Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 0 1 9 5
Số người đang truy cập
3 2 4
 Tin tức - Sự kiện
Một số điểm chính trong Báo cáo sốt rét thế giới 2022 (Phần 2)

KHUYNH NG GÁNH NNG ST RÉT

Các camắc sốt rét

Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 247 triệu ca mắc sốt rét vào năm 2021 tại 84 quốc gia lưu hành sốt rét (bao gồm cả lãnh thổ Guiana thuộc Pháp), tăng lên so với 245 triệu ca vào năm 2020, với phần lớn các ca mắc gia tăng này đến từ các quốc gia trong Khu vực Châu Phi của WHO. Năm 2015, năm cơ sở của Chiến lược kỹ thuật toàn cầu về sốt rét 2016–2030 (Global technical strategy for malaria 2016–2030_GTS), ước tính có khoảng 230 triệu ca sốt rét.

Tỷ lệ mắc mới sốt rét (tức là số ca mắc trên 1000 dân số có nguy cơ) giảm từ 82 năm 2000 xuống 57 vào năm 2019, trước khi tăng lên 59 vào năm 2020. Tỷ lệ mắc mới không thay đổi từ năm 2020 đên 2021. Số ca mắc gia tăng trong năm 2020 có liên quan đến tình trạng gián đoạn cho các dịch vụ trong đại dịch COVID-19.

Từ năm 2019 đến năm 2021, ước tính có thêm 13,4 triệu ca mắc được cho là do gián đoạn trong đại dịch COVID-19.

Tỷ lệ các ca sốt rét P. vivax giảm từ khoảng 8% (20,5 triệu) vào năm 2000 xuống còn 2% (4,9 triệu) vào năm 2021.

Hai mươi chín quốc gia chiếm 96% số ca sốt rét trên toàn cầu và bốn quốc gia – Nigeria (27%), Cộng hòa Dân chủ Côngo (12%), Uganda (5%) và Mozambique (4%) – chiếm gần một nửa số ca sốt rét trên toàn cầu.

Khu vực Châu Phi của WHO, ước tính có khoảng 234 triệu ca sốt rét vào năm 2021, chiếm khoảng 95% các casốt rét toàn cầu.

Từ năm 2000 đến năm 2019, tỷ lệ mắc mới sốt rét ở Khu vực Châu Phi của WHO đã giảm từ 373 xuống 225 trên 1000 dân số nguy cơ, nhưng tăng lên 234 vào năm 2020, chủ yếu là do gián đoạn dịch vụ trong đại dịch COVID-19. Vào năm 2021, tỷ lệ mắc bệnh giảm xuống còn 229 trên 1000 dân.

Cabo Verde báo cáo không có ca nội nhiễm nào trong 3 năm liên tiếp, chấm dứt dịch sốt rét.

Khu vực Đông Nam Á của WHO chiếm khoảng 2% gánh nặng số ca sốt rét trên toàn cầu. Số ca mắc sốt rét giảm 76%, từ 23 triệu ca năm 2000 xuống còn khoảng 5 triệu ca vào năm 2021. Tỷ lệ mắc mới sốt rét ở khu vực này giảm 82%, từ khoảng 18 ca trên 1000 dân số nguy cơ năm 2000 xuống còn khoảng 3 ca trên 1000 dân số nguy cơ vào năm 2021.

Ấn Độ chiếm 79% số ca sốt rét trong khu vực. Sri Lanka đã được chứng nhận loại trừ sốt rét vào năm 2016 và vẫn không ghi nhận các ca sốt rét.

Từ năm 2020 đến năm 2021, đã ghi nhậntăng 400.000 ca sốt rét trong khu vực, với hơn một nửa số ca này là ở Myanmar.

Các ca sốt rét ở Khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO đã giảm 38%, từ khoảng 7 triệu ca năm 2000 xuống còn khoảng 4 triệu ca vào năm 2015. Từ năm 2016 đến 2021, số ca sốt rét đã tăng 44% lên 6,2 triệu ca.

Trong giai đoạn 2000–2020, tỷ lệ mắc mới sốt rét ở Khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO đã giảm từ 20 xuống 12 ca trên 1000 dân số nguy cơ. Sudan là quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ mắc sốt rét ở khu vực này, chiếm khoảng 54% số ca mắc. Vào năm 2021, Cộng hòa Hồi giáo Iran không có ca sốt rét bảnđịa nào trong 4 năm liên tiếp và Ả Rập Xê Út lần đầu tiên báo cáo không có ca sốt rét nội địa nào.

Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO ước tính có khoảng 1,4 triệu ca sốt rét vào năm 2021, giảm 49% so với 3 triệu ca vào năm 2000. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ mắc mới sốt rét giảm từ 4 xuống còn 2 ca trên 1000 dân sốnguy cơ. Papua New Guinea chiếm gần 87% tổng số ca sốt rét ở khu vực này vào năm 2021. Trung Quốc được chứng nhận không còn bệnh sốt rét vào năm 2021 và Malaysia không có các ca sốt rét “non-zoonotic” (không truyền từ động vậtsang người) trong 4 năm liên tiếp.

Tại Khu vực Châu Mỹ của WHO, các ca sốt rét đã giảm 60% (từ 1,5 triệu xuống 0,6 triệu) và tỷ lệ mắc mới giảm 70% (từ 14 xuống 4) từ năm 2000 đến 2021. Tiến bộ của khu vực trong những năm gần đây đã bị ảnh hưởng do bệnh sốt rétgia tăng mạnh ở Cộng hòa Bolivar Venezuela, nơi có khoảng 35.500 ca sốt rét vào năm 2000 và hơn 482.000 trường hợp vào năm 2017. Vào năm 2020, số ca sốt rét giảm hơn một nửa so với năm 2019 xuống còn 223.000 và tiếp tục giảm vào năm 2021 xuống còn 205.000 ca. Số ca sốt rét giảm là do hạn chế đi lại trong đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu nhiên liệu đã ảnh hưởng đến ngành khai thác mỏ - vốn là nguyên nhân chính dẫn đến sốt rét gia tăng gần đây ở quốc gia này. Những hạn chế này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế, dẫn đến số ca bệnh được báo cáo từ các cơ sở y tế giảm.

Các ca sốt rét ước tính đã tăng hơn gấp đôi ở Honduras và Panama vào năm 2021 so với năm 2019. Trong cùng khoảng thời gian đó, số ca sốt rét giảm đáng kể đã được ghi nhận ở Cộng hòa Bolivar Venezuela (–263.000), Brazil (–17.000), Colombia (–17.000 ) và Pêru (–22.000).

Cộng hòa Bolivar Venezuela, Brazil và Colombia chiếm hơn 79% tổng số ca sốt rét ở khu vực này.

Argentina, El Salvador và Paraguay lần lượt được chứng nhận không còn bệnh sốt rét vào năm 2019, 2021 và 2018. Belize báo cáo không có trường hợp sốt rét nội nhiễm nào trong năm thứ ba liên tiếp, chấm dứt dịch sốt rét.

Kể từ năm 2015, Khu vực Châu Âu của WHO đã không còn bệnh sốt rét.

Tử vong sốt rét

Trên toàn cầu, số ca tử vong do sốt rét giảm đều trong giai đoạn 2000–2019, từ 897.000 ca năm 2000 xuống 577.000 ca năm 2015 và 568.000 ca vào năm 2019. Năm 2020, ca tử vong do sốt rét tăng 10% so với năm 2019, ước tính khoảng 625.000 ca. Số ca tử vong ước tính giảm nhẹ vào năm 2021 xuống còn 619.000. Từ năm 2019 đến 2021, có 63.000 ca tử vong do gián đoạn các dịch vụ sốt rét thiết yếu trong đại dịch COVID-19.

Tỷ lệ phần trăm tổng số ca tử vong do sốt rét ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 87% vào năm 2000 xuống còn 76% trong năm 2015. Kể từ đó, không có thay đổi nào.

Trên toàn cầu, tỷ lệ tử vong do sốt rét (nghĩa là số tử vong trên 100.000 dân số nguy cơ) giảm một nửa từ khoảng 30 vào năm 2000 xuống còn 15 trong năm 2015; sau đó tiếp tục giảm nhưng với tốc độ chậm hơn, giảm xuống còn 14 vào năm 2019. Năm 2020, tỷ lệ tử vong tăng trở lại lên 15,1 trước khi giảm nhẹ xuống 14,8 vào năm 2021.

Khoảng 96% ca tử vong do sốt rét trên toàn cầu nằm ở 29 quốc gia. Bốn quốc gia chiếm hơn một nửa số ca tử vong do sốt rét trên toàn cầu vào năm 2021: Nigeria (31%), Cộng hòa Dân chủ Côngo (13%), Niger (4%) và Cộng hòa Thống nhất Tanzania (4%).

Số ca tử vong do sốt rét ở Khu vực Châu Phi của WHO đã giảm từ 841.000 vào năm 2000 xuống còn 541.000 vào năm 2018 trước khi tăng lên 599.000 vào năm 2020. Số ca tử vong ước tính lại tiếp tục giảm xuống còn 593.000 vào năm 2021. Tỷ lệ tử vong do sốt rét giảm 62% từ năm 2000 đến 2019, từ 148 xuống 56 trên 100.000 dân số nguy cơ, trước khi tăng lên 60 vào năm 2020 và lại giảm xuống 58 vào năm 2021.

Cabo Verde đã báo cáo không có ca tử vong do sốt rét kể từ năm 2018.

Tại Khu vực Đông Nam Á của WHO, số ca tử vong do sốt rét đã giảm 74%, từ khoảng 35.000 ca trong năm 2000 xuống còn 9.000 ca vào năm 2019. Số ca tử vong không thay đổi trong 3 năm qua.

Ấn Độ chiếm khoảng 83% tổng số ca tử vong do sốt rét ở Khu vực Đông Nam Á của WHO.

Tại Khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO, số ca tử vong do sốt rét đã giảm 45%, từ khoảng 13.600 năm 2000 xuống còn 7.500 vào năm 2014, sau đó tăng 79% từ năm 2014 đến 2021 lên 13.400 ca. Hầu hết số ca tử vong gia tăng được ghi nhậnở Sudan, nơi có hơn 90% số ca sốt rétdo P. falciparum, vốn có tỷ lệ tử vong cao hơn so với các ca nhiễm P. vivax.

Ở khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO, tỷ lệ tử vong do sốt rét đã giảm 60% từ năm 2000 đến 2009; tuy nhiên, kể từ năm 2016, tỷ lệ tử vong hầu như không thay đổi với mức tăng nhẹ 28% từ 2,0 lên 2,5 ca tử vong trên 100.000 dân số nguy cơ.

Tại Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, số ca tử vong do sốt rét giảm 58%, từ khoảng 6.200 ca năm 2000 xuống còn 2.600 ca vào năm 2021; tỷ lệ tử vong giảm 67% so với cùng kỳ, từ 0,9 xuống0,3 ca trên 100.000 dân số nguy cơ. Papua New Guinea chiếm hơn 94% số ca tử vong do sốt rét vào năm 2021.

Tại Khu vực Châu Mỹ của WHO, số ca tử vong do sốt rét giảm 64% (từ 919 xuống 334) và tỷ lệ tử vong giảm 73% (từ 0,8 xuống 0,2). Hầu hết các trường hợp tử vong ở khu vực này là ở người lớn (78%).

Các trường hợp sốt rét và tử vong được ngăn chặn

Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 2 tỷ ca mắc sốt rét và 11,7 triệu ca tử vong do sốt rét đã được ngăn chặn trong giai đoạn 2000–2021.

Hầu hết các ca bệnh (82%) và tử vong (95%) được ngăn chặn nằmở Khu vực Châu Phi của WHO, tiếp theo là Khu vực Đông Nam Á của WHO (10% ca bệnh và 3% tử vong).

Gánh nặng bệnh sốt rét trong thai kỳ

Vào năm 2021, tại 38 quốc gia có mức độ lây truyền vừa và cao ở Khu vực Châu Phi của WHO, ước tính có khoảng 40 triệu ca mang thai, trong đó 13,3 triệu (32%) đã bị phơi nhiễm sốt rét trong khi mang thai.

Theo tiểu vùng của WHO, Tây Phi có tỷ lệ phơi nhiễm sốt rét trong thời kỳ mang thai cao nhất (40,7%), theo sát là Trung Phi (39,8%), trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở Đông và Nam Philà 20%.

Người ta ước tính rằng nếu không có biện pháp can thiệp dành riêng cho thai kỳ, tình trạng nhiễm sốt rét trong thời kỳ mang thai ở 38 quốc gia này sẽ dẫn đến 961.000 trẻ em sinh ra bị nhẹ cân. Tại 33 quốc gia triển khai IPTp, ước tính có khoảng 457.000 trẻ nhẹ cân này đã được ngăn chặn.

Nếu tất cả phụ nữ mang thai đến các phòng khám chăm sóc tiền sản (antenatal care clinics_ANC) ít nhất một lần được tiêm một liều IPTp – giả sử tất cả họ đều đủ điều kiện và liều IPTp thứ hai và thứ ba (IPTp2 và IPTp3) vẫn ở mức hiện tại – thì sẽ ngăn ngừa thêm 55.000 trẻsinh nhẹ cân ở 33 quốc gia được thông tin về IPTp.

Nếu mức độ bao phủ của IPTp3 được nâng lên bằng với mức độ bao phủ của lần thăm khám ANC đầu tiên và nếu những lần khám ANC tiếp theo cũng cao như vậy thì sẽ tránh được thêm 162.000 ca sinh nhẹ cân.

Nếu mức độ bao phủ của IPTp3 được tối ưu hóa cho 90%tất cả phụ nữ mang thai thì sẽ ngăn chặn được thêm 265.000 ca sinh nhẹ cân.

Vì cân nặng khi sinh thấp là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên việc ngăn chặn một số lượng đáng kể trẻ sơ sinh nhẹ cân sẽ bảo vệ được nhiều sinh mạng.

LOẠI TRỪ SỐT RÉT VÀ ĐỀ PHÒNG SỐT RÉT QUAY TRỞ LẠI

Tiến độ loại trừ bệnh sốt rét ngày càng tăng; vào năm 2021, có 84 quốc gia lưu hành bệnh sốt rét so với 108 quốc gia vào năm 2000.

Số quốc gia lưu hành sốt rét vào năm 2000 và báo cáo có ít hơn 100 ca sốt rét đã tăng từ 6 quốc gia năm 2000 lên 27 quốc gia năm 2021, con số này vào năm 2021 không thay đổi so với năm 2020.

Từ năm 2000 đến 2021, số quốc gia có ít hơn 10 ca nội nhiễm đã tăng từ 4 lên 25.

Giai đoạn 2010–2021, tổng số ca sốt rét ở các nước E-2025 (các nước loại trừ sốt rét vào năm 2025) giảm 82,8%; tuy nhiên, khi so sánh với năm 2020, các quốc gia và vùng lãnh thổ này đã tăng 30,4% trong năm 2021.

Tại Khu vực Đông Nam Á của WHO, đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng người bị nhiễm P. knowlesi ở một số quốc gia, đặc biệt là ở Malaysia. Không có ca nội nhiễm sốt rét ở người hay tử vong do sốt rét nào được báo cáo tại Malaysia trong 4 năm qua; tuy nhiên, kể từ năm 2017, tổng cộng 17.125 ca nhiễm P. knowlesi và 48 ca tử vong đã được báo cáo tại quốc gia này.

Chỉ riêng trong năm 2021, đã có 3.575 ca nhiễm P. knowlesi được báo cáo khiến 13 trường hợp tử vong. Trong cùng thời gian, có thêm 435 trường hợp nhiễm P. knowlesi được báo cáo tại Khu vực Đông Nam Á của WHO, ở Indonesia, Philippines và Thái Lan.

Belize và Cabo Verde báo cáo không có ca sốt rét trong năm thứ ba liên tiếp, Iran (Cộng hòa Hồi giáo) và Malaysia báo cáo không có ca bệnh sốt rét bản địa trong năm thứ tư liên tiếp. Vào năm 2021, Timor-Leste sau đợt bùng phát vào năm trước đã báo cáo không có ca sốt rét nội địa nào và Ả Rập Xê Út lần đầu tiên báo cáo không có ca nội nhiễm nào.

Năm quốc gia – Azerbaijan, Belize, Cabo Verde, Iran (Cộng hòa Hồi giáo) và Tajikistan – đã gửi yêu cầu chính thức xin chứng nhận loại trừ sốt rét.

Bất chấp những gián đoạn trong đại dịch COVID-19, 61,5% quốc gia E-2025 báo cáo ca bệnh vẫn tiếp tục đạt được tiến bộ trong loại trừ sốt rét và giảm gánh nặng bệnh sốt rét. Các quốc gia tiếp tục giảm số ca mắc trong năm 2021 so với năm 2020 là Bhutan (59,1%), Botswana (20,5%), Cộng hòa Dominica (65,6%), Mexico (32,0%), Nepal (56,2%), Cộng hòa Hàn Quốc (23%), Ả-rập Xê-út (100%), Nam Phi (33,7%), Suriname (85,9%), Thái Lan (22,3%), Timor-Leste (100%) và Vanuatu (36,7%).

Khi so sánh với năm 2020, các quốc gia (và một vùng lãnh thổ) sau có số ca mắc tăng vào năm 2021: Comoros (56,9%), Costa Rica (52,4%), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (22,8%), Ecuador (11,1 %), Eswatini (53,9%), Guiana thuộc Pháp (2,1%), Guatemala (16,9%), Honduras (47,4%), Panama (55,3%) và Sao Tome và Principe (28,9%). Ecuador năm thứ hai liên tiếp báo cáo số ca bản địagia tăng.

Cho dù gặp trở ngại, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục đạt được những tiến bộ to lớn – từ năm 2011 đến 2021, tỷ lệ phân loại trong các quốc gia E-2025 đã tăng từ 7,6% lên 90,8%, thể hiện nỗ lực không ngừng của các quốc gia trong việc theo đuổi mục tiêu loại trừ sốt rét.

Từ năm 2000 đến năm 2021, sáu quốc gia thuộc khu vực GMS – Campuchia, Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam – cùng báo cáo số ca sốt rét nội địa giảm 76,5% và số ca sốt rét nội nhiễmP. falciparum giảm 94,1%. Tốc độ giảm nhanh nhất kể từ năm 2012 khi chương trình Loại trừ sốt rét vùng Mêng (MekongMalariaElimination_MME) được triển khai. Từ năm 2012 đến năm 2021, khu vực này đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kinh ngạc về số ca sốt rét nội địa (86,4%) và số ca sốt rét nội nhiễmP. falciparum (95,7%). Vào năm 2021, có tổng cộng 90.082 ca sốt rét bản địa và 16.484 ca nội nhiễm P. falciparum đã được báo cáo, tăng 17,3% về số ca bản địa và giảm 12,2% về số ca nội nhiễmP. falciparum so với năm 2020.

Năm 2021, Myanmar chứng kiến sự gia tăng số ca sốt rét cả P. falciparum lẫn P. vivax do bất ổn chính trị tiếp diễn trong khu vực. Năm 2021, Myanmar tiếp tục chiếm phần lớn các ca sốt rét bản địa (87,7%) và các ca sốt rét nội nhiễm P. falciparum (80,9%).

Khi các ca nhiễm P. falciparum tiếp tục giảm, P. vivax đã nổi lên như loài chiếm ưu thế trong tiểu vùng. Năm 2021, lần đầu tiên Campuchia ghi nhận các ca tái phát; quốc gia này đã báo cáo tổng cộng 1.978 trường hợp tái phát, chiếm 48% tổng số ca sốt rét nội địa của cả nước.

Các quốc gia trong GMS đang đẩy mạnh hoạt động côngnhậnloại trử sốt rét cấp địa phương để tăng cường cho chương trình sốt rét quốc gia nhằm đề phòng sốt rét quay trở lại và chuẩn bị cho quốc gia mình đạt chứng nhận Loại trừ sốt rét của WHO.

Từ năm 2000 đến năm 2021, không có quốc gia nào đã được chứng nhận loại trừ sốt rét phát hiện thấy có sốt rét lan truyền trở lại.


Hình 1.
Sốt rét nội địa ở các quốc gia trong năm 2000 và đến năm 2021. Nguồn: WHO

Các quốc gia không có ca bệnh sốt rét nội địa nào trong ít nhất 3 năm liên tiếp được xem là đã loại trừ bệnh sốt rét. Năm 2021, Cộng hòa hồi giáo Iran và Malaysia báo cáo không có ca sốt rét (SR) nội địa trong 4 năm liên tục, Belize và Cabo Verde cũng lần thứ ba báo cáo không có SR nội địa. Trung Quốc và El Salvador được chứng nhận loại trừ SR vào năm 2021 sau 4 năm không có ca bệnh SR.

CÁCH TIẾP CẬN HBHI

Kể từ tháng 11 năm 2018, tất cả 11 quốc gia HBHI (HBHI: “High Burden to High Impact” -Gánh nặng lớn dẫn đến Tác động lớn”) đã triển khai các hoạt động liên quan đến HBHI trên bốn yếu tố ứng phó.

Trong năm 2020 và 2021, WHO và RBM Partnership to End Malaria đã hỗ trợ các quốc gia thực hiện tự đánh giá nhanh về tiến độ đạt được các mục tiêu HBHI trên bốn yếu tố ứng phó.

Vào năm 2021, với sự gia tăng liên tục của các ca sốt rét, các quốc gia HBHI chiếm 68% tổng số ca mắc và 70% ca tử vong trên toàn cầu.

Từ năm 2020 đến 2021, số ca mắc sốt rét ở các quốc gia HBHI tăng từ 163 triệu lên 168 triệu, trong khi số ca tử vong giảm từ 444.600 xuống 427.854.

Với sự gia tăng liên tục trong năm 2021, các quốc gia sau chiếm hầu hết các trường hợp sốt rét: Nigeria (39,0%), Cộng hòa Dân chủ Côngô (18,2%), Uganda (7,8%) và Mozambique (6,1%).

Năm trong số 11 quốc gia HBHI – Cộng hòa Dân chủ Côngô, Ghana, Ấn Độ, Niger và Cộng hòa Thống nhất Tanzania – có số ca tử vong đã giảm, dù các quốc gia này vẫn góp phần đáng kể vào gánh nặng sốt rét ở các quốc gia HBHI.

GIÁM SÁT

Hơn 40 quốc gia đang sử dụng các gói giám sát sốt rét được thiết kế cho Hệ thống Thông tin Y tế Khu vực 2 (DHIS2) và 34 quốc gia đã áp dụng mô-đun sốt rét tổng hợp.

Các mô-đun tiêu chuẩn dành riêng cho côn trùng học và phòng chống véc-tơ cũng đã được phát triển để hỗ trợ các quốc gia cải thiện việc thu thập và sử dụng dữ liệu can thiệp côn trùng học và phòng chống véc-tơ.

Một bộ công cụ đã được phát triển hoặc nâng cao để hỗ trợ giám sát loại trừ bệnh sốt rét bằng cách sử dụng nền tảng web DHIS2 và ứng dụng (app) thu thập DHIS2 dành cho Android. Những công cụ này có thể được sử dụng để báo cáo, điều tra và đáp ứng ca bệnh, cũng như để điều tra và đáp ứng ổ dịch.

Tổng cộng có 12 quốc gia đã bắt đầu thiết lập các kho lưu trữ sốt rét, vốn là kho dữ liệu cho tất cả các dữ liệu liên quan đến sốt rét.

WHO đã đưa ra bộ công cụ đánh giá giám sát bệnh sốt rétnhằm cung cấp một phương pháp chuẩn hóa và có hệ thống để đánh giá hiệu quả của các hệ thống giám sát.

Bốn quốc gia – Burkina Faso (2020), Cameroon (2021), Cộng hòa Dân chủ Congo (2021) và Ghana (2021) – đã thực hiện đánh giá hệ thống giám sát bằng bộ công cụ. Các đánh giá sẵn có từ ba trong số các quốc gia này (trừ Cameroon) cho thấy việc báo báo đảm bảo tính đầy đủ và kịp thời, nhưng sự phù hợp về các biến cốt lõi giữa sổ sách và báo cáo tổng hợp thì kém.

Bảng 1. Các nội dung của bộ công cụ đánh giá giám sát sốt rét. Nguồn: WHO

Chức năng

Công cụ

Mô tả

Xác định phạm vi

Công cụ khung đánh giá

Một tập hợp các mục tiêu chính, mục tiêu phụ và chỉ số có thể được sử dụng để định lượng và định tính các điểm mạnh và điểm yếu trong hệ thống giám sát. Công cụ này nên được sử dụng làm điểm khởi đầu trong một đánh giá để xác địnhphạm vi và phương pháp của đánh giá.

Bản khái quát và quy trìnhđánh giá

Một mẫu đề cương cho bản tóm tắt ngắn gọn nhằm làm rõ phạm vi, phương pháp, kết quả dự kiến và đầu ra của một đánh giá, và một đề cươngchi tiết hơn cho các đánh giá toàn diện.

Công cụ lập kế hoạch đánh giá giám sát

Một biểu mẫu ngân sách để hỗ trợ các quốc gia xây dựng kế hoạch chi phí để thực hiện một đánh giá toàn diện.

Thu thập và phân tích dữ liệu

Công cụ nghiên cứu tại bàn

Một bộ các câu hỏi, bảng, biểu đồ và sơ đồ được sử dụng để thu thập thông tin và tóm tắt những gì đã biết về giám sát sốt rét thông qua việc xem xét tài liệu và dữ liệu, cùng với các buổi phỏng vấn không bắt buộc với cán bộ chương trình giám sát và các đối tác hỗ trợ liên quan khác.

Công cụ đánh giá chất lượng dữ liệu

Các công cụ và hướng dẫn thu thập và phân tích dữ liệu nhằm đánh giá cụ thể chất lượng dữ liệu ở cấp quốc gia, khu vực, huyện và các tuyến cung cấp dịch vụ sốt rét.

Ngân hàng câu hỏi

Một thư viện câu hỏi có thể được sử dụng để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập dữ liệu tại các tuyến cung cấp dịch vụ.

Các công cụ phân tích

Một tập hợp các bảng shell trong Microsoft Excel® được sử dụng để tóm tắt kết quả phân tích từ khảo sát.

Phát triển và ưu tiênkhuyến nghị

Tóm tắt kỹ thuật và đề cương báo cáo

Một mẫu báo cáo được sử dụng để tổ chức, trực quan hóa và diễn giải kết quả từ đánh giá. Một bản tóm tắt kỹ thuật được sử dụng để nhấn mạnh một tập con các kết quả ưu tiên, trong khi báo cáo đầy đủ bao gồm tất cả kết quả đánh giá.


(còn tiếp phần 3) 

Ngày 21/04/2023
PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, An Khang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích