Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 5 4 9 0
Số người đang truy cập
2 0 1
 Tin tức - Sự kiện
Thông tin cập nhật về tình hình y tế quốc tế (2017-2018)

Hút một điếu thuốc mỗi ngày làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ; Tỷ lệ sống do ung thư trên toàn cầu đã được cải thiện nhưng khoảng cách vẫn còn lớn; Bệnh phong: Thế giới tập trung vào việc chấm dứt sự lây truyền bệnh ở trẻ em; Phân nhóm mới về tuổi vị thành niên kéo dài từ 10 đến 24; Các bác sĩ cảnh báo nguy cơ về tim do một số liệu pháp điều trị ung thư vú; Báo cáo của TCYTTG cảnh báo nhu cầu cam kết chính trị hơn nhằm chấm dứt bệnh lao

Hút một điếu thuốc mỗi ngày làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột qu

Theo một nghiên cứu đa trung tâm của BMJ cho biết Người hút thuốc lá cần phải từ bỏ thuốc lá thay vì cắt giảm chúng để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Theo các nhà nghiên cứu, những người hút thuốc lá thậm chí chỉ một điếu thuốc mỗi ngày vẫn có khả năng mắc bệnh tim hơn 50% và có nguy cơ đột qu hơn 30% so với những người chưa từng hút thuốc vì không có mức độ an toàn của hút thuốc lá đối với các bệnh như vậy.Nhưng một chuyên gia cho biết những người cắt giảm hút thuốc có khả năng sẽ từ bỏ thuốc lá.

'Ngừng hoàn toàn'

Bệnh tim mạch, chứ không phải ung thư là nguy cơ tử vong lớn nhất đối với hút thuốc lá, gây ra khoảng 48% số ca tử vong sớm do hút thuốc. Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù tỷ lệ phần trăm người lớn ở Anh hút thuốc đã giảmnhưng tỷ lệ những người húttừ 1 đến 5 điếu mỗi ngày đã tăng đều đặn.Phân tích qua 141 nghiên cứu được xuất bản trong tạp chí BMJ, chỉ ra rằngthói quen hút 20 điếu thuốc mỗi ngày sẽ gây ra 7 người bị nhồi máu cơ tim hoặc đột qu trong một nhóm 100 người ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, nếu họ giảm mạnh xuống còn 1 điếu một ngày thì thuốc lá sẽ vẫn gây ra 3người bị nhồi máu cơ tim trong 100 người nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu cho biết những người đàn ông hút thuốc lá một điếu mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 48% và có nguy cơ đột qucao hơn 25% so với những người không bao giờ hút thuốc.Đối với phụ nữ, tỷ lệ này cao hơn 57% đối với bệnh tim và 31% đối với đột qu.

Giáo sư Allan Hackshaw tại Viện nghiên cứu ung thư UCL thuộc Đại học London, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói với BBC: "Có một khuynh hướng ở khá nhiều nước,những người nghiện thuốc lá đang cắt giảm số lượng điếu thuốc và cho rằng điều đó hoàn toàn tốt đẹp vì nghĩ mọi căn bệnh xảy ra giống ung thư. Tuy nhiên, đối với hai chứng rối loạn phổ biến này, có lẽ họ sẽ bị nhiều hơn ung thư do đó người hút thuốc lá phảingừng hoàn toàn". Các nhà nghiên cứu cho biết hút thuốc lá ít hơn sẽ làm giảm tác hại một cách tương ứng như đã được chứng minh trong một số nghiên cứu đối với ung thư phổi.

Tuy nhiên, họ phát hiện ra rằng những người đàn ông hút một điếu thuốc mỗi ngày có 46% nguy cơ mắc bệnh tim và 41% bị đột quỵ so với những người hút 20 điếu một ngày.Đối với phụ nữ, đó là 31% nguy cơ cao mắc bệnh tim và 34% bị đột quỵ. Giáo sư Hackshaw nói rằng nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên trong suốt cuộc đời, nhưng tổn thương có thể xảy ra chỉ trong vòng vài năm hút thuốc. Tuy nhiên, ông nói những tin tốt lành là những người bỏ thuốc lá cũng có thể nhanh chóng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Cắt giảm không 'vô ích'

Giáo sư Paul Aveyardtại Đại học Oxford, Anh quốc cho biết nghiên cứu "được tiến hành tốt" đã khẳng định những gì các nhà dịch tễ học nghi ngờ rằng hút thuốc lá ít tạo ra một "nguy cơ đáng kể cho bệnh tim và đột quỵ’.Nhưng ông nói điều sai lầm khi kết luận cắt giảm hút thuốc là vô ích.Ông nói rằng những người cố gắng giảm bớt sự trợ giúp của chất nicotin, dù là do liệu pháp thay thế nicotine hay thuốc lá điện tử, có nhiều khả năng sẽ từ bỏ và do đó giảm bớt các nguy cơ do hút thuốc.

Martin Dockrell, chuyên gia về thuốc lá thuộc Bộ Y tế công cộng Anh, nói: "Nghiên cứu này cho biết thêm rằng, việc cắt giảm chỉ còn hút một điếu thuốc mỗi ngày vẫn mang lại nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quđáng kể. Điều tốt nhất và an toàn nhất mà bạn có thể làm là từ bỏ hoàn toàn cho mọi điều tốt đẹp. "Hút thuốc lá điện tử ít gây hại nhưng chỉ khi bạn bỏ hút thuốc hoàn toàn”. Simon Clark, giám đốc tập đoàn Forest của người hút thuốc cho biết không khuyến khích mọi người cắt giảm hút thuốc có thể gây "phản tác dụng".


Hình 1

Tỷ lệ sống do ung thư trên toàn cầu đã được cải thiệnnhưng khoảng cách vẫn còn lớn

Joann Agoglia-Giám đốc Y tế hạt Burlington đứng bên cạnh người sống sót vì ung thư Clare Faber, thuộc Mount. Holly, NewJork. hoạt động thông qua một chương trình tập thể dục, ngày 11 tháng 8 năm 2009, ở Mount Laurel, NewJork.

LONDON -Theo một nghiên cứu được công bố vào hôm thứ tư cho biết; Triển vọng sống sót của bệnh nhân ung thư đang được cải thiện, thậm chí đối với một số loại nguy hiểm nhất như ung thư phổi, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia, đặc biệt là trẻ em.

Trong nghiên cứu cập nhật nhất mới nhất về xu hướng sống còn của ung thư từ năm 2010 đến năm 2014 bao phủ các quốc gia chiếm tới hai phần ba số người trên thế giới, các nhà nghiên cứu cho biết có một số tiến bộ đáng kể nhưng cũng có sự khác biệt lớn.


Hình 2

Trong khi tỷ lệ sống sót của u não ở trẻ em đã được cải thiện tại nhiều quốc gia thì nghiên cứu cho thấy trẻ em được chẩn đoán gần đây là vào năm 2014, tỷ lệ sống sót 5 năm ở Đan Mạch và Thụy Điển cao gấp đôi- khoảng 80%, như ở Mexico và Brazil là ở mức dưới 40 %.


Ảnh
- Một bệnh nhân được lấy máu cho việc sinh thiết dịch tại một bệnh viện ở Philadelphia,
ngày 28 tháng 4 năm 2015.

Các nhà nghiên cứu cho biết khoảng cách này rất có thể là do sự khác nhau về tính sẵn có và chất lượng của các dịch vụ chẩn đoán và điều trị ung thư. Michel Coleman - Giáo sư tại Trường Y học Vệ sinh và Nhiệt đới Luân Đôn, đồng thời là người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết "Mặc dù có những cải thiện về nhận thức, dịch vụ và phương pháp điều trị, nhưng ung thư vẫn giết chết hơn 100.000 trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới.Nếu chúng ta đảm bảo rằngcó nhiều trẻ em sống sót do ung thư lâu hơn thì chúng ta cần những dữ liệu đáng tin cậy về chi phí và hiệu quả của các dịch vụ y tế ở tất cả các quốc gia, để so sánh tác động của các chiến lược trong điều trị ung thư ở trẻ em".

Ung thư vú

Với nghiên cứu được biết như là nghiên cứu CONCORD-3 và được công bố trong Tạp chí Y khoa The Lancet, các nhà khoa học đã phân tích hồ sơ bệnh án từ 322 cơ quan khai báo về ung thư ở 71 quốc gia và vùng lãnh thổ, so sánh tỉ lệ sống sót 5 năm đối với 18 loại ung thư phổ biến cho hơn 37,5 triệu người lớn và trẻ em.Đối với hầu hết, bệnh ung thư trong 15 năm qua, tỷ lệ sống sót cao nhất chỉ ở một số nước giàu có như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Phần Lan, Na Uy, Iceland và Thụy Điển.

Phụ nữ đăng ký khám sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung miễn phí được tổ chức bởi Tổ chức phi lợi nhuận ở Trung tâm Y tế Philippe Maguilen Senghor tại Yoff, Dakar, Senegal, ngày 22 tháng 4 năm 2017 (S. Christensen/VOA). Ví dụ, đối với những phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú ở Úc và Mỹ từ năm 2010 đến năm 2014, tỷ lệ sống sót trong 5 năm là 90 phần trăm so với 66% đối với phụ nữ được chẩn đoán ở Ấn Độ.


Hình 2

Ở châu Âu, tỷ lệ sống sót của ung thư vú trong 5 năm tăng lên ít nhất là 85% ở 16 quốc gia, trong đó có Anh, so với 71% ở Đông Âu. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng ở một số nơi trên thế giới, ước tính tỷ lệ sống còn bị giới hạn bởi dữ liệu chưa đầy đủ và những trở ngại pháp lý hoặc hành chính để cập nhật hồ sơ ung thư với ngày tử vong của bệnh nhân. Tại châu Phi, 40% số hồ sơ bệnh nhân không có dữ liệu theo dõi đầy đủ, vì vậy xu hướng sống còn không thể được đánh giá một cách có hệ thống.

Bệnh phong: Thế giới tập trung vào việc chấm dứt sự lây truyền bệnh ở trẻ em

Ngày 26 tháng 1 năm 2018 | Geneva | New Delhi - Tổ chức Y tế thế giới cho biết các chương trình quốc gia nên tăng cường phát hiện ca bệnh chủ động, tăng cường giám sát, cải thiện khả năng theo dõi nguồn tiếp xúc và tập trung nhiều hơn vào việc phát hiện sớm các ca bệnh phong ở trẻ em để đảm bảo đạt được mục tiêu toàn cầu là không có ca nhiếm ở trẻ em vào năm 2020.

Lời kêu gọi đến khi mà thế giới kỷ niệm Ngày thế giới phòng chống bệnh Phong (hàng năm diễn ra vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 1) để ghi nhận sự đau khổ của những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa khỏi.


Hình 3

Bệnh phong đã được tuyên bố trên toàn cầu là được "loại trừnhư là một vấn đề sức khoẻ công cộng" cách đây18 năm (Loại trừ bệnh phong như là vấn đề sức khoẻ công cộng được định nghĩa là tỷ lệ hiện mắc dưới 1 trường hợp trên 10.000 dân) đã đạt được trên toàn cầu vào năm 2000. Tuy nhiên, các ổ bệnh lưu hành vẫn tiếp tục ở nhiều quốc gia. Ấn Độ và Braxin báo cáo số ca mắc bệnh hàng năm cao nhất.

TS. Erwin Cooreman, Trưởng nhóm Chương trình bệnh Phong toàn cầu của TCYTTG nói: "Có một thực tế khắc nghiệt là 9 trong số 100 ca mới được chẩn đoán ngày nay là trẻ em. Thế giới có những công cụ, thuốc tốt và ý chí chính trị, tuy nhiên chúng ta không thể phát hiện bệnh kịp thời, đặc biệt là ở trẻ em”. Một số trẻ được chẩn đoán gần đây đã có dấu hiệu khuyết tật. Điều này đòi hỏi phải phát hiện và giám sát ca bệnhsớm. TS. Cooreman nói thêm bệnh phongở trẻ em rõ ràng cho thấy sự lan truyền ca bênh xảy ra ở nhiều cộng đồng và các nỗ lực phát hiện là không đầy đủ. "Chúng tôi một lần nữa tái nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi định kỳ, theo dõi nguồn tiếp xúc và giám sát tất cả mọi người trong một hộ gia đình khi một ca bệnh được phát hiện".

Bệnh phong là do nhiễm vi khuẩn Mycobacterium leprae, nó nhân lên rất chậm trong cơ thể người. vi khuẩn có thời gian ủ bệnh dài (trung bình 5 năm hoặc lâu hơn). Bệnh này ảnh hưởng đến các đầu mút thần kinh và phá huỷ khả năng cảm giác đau đớn và thương tích của cơ thể. Dữ liệu do TCYTTG phát hành năm 2017 cho thấy mặc dù tổng số ca bệnh đang giảm dần nhưng sự xuất hiện ca bệnh mới không phù hợp với nỗ lực toàn cầu và các nguồn lực được triển khai để ngăn chặn sự lây truyền. Báo cáo của 145 quốc gia thuộc 6 vùng của TCYTTG cho thấy trong tổng số 216.108 ca mắc bệnh phong mới được chẩn đoán trong năm 2016, thì có đến 18.472 ca là trẻ em, chiếm gần 9% số ca bệnh mới được báo cáo hàng năm.

Bệnh phong là bệnh có thể điều trị và chữa khỏi nếu được phát hiện ở các giai đoạn sớm có thể ngăn cản tình trạng khuyết tật. Liệu pháp đa thuốc là sẵn có và được miễn phí thông qua TCYTTG và đã được hãng dược phẩm Novartis tặng cho tất cả các bệnh nhân trên toàn thế giới từ năm 2000 (và trước đó bởi Quỹ Nippon từ năm 1995). Thuốc sử dụng theo một cách đơn giản nhưng hiệu quả chữa khỏi cao cho tất cả các thể bệnh phong.

Mặc dù có những nỗ lực toàn cầu để bãi bỏ luật phân biệt đối xử với những người bị bệnh phong nhưng người lớn vẫn phải đối mặt với những rào cản xã hội và trẻ em bị tước đoạt quyền học hành hoặc bị bắt nạt và chối bỏ vì sự kỳ thị liên quan đến căn bệnh này. Bên cạnh việc loại trừ, chiến lược toàn cầu mới của TCYTTGtập trung làm việc với các chính phủ và các đối tác nhằm chấm dứt sự phân biệt đối xử và kỳ thị liên quan đến bệnh và đảm bảo rằng tất cả các quy định cho phép phân biệt đối xử với bệnh phong bị bãi bỏ.

Tiếp tục phân biệt đối xử với những người bị bệnh phong đã ngăn cản người dân hướng tới việc chẩn đoán và điều trị và khuyến khích người bệnh không khai báo, gián tiếp góp phần lây truyền. Kỳ thị xã hội cũng tạo điều kiện cho sự lây lan giữa các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm các quần thể di cư, cộng đồng di tản, các quần thể người nghèo và khó tiếp cận. Chống lại sự kỳ thị và đảm bảo chẩn đoán sớm thông qua phát hiện ca bệnh chủ động, mà chiến lược mới nhấn mạnh, là rất quan trọng để đạt được tiến bộ.

Phân nhóm mới về tuổi vị thành niên kéo dài từ 10 đến 24

Các nhà khoa học cho biết hiện nay, tuổi thanh thiếu niên kéo dài từ 10 đến 24, mặc dù nó thường được cho là kết thúc ở tuổi 19. Những người trẻ tuổi đang tiếp tục học hành lâu hơn cũng như kết hôn và trở thành các bặc cha mẹ muộn hơn, đã thúc đẩy những nhận thức phổ biến về thời kỳ trưởng thành bắt đầu. Thay đổi định nghĩa là rất quan trọng để đảm bảo rằng luật pháp vẫn phù hợp, họ viết về một quan điểm trong tạp chí Lancet child & Adolescent health. Nhưng một chuyên gia khác cảnh báo rằng làm như vậy tạo ra nguy cơ "trẻ hóa tuổi trẻ hơn nữa".


Hình 4

Khi tuổi dậy thì bắt đầu

Tuổi dậy thì được xem là bắt đầu khi phần của não được biết đến là khu vực dưới đồi bắt đầu phóng thích một hóc môn kích hoạt tuyến yên và tuyến sinh dục của cơ thể. Điều này đã từng xảy ra xung quanh tuổi 14 nhưng đã giảm xuống trong khoảng 10 tuổi khi tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cải thiện nhiều ở các nước phát triển.

Do đó, ở các nước công nghiệp hoá như Anh Quốc tuổi trung bình của kinh nguyệt đầu tiên ở một bé gái đã giảm khoảng 4 năm trong vòng 150 năm qua. Một nửa số phụ nữ bây giờ đã có kinh nguyeeth trong độ tuổi khoảng 12 hoặc 13.

Khi cơ thể ngừng phát triển

Cũng có các lý lẽ sinh học cho lý do tại sao nên mở rộng định nghĩa tuổi vị thành niên, trong đó có lý do cơ thể tiếp tục phát triển. Chẳng hạn, não tiếp tục hoàn thiện sau tuổi 20, làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn và răng khôn của nhiều người không mọc cho đến khi 25 tuổi.

Chậm trễ các cột mốc của cuộc đời

Thanh niên cũng kết hôn và có con muộn. Theo Văn phòng thống kê quốc gia, độ tuổi trung bình của một người đàn ông bước vào cuộc hôn nhân đầu tiên vào năm 2013 là 32,5 tuổi và 30,6 tuổi đối với phụ nữ ở Anh và xứ Wales. Điều này cho thấy một sự gia tăng gần 8 tuổi kể từ năm 1973. Giáo sự Susan Sawyer, giám đốc trung tâm chăm sóc sức khoẻ vị thành niên tại Bệnh viện Nhi Đồng Hoàng gia Melbourne, viết: "Mặc dù nhiều đặc quyền pháp lý dành cho người trưởng thành bắt đầu ở tuổi 18 nhưng việc chấp nhận các vai trò và trách nhiệm của người lớn thường xảy ra sau đó." Bà cho biết việc làm cha mẹ muộn hơn và sự độc lập về kinh tế muộn hơn có nghĩa là tình trạng "bán phụ thuộc" đặc trưng cho thanh thiếu niên đã kéo dài..

Bà nói việc thay đổi xã hội này cần phải hình thành chính sách, chẳng hạn như bằng cách mở rộng các dịch vụ hỗ trợ thanh thiếu niên cho đến khi 25 tuổi. Bà viết các định nghĩa về tuổi tác luôn tùy tiện" nhưng "định nghĩa hiện tại của chúng ta về thanh thiếu niên bị hạn chế quá mức". "Lứa tuổi 10-24 phù hợp hơn với sự phát triển của thanh thiếu niên ngày nay."

Giáo sư Russell Viner, Chủ tịch về Nhi khoa và Sức khỏe trẻ em của Đại học Hoàng gia cho biết "Tại Anh, tuổi trung bình khi rời nhà hiện nay là khoảng 25 đối với cả nam và nữ." Ông ủng hộ việc mở rộng định nghĩa để bao trùm thanh thiếu niên cho đến khi 24 tuổi và nói rằng một số dịch vụ của Anh đã tính đến điều này. Ông nói cung cấp luật định ở Anh về chăm sóc xã hội cho những người không có ai chăm sóc và trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt hiện nay lên đến 24 tuổi", cũng như cung cấp các dịch vụ cho những người bị xơ nang.

'Trẻ hóa những người trẻ tuổi'

TS. Jan Macvarish, một nhà xã hội học về chăm sóc con cái tại trường ĐH Kent, nói rằng có một nguy cơ trong việc mở rộng khái niệm về thanh thiếu niên. Bà ấy nói: "Trẻ lớn tuổi và thanh thiếu niên được định hướng đáng kể theo kỳ vọng của xã hội đối với chúng hơn là do sự tăng trưởng sinh học nội tại của chúng. "Không có gì đảm bảo một cách chắc chắn là sự trẻ hóa sẽ giúp những năm đầu tuổi 20 của bạn trong giáo dục đại học hoặc thử nghiệm trong thế giới công việc."

Chúng ta không nên mạo hiểm "bệnh hoạn mong muốn của chúng về tính độc lập". TS. Macvarish nói: "Xã hội nên duy trì những kỳ vọng cao nhất có thể của thế hệ tiếp theo”. Giáo sư Viner không đồng ý với lời chỉ trích của TS. Macvarish và cho rằng việc mở rộng tuổi thanh thiếu niên có thể được coi là " sự trao quyền cho thanh thiếu niên bằng cách thừa nhận sự khác biệt của chúng". "Miễn là chúng ta làm điều này từ một quan điểm công nhận những thế mạnh của thế hệ trẻ và tiềm năng phát triển của chúng thay vì tập trung vào các vấn đề của thời kỳ thanh thiếu niên.

Các bác sĩ cảnh báo nguy cơ về tim do một số liệu pháp điều trị ung thư vú

Các chuyên gia y tế đang tăng cường cảnh báo có nhiều tác dụng phụ về tim hơn của một số điều trị ung thư vú được phát hiện. Trong hướng dẫn đầu tiên về vấn đề này, Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã công bố vào hôm thứ 5 ngày 1 tháng 2 năm 2018 cho biết phụ nữ và bác sĩ của họ cân nhắc cẩn thận những nguy cơ và lợi ích của bất kỳ liệu pháp nào mà có thể gây tổn thương tim.

Cứu mạng sống của bạn nhưng làm tổn hại tim của bạn? Các chuyên gia y tế đang cảnh báo vì những phản ứng phụ tiềm tàng của một số lượng ngày càng tăng do các liệu pháp điều trị ung thư vú được phát hiện. Trong tuyên bố đầu tiên về chủ đề này, Hiệp hội Tim mạch Mỹ vào hôm thứ năm cho biết phụ nữ nên cân nhắc một cách cẩn thận những nguy cơ và lợi ích của bất kỳ liệu pháp nào mà có thể gây hại cho tim. Không phải tất cả các phương pháp điều trị đều có những nguy cơ này, và có thể có nhiều cách để giảm thiểu hoặc tránh một số tổn thương.


Hình 6

TS.Laxmi Mehta, một chuyên gia về sức khoẻ tim của phụ nữ tại Đại học bang Ohio, người đứng đầu ủy ban đã viết trong tuyên bố, "Chúng tôi muốn bệnh nhân được điều trị tốt nhất cho bệnh ung thư vú của họ và "mọi người nên nói chuyện với bác sĩ về các phản ứng phụ gì sẽ xảy ra." Có hơn 3 triệu người sống sót sau ung thư vú và gần 48 triệu phụ nữ bị bệnh tim ở Mỹ. Mahta nói:"Hầu hết những người bị ung thư vú đều sợ chết vì ung thư vú, thậm chí sau khi họ sống sót, họ vẫn sợ nó", nhưng bệnh tim thường có nhiều khả năng giết chết họ, đặc biệt là sau tuổi 65.

Một số phương pháp điều trị các loại ung thư khác có thể gây nguy hiểm cho tim, nhưng chúng đang phát triển phổ biến hơn đối với bệnh nhân ung thư vú và tuyên bố chỉ đề cập đến thể bệnh này. Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời:


Hình 7

Hỏi: Vấn đề gì và cách điều trị nào có thể gây ra cho bệnh nhân?

Trả lời: Các phản ứng phụ có thể bao gồm nhịp tim bất thường, các vấn đề về van tim hoặc suy tim, tim từ từ yếu đi và không thể bơm một cách hiệu quả. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi kết thúc điều trị. Herceptin và các thuốc tương tự dành cho một loại ung thư vú đặc biệt có thể gây suy tim. Đôi khi chỉ là tạm thời và sẽ biến mất nếu điều trị được ngừng lại nhưng có thể là vĩnh viễn. Phóng xạ có thể ảnh hưởng đến các động mạch và thúc đẩy việc gây hẹp hoặc tắc nghẽn. Các thuốc khác có thể dẫn đến nhịp tim bất thường hoặc co thắt động mạch, điều này có thể gây đau ngực và có thể dẫn tới một cơn nhồi máu cơ tim. Còn những thuốc khác có thể gây tổn thương DNA. Một số nghiên cứu cho thấy các loại thuốc mới có hiệu lực cao có thể kích thích hệ miễn dịch chống lại ung thư và trong một số ít trường hợp, gây ra tổn thương tim, đặc biệt khi dùng chung với nhau.

Tiến sĩ Javid Moslehi, người đứng đầu một phòng khám chuyên về các nguy cơ tim từ các liệu pháp ung thư của trường đại học Vanderbilt trong một nghiên cứu báo cáo về vấn đề này cách đây khoảng 1 năm cho biết: "Vấn đề là, không một ai có thể nhận biết các dấu hiệu này " vì các bệnh nhân không được kiểm tra thường xuyên.

Hỏi: Có thể làm gì để tránh tổn thương?

Đáp: Nếu suy tim xuất hiện sớm trong khi điều trị ung thư vú, đôi khi liệu pháp có thể bị chậm lại hoặc thay đổi. Một số liệu pháp hoá trị liệu như thuốc doxorubicin, được bán dưới dạng Adriamycin và ở dạng thương mại, có thể ít nguy cơ hơn nếu được cho chậm hơn, thay vì tất cả cùng một lúc. Một số nghiên cứu cho thấy một loại thuốc được gọi là dexrazoxane có thể giảm thiểu tổn thương nếu được sử dụng ở những phụ nữ bị ung thư vú tiến triển khi đang dùng liều doxorubicin cao.

Hỏi: Bệnh nhân có thể làm gì?

Trả lời: Phụ nữ nên đảm bảo bác sĩ đang theo dõi tim của mình trước, trong và sau khi điều trị ung thư vú. Những bệnh có chung các yếu tố nguy cơ phổ biến như béo phì, hút thuốc lá và ít tập thể dục vì vậy việc làm giảm những điều này có thể hữu ích. Mahta nói: "Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng, tập thể dục, quản lý cân nặng, theo dõi cùng với bác sĩ về huyết áp và cholesterol của mình".


Hình 8

Báo cáo của TCYTTG cảnh báo nhu cầu cam kết chính trị hơn nhằm chấm dứt bệnh lao

Bệnh lao vẫn còn là kẻ giết người hàng đầu

Ngày 30 tháng 10 năm 2017 | Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) 2017, các nỗ lực toàn cầu trong phòng chống bệnh lao (TB) đã cứu sống được 53 triệu người kể từ năm 2000 và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh lao tới 37%. Mặc dù đạt được những thành tựu này nhưng bức tranh mới nhất vẫn còn tồi tệ. Lao vẫn là kẻ giết người hàng đầu vào năm 2016. Lao cũng là nguyên nhân chính gây tử vong liên quan đến kháng thuốc và là kẻ giết người hàng đầu ở người nhiễm HIV/AIDS. Tiến bộ ở hầu hết quốc gia đang bị đình trệ và không đủ nhanh để đạt được mục tiêu toàn cầu hay thu hẹp các lỗ hổng dai dẳng trong chăm sóc và phòng ngừa lao.

"Trong khi thế giới cam kết chấm dứt dịch bệnh lao vào năm 2030 thì các hành động và đầu tư không phù hợp với cam kết chính trị. Chúng ta cần một cách tiếp cận năng động, toàn cầu, đa ngành" - Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc TCYTTG cho biết. "Tin tốt lành là cuối cùng chúng ta có hai cơ hội to lớn để hướng về phía trước: Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu lần thứ nhất của Tổ chức Y tế thế giới nhằm chấm dứt bệnh lao ở Moscow vào năm 2017, tiếp theo là Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ nhất về bệnh lao vào năm 2018. Những hội nghị này sẽ tạo đà, thu hút các lĩnh vực khác nhau tham gia và tăng tốc nỗ lực của chúng ta nhằm tạo ra lịch sử về bệnh lao".


Hình 9

Gánh nặng bệnh tật toàn cầu và tử vong cao vào năm 2016

Năm 2016, ước tính có khoảng 10,4 triệu ca nhiễm lao mới trên toàn thế giới, 10% trong số đó là người nhiễm HIV. Bảy quốc gia chiếm 64% tổng gánh nặng, trong đó Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề, tiếp theo là Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Pakistan, Nigeria và Nam Phi. Ước tính khoảng 1,7 triệu người đã chết vì bệnh lao, trong đó gần 400.000 người đồng nhiễm HIV. Con số này là giảm 4% so với năm 2015. Lao đa kháng thuốc (Multidrug-resistant TB hay viết tắt MDR-TB) vẫn là một cuộc khủng hoảng y tế công cộng và là một mối đe dọa về an ninh y tế. TCYTTG ước tính có 600.000 ca nhiễm mới có khả năng đề kháng với rifampicin - loại thuốc ưu tiên có hiệu quả nhất, trong đó có 490.000 trường hợp bị MDR-TB. Gần một nửa số ca này là ở Ấn Độ, Trung Quốc và Liên bang Nga.

Tiến sĩ Mario Raviglione, Giám đốc Chương trình Lao toàn cầu của TCYTTG nói: "Số người mắc và tử vong đang tự nói với chính mình - chúng ta không tăng tốc đủ nhanh. "Hành động khẩn cấp hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân và bảo trợ xã hội, cũng như các đột phá trong nghiên cứu và đổi mới - sẽ rất quan trọng để có thể tiếp cận tới việc chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm theo tiêu chuẩn cao nhất cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo nhất và thiệt thòi nhất ở tất cả mọi nơi".

Những lổ hỏng kéo dài trong chăm sóc và tài chính

Giải quyết dịch bệnh lao đòi hỏi phải có hành động nhằm thu hẹp các lổ hỏng trong việc chăm sóc và tài chính. Nó cũng đòi hỏi tiến bộ trong một loạt quốc gia cụ thể có gánh nặng bệnh lao cao:

-Việc báo cáo và ước lượng không đầy đủ các ca bệnh lao vẫn tiếp tục là một thách thức, đặc biệt ở các quốc gia có khu vực tư nhân không được kiểm soát và các hệ thống y tế yếu kém. Trong số 10,4 triệu ca nhiễm mới, chỉ có 6,3 triệu ca được phát hiện và ghi nhận chính thức vào năm 2016, để lại một khoảng trống khoảng 4,1 triệu ca. Ấn Độ, Indonesia và Nigeria chiếm gần một nửa lổ hỏng này trên toàn cầu;

-Chỉ 1/5 ca bệnh MDR-TB được bắt đầu điều trị. Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 39% lổ hỏng này trên toàn cầu. Thành công điều trị vẫn còn thấp, ở mức 54% trên toàn cầu;

-Trong số gần một nửa triệu ca bệnh lao liên quan đến HIV được báo cáo thì có khoảng 15% không được điều trị ARV theo khuyến cáo của TCYTTG. Hầu hết những lổ hỏng này liên quan đến bệnh lao bị nhiễm HIV đều nằm trong khu vực châu Phi của TCYTTG;

-Điều trị dự phòng lao đang mở rộng ở hai nhóm nguy cơ ưu tiên - những người sống với HIV và trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, hầu hết những người đủ điều kiện để điều trị dự phòng lao không tiếp cận được với thuốc;

-Đối với việc chăm sóc và dự phòng lao, các khoản đầu tư ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình giảm gần 2,3 tỷ đô la Mỹ so với 9,2 tỷ đô la Mỹ cần thiết vào năm 2017. Thêm vào đó, ít nhất cần 1,2 tỷ đô la Mỹ một năm để đẩy nhanh việc phát triển các loại vaccine mới, công cụ chẩn đoán, và thuốc men.

Tiến sĩ Katherine Floyd, Điều phối viên của Tổ chức giám sát và đánh giá của TCYTTG tại Chương trình Lao toàn cầu cho biết: "Thiếu hụt trong ngân sách dành cho bệnh lao là một trong những lý do chính khiến tiến bộ không đủ nhanh để có thể đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao. "Chúng ta đang phải đối mặt với thách thức gấp đôi, cần có thêm các khoản tài trợ trong nước ở các quốc gia có thu nhập trung bình và cần có sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế để hỗ trợ các nước có thu nhập thấp".


Hình 10

Cam kết chính trị và hành động liên ngành

Việc chấm dứt dịch bệnh lao đòi hỏi hành động bên ngoài ngành y tế để giải quyết các yếu tố nguy cơ và các định tố của bệnh. Lần đầu tiên báo cáo về bệnh lao toàn cầu (Global TB Report) trình bày các kết quả từ một khung giám sát đa ngành mới xác định mối liên hệ với dịch bệnh lao trên bảy mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals -SDGs). Phân tích tình hình các chỉ số mới nhất tại cho 30 quốc gia có gánh nặng cao cho thấy hầu hết sẽ đối mặt với các thách thức để đạt được các chỉ tiêu của SDG.

(1)Để tăng cường các hoạt động liên ngành, các kế hoạch nhằm thúc đẩy tất cả các lĩnh vực và thu hút được sự chú ý ở mức cao nhất đã dẫn đến Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu của TCYTTG về chấm dứt bệnh lao trong Kỷ nguyên phát triển bền vững, tại Nga, ngày 16-17 tháng 11 năm 2017. Tiếp đó là cuộc họp cấp cao đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về phòng chống lao vào năm 2018, những hội nghị này sẽ tìm kiếm sự cam kết từ các nguyên thủ quốc gia.

(2)Mười quốc gia có gánh nặng cao về lao là Ấn Độ, Indonesia, Nigeria, Philippines, Nam Phi, Pakistan, Bangladesh, Congo, Trung Quốc và Tanzania.

 

Ngày 22/02/2018
Ths.Bs Lê Thạnh
(nguồn who.int.com, bbcnews.com; voanews.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích