Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 9 4 5 9
Số người đang truy cập
1 3 2 8
 Tin tức - Sự kiện
Hội nghị sơ kết đánh giá công tác phòng chống sốt rét 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 khu vực miền Trung-Tây Nguyên

          Sáng 14/08/2018 tại Khách sạn Biển vàng , Tp. Đà NẵngViện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá công tác Phòng chống sốt rét 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018, hướng dẫn quy định quản lý, sử dụng kinh phí PCSR giai đoạn 2016-2020.

Tham dự Hội nghị có PGS.TS. Nguyễn Văn Chương-Viện trưởng,Ban Lãnh đạo, Trưởng/Phó các Khoa/Phòng và chuyên viên của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn. ThS. Ngô Hoàng Long, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương và các thành viên trong đoàn, TS.Phùng Đức Truyền, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Tp. Hồ Chí Minh. Lãnh đạo, Trưởng Khoa Dịch tễ/KST-CT, Trưởng Phòng Kế hoạch-Tổng hợp, Trưởng Phòng Tài chính-Kế toánTrung tâm PCSR/YTDP/ Kiểm soát bệnh tật 15 tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên


PGS.TS. Nguyễn Văn Chương-Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn phát biểu khai mạc Hội nghị.

Theo báo cáo của PGS.TS. Nguyễn Văn Chương, Viện trưởng cho biết: Tình hình sốt rét 6 tháng đầu năm 2018 cả nước ghi nhận 922 bệnh nhân mắc sốt rét; 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính và không có trường hợp tử vong do sốt rét.

So với cùng kỳ năm 2017 số bệnh nhân sốt rét (BNSR) toàn khu vực tăng 20,05%,trong đó Tây Nguyên tăng 63,45%, miền Trung giảm 25,67%,số bệnh nhân sốt rét ác tính giảm 50%. Tuy nhiên nguy cơ sốt rét quay trở lại và nguy cơ bùng phát dịch sốt rét vẫn còn rất cao ở nhiều địa phương do số người sống trong vùng sốt rét còn cao, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đã xuất hiện ở nhiều tỉnh và có nguy cơ lan rộng ra nhiều địa phương khác, muỗi truyền bệnh kháng với hóa chất, di biến động dân cư giữa vùng có sốt rét và vùng không có sốt rét lưu hành...

 

 PGS.TS. Nguyễn Văn Chương-Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn báo cáo
đánh giá về kết quả phòng chống và loại trừ sốt rét 6 tháng đầu năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018

Tại Khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có 06 tỉnh trong khu vực có BNSR tăng là: Phú Yên tăng 225,00%;Gia Lai tăng 125,58%; Đắk Lắk tăng 100,00%; Bình Thuận tăng 35,90%;Đắk Nông tăng 24,72% vàKhánh Hòa tăng 3,51%. Cụ thể, tại tỉnh Phú Yên, BNSR tăng các huyện: Sông Hinh (16/1), Sơn Hoà (12/2), Tây Hoà (5/1), Đông Hoà (2/1), Phú Hoà (1/0); tỉnh Khánh Hoà BNSR tăng tại 2 huyện: Diên Khánh (9/0) và Vạn Ninh (5/1); tỉnh Bình Thuận BNSR tăng chủ yếu tại huyện Bắc Bình (33/8), tỉnh Gia Lai BNSR tăng tại các huyện: Krông Pa (88/17), Chư Prông (38/4), Đức Cơ (31/11), Ia Grai (38/17), Ia Pa (37/24), K’Bang (10/7) và Phú Thiện (5/1), tỉnh Đắk Lắk BNSR tăng tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh gồm: Ea Kar (31/5), Ea Súp (16/10), Ea H’leo (16/10), Krông Năng (15/1), TP. Buôn Ma Thuột (17/4), Buôn Đôn (14/12), Lắk (9/0), Cư M’gar (9/4), M’Đrắk (4/0) và Thị xã Buôn Hồ (5/2), tỉnh Đắk Nông BNSR tăng tại các huyện: Tuy Đức (59/48), Đắk R’lấp (9/1) và Đắk Mil (13/3). Số BNSR ở các tỉnh tập trung ở các đối tượng thường xuyên đi rừng/rẫy và ngủ lại qua đêm và giao lưu biên giới.


ThS. Ngô Hoàng Long-Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương báo cáo tham luận về
tình hình sốt rét 6 tháng đầu năm 2018 trong cả nước.

Nguyên nhân sốt rét gia tăng chủ yếu do 2 nguyên nhân chính: Tỷ lệ bảo vệ bằng hóa chất thấp (cả tẩm màn và phun tồn lưu) vì không có kinh phí mua hóa chất diệt muỗi.Các biện pháp PCSR cho nhóm dân di biến động, người đi rừng, ngủ rẫy, qua lại biên giới với Campuchia chưa đạt hiệu quả (Đắc Nông, Đắc Lắc và Gia Lai).


TS. Phùng Đức Truyền-Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Tp.HCM tham luận về
tình hình sốt rét 6 tháng đầu năm 2018 khu vực Nam Bộ-Lâm Đồng.

Nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng chống và loại trừ sốt rét 6 tháng cuối năm tại khu vực, PGS.TS. Nguyễn Văn Chương nhấn mạnh: Sáu tháng cuối năm làthời kỳ muà truyền bệnh sốt rét cũng là mùa mưa bão, lũ lụt, điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt rét phát triển, nhiều vùng có thể bùng phát dịch nếu không được giám sát chặt chẽ và can thiệp kịp thời.

 

 TS.BS Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn trình bày báo cáo về
tình hình sốt rét kháng thuốc ở Việt Nam (2002-2017)

Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Công trùng Quy Nhơn
tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 như sau:

Công tác chỉ đạo, quản lý chương trình

-Xây dựng kế hoạch hoạt động, dự toán ngân sách hoạt động phòng chống sốt rét năm 2019, 2020 trình Bộ Y tế phê duyệt.

-Viện và các Trung tâm PCSR/YTDP/TTKSBT tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát việc phân phối, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất vật tư kinh phí PCSR của các đơn vị tuyến dưới.

-Thực hiện mua sắm vật tư, hóa chất, thuốc phòng chống sốt rét theo kế hoạch đã được phê duyệt đúng qui định, đảm bảo đủ thuốc, hóa chất, vật tư phục vụ công tác chuyên môn.

-Tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế về những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong báo cáo Bộ Y tế.

Tăng cường chỉ đạo tuyến và giám sát dịch tễ SR

-Chỉ đạo triển khai kế hoạch PCSR phù hợp với đặc thù của từng địa phương và Phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014. Tăng c­ường giám sát chủ động phát hiện ca bệnh tại cộng đồng đặc biệt khu vực có nguy cơ sốt rét kháng thuốc, vùng biên giới để kịp thời ngăn chặn sốt rét gia tăng và lây lan sốt rét kháng thuốc trong cộng đồng.

-Tập trung giám sát và chỉ đạo các biện pháp phòng chống sốt rét có hiệu quả tại điểm nóng sốt rét và các trọng điểm sốt rét, chú ý đặc biệt các huyện, xã đang gia tăng số bệnh nhân sốt rét và ký sinh trùng sốt rét, vùng thiên tai lũ lụt, người lao động về từ các nước Châu Phi, Lào, Campuchia ...

-Tăng cường các biện pháp PCSR thích hợp cho các đối tượng dân di biến động (dân di cư tự do, đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới), hạn chế tối đa số ca SRAT và TVSR ở đối tượng này.

-Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống các điểm kính hiển vi; triển khai các biện pháp phát hiện ca bệnh hiệu quả (malaria post); chú trọng kết hợp quân dân y trong phát hiện ca bệnh ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

-Phát triển và củng cố hệ thống giám sát, đánh giá từ trung ương đến cơ sở. Tập huấn nâng cao kỹ năng thực hiện quy trình và hướng dẫn giám sát, đánh giá cho từng tuyến.

-Đảm bảo đúng qui định về thời gian nộp báo cáo của các tuyến, duy trì và nâng cao chất lượng báo cáo tuần, báo cáo ca bệnh.

Phòng chống muỗi sốt rét

-Chỉ định phun, tẩm hóa chất theo Phân vùng dịch tễ sốt rét 2014, bảo đảm độ bao phủ theo kế hoạch; tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng phun, tẩm trong các đợt triển khai chiến dịch phòng chống muỗi sốt rét.

-Ưu tiên phòng chống véc-tơ sốt rét cho các vùng có dân di biến động khó kiểm soát. Phun tẩm bổ sung vùng trọng điểm, vùng có tỷ lệ ngủ màn thấp kết hợp truyền thông vận động nhân dân ngủ màn, đi rừng, ngủ rẫy phải mang theo màn đề phòng chống muỗi truyền bệnh.

-Tiến hành giám sát véc tơ sốt rét ở các vùng trọng điểm, vùng có di biến động dân, đánh giá tác dụng tồn lưu hóa chất diệt muỗi trên màn, trên tường vách để có biện pháp xử lý kịp thời và đề xuất biện pháp phòng chống véc tơ có hiệu quả.

-Triển khai hoàn thành kế hoạch phun tẩm năm 2018, đảm bảo độ bao phủ và chất lượng phun tẩm có hiệu quả cao.

-Tăng cường giám sát véc tơ, phát hiện khu vực có muỗi sốt rét kháng hóa chất diệt, giám sát độ bao phủ và chất lượng phun, tẩm.

Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị sốt rét bệnh nhân sốt rét

-Tăng cường giám sát chất lượng chẩn đoán điều trị sốt rét ở các tuyến (bao gồm cả bệnh viện) theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét” của Bộ Y tế.

-Nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị sốt rét và hạn chế số ca sốt rét tử vong. Điều trị có kiểm soát tại cộng đồng, đảm bảo bệnh nhân uống đúng và đủ thuốc theo phác đồ Hướng dẫn của Bộ Y tế 2016.

-Tăng cường giám sát hiệu lực thuốc sốt rét nhất là các vùng nguy cơ sốt rét kháng thuốc Artemisinin.

Truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống sốt rét

-Vận dụng, kết hợp nhiều nguồn kinh phí khác nhau, nhất là nguồn kinh phí hỗ trợ từ chính quyền địa phương để tiến hành hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục PCSR.

-Xây dựng các hình thức truyền thông phù hợp, thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu, vật liệu bền vững và phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của màng lưới truyền thông viên, phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể, ban ngành địa phương để phát động chiến dịch TTGD-XHHPCSR.

-Tăng cường các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe PCSR cho các đối tượng nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

-Tiếp tục phát huy hiệu quả Trang thông tin điện tử (Website) trong phục vụ chuyên ngành sốt rét, các bệnh ký sinh trùng, côn trùng, các hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như kiểm soát dịch bệnh.

Công tác nghiên cứu khoa học

-Nghiên cứu hiệu lực thuốc sốt rét trong vùng có nguy cơ kháng thuốc, phác đồ, điều trị sốt rét mới, các biện pháp sử dụng hóa chất diệt hiệu quả và tình hình nhạy cảm của hóa chất đối với hóa chất.

-­Nghiên cứu các biện pháp phòng chống sốt rét thích hợp cho các đối tượng đi rừng ngủ rẫy, giao lưu biên giới.

-Nghiên cứu phân tích về sự chuyển dịch cơ cấu ký sinh trùng sốt rét.

Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại về phòng chống sốt rét

-Đào tạo lại cán bộ các tuyến về biện pháp phòng chống và loại trừ sốt rét, dịch tễ học sốt rét, côn trùng sốt rét, chẩn đoán và điều trị sốt rét, kỹ thuật viên xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét theokế hoạch của Dự án quốc gia PCSR.


ThS. Hồ Đắc Thoàn, Trưởng phòng Kế hoạch-Tổng hợp Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
trình bày Hướng dẫn công tác xây dựng Kế hoạch PCSR năm 2019

Hội nghị cũng đã thảo luận nhiều vấn đề chuyên môn, các biện pháp phòng chống cũng như giải pháp cho những khó khăn, tồn tại. Đặc biệt các đại biểu cũng đã nêu lên những vướng mắc và đề xuất liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, định mức chi của Quyết định 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng chính phủ và Thông tư 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính ban hành.

Ngày 16/08/2018
ThS. Hồ Đắc Thoàn  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích