Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 6 8 6
Số người đang truy cập
1 8 6
 Tin tức - Sự kiện
Quảng Trị đẩy mạnh công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm (Non Communicable Diseases- NCDs) là những bệnh không lây, diễn biến kéo dài và thường để lại nhiều hậu quả cho cá nhân và gánh nặng cho gia đình và xã hội vì không thể lao động tạo ra sản phẩm và thời gian điều trị thường kéo dài. Có rất nhiều bệnh không lây nhiễm nhưng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến gây nhiều tác hại là bệnh tim mach, các loại ung thư, các rối loạn tâm thần, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPDs), hen phế quản và đái tháo đường…

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức y tế thế giới công bố vào tháng 5/2018 cho biết NCDs giết chết khoảng 41 triệu người hàng năm trên thế giới, và con số này chiếm tới 71% số ca tử vong do các nguyên nhân bệnh tật khác gây ra trên toàn cầu mà nguyên nhân chủ yếu là sự kết hợp của nhiều yếu tố về di truyền, sinh học, môi trường và hành vi của con người. Theo Tổ chức Y tế thế giới, dự báo trong 20 năm tới, toàn thế giới sẽ mất 47.000 tỷ USD do các bệnh không lây nhiễm gây ra.

NCDS ảnh hưởngtại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng nặng nề nhất là ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình.Theo báo cáo của Tổng hội y dược học vào cuối năm 2017, tại Việt Nam, NCDs cũng là nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Mặc dù Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát bệnh không lây nhiễm nhưng tình trạng gia tăng bệnh lý này ở Việt Nam vẫn ở mức báo động và trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chế độ dinh dưỡng và các dịch bệnh mới nổi đã tạo ra nhiều thách thức mới cho ngành y do đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh không lây nhiễm.

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. NCDs chiếm 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật. Đặc biệt, các bệnh không lây nhiễm gây ra 73% các trường hợp tử vong hàng năm và trong số đó có đến 40% tử vong trước70 tuổi mà guyên nhân của tình trạng này là do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh, vẫn còn 45% nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, số người thừa cân béo phì ngày càng tăng. Bên cạnh đó người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Tỷ lệ người mắc bệnh huyết áp, đái tháo đường được phát hiện và quản lý điều trị còn thấp.Số liệu thống kê của ngành y tế cho thấy, hiện chỉ có 43% bệnh nhân tăng huyết áp từng được bác sỹ chẩn đoán, tỷ lệ bệnh nhân được quản lý tại cơ sở cũng chỉ chiếm 3,6%, số bệnh nhân đái tháo đường được bác sỹ chẩn đoán chỉ có 31% và hơn 70% bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.


Lớp tập huấn về phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư do Bệnh viện K tổ chức
cho cán bộ y tế tại BVĐK tỉnh Quảng Trị tháng 5/2018

Trong khi các bệnh không lây nhiễm đều có thể phòng ngừa được nhưng số người mắc vẫn gia tăng ở mức báo động.Theo đánh giá từ Bộ Y tế, tại các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tim mạch, đột quỵ ngày càng giảm do họ đã kiểm soát tốt và phát hiện sớm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ người dân mắc 2 bệnh tim mạch và đột quỵ này đang có xu hướng gia tăng và trở thành nguyên nhân chính gây tử vong trong số các bệnh không lây nhiễm. Số người mắc bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất lớn và ngày càng gia tăng. Ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 12,5 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp; 2,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường; hơn 2 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản; mỗi năm có khoảng 125.000 người mắc mới ung thư. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi lâu dài, các bệnh không lây nhiễm sẽ gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ví dụ như bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế và mất sức lao động mỗi năm. Đái tháo đường nằm trong 10 nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu ở cả nam và nữ giới, gây các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng, gây tổn thương bàn chân và có thể dẫn đến phải cắt cụt chi. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm ở mức cao và đang gia tăng ở Việt Nam là: tỷ lệ hút thuốc lá cao, lạm dụng rươu bia, dinh dưỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực.

 Bộ Y tế cũng cho biết, các bệnh không lây nhiễm gây ra những tác động trầm trọng và rộng lớn về kinh tế, xã hội thông qua việc làm tăng chi phí y tế, giảm năng suất lao động và giảm sản phẩm xã hội. Tại Việt Nam chưa có các đánh giá tổng thể hoặc ước tính gánh nặng kinh tế gây ra bởi các bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở các góc độ khác nhau đã phần nào phản ánh được mức độ tổn thất về kinh tế, xã hội do bệnh không lây nhiễm gây ra. Chi phí điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm cao trung bình gấp 40 – 50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ biến chứng.


Khám sàng lọc COPD tại cộng đồng

Tại Quảng Trị, do nhiều yếu tố tập quán, môi trường, địa lý, xã hội, trong một thời gian dài ngành y tế phải dành một nguồn lực to lớn để chống lại các bệnh lây nhiễm phổ biến như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, lỵ, thương hàn… nay phải đối mặt với nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm đang có chiều hướng ngày càng gia tăng trong khi nguồn lực còn nhiều hạn chế. Vì vây, để hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm hiệu quả và toàn diện, cần lựa chọn các giải pháp mang tính đồng bộ, có tính khả thi mới có thể giải quyết căn cơ tình trạng bệnh lý này, trước mắt thực hiện tốt công tác truyền thông và tư vấn cho cộng đồng, tập trung tổ chức tốt hệ thống dự phòng, đào tạo đội ngũ y tế các tuyến về các bệnh không lây nhiễm, cung cấp các trang thiết bị để có thể sàng lọc, phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho các bệnh không lây nhiễm với các loại thuốc sẵn có từ tuyến xã, tăng cường công tác tiêm chủng vaccine theo quy định và dịch vụ như viêm gan B cho trẻ sơ sinh và người lớn, HPV cho trẻ em gái lứa tuổi từ 9-13, sàng lọc ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trong độ tuổi từ 30-49.

Giải quyết bài toán về các bệnh không lây nhiễm không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt mà cần có các định hướng lâu dài không chỉ vì những tác động và hậu quả do các bệnh không lây nhiễm mang lại cho cá nhân, gia đình người bệnh mà còn là gánh nặng cho xã hội.

Ngày 27/06/2018
Ths.Bs.Lê Thạnh
Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Trị
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích