV và các cơ sở y tế trọng điểm cho thấy số ca mắc bệnh VNNB hiện nay không tăng so với chu kỳ chung, mà chỉ tăng hơn so với tháng trước. Về công tác cung ứng vắcxin phòng bệnh, trong thời gian vừa qua, ngành y tế cũng đã triển khai đẩy mạnh sớm việc tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ em và những đối tượng có nguy cơ cao góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản, ngành y tế đã lên kế hoạch từ đầu năm và các công ty trong nước cũng đã cam kết cung ứng đủ vắcxin phòng bệnh. “Cho đến nay vắcxin tiêm phòng bệnh VNNB trong chương trình tiêm chủng mở rộng không thiếu. Ngành y tế sẽ cung ứng đủ vắcxin tiêm phòng theo lịch, thậm chí nếu cần các chiến dịch tiêm bổ sung các bệnh khác như sởi, bại liệt… đáp ứng nhu cầu của người dân hiện nay,” Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tế Trung ương khẳng định. Theo giáo sư Hiển, nhiều năm nay ngành y tế sử dụng vắcxin viêm não Nhật Bản của Công ty vắcxin và sinh phẩm số 1 của Việt Nam sản xuất, với công nghệ chuyển giao của Nhật Bản. Hiệu quả những năm qua cho thấy tỷ lệ đối tượng mắc bệnh này đã giảm đi đáng kể. Vắcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản ở Việt Nam sử dụng từ năm 1997 đến nay. Từ năm 2014, sẽ chính thức đưa vắcxin này được sử dụng 100% các quận, huyện, xã phường trong cả nước. Qua giám sát vừa qua của ngành y tế cho thấy, đa phần những đối tượng mắc bệnh VNNB đều chưa tiêm vắcxin phòng bệnh. Vì vậy, ngành y tế đưa ra khuyến cáo, để phòng bệnh thì người dân cần tiến hành việc tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch./.

Thanh niên

Điều trị bệnh tim mạch không phẫu thuật

Ngày 4.7, Trung tâm tim mạch BV E đã chính thức đưa vào sử dụng hệ thống máy chụp chẩn đoán và can thiệp tim mạch hiện đại, với kinh phí đầu tư 34 tỉ đồng từ nguồn ngân sách. Trong ngày đầu tiên, đã có 6 bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật đã được chụp chẩn đoán, trong đó có 2 bệnh nhân đã được thực hiện can thiệp bệnh lý hẹp mạch vành bằng hệ thống này. TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm tim mạch BV E, cho biết can thiệp tim mạch áp dụng cho các bệnh nhân bị hẹp van tim đơn thuần, nong van, đóng lỗ thông liên nhĩ, một số bệnh tim bẩm sinh mà không phải trải qua cuộc mổ.

Cán bộ y tế vùng khó khăn bị 'quên' tiền chính sách

Ngày 4.7, bà Vũ Thị Phương Mai, Trưởng trạm y tế xã Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum (Kon Tum), cho biết hơn 3 năm qua, 6 cán bộ của Trạm y tế xã Đăk Rơ Wa vẫn chưa nhận được chính sách ưu đãi từ Nghị định 116 với tổng số tiền gần 500 triệu đồng. Trả lời các đại biểu HĐND tỉnh Kon Tum về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Ven, GĐ Sở Y tế Kon Tum, thừa nhận đó là sai sót của ngành và hứa sẽ giải quyết chế độ cho 6 cán bộ y tế xã Đăk Rơ Wa chậm nhất là một tháng sau.

Bệnh viện E lần đầu tiên mổ can thiệp mạch vành

Ngày 4.6, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E đã chính thức đưa vào sử dụng máy chụp chẩn đoán và can thiệp tim mạch và mổ can thiệp mạch vành cho 2 bệnh nhân đầu tiên. 6 bệnh nhân đầu tiên chuẩn bị phẫu thuật đã được chụp mạch vành trước khi mổ thay van tim, trong đó có 2 bệnh nhân đã được mổ can thiệp mạch vành. TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Trung tâm Tim mạch BV E cho biết, Trung tâm Tim mạch BV E là một trong những BV đầu tiên có hoàn chỉnh vừa phẫu thuật vừa can thiệp tim mạch. Có lợi thế rất rõ là đơn vị can thiệp tim mạch được đặt ngay tại khu mổ đạt các điều kiện vô trùng tốt. Ê kíp bác sĩ can thiệp, gây mê hồi sức, bác sĩ phẫu thuật cùng các máy móc gây mê, siêu âm…có thể tiến hành can thiệp cho bệnh nhân tốt nhất trước và sau phẫu thuật. Hiện nay trung bình mỗi năm Trung tâm Tim mạch BV E tiến hành can thiệp mạch cho hơn 600 ca. TS Thành nhấn mạnh, Trung tâm đầu tư phát triển can thiệp mạch vì mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Bệnh nhân can thiệp mạch ít bị xâm lấn, xử lý được nhiều tổn thương… Hầu hết các bệnh nhân bị hẹp van tim đơn thuần, nong van, đóng lỗ thông liên nhĩ, dị dạng tim bẩm sinh…đặc biệt với bệnh nhân hẹp động mạch vành gây nhồi máu cơ tim…thực hiện can thiệp rất hiệu quả. Một lợi thế hơn hẳn khi BV E trang bị máy chụp chẩn đoán và can thiệp tim mạch đã khắc phục tình trạng phải chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế khác để chụp.

Hà Nội mới

Suýt mất mạng vì tưởng khối u là bào thai

Ngày 4-7, PGS.TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc BV Phụ sản trung ương đã phẫu thuật cấp cứu lấy khối u buồng trứng khổng lồ cho bệnh nhân nữ 34 tuổi, ở Nam Định. Được biết, trước khi nhập viện, bệnh nhân đã trải qua 9 năm điều trị vô sinh. Sau khi đã uống thuốc điều trị vô sinh của 5 thầy lang, bụng bệnh nhân dần to lên. Một thầy bói cho biết, chị đã mang thai sinh ba nhưng không được đi khám thai hay siêu âm. Do vậy, suốt 9 tháng tưởng đã mang thai, bệnh nhân không đi khám thai hay siêu âm. Quá ngày sinh nở, "thai" to quá mức, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi thì mới đi khám. Bệnh nhân được chẩn đoán không phải mang thai mà có khối u trong ổ bụng. Bệnh nhân lập tức được chuyển lên BV Phụ sản trung ương ngày 2-7 trong tình trạng sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng. Theo PGS.TS Vũ Bá Quyết, tổng trọng lượng khối u lên tới 23kg, to hơn cả khi mang thai bình thường. Khối u quá to chèn ép các cơ quan nội tạng trong ổ bụng, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây thủng ruột, chảy máu, nhiễm trùng ổ bụng, nguy hiểm tính mạng. Sau khi phẫu thuật lấy khối u, bệnh nhân vẫn còn một bên buồng trứng. Khi đã bình phục, bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe để xác định nguyên nhân vô sinh, từ đó có chỉ định điều trị phù hợp.

Sẽ phạt nặng những vi phạm trong sử dụng thiết bị X-quang y tế

Trong tháng 7 này, Bộ KHCN sẽ tiến hành đợt thanh tra chuyên đề trên diện rộng đối với một số phương tiện đo nhóm 2 và các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang y tế. HNM đã trao đổi với ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KHCN để rõ hơn về đợt thanh tra này.

- Thưa ông, vì sao Bộ KHCN quyết định triển khai cuộc thanh tra diện rộng đối với một số phương tiện đo nhóm 2 và các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang y tế?

- Chúng tôi tiến hành thanh tra diện rộng đối với một số phương tiện đo nhóm 2 và các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang y tế là vì quyền lợi và sự an toàn của người dân. Bởi, số liệu thống kê của các Sở KHCN cũng như khảo sát thực tế của thanh tra bộ trong thời gian qua cho thấy, việc chấp hành các quy định pháp luật về đo lường của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng các loại phương tiện đo nhóm 2 (như cân khối lượng, đồng hồ đo điện năng, đo nước sinh hoạt, thiết bị đo dùng trong y tế…) có nhiều sai phạm. Đơn cử như tại Lâm Đồng, thanh tra 5 cơ sở thì có 4 cơ sở vi phạm do sử dụng đồng hồ đo điện năng hết thời hạn kiểm định; tại Nam Định kiểm tra 14 cơ sở kinh doanh nước sạch thì cả 14 cơ sở vi phạm; Bạc Liêu thanh tra 10 cơ sở y tế sử dụng phương tiện đo (huyết áp kế, nhiệt kế, điện tim, điện não) thì có 7 cơ sở vi phạm; tại Cao Bằng kiểm tra 22.391 đồng hồ đo nước thì có tới 15.000 chiếc đã quá thời hạn kiểm định... Điều này đã gây thiệt thòi cho người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh do các thiết bị đo không chính xác. Mặc dù Luật Đo lường đã được ban hành từ năm 2011 và các nghị định cũng đã được ban hành nhưng kiểm tra thực tế cho thấy luật chưa thực sự đi vào cuộc sống. Bởi vậy, với đợt kiểm tra này chúng tôi hy vọng sẽ góp phần đưa luật vào cuộc sống tốt hơn, đặc biệt là mảng đo lường liên quan trực tiếp tới người tiêu dùng (bởi thông thường người dân không có điều kiện để kiểm tra), tránh làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. Ngoài ra, năm 2013, có 36 Sở KHCN đã thanh tra 682 cơ sở tiến hành công việc có liên quan đến bức xạ và phát hiện 54 cơ sở sai phạm, điển hình như TP Hồ Chí Minh có 12/40 cơ sở phát hiện vi phạm, Phú Thọ 8/26 cơ sở, Bình Dương 6/25 cơ sở. Hầu hết các cơ sở khi thanh tra đều phát hiện có những hành vi vi phạm tái diễn nhiều lần, ở một số việc cụ thể như: Chấp hành quy định về khai báo, xin cấp phép tiến hành công việc bức xạ; quy trình hướng dẫn vận hành an toàn thiết bị, nội quy an toàn bức xạ tại nơi đặt thiết bị; việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý về an toàn bức xạ... Tất cả các hành vi vi phạm này đều gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh, nhân viên vận hành máy X-quang nhưng không bị phát hiện nên tái diễn và chưa bị xử lý nghiêm.

- Vậy Bộ sẽ tiến hành thanh tra các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang y tế thế nào?

- Bộ KHCN tiến hành thanh tra nhiều mảng tại các cơ sở X-quang y tế. Bởi lẽ, thiết bị này được quản lý rất chặt, từ việc khai báo, cấp phép… cho tới việc các phòng vận hành thiết bị phải bảo đảm tiêu chuẩn; người vận hành, sử dụng thiết bị phải được đào tạo và có chứng chỉ đào tạo, người sử dụng trực tiếp phải có liều kế cá nhân; phải có bức che chắn, các thiết bị như kính chì, áo chì… để bảo đảm an toàn. Do vậy, trong đợt thanh tra này, chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ lưỡng nhiều mặt đối với các cơ sở có sử dụng thiết bị X-quang y tế. Ngoài ra, thanh tra bộ cũng sẽ kiểm tra quá trình vận hành có bảo đảm an toàn, lọt tia phóng xạ ra ngoài không…?.

- Khi phát hiện sai phạm, Bộ sẽ áp dụng hình thức xử phạt như thế nào?

- Theo Nghị định số 80/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, thì đối tượng vi phạm là cá nhân sẽ bị phạt cao nhất là 150 triệu đồng; tổ chức là 300 triệu đồng. Riêng trong lĩnh vực X-quang y tế, Nghị định 107/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã quy định rất rõ, mức xử phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỷ đồng đối với tổ chức vi phạm. Bên cạnh hình thức xử phạt chính nói trên, tùy từng trường hợp cụ thể, Bộ có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Thu hồi thiết bị sai để hiệu chỉnh và kiểm định lại; thu hồi khoản lợi nhuận do kinh doanh bất hợp pháp…

- Để cuộc thanh tra chuyên đề này đạt kết quả chính xác, Bộ đã tiến hành các khâu chuẩn bị ra sao, thưa ông?

- Đợt thanh tra này sẽ được tập trung trong 3 tháng (bắt đầu từ tháng 7), tùy tình hình thực tế, đoàn thanh tra sẽ xác định trọng tâm và thời gian triển khai đối với từng địa phương sao cho bảo đảm kết quả tốt nhất. Trước đó, Bộ KHCN đã có Công văn số 1159/BKHCN-TTra gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp thanh tra, trong đó, giao Sở KHCN địa phương chủ trì, phối hợp với sở Công thương, Y tế, Công an và các đơn vị liên quan thực hiện đợt thanh tra diện rộng này. Tháng 6 vừa qua, Thanh tra Bộ KHCN cũng đã phối hợp tổ chức tập huấn thanh tra trong lĩnh vực trên cho gần 250 cán bộ thuộc 63 tỉnh, thành phố. Đáng chú ý, có tỉnh cử cả cán bộ cấp huyện để tập huấn, phối hợp thanh tra. Chúng tôi hy vọng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn, chắc chắn đợt thanh tra sẽ thu được những kết quả tốt, tạo được quan tâm và có hiệu ứng lan tỏa đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời có sức răn đe đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm. Bên cạnh đó, việc phối hợp ra quân sẽ giúp các ngành nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc quản lý, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

Nông thôn ngày nay

Liên tiếp xuất hiện các ca viêm não "lạ" ở phía Nam

Từ đầu tuần đến nay, khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM tiếp nhận 4 ca viêm màng não đặc biệt khi 4 bệnh nhi là 2 cặp anh em ruột cùng chung sống trong một gia đình. Đó là các em V.T.T (7 tuổi) và V.T.N (5 tuổi) ngụ Tiền Giang, N.V.P (5 tuổi) và N.V.B (3 tuổi) ngụ An Giang. Tất cả đều có triệu chứng nóng sốt, nôn ói, đau nhức đầu kéo dài. Sáng nay (4.7), bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh cho biết, các bệnh sởi, tay chân miệng lây qua đường hô hấp, tiếp xúc… khiến trẻ trong cùng gia đình dễ bị nhiễm, trong khi bệnh viêm màng não tuy cũng lây qua đường hô hấp, tiêu hóa, hoặc do muỗi chích, nhưng cơ chế viêm màng não muốn lây cho nhau phải trên cơ địa rất đặc biệt và không lây qua tiếp xúc nên không dễ lây nhiễm từ người này sang người kia như các bệnh truyền nhiễm khác. Trước đây, chưa có trường hợp viêm não trong cùng một nhà vì nguồn lây bệnh này không mạnh. Do đó, bác sĩ Khanh cảnh báo về một nguồn lây “đặc biệt”, “lạ” mới có thể xảy ra hiện tượng anh em trong một nhà cùng mắc bệnh, mà có đến 2 cặp ở hai tỉnh phía Nam. Bác sĩ Khanh cho biết thêm, khoa của ông từng tiếp nhận trường hợp 2 anh em ruột bị viêm màng não do ăn ốc “ma” (ốc sên) nhiễm sán. Tuy đã xác định là viêm màng não, nhưng bệnh viện vẫn gửi các mẫu xét nghiệm của 4 trẻ sang Viện Pasteur TP.HCM để kiểm tra. Theo ghi nhận của chúng tôi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, tình trạng sức khỏe của 4 bệnh nhi nêu trên đã tương đối ổn định, tỉnh táo, giảm sốt. Chị Q.K.H, mẹ của hai trẻ ở An Giang cho biết, chiều 1.7, hai con trai của chị có ăn kẹo “con rắn” của Trung Quốc - một loại kẹo viên tròn đang được bán nhiều ở địa phương - thì sáng hôm sau đã bị các triệu chứng đau nhức đầu, nóng sốt, ói liên tục. Về vấn đề này, theo bác sĩ Khanh, nguồn lây không thể do kẹo như người nhà các bệnh nhi hồ nghi.

Giao thông vận tải

Hà Nội tiêm vét vaccine viêm não Nhật Bản

Theo Cục Y tế dự phòng từ ngày 4 - 5/7, Hà Nội tiếp tục tổ chức tiêm vét vaccine viêm não Nhật Bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 1 - 3 tuổi, gộp vào ngày tiêm chủng mở rộng thường xuyên hàng tháng tại các xã, phường để đảm bảo tỷ lệ trẻ từ 1 - 3 tuổi ở Hà Nội được tiêm vaccine này đạt 95%. Hà Nội đang là địa phương có tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản cao với 16 ca ghi nhận từ đầu năm đến nay, trong đó có 1 ca đã tử vong. Trong tháng 6 vừa qua, Hà Nội đã tiến hành tiêm chủng mở rộng 2 đợt vaccine viêm não Nhật Bản cho 170.000 trẻ em từ 1 - 3 tuổi. Hiện Hà Nội đang đề xuất sẽ mở rộng diện tiêm chủng miễn phí vaccine này cho trẻ em tới 14 tuổi ở những xã có nguy cơ cao, bởi bệnh chủ gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Công an nhân dân

Viêm não Nhật Bản: Số bệnh nhân nhập viện tiếp tục tăng

Vào thời điểm hiện nay, khi thời tiết nắng nóng gay gắt đang diễn ra, số bệnh nhân đến khám, chữa bệnh ở Bệnh viện Nhi TW đã lên đến con số 2.000 trường hợp mỗi ngày, tăng trên 30% so với thời gian trước. 2 bệnh phổ biến trong dịp này là viêm não và viêm phổi, riêng viêm phổi chiếm khoảng 40% số người đến khám. Hiện, có khoảng 1.300 bệnh nhân đang điều trị tại BV Nhi TW. Theo PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi TW, đến ngày 3/7, đã có 150 trường hợp mắc viêm não do virus đang được điều trị tại Bệnh viện, trong đó, có 50 trường hợp viêm não Nhật Bản. Con số mắc viêm não Nhật Bản nhập viện năm nay cao hơn so với trước đây. Tại Khoa truyền nhiễm, có hơn 10 bệnh nhân viêm não virus và viêm não Nhật Bản trong tình trạng rất nặng, nhiều trường hợp phải thở máy, có 2 trường hợp bé trai 14 tuổi. Nhân viên y tế ở Khoa cho biết, nhiều cháu thường xuyên bị hôn mê, nên việc chăm sóc cho các cháu rất vất vả. Với câu hỏi “BV có đảm bảo chủ động ứng phó với bệnh viêm não do virus và Nhật Bản, trong tình huống bệnh nhân tiếp tục gia tăng, khi mà khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra”, PGS.TS Lê Thanh Hải khẳng định: Kinh nghiệm từ vụ ứng phó với dịch sởi vừa qua đã giúp cho Bệnh viện có những bài học sâu sắc. Vì thế, Bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện, để có thể điều trị tốt cho bệnh nhân nếu số trường hợp viêm não do virus hay viêm não Nhật Bản tăng cao. Bên cạnh trang thiết bị đầy đủ, nhân lực đáp ứng yêu cầu, BV còn thực hiện mọi biện pháp để tránh quá tải, nhằm khắc phục lây chéo bệnh viện; tuyên truyền về phòng bệnh sớm cho mọi người; đặc biệt tăng cường chỉ đạo tuyến, để các bệnh viện tuyến dưới giữ các bệnh nhân nhẹ lại để điều trị, không để dồn lên tuyến trên. Tại Bệnh viện Nhi TW, đã triển khai phương án phân luồng tốt để việc chăm sóc, điều trị được hiệu quả cao. Có thể nói rằng, nhân viên y tế trong Bệnh viện đã có kinh nghiệm nhiều hơn trong điều trị bệnh lây truyền

60% trẻ mắc viêm não Nhật Bản chưa được tiêm phòng

Theo Sở Y tế Hà Nội có 60% số trẻ mắc viêm não Nhật Bản là chưa tiêm chủng, hoặc tiêm chủng không đầy đủ, trong đó có trẻ dưới 1 tuổi, số bệnh nhân viêm não virus trong mùa hè năm nay tăng 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, số người mắc viêm não Nhật Bản cũng cao hơn trước và đã có một trường hợp tử vong (ở Minh Châu, Ba Vì). Bệnh xuất hiện tại 14 xã phường của 13 quận, huyện, chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Riêng xã Trung Hoà (Chương Mỹ) có 2 ca bệnh, nhưng 2 trường hợp này lại không có mối liên quan dịch tễ với nhau, cho thấy sự phức tạp của dịch bệnh năm nay. Trong khi ở nơi khác, xuất hiện bệnh nhân viêm não Nhật Bản là người lớn, thì trên địa bàn Hà Nội, 100% số mắc bệnh đều là trẻ em dưới 15 tuổi, trong đó 20% là trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ nhỏ nhất 3 tháng tuổi và lớn nhất là 14 tuổi. Đặc biệt, 60% số trẻ bị mắc bệnh là chưa tiêm chủng, hoặc tiêm chủng không đầy đủ, trong đó có trẻ dưới 1 tuổi; 33,3% trường hợp trẻ lớn không rõ tiền sử tiêm chủng. Điều này cho thấy, có mối liên quan giữa việc chưa tiêm phòng cho trẻ với số bệnh nhân viêm não Nhật Bản tăng cao trong năm nay. Tuy nhiên, đáng chú ý là có 1 trường hợp đã tiêm đủ 3 mũi vaccine nhưng vẫn mắc bệnh. Trong các trường hợp mắc bệnh, 13,3%bị di chứng giảm vận động nửa người, 13% trường hợp đang điều trị trong tình trạng vẫn còn lơ mơ, vận động kém. 73,3% chưa phát hiện di chứng. Nhằm ngăn chặn số mắc bệnh lây lan, Sở Y tế Hà Nội đang duy trì chế độ giám sát tích cực các trường hợp viêm não virus, điều tra, khoanh vùng, xử lý kịp thời, cố gắng không để dịch lây lan trong cộng đồng; triển khai mạnh mẽ, đồng bộ chiến dịch tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1-3 tuổi trên toàn thành phố, đảm bảo chỉ tiêu 95% trẻ được tiêm phòng. Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Hà Nội, hiện, tổng số trẻ đã được tiêm phòng đạt trên 90%. Con số này càng cao, càng góp phần để giảm số mắc và tử vong do viêm não Nhật Bản.

Phát hiện 1.830 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm chức năng

Ngày 3.7, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế cho biết, Cục vừa hoàn thành đợt thanh tra, kiểm tra ATTP trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng. Theo số liệu của các đoàn T.Ư và báo cáo của 40/63 tỉnh thành, có 3.781 cơ sở được kiểm tra, có tới 1.830 cơ sở vi phạm ATTP (chiếm 48,4%). Các đoàn kiểm tra đã xử lý 78 cơ sở, trong đó cảnh cáo 32 cơ sở, phạt tiền 46 cơ sở, 105 sản phẩm bị đình chỉ lưu hành. Đang điều tra vụ ngộ độc thực phẩm làm 36 công nhân nhập viện. Tỉnh Quảng Ninh đã thành lập các đoàn công tác điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể của Đội công trình 45.1 thuộc Công ty cổ phần Lilama và lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm căn nguyên. Ngày 3/7, TS Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết: Ngày 1/7 tại bếp ăn tập thể của Đội công trình 45.1 thuộc Công ty cổ phần Lilama (Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, xã Cẩm Hải, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, khiến 36 công nhân phải nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả. Những người bị ngộ độc thực phẩm có các biểu hiện lâm sàng điển hình: đau bụng, nôn, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng và đã được cấp cứu kịp thời. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cùng Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả đã chỉ đạo công tác tổ chức cấp cứu, điều trị và thăm hỏi bệnh nhân kịp thời; thành lập các đoàn công tác điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc và lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm căn nguyên. Đến ngày 3/7, hầu hết đã xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Hiện các cơ quan chức năng đang điều tra, xác định nguyên nhân để xử lý vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm

Hơn 20 năm trị bệnh miễn phí giúp người nghèo

Hơn 20 năm nay, Phòng chẩn trị trật đả miễnphí chùa Vạn Thọ nằm trên đường Hoàng Sa của kênh Nhiêu Lộc (212/158 Nguyễn Văn Nguyễn, P.Tân Định, Q1, TPHCM) là điểm đến của nhiều người nghèo chẳng may bị bong gân, trật khớp. Phòng chẩn trị trật đả miễn phí chùa Vạn Thọ đã được Sở Y tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.Hàng ngày, từ 14 - 17 giờ (trừ chủ nhật và ngày lễ lớn Phật giáo), các lương y và phật tử phụ việc tiếpkhoảng 50 - 60 người tới điều trị chứng bong gân, trật khớp...Mỗi tháng, phòng thuốc trị trật đả miễn phí chùa Vạn Thọ phải dùng từ 500 - 600kg thảo dược, giá thị trường trung bình khoảng 10.000 đồng/kg. Để giảm bớt một phần gánh nặng kinh phí hoạt động cho phòng thuốc, chùa đã có ý tưởng dùng thảo dược được chính nhà chùa gửi trồng ở Bình Dương, Lâm Đồng để chữa trị. Với tay nghề cao, được đào tạo bài bản, dùng bài thuốc xoa bóp cổ truyền và chữa trị bằng cả cái tâm, hòa thượng trụ trì Thích Thanh Sơn cùng hai đệ tử, lương y Trúc Hòa, Trúc Nguyên đã trị khỏi nhiều chứng bệnh về “trật đả cốt”, đem lại niềm hạnh phúc lành bệnh cho rất nhiều người.

VOV

TPHCM: Nhiều bệnh nhi nhập viện vì viêm màng não

Nhiều bệnh nhi tuy đã chích ngừa vaccine đầy đủ và không có triệu chứng viêm họng nhưng vẫn bị viêm màng não. Những ngày gần đây, tại 2 bệnh viện nhi lớn của thành phố Hồ Chí Minh là Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2, có khá đông bệnh nhi nhập viện điều trị viêm màng não. Đây là căn bệnh có tỷ lệ di chứng cao và có khả năng gây tử vong. Khoa Nhiễm của Bệnh viện Nhi đồng 2 đang điều trị nội trú cho khoảng 40 bệnh nhi viêm màng não, chiếm đa phần lượng bệnh nhân ở đây. Trong khi đó, tại Khoa Nhiễm của bệnh viện Nhi đồng 1, có khoảng 30 bệnh nhi viêm màng não, số bệnh nhi ở tỉnh và ở thành phố tương đương nhau. Đặc biệt, lần đầu tiên, bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận 2 cặp anh em ruột cùng bị viêm màng não. Các bệnh nhi này tuy đã chích ngừa vaccine đầy đủ và không có triệu chứng viêm họng nhưng vẫn bị viêm màng não. Chị Quách Kim Huệ, có hai đứa con cùng bị viêm màng não cho biết: “Các bé bị sốt liên tục, cho uống thuốc khỏi rồi lại sốt tiếp. Đứa em bị trước, bị nhức đầu qua ngày sau là tới đứa anh bị ho, sổ mũi, ói liên tục. Bác sĩ nói cả hai anh em đều bị viêm mãng não”. Viêm màng não do nhiều vi khuẩn và virus gây ra như vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu… Về mặt lý thuyết, có thể có sự lây nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít có trường hợp lây nhiễm trực tiếp, nếu có là do qua đường tiêu hóa hoặc do muỗi truyền bệnh. Với những trường hợp anh em ruột cùng bị viêm màng não nói trên, bệnh viện Nhi đồng 1 đã chuyển các mẫu xét nghiệm sang Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra. Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: “Các vi trùng tấn công trực tiếp qua hệ thống tai mũi họng. Đó là những nơi rất gần với hệ thống màng não. Hoặc nhiễm bệnh từ đường hô hấp hay qua đường máu gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Vì vậy vấn đề điều trị viêm tai mũi họng hoặc răng hàm mặt phải được chăm sóc kỹ càng hoặc điều trị tích cực để hạn chế nhiễm trùng nặng hơn”. Ngoài ra, việc chích ngừa vaccine viêm màng não mủ HIB và viêm não mô cầu cũng là một trong những biện pháp để phòng ngừa viêm màng não./.

Hà Nội tăng cường triển khai phòng chống viêm não virus

Cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Theo Bộ Y tế tính đến ngày 28/6, cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Viêm não virus là bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên trong đó có virus viêm não Nhật bản. Bênh xuất hiện mùa dịch là vào các tháng hè đỉnh điểm là các tháng 6,7,8. Trẻ dưới 15 tuổi là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Trước tình hình trên, UBND thành phố Hà Nội có công văn hỏa tốc truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan triển khai các biện pháp phòng chống bệnh viêm não virus trên địa bàn./.

Dân Việt

Liên tiếp xuất hiện các ca viêm não "lạ" ở phía Nam

Theo nhận xét của chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM, các ca bệnh khá lạ về mặt dịch tễ, bởi cùng lúc xuất hiện trên những bệnh nhi là anh em trong cùng gia đình, cho thấy đã có nguồn lây đặc biệt chưa thể xác định. Từ đầu tuần đến nay, khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM tiếp nhận 4 ca viêm màng não đặc biệt khi 4 bệnh nhi là 2 cặp anh em ruột cùng chung sống trong một gia đình. Đó là các em V.T.T (7 tuổi) và V.T.N (5 tuổi) ngụ Tiền Giang, N.V.P (5 tuổi) và N.V.B (3 tuổi) ngụ An Giang. Tất cả đều có triệu chứng nóng sốt, nôn ói, đau nhức đầu kéo dài. Sáng nay (4.7), bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh cho biết, các bệnh sởi, tay chân miệng lây qua đường hô hấp, tiếp xúc… khiến trẻ trong cùng gia đình dễ bị nhiễm, trong khi bệnh viêm màng não tuy cũng lây qua đường hô hấp, tiêu hóa, hoặc do muỗi chích, nhưng cơ chế viêm màng não muốn lây cho nhau phải trên cơ địa rất đặc biệt và không lây qua tiếp xúc nên không dễ lây nhiễm từ người này sang người kia như các bệnh truyền nhiễm khác. Trước đây, chưa có trường hợp viêm não trong cùng một nhà vì nguồn lây bệnh này không mạnh. Do đó, bác sĩ Khanh cảnh báo về một nguồn lây “đặc biệt”, “lạ” mới có thể xảy ra hiện tượng anh em trong một nhà cùng mắc bệnh, mà có đến 2 cặp ở hai tỉnh phía Nam. Bác sĩ Khanh cho biết thêm, khoa của ông từng tiếp nhận trường hợp 2 anh em ruột bị viêm màng não do ăn ốc “ma” (ốc sên) nhiễm sán. Tuy đã xác định là viêm màng não, nhưng bệnh viện vẫn gửi các mẫu xét nghiệm của 4 trẻ sang Viện Pasteur TP.HCM để kiểm tra. Theo ghi nhận của chúng tôi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, tình trạng sức khỏe của 4 bệnh nhi nêu trên đã tương đối ổn định, tỉnh táo, giảm sốt. Chị Q.K.H, mẹ của hai trẻ ở An Giang cho biết, chiều 1.7, hai con trai của chị có ăn kẹo “con rắn” của Trung Quốc - một loại kẹo viên tròn đang được bán nhiều ở địa phương - thì sáng hôm sau đã bị các triệu chứng đau nhức đầu, nóng sốt, ói liên tục. Về vấn đề này, nguồn lây không thể do kẹo như người nhà các bệnh nhi hồ nghi.

Lao động

Dịch bệnh viêm não năm nay rất "lạ"

Đánh giá về tình hình dịch bệnh viêm não năm nay, ông Nguyễn Minh Điển - Phó GĐ BV Nhi T.Ư - nhận định: Dịch bệnh viêm não năm nay rất “lạ”, số ca mắc viêm não Nhật Bản B tăng vọt với nhiều dấu hiệu bất thường.

Nhiều ca bệnh diễn tiến nặng

Theo BV Nhi T.Ư, từ đầu năm đến nay, BV tiếp nhận 135 ca viêm não, không tăng so với các năm trước, nhưng số ca viêm não Nhật Bản B (VNNB B) lại tăng vọt (năm 2013, VNNB B chiếm 8%, 6 tháng đầu năm nay lên tới 30%) và vẫn có chiều hướng gia tăng mạnh. Đến nay đã có 2 ca tử vong, trong đó có 1 ca xét nghiệm dương tính với VNNB B, 1 ca có liên quan. Đa số bệnh nhân VNNB B tại BV Nhi T.Ư đều ở Hà Nội, hiện có 6 ca nặng phải thở máy, tình hình bệnh rất nguy kịch. Tại Khoa Nhi (BV Bạch Mai), từ đầu hè tại đây có hơn 20 bệnh nhi mắc viêm não nhập viện. Số nhập viện tăng trong vòng 3 tuần gần đây, trong đó có nhiều ca VNNB B. Các bác sĩ cho biết, có nhiều trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng nặng. Trường hợp bé Ph.Q.T. (6 tuổi, ở Hải Dương) chỉ sốt nhẹ, nên bố mẹ không đưa đi khám, tới khi bé có biểu hiện lơ mơ, co giật, gia đình vội đưa con đến BV thì đã xác định cháu bé bị viêm não và thùy não trái đã bị tổn thương. Bé Ng.V. H. (8 tuổi, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) bị sốt cao, cứ nghĩ do viêm họng, nên bố mẹ tự mua thuốc kháng sinh cho con uống. Đến khi con co giật liên tục, vào viện, qua xét nghiệm đã dương tính với virus VNNB B. Hầu hết trẻ nhập viện do VNNB B đều chưa tiêm phòng vaccine. TS Trần Minh Điển đánh giá: Số ca dương tính với VNNB B tăng vọt có thể do nhiều trẻ không tiêm phòng vaccine VNNB B. Kết quả điều tra cho thấy số trường hợp mắc viêm não chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi chiếm 84,8% trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 15,2%.

BV Nhi T.Ư sẵn sàng đón bệnh nhân viêm não

TS Nguyễn Minh Điển cho biết, rút kinh nghiệm từ vụ dịch sởi, BV đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm não ngay từ khi số ca mắc chưa nhập viện ồ ạt. BV đã chuẩn bị cơ số thuốc, nhân lực, cơ sở vật chất, máy thở, sẵn sàng đáp ứng nếu bệnh nhân nhập viện hàng loạt trong thời gian tới. Nếu bệnh nhi viêm não đông, BV sẽ dành riêng khoa Truyền nhiễm cho các cháu viêm não và VNNB B, đồng thời huy động các đơn vị khác phối hợp, ưu tiên tiếp nhận, điều trị bệnh nhân VNNB B. Theo Cục YTDP, trước việc số bệnh nhi VNNB B tăng bất thường do bỏ tiêm vaccine, chưa thể đánh giá tình hình dịch bệnh gia tăng do tỉ lệ tiêm cũng như chất lượng vaccine, mà cần xem xét đầy đủ các yếu tố như tuổi, tiền sử tiêm chủng... Box 1: Biểu hiện chính của bệnh viêm não là có sốt cao 38-39 độ C và kèm các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như: Nhức đầu, buồn nôn và nôn. Trẻ mất ngủ quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc li bì, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật, da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh. Bệnh VNNB B đến nay không có thuốc đặc trị, chủ yếu điều trị chống phù não. Bệnh điều trị hiệu quả nhất trong 5 đến 7 ngày đầu, còn sau 7 ngày, việc điều trị vô cùng khó khăn. Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tiêm vaccine VNNB B đầy đủ và đúng lịch với 3 liều cơ bản: Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Hà Nội lại trở thành “điểm nóng” về viêm não Nhật Bản B

Bệnh VNNB B đã xuất hiện tại 13 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Từ đầu năm đến nay, toàn TP ghi nhận 12 ca VNNB B, chưa thống kê ca tử vong. Theo báo cáo của BV Nhi T.Ư, Hà Nội là địa phương có số ca VNNB B cao nhất nước và đang tăng đột biến.

Sẽ tiêm miễn phí vaccine viêm não Nhật Bản B cho trẻ dưới 14 tuổi

Tại Hà Nội đã hoàn thành 2 đợt tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ dưới 3 tuổi - đạt gần 90%. Trong đợt 1 (ngày 20 và 21.6) và đợt 2 (ngày 27 và 28.6) có 115.482 trẻ trong diện tiêm chủng với tổng số 184.122 mũi tiêm. Những trẻ bị ốm chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine VNNB sẽ được tiêm vét vào đợt tiêm chủng thường xuyên từ ngày 3-10.7, nhằm đảm bảo tỉ lệ tiêm chủng đạt 95%. Sở Y tế Hà Nội đang tiếp tuc đề xuất tiêm miễn phí cho trẻ dưới 14 tuổi chưa được tiêm vaccine viêm não tại các xã có nguy cơ lây lan dịch VNNB cao. Đ.A

Vẫn còn bệnh nhi mắc sởi biến chứng nặng nhập viện

Khoa Nhi – BV Bạch Mai gần đây vẫn tiếp nhận một số bệnh nhi mắc sởi nặng vào cấp cứu. Một bé trai 15 ngày tuổi được gia đình đưa đến trong tình trạng sốt, mọc ban đỏ, ho nhiều. Sau 2 ngày theo dõi tại viện, bệnh nhi khó thở tăng dần, phải vào thở máy. Đây là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mắc sởi trong vụ dịch sởi năm nay. Bé bị nhiễm sởi từ mẹ. Trước đó, một bé 24 ngày tuổi cũng phải nhập viện, thở máy vì biến chứng sởi. Tại khoa Nhi - BV Bạch Mai còn có cặp song sinh 10 tháng tuổi (ở Hà Nội) bị mắc sởi nặng, đều phải thở máy. Hiện cả 3 trường hợp đã dần ổn định. Tại khoa còn 7 bệnh nhân sởi phải nhập viện điều trị từ các địa phương chuyển về. N.P

Dùng ôtô sang đi bán dạo ma túy

Ngày 3.7, CA quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng với Lê Minh Thắng (SN 1973, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) về hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý. Thắng là đối tượng buôn bán ma túy cộm cán, chuyên dùng ôtô đi bán dạo ma túy. Vào cuối tháng 6 vừa qua, tại ngã ba Lý Nam Đế - Phan Đình Phùng, khi các trinh sát Đội ma tuý - CA quận Hoàn Kiếm yêu cầu kiểm tra hành chính, Thắng đã phóng ôtô bỏ chạy, nhưng đã bị bắt không lâu sau. Trên ôtô, cơ quan chức năng thấy 2 túi nilon chứa gần 20 gram ma tuý "đá", 200 viên thuốc lắc. Khám xét nơi ở của Thắng, lực lượng chức năng thu thêm cả heroin, dụng cụ sử dụng ma túy. Tại quán café của Thắng trên phố Lương Định Của (quận Đống Đa), tổ công tác tìm được hơn 1,2kg ma tuý "đá" cùng hàng nghìn viên thuốc lắc. Thắng thừa nhận đã mua một cân "hàng đá" với giá 650 triệu đồng cùng 2.000 viên hồng phiến. Thời điểm bị bắt, Thắng đang mang "hàng" đi bán dạo. Thắng là một trong số ít các đầu nậu lớn cung cấp ma tuý "đá" tại Hà Nội. Vụ án đang được mở rộng điều tra.

Vụ nước nhiễm Asen cao Mỹ Đình: Bộ Y tế bảo dừng cấp nước, Hà Nội nói kiểm tra lại

Bộ Y tế và các Sở Xây dựng- Y tế Hà Nội có quan điểm khác nhau trong xử lý vụ nước nhiễm Asen cao gấp hai lần cho phép tại khu đô thị Mỹ Đình. Tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội ngày 2/7, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 thuộc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Nhà ở và Khu đô thị (HUDS) dừng hoạt động cấp nước cho đến khi đảm bảo nồng độ asen trong nước phù hợp với quy định. Theo Bộ Y tế, Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội cần có phương án cấp nước bổ sung cho các hộ gia đình trong thời gian trạm trên tạm dừng hoạt động. Theo nghiên cứu, Asen độc gấp 4 lần thuỷ ngân và tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc từ từ, tuỳ theo mức độ bị nhiễm và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ. Bộ Y tế cho biết, kết quả xét nghiệm mẫu nước tại trạm cấp nước Mỹ Đình II không đạt về chỉ tiêu asen (thạch tín) khi có nồng độ cao gần gấp 2 lần ngưỡng cho phép. Trước đề nghị của Thứ trưởng Bộ Y tế, ngay trong ngày 3.7, Sở Xây dựng và Sở Y tế đã có phản hồi gửi tới lãnh đạo TP Hà Nội xin ý kiến và được Phó Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đồng ý với nội dung yêu cầu và phương án giải quyết. Theo hai Sở này thì kết quả kiểm nghiệm của Đoàn kiểm tra chất lượng nước Bộ Y tế về chất lượng nước của trạm cấp nước Mỹ Đình 2, mẫu nước có hàm lượng Asen cao hơn giới hạn cho phép.Tuy nhiên, hai Sở này cũng đưa ra mẫu xét nghiệm gần nhất của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội vào ngày 14.5, thì hàm lượng Asen chỉ ở mức 0,001mg/l- nằm trong mức giới hạn cho phép. Bởi vì số liệu của Hà Nội có độ vênh với Bộ Y tế nên hai Sở đi đến giải pháp là giao nhiệm vụ cho Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội thường xuyên lấy mẫu nước kiểm tra, đến ngày 5.7 sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm thử lại chất lượng nước. “Nếu chỉ tiêu Asen trong nước vẫn không cải thiện, đề nghị dừng hoạt động Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 và công ty VIWACO tăng lượng nước cấp cho khu đô thị Mỹ Đình 2”, đề xuất của hai Sở gửi tới lãnh đạo TP Hà Nội. Ngoài ra, hai Sở cũng tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, giám sát chất lượng nước 4 trạm bơm còn lại của Công ty HUDS trên địa bàn thành phố làm cơ sở báo cáo đề xuất UBND TP về cơ chế kiểm tra giám sát các hoạt hoạt động sản xuất, cung cấp nước của chủ đầu tư đối với các trạm cấp nước cục bộ trên địa bàn thành phố. Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 được chủ đầu tư là công ty HUDS xây dựng và quản lý vận hành. Được biết, vào năm 2013 đã có thông tin nước sạch khu vực Mỹ Đình có hàm lượng Asen cao.

Tuổi trẻ

Đa số bệnh viện Việt Nam mới đạt chất lượng trung bình

Kết quả đánh giá bệnh viện công lập theo cách thức mới, lần đầu tiên được áp dụng tại VN: đánh giá theo bộ 83 tiêu chí về chất lượng bệnh viện cho thấy bệnh viện trung ương mới đạt trung bình 3,18/5 điểm. Bệnh viện trung ương là nhóm bệnh viên cao điểm nhất so với nhóm bệnh viện tuyến tỉnh và quận huyện. Ông Nguyễn Trọng Khoa (ảnh), phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng nếu áp dụng tốt bộ tiêu chí này, bệnh viện VN có thể tiến đến các bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện quốc tế. Ông Khoa nói với Tuổi Trẻ: Những đánh giá này dựa trên báo cáo trực tuyến của 53/63 sở y tế địa phương gửi về Bộ Y tế. Tôi xin nhấn mạnh dù là kết quả tự đánh giá nhưng khá chính xác vì qua đánh giá ngoại kiểm (đoàn của Bộ Y tế, sở y tế đến kiểm tra lại ở một số bệnh viện - PV) thì điểm chênh lệch giữa nội kiểm và ngoại kiểm không nhiều. Có nơi điểm ngoại kiểm cao hơn nội kiểm. Nhưng nhìn chung nhóm bệnh viện trung ương đạt trung bình 3,18/5 điểm (ngoại kiểm đạt 3,11/5), bệnh viện tỉnh thành đạt 2,87/5 (ngoại kiểm đạt 2,67/5), còn bệnh viện quận huyện đạt 2,65/5 (ngoại kiểm đạt 2,52/5), bệnh viện ngoài công lập đạt 3,41/5 (ngoại kiểm đạt 3,01/5) và BV bộ ngành đạt 3,18/5 (ngoại kiểm đạt 2,95/5).

* Điểm mạnh của việc đánh giá chất lượng bệnh viện dựa trên bộ tiêu chí mới này là gì?

- Áp dụng bộ tiêu chí sẽ giúp bệnh viện xác định chất lượng đang ở mức nào, đưa ra vấn đề bệnh viện cần ưu tiên trong cải tiến chất lượng...Qua đánh giá trên, chúng tôi thấy đa số bệnh viện đạt điểm trung bình mức 2-3, tuy không có bệnh viện nào chất lượng mức 1, tức mức yếu kém, nhưng mức 2-3 thì chất lượng mới ở mức trung bình. Chúng tôi xem bệnh viện đạt mức 3 mới là mức tối thiểu để có tiền đề phát triển lên các mức phát triển mới về chất lượng như mức 4, mức 5. Trong đó, nhóm bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh có điểm chất lượng khá hơn so với bệnh viện tuyến quận huyện. Đánh giá bệnh viện trước đây chỉ đề cập yếu tố bệnh viện thực hiện các văn bản ra sao, còn đánh giá này có tiêu chuẩn cụ thể để bệnh viện biết mình đang ở mức nào, muốn cải tiến chất lượng thì cố gắng ở điểm nào...

* Qua đánh giá bệnh viện như ông nói thì bệnh viện công ở VN mới đạt mức trung bình về chất lượng. Vậy những vấn đề về chất lượng cụ thể bệnh viện đang gặp phải là gì?

- Mỗi bệnh viện gặp vấn đề khác nhau, không bệnh viện nào giống bệnh viện nào, ở một số tiêu chí cụ thể thì bệnh viện vẫn chỉ đạt mức 1, tức là mức yếu kém. Nhưng ở nhóm bệnh viện trung ương nhiều bệnh viện cũng tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng mới, như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, Bệnh viện Bạch Mai áp dụng hệ thống ISO, hay Bệnh viện Việt Đức cũng áp dụng nhiều chương trình về quản lý chất lượng, quan tâm đến các tiêu chí ứng xử với người bệnh, an toàn bệnh viện... Tuy nhiên các bệnh viện này đều gặp phải vấn đề là quá tải bệnh viện, từ đó dẫn đến một số yếu tố như thời gian chờ đợi của người bệnh phải kéo dài hơn.

* Sau gần một năm áp dụng bộ tiêu chí mới, ông thấy bộ tiêu chí này đã đảm bảo đủ đánh giá về chất lượng bệnh viện? Nếu so sánh với chất lượng bệnh viện quốc tế, bệnh viện VN đang gặp phải vấn đề gì?

- Vừa qua các bệnh viện cũng góp ý, đề nghị bổ sung khoảng 100 tiêu chí, chủ yếu các tiêu chí cho khối bệnh viện chuyên khoa, như bệnh viện chuyên khoa ung bướu thì yêu cầu thế nào, bệnh viện tai mũi họng có thêm những yếu tố nào mới là đạt chuẩn...Bộ Y tế dự định bổ sung vào bộ tiêu chí này lên 100- 120 tiêu chí, tức là cao hơn khoảng 20-40 tiêu chí so với hiện hành. Cụ thể những tiêu chí sẽ được bổ sung như tiêu chí về an toàn tiêm chủng, tất cả các bệnh viện có thực hiện tiêm chủng sẽ phải áp dụng, do vừa qua đã có những sai sót về tiêm chủng ở bệnh viện, hay tiêu chí về khả năng ứng phó với dịch bệnh... Nếu so sánh với cách quản lý bệnh viện ở Nhật, Anh, Mỹ, Pháp hay ngay ở Thái Lan thì bộ tiêu chí này phù hợp hoàn cảnh, điều kiện của VN, nhưng nếu áp dụng tốt bộ tiêu chí này thì việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý chất lượng bệnh viện ở VN sẽ là điều không quá xa vời. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hiện hành ban hành tháng 12-2013, bao gồm 83 tiêu chí, áp dụng cho cả bệnh viện nhà nước và tư nhân, được coi là bộ công cụ đánh giá thực chất chất lượng bệnh viện ở VN. 83 tiêu chí này được chia thành năm nhóm: hướng đến người bệnh (19 tiêu chí), phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí), hoạt động chuyên môn (38 tiêu chí), cải tiến chất lượng (8 tiêu chí), tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí). Đồng thời có năm mức độ đánh giá chất lượng gồm mức 1 là yếu kém, 2 trung bình, 3 khá, 4 tốt và 5 là rất tốt. Qua đánh giá nội kiểm và ngoại kiểm thời gian qua, đa số bệnh viện cả công và tư ở VN đạt mức 2,5-3.

Gia đình xã hội

Tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm hơn 3 lần

Đó là đánh giá của Báo cáo toàn cầu về “Những yếu tố thành công đối với sức khỏe phụ nữ và trẻ em – những con đường tiến lên”, tại Diễn đàn liên minh các đối tác về sức khỏe phụ nữ và trẻ em diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi từ ngày 30/6 - 1/7. Diễn đàn với sự tham dự của hơn 800 đại biểu đến từ các nơi trên thế giới, bao gồm Bộ trưởng Bộ Y tế các nước, các quan chức chính phủ, các nhà tài trợ, các viện hàn lâm, các tổ chức quốc tế, các cơ quan hợp tác song phương và đa phương… Báo cáo đã chỉ rõ: “Việt Nam là một trong 10 quốc gia trên thế giới đang trong đúng lộ trình thực hiện thành công Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 4 (giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi) và Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 (Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ)”. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi và giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ. Việt Nam đang tiến tới thực hiện thành công Mục tiêu số 4, trong khi đã hoàn thành Mục tiêu 5a (giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ) và đạt nhiều tiến bộ tích cực để có thể hoàn thành Mục tiêu 5b trước năm 2015 (bao phủ tiếp cận toàn dân đối với sức khỏe sinh sản). Trong vòng 10 năm qua, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi/10.000 trẻ đẻ sống đã giảm từ 58 năm 1990 xuống còn 23,2 năm 2012 và dự kiến đạt 19,3 vào năm 2015. Trong khi đó, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi/10.000 trẻ đẻ sống cũng giảm từ 44,4 năm 1990 xuống còn 15,4 năm 2012 và ước đạt 14,8 vào năm 2015. Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm hơn 3 lần từ 233/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 1990 xuống còn 68/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2010, song cần nỗ lực lớn để đạt được mục tiêu là 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 theo Mục tiêu thiên niên kỷ. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến được lựa chọn là một trong 5 Bộ trưởng Bộ Y tế các nước có thành công nổi bật, được mời chia sẻ kinh nghiệm của quốc gia trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ liên quan đến y tế. Tại Diễn đàn này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ kinh nghiệm hợp tác đa ngành thông qua Chiến lược quốc gia và các kế hoạch hành động liên ngành về dinh dưỡng, bao gồm cả dinh dưỡng bà mẹ, dinh dưỡng trẻ em, an toàn thực phẩm, nước sạch và vệ sinh môi trường, cũng như giải quyết các thách thức trong hợp tác đa ngành và giữa các đối tác khác nhau để thực hiện hiệu quả các Chiến lược và chương trình dinh dưỡng, sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: "Cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao thành công của Việt Nam trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Những thành tựu mà chúng ta đạt được là do Đảng, Chính phủ đã quan tâm và có chiến lược đầu tư phát triển ngành y tế nói chung và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng. Ngoài ra, hợp tác đa ngành cũng là một nhân tố quan trọng giúp mang lại thành công. Chúng ta hy vọng sẽ đạt được những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà chúng ta đã cam kết". Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và đoàn Việt Nam đã có các cuộc tiếp xúc trao đổi với Bộ trưởng Y tế Nam Phi, đại diện lãnh đạo y tế một số nước Châu Phi nhằm thúc đẩy hợp tác ba bên về y tế trong khuôn khổ hợp tác Nam-Nam giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Y tế vượt sóng gió đến với ngư dân

Ngành Y tế đang dành nhiều công sức phối hợp với các lực lượng chức năng đưa được các dịch vụ y tế tốt hơn để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là ngư dân đang làm việc trên các ngư trường của Tổ quốc. Một cuộc tọa đàm về vấn đề này mang tên “Y tế biển đảo: Phát triển bền vững, hiệu quả” vừa diễn ra tại Hà Nội (ngày 2/7).

Đối mặt muôn vàn trở ngại

Bên cạnh nhiều mặt tích cực thì chính sách y tế cho dân, người bệnh vùng biển đảo ở một số địa phương còn chưa được ưu tiên. Đến nay, việc mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân vùng biển đảo mới đạt khoảng 60%. Đây là một tỷ lệ thấp hơn so với nhiều vùng, miền khác trên toàn quốc. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho ngư dân. Bên cạnh đó, chính sách cho các cán bộ y tế, cho các bác sỹ vùng biển đảo cũng còn hạn chế. Cục trưởng Cục Quân y cho biết, một số ngư dân chưa thực sự chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Mỗi khi ra khơi, nhiều ngư dân còn kiêng cữ không mang theo thuốc men, không mang theo phao cứu sinh. Trong khi đó, trên thực tế, rất nhiều bất trắc có thể xảy ra trong quá trình đi biển. Việc trang bị các thiết bị y tế cho biển đảo cũng còn gặp nhiều trở ngại do đặc điểm môi trường biển, các thiết bị mang ra đây rất dễ hỏng hóc cho dù được bảo quản cẩn thận. Viện Y học biển cũng cho rằng, hiện có khoảng 100.000 tàu đánh bắt gần bờ và khoảng 30.000 tàu đánh bắt xa bờ gần như không có các điều kiện đầy đủ về y tế. Trường hợp cần hỗ trợ cứu nạn về y tế thì các tàu thuyền này khó có điều kiện để giúp đỡ nhau. Trong khi đó, các ngư dân luôn nghĩ rằng mình khỏe và cũng không mấy chú trọng về vấn đề y tế. Thực tế cho thấy, trên biển có rất nhiều vấn đề về sức khỏe có thể xảy ra với ngư dân. Các sự cố thường xuyên nhất là ngộ độc cá hoặc các động vật trên biển, lặn quá sâu và nổi không đúng quy trình… Đây là các sự cố nếu không có đầy đủ thuốc men, phương tiện cấp cứu kịp thời sẽ gây nên những nguy hiểm khó lường.

Ngư dân không đơn độc giữa biển khơi

Để khắc phục những hạn chế nói trên, ngành Y tế cũng như các đơn vị quân đội đã có nhiều sự phối hợp để công tác chăm sóc sức khỏe cho ngư dân được nâng cao. Hiện tại tất cả các tỉnh ven biển đều đã có các trung tâm cứu hộ, cứu nạn. Ngoài ra, còn có lực lượng biên phòng và cảnh sát biển. Trong trường hợp các ngư dân gặp nạn có thể gọi về cho lực lượng này để được hỗ trợ. Ngành Y cũng đã kết hợp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và điều trị. Sự kết hợp giữa các nơi có trình độ y tế cao hơn với những nơi có điều kiện y tế còn chưa phát triển đã được thực hiện qua nhiều phương tiện như vệ tinh, Internet, điện thoại... Đây chính là một cách khắc phục rất tích cực trong điều kiện hiện nay. Nhiều người bệnh đã được cứu chữa bằng các phương pháp này. Thứ trưởng Phạm Lê Tuấncho biết, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phát triển hơn nữa chương trình y tế từ xa. Đến nay chúng ta cũng đã có tàu bệnh viện trên biển. Tàu bệnh viện này trang thiết bị hiện đại chẳng kém gì tàu của Nhật Bản. Đây chính là việc làm thiết thực, hiệu quả cho công tác chăm sóc sức khỏe ngư dân và công dân vùng biển. Để tránh đầu tư dàn trải cho y tế biển đảo, chúng ta cần ưu tiên đầu tiên cho việc nâng cao nhận thức của cư dân vùng biển đảo. Hiện nay, tuy lực lượng biên phòng cũng đã tham gia góp phần tuyên truyền cho người dân hiểu và tự phòng tránh bệnh tật cho mình, nhưng vẫn còn nhiều người dân vẫn rất chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.

VTV

Cứu sống bệnh nhân vỡ gan vì chơi xe điện đụng

BV Lê Lợi, TP Vũng Tàu, tỉnh BRVT cho biết, vừa tiếp nhận và cứu sống một bệnh nhân bị vỡ gan khi chơi trò xe điện đụng tại khu du lịch Hồ Mây. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da xanh, bụng trướng, tổn thương gan. Các bác sĩ khoa ngoại đã tiến hành khâu mô gan vỡ và cầm máu. Đến nay bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng sức khỏe còn rất yếu. Được biết, đây không phải là trường hợp duy nhất bị chấn thương khi chơi trò chơi này. Thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận ba ca bị chấn thương nặng do chơi xe điện đụng tại khu Du lịch cáp treo Hồ Mây.

Hậu quả của tình trạng kháng thuốc kháng sinh

Người bệnh khi có những triệu chứng thông thường hay chủ quan, không đi khám bác sĩ mà tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống, trong đó, thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ khá lớn. Sau khi thu thập dữ liệu tại 114 quốc gia về tình trạng kháng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, cuối tháng 4/2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, kháng thuốc kháng sinh là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh chưa được các bệnh viện đánh giá đầy đủ. Riêng Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM đã tiến hành nghiên cứu các tỷ lệ và tác động của thuốc kháng sinh tại các khoa ngoại của bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sử dụng kháng sinh không hợp lý trung bình là 27,8%, các trường hợp được đánh giá không hợp lý là do sử dụng kháng sinh trong thời gian quá dài, không có chỉ định nhưng vẫn sử dụng, sử dụng sai loại kháng sinh. Tình trạng trên sẽ kéo dài thời gian nằm viện của người bệnh tăng từ 5-6 ngày, tăng chi phí sử dụng kháng sinh trung bình từ 2 triệu đồng/ bệnh nhân. Đồng thời tăng thời gian sử dụng kháng sinh lên 6,2 ngày. Các chuyên gia tại Bệnh viện Chợ Rẫy đề xuất cần có chương trình giám sát sử dụng kháng sinh trong các bệnh viện để đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh và tìm hiểu lý do sử dụng không hợp lý, từ đó đưa ra cách giải quyết để hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở bệnh nhân.

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Bệnh nhân chuyển viện lên tuyến trên đã giảm 10%

Ngày 4-7, Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa tổ chức lễ ra quân thực hiện đề án luân phiên cán bộ y tế đợt 2. Theo đó, đợt luân phiên lần này có 14 bác sĩ của tám bệnh viện thành phố luân phiên công tác tại năm bệnh viện quận/huyện (quận 5, quận 8, quận 12, quận Gò Vấp và huyện Củ Chi). Hai bệnh viện quận/huyện hỗ trợ nhân lực cho hai trạm y tế phường/xã (Trạm y tế phường 9, quận 10 và Trạm y tế xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè). Các bệnh viện sẽ hỗ trợ nhân lực chuyên môn về sản phụ khoa, nhi, hồi sức cấp cứu, nội khoa, ngoại tổng quát và bác sĩ gia đình. Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết đánh giá kết quả thực hiện đợt 1 hồi đầu năm thì tỉ lệ chuyển viện từ tuyến dưới lên trên giảm khoảng 10%. Việc luân chuyển cán bộ giúp nhiều bệnh viện quận/huyện có thể tự thực hiện tốt những kỹ thuật chuyên môn về sản, nhi… giúp giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Trước đó, ngày 3-7, Sở Y tế TP.HCM đã họp 24 quận/huyện để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Theo Sở Y tế, ngoài việc tiêm bổ sung vaccine sởi cho trẻ 9-36 tháng tuổi, thành phố còn triển khai tiêm chủng tại trường học ở bốn quận/huyện trọng điểm gồm: Quận 8, Bình Chánh, Bình Tân và Thủ Đức. Đến hết tháng 5-2014, thành phố đã tiêm vaccine ngừa sởi được cho hơn 25.700 trẻ 3-10 tuổi. Từ đầu năm đến nay, thành phố có hơn 2.000 trường hợp nhập viện vì bệnh sởi, không có trường hợp tử vong.

Báo mới

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển giao kỹ thuật cho 130 cán bộ y tế quận – huyện (04/07/2014)

Ngày 3 - 7, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức sơ kết "Đề án luân phiên bộ y tế” đợt 1 với 37 cán bộ y tế tuyến bệnh viện thành phố tham gia. Tính đến thời điểm hiện tại các bác sĩ tham gia chương trình đã khám và điều trị cho 37.088 lượt bệnh nhân ngoại trú và 445 lượt bệnh nhân nội trú, phẫu thuật cho 141 ca. Bên cạnh đó, chương trình đã chuyển giao kỹ thuật điều trị các chuyên khoa Hồi sức cấp cứu; Ngoại tổng quát; Ngoại chấn thương chỉnh hình; Nhi khoa... cho 130 cán bộ y tế tuyến quận - huyện. Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, những quả đạt được từ "Đề án luân phiên cán bộ y tế” giúp nâng cao chất lượng khám, điều trị của bệnh viện tuyến quận - huyện, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Vnexpress

TP HCM mở điểm trị cai nghiện ở 24 quận huyện cho 8.000 người

Từ quý 3 năm nay, TP HCM sẽ mở rộng phạm vi điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc methadone tại tất cả các bệnh viện của 24 quận huyện. Theo đề án của UBND TP HCM được phổ biến trong buổi giao ban tại Sở Y tế TP HCM ngày 3/7, 8 điểm điều trị cai nghiện thành phố hiện có được đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình và Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy thuộc Sở Lao động thương binh xã hội. Các điểm này nhận điều trị cho gần 1.600 người nghiện, trong khi chỉ tiêu từ đây đến hết năm 2015, thành phố phải hoàn tất điều trị cho 8.000 người. Để đẩy nhanh tiến độ, ngoài những điểm đang hoạt động, ngành y tế phải khẩn trương bổ sung điều trị tại các bệnh viện quận huyện chưa có mô hình này. Cũng theo chỉ đạo, song song với các cơ sở mới, thành phố sẽ thí điểm phát thuốc methadone tại trạm y tế các phường xã trực thuộc các quận huyện có cơ sở điều trị cai nghiện. Mô hình này sau đó sẽ được đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng nếu thấy hiệu quả. Trước mắt, UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế khẩn trương rà soát và bổ sung cơ sở vật chất hiện có của các bệnh viện quận huyện và trạm y tế để đảm bảo việc tiếp nhận bệnh nhân. Để được điều trị, sau khi đăng ký và khám, mỗi ngày, người nghiện sẽ phải đến cơ sở một lần để uống thuốc và được các bác sĩ chuyên trách theo dõi, tư vấn. Hiện nay, toàn bộ kinh phí mua methadone vẫn được trích từ tài trợ quốc tế, nhưng nguồn này đang bị cắt giảm và sẽ kết thúc vào năm 2015. Để đảm bảo quá trình điều trị của bệnh nhân được liên tục, UBND TPHCM đã phải chi thêm hơn 3 tỷ đồng từ ngân sách cho việc mua thuốc và chi phí hoạt động của các cơ sở điều trị. TP cũng đang hướng đến việc triển khai xã hội hóa chương trình methadone nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị. Trong thời gian tới, nếu thuốc không còn được các tổ chức nước ngoài tài trợ, người điều trị bằng methadone có thể phải trả phí mỗi lần là 10.000 đồng. Mục đích chính của việc điều trị bằng thuốc methadone là ngăn nhiễm HIV qua đường tiêm chích, đồng thời quên dần thói quen sử dụng ma túy. Việc từ bỏ hẳn ma túy và bỏ luôn dùng chất methadone thay thế phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức bản thân của người trót nghiện. Theo ước tính mới nhất, TP HCM hiện có khoảng 13.000 - 16.000 người nghiện ma túy.

Tiền phong

LienVietPostBank tặng 37 tỷ đồng cho Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng

Ngày 2/7/2014, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã trao tặng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng số tiền hơn 37 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị phục vụ việc khám, chữa bệnh và hỗ trợ bệnh nhân nghèo. Đây là đợt tài trợ có quy mô lớn, lần thứ hai được LienVietPostBank tiến hành tại bệnh viện này. Tham dự buổi lễ trao tặng có sự hiện diện của ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Nội chính Trung ương, ông Trịnh Lương Trân - Giám đốc Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, tập thể y, bác sĩ và bệnh nhân tại bệnh viện. Tại buổi lễ, TS. Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank đã trực tiếp trao tặng số tiền hơn 37 tỷ đồng cho Ban Giám đốc Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Số tiền này sẽ được dùng để mua sắm trang thiết bị phục vụ việc khám, chữa bệnh, đồng thời hỗ trợ cho các bệnh nhân nghèo điều trị tại bệnh viện. Đây là một nghĩa cử tốt đẹp của LienVietPostBank trong việc chung tay góp sức vào một công trình đầy ý nghĩa không chỉ cho những người dân tại Đà Nẵng mà còn cho những người dân nghèo ở khắp miền Trung. Trước đó, vào năm 2010, LienVietPostBank và Công ty Cổ phần Him Lam - Cổ đông lớn nhất của ngân hàng Liên Việt cũng đã trao 15 tỷ đồng cho lãnh đạo TP Đà Nẵng để xây dựng dự án này.Ghi nhận những đóng góp lớn lao của LienVietPostBank, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã trao tặng LienVietPostBank danh hiệu "Tấm lòng vàng" của Ban vận động tài trợ xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Trong thời gian qua, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất lớn cả về vật chất và tinh thần từ nhiều tổ chức, cá nhân trên cả nước. Với số tiền tài trợ hơn 52 tỷ đồng, LienVietPostBank đã lập kỷ lục là đơn vị đóng góp cao nhất cho Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Số tiền này sẽ được Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng sử dụng một cách thiết thực, hiệu quả nhất trong việc chữa trị bệnh, hỗ trợ những người nghèo, những bệnh nhân khó khăn. Ngay sau buổi lễ trao tặng, TS. Nguyễn Đức Hưởng cùng đoàn công tác đã đi thăm bệnh viện, trực tiếp thăm hỏi các y bác sĩ, thăm hỏi tặng quà cho các bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện. TS. Nguyễn Đức Hưởng đã trực tiếp trao tặng số tiền 20 triệu đồng cho bà Hoàng Thị Tự, một bệnh nhân bị ung thư thanh quản, là mẹ của đồng chí Trần Kim Ba - chiến sĩ Cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ trên tàu 4032. “Gắn xã hội trong kinh doanh” là phương châm hoạt động mang tính lâu dài của LienVietPostBank. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank luôn cam kết tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua các hoạt động tài trợ, các phong trào từ thiện, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của mỗi thành viên LienVietPostBank. Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng với quy mô 14 hecta với trên 500 giường bệnh được xây dựng tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Với phương thức hoạt động phi lợi nhuận, trong năm 2013 vừa qua, bệnh viện miễn giảm viện phí cho hơn 1.000 người nghèo với số tiền gần 800 triệu đồng, trong đó thành phố Đà Nẵng có 595 bệnh nhân và tỉnh Quảng Nam 464 bệnh nhân. Ngoài ra, Bệnh viện hỗ trợ trên 170 nghìn suất cháo từ thiện, đón gần 1.000 người nhà bệnh nhân lưu trú để phối hợp cùng chăm sóc người bệnh. Dự kiếnsẽ nâng cấp lên 1.000 giường bệnh

An ninh thủ đô

Lần đầu thí điểm điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng

Ngày 3-7, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai thí điểm mô hình quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng. Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, hiện Hà Nội có khoảng 1 triệu người bị tăng huyết áp, chi phí quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả cho những bệnh nhân này vào khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm. Với việc triển khai mô hình quản lý và điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng sẽ góp phần phát hiện bệnh sớm, kiểm soát tốt bệnh, điều trị kịp thời, giảm chi phí chữa bệnh… Đây là lần đầu tiên Hà Nội thí điểm mô hình này tại các xã của huyện Sóc Sơn, sau đó sẽ đánh giá rút kinh nghiệm để tiếp tục nhân rộng trên toàn thành phố.

Tin tức

Tăng cường phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ tháng 9/2012 đến ngày 3/7/2014 , đã có 826 ca nhiễm Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) tại 22 quốc gia; trong đó, có ít nhất 287 ca tử vong, tương đương khoảng 35% số mắc. Phần lớn các ca bệnh đều được báo cáo tại các nước khu vực Trung Đông, nhất là Arab Saudi. “Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc giao lưu đi lại giữa các quốc gia dễ dàng như hiện nay thì không thể loại trừ nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các quốc gia vùng Trung đông vào các quốc gia khác. Những trường hợp mắc bệnh MERS-CoV đã ghi nhận tại châu Á (Malaysia và Philippine), châu Âu (Pháp, Đức, Mỹ, Hà Lan...) đều là những trường hợp có tiền sử đi, đến khu vực Trung Đông như Ả Rập Saudi và khi quay trở về nước thì phát hiện bệnh”, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo. Cũng theo ông Trần Đắc Phu, tại Việt Nam, ngay từ khi WHO thông báo các trường hợp mắc MERS-CoV tại Arab Saudi vào năm 2012, Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống giám sát, đặc biệt là các đơn vị kiểm dịch y tế biên giới tại các cửa khẩu quốc tế chủ động tăng cường giám sát hành khách nhập cảnh thông qua máy soi thân nhiệt từ xa để sớm phát hiện những hành khách có biểu hiện sốt, kịp thời cách ly, tránh lây lan. Kế hoạch phòng chống MERS-CoV tại Việt Nam đã được xây dựng theo 3 tình huống: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam; xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam; dịch lây lan trong cộng đồng. Trong trường hợp chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam như hiện nay, ngành y tế sẽ tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân có yếu tố dịch tễ liên quan thông qua hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia và giám sát các trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng. Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc giám sát hành khách tại cửa khẩu; thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa, xem xét áp dụng khai báo y tế tại các cửa khẩu quốc tế phù hợp với tình hình Việt Nam và thông lệ quốc tế. Giai đoạn đầu, Bộ Y tế yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng tiếp nhận mẫu để chẩn đoán xác định MERS-CoV. Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân. Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện. Thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân MERS-CoV. Thiết lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ nhiễm MERS-CoV không được để lây nhiễm trong bệnh viện. “Trước tình hình diễn biến phức tạp của MERS-CoV, số ca mắc bệnh trên thế giới vẫn tiếp tục được ghi nhận, bắt đầu từ ngày 1/7/2014, Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan khác triển khai áp dụng khai báo y tế tại 3 sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng đối với hành khách nhập cảnh từ 9 nước khu vực Trung Đông gồm: Arab Saudi, Qatar, UAE, Oman, Yemen, Kuwait, Lebanon, Jordan và Iran”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh. Để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này, Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần thiết tiếp xúc, phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Tăng cường thông khí tại nhà ở, nơi làm việc bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ... Những người đi/đến từ các nước đang có dịch bệnh MERS-CoV cần chú ý và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm. Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp như: Sốt trên 38°C, ho, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời…

 

Ngày 08/07/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích