Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 4 9 4 9 1
Số người đang truy cập
3 0 0
 Tin tức - Sự kiện
Thận trọng khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton kéo dài để chữa bệnh lý dạ dày, tá tràng (ảnh internet)
Thận trọng khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton

Hiện nay một số bệnh về dạ dày xảy ra rất phổ biến. Thực tế có nhiều loại thuốc điều trị khác nhau, trong đó có các thuốc ức chế bơm proton viết tắt là PPI (proton pump inhibitors) được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng để hạn chế những tác dụng không mong muốn, bảo đảm sự an toàn và mang lại hiệu quả tốt.

Đặc điểm thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton có khả năng làm giảm việc sản xuất axít bằng cách ngăn chặn enzyme trong thành dạ dày sản sinh ra axít, chính axít là nguyên nhân trực tiếp gây nên hầu hết các bệnh lý thông thường của dạ dày. Việc làm giảm lượng axít dạ dày bằng các thuốc ức chế bơm proton sẽ giúp chữa trị những tổn thương của hệ tiêu hóa và phục hồi hoạt động tốt hơn. Các thuốc ức thể bơm proton gồm: omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole và dexlansoprazole. Chúng được sử dụng để điều trị và dự phòng các bệnh có liên quan đến axít dạ dày như: bệnh đau dạ dày, ung thư dạ dày-tá tràng, ung thư thực quản, viêm loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày-thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison; đồng thời chúng cũng được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh để diệt Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn cùng với axít gây ra các vết loét trong dạ dày và tá tràng; bệnh loét dạ dày-tá tràng do dùng các thuốc giảm đau không steroid, do các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, do stress và những nguyên nhân khác; ngoài ra còn được dùng trong các trường hợp chống chậm tiêu hóa chức năng, xuất huyết tiêu hóa cao không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, sau thắt tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan... Trong thực tế lâm sàng, thuốc được sử dụng với liều lượng khác nhau tùy theo từng trường hợp bệnh lý.

Các tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng các thuốc ức chế bơm proton, một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như đau đầu; rối loạn tiêu hóa với biểu hiện triệu chứng đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn và nôn ói; sốt, nổi phát ban gây ngứa ngoài da; suy giảm chức năng gan, thận, viêm tụy tạng; đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile ở ruột già; nếu dùng liều cao và sử dụng thuốc thời gian dài trên 1 năm có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương hông và cổ tay hoặc cột sống; tăng nguy cơ bị đau tim với cơn đột quỵ, thiếu máu cục bộ ; chúng cũng làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12 và magnesi gây ra rối loạn thị giác, thay đổi vị giác, trí nhớ sút kém, tê cứng chân tay... Vì vậy thuốc thường được chỉ định điều trị với liều lượng thấp trong một thời gian ngắn, bác sĩ chuyên khoa cũng rất thận trọng trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng thời gian dài.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý sự tương tác của thuốc ức chế bơm proton khi sử dụng cùng với một số thuốc khác vì sự có mặt của axít trong dạ dày sẽ làm tăng khả năng hấp thu một số loại thuốc khác, việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các loại thuốc này như: làm giảm hấp thu thuốc ketoconazole, tăng hấp thu thuốc digoxin, do đó làm giảm hiệu quả điều trị của ketoconazole và tăng độc tính digoxin; làm giảm phân hủy một số thuốc ở gan và tăng nồng độ của chúng ở trong máu khi dùng thuốc ức chế bơm proton loại omeprazole kết hợp với diazepam, warfarin, phenytoin hay làm giảm hiệu quả của clopidogrel... Vì vậy phải thận trọng trong việc dùng thuốc kết hợp để hạn chế những ảnh hưởng xấu do tương tác thuốc.

Để sử dụng thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả, người bệnh nên uống nguyên cả viên thuốc, không được bẻ ra hay nghiền nát viên thuốc khi uống để giữ cho dược chất của thuốc không bị hòa tan ngay lúc gặp môi trường axít trong dạ dày. Thời điểm uống thuốc tốt nhất là trước bữa ăn khoảng 30 phút để thuốc có đủ thời gian tác dụng ức chế tiết quá nhiều axít khi thực hiện bữa ăn.

Biện pháp khắc phục các tác dụng không mong muốn

Với các tác dụng phụ đã nêu ở trên, việc dùng thuốc cần thận trọng. Người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị mà phải đi khám để bác sĩ kê đơn và tư vấn, hướng dẫn sử dụng cụ thể. Các tác dụng phụ như đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, ngứa... thường xảy ra nhẹ và sẽ hết khi dừng thuốc mà không cần sự can thiệp biện pháp về y tế; nếu trường hợp nặng phải đi tái khám để được bác sĩ chỉ định. Tuy vậy, những trường hợp sử dụng thuốc với thời gian kéo dài theo các nhà khoa học sẽ có khả năng gây ra ung thư, loãng xương và gãy xương, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin B12 và chất magnesi; đặc biệt là sự tương tác của thuốc ức chế bơm proton với các thuốc điều trị khác mà không để ý. Do đó khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton kéo dài để chữa các bệnh lý có liên quan đến dạ dày phải có chỉ định, tư vấn, hướng dẫn và giám sát của bác sĩ điều trị; trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện những dấu hiệu biểu hiện bất thường phải ngưng ngay thuốc và gặp bác sĩ để thông báo.

Ngày 20/06/2018
BS. NGUYỄN VÕ HINH  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích