Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 5 4 3 5
Số người đang truy cập
3 0 2
 Tin tức - Sự kiện
Muỗi vẫn có thể truyền bệnh sốt rét sau khi di chuyển một khoảng cách dài.

Năm 2019, một nghiên cứu đột phá đã chỉ ra rằng những loài muỗi sốt rét như Anopheles gambiae (An. gambiae) có thể bay trong những cơn gió ở trên cao, sau đó lan truyền ở những khu vực cách xa. Một nghiên cứu mới được công bố vào tháng 7/2020 khẳng định rằng, sau những lần bay như vậy, muỗi vẫn khỏe mạnh và có khả năng lan truyền bệnh sốt rét.

        Các kết quả gần đây về sự di cư của muỗi nhờ gió ở trên cao đã đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của những loài muỗi này, mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loài côn trùng, bao gồm cả loài lưỡng thể khác đã di cư thường xuyên trên hàng chục hoặc hàng trăm km khi gió lớn và vẫn giữ được khả năng tồn tại của chúng. Sử dụng muỗi Anopheles gambiae s.l Giles hoang dại thử nghiệm khả năng sống sót ở độ cao, theo dõi đẻ trứng và nghiệm pháphút máu. Mặc dù, trong điều kiện đặc biệt khắc nghiệt sau khi bay ở độ cao, tỷ lệ muỗi sống sót tương đối cao sau thời gian khảo nghiệm kéo dài 6 giờ và thậm chí 11 giờ ở độ cao 120 đến 250 m. Chỉ cósự khác biệt không đáng kể về khả năng đẻ trứng đã được ghi nhận giữa những con muỗi tiếp xúc với thử nghiệm sống sót ở trên cao và những con được nuôi gần mặt đất. Tương tự, không có sự khác biệt lớn giữa khả năng hút máu của con cái sau khi đẻ trứng giữa các nhóm này. Các tác giả kết luận rằng tương tự như các loài côn trùng khác di cư ở trên cao, muỗi có thể chịu được các chuyến bay dài ở độ cao tương đối xa với mặt đất, sau đó sinh sản và truyền mầm bệnh bằng cách hút máu các vật chủ mới.

        Ở châu Phi, sự di cư của các loài động vật có vú qua Serengeti của Tanzania và miền nam Sudan là cảnh tượng hoang dã thực sự, nhưng trên bầu trời đêm ở Sahel (vùng chuyển tiếp, nối liền lục địa giữa cận sa mạc Sahara và xavan nhiệt đới), một cuộc di chuyển hàng loạt khác của động vật quan trọng đối với con người đã không bị phát hiện. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng hàng triệu con muỗi Anophelesspp. truyền bệnh sốt rét cưỡi những cơn gió lớn có khả năng lây lan dịch bệnh ở khoảng cách xa, bao gồm cả những khu vực mà bệnh sốt rét đã được loại trừ.

        Báo cáo năm ngoái phát hiện muỗi có thể di chuyển hàng trăm km mâu thuẫn với giả định khoa học đã được chấp nhận rằng muỗi bay gần mặt đất và nơi trú ở của chúng, với phạm vi tồn tại không quá 5 km.

        Năm nay, trong một bài báo được xuất bản vào tháng 7/2020 trên Tạp chí Côn trùng Y học, một nhóm nghiên cứu cho rằng những con vật hút máu nhỏ này có thể bay cao giữa những cơn gió mạnh thổi qua bầu khí quyển nhưng vẫn có thể truyền bệnh sốt rét.Trước khi nghiên cứu được công bố, người ta không biết liệu chúng có thể tiếp tục hoạt động kiếm ăn và sinh sản như thường ngày sau khi bị gió thổiở độ cao lên tới 290 mét trong một lần bay qua đêm hay không?

        Để làm cho các thử nghiệm trở nên thuyết phục hơn hơn, nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn chuyển giao từ mùa ẩm sang mùa khô vào tháng 10 và tháng 11, khi độ ẩm tương đối giảm, tốc độ gió tăng là điều kiện khắc nghiệt nhất cho sự tồn tại của muỗi.

        Hóa ra, muỗi không chỉ có thể sống sót khi bay ở độ cao trong thời gian khắc nghiệt mà những con cái còn có thể đẻ trứng và hút máu sau đó. Giả sử rằng ký sinh trùng Plasmodiumspp. gây bệnh sốt rét có thể tồn tại sau khi bay, muỗi truyền bệnh có thể bắt đầu các quần thể tạo ra các ổ bệnh mới. 


Hình ảnh thả muỗi trong nghiên cứu
của Jim Gathany, Thư viện Y tế Công cộng- CDC.

        Những người tham gia nghiên cứu sinh thái học của muỗi trong các ngôi làng nông nghiệp ở bán sa mạc Mali trong hơn một thập kỷ đã công bố “Kết quả mới của chúng tôi, dựa trên kích thước mẫu khá lớn, chứng minh rằng muỗi di cư ở độ cao thực sự có thể sống sót, đẻ trứng và sau đó hút máu, do đó tạo điều kiện cho sự lan truyền ở khu vực mới khi gặp vật chủ.Chúng tôicho rằng, tương tự như các loài côn trùng khác, muỗi có thể chịu được các lần bay kéo dài ở rất cao so với mặt đất và sau đó sinh sản, truyền mầm bệnh bằng cách hút máu các vật chủ mới”.

        Theo một nghĩa nào đó, phát hiện mới là sự minh chứng về một giả thuyết của TS.Tovi Lehmann thuộc Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, người đứng đầu một nhóm bao gồm các nhà khoa học từ Đại học Bamako của Mali.Theo nhiều đồng nghiệp của mình, ông đã đạt được thành công khá ngoạn mục, như Star Trek(*) theo đúng nghĩa đen, mà chưa có nhà nghiên cứu nào đi trước thực hiện được.

        TS. Nora Besansky, đại học Notre Dame, người đã sử dụng bộ gen để nghiên cứu các mối liên hệ giữa môi trường và muỗi sốt rét đã giúp cô được bổ nhiệm vào Học viện Khoa học Quốc gia cho biết: “TS. Lehmann đã giải quyết một trong những câu hỏi lớn nhất trong sinh học véc tơ mà lâu nay được coi là nghĩa địa của các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, bởi vì họ đã cố gắng nhiều lần và không thành công".

          Điều này chứng minh rằng sự bền bỉ thực sự đã được đền đáp, sau vài năm nghiên cứu,Lehmann và các đồng nghiệp đã giải đáp được bí ẩn về việc nhiều loài muỗi sốt rét khác nhau đột nhiên tái sinh các khu vực của Sahel, nơi thiếu nước bề mặt (yếu tố cần thiết để bọ gậy phát triển) từ 3 đến 8 tháng trong năm.

        Một loài dường như sinh sống ở Sahel, nhưng nó cũng di cư, có lẽ trong khoảng cách ngắn hơn những loài khác. Khi mùa khô bắt đầu ở Sahel, ít nhất có 2 loài di chuyển về phía nam theo gió chủ đạo đến các khu vực có nước quanh năm, sau đó nó quay trở lại phía bắc khi gió thổi ngượcmùa mưa bắt đầu ở Sahel.

        TS. Besansky cho rằng phát hiện này có tác động lâu dài đến sinh thái di chuyển của muỗi.Sự di cư trên cao của nhiều loại côn trùng gây hại nông nghiệp, bao gồm cả châu chấu, đã được ghi nhận rõ ràng, nhưng công trình của Lehmann là công trình đầu tiên dành cho muỗi. Lehmann và cộng sự đã thu thập muỗi quanh các ngôi làng địa phương. Mỗi con muỗi cái được đặt trong một ống nhựa dẻo (polypropylene) dài 5 cm và rộng 3 cm, các đầu được che bằng lưới hoặc vải.Mỗibó từ 5 đến 10 ống được gắn vào dây thừng buộc vào các quả bóng bay heli, được phóng lên bầu trời đêm. Sự di cư của côn trùng có thể được theo dõi bằng radar và vệ tinh, nhưng kết quả không rõ ràng và khả năngcó được số mẫu thực tế như cách sử dụng bóng bay.

        Bóng bay đã được thu hồi lại vào buổi sáng. Các ống có muỗi sống sót được đặt vào nước để kiểm tra xem côn trùng có thể đẻ trứng và hút máu sau đẻ trứng không?Khoảng cách bay tiềm năng trong những giờ bay trên cao của muỗi được ước tính bằng cách sử dụng các mô hình do Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia phát triển và sử dụng để theo dõi các thực thể di chuyển theo gió.

        Ý nghĩa của nghiên cứu có ảnh hưởng quan trọng. TS. Lehmann nói: “Việc thay đổi kiểu phát tán muỗi liên quan đến sự lây lan nhanh chóng và trên phạm vi rộng của các bệnh truyền nhiễm do véc tơ truyền, bao gồm Arbovirus vi rút như sốt Rift Valley các đặc tính thích nghi dẫn đến khả năng kháng hóa chất của muỗi được di chuyển theo gió (Wind-borne), sẽ cho phép chúng tôi tăng cường khả năng dự đoán hậu quả và hạn chế chúng một cách thành công hơn.”

        TS. Lehmann và các đồng nghiệp của ông đang tiếp tục nghiên cứu không chỉ về muỗi mà còn về các loài côn trùng khác di chuyển theo gió.Nghiên cứu của họ về cuộc di cư khổng lồ của hàng nghìn tỷ con côn trùng Sahelian sắp được xuất bản. Lehmann đã trở thành một tông đồ của nghiên cứu về sự di cư đường dài của côn trùng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, bảo tồn và an ninh lương thực. Ông mong muốn các nhà khoa học thuộc nhiều ngành tham gia giám sát sự di chuyển của côn trùng như vậy trên quy mô toàn cầu.
(*) Star Trek: : Phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng lấy bối cảnh trong tương lai, chủ yếu tập trung vào cuộc phiêu lưu của các nhà khoa học trong không gian.  


Tài liệu tham khảo chính: Zana L. Sanogo, Alpha S. Yaro, Adama Dao, Moussa Diallo, Ousman Yossi, Djibril Samaké, Benjamin J. Krajacich, Roy Faiman, and Tovi Lehmann.“The Effects of High-Altitude Windborne Migration o­nSurvival, Oviposition, and Blood-Feeding of the AfricanMalaria Mosquito, Anopheles gambiae s.l. (Diptera:Culicidae)”.Journal of Medical Entomology, XX(X), 2020 July, 1–7 doi: 10.1093/jme/tjaa137. 

Ngày 26/08/2020
TS. Hồ Đắc Thoàn
(Lược dịch theo TS. Ed Riciciuti, Entomology Today, tháng 8/2020)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích