Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 8 8 0 6
Số người đang truy cập
1 2 8 0
 Tin tức - Sự kiện
Phần 1: Cập nhật thông tin về tình hình khủng hoảng lương thực trên toàn cầu năm 2018 của mạng lưới thông tin an ninh lương thực

1. Những điểm chính về Mạng lưới thông tin an ninh lương thực toàn cầu

Theo thôn tin cập nhật từ Mạng lưới Thông tin An ninh Lương thực toàn cầu (FSIN_Food Security Information Network) cho biết trong năm 2017 có gần 124 triệu người ở 51 quốc gia và vùng lãnh thổ đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực ở nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau và đã yêu cầu hành động nhân đạo khẩn cấp. Năm 2016, số người cần sự trợ giúp nhân đạo ước tính là 108 triệu người trên 48 quốc gia trên toàn thế giới.

Khi so sánh 45 quốc gia trong cả hai báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực cho thấy có sự gia tăng 11 triệu người (11%), thiếu lương thực trầm trọng cần được hỗ trợ nhân đạo trên toàn thế giới. Sự gia tăng này phần lớn có thể là do xung đột mới và sự gia tăng bất ổn ở các quốc gia như Yemen, bắc Nigeria, Congo, Nam Sudan và Myanmar. Hạn hán kéo dài cũng đóng góp một vai trò quan trọng cho khủng hoảng lương thực thế giới vì hạn hán làm cho năng suất nông nghiệp liên tục sụt giảm ở các quốc gia đang phải đối mặt với các mức độ khủng hoảng an ninh lương thực cao và nghèo đòi như Kenya, Somalia, Uganda và miền nam châu Phi.


Hình 1

Các bang Đông bắc của Nigeria, Nam Sudan, Somalia và Yemen đã trải qua mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Nạn đói đã được thông báo vào tháng 02/2017 tại hai vùng của Nam Sudan. Mặc dù có nhiều tình huống khác nhau của bốn quốc gia này, hỗ trợ nhận đạo được huy động bởi cộng đồng quốc tế để góp phần ngăn chặn suy giảm an ninh lương thực và dinh dưỡng. Tuy nhiên nhu cầu hỗ trợ nhân đạo vẫn còn rất cao với hơn 32 triệu người thiếu ăn cần được hỗ trợ khẩn cấp trong năm 2017 ở 4 quốc gia này, tăng gần 5 triệu người từ năm 2016. Đến giữa năm 2017, các thảm họa/ nạn đói vẫn còn xảy ra tại Nam Sudan với 40.000 người và Đông bắc Nigeria với 50,000 người.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, mất an ninh lương thực đã trở nên cấp bách do nhiều yếu tố liên quan. Tuy nhiên, phần tổng quan của báo cáo này sẽ tập trung vào vấn đề cấp bách nhất. Trong năm 2017, xung đột và bất ổn là những vấn đề cấp bách chính dẫn đến mất an ninh lương thực ở 18 quốc gia và vùng lãnh thổ nơi có gần 74 triệu người thiếu ăn cần được trợ giúp khẩn cấp.

Có 11 trong số 18 quốc gia này là ở châu Phi và có 37 triệu người thiếu ăn trầm trọng; phần lớn ở bắc Nigeria, Congo, Somalia và Nam Sudan. Có 4 quốc gia bị ảnh hưởng do xung đợt kéo dài và có nhiều người thiếu ăn nghiêm trọng trong các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông: Yemen có 17 triệu người thiếu ăn cần được hỗ trợ khẩn cấp, trong khi đó ở Syria, Iraq và Palestine có hơn 10 triệu người thiếu ăn cần trợ giúp khẩn cấp. Ở châu Á, xung đột, mất an ninh và các thảm họa khí hậu đã làm cho nhiều người thiếu ăn ở Afghanistan và Myanmar.


Hình 2

An ninh lương thực và sự trợ giúp sinh kế cứu mạng sống nhiều người, bảo vệ sinh kế và phục hồi mạnh trong các tình huống xung đột và có thể góp phần tạo ra hòa bình và duy trì hòa bình. Trừ khi hòa bình được lập lại và thay đổi cấu trúc được thực hiện, tình hình ở các quốc gia bị ảnh hưởng xung đột này sẽ tiếp tục biến động với hàng triệu người phải đối mặt khủng hoảng an ninh lương thực hoặc nghiêm trọng hơn. Các thảm họa khí hậu khắc nghiệt, chủ yếu là hạn hán cũng gây ra khủng hoảng lương thực ở 23 quốc gia với hơn 39 triệu người thiếu ăn cần được hỗ trợ khẩn cấp trong năm 2017.

Hai phần ba các quốc gia này ở châu Phi, nơi có gần 32 triệu người phải đối mặt với khủng hoảng lương thực hoặc nghiệm trọng hơn do khí hậu gây ra những thảm họa tự nhiên. Hơn 3 triệu người thiếu ăn ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribe (5 quốc gia), trong khi đó có 3 triệu người ở Nam Á (3 quốc gia).

Hạn hán xảy ra ở Đông Phi đã gậy thiệt hại về kinh tế, cây trồng bị phá hủy và giá cả thức ăn tăng cao đặc biệt là ở đất nước Ethiopia, Somalia và Kenya. Vào năm 2016, ít mưa ở Uganda dẫn đến gia tăng mất an ninh lương thực vào đầu năm 2017, tại thời điểm mà quốc gia này đã phải đối mặt với sự mất an ninh lương thực cao do dòng người tị nạn. Nam Phi đã trải qua tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng vào đầu năm 2017 sau khi trải qua đợt hạn hán kéo dài trong năm 2015 và năm 2016.

Tình hình thảm khốc vào đầu năm 2017 xảy ra tại Malawi, Mozambique, Zimbabwe và hầu hết ở các nước khu vực nam Phi được cải thiện với thu hoạch năng suất tốt trong năm 2017. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn đáng lo ngại ở phía nam và đông nam của Madagascar, nơi có khoảng một nửa dân số đang cần sự trợ giúp nhân đạo, phản ánh những năm tiếp theo của các vụ thu hoạch lúa dưới mức trung bình ở phái Bắc.


Hình 3

Ở Nam Á, hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực tại 04 huyện của tỉnh Sindh, Pakistan, trong khi đó lũ lụt nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng ở vùng trồng lúa phía bắc của Bangladesh, điều này làm hạn chế tiếp cận thức ăn cho các hộ nghèo. Tiếp cận thực phẩm cũng bị hạn chế ở Cox’s Bazar nơi có gần hàng triệu người tị nạn Rohingya.

Ở vùng biển Caribbean, hai cơn bão cực kỳ mạnh (Loại 5 cơn bãoIrmaand Maria) xảy ra vào tháng 9 đã tàn phá toàn bộ cộng đồng và làm trầm trọng thêm tình hình an ninh lương thực mong manh ở Haiti, nơi xảy ra nghèo đói kinh niên và các thiên tai liên tiếp xảy ra đã làm suy yếu khả năng phục hồi của các hộ gia đình.

Xung đột và thảm hóa khí hậu đã buộc nhiều người bỏ nhà cửa - chạy trốn ra nước ngoài hoặc trú ẩn ở nơi khác tại quốc gia của họ. Phân tích trong báo cáo này chỉ ra rằng xung đột và các thảm họa khí hậu thường xảy ra đồng thời và một số nước châu Phi gồm Nigeria, Somalia và Sudan đã cho thấy sự dịch chuyển dân số đáng kể gắn liền với cả hai, gồm xung đột và thảm họa thiên nhiên.


Hình 4

Sự dịch chuyển nội bộ và bên ngoài làm gián đoạn sinh kế, làm suy yếu khả năng tiếp cận thu nhập và gây áp lực lên các tài nguyên, với hậu quả chính đối với an ninh lương thực của cộng đồng và dân di cư. Trong số các quốc gia được phân tích trong báo cáo này gồm Syria, Yemen, Iraq, Congo, Nigeria, Somalia, Nam Sudan, Uganda, Ethiopia, Sudan và Myanmar, Bangladesh là những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự dịch chuyển này.

Thời tiết cực đoan, thiếu hụt sản xuất cây trồng và xung đột cũng đã khiến giá cả tăng vọt tại một số của các quốc gia điều này làm cản trở việc tiếp cận lương thực. Năm 2017, giá cả tăng cao và tăng kỷ lục giá lương thực đã ảnh hưởng đến một con số quốc gia làm hạn chế tiếp cận với thực phẩm và gia tăng mất an ninh lương thực. Sản xuất cây trồng thiếu hút do thời tiết gây ra ở Đông Phi đã làm tăng giá ngũ cốc ở Kenya, Ethiopia, Somalia, Sudan và Uganda. Tương tự, lũ lụt xảy ra ở Bangladesh và hạn hán ở Sri Lanka làm giảm sản lượng gạo, đẩy giá lên mức cao lịch sử trong nửa đầu của 2017. Xung đột và mất an ninh - làm gián đoạn thị trường, cản trở các hoạt động nông nghiệp và làm cho kinh tế suy giảm và giảm giá trị tiền tệ cũng thúc đẩy tăng giá tại Nigeria, Nam Sudan, Yemen và Burundi. Giá cả ở miền nam châu Phi tăng gần mức kỷ lục vào đầu năm 2017.

Triển vọng ngắn hạn trong năm 2018 cho thấy, xung đột sẽ vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây nên mất an ninh lương thực trong chính trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là ở Châu Phi (Somalia, Nam Sudan, Congo, Trung Phi và Nigeria); ở châu Á (Afghanistan); và Trung Đông (Yemen và Syria). Nam Sudan dự kiến sẽ đối mặt với tình trạng mất an ninh thực phẩm tăng lên cao điểm vào tháng 7 với 155.000 người có khả năng phải đối mặt với các điều kiện thảm họa.

Ở phía đông bắc Nigeria, có 3,7 triệu người dự kiến sẽ thiếu thực phẩm nghiêm trọng vào tháng 8 năm 2018, với gần 13.000 người trong nạn đói. Các cuộc xung đột xảy ra ở Afghanistan và Yemen dự kiến sẽ làm trầm trọng thêm mất an ninh lương thực trong năm 2018.

Yemen vẫn còn là mối bận tâm nhất trên thế giới do khủng hoảng lương thực vì hạn chế tiếp cận, khủng hoảng kinh tế và bùng phát dịch bệnh.

Năm 2018, điều kiện thời tiết khô hạn có thể sẽ làm trầm trọng thêm mất an ninh lương thực ở một số nước. Khu vực châu Phi như ở Somalia, đông nam Ethiopia và đông Kenya dự kiến lượng mưa dưới mức trung bình lượng mưa trong mùa mưa từ tháng 3-5. Các nước Tây Phi và Sahel bao gồm Burkina Faso, Chad, Mali, Mauritania, Niger và Senegal cũng được dự kiến ​​sẽ phải đối mặt với sự mất an ninh lương thực gia tăng do tác động kéo dài của thời tiết khô hạn trong năm 2017.

Cape Verde đã báo cáo gần như không thu hoạch mùa vụ 2017/2018 vì hạn hán nghiêm trọng. Ở một số quốc gia, tiếp cận thực phẩm dự kiến ​​sẽ bị giới hạn do gia tăng cao liên tục trong nước điều này sẽ tác động đến các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất.


Hình 5

An ninh lương thực cũng là mối bận tâm ở Eritrea, Dân chủ Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên và Venezuela, nhưng không ước tính được số người thiếu ăn ở những quốc gia này có thể được thực hiện vì thiếu dữ liệu.

Tỷ lệ lãng phí toàn cầu là khoảng 8% vẫn cao mục tiêu đề ra là dưới 5% vào năm 2025. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp trẻ em là rất cao ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột như bắc Darfur ở Sudan (28%), Nam Sudan (23%), Vùng Lạc của Chad (18%) và miền bắc Nigeria (10-16%).

Mức độ nguy cơ suy dinh dưỡng ở khủng hoảng lương thực phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ an ninh dân sự và di chuyển chỗ, sự sẵn có và khả năng tiếp cận thực phẩm dinh dưỡng, tiếp cận với sức khỏe và dịch vụ dinh dưỡng, và điều kiện nước và vệ sinh. Những người bị ảnh hưởng thường có tình trạng dinh dưỡng kém trước khủng hoảng điều này đã được quan sát trong cuộc khủng hoảng Rohingya, Somalia, Nam Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Yemen và vùng Lac của Chad.

Tình trạng dinh dưỡng xấu đi khi khủng hoảng ảnh hưởng đến các cộng đồng và cơ sở hạ tầng bị thiệt hại, đe dọa sinh kế của người dân và phá vỡ cấu trúc xã hội. Khi tiếp cận với các dịch vụ y tế và vệ sinh cũng bị hạn chế điều này làm gia tăng nguy cơ bệnh tật và cộng đồng trở nên dễ bị nhiễm bệnh hơn. Điều này đã được thể hiện như bệnh dịch tả trong năm 2017 bao gồm Yemen (gần một triệu trường hợp nhiễm), Congo, Nam Sudan, bang Borno ở Nigeria, Kenya, Sudan, Malawi, Mozambique, Burundi, Chad và Somalia gia tăng mức độ suy dinh dưỡng cấp tính. Ở các nước bị xung đột và di dân thì rất khó trong việc điều trị các bệnh, cũng tăng lên mức độ suy dinh dưỡng cấp tính trong cộng đồng.

Theo Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu 2017, nước bẩn và vệ sinh kém có liên quan 50% suy dinh dưỡng điều này làm tăng nguy cơ bệnh tật: khi trẻ bị suy dinh dưỡng sức đề kháng với bệnh tật giảm và dễ bị bệnh.


Hình 6

Ở những khu vực có những thảm họa khí hậu thì việc tiếp cận thức ăn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nước sạch và vệ sinh bị hạn chế, tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp tính cao như ở miền bắc Kenya, ở tỉnh Sindh ở Pakistan cũng như các vùng của Ethiopia và Madagascar. So sánh năm 2016 và 2017 cho thấy, mọi người cần được hỗ trợ và trong thời gian dài hơn.

Trẻ em và phụ nữ có thai và người đang cho con bú rất dễ bị tổn thương trong trường hợp khẩn cấp và tình trạng dinh dưỡng phải được đảm bảo để ngăn ngừa suy dinh dưỡng và đảm bảo sự sống còn của cộng đồng.


Hình 6


Hình 7

Khủng hoảng lương thực toàn cầu trong năm 2017

Tất cả các quốc gia trong báo cáo năm ngoái đã được đưa vào năm nay ngoại trừ Triều Tiên và Bờ biển Ngà, vốn nằm trong số 10 quốc gia được chọn ban đầu nhưng bị bỏ qua do không đủ dữ liệu. Có 8 quốc gia khác không có đầy đủ dữ liệu là Congo, Cuba, Cộng hòa Dominica, Eritrea, Kyrgyzstan, Papua New Guinea, Philippines và Venezuela.

Trong số các quốc gia này, mức độ đáng lo ngại về an ninh lương thực được báo cáo tại Hàn Quốc là Eritrea và Venezuela.

Triều Tiên, một quốc gia có nền nông nghiệp thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những thay đổi thời tiết cực đoan, có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng. Ước tính có khoảng 10,5 triệu người (chiếm 41% dân số) bị suy dinh dưỡng trong năm 2017.

Hình 8

Ở Venezuela là 6,7 triệu người dựa vào các chương trình phân phối thực phẩm của chính phủ; chi phí lương thực của chính phủ tăng 150% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2017 do giá lương thực tăng.

Giá của một loại thực phẩm trên thị trường chợ đen cũng tăng trung bình 24%/tháng từ tháng 4 đến tháng 8 và ghi nhận mức tăng cao nhất trong 20 năm từ tháng 6 đến tháng 7.

Hơn một triệu người ở Venezuela đã rời bỏ đất nước vì thiếu hàng hóa thiết yếu cơ bản và lạm phát tăng cao.

Ở Eritrea, những hạn chế về kinh tế đã làm cho cuộc khủng hoảng lương thực trở nên trầm trọng hơn và có 15.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng.

Các quốc gia khác được đưa vào báo cáo năm nay gồm El Salvador, Pakistan, Palestine, Sri Lanka và Ukraine.


Hình 9. Số người mất an ninh lương thực năm 2017 ở một số quốc gia trên thế giới.


Hình 10. Số người mất an ninh lương thực với dân số được phân tích trong năm 2017

4. Ước tính dân số mất an ninh lương thực theo từng quốc gia

Bảng 1: Số quốc gia và số người mất an ninh lương thực trong năm 2017

Quốc gia / lãnh thổ

Tổng DS được phân tích (triệu người)

 

Tỷ lệ % dân số

được phân tích trên tổng DS quốc giaA (%)

 

Dân số đối mặt khủng hoảng, khẩn cấp và

Thảm họa/nạn đói (IPC/CH giai đoạn 3 và

cao hơn)

Dân số cần lưu ý

(IPC/CH Giai đoạn 2)

Số lượng (triệu)

% tổng dân số được phân tích

Số lượng (triệu)

% tổng DS được phân tích

AfghanistanC

29.0

84%

7.6

26%

9.9

34%

Angola

12.8

60%

0.1

1%

0.7

5%

Bangladesh (South Central & Cox’s Bazaar) C

11.1

6%

3.4

31%

3.1 B

28%

Burkina FasoC

19.5

100%

0.3

1%

1.8

9%

BurundiC

9.8

94%

2.6

26%

4.0

41%

Cameroon

24.3

100%

3.9

16%

11.9

49%

Trung PhiC

3.7

64%

1.1

30%

1.5

41%

ChadC

13.0

93%

0.9

7%

2.6

20%

CongoC

71.7

92%

7.7

11%

N/A

N/A

Djibouti (Vùng nông thôn)C

0.3

31%

0.1

46%

0.0

16%

El Salvador

2.3

35%

0.0

0%

0.3

12%

EthiopiaC

86.2

91%

8.5

10%

N/A

N/A

Gambia

1.7

85%

0.1

7%

0.4

23%

Guatemala

4.6

28%

0.5

10%

1.3

28%

Guinea

9.4

77%

0.3

3%

2.0

22%

Guinea-Bissau

1.2

68%

0.0

3%

0.3

24%

HaitiC

7.6

69%

2.3

31%

3.5

46%

Honduras

4.5

48%

0.4

10%

0.6

13%

Iraq

37.0

100%

2.0

5%

N/A

N/A

KenyaC

13.6

29%

3.4

25%

N/A

N/A

LesothoC

1.4

73%

0.3

24%

0.4

30%

Liberia

4.2

89%

0.0

0%

0.4

9%

Libya

6.5

100%

0.6

10%

N/A

N/A

Madagascar (Nam và Đông Nam)C

3.0

12%

1.5

51%

0.7

22%

MalawiC

18.8

100%

5.1

27%

2.2

12%

MaliC

18.9

100%

0.6

3%

3.2

17%

MauritaniaC

3.9

93%

0.3

7%

0.9

23%

MozambiqueC

12.5

47%

3.1

25%

3.6

29%

Myanmar (Các vùng chọn lọc)

8.3

15%

0.8

9%

N/A

N/A

Namibia

1.3

62%

0.6

46%

0.1

10%

Nepal (vùng chọn lọc- Terail)C

1.9

6%

0.8

41%

N/A

N/A

Nicaragua

6.2

100%

0.0

0%

N/A

 

NigerC

18.0

91%

1.3

7%

4.4

24%

Nigeria (Northern)D

94.5

52%

8.9

9%

20.4

22%

Pakistan (4 huyện của tỉnh Sindh)C

5.4

3%

2.7

50%

1.2

23%

Palestine

5.0

100%

1.6

32%

N/A

N/A

SenegalC

12.4

83%

0.8

7%

3.6

29%

Sierra Leone

6.4

89%

0.1

1%

1.1

18%

SomaliaC

12.3

89%

3.3

27%

2.9

23%

Nam Phi

55.0

100%

3.9

7%

10.4

19%

Nam Sudan D

12.2

99%

6.1

50%

3.6

30%

Sri Lanka (10 huyện bị ảnh hưởng)

5.7

 

0.9

 

N/A

N/A

SudanC

42.8

100%

3.8

9%

12.5

29%

SwazilandC

0.9

81%

0.4

39%

0.3

32%

Syrian Arab Republic

19.4

100%

6.5

33%

4.0

21%

United Republic of TanzaniaC E

58.0

100%

0.3

0%

N/A

N/A

Uganda

35.0

87%

1.6

5%

9.3

26%

Ukraine (Luhansk và Donetsk oblasts)

6.0

13%

1.2

20%

N/A

N/A

YemenC

28.2

100%

17.0

60%

6.1

22%

Zambia

14.5

100%

0.0

0%

1.0

7%

ZimbabweC

9.6

68%

4.1

42%

1.4

15%

Tổng dân số

891.5

 

123.5

 

 

 

5. Bốn cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất trong năm 2017

Cuộc khủng hoảng nhân đạo trong năm 2017 đã được đánh dấu bằng việc công bố nạn đói ở các vùng Nam Sudan và nguy cơ xảy ra nạn đói (trong trường hợp xấu nhất) ở phía đông bắc Nigeria và Somalia. Khủng hoảng lương thực ở các nước này chủ yếu là do xung đột và trong trường hợp của Somalia là do hạn hán nghiêm trọng. Yemen cũng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực lớn vì cuộc xung đột đang diễn ra.


Hình 11

Tại 4 quốc gia này, hơn 10 triệu người hiện đang phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, giảm khả năng đối phó với khủng hoảng lương thực. Những cộng đồng này đòi hỏi sự trợ giúp nhân đạo khẩn cấp để duy trì sự sống, bảo vệ sinh kế, giảm suy dinh dưỡng cấp tính và tăng cường khả năng phục hồi.

Ở 4 quốc gia trên, tổng cộng 31,6 triệu người được xếp vào IPC/CH giai đoạn 3 trở lên vào năm 2017, tăng 18% so với năm 2016 (gần 5 triệu người). Tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng lớn nhất là Nam Sudan (23%) và Yemen (20%).

Nhu cầu viện trợ nhân đạo ở bốn nước này đã tăng gấp đôi từ 2,9 tỷ USD năm 2013 lên hơn 6,5 tỷ USD vào năm 2017. Hoạt động viện trợ nhân đạo gia tăng đáng kể trong năm 2017 (Biểu đồ 1), khi cộng đồng quốc tế cung cấp 1,7 tỷ USD để trợ viện trợ nhân đạo ở Yemen, 1,2 tỷ USD ở Nam Sudan, 1 tỷ USD ở Somalia và hơn 0,7 tỷ USD ở Nigeria - bao gồm 66% đến 74% nhu cầu hỗ trợ nhân đạo của họ. Tuy nhiên, 29% yêu cầu nhân đạo vẫn chưa được đáp ứng và các khoản đầu tư dài hạn cũng thấp hơn nhu cầu dự kiến.


Biểu đồ 1: Xu hướng hỗ trợ nhân đạo (2013
-2017) trong 4 cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất năm 2017.
(Nguồn: OCHA, Financial Tracking System).

Bất chấp những bối cảnh khác nhau của 4 quốc gia này nhưng viện trợ nhân đạo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng an ninh lương thực và tình trạng suy dinh dưỡng ở cả 4 quốc gia.

Nam Sudan: Mức độ mất an ninh lương thực diễn ra suốt năm 2017. Khủng hoảng lương thực gia tăng ở các bang Upper Nile và Jonglei, và lan rộng ở bang Greater Equatoria, một khu vực được đánh giá là kiểm soát được an ninh lương thực cho đến khi xảy ra xung đột trong khu vực giữa năm 2016. Số người ước tính nằm trong khủng hoảng đã giảm từ 100.000 người trong tháng 2 xuống còn 25.000 người trong tháng 10 đến tháng 12.

Tuy nhiên, điều kiện cộng đồng đang đối mặt với khủng hoảng (IPC giai đoạn 3) hoặc tệ hơn trong tháng 9 đã tăng 30% so với 12 tháng trước đó.

Somalia: Hỗ trợ nhân đạo đã ngăn chặn tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực. Tuy nhiên, hạn hán vẫn tiếp tục kéo dài cho đến cuối năm 2017, và số người cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp vẫn rất cao trong suốt cả năm. Số người ước tính trong cuộc khủng hoảng (IPC giai đoạn 3) hoặc khẩn cấp (IPC Giai đoạn 4) tăng gấp ba lần trong khoảng thời gian từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2017, tăng 1/4 ở Somalia.

Suy dinh dưỡng cấp tính ở một số khu vực bị ảnh hưởng hạn hán gia tăng ở mức báo động, đạt đến ngưỡng cực kỳ quan trọng trong một số trường hợp. Tổng quan về nhu cầu nhân đạo năm 2018 dự báo là 1,2 triệu trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng trầm trọng từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018, bao gồm 87.250 trẻ em suy dinh dưỡng nặng.

Yemen: Xung đột kéo dài và gián đoạn sản xuất tiếp tục làm giảm sức mua của hộ dân và giảm khả năng tiếp cận lương thực. Tuy nhiên, mức hỗ trợ thấp hơn yêu cầu: trong năm 2017, chỉ có 73% nhu cầu cần viện trợ nhân đạo được đáp ứng. Việc bắt buộc đóng cửa các cảng biển và sân bay chính vào cuối tháng 11 năm 2017 đã làm gián đoạn các kênh cung cấp nhân đạo và thương mại quan trọng bao gồm cả thuốc đến với người dân Yemen.

Những hạn chế này gây khó khăn cho việc tiếp cận nhân đạo điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực.

Vào năm 2017, cuộc xung đột làm cho tình trạng suy dinh dưỡng trở nên nghiêm trọng hơn do tình trạng sức khỏe, an ninh lương thực, nước, điều kiện vệ sinh trở nên xấu đi.

Bắc Nigeria: Xung đột và bất ổn cũng đã hạn chế việc tiếp cận nhân đạo. Mặc dù việc tiếp cận nhân đạo đã được cải thiện, nhưng ở một số khu vực phía đông bắc vẫn không thể tiếp cận được. Trong năm qua, các tổ chức nhân đạo và chính phủ đã ồ ạt mở rộng sự hỗ trợ để ngăn chặn nạn đói. Điều này là do vụ thu hoạch vào cuối năm 2017, đã làm giảm đáng kể sự mất an ninh lương thực.

Tuy nhiên, các cuộc tấn công bạo lực vẫn tiếp tục diễn ra và những hạn chế về an ninh và cản trở việc tiếp cận cung cấp viện trợ, ngăn cản sự phục hồi sản xuất. Các phương pháp tiếp cận dài hạn là cần thiết để hỗ trợ phục hồi, bao gồm hỗ trợ sản xuất.

Báo cáo năm 2016, trong đó bao gồm khủng hoảng lương thực, là công cụ làm nổi bật nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng và suy dinh dưỡng ở bốn quốc gia này, dựa trên số liệu thực tế và dự kiến, đưa dữ liệu mới nhất để tạo sự chú ý của những chính sách cấp cao và các cơ quan ra quyết định. Trừ khi hòa bình được lập lại và đầu tư dài hạn được thực hiện trong việc xây dựng lại khả năng phục hồi và sản xuất, tình hình ở bốn quốc gia này sẽ tiếp tục biến động với hàng triệu người dễ bị ảnh hưởng.

7. Xung đột vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng lương thực năm 2017

Trong số 51 quốc gia bị khủng hoảng lương thực trong năm 2017, xung đột và bất ổn là nguyên nhân chính gây mất an ninh lương thực ở 18 quốc gia, nơi gần 74 triệu người phải đối mặt với khủng hoảng (IPC/CH giai đoạn 3), khẩn cấp (IPC/CH giai đoạn 4) hoặc điều kiện thảm họa/nạn đói (IPC/CH giai đoạn 5). 11 trong số những quốc gia này ở châu Phi (với 37 triệu người không được đảm bảo an ninh lương thực cần hành động khẩn cấp), 4 nước ở Trung Đông (với khoảng 27 triệu người không được đảm bảo an ninh lương thực) và 2 nước ở châu Á (với hơn 8 triệu người) người không được đảm bảo cần hành động khẩn cấp).

Quốc gia duy nhất bị ảnh hưởng ở châu Âu là Ukraine.

Mặc dù ở nhiều quốc gia, tình trạng mất an ninh lương thực được gây ra bởi nhiều yếu tố, nhưng tổng quan sau đây chỉ xem xét các yếu tố chính.

Một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc bất ổn, chẳng hạn như Afghanistan, Burundi, Somalia và Sudan, cũng trải qua những thay đổi thời tiết và các yếu tố phức tạp khác như đói nghèo kinh niên và năng suất nông nghiệp thấp.

Ở châu Phi, các nước bị ảnh hưởng xung đột với số lượng người không đảm bảo anh ninh lương thực cao nhất cần hành động khẩn cấp là bắc Nigeria (8,9 triệu - trong đó 5,2 triệu người nằm ở ba bang phía đông bắc); Congo (7,7 triệu người) và Nam Sudan (6,1 triệu).

Có hai quốc gia có hơn 30% dân số ở IPC/CH giai đoạn 3 trở lên: Nam Sudan (50%) và Trung Phi (30%).

Ở Trung Đông, các quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nhiều nhất là Yemen, nơi 17 triệu người (chiếm 60% dân số) không được đảm bảo lương thực ở mức nghiêm trọng; Syria với 6,5 triệu người (chiếm 33% dân số); Palestine với 1,6 triệu người (chiếm 32% dân số. Ở châu Á, Afghanistan theo sau với 7,6 triệu người (chiếm 26% dân số) trong giai đoạn 3 của IPC trở lên.

Trong số 51 cuộc khủng hoảng lương thực được liệt kê trong bảng 1, thì có 26 cuộc đã được lựa chọn để phân tích sâu hơn khi chúng được xem là có những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất, theo các tiêu chí đã chọn trước. Mười ba cuộc khủng hoảng này là do xung đột và bất ổn, đã được mô tả chi tiết (xem hình).


Hình
13. Số quốc gia và tỷ lệ người mất ANLT ở những quốc gia bị ảnh hưởng xung đột và bất ổn.


Hình 14. Số quốc gia và tỷ lệ người mất an ninh lương thực ở những quốc gia bị ảnh hưởng bởi thay đổi khí hậu

Theo báo cáo về dinh dưỡng và an ninh lương thực toàn cầu năm 2017, trong một thập kỷ qua, các cuộc xung đột đã tăng về số lượng và tính phức tạp, đặc biệt là ở các nước đã phải đối mặt với mức độ mất an ninh lương thực cao.

Cũng như gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, xung đột có xu hướng tạo ra nhiều hiệu ứng kép. Nó có thể kích hoạt suy thoái kinh tế sâu, thúc đẩy lạm phát, phá vỡ sinh kế, hạn chế thương mại và hoạt động thị trường, di dời hộ dân, và cản trở việc hỗ trợ nhân đạo. Làm xáo trộn các nguồn lực để bảo vệ xã hội và chăm sóc sức khỏe, giảm nguồn cung cấp thị trường và khả năng tiếp cận, gây thiệt hại về sức khỏe và thiếu hụt dinh dưỡng. Xung đột làm suy yếu khả năng phục hồi và thường buộc các cá nhân và hộ gia đình tham gia vào các chiến lược đối phó ngày càng tiêu cực và không thể đảo ngược đe dọa sinh kế tương lai, an ninh lương thực và dinh dưỡng của họ.

Xung đột cũng là động lực chính của giá lương thực tăng cao, làm suy yếu hoạt động thị trường và làm gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm. Trầm trọng hơn, xung đột cũng có xu hướng làm giảm thu nhập hộ gia đình khi hoạt động kinh tế bị gián đoạn.

Các hộ gia đình nông thôn dễ bị tổn thương và thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì các vùng nông thôn là các chiến trường chính. Nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng: khi các trang trại ngừng hoạt động, cơ hội việc làm và tiền lương cho người lao động nông nghiệp giảm, giảm sức mua và làm giảm khả năng tiếp cận lương thực.

Ở Nam Sudan, xung đột đã đẩy các hộ gia đình vào nạn đói.

Trong năm 2017, các cuộc xung đột đã khiến giá cả tăng cao ở Kenya, Ethiopia, Somalia, Sudan và Uganda. Tại Syria và Yemen, xung đột đã ngăn chặn thương mại, phá hủy các cơ sở lưu trữ thực phẩm và cấu trúc kinh tế tổng thể.

Ngày 10/09/2018
KS. Cao Thanh Tuấn, ThS. Đỗ Văn Nguyên, TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích