Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 5 3 4 3
Số người đang truy cập
2 9 6
 Tin tức - Sự kiện
Điểm tin y tế từ các báo ngày 11/6 đến ngày 15/6 năm 2018

Nông thôn Ngày nay

Coi chừng thiệt mạng vì cúm A/H1N1

Cuối tháng 5 vừa qua, một phụ nữ ở TP.HCM tử vong vì mắc cúm A/H1N1. Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ cũng đang điều trị cho một bệnh nhân bị dương tính với cúm A/H1N1 và 3 nhân viên của bệnh viện có biểu hiện của cúm A/ H1N1, nghi lây nhiễm từ bệnh nhân trên. Nhiều bệnh nhân khác bị cúm A/H1N1 cũng đã được phát hiện rải rác ở Tiền Giang, TP.HCM…

Cúm A/H1N1 rải rác nhiều nơi

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), virus gây cúm A/H1N1 được phát hiện vào năm 2009. Loại cúm này còn được gọi là “cúm lợn” vì có nguồn gốc lây truyền từ lợn. Khi đó, cúm A/H1N1 đã xảy ra tại 90 nước, trong đó có Việt Nam, với hàng trăm nghìn người mắc. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên ghi nhận ngày 26.5.2009 và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2009. Tính đến hết tháng 9.2009, Việt Nam đã có hơn 10.000 người mắc cúm A/H1N1 và 22 người tử vong. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp dập dịch cấp tập, Việt Nam đã đẩy lùi dịch vào đầu năm 2010.

Các dấu hiệu chính của bệnh cúm A/H1N1 là có biểu hiện sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Bệnh cúm A/H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi họng tại cơ sở y tế để xét nghiệm.

Đến nay, cúm A/H1N1 đã được coi là cúm mùa thông thường, xếp ngang với các chủng cúm khác như cúm A/H3N2, cúm B. Ổ dịch cúm A/H1N1 lớn gần đây nhất vào năm 2013, tại Trường THPT nội trú tỉnh Lào Cai, khiến 46 học sinh mắc. Gần đó cũng có một gia đình 5 người đều bị cúm. Tuy nhiên, không có trường hợp tử vong. Đến đầu tháng 6 này, cúm A/H1N1 đã quay trở lại, với ổ dịch tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), khiến gần 30 người mắc, trong đó có nhiều nhân viên y tế. Ngay sau khi phát hiện, ngành y tế đã cách ly các bệnh nhân và khống chế ổ dịch. Nhiều bệnh nhân khác bị cúm A/H1N1 cũng đã được phát hiện rải rác ở Tiền Giang, TP.HCM…

Mới đây, sáng 12.6, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ, bệnh viện này đang điều trị cho một bệnh nhân bị dương tính với cúm A/H1N1 và 3 nhân viên của bệnh viện có biểu hiện của cúm A/H1N1, nghi nhiễm từ bệnh nhân trên.

Cúm A/H1N1 cũng đã gây tử vong cho một phụ nữ thể tạng béo phì tại TP.HCM bị cúm A/H1N1 vào ngày 30.5. Chị này bị cúm nhưng nghĩ chỉ vài ngày khỏi, đến khi nhập viện đã muộn. Ngoài ra, một bệnh nhân nam 49 tuổi, xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1 cũng đã bị suy hô hấp nặng, sau 8 ngày tự điều trị tại nhà. Hiện bệnh nhân này đang được điều trị hồi sức tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Tuy tỷ lệ tử vong của cúm A/H1N1 không cao so với cúm A/H5N1, H7N9 nhưng khi các virus cúm B và cúm A/H3N2 chỉ tấn công vào hệ hô hấp phía trên thì cúm A/H1N1 lại có khả năng tấn công sâu vào phổi, gây viêm phổi, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Qua điều tra, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM phối hợp với Viện Pasteur TP.HCM đã kết luận, hai trường hợp tử vong và suy hô hấp nặng do cúm A/H1N1 xảy ra trên đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng (béo phì, tiểu đường), nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, không liên quan đến ổ dịch ở Bệnh viện Từ Dũ. Theo PGS-TS Trần Đắc Phu  - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây, hằng năm đều ghi nhận từ 1-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu là do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B. Mỗi năm, tỷ lệ mắc các loại cúm có sự “luân phiên” nhau, năm nay cúm A/H1N1 nổi trội thì có thể sang năm cúm B sẽ “lên ngôi”.

GS-TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư - cho biết, kết quả giám sát cúm từ hệ thống giám sát quốc gia những tháng đầu năm 2018 ghi nhận virus cúm A/H1N1 chiếm tỷ lệ cao hơn so với các chủng virus cúm mùa khác. Hơn 40% còn lại là cúm B và cúm A/H3N2.

Hàng trăm nghìn người tử vong vì “sụt sịt”

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, mỗi năm có 5-10% người trưởng thành và 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm. Trong đó, khoảng 3-5 triệu có tiến triển bệnh rất nặng và khoảng 250.000-500.000 người tử vong vì “sụt sịt, mệt mỏi”.

Giải thích thắc mắc: “Tại sao cúm A/H1N1 là cúm thường mà cũng có thể gây tử vong?”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư) cho biết, không chỉ cúm A/H1N1 mà các loại cúm thường khác như cúm A/H3N2, cúm B đều có thể gây tử vong nếu người bệnh chủ quan, nhập viện muộn. Bác sĩ Cấp phân tích, tuy cúm mùa thường có diễn biến nhẹ, chỉ khỏi sau 5 ngày đến 1 tuần, nhưng không ít trường hợp bệnh nặng, đó là do virus cúm làm suy giảm hệ miễn dịch, dẫn đến viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn. Một số khác, virus lại tấn công trực tiếp gây viêm phổi với tổn thương lan toả rộng, diễn tiến suy hô hấp rất nhanh. Lại có trường hợp bị virus cúm tấn công gây viêm cơ tim, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hàng năm, Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư đều tiếp nhận các ca cúm A/H1N1 hoặc cúm B trong tình trạng suy hô hấp, chụp X-quang cho thấy phổi trắng xoá, phải điều trị thở máy, thậm chí tử vong. Người nhà các bệnh nhân này thường cho biết, bệnh nhân chỉ sụt sịt, sốt nhẹ, mệt mỏi nên chỉ nghĩ cảm cúm thông thường, không đi viện, đến khi khó thở, sốt cao, hôn mê mới đưa đi cấp cứu.

“Cúm có thể gây biến chứng nặng đối với những người có bệnh mãn tính về hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, phổi, thận, thiếu máu, người suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ có thai” - bác sĩ Cấp nói.

Ông Phu cho biết, tuy tỷ lệ tử vong của cúm A/H1N1 không cao so với cúm A/H5N1, H7N9 nhưng khi các virus cúm B và cúm A/H3N2 chỉ tấn công vào hệ hô hấp phía trên thì cúm A/H1N1 lại có khả năng tấn công sâu vào phổi, gây viêm phổi, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các đối tượng có nguy cơ bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp nặng khi cúm gồm: Trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải; người trên 65 tuổi; phụ nữ có thai; người lớn mắc các bệnh mãn tính (bệnh phổi mãn tính, tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường…); suy giảm miễn dịch (người bệnh đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).

Cúm A/H1N1 rất dễ lây

Theo ông Phu, cúm A/H1N1 rất dễ lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang virus cúm A/H1N1 có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...

Ngoài ra, virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Chỉ cần mọi người cầm nắm vào các dụng cụ này, dính virus, sau đó đưa lên mũi, miệng là có thể lây bệnh.

Không chỉ vậy, ông Phu cũng cho biết, virus cúm A/H1N1 đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, các hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho virus phát triển, nhất là vào  tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt virus.

9 biện pháp đề phòng mắc cúm:

1. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

2. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.

3. Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.

4. Những người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

5. Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.

6. Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1m nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

7. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

8. Đề phòng cúm một cách hữu hiệu nhất là đi tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm 1 lần để ngừa 95-97% nguy cơ mắc cúm, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ mắc cúm và dễ biến chứng nặng như phụ nữ mang thai, người bị các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch…

9. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các virus cúm.

Lao động

Vaccine mới thay thế có an toàn hơn Quinvaxem?

Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia về việc nhập khẩu vaccine ComBE Five phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng; và công văn gửi Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế về việc kiểm định loại vaccine mới này.

Tại Việt Nam, vaccine này đã được sử dụng thí điểm nhóm nhỏ ở bốn huyện Bình Lục, Kim Bảng, Thanh Liêm và Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), kết quả cho thấy, không ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm.

Người dân quan tâm nhất đến độ an toàn

Công văn gửi Viện Kiểm định Quốc gia, vaccine và sinh phẩm y tế yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để kịp thời kiểm định ngay sau khi nhận được mẫu vaccine ComBE Five từ cơ sở nhập khẩu, đảm bảo đúng tiến độ kiểm định vaccine theo quy định và đáp ứng đúng kế hoạch triển khai sử dụng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đồng thời, tăng cường giám sát chất lượng vaccine ComBE Five trong quá trình vaccine được đưa ra lưu hành, sử dụng, đặc biệt trong giai đoạn triển khai tiêm chủng trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh/thành phố trong tháng 6-7.2018, trước khi tổ chức triển khai chuyển đổi sử dụng vaccine trên phạm vi toàn quốc.

Theo kế hoạch cung ứng vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2018 của Bộ Y tế, loại vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine 5 trong 1) được lựa chọn sử dụng là vaccine ComBE Five (số giấy đăng ký lưu hành: QLVX-1040-17; do Cty Biological E, Ấn Độ sản xuất). Vaccine này sẽ được sử dụng thay thế cho vaccine Quinvaxem đã được sử dụng trước đây do hiện nay nhà sản xuất (tập đoàn Janssen tại Hàn Quốc) đã ngừng sản xuất loại vaccine này trên toàn thế giới. Đã có 300 triệu liều vaccine ComBE Five được sử dụng ở 43 nước trên thế giới. Việt Nam là nước thứ 44 và sẽ sử dụng khoảng 5 triệu liều/năm. Vấn đề mà người dân vẫn quan tâm nhất hiện nay là độ an toàn của vaccine ComBE Five.

Theo ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - ComBe Five được phát triển từ những năm 1980. Bước tiến của vaccine này là năm 2010, khi Biological phát triển và đăng ký thành công ComBE Five 5 thành phần dung dịch toàn phần tại Ấn Độ. Năm 2012, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiền thẩm định vaccine dạng dung dịch, nhà sản xuất này cũng đã trúng thầu cung cấp ComBE Five cho chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng thông thường tại trên 40 quốc gia.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người dân e ngại về tính an toàn, đặc biệt là khi vaccine mới ComBE Five có thành phần tương tự vaccine Quinvaxem, tức là có thành phần ho gà toàn tế bào, có đường dùng, cách đóng gói, chỉ định tiêm giống Quinvaxem.

Theo ông Phu, ở thời điểm Ấn Độ sử dụng được 40 triệu liều ComBE Five, báo cáo ghi nhận có 11 ca phản ứng nặng sau tiêm. Trong số này có 5/11 sốt cao, co giật, khó thở... nhưng được cấp cứu kịp thời, không để lại di chứng, 6/11 bé tử vong, nhưng qua khảo sát cho thấy có 1 bé viêm phổi, 1 nhiễm trùng huyết, 1 gặp hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh... Tức là chưa có bằng chứng liên quan giữa vaccine và các trường hợp tử vong.

Tại Việt Nam, vaccine này đã được sử dụng thí điểm nhóm nhỏ ở bốn huyện: Bình Lục, Kim Bảng, Thanh Liêm và Lý Nhân (tỉnh Hà Nam). Kết quả theo dõi 28 ngày sau tiêm cho thấy, 70-86,7% các cháu có đau chỗ tiêm; 35,7-39,3% có bị đỏ và quầng đỏ ở vị trí tiêm; 34,4-39,1% các cháu có sốt; 8,9-24% các cháu có bỏ bú, bỏ ăn... “Không ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm” - ông Phu nói.

Tăng cường giám sát chất lượng

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Vũ Tuấn Cường: Để đảm bảo cung ứng kịp thời vaccine 5 trong 1 cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và đảm bảo hiệu quả của công tác tiêm chủng, Cục Quản lý Dược đề nghị Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để kịp thời kiểm định ngay sau khi nhận được mẫu vaccine ComBE Five từ cơ sở nhập khẩu, đảm bảo đúng tiến độ kiểm định vaccine theo quy định và đáp ứng đúng kế hoạch triển khai sử dụng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng; Tăng cường giám sát chất lượng vaccine ComBE Five trong quá trình vaccine được đưa ra lưu hành, sử dụng, đặc biệt trong giai đoạn triển khai tiêm chủng trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh/thành phố trong tháng 6-7.2018 trước khi tổ chức triển khai chuyển đổi sử dụng vaccine trên phạm vi toàn quốc...

Ngoài ra, đơn vị này cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia chủ động liên hệ và tiến hành các thủ tục có liên quan để kịp thời nhận viện trợ hoặc mua sắm vaccine ComBE Five theo đúng cơ chế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Khẩn trương báo cáo tên và địa chỉ cơ sở được ủy quyền nhập khẩu vaccine ComBE Five theo đúng yêu cầu của Cục Quản lý Dược...

PGS-TS Dương Thị Hồng - Viện phó Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - cho biết: Sau khi triển khai thí điểm tại 7 tỉnh, trong tháng 7, ngành y tế sẽ có đánh giá tổng thể liên quan đến quá trình tiêm. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, trong tháng 8, Bộ Y tế sẽ có quyết định và triển khai tiêm miễn phí vaccine này trên quy mô toàn quốc.

Vaccine Combe Five được triển khai nhằm thay thế vaccine Quinvaxem (vaccine 5 trong 1) mà Việt Nam đã sử dụng trước đó để phòng ngừa 5 loại bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Lý do chuyển đổi sang loại vaccine mới này là vì Cty Berna Biotech (Hàn Quốc) đã ngưng sản xuất vaccine Quinvaxem từ năm 2017. “Khi triển khai vaccine Combe Five, vẫn tiếp tục tiêm Quinvaxem cho trẻ đến khi hết vaccine này mới dừng hẳn. Trẻ đã tiêm mũi 1 Quinvaxem có thể tiêm tiếp mũi 2-3 bằng Combe Five” - TS Hồng cho biết.

Sài Gòn giải phóng

Vĩnh Long: 6 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 6 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, phải cách ly và theo dõi chặt chẽ, điều trị tích cực.

Ngày 13-6, ông Nguyễn Công Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết, trên địa bàn tỉnh có 6 trường hợp dương tính cúm A/H1N1. Trong đó, 3 trường hợp đã xuất viện, 1 trường hợp đã chuyển sang Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ điều trị và 2 trường hợp còn điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) đang dần hồi phục sức khỏe.

Trước đó, ngày 8-6, Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh báo cáo, tại Khoa Nội nhiễm thuộc của Trung tâm có 6 trường hợp sốt cao, ho… đang điều trị các bệnh lý nội khoa mãn tính: Cao huyết áp, rối loạn tiền đình, đau nhức khớp…

Cụ thể, các bệnh nhân gồm: bà Trương Thị X. (76 tuổi, ngụ xã Đông Thành, thị xã Bình Minh); bà Nguyễn Thị M. B. (53 tuổi, ngụ xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long); bà Huỳnh Thị Ch. (64 tuổi, ngụ phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh); bà Nguyễn Thị T. (84 tuổi, ngụ xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh).

Trong 2 ngày (ngày 6 và 8-6), Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh tiếp tục tiếp nhận 2 bệnh nhân khác là bà Nguyễn Thị N. (71 tuổi, ngụ xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) và bà Phạm Kim Th. (54 tuổi, ngụ xã Đông Thành, thị xã Bình Minh; bà Th. là người nhà của bệnh nhân Trương Thị X.) nhập viện cũng với triệu chứng tương tự.

Ngay khi tiếp nhận thông tin, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long đã cử đoàn giám sát, hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, cách ly theo dõi chặt chẽ, điều trị tích cực cho tất cả bệnh nhân.

Qua lấy mẫu bệnh phẩm bệnh nhân Nguyễn Thị M. B. (53 tuổi, ngụ xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) gửi về Viện Pasteur TPHCM xét nghiệm, kết quả bệnh nhân này dương tính với cúm A/H1N1.

Riêng trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị T. (84 tuổi, ngụ xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh) chuyển sang Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ nằm phòng cách ly điều trị tích cực. Lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur xét nghiệm, kết quả bệnh nhân T. cũng dương tính với cúm A/H1N1. Hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Tư đã được cải thiện, huyết áp bình thường, thở đều, giảm ho, giảm mệt, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

Theo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, trước tình trạng xuất hiện bệnh cúm A/H1N1, sở đã ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Sức khỏe & Đời sống

Liên tục ghi nhận các ca nhiễm cúm A/H1N1 trên nhiều địa phương

Thời gian gần đây, trên địa bàn các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên rải rác ghi nhận các ca nhiễm cúm A/H1N1. Mặc dù, cúm A/H1N1 đã lưu hành như cúm mùa thông thường, nhưng vẫn ghi nhận trường hợp tử vong.

Đã có ca tử vong và xuất hiện nhiều chùm ca bệnh

Cuối tháng 5 vừa qua, TP.HCM đã ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do cúm A/H1N1. Bệnh nhân là một phụ nữ 26 tuổi, có thể trạng béo phì. Lúc khởi phát bệnh, người bệnh tự điều trị tại nhà, đến ngày 30/5 được đưa vào BV quận Thủ Đức cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp nặng. Đến chiều 30/5, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và tử vong cùng ngày. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1.

Bên cạnh đó, tại BV Chợ Rẫy cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam bị nhiễm cúm A/H1N1 trong tình trạng nguy kịch sau cả tuần tự trị bệnh tại nhà. Bệnh nhân 48 tuổi, hành nghề lái xe và đang mắc bệnh đái tháo đường, nhập viện trong tình trạng sốt, ho, khó thở, suy hô hấp, viêm phổi nặng.

Còn tại Đăk Lăk, chị T. vào BV Từ Dũ (TP.HCM) điều trị bệnh và có tiếp xúc với bệnh nhân khác nhiễm A/H1N1 nên được lấy mẫu xét nghiệm. Sau khi từ BV Từ Dũ về Đăk Lăk thì sáng ngày 3/6, chị T. có triệu chứng quay cuồng, liên tục nôn ói, rối loạn tiêu hóa, đại tiện ra máu nên nhập viện ở BVĐK tỉnh Đăk Lăk. Chiều cùng ngày, BV Từ Dũ thông báo cho BVĐK Đăk Lăk, chị T. đã nhiễm cúm A/H1N1.

Sau gần 2 tuần cách ly và điều trị tích cực tại Đăk Lăk, bệnh nhân Kim T. ổn định sức khỏe, không truyền bệnh cho người khác. Khi xuất hiện, trong người chị T. đã không còn cúm A/H1N1 nên không thể lây truyền cho cộng đồng.

Cách TP. HCM không xa, tại Bà Rịa Vũng Tàu cũng ghi nhận bệnh nhân đầu tiên mắc cúm A/H1N1 (kết quả xét nghiệm ngày 8/6). Bệnh nhân là nam, 54 tuổi vào BV Bà Rịa trong tình trạng ho, sốt cao, sổ mũi, rát họng, người mệt mỏi, chán ăn. Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân này có đưa vợ đi khám và điều trị tại BV Từ Dũ (nơi có ổ cúm A/H1N1.

Tương tự, tại BVĐK TP. Cần Thơ, ngày 12/6 đã tiến hành cách ly 3 nhân viên y tế nghi nhiễm cúm A/H1N1 từ bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Bệnh nhân 84 tuổi nhập viện ngày 8/6, kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1. Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng của Khoa Tim mạch - những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân đã có triệu chứng nghi lây nhiễm cúm A/H1N1.

Tại Vĩnh Long cũng ghi nhận 2 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Một trường hợp khi đang điều trị bệnh mạn tính thì có biểu hiện ho, sốt cao nên được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với cúm A/H1N1; một trường hợp khác được chuyển sang BVĐK TP. Cần Thơ cũng dương tính với cúm A/H1N1. Ngành y tế Vĩnh Long đã thực hiện khử trùng, cách ly bệnh nhân và dự phòng cho nhân viên y tế đúng quy định.

Cúm A/H1N1 chuyển nặng với người có bệnh mạn tính

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virut cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Cúm A/H1N1 có biểu hiện giống với triệu chứng cúm thông thường, chỉ có thể phát hiện bệnh bằng cách xét nghiệm dịch mũi, họng tại các cơ sở y tế. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày.

Tuy nhiên, với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi nghi ngờ bị cúm A/H1N1 bệnh nhân phải đến ngay bệnh viện khám và điều trị kịp thời, phòng tránh trường hợp biến chứng có thể dẫn tới tử vong.

Cúm A/H1N1 cũng như các loại cúm mùa thông thường, tiến triển thường lành tính và không cần điều trị cũng có thể khỏi. Song, bệnh cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, tăng huyết áp, phổi, thận, rối loạn chuyển hóa, thiếu máu hoặc người bị suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ có thai.

Giảm giá khám bệnh, ngày giường và 40 dịch vụ y tế

Bộ Y tế đã xây dựng Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 37 về giá dịch vụ y tế với hướng dẫn cụ thể về thanh toán và thay đổi 6 giá khám bệnh theo hạng bệnh viện (BV) và trạm y tế xã, 42 giá ngày giường theo hạng BV và 40 dịch vụ kỹ thuật chủ yếu là các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm, Xquang, MRI, CT scanner, PET-CT; Nội soi tai mũi họng, y học cổ truyền, phục hồi chức năng. Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra tại cuộc họp của Bộ Y tế với các phóng viên báo chí chiều 11/6

Giá khám bệnh sẽ giảm 15-20%

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh hàng năm là cần thiết, vì giải quyết bất cập trong thực tế cũng như việc điều chỉnh giá theo Thông tư 37 lần này nhằm cân đối quỹ và chất lượng khám chữa bệnh. Trước mắt, do chưa thể điều chỉnh mức đóng BHYT nên để bảo đảm cân đối quỹ, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh giá của một số dịch vụ thông thường như khám bệnh, chiếu, chụp, chẩn đoán, siêu âm, giường...

Theo đó, giá khám bệnh sẽ giảm 15-20%, giá ngày giường điều trị giảm từ 2 - 10% theo từng hạng BV. Tuy chỉ điều chỉnh một số dịch vụ (đa số là giảm giá) nhưng tác động lớn đến khả năng cân đối quỹ BHYT, vì đây là các dịch vụ sử dụng nhiều, điều chỉnh để giảm tần suất sử dụng.

Chủ yếu là điều chỉnh giảm số lượt khám/bàn khám, công suất sử dụng máy móc, thiết bị, giường bệnh, nhất là các BV tuyến tỉnh, tuyến huyện tăng, do được đầu tư, nâng cấp, thông tuyến, người bệnh sử dụng nhiều hơn nên giảm được chi phí, nhiều loại vật tư, hóa chất giá giảm so với trước đây do hiệu quả của công tác đấu thầu.

“Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng các đối tượng người nghèo, cận nghèo. Nhưng ảnh hưởng đến nguồn thu của các cơ sở khám bệnh, mặc dù vậy chất lượng dịch vụ y tế vẫn phải đảm bảo”- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tiến hành khảo sát tổng thể, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước để xây dựng giá dịch vụ y tế theo hướng phân loại để giảm bớt số lượng dịch vụ y tế hiện nay (trên 18.000 dịch vụ), sắp xếp lại theo nguyên tắc thuận lợi cho quản lý, dễ thực hiện cho các cơ sở y tế và bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT; làm căn cứ để ban hành định mức, xây dựng giá của các dịch vụ này (mức giá gồm chi phí trực tiếp, tiền lương (theo lương cơ sở 1.390.000đ) và chi phí quản lý. Đồng thời, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay Nghị định số 85/NĐ-CP, trong đó đặc biệt lưu ý tăng nhân lực cho các BV để nâng cao chất lượng; giao tự chủ cho các BV/Trung tâm y tế huyện phù hợp để giảm áp lực tự chủ tài chính.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong KCB, giám định, thanh toán BHYT

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, Bộ Y tế đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh (KCB) và giám định, thanh toán BHYT trong toàn ngành, nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch trong cung ứng dịch vụ y tế, trong giám định chi phí và thanh toán BHYT.

Việc sớm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tính kịp thời, minh bạch trong giám định và thanh toán chi phí, đồng thời đảm bảo quản lý sử dụng dịch vụ y tế khi có thông tuyến KCB, đảm bảo kiểm soát việc tiếp cận và cung ứng dịch vụ y tế đối với người có thẻ BHYT phù hợp, hiệu quả, tránh người bệnh và người cung cấp dịch vụ lạm dụng.

Bộ Y tế cũng cho biết thêm, theo thông tin từ Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ ngày 1/1/2018 - 11/6/2018 đã có hơn 73,5 triệu hồ sơ được 12.307 cơ sở KCB gửi lên Cổng với tổng số chi phí KCB tương ứng trên 46.000 tỷ đồng. Trong số 73,5 triệu hồ sơ có hơn 72,5 triệu hồ sơ đã được gửi sang đề nghị giám định thanh toán với tổng số tiền đề nghị thanh toán trên 45.000 tỷ đồng. Tỷ lệ liên thông dữ liệu toàn quốc hiện đạt 97,6%. Hiện Bộ Y tế đang nghiên cứu xây dựng một phần mềm thống nhất tại Trạm y tế tuyến xã, qua đó sẽ quản lý đồng bộ các hoạt động như dự phòng, dân số - KHHGĐ, quản lý sức khỏe cá nhân, khám chữa bệnh...

Đẩy mạnh triển khai kế hoạch ứng dụng và phát triển y tế thông minh Bộ Y tế năm 2018

Để đẩy mạnh triển khai kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đạt hiệu quả và có chất lượng cao, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Y tế, ngày 20/3, Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế tổ chức "Hội nghị triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Y tế năm 2018"

PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT - Bộ Y tế, chủ trì Hội nghị, tham dự có khoảng 145 đại biểu là lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Sở Y tế, các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh, 13 doanh nghiệp CNTT, Hội Tin học Việt Nam, đại diện Vụ CNTT, Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, truyền thông báo chí đến tham dự và đưa tin. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Cục CNTT, Bộ Y tế nhằm thúc đẩy triển khai kế hoạch, tìm kiếm, đưa ra giải pháp tối ưu thực hiện trọn vẹn, thành công kế hoạch Ứng dụng CNTT của Bộ Y tế trong năm 2018. Đồng thời cũng từng bước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Đảng giao về thiết lập hệ thống sổ sức khỏe điện tử đến từng người dân, cập nhật các thông tin sức khỏe cho người dân khi đi khám sức khỏe, xây dựng cơ chế lộ trình phù hợp thực hiện để tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ; tập trung đẩy nhanh cải cách hành chính, ƯDCNTT từ quản lý bệnh viện, BHYT, bệnh án điện tử, khám chữa bênh từ xa….

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Cục trưởng PGS.TS Trần Quý Tường nhấn mạnh, triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Y tế năm 2018 là rất cần thiết và có ý nghĩa. Trong thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự kết hợp chặt chẽ của các Bộ/ngành, sự vào cuộc ủng hộ của các bạn bè quốc tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân có những bước đầu phát triển quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển y tế điện tử trong thời gian tới. Về thể chế, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản, thông tư, nhiều quyết định chuyên môn kỹ thuật về CNTT Y tế được Bộ Thông tin & Truyền thông xếp vào nhóm 1 trong số những Bộ/ngành có tiến bộ trong ban hành các thể chế về CNTT. Ngành y tế đã tăng cường chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, triển khai thành công và có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế; kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia ASEAN. Hiện nay, 100% dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền Bộ Y tế được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2; 57 dịch vụcông trực tuyến mức độ 3 và 4; kết nối liên thông gửi/nhận văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ, với các tỉnh thành; công khai đầy đủ tiến độ giải quyết hồ sơ của Bộ Y tế trên cổng thông tin điện tử Chính phủ…

Nhân dân

Giám sát chặt các bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy một số bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết (SXH), tay, chân, miệng (TCM), sởi, viêm não do vi-rút, viêm não Nhật Bản, dại... đang có xu hướng gia tăng và nguy cơ bùng phát thành dịch rất lớn. Để chủ động phòng, chống, bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế, người dân cần thực hiện tốt việc tiêm vắc-xin phòng bệnh và các khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

Số liệu thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 20 nghìn người mắc SXH (trong đó có bốn người chết); 14.092 người mắc bệnh TCM; cả nước có 567 trường hợp sốt phát ban nghi sởi (một trường hợp chết); 48 người mắc bệnh do liên cầu lợn (ba người chết tại Trà Vinh, Lai Châu và Bà Rịa - Vũng Tàu); 19 người mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu... Đáng chú ý, tại tỉnh Sơn La có 74 người mắc, nghi mắc viêm não vi-rút tại tám huyện (tăng 37 trường hợp so với cùng kỳ năm trước), trong đó có một người chết tại huyện Thuận Châu. Cả nước có tới 28 người chết do bệnh dại tại 17 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía bắc…

Theo đánh giá của Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu, phần lớn các tỉnh, thành phố tiếp tục có thêm người mắc SXH, TCM từ đầu năm 2018 đến nay. Tuy tổng số người mắc giảm so với cùng kỳ năm 2017, nhưng hiện bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La, Quảng Ninh... Tại Hà Nội đã có 242 trường hợp mắc phát ban dạng sởi tại 28 quận, huyện, tăng 84 trường hợp so với cùng kỳ năm 2017, trong đó 195 trường hợp đã được lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện 128 trường hợp dương tính sởi. Đáng lo ngại, phân bổ người bệnh sốt phát ban nghi sởi năm 2018 theo tiền sử tiêm chủng là: Chưa đủ tuổi tiêm có 73 ca (chiếm 30,2%) đã tiêm ít nhất được một mũi vắc-xin sởi là 65 ca (chiếm 26,9%); chưa được tiêm là 104 trường hợp (chiếm 42,9%). Hiện đang giữa mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH phát triển, nhất là một số bệnh có nguy cơ gia tăng như: bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi-rút, viêm não Nhật Bản, dại, bệnh đường hô hấp nguy hiểm khác như bạch hầu, ho gà...

Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi T.Ư) đang điều trị hơn 30 ca viêm não - màng não. Đáng chú ý, trong đó có hai trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng, cả hai ca đều không được tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc-xin theo quy định. Cháu Lê Quỳnh Tr. (13 tuổi, ở tỉnh Hải Dương) vào viện trong tình trạng sốt cao, li bì, co giật. Do bệnh diễn biến nhanh và nặng nên cho dù đã điều trị thở máy, dùng thuốc chống phù não nhưng hơn 10 ngày tình trạng bệnh nhi vẫn chưa ổn định. Trường hợp thứ hai là cháu Nguyễn Đức A. (15 tháng, ở tỉnh Bắc Ninh), sau bốn ngày thở máy, điều trị chống phù não, tình trạng đã tạm thời ổn định, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi, đánh giá di chứng về tinh thần, vận động.

Theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25 đến 35%). Viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những bệnh viêm nhiễm khác. Tuy nhiên, đến ngày thứ hai hay thứ ba của bệnh thì triệu chứng biểu hiện rõ dần như: sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp. Bệnh diễn tiến rất nhanh, sau ba ngày, thậm chí một ngày, người bệnh đã có biểu hiện co giật, hôn mê, phải thở máy, chỉ một, hai ngày là trẻ có thể chết. Ngoài ra, những trường hợp mắc viêm não Nhật Bản tạo di chứng thần kinh về sau, khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội...

Để chủ động phòng, chống hiệu quả các dịch bệnh nêu trên, Bộ Y tế đề nghị các địa phương giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi mắc sởi, viêm não vi-rút, viêm não Nhật Bản...; đồng thời tăng cường kiểm tra công tác tiêm phòng vắc-xin tại các khu vực có số trường hợp mắc tăng cao. Đôn đốc các địa phương, đơn vị chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa xuân hè, nhất là triển khai các chiến dịch diệt bọ gậy phòng, chống SXH. Điều tra xử lý tại cộng đồng các ca bệnh ghi nhận trong tuần như sốt phát ban nghi sởi, SXH, TCM, ho gà, liên cầu lợn... Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm việc tiêm chủng các bệnh có vắc-xin dự phòng, với phương châm tiêm “đúng lịch, đúng tuổi, đúng liều” với bất kỳ hình thức tiêm nào trong chương trình tiêm chủng quốc gia, hay tiêm dịch vụ. Nếu tiêm không đủ liều vắc-xin, vẫn có khả năng mắc bệnh, làm giảm sự miễn dịch tại cộng đồng. Đây đang được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh gia tăng và bùng phát tại cộng đồng thời gian qua. Riêng với dịch sởi, người dân cần đưa trẻ từ chín tháng đến hai tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ hai mũi vắc-xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.

Đối với bệnh viêm não Nhật Bản và các dịch bệnh khác, bên cạnh việc tiêm vắc-xin phòng bệnh người dân cần thực hiện vệ sinh môi trường sạch sẽ; đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; không thả rông chó, mèo ra đường hoặc khi thả phải được đeo rọ mõm… Các trường hợp bị chó, mèo cắn cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại...

830.000 liều vaccine "5 trong 1" ComBe Five đầu tiên chuẩn bị về Việt Nam, thay cho Quinvaxem

Hôm nay, 12-6, thông tin từ Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cho biết, dự kiến từ giữa tháng 6 này, 833.200 liều vaccine ComBE Five (do GAVI viện trợ) sẽ được nhập khẩu về Việt Nam và chính thức được sử dụng để thay thế vaccine Quinvaxem. Theo Cục Quản lý dược, vaccine ComBE Five (do Ấn Độ sản xuất) sẽ được sử dụng thay thế cho vaccine Quinvaxem đã được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trước đây do nhà sản xuất tại Hàn Quốc ngừng sản xuất loại vaccine này.

Để đảm bảo cung ứng kịp thời vaccine “5 trong 1” ComBE Five trong tiêm chủng mở rộng (tiêm miễn phí cho trẻ) và đảm bảo hiệu quả công tác tiêm chủng, Cục Quản lý dược đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia chủ động liên hệ và tiến hành các thủ tục liên quan để nhận viện trợ hoặc mua sắm vaccine ComBE Five theo đúng cơ chế đã được phê duyệt.

Mặt khác, khẩn trương báo cáo tên và địa chỉ cơ sở được ủy quyền nhập khẩu vaccine ComBE Five theo đúng yêu cầu của Cục Quản lý dược; Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát các đơn vị, địa phương trong việc triển khai sử dụng vaccine ComBE Five, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.

Đặc biệt, ở giai đoạn triển khai tiêm chủng trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh/ thành phố (Hà Nam, Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu) trong tháng 6-7/2018 trước khi tổ chức triển khai việc chuyển đổi sử dụng vaccine ComBE Five (thay cho Quinvaxem) rộng ra phạm vi cả nước, cần kịp thời báo cáo kết quả và các khó khăn, vướng mắc về Cục Quản lý dược để giải quyết.

Gia đình & Xã hội

Cảnh báo cúm A(H1N1): Diễn biến đổi chủng, độc tính nhanh

Trong tuần qua, tại TP.HCM liên tục phát hiện các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 bị nguy kịch, có trường hợp tử vong. Theo đánh giá của các chuyên gia thì virus H1N1 là một loại virus cúm mùa có độc tính mạnh, số lượng lưu hành cao nhất trong tất cả các loại virus cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam…

Tiền phong, Gia đình & Xã hội

Hà Nội xuất hiện bệnh nhân viêm não Nhật Bản đầu tiên năm 2018

Trong tuần vừa qua, Hà Nội đã ghi nhận 1 trường hợp bệnh nhi 10 tuổi ở Ba Vì mắc viêm não Nhật Bản. Đây là trường hợp viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2018 trên địa bàn thành phố.

Trao đổi với báo chí chiều nay, 11-6, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tuần qua, Hà Nội đã ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên năm 2018.

Bệnh nhi là bé gái 10 tuổi, ở xã Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội. Bệnh nhi hiện đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện tiến triển bệnh khá tích cực.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tuần trước, khoa Truyền nhiễm của bệnh viện tiếp nhận 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng. Hai ca này đều do không được tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine theo quy định.

Hiện nay, khoa đang điều trị nội trú cho hơn 20 ca viêm não, ngoài ra còn nhiều ca bệnh kèm viêm màng não. Các bệnh nhân nằm điều trị chủ yếu ở khoa Hồi sức, Truyền nhiễm. Trong số này có một số trẻ mắc bệnh nặng, phải thở máy.

Về diễn biến dịch bệnh nói chung trên địa bàn Hà Nội, báo cáo của Sở Y tế thành phố cho biết, nếu trong tháng 4 và đầu tháng 5-2018 chỉ ghi nhận 2-6 ca bệnh sởi/tuần thì trong tuần cuối tháng 5 và đầu tháng 6 này, số mắc sởi tăng khá mạnh.

3 tuần qua, trung bình trên địa bàn Hà Nội ghi nhận từ 10 - 18 trường hợp dương tính với sởi/tuần. Cao điểm từ 4 đến 10-6, cả thành phố ghi nhận 33 trường hợp sốt phát ban, trong đó có 20 trường hợp dương tính với sởi.

Lũy tích từ đầu năm 2018 đến nay đã có 275 trường hợp mắc sốt phát ban, trong đó có 148 trường hợp mắc sởi. Trong khi cả năm 2017, Thủ đô Hà Nội chỉ ghi nhận hơn 60 ca mắc sởi.

Hà Nội mới

Nỗi lo vi khuẩn tụ cầu vàng gây ngộ độc hàng loạt

Kết quả xét nghiệm 4 mẫu trà sữa, thạch rau câu làm 19 học sinh Trường Tiểu học Trần Phú (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) bị ngộ độc mới đây cho thấy, các mẫu thực phẩm này đều bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng (có tên khoa học là Staphylococcus aureus). Điều này khiến người dân hết sức lo lắng, khi thực phẩm không bảo đảm chất lượng; công đoạn chế biến, nấu nướng không vệ sinh rất dễ bị nhiễm tụ cầu vàng, gây ra các vụ ngộ độc hàng loạt.

Nguồn lây nhiễm tụ cầu vàng

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), những thực phẩm có khả năng chứa tụ cầu vàng cao: Thịt, gia cầm và trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, đồ hộp, bánh kem… Nguồn lây nhiễm tụ cầu vàng còn có thể do dụng cụ nấu nướng, chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh hay do quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm kém chất lượng. Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu khuẩn vàng ở nước ta thường gặp trong các bữa ăn tập trung đông người như: Đám cỗ, tiệc cưới, bữa ăn cho công nhân…

Bởi lẽ, những bữa ăn phải chuẩn bị cho nhiều thực khách, thức ăn chuẩn bị trong khoảng thời gian dài, qua nhiều công đoạn với nhiều người tham gia. Nếu quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, vệ sinh thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.

 Tiến sĩ Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm) cho biết, vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm từ môi trường hoặc từ người chế biến sẽ sinh sôi rất nhanh trong các thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp (hay gặp nhất là các món sốt trứng, thịt nguội) và sinh ra độc tố đường ruột. Khi ăn phải thức ăn có nhiễm độc tố đường ruột, chỉ sau 30 phút đến 1 giờ là xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy.

Điều đáng nói, vi khuẩn này rất bền với nhiệt độ. Đun, nấu thực phẩm ở nhiệt độ 100 độ C trong 15 phút, vi khuẩn tụ cầu vàng chưa bị phá hủy. Do vậy, dù thức ăn được nấu chín, vi khuẩn tụ cầu vàng bị tiêu diệt, nhưng độc tố của nó vẫn tồn tại. Muốn khử hoàn toàn độc tố tụ cầu vàng phải đun sôi liên tục ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Còn theo Tiến sĩ Trương Hồng Sơn, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, ở điều kiện bình thường, vi khuẩn tụ cầu vàng không gây bệnh. Tuy nhiên, khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, thông qua các vết thương trên da, đường hô hấp, tiêu hóa…, chúng có thể gây ra các nhiễm trùng rất nghiêm trọng như: Chốc lở, viêm mô tế bào trên da; viêm tủy xương, viêm phổi, thậm chí khi chúng xâm nhập vào máu có thể bị nhiễm khuẩn huyết, gây sốc hay suy đa phủ tạng, dẫn tới tử vong.

Phòng tránh cách nào?

Vào mùa hè, các vụ ngộ độc thực phẩm thường xảy ra, mà nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn. Chính vì vậy, mọi người cần chú ý khi sử dụng các sản phẩm “nhạy cảm” với các loại vi khuẩn đường ruột, nhất là tụ cầu vàng.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng, theo ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn, vệ sinh thực phẩm Hà Nội, đối với các nhà hàng ăn uống, cơ sở sản xuất bánh kẹo, bếp ăn tập thể cơ quan chức năng không chỉ kiểm tra nguồn gốc thực phẩm, mà phải tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh dây chuyền sản xuất, khu vực chế biến, dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm, nhất là kiểm tra tình trạng sức khỏe của nhân viên tham gia quá trình sản xuất.

Nếu phát hiện người tham gia dây chuyền chế biến mắc bệnh ngoài da, hoặc bệnh truyền nhiễm phải cho nghỉ việc để điều trị khỏi bệnh. Đối với hộ gia đình, bếp ăn khi cần chế biến các loại thực phẩm ăn ngay phải lựa chọn nguồn nguyên liệu bảo đảm vệ sinh, lưu ý khâu bảo quản thực phẩm và chế biến kỹ lưỡng.

Đồng thời, bảo quản các loại bánh kem, sữa, nước sốt ở nhiệt độ dưới 6 độ C và tránh giữ những thực phẩm này quá 12 giờ. Đối với các trang trại chăn nuôi gia súc (bò, trâu, dê) để lấy sữa, ngành thú y phải kiểm tra nghiêm ngặt tình trạng sức khỏe của các loại gia súc, tránh lấy sữa ở các gia súc bị viêm vú do tụ cầu vàng.

Bà Hoàng Thị Minh Thu, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn, vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho rằng, để phòng chống ngộ độc thực phẩm, mỗi người nên tuân thủ thực hiện việc ăn chín, uống sôi, vệ sinh môi trường và nguồn nước sạch sẽ. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh như rửa tay trước và sau khi ăn.

Đặc biệt lưu ý lựa chọn những thực phẩm an toàn, bảo đảm vệ sinh và tránh bảo quản thực phẩm quá 12 giờ. Trong quá trình lựa chọn thực phẩm, người tiêu dùng nên để ý tới thông tin của thực phẩm như: Ngày sản xuất, hạn sử dụng, quan sát vỏ bao gói thực phẩm thật kỹ xem thực phẩm có vấn đề bất thường không… Các thực phẩm tươi sống (thịt, hải sản) chỉ nên bảo quản lạnh trong vòng 2 đến 3 ngày, tránh bảo quản quá lâu, bởi các vi khuẩn có đủ điều kiền để phát triển và gây bệnh.

Hơn nữa, không chỉ trước khi nấu nướng, mà ngay sau khi chế biến thực phẩm cần vệ sinh dụng cụ thật sạch sẽ. Khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Đề phòng dịch bệnh “Nội công – Ngoại kích”

Trong khi một số bệnh truyền nhiễm trong nước đang tiềm ẩn diễn biến khó lường, thì nguy cơ loại dịch bệnh nguy hiểm gây chết người hàng loạt Ebola cũng có khả năng xâm nhập vào nước ta. Trước tình hình dịch bệnh “nội công - ngoại kích”, ngành Y tế đã liên tục tổ chức các cuộc họp khẩn và đưa ra cảnh báo nếu công tác phòng, chống không tốt sẽ khiến nhiều loại dịch bệnh bùng phát, khó kiểm soát …

Không chủ quan, lơ là

Đánh giá về tình hình dịch bệnh hiện nay, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, diễn biến dịch bệnh từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố chưa có gì bất thường. Tuy nhiên, với thời tiết đặc trưng mùa hè là nắng nóng kèm theo mưa nhiều, không thể chủ quan với nhiều loại dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, trong 5 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 20.522 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Khánh Hòa. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 41,4%, số tử vong giảm 8 trường hợp. Riêng tại Hà Nội, số mắc sốt xuất huyết ghi nhận từ đầu năm đến nay là hơn 100 trường hợp (giảm hơn 900 trường hợp so với cùng kỳ).

Dù vậy, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên đang vào mùa mưa, miền Bắc vào mùa hè là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển mạnh. Nếu không tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, nguy cơ phát triển nhanh các ổ dịch sốt xuất huyết dẫn đến bùng phát dịch là rất cao.

Cùng với đó, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Hiện Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi trung ương) điều trị cho hơn 30 ca viêm não, màng não, trong đó có 2 bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản rất nặng. Đáng chú ý, 2 trường hợp này đều không được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc xin theo quy định.

Theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm của bệnh viện, từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não. Riêng với viêm não Nhật Bản thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25 đến 35%). Ngoài ra, di chứng thần kinh sau khi mắc viêm não Nhật Bản như giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Không chỉ có những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp vào mùa hè, ngay cả những bệnh hay xuất hiện vào mùa đông - xuân như sởi đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc như: Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La, Quảng Ninh...

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, nếu như trong tháng 4 và đầu tháng 5-2018 chỉ ghi nhận 2-6 ca bệnh sởi/tuần thì trong tuần cuối tháng 5 và đầu tháng 6-2018, trên địa bàn thành phố ghi nhận từ 10 đến 18 trường hợp dương tính với sởi/tuần. Trong 5 tháng đầu năm 2018, Hà Nội có hơn 110 trường hợp mắc sởi trong khi cả năm 2017 mới ghi nhận hơn 60 ca mắc.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, trước đây, bệnh sởi thường phát triển mạnh vào mùa đông - xuân thì nay bệnh xuất hiện rải rác quanh năm. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng.

Triển khai nhiều biện pháp cấp bách

Cùng lúc đối diện với nguy cơ nhiều dịch bệnh trong nước diễn biến khó lường, Việt Nam còn phải lo đối phó với nguy cơ xâm nhập của dịch Ebola đang tái bùng phát tại Cộng hòa dân chủ Congo từ đầu tháng 4-2018 đến nay. Cách đây hơn 2 tuần, công tác giám sát dịch Ebola đã được ngành Y tế nước ta triển khai tại các cửa khẩu và bệnh viện nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt là những người có tiền sử trở về từ vùng có dịch.

Tại cuộc họp thông báo tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý, tỷ lệ tử vong do Ebola ở Congo tới gần 50% số mắc. Điều đó cho thấy, Ebola là dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Dù dịch xảy ra ở vùng hẻo lánh của Congo, nơi điều kiện y tế kém, không có khách du lịch nhưng phòng chống dịch bệnh không cho phép lơ là, chủ quan.

Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong điều trị loại bệnh này, do đó, ngành Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần phải thường xuyên cập nhật, trao đổi thông tin với bạn bè quốc tế về kinh nghiệm chuyên môn. Mặt khác, tại các bệnh viện phải tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, sẵn sàng khu vực cách ly thu dung, điều trị ngay cả khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc Ebola.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, với những dịch bệnh dễ xảy ra trong mùa hè, để phòng bệnh, các địa phương và mỗi người dân cần tích cực triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, như diệt muỗi, bọ gậy, ngủ màn... Với những bệnh đã có vắc xin phòng bệnh, người dân cần tuân thủ việc tiêm phòng đầy đủ.

Hiện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội bảo đảm đủ vắc xin phục vụ nhu cầu phòng bệnh của người dân. Người dân cần chủ động cho trẻ đi tiêm chủng khi đến tuổi, không nên chờ đến khi có dịch mới tiêm sẽ không đạt hiệu quả cao trong phòng bệnh.

Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết (15-6)” cao điểm trong tháng 6-2018. Ngoài ra, Bộ Y tế tổ chức 8 đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại 16 tỉnh, thành phố trọng điểm.

Nhiều giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm

Bên cạnh kết quả tích cực, công tác quản lý an toàn thực phẩm thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, tồn tại, như: Nhân lực chuyên trách an toàn thực phẩm còn thiếu so với nhiệm vụ thực hiện, sự vào cuộc của chính quyền một số địa phương cấp xã chưa quyết liệt, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hạn chế… Để tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, ngành thú y nói riêng và thành phố nói chung đang triển khai nhiều biện pháp quyết liệt…

Cụ thể, ngành thú y tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), gắn trách nhiệm của UBND và Ban Chỉ đạo công tác ATTP quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đối với công tác ATTP; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng ATTP định kỳ và đột xuất; kiểm nghiệm, giám sát hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP; xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP, xử lý kịp thời các thông tin phản ánh vi phạm ATTP thuộc lĩnh vực quản lý; kiên quyết xử lý vi phạm trong nuôi trồng, giết mổ gia súc, gia cầm; sản xuất chế biến nông, lâm sản, thủy sản; lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố...

Đối với các huyện, thị xã, tập trung xây dựng các vùng sản xuất an toàn, qua đó, tiếp tục phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020; duy trì và phát triển vùng rau an toàn với quy mô 5.600ha; xây dựng các vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn.

Hiện thành phố đã xây dựng bộ mã QRcode cho 550 sản phẩm nông sản an toàn mới, kết nối với điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc; duy trì các chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm an toàn và cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; phối hợp với các tỉnh triển khai mô hình quản lý ATTP theo chuỗi; xây dựng cơ chế hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn bền vững.

Cùng với đó là hỗ trợ đầu tư sản xuất, xây dựng và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến và tạo thương hiệu, quảng bá cho sản phẩm bảo đảm an toàn. Đối với các quận, tập trung kiểm soát kinh doanh dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố, bảo đảm 100% cơ sở kinh doanh ăn uống chấp hành và ký cam kết bảo đảm ATTP.

Về công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, hiện còn quá nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ với 1.048 cơ sở. Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai kế hoạch quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020 tại các huyện; tập trung tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng cơ sở giết mổ tập trung ở một số huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Phúc Thọ... Đồng thời, tạo điều kiện để các cơ sở giết mổ hưởng chính sách ưu đãi của thành phố về phí giết mổ gia súc, gia cầm.

Ngoài ra là triển khai chương trình bảo đảm ATTP trong chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kiểm tra, kiểm soát, rà soát tại các chợ cóc, chợ tạm, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn...

Một giải pháp quan trọng nữa là ngành tiếp tục đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, công khai kết quả kiểm tra, địa chỉ các cơ sở không bảo đảm ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về ATTP tới các nhóm đối tượng: Người quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm...

Đồng thời, tổ chức các buổi truyền thông cộng đồng, phổ biến kiến thức về ATTP và hướng dẫn người dân chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn, ký cam kết ATTP. Chắc chắn, với những giải pháp đồng bộ trên, vấn đề ATTP của Hà Nội sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.

Ngày 18/06/2018
Ban biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích