Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 6 7 1 6
Số người đang truy cập
6 4
 Tin tức - Sự kiện
Tình hình sốt rét tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông trong 5 năm (2013-2017)-Thuận lợi và khó khăn trong công tác PCSR

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA PHƯƠNG

Địa giới, hành chính

Tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia, chủ yếu chạy theo hướng bắc-nam và đông bắc-tây nam, đi qua biên 9 tỉnh của Campuchia (là Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, TakéoKampot), và 10 tỉnh của Việt Nam (là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An GiangKiên Giang). Riêng tỉnh Đăk Nông, Tỉnh Đắk Nông: huyện Cư Jút (Đắk Wil), huyện Đắk Mil (Đắk Lao, Thuận An), huyện Đắk Song (Thuận Hạnh), huyện Tuy Đức (Quảng Trực, Đắk Búk So). Đường biên giới thuộc tỉnh Đắk Nông dài khoảng 120 km.

Đường biên giới này có điểm bắt đầu là cột mốc ngã ba Việt Nam-Lào-Campuchia, trên ranh giới hai tỉnh Ratanakiri và Kon Tum. Huyện Tuy Đức thuộc tỉnh Đăk Nông được thành lập năm 2007, với diện tích tự nhiên 112.327 ha. Huyện Tuy Đức có phía Nam giáp với huyện Đăk R'lấp tỉnh Đăk Nông, phía đông giáp với huyện Đăk Song, phía Tây giáp với tỉnh Bình Phước, phía Tây Bắc giáp với Campuchia.

Huyện Tuy Đức có tất cả 6 xã trong đó có 2 xã biên giớilà Quảng Trực và Đăk Buk So, đường biên giới dài khoảng 42 Km. Toàn huyện có 75 thôn/ bản/ bon trong đó 5 xã thuộc vùng 3 nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Dân số toàn huyện khoảng 57.418 người với 17 nhóm dân tộc anh em cùng nhau sinh sống và làm ăn, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 46%. Hai dân tộc thiểu số chiếm đa số là dân tộc bản địa tại chỗ M'Nông và dân tộc H'Mông từ các tỉnh phía Bắc di dân vào sinh sống ở đây đã một thời gian dài. Nghề nghiệp chủ yếu của người dân là làm nương, rẫy như cà phê, hồ tiêu, trồng và khai thác khoai lang và buôn bán nhỏ lẻ.


Hình 1

Đặc điểm về khí hậu tại huyện có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô (trong đó mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, trontg những năm gần đây với sự biến đổi khí hậu nên các mùa có sự thay đổi khác thường tại một số tỉnh, trong đó có tỉnh Đăk Nông. Sự biến đổi đó cũng ảnh hưởng và tác động ít nhiều đến cơ cấu bệnh tật tại địa bàn, trong đó có bệnh sốt rét.


Hình 2

Hệ thống y tế

Huyện Tuy Đức có tất cả 6 trạm y tế xã, 2 Bệnh xá của Trung Đoàn thuộc Binh Đoàn 16, một Bệnh viện Đa Khoa huyện Tuy Đức, phòng y tế huyện trực thuộc UBND huyệnvà Trung tâm y tế huyện. Trung tâm y tế huyện Tuy Đức quản lý hoạt động của 6 trạm y tế xã.


Hình 3

Phân vùng dịch tễ sốt rét huyện Tuy Đức

Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014, toàn huyện Tuy Đức thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng (Vùng 5), nghĩa là 57.418 người dân thuộc 6 xã đang đối mặt với nguy cơ mắc sốt rét rất cao. Đặc biệt, tình hình sốt rét kháng thuốc artemisinin diễn biến phức tạp, có nguy cơ lan rộng. Ngoài ra, ở tỉnh Đăk Nông còn có huyện Cư Jut cũng biểu hiện ký sinh trùng Plasmodium falciparum kháng thuốc artemisinin đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford xác nhận có những chỉ điểm di truyền liên quan đến kháng thuốc như K13 (WHO, 2014; OUCRU, 2017)

Những thuận lợi và khó khăn trong công tác PCSR

Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ Bộ Y tế, các Viện Sốt rét-KST-CT TƯ, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn và Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh các đơn vị chuyên môn tuyến trên về lĩnh vực phòng chống sốt rét đã thường xuyên giám sát chặt chẽ và tích cực.

Được sự đầu tư lớn từ trang bị, vật tư, kinh phí từ các Dự án Qũy Toàn cầu, Dự án Sáng kiến Ngăn chặn sốt rét kháng thuốc (RAI) cho lĩnh vực Phòng chống và Loại trừ sốt rét của huyện nên công tác PCSR mang lại những kết quả rất tích cực trong việc giảm mắc, giảm chết và không để dịch sốt rét xảy ra.

Khó khăn:

Đời sống nhân dân còn rất khó khăn đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống luôn gắn liền với rừng, rẫy vì vậy nguy cơ mắc sốt rét rất lớn. Địa bàn rộng, dân cư sống rải rác khắp các khu vực rừng rẫy. Giao thông đi lại rất khó khăn đặc biệt là mùa mưa nên việc tiếp cận vào các khu vực nguy cơ cao về sốt rét còn nhiều hạn chế.

Huyện Tuy Đức có 2 xã giáp với vườn quốc gia Bù Gia Mập là xã Quảng Trực và Đăk Ngo. Xã Quảng Trực, Đăk Buk So còn giáp với Campuchia nên địa bàn này đôi khi gặp nhiều khó quản lý về tình hình dân di biếnđộng qua lại giũa hai nước, nhất là các con đường tiểu ngạch có người dân qua lại. Người dân tại xã Quảng Trực tham gia bảo vệ rừng quốc Gia Bù Gia Mập của tỉnh Bình Phước. Họ bảo vệ theo hình thức khoán khu vực rừng cho từng tổ, mỗi tổ 25-30 người. Hiện tại có 5 tổ tham gia bảo vệ rừng quốc gia Bù Gia Mập với khoảng 200 người tham gia bảo vệ rừng, con số này còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.


Hình 4

Các đối tượng này thường xuyên bị mắc sốt rét, có khi cả tổ 25-30 đi tuần tra bị mắc sốt rét, có người mắc sốt rét 2, 3 hay 4 lần/năm. Ý thức PCSR của người dân đặc biệt là người dân tộc thiểu số còn thấp, còn có tư tưởng tự phó thác tính mạng, sức khỏe là do trời.

Tình hình dân di biến động đến địa bàn rất phức tạp, khó quản lý. Đặc biệt nguy cơ là nhóm dân từ những vùng không có sốt rét lưu hành đến điạ bàn có sốt rét lưu hành làm nương rẫy, thuê theo vụ mùa thu hoạch nông sản, săn bắn thú rừng, lấy gỗ hay phong lan rừng,...nên rất dễ mắc sốt rét, sốt rét ác tính và tử vong khó tránh khỏi. Khi mắc sốt rét thì thường rất nặng do đến cơ sở y tế muộn vì vậy nguy cơ xảy ra sốt rét ác tính và tử vong rất cao nếu không chú ý và cảnh giác.

Cán bộ trạm y tế tham gia rất tích cực ở nhiều hoạt động về chương trình y tế như tham gia khám chữa bệnh, chương trình tiêm chủng, dân số, các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm, đi công tác, tập huấn các chương trình y tế nên ảnh hưởng nhiều về công tác PCSR tại địa phương.


Hình 5

TÌNH HÌNH MẮC SỐT RÉT 5 NĂM (2013-2017)

TT

Tên xã

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Tổng

1

QuảngTrực

68

72

70

69

43

322

2

Đăk Ngo

30

15

31

31

39

146

3

Đăk Buk So

13

11

9

5

6

44

4

Quảng Tâm

9

3

2

0

0

14

5

Đăk Tih

3

2

3

0

0

8

6

QuảngTân

3

3

3

4

8

21

Tổng cộng

126

106

118

109

96

555*

Ghi chú: Trong số 555 ca mắc sốt rét tại toàn huyện Tuy Đức trong 5 năm từ 2013-2017 thì có 554 chẩn đoán KSTSR (+), 01 SRLS, 01 SRAT. Số bệnh nhân sốt rét phần lớn tập trung ở hai xã Quảng Trực (322 ca) và Đăk Ngo (146 ca).

TÌNH HÌNH MẮC SỐT RÉT 6 THÁNG NĂM 2018

TT

Tên xã

Số lượng

KST

P.f

P. v

PH

Nội địa

1

Quảng Trực

46

46

20

25

1

19

2

Đăk Ngo

10

10

8

2

0

10

3

Đăk Buk So

1

1

1

0

0

0

4

Quảng Tâm

0

0

0

0

0

0

5

Đăk Tih

0

0

0

0

0

0

6

Quảng Tân

2

2

2

0

0

2

Tổng cộng

59

59

31

27

1

31

Trong số 31 ca chẩn đoán sốt rét trong 6 tháng đầu năm tại huyện Tuy Đức thì có đến 18 ca ở xã Quảng Trực và 10 ca ở xã Đăk Ngo.

So với cùng kỳ năm 2017 thì số BNSR tại huyện Tuy Đức tăng 11 ca( 59/48 ca) và tăng chủ yếu tại địa bàn xã Quảng Trực (tăng 15 ca.). Không có dịch sốt rét, không có tử vong do sốt rét. Số BNSR trong 6 tháng đầu năm 2018 tập trung vào 2 xã trọng điểm sốt rét của huyện là Quảng Trực và Đăk Ngo, các BNSR 2 xã này chiếm 95% số BNSR toàn huyện (56/59 ca).

Đối tượng mắc sốt rét với 100% là người dân đi rừng, ngủ rẫy, trong đó mắc tại rừng quốc gia Bù Gia Mập, Bình Phước là 28 ca, tại rừng, rẫy thuộc địa phương là 31 ca (qua điều tra ca bệnh). Độ tuổi mắc sốt rét dưới 5 tuổi (01 ca) từ 5-15 tuổi (4 ca) và trên 15 tuổi (54 ca). Về giới tính có nam giới (54 ca) và nữ (05 ca).

Với diễn tiến bệnh nhân sốt rét như trên, hiện Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã cử nhiều đoàn công tác hỗ trợ các trạm có ca mắc sốt rét cao trong việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân sốt rét, quản lý ca bệnh và đặc biệt đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân sốt rét. 

Ngày 23/07/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích