Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 7 6 0 2
Số người đang truy cập
1 3 8 5
 Tin tức - Sự kiện
Từ thuốc giả đến trang thiết bị y tế làm giả-Người tiêu dùng cẩn trọng!

Tất cả mọi thứ đều có thể bị làm giả và kém chất lượng, điều thú vị là ngay cả máy phát hiên tiền giả cũng có thể bị làm giả kia mà. Trong thời gian 10 năm qua, thuốc giả và thuốc chất lượng vẫn đang là vấn đề y tế toàn cầu, ngay cả các quốc gia tiên tiến đến các quốc gia đang phát triển và nghèo đói như châu Phi và Nam Mỹ, châu Á cũng đang làm các nhà quản lý và các tập đoàn dược phẩm, trang thiết bị y tế có uy tín trên thế giới phải đau đầu. Diện mạo của thuốc giả và thuốc kém chất lượng ngày càng quy mô, tinh vi và số lượng lớn hơn đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để thì một số trang thiết bị y tế đang phục vụ cho công tác xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và phòng bệnh cũng đang bị làm giả. Ngoài ra, một số đối tượng gần đây còn trà trộn vào các bệnh viện lớn để giả làm bác sỹ hoặc điều dưỡng của bệnh viện để lôi kéo, cò mồi và làm tiến với các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khiến tình trạng “giả” càng thêm phức tạp. Chính vì điều này sẽ làm cho các tập đoàn dược phẩm, các nhà phát minh và tập đoàn chuyên cung cấp trang thiết bị y tế đa quốc gia dễ bị mất uy tin trên trường quốc tế. Nếu thật sự các thiết bị y tế bị làm giả như vậy, không biết độ chính xác và kết quả đáng tin cậy cho phát hiện, chẩn đoán và theo dõi điều trị cho bệnh nhân sẽ là vấn đề.Một số dữ liệu về trang thiết bị y tế giả và kém chất lượng đang lưu hành tại Việt Nam và trên thế giới được nêu ra dưới đây:

Khoảng 10% sản phẩm y tế bị làm giả hoặc không đạt chuẩn

Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) vừa công bố nghiên cứu cho biết ước tính khoảng 1/10 sản phẩm y tế lưu hành ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là không đạt chuẩn hoặc bị làm giả. Việc mua những sản phẩm y tế giả hoặc không đạt chuẩn có thể khiến bệnh nặng thêm hoặc thậm chí tử vong. Điều này có nghĩa là việc mua những sản phẩm y tế nói trên có thể khiến bệnh nặng thêm hoặc thậm chí tử vong.

Kể từ năm 2013, TCYTTG đã nhận được 1.500 báo cáo về các sản phẩm y tế không đạt tiêu chuẩn hoặc giả mạo. Trong số này, thuốc sốt rét và kháng sinh được báo cáo là phổ biến nhất. Theo ước tính của Đại học Edinburgh (Scotland), với tỷ lệ 10% sản phẩm y tế không đạt chuẩn hoặc bị làm giả sẽ khiến hàng năm có từ 72.000 - 120.000 trẻ em bị chết vì bệnh viêm phổi do các chất kháng sinh chưa đạt chuẩn và giả mạo. Còn theo tính toán của Trường Y tế vệ sinh và Y học nhiệt đới Luân Đôn (Anh), có khoảng từ 64.000-158.000 ca tử vong do sốt rét vì các loại thuốc sốt rét không đạt chuẩn và giả mạo ở vùng hạ Sahara (châu Phi).

Phân biệt máy đo huyết áp Omron thật và giả

Các gia đình hiện đại ngày nay đã dần quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích sức khỏe bản thân gia đình mình hơn thông qua những dụng cụ y tế gia đình như máy đo huyết áp. Máy đo huyết áp Omron là sản phẩm đến từ thương hiệu của Nhật Bản nhưng đã trở thành một trong những dụng cụ y tế gia đình nhận được sự tin cậy, là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của hơn 90% người tiêu dùng trên thị trường máy đo huyết áp.

 

Tuy nhiên, với mức độ hàng nhái Omron của Trung Quốc như hiện nay thì sẽ dẫn đến tình trạng hàng đắt tiền nhưng lại không bền, chất lượng kém, kết quả đo huyết áp không chính xác. Tiền thì mất mà tật thì mang. Điều này sẽ gây tâm lý hoang mang rất lớn đến người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến uy tín, sự ổn định, phát triển cuả thương hiệu máy đo huyết áp Omron. Vì thế bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn phân biệt giữa sản phẩm máy đo huyết áp Omron thật và máy đo huyết áp Omron giả.


Hình 2

Máy đo huyết áp gia đình là dòng máy đo huyết áp liên doanh với Nhật Bản, có kích thước nhỏ gọn, thao tác sử dụng dễ dàng, được sử dụng để theo dõi huyết áp, tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Máy đo huyết áp gia đình sử dụng công nghệ điện tử thông minh, cho kết quả về huyết áp, nhịp tim của bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Để nhận biết xem sản phẩm máy đo huyết áp mình mua có phải là thật không, các bạn dựa theo một số dặc điểm nhận dạng cơ bản của sản phẩm như sau:

Về bao bì sản phẩm:

Máy đo huyết áp Omron được đựng trong các hộp giấy chắc chắn. Màu chữ và kiểu chữ in trên thân hộp rõ nét, không bị mờ nhòe hoặc sai chính tả. Logo thương hiệu của hãng được in tròn ở góc bên trái trên cùng của hộp đựng sản phẩm.

Tên sản phẩm OMRON được viết in hoa màu xanh rõ ràng ở góc bến phải, tương xứng với logo của thương hiệu. Các sản phẩm giả sẽ đưa ra các tên tương tự như sản phẩm gốc như: OMRO, OMORON, QMRON. Vỏ và thân máy: các sản phẩm máy đo huyết áp Omron chính hãng sẽ không bị trầy xước và có ghi đầy đủ các thông tin về nơi sản xuất, mã số seri, thông số kỹ thuật cơ bản,…


Hình 3

Tem niêm phong:

Hiện nay, lợi dụng sự tin tưởng của người tiêu dùng vào tem niêm phong, nhiều cơ sở sản xuất máy đo huyết áp gia đình Omron giả đã tự ý gắn lên máy những chiếc tem niêm phong vô giá trị. Quý khách hàng lưu ý, riêng sản phẩm máy đo huyết áp gia đình Omron sẽ không có các loại tem niêm phong hoặc tem dán Bộ Công An. Máy đo huyết áp gia đình Omron được sản xuất liên doanh tại Bình Dương nên sẽ có tem kiểm định chat lượng trước đi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Bộ đổi nguồn:

Một lưu ý nữa dành cho người tiêu dùng. Đó là hiện nay, dòng máy đo huyết áp gia đình Omron không bán kèm thoe bộ đổi nguồn AC. Nếu các sản phẩm máy đo huyết áp có kèm theo bộ đổi nguồn AC thì đó là hàng giả.

Máy đo huyết áp gia đình Omron hiện nay chỉ có 2 bộ đôi nguồn là Omron Hem 7322 và Omron Hem 7320 có đầy đủ các thông số kỹ thuật và tên sản phẩm Omron được dập nổi.

Chế độ bảo hành:

Khi đến với sản phẩm máy đo huyết áp gia đình Omron, các ban sẽ được bảo hành sản phẩm 1 năm, cho phép đổi trả lại sản phẩm nếu phát hện ra lỗi từ nhà sản xuất.

Khi mua các sản phẩm máy đo huyết áp gia đình Omron chính hãng, các bạn sẽ nhận được các sản phẩm đi kèm gồm có:

·Tem dán bảo hành của công ty dán trên thân máy.

·Giấy bảo hành ghi đầy đủ các thông tin của bên mua và bên bán, mã đại lý, ngày, giờ, địa điểm cụ thể, rõ ràng.

·Có biên lai bàn giao chi tiết sản phẩm.

·Sách hướng dẫn sử dụng.

Bên cạnh đó, khi đến với máy đo hyết áp gia đình Omron của chúng tôi, các bạn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi như sau:

·Được hỗ trợ, hướng dẫn cách sử dụng.

·Được hỗ trợ cập nhập những phiên bản máy do huyết áp mới ra mắt trên thị trường.

·Được hỗ trợ sửa chữa khi có trục trặc kỹ thuật do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như va đập, ngấm nước,…

·Được tư vấn chăm sóc sức khỏe tại những địa điểm khám chữa bệnh có uy tín.

·Đuợc nhận nhiều khuyến mãi chiết khấu phần trăm giá niêm yết sản phẩm.

Trên đây là một số thông tin để quý khách hàng có thể căn cứ để lựa chọn cho mình nững chiếc máy đo huyết áp Omron chính hãng chất lượng cao dành cho gia đình. Các bạn có thể tham khảo giá thành cũng như mẫu mã của các sản phẩm máy đo huyết áp Omron tại website: dungcuytethanh.com hoặc fanpage của công ty: https://www.facebook.com/may.huyet.ap.Omron/ để đặt mua những sản phẩm ưa thích. Để đảm bảo không gặp phải sự cố đáng tiếc, các bạn nên mua sản phẩm tại cửa hàng phân phối chính hãng sản phẩm của Omron tại địa chỉ: 55/93 Nguyễn Biểu, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Hy vọng rằng, với bài viết này, quý khách hàng sẽ mua được cho mình sản phẩm máy đo huyết áp omron chính hãng đảm bảo chất lượng. Hãy để Omron chăm sóc cho sức khỏe gia đình bạ


Hình 4

Hướng dẫn phân biệt huyết áp cơ ALPK2 thật và giả

Alpk2 là nhãn hiệu máy đo huyết áp - ống nghe nổi tiếng số một tại Nhật Bản. Được các bác sĩ tại phòng khám và bệnh viện tin dùng. Chính vì thế, mà hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm máy đo huyết áp cơ nhãn hiệu Alpk2 bị làm giả (làm nhái). Những sản phẩm huyết áp cơ Alpk2 bị làm nhái có xuất xứ từ Trung Quốc và chất lượng cực kỳ thấp. Tuy nhiên, thủ đoạn làm nhái ngày càng tinh vi, khiến khách hàng khó phân biệt được đâu là hàng thật và đâu là hàng giả. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, hôm nayy tế Sơn Hương  sẽ giúp bạn phân biệt ra đâu là hàng thật và đâu là hàng giả (hàng nhái) nhé:


Hình 5-6

So sánh túi đựng và bao đo huyết áp

Túi đựng bằng da: 

·Huyết áp cơ Alpk2 500V/FT801 thật có túi da rất mịn và dày, túi có khuôn cứng cáp và trông rất bền. Còn hàng giả thì túi nhăn nheo, chất da nhão không chắc chắn.

·Hàng thật thì logo trên túi in đậm, chữ rõ nét và bố cục cân đối.

Bao vải (vòng bít): 

·Bao đo hàng thật có chất liệu là vải bố: chất liệu này mịn và bền theo thời gian sử dụng, không co giản hay co rút lại do ảnh hưởng của nhiệt độ. Hàng giả với chất liệu kaki, sẽ bị co rút sau một thời gian sử dụng.

·Hàng thật vân vải có sọc theo chiều hướng lên "/////", hàng giả có vân vải với sọc hướng xuống "\\\\\".

·Khoảng cách giữa chữ TOKYO và chữ JAPAN  là dấu gạch ngang [-] chứ không phải dấu chấm [.]

​​


Hình 7

So sánh đồng hồ

Mặt trước:

·Hàng thật có mặt đồng hồ sáng trắng, rõ nét. Chữ "made in Japan" và dãy số in chìm bên dưới được định khuôn, in đều, rõ nét không bị mờ nhòe;

·Khi ngừng đo thì kim nằm thẳng đứng chứ không bị lệch sang một bên;

·Logo thật được in chìm và không phủ lớp nhựa bóng lên trên.

Mặt sau:

·Logo ALPK2 và chữ JAPAN của mặt sau đồng hồ thật in đều và nằm ngang hàng, thanh kẹp có màu đục chứ không bóng như đồng hồ của hàng nhái.

·Ở đầu cắm với ống nghe, đồng hồ giả có rãnh còn đồng hồ thật thì không.

·Ngoài ra, khi cầm đồng hồ thật ta sẽ thấy trọng lượng nặng hơn đồng hồ giả rất nhiều. Cảm giác khi cầm nặng tay và rất chắc chắn.


Hình 8

 So sánh quả bóp

·Quả bóp của máy đo huyết áp cơ alpk2 thật sẽ phình to phía trên và nhỏ dần ở phía dưới. 

·Kích thước lớn hơn so với hàng giả

·Có màu xanh lá cây đậm, da bóng

·Van xả khí có rãnh nhỏ, đầu inox ngắn.

·Quả bóp thật, mặt bên của van xả khí chụm lại hơi nhọn ở chính giữa, còn van xả khí của quả bóp giả thì có đầu tè.

·Quả bóp thật xuông từ trên xuống dưới chứ không bị ngắt quãng ở phía đuôi như quả bóp giả.

·Nhìn từ dưới đáy lên quả bóp giả có phần inox trơn, nhẵn. Còn quả bóp thật thì trông cứng cáp chắc chắn.​


Hình 9

So sánh tai nghe

·Tai nghe thật mặt trước logo có màu xanh lá cây, màu tươi, viền inox cứng cáp. Chữ in đều và rõ nét. Mặt lưới đan đều, mịn.

·Mặt sau tai nghe thật có in logo MADE IN JAPAN màu bạc, đục chứ không trong và sáng bóng như hàng giả. Chính giữa tai nghe có viên bi sắt còn hàng giả thì không.

·Phần thân nối với ống nghe được khía 3 rãnh lõm xuống chứ không phải nổi lên. 

·Đầu tai nghe thật, nút tai có màu trắng ngà, trong. Còn nút tai nghe giả có màu trắng gạo và đục.


Hình 10

Làm sao để phân biệt khẩu trang y tế thật và giả?

Cách phân biệt khẩu trang y tế thật và giả đơn giản dưới đây sẽ giúp người tiêu dùng tránh “rước họa vào than” trước thị trường như hiện nay. Khẩu trang y tế là vật dụng cần thiết cho mọi người khi lưu thông trên phố, đặc biệt là trong tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao như hiện nay. Nhiều người tiêu dùng rất lo lắng không biết sản phẩm mình mua có thật sự tốt, chính hãng và bảo vệ được sức khỏe hay không. Do đó, cách phân biệt khẩu trang y tế thật và giả là điều mà nhiều người tiêu dùng quan tâm.

Khẩu trang y tế đang được bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay. Theo khảo sát, các loại khẩu trang này có nguồn gốc xuất phát từ hai nguồn chính là nhập khẩu và sản xuất trong nước. Khẩu trang là vật dụng tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với cơ thể. Bởi vậy khi sử dụng khẩu trang chất lượng kém, xuất xứ không rõ ràng sẽ là một mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe của con người. Một trong những bệnh do đeo khẩu trang không đúng loại và mất an toàn đó chính là những bệnh về đường hô hấp. Nhìn hình thức bề ngoài, các loại khẩu trang y tế nhập khẩu hay sản xuất trong nước thì khá giống nhau.

Bằng mắt thường thì khó mà phân biệt được đâu là khẩu trang y tế chuẩn và đâu là khẩu trang y tế giả. Nhiều người đôi khi mua khẩu trang sẽ dựa vào cảm tính. Dưới đây là 1 số cách phân biệt khẩu trang y tế thật, giả mà người tiêu dùng cần biết để tránh “rước họa vào thân”.


Hình 11

Cách phân biệt khẩu trang y tế thật, giả đơn giản đầu tiên đó là ngâm khẩu trang vào nước. Khẩu trang y tế thật sẽ không hề bị thấm nước. Còn khẩu trang y tế giả sẽ bị ướt và thấm nước ngay. Sau đó, người tiêu dùng có thể kiểm tra tiếp bằng cách xé chiếc khẩu trang y tế đã ngâm nước ra. Khẩu trang thật sẽ có lớp giấy bên trong nguyên vẹn, còn khẩu trang giả sẽ có lớp giấy bên trong bị rã. Cách phân biệt khẩu trang y tế thật, giả tiếp theo đó là, rạch lớp ngoài cùng của khẩu trang. Sau đó, lấy tay cầm lớp ở giữa của khẩu trang kéo thật mạnh nếu là khẩu trang tốt lớp ở giữa sẽ không bị rách và dai vì được làm bằng vải kháng khuẩn hoặc giấy kháng khuẩn, còn khẩu trang nhái, kém chất lượng lớp ở giữa bị rách ngay khi kéo thì lớp đó là giấy vệ sinh hay lớp giấy rẻ tiền không có tác dụng diệt khuẩn.

Hiểm họa từ bao cao su giả

Bao cao su giả thường kém chất lượng, dễ rách nên nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục rất lớn và không có tác dụng phòng tránh thai. Mặc dù bao cao su ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe song sản phẩm này vẫn chưa được kiểm soát về chất lượng. Mới đây, cơ quan chức năng TP Hà Nội đã bắt 1 tấn bao cao su giả, trên vỏ ghi nước sản xuất là Malaysia nhưng xuất xứ từ Trung Quốc. Một số “đầu nậu” cho biết số bao cao su bao cao su sẽ được bán cho các nhà nghỉ… “theo ký” và tuồn vào các hiệu thuốc. Trước đó, tháng 7-2015, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội cũng bắt giữ gần 700.000 bao cao su giả mạo xuất xứ hàng hóa. Thông tin trên khiến không ít người tiêu dùng hoang mang và lo lắng.


Hình 12

Chị Trần Ánh Ngọc (ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết sau khi sinh bé đầu tiên, vợ chồng chị thường sử dụng bao cao su để tránh thai. Các sản phẩm này được chị mua ở hiệu thuốc gần nhà. Thế nhưng, không ít lần cả vợ chồng chị bị dị ứng và mắc bệnh phụ khoa khi dùng bao cao su. “Bản thân tôi có cơ địa dị ứng nên cứ nghĩ rằng mình không phù hợp với loại bao cao su này nhưng có lần cả ông xã cũng bị dị ứng, mụn rộp. Nay nghe thông tin này, tôi cho rằng có lẽ mình đã mua phải sản phẩm kém chất lượng” - chị Ngọc nói. Đọc thông tin trên, anh Nguyễn Văn Nghĩa (ngụ Gia Lâm, Hà Nội) không khỏi bức xúc bởi khi đến nhà thuốc mua bao cao su, người ta đưa thì anh nhét vào túi mang về chứ mang ra săm soi làm gì mà biết thật hay giả.

Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), trên thị trường Việt Nam có hàng chục loại bao cao su khác nhau với nhiều xuất xứ như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật, Đức… và cũng có nhiều loại không xuất xứ. Mặc dù bao cao su ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe song hầu hết người mua chỉ chú ý đến mẫu mã và giá cả sản phẩm chứ không quan tâm có phải là hàng thật hay không, của nhà sản xuất nào và hạn sử dụng ra sao.

Theo ước tính, trung bình mỗi năm, người dân Việt Nam sử dụng từ 500-600 triệu bao cao su, đại đa số là dành cho nam giới. Tuy nhiên, có đến 85% bao cao su bán ở thị trường tư nhân nên nguy cơ người dân, đặc biệt là các bạn trẻ, mua phải bao cao su giả là rất lớn. Một nghiên cứu khác tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy 26% bao cao su bán ngoài thị trường không đạt chất lượng. Các sai sót chất lượng của các lô bao cao su này là thủng lỗ, sai kích thước, chất bôi trơn không đạt, test nổ (độ đàn hồi) không chuẩn. Nhu cầu cao cũng khiến bao cao su trở thành hàng hóa dễ làm giả, làm nhái có xuất xứ từ nhiều xưởng sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu ở Trung Quốc “tràn” vào Việt Nam.

Nguy cơ dị ứng, vô sinh

Theo ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), hiện bao cao su vẫn được quy định là hàng hóa thông thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe nên không phải chịu kiểm duyệt về chất lượng. Nguyên nhân là trước đây, bao cao su chủ yếu do nhà nước bao cấp, được phát miễn phí theo kênh cộng tác viên dân số đến từng gia đình. Tuy nhiên hiện nay, nhà nước không còn bao cấp bao cao su cho mọi đối tượng nữa mà chỉ trợ giúp “phương tiện” cho người nghèo, người dân tộc thiểu số…

Trong khi thị trường bao cao su cũng nở rộ với hàng chục loại khác nhau, nhập từ nhiều nước trên thế giới. Người dân không chỉ dùng bao cao su như biện pháp tránh thai, tránh bệnh mà còn có nhu cầu tăng cảm xúc, giúp thăng hoa trong đời sống lứa đôi. Tuy nhiên, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở các sản phẩm kém chất lượng là chất tạo độ trơn không bảo đảm, độ liên kết đàn hồi thấp, dễ bị rách, có mùi hóa chất khá mạnh, nét chữ trên bao bì thường mờ, nhòe, vỏ bao khó xé…


Hình 13

Nói về những tác hại từ bao cao su giả, không bảo đảm chất lượng, nhiều bác sĩ cảnh báo để tiết kiệm chi phí, nhà sản xuất sẽ thay thế bằng các chất liệu rẻ tiền khiến tăng nguy cơ phát sinh, lây nhiễm các bệnh phụ khoa và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Hơn nữa, do quy trình sản xuất bao cao su giả không an toàn, không được kiểm định về chất lượng nên đây còn là môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh.

Nếu sử dụng và bị viêm nhiễm trong thời gian dài, người dùng có thể bị các bệnh phụ khoa, nam khoa, thậm chí vô sinh. Bên cạnh đó, bao cao su chất lượng kém còn có khả năng bị thủng, rách bất cứ lúc nào. Điều này sẽ dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn hoặc lây nhiễm các bệnh tình dục như HIV, lậu, giang mai...

Thiết bị y tế kém chất lượng khiến hàng trăm người tử vong

Năm 2014, theo Dịch vụ y tế quốc gia tại Anh (NHS) cho biết, mỗi năm hàng trăm người tử vong và hàng ngàn người khác bị thương do thiết bị y tế lỗi gây ra. Theo thông tin mới nhất trên trang The Telegraph, Viện kỹ thuật cơ khí Anh cảnh báo Dịch vụ y tế quốc gia Anh (National Health Service_NHS) phải có những biện pháp kịp thời nhằm sửa chữa các thiết bị y tế lỗi, bị hỏng khiến 300 bệnh nhân tử vong và hàng ngàn người khác bị thương mỗi năm.


Hình 14

Cơ quan quản lý thiết bị y tế bị lỗi tại Anh đã nhận được gần 14.000 trường hợp trong đó có 309 người chết và gần 5.000 người bị tổn hại nghiêm trọng do sử dụng thiết bị y tế kém chất lượng. Các thiết bị bao gồm máy tạo nhịp bị lỗi, máy quét bị hỏng và cân nặng không chính xác. Sự cố ngày càng trở nên trầm trọng hơn, tuy nhiên nguyên nhân có thể do các trường hợp được báo cáo tăng hoặc do tần suất sử dụng thiết bị y tế, máy móc nhiều hơn. Báo cáo của Viện cho biết thêm, cũng giống như việc gây hại cho bệnh nhân, các thiết bị y tế hỏng hoặc lỗi đã hủy bỏ hàng ngàn hoạt động y tế mỗi năm. Vì vậy, các kỹ sư cần phải có một vị thế cao hơn trong cơ quan NHS và mọi bệnh viện cần có một kỹ sư sinh hóa, báo cáo mới đây nhận định.

Viện kỹ thuật cơ khí Anh cho biết thêm, công nghệ chăm sóc sức khỏe trở nên phức tạp hơn khiến khả năng gây hại cũng tăng nếu thiết bị máy móc không đảm bảo. Thậm chí trang thiết bị cơ bản cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bệnh nhân. Báo cáo đã nêu lên một cảnh báo từ phía Cơ quan quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ Anh năm 2008 rằng, cân nặng sai đã khiến một số bệnh nhân uống thuốc không chính xác. 

Tiến sĩ Patrick Finlay, tác giả chính của báo cáo kiêm chủ tịch của Tổ chức giáo dục thuộc Hiệp hội Kỹ thuật sinh hóa Anh nhận định: "Chính phủ và cơ quan NHS cần có những hoạt động thiết thực nhằm tạo niềm tin và ưu tiên vai trò của kỹ sư tại các bệnh viện”, "Công nghệ đang đem đến những tiến bộ đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên công nghệ lại phụ thuộc nhiều vào kỹ sư sinh hóa mặc dù vai trò của họ chưa được công nhận và vẫn thiếu tại hầu hết các bệnh viện. Báo cáo còn cho thấy nhiều kỹ sư có thể thực hiện cách mạng hóa việc chăm sóc sức khỏe thông qua các phương pháp điều trị mới như: cảm nhận, đo lường và điều khiển cơ thể con người; hoặc bằng cách phát triển các phương pháp theo dõi mới và theo dõi sức khỏe cá nhân nhờ ứng dụng trên điện thoại di động. Tuy nhiên, để áp dụng được đầy đủ những lợi ích mà công nghệ tiên tiến có thể cung cấp cho việc chăm sóc sức khỏe tại Anh và đặc biệt là NHS, thì những nhà thiết kế, thực hiện, duy trì và sử dụng thiết bị cần được đề cao." 


Hình 15

Các kỹ sư tại NHS nghiên cứu nhiều thiết bị y học chuyên chẩn đoán, điều trị và phục hồi cho bệnh nhân thường tham gia vào quá trình tái tạo mô, làm chân tay giả, mô phỏng máy tính, phẫu thuật robot, sản xuất khớp nhân tạo, thiết bị giám sát và nhiều thiết bị giúp người khuyết tật sống độc lập, báo cáo cho biết. 

Các sự cố dữ liệu tại Cơ quan quản lý dược phẩm Anh (MHRA) bao gồm một máy tạo nhịp tim gắn cảm biến bị lỗi, các máy đo đường huyết cho kết quả chính xác thấp và một máy khử rung tim không đủ xung điện. Phát ngôn viên của MHRA cho biết: "Trường hợp sự cố bất lợi liên quan đến thiết bị y tế có thể xảy ra, nhưng sẽ càng trầm trọng hơn khi chúng được báo cáo đến Cơ quan MHRA. "MHRA đang làm việc với NHS để giải quyết sự cố và cải thiện hiệu quả các thiết bị y tế thông qua việc tăng cường vai trò của các nhà chức trách thuộc tổ chức An toàn thiết bị y tế." Họ sẽ được mời tham dự hội thảo thiết bị y tế hàng tháng, bao gồm các sự kiện quan trọng và theo chủ đề thiết bị an toàn cả trên lý thuyết lẫn thực hành. "MHRA đã dẫn đầu trong việc giới thiệu thiết bị tiêu chuẩn và thuật ngữ trong hệ thống cảnh báo địa phương và nhà sản xuất. Công việc  bao gồm hoạt động liên lạc với Diễn đàn quốc tế quy định thiết bị y tế liên quan đến hàng loạt sáng kiến quốc tế." 

Theo dữ liệu từ cơ quan quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ Anh: Trong giai đoạn 2012- 2013 đã xảy ra các sự cố liên quan đến 13.642 thiết bị y tế kém chất lượng, hơn 1/3 thiết bị gây ra chấn thương nghiêm trọng, 1/10 thiết bị liên quan đến sự cố cấy ghép chỉnh hình khi thay khớp háng. Bên cạnh đó, 1 trong 20 sự cố về đường hô hấp do thiết bị gây mê lỗi, nhiều máy móc thiết bị phát hiện bị rò rỉ, nứt hoặc đã bị cháy. Thêm nữa, 6 trường hợp khác thiết bị sử dụng cho kết quả sai, 1 trong 50 vấn đề do thiết bị y tế ô nhiễm hoặc do khử trùng, 3% trường hợp máy quét hoặc thiết bị xạ trị bị lỗi và 1/3 các sự cố do nhà sản xuất thiết bị y tế gây ra.

Điều tra vụ nhập thiết bị y tế quá đát

Năm 2013 - Ba ngành hải quan, công an, y tế đang cùng vào cuộc làm rõ vụ việc nhập khiểu thiết bị y tế quá đát của Cty TNHH Kỹ thuật thiết bị y tế Bảo Trân (Cty Bảo Trân) tại Hà Nội. Liên quan đến lô thiết bị y tế quá đát do Cty TNHH Kỹ thuật thiết bị y tế Bảo Trân (Cty Bảo Trân) tuồn về Việt Nam vừa bị cơ quan chức năng bắt giữ tại sân bay Nội Bài, sau một thời gian xác minh, PV đã lần được tới đúng địa chỉ Cty này tại số nhà 19/ngõ 218/2 đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Được biết, đại diện pháp luật của Cty Bảo Trân là bà Trần Thị Ánh Hồng, chức danh Giám đốc; Cty hoạt động từ 17/1/2013, vốn điều lệ 4,8 tỷ đồng. Trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Cty Bảo Trân đăng ký 7 lĩnh vực hoạt động trong đó có bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, không có lĩnh vực xuất nhập khẩu thiết bị y tế. Hôm qua, trụ sỏ Cty Bảo Trân vắng tanh. Một phụ nữ được cho là chủ căn nhà số 19 cho biết, những người của Cty vừa rời đi ít phút trước khi có sự xuất hiện của PV. Làm việc với PV, ông Phạm Văn Minh, Phó đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng Cục Hải quan) cho biết: “Phá được vụ buôn lậu này chúng tôi phải trinh sát từ nước ngoài. Quá trình trinh sát phát hiện Cty Bảo Trân mua thiết bị của Cty Mket… (Nhật Bản), đưa vào Việt Nam qua đường hàng không từ tháng 8/2013. Theo kế hoạch của lực lượng hải quan, khi hàng về tới sân bay sẽ chuyển từ “luồng xanh” sang “luồng đỏ” để thực hiện kiểm tra khám xét”. Cty TNHH Y tế Nam Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) nhập 2 container thiết bị y tế qua cảng Hải Phòng, khai báo là hàng mới, gồm 9 máy phân tích hóa phẩm dùng trong công nghiệp. Song qua kiểm tra, lô hàng trên là thiết bị y tế đã qua sử dụng.


Hình 16

Cũng theo ông Minh, đến ngày 11/11, Cty Bảo Trân mở tờ khai số 20455, song không đến nhận lô hàng. Ngày 16/12, Cty mới cho Phó giám đốc Nguyễn Xuân Tưởng lên làm thủ tục đưa hàng ra khỏi sân bay. Làm thủ tục xong ông Tưởng bỏ đi, giao hàng cho một nhân viên Cty vận chuyển về. “Trên đường Cty đưa hàng về, chúng tôi đã tổ chức tạm giữ lô hàng để điều tra. Kết quả cho thấy, lô hàng không đúng với nội dung Cty Bảo Trân khai báo hải quan. Trong tờ khai ghi nhập 2 máy xét nghiệm sinh hóa xuất xứ Mỹ, Đức. Thực tế kiểm tra lại là máy nội soi dạ dày và máy X Quang khô hệ thống số hóa X Quang xuất xứ Nhật Bản đã qua sử dụng” - ông Minh nói.

Cũng theo ông Minh, trước vụ việc này, Cty Bảo Trân đã nhập 7 lô hàng thiết bị y tế trót lọt. Hải quan đang yêu cầu Cty Bảo Trân cung cấp tài liệu liên quan đến những thiết bị y tế trên để làm rõ. “Sau 30 ngày tạm giữ lô hàng, nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự, phía hải quan sẽ khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ cho công an thụ lý” - ông Minh nói. Ông Nguyễn Văn Thọ - Đội trưởng Kiểm soát chống buôn lậu miền Bắc - cho biết thêm, trong tháng 12/ 2013, đơn vị này phát hiện 3 lô hàng thiết bị y tế quá đát có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đơn cử, Cty TNHH Y tế Nam Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) nhập 2 container thiết bị y tế qua cảng Hải Phòng, khai báo là hàng mới, gồm 9 máy phân tích hóa phẩm dùng trong công nghiệp. Song qua kiểm tra, lô hàng trên lại là thiết bị y tế đã qua sử dụng.


Hình 17

Theo ông Nguyễn Văn Thọ, từ nguồn tin trinh sát báo cáo một số Cty có dấu hiệu nhập khẩu thiết bị y tế quá đát về Việt Nam, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình khám chữa bệnh, Bộ trưởng Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu làm rõ, ngăn chặn, xử lý nghiêm những đơn vị sai phạm. Theo nguồn tin của PV, Công an TP Hà Nội cũng đã vào cuộc, kiểm tra thiết bị y tế tại một số phòng khám, bệnh viện trên địa bàn. Về phía Bộ Y tế, ông Đặng Văn Chính, Chánh Thanh tra Bộ cũng cho biết, ngành y tế đã vào cuộc thanh kiểm tra thiết bị y tế tại những cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là những cơ sở cùng một xét nghiệm nhưng mỗi phòng khám, bệnh viện lại cho kết quả khác nhau. Việc thanh tra được phân cấp cho thanh tra y tế các tỉnh, thành. “Nếu người dân có hồ sơ khám bệnh mỗi nơi cho ra mỗi kết quả khác nhau, gửi tới cơ quan báo chí hoặc Bộ Y tế, chúng tôi sẽ lập tức kiểm tra” - ông Chính nói.

Lỗ hổng nào khiến thiết bị y tế cũ nát 'qua mặt' cơ quan chức năng?

Lô hàng nhập khẩu thiết bị y tế (TBYT) "cũ nát" nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, được "hô biến" thành hàng mới 100% tuồn vào trong nước cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh. Điều này đang khiến dư luận rất lo lắng về nguy cơ kết quả xét nghiệm không chính xác do hệ thống máy móc, thiết bị không đảm bảo quy chuẩn ảnh hưởng tới công tác chăm sóc sức khoẻ người dân. Vấn đề đặt ra ở đây là cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm cụ thể trong từng "công đoạn" của vụ việc này?


Hình 18

Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) vừa phối hợp Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài bắt giữ lô hàng TBYT "quá đát". Kiểm tra thông tin đơn vị nhập khẩu cho thấy, lô hàng trên của Cty TNHH Kỹ thuật thiết bị y tế Bảo Trân (Cty Bảo Trân, địa chỉ số 19, 180/2, đường Trần Duy Hưng, Hà Nội). Số hàng này được công ty Bảo Trân dán mác là hàng nhập khẩu mới 100%. Tuy nhiên cơ quan chức năng đã nghi ngờ về tính minh bạch của lô hàng nên đã mở niêm phong kiểm tra. Quá trình kiểm tra cho thấy, các loại thiết bị y tế của  công ty này nhập về Việt Nam gồm máy soi dạ dày, máy scan Xquang có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico đã bị thải loại, thuộc diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Mới đây, cơ quan hải quan đã tiếp tục bắt giữ lô TBYT "quá đát" tại sân bay Nội Bài, Hà Nội do công ty TNHH Thương mại và kinh doanh thiết bị y tế A.N.N.A Việt Nam nhập khẩu. Được biết,  công ty này chuyên Kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế, có nguồn gốc từ các nước Đức, Mỹ, Nhật và cung ứng cho doanh nghiệp Mỹ Giao (địa chỉ tại TP.HCM). Trên thực tế, những công ty này đã nhập khẩu trót lọt nhiều thương vụ nhưng không bị phát hiện.

Vụ việc này khiến không ít người dân lo ngại những loại TBYT không đạt chuẩn được đưa vào sử dụng sẽ tạo ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Thực tế, nguyên  một Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã phản ánh: "Điều này đã ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, thậm chí có trường hợp dẫn đến tử vong. Tôi nhớ, trước đây, có vị lãnh đạo của Quốc hội (đã nghỉ hưu) bị bệnh. Qua những xét nghiệm sinh hoá bác sỹ khám khẳng định ông bị ung thư và điều trị bằng chiếu xạ. Sau đó, sức khoẻ của ông cán bộ này ngày càng yếu đi đến mức tưởng không qua khỏi.


Hình 19

Tiếp đó, gia đình đặt vấn đề với Trung ương hỗ trợ đưa ông ra nước ngoài chữa bệnh. Ở đấy, bác sỹ nước ngoài khẳng định ông không bị ung thư và được chữa khỏi bệnh, đi họp Quốc hội bình thường. Một thời gian sau, ông đi khám lại và chiếu chụp thì bác sỹ kết luận ông bị di căn toàn cơ thể. Ông lại ra nước ngoài kiểm tra thì không phải di căn mà đó chỉ là những vết sẹo do những lần xạ trị trước đây. Điều này cho thấy, có những trường hợp bệnh nhân tử vong là do trực tiếp lỗi từ bác sỹ dựa vào những TBYT không đạt chuẩn. Đây thật sự là tình trạng báo động, trong khi khoa học phát triển, bác sỹ chẩn đoán bệnh dựa vào kết quả của máy móc là chủ yếu".

Nhiều người nghe thông tin về TBYT cũ nhập khẩu về cung cấp cho các cơ sở y tế, đều lo ngại kết quả xét nghiệm, chụp chiếu không chuẩn xác sẽ khiến bác sỹ chẩn đoán bệnh sai. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công tác chăm sóc sức khoẻ, tâm lý của người dân. Trước thực tế này, Bộ trưởng bộ Y tế khẳng định: Trong điều kiện ngân sách Nhà nước đầu tư cho các đơn vị còn hạn chế, không đủ kinh phí để mua các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, có giá trị lớn nên nhiều nơi đã liên doanh, liên kết  TBYT  phục vụ công tác khám chữa bệnh. Thực tế, Bộ cũng đã tiến hành khảo sát, đánh giá việc thực hiện xã hội hoá y tế trong các bệnh viện công. Việc liên doanh, liên kết đã có những kết quả như trang bị được nhiều thiết bị hiện đại nâng cao hiệu quả chẩn đoán, điều trị, phát hiện sớm, chính xác bệnh tật, giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, quá trình này cũng bộc lộ những mặt trái, tiêu cực, Bộ đã chỉ đạo các sở Y tế kịp thời chấn chỉnh, xử lý sai phạm. Lo ngại của người dân hiện nay về kết quả xét nghiệm là có cơ sở, tuy nhiên, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra sở Y tế Hà Nội khẳng định: "Hà Nội đã kiểm tra 15 cơ sở y tế và không phát hiện những chủng loại TBYT cũ".

Theo quy định tại Thông tư 24 hướng dẫn việc nhập khẩu TBYT của bộ Y tế thì quy trình, thủ tục xin cấp phép nhập khẩu là rất chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn có hàng loạt thương vụ nhập lậu TBYT cũ nát được "tuồn" vào trong nước đặt ra câu hỏi có hay không những lỗ hổng trong nhập khẩu thiết bị y tế? Trước thực tế này, đại diện bộ Y tế, cũng cho biết: "Các TBYT nhập khẩu phải là TBYT mới 100%. Việc nhập khẩu TBYT đã qua sử dụng là gian lận thương mại nghiêm trọng vì đây là mặt hàng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến chẩn đoán, điều trị của người dân, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về nhập khẩu. Vì vậy trong trường hợp cấp phép nhập khẩu, khi rà soát lại chúng tôi khẳng định đã làm đúng quy trình. Hồ sơ doanh nghiệp xin cấp phép nhập TBYT mới 100%, sản xuất năm 2012. Việc "phù phép" để nhập TBYT cũ là hành động sai phạm nghiêm trọng của doanh nghiệp với các thủ đoạn tinh vi có sự tính toán lợi dụng chính sách thông thoáng, ưu tiên của Nhà nước. Doanh nghiệp xin nhập TBYT mới nhưng họ lại gian lận nhập hàng cũ thì ngành hải quan có trách nhiệm phát hiện, xử lý trên cơ sở đối chiếu với tờ khai hải quan, hồ sơ nhập khẩu và thực tế hàng hoá". Ngay sau đó, bộ Y tế đã có công văn đề nghị Tổng cục Hải quan phối hợp chỉ đạo các chi cục Hải quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hậu kiểm đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong nhập khẩu TBYT.

Theo bà Cao Thị Vân Điểm (hội Thiết bị Y tế Việt Nam), với những TBYT cũ được nhập khẩu về không thể đẩy vào các bệnh viện công qua con đường đấu thầu trang thiết bị. Bởi lẽ, với những bệnh viện này, khi mua sắm thiết bị bằng nguồn kinh phí của Nhà nước phải xây dựng hồ sơ mời thầu trong đó quy định rõ chất lượng, chủng loại và thẩm định giá. Khi mua xong lại có đơn vị tư vấn giám sát về mặt chất lượng và lắp đặt. Hiện nay, y tế tư nhân phát triển, họ muốn giảm chi phí đầu tư nên đã nhập khẩu hàng hoá kém hơn, nhưng thực ra cũng phải qua rất nhiều khâu đánh giá của các cơ quan chức năng. Vì vậy, điểm đến của những thiết bị này sẽ chỉ là các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Trong thực tế, với loại thiết bị cũ này nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt và thu hồi".

Trước những nghi vấn về "đường dây nhập khẩu TBYT cũ" ngày 16/1, Bộ Y tế đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Bộ Y tế cũng khẳng định, không có "đường dây" cấp phép cho TBYT "quá hạn sử dụng" vào nước ta. Bộ Y tế cũng đề xuất Chính phủ cho phép xây dựng đề án phát triển hệ thống kiểm chuẩn trang thiết bị y tế để tạo cơ sở cho việc đầu tư, xây dựng các hướng dẫn về điều kiện con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác kiểm chuẩn và bảo đảm chất lượng. Đến nay, Bộ Y tế đã xây dựng được danh mục hơn 300 danh mục cho các chủng loại thiết bị đặc biệt cần phải kiểm tra chất lượng. Đối với các lô hàng hoá xét nghiệm bị bắt giữ vừa qua không nằm trong danh mục phải kiểm định. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo hàng nhập khẩu mới 100% theo đúng hồ sơ họ đã nộp xin cấp phép. Khi xảy ra sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình, nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngày 08/01/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Biên tập và tổng hợp)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích