Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 3 5 2 1
Số người đang truy cập
3 5 1
 Tin tức - Sự kiện
Vấn đề thuốc điều trị trên toàn cầu không những đề cập đến sốt rét mà còn liên quan đến các thuốc khác

Tại Diễn đàn của TCYTTG về thuốc, các quốc gia và xã hội dân sự thúc đẩy sự minh bạch hơn và giá cả công bằng hơn. TCYTTG tiếp tục tạo điều kiện cho các quốc gia chia sẻ thông tin nhằm cải thiện tính minh bạch về giá cả. Tại một diễn đàn toàn cầu về giá cả hợp lý và tiếp cận với thuốc, các đại biểu từ chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi minh bạch hơn về chi phí nghiên cứu và phát triển cũng như sản xuất thuốc, để cho phép người mua đàm phán giá cả phải chăng hơn.

Diễn đàn do TCYTTG và Chính phủ Nam Phi đồng tổ chức, nhằm cung cấp một nền tảng toàn cầu để thảo luận thẳng thắn giữa các bên liên quan, bao gồm các chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và ngành dược phẩm nhằm xác định chiến lược giảm giá thuốc và mở rộng tiếp cận cho tất cả. Khả năng chi trả về thuốc từ lâu đã là mối quan tâm của các nước đang phát triển, nhưng ngày nay nó cũng là một vấn đề toàn cầu. Mỗi năm, 100 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói vì họ phải trả tiền thuốc men. Các cơ quan y tế của các quốc gia có thu nhập cao ngày càng phải dùng các loại thuốc trị ung thư, viêm gan C và các bệnh hiếm gặp. Vấn đề mở rộng sang các loại thuốc cũ hơn đã hết hạn về bằng sáng chế, chẳng hạn như insulin cho bệnh tiểu đường.

TS Mariangela Simão, Trợ lý Tổng Giám đốc TCYTTG về thuốc và sản phẩm y tế cho biết việc cải tiến y tế mang lại giá trị cho xã hội rất ít nếu hầu hết mọi người không thể tiếp cận tới lợi ích của nó . Đây là một vấn đề quyền con người trên toàn cầu - mọi người đều có quyền tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng. Một báo cáo do TCYTTG ủy nhiệm năm 2017 cho thấy chi phí sản xuất hầu hết các loại thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu của TCYTTG là một phần nhỏ của giá cuối cùng được trả bởi các chính phủ, bệnh nhân hoặc các chương trình bảo hiểm. Một số đại biểu tại diễn đàn lưu ý rằng sự thiếu minh bạch về giá được trả bởi chính phủ có nghĩa là nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình phải trả giá cao hơn cho một số loại thuốc so với các nước giàu hơn.

Đã có sự đồng thuận rằng các quốc gia có thể thực hiện một bước ban đầu để thúc đẩy tính minh bạch cao hơn bằng cách chia sẻ thông tin về giá cả. Các quốc gia từ mạng lưới được gọi là Beneluxa đã hợp tác để chia sẻ thông tin như thế và kết quả rất hứa hẹn. Dữ liệu nhấn mạnh sự khác biệt ở những quốc gia khác nhau đang trả tiền và có thể đóng vai trò như một công cụ hữu hiệu để đàm phán giảm giá cả. Cơ sở dữ liệu của TCYTTG về thị trường và tình trạng thiếu hụt vaccine cũng được nhấn mạnh tại diễn đàn như là một công cụ hữu ích để đạt được giá vaccine có tính cạnh tranh. Sự kiện nêu bật các ví dụ thành công khác về sự hợp tác của các quốc gia xung quanh việc đạt được giá thuốc phải chăng hơn, bao gồm mua sắm gộp và chia sẻ chính sách tự nguyện. Nếu một số quốc gia trong cùng khu vực mua thuốc theo khối, họ có thể thương lượng giảm giá do khối lượng thuốc mua lớn hơn và các nước châu Âu do Áo dẫn đầu đã chia sẻ các chính sách khác nhau để mở rộng quyền tiếp cận vào các loại thuốc thông qua PPRI do TCYTTG hỗ trợ.

Các cơ quan công nghiệp tại diễn đàn bày tỏ sự ủng hộ cho mục tiêu tiếp cận thuốc cho tất cả mọi người và bày tỏ cam kết với Chương trình nghị sự phát triển bền vững, kêu gọi hợp tác với khu vực tư nhân để giải quyết các thách thức toàn cầu như tiếp cận thuốc. TCYTTG sẽ triển khai một cuộc tham vấn trực tuyến công khai trong những tuần tới để thu thập quan điểm và đề xuất cho một định nghĩa về những gì thực sự cấu thành nên một mức giá công bằng từ các bên liên quan.

Ngăn ngừa sốt rét trong thai kỳ ở các cộng đồng châu Phi xa xôi


Mercy Nkiruka Agbo thực hiện các cuộc gọi tại nhà để giáo dục các bà mẹ tương lai
về liệu pháp điều trị sốt rét dự phòng và tầm quan trọng của việc chăm sóc tiền sản.AI / G. Osodi

Mercy Nkiruka Agbo bước ra dưới bầu trời u ám ở khu vực hẻo lánh Ohaukwu thuộc bang Ebonyi, Nigeria. Cầm máy tính bảng trong tay, bà mẹ 29 tuổi quét một danh sách tên của phụ nữ mang thai trước khi quyết định sẽ đến thăm ai trước. Agbo là một nhân viên y tế cộng đồng có liên quan đến một dự án mang tên Transforming Intermittent Preventive Treatment for Optimal Pregnancy project (TIPTOP), một dự án thí điểm sáng tạo nhằm bảo vệ các bà mẹ và trẻ sơ sinh châu Phi khỏi bệnh sốt rét. Phối hợp với các bộ y tế, các tình nguyện viên TIPTOP như Agbo đang nỗ lực mở rộng quyền tiếp cận dựa vào cộng đồng tới điều trị dự phòng cách quãng trong thai kỳ (intermittent preventive treatment in pregnancy- IPTp) tại 4 quốc gia thuộc vùng cận Sahara Châu Phi, khu vực mang gánh nặng bệnh tật nặng nhất.

Hơn 50 triệu phụ nữ ở vùng cận Saharan châu Phi có thai mỗi năm và có nguy cơ phơi nhiễm với Plasmodium falciparum, ký sinh trùng sốt rét nguy hiểm nhất trên toàn cầu. Nếu không được điều trị, sốt rét trong thai kỳ có thể dẫn đến tử vong mẹ, thiếu máu và trọng lượng khi sinh thấp - một nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh. IPTp với thuốc sulfadoxine-pyrimethamine (SP) đảm bảo chất lượng có thể ngăn ngừa sự phát triển những tác hại này và các hậu quả bất lợi khác.

Kể từ năm 2012, TCYTTG đã khuyến nghị sử dụng 3 liều IPTp-SP trở lên cho phụ nữ mang thai sống ở tất cả các khu vực lan truyền bệnh sốt rét từ trung bình đến cao ở châu Phi. Thuốc nên được dùng trong các lần khám thai định kỳ (antenatal care -ANC) bắt đầu càng sớm càng tốt trong ba tháng thứ hai của thai kỳ, dưới sự giám sát của một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo.

Độ bao phủ của IPTp-SP vẫn còn thấp

Khuyến cáo của TCYTTTG về IPTp-SP như là một chiến lược an toàn và hiệu quả cao để ngăn ngừa bệnh sốt rét trong thai kỳ được củng cố bởi nhiều bằng chứng. Tuy nhiên, việc tiếp cận với liệu pháp phòng ngừa trong suốt thai kỳ vẫn còn thấp. Theo Báo cáo sốt rét thế giới 2018, chỉ có 22% phụ nữ mang thai đủ điều kiện nhận được từ 3 liều IPTp-SP trở lên được khuyến nghị tại 33 quốc gia châu Phi.

Các rào cản tiếp cận bao gồm khoảng cách xa mà nhiều phụ nữ mang thai phải đi để đến các phòng khám thai và chi phí đi lại liên quan. Những người đến các cơ sở y tế có thể gặp khó khăn khi tiếp cận IPTp-SP do hết thuốc phòng ngừa hoặc thông tin không đầy đủ được cung cấp bởi nhân viên y tế. Một số dự án, bao gồm TIPTOP, nhằm vượt qua những thách thức này. TIPTOP được ra mắt vào năm 2017 bởi Jhpiego, một tổ chức phi lợi nhuận liên kết với Đại học Johns Hopkins, hợp tác với Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona. Dự án được hỗ trợ bởi TCYTTG và Công ty thuốc sốt rét và được tài trợ bởi Unitaid.


Agbo biết tất cả mọi người trong cộng đồng mà cô phục vụ và được ngưỡng mộ vì công việc tình nguyện của mình.
AI / G. Osodi

Chăm sóc dựa vào cộng đồng

Các nhân viên y tế tình nguyện như Agbo là chìa khóa thành công của chiến lược TIPTOP, sử dụng các thành viên của cộng đồng được chỉ định để phân phối IPTp-SP đảm bảo chất lượng, đồng thời, khuyến khích phụ nữ mang thai tìm kiếm sự chăm sóc toàn diện tại các cơ sở ANC. Những nỗ lực này dự kiến ​​sẽ củng cố mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở y tế ANC và cộng đồng.

Agbo đã được đào tạo đặc biệt cho vai trò này. Nhân viên y tế cộng đồng đủ điều kiện phải đến từ cộng đồng và có một trình độ học vấn cơ bản. Khi cô đi vòng quanh trong cộng đồng của mình, Agbo được cung cấp SP đảm bảo chất lượng, và thuốc được cung cấp cho cô định kỳ bởi một phòng khám ANC. Thông qua các cuộc gọi tại nhà hàng tháng, cô có thể giáo dục các bà mẹ tương lai về liệu pháp phòng ngừa sốt rét và tầm quan trọng của việc chăm sóc tiền sản toàn diện tại cơ sở ANC gần nhất; nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt rét; xác định thời điểm và cách sử dụng SP cách quãng trong thai kỳ; và khuyến khích sử dụng màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

Quốc gia có gánh nặng bệnh sốt rét lớn nhất

Nigeria đang tích cực nỗ lực cải thiện khả năng kiểm soát sốt rét - với lý do chính đáng: năm 2017, quốc gia này chiếm tới 25% số ca sốt rét thế giới và gần 1/5 (19%) các ca tử vong liên quan đến sốt rét. Đây là 1 trong 4 quốc gia mà dự án TIPTOP đang hỗ trợ, cùng với Cộng hòa Dân chủ Congo, Madagascar và Mozambique. Elaine Roman, Giám đốc dự án TIPTOP tại Jhpiego cho biết: Nigeria được cho là quốc gia có gánh nặng bệnh sốt rét lớn nhất nhưng tác động sốt rét với phụ nữ mang thai rất thấp trong tỷ lệ sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh nói chung và sử dụng IPTs thấp ở quốc gia này nói riêng. Do đó, Nigeria là một quốc gia trọng điểm thực hiện dự án.

Trong thời gian 5 năm của dự án, TIPTOP sẽ được triển khai tại 3 bang của Nigeria - Ebonyi, trong giai đoạn đầu tiên, tiếp theo là Niger và Ogun. Khu vực Ohaukwu của Ebonyi, nơi Agbo làm việc, báo cáo các trường hợp mắc bệnh sốt rét cao nhất trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Theo Tiến sĩ Lynda Ozor, Cán bộ Chương trình Quốc gia của TCYTTG tại Nigeria, sự biến động tỷ lệ lan truyền có một phần liên quan đến chu kỳ mưa. “Đỉnh cao lây truyền trùng với mùa mưa, nơi nhìn thấy các khu vực sinh sản của muỗi phát triển trong và xung quanh nơi con người sinh sống, cô ấy giải thích “Có tỷ lệ mắc mới bệnh sốt rét rất cao trong quần thể. Vì muỗi chỉ cắn một người bị nhiễm bệnh và tiếp tục chu kỳ lây truyền.”


Theo hướng dẫn sửa đổi năm 2016 của WHO về chăm sóc tiền sản, một phụ nữ nên có ít nhất 8 lần
tiếp xúc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ. AI / G. Osodi

Công việc quanh năm

Tuy nhiên, Agbo- một nhân viên y tế cộng đồng làm việc quanh năm vì lây truyền không biết mùa nào và vì một phụ nữ mang thai nên nhận được liệu trình điều trị SP đầy đủ bất kể người phụ nữ ấy có bị nhiễm sốt rét hay không. Sự hiện diện thường xuyên của Agbo cũng phục vụ sự tăng cường mối quan hệ giữa các dịch vụ mới dựa vào cộng đồng được cung cấp thông qua TIPTOP và các dịch vụ chăm sóc tiền sản.

Thông qua dự án TIPTOP, phụ nữ mang thai được tiếp cận ngay với thuốc điều trị dự phòng được khuyến cáo trong cộng đồng và được khuyến khích hoàn thành việc kiểm tra thường xuyên tại các cơ sở y tế đầy đủ dịch vụ. Những người này được giới thiệu đến các cơ sở ANC rất quan trọng: sự gia tăng số lượng tiếp xúc giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phụ nữ mang thai tạo cơ hội mở rộng độ bao phủ của cả IPTp và chăm sóc tiền sản.

“Dự án này tìm cách kiểm tra tính khả thi của việc giới thiệu IPTp ở cấp độ cộng đồng, đồng thời tăng cường độ bao phủ ở phụ nữ mang thai và cải thiện kết quả sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh”. TS Lynda Ozor, Cán bộ Chương trình Quốc gia của TCYTTG tại Nigeria Kể từ năm 2016, TCYTTG đã khuyến cáo mức tối thiểu 8 lần tiếp xúc giữa phụ nữ mang thai và hệ thống y tế trong thai kỳ so với 4 lần khám thai được khuyến nghị trước đó. Mỗi lần tiếp xúc nên cung cấp một cơ hội cho việc chăm sóc chất lượng cao, bao gồm chăm sóc y tế dự phòng và chữa bệnh, hỗ trợ và cung cấp thông tin thích hợp và kịp thời.

Xây dựng một cơ sở bằng chứng

TCYTTG hiện không xác nhận cách tiếp cận dựa vào cộng đồng để cung cấp IPTp; theo hướng dẫn của TCYTTG, IPTp nên được cung cấp bởi các nhà cung cấp y tế được đào tạo tại các cơ sở chăm sóc tiền sản. Mục tiêu chính của dự án TIPTOP là tạo ra bằng chứng từ vùng cận Saharan châu Phi về việc cung cấp IPTp ở cấp cộng đồng. Bằng chứng này sẽ được đánh giá trong khóa học, cùng với bằng chứng được tạo ra từ các dự án tương tự khác, có thể hướng dẫn các khuyến nghị chính sách của TCYTTG trong tương lai để ngăn ngừa bệnh sốt rét trong thai kỳ.

Tiến sĩ Ozor cho biết, dự án này tìm cách kiểm tra tính khả thi của việc giới thiệu IPTp ở cấp độ cộng đồng, đồng thời tăng cường độ bao phủ ở phụ nữ mang thai và cải thiện kết quả sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh. Mặc dù đây là những ngày đầu của TIPTOP - việc triển khai IPTp-SP ở cấp cộng đồng tại Nigeria đã bắt đầu vào tháng 7 năm 2018-cơ sở quan trọng đã được đặt ra. Các đối tác đã phát triển một gói đào tạo cho nhân viên y tế cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tiền sản nhằm bổ sung cho các tài liệu đào tạo quốc gia hiện có. Cùng với các bộ y tế, các đối tác của TIPTOP cũng đang nỗ lực để đảm bảo rằng các khu vực dự án có đầy đủ thuốc phòng ngừa được đảm bảo chất lượng.

Ngày 21/05/2019
Ths.Bs.Lê Thạnh
(Nguồn: who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích