Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 9 5 9 5
Số người đang truy cập
1 0 4
 Tin tức - Sự kiện
(Nguồn ảnh: Báo Hà Nội mới)
Điểm tin y tế từ các báo ngày 05/11 và 06/11 năm 2017

Sài gòn giải phóng

Cả nước tập trung tăng cường phòng, chống dịch

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân khu vực phía Bắc năm 2017 - 2018 do Bộ Y tế tổ chức ngày 3/11, tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, dịch bệnh sốt xuất huyết trên cả nước hiện đã được kiểm soát và giảm nhẹ. Từ đầu tháng 9 đến nay, số mắc đã giảm liên tục ở hầu hết các tỉnh, thành phố, từ 8.280 trường hợp mắc/tuần xuống còn 3.239 trường hợp mắc/tuần.

Tuy nhiên, theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, mùa Đông Xuân là mùa có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao như cúm, ho gà, viêm não virus, viêm màng não do não mô cầu, tiêu chảy, tay chân miệng, liên cầu lợn, đặc biệt là bệnh sởi.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận có 229 trường hợp mắc sởi, trong đó có 1 ca tử vong. Theo nhận định, mặc dù số trường hợp mắc sởi giảm 27,9% so với năm 2016 nhưng trong hai tháng gần đây, số mắc tăng nhẹ tại Hà Nội. Theo ông Trần Đắc Phu, tình hình bệnh sởi tuy chưa có gì đáng quan ngại nhưng các địa phương cũng cần hết sức lưu ý, tránh lơ là.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay có 45 ca mắc sởi, một trường hợp tử vong. Bệnh sởi mắc rải rác tại 21 quận, huyện và có xu hướng tăng trong các tuần gần đây với trung bình là 4-5 bệnh nhân/tuần. Hà Nội chiếm 50% số ca mắc sởi tại các tỉnh phía Bắc.

Từ năm 2012-2016, Hà Nội có trên 32.000 trẻ chưa tiêm phòng sởi. Vì thế, trong tháng 11/2017, Hà Nội sẽ rà soát đối tượng tiêm chủng trên toàn TP với tất cả các trẻ dưới 5 tuổi. Đồng thời, sẽ tổ chức tiêm chủng bổ sung hàng tuần cho đối tượng trẻ dưới 5 tuổi bị muộn, chậm so với lịch tiêm các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng.

Ông Trần Như Dương, Trưởng ban Quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc cho biết, đối với bệnh sởi, biện pháp quan trọng nhất để chủ động phòng bệnh là tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Nếu chúng ta lơ là công tác tiêm chủng thì nền miễn dịch trong cộng đồng giảm xuống, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao. Để chủ động phòng, chống bệnh sởi cần rà soát ngay các xã, thôn có tỉ lệ tiêm vắc xin sởi và MR thấp, tổ chức tiêm vắc xin bổ sung để chủ động phòng, chống dịch, đạt tỉ lệ tiêm chủng 95% trở lên đối với vắc xin sởi và 90% trở lên đối với vắc xin MR.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện khá tốt việc kiểm soát và khống chế các bệnh truyền nhiễm. Đối với bệnh sởi, để không xảy ra tình trạng dịch sởi như năm 2014, ngành Y tế đã phối hợp cùng ngành Giáo dục để tuyên truyền, triển khai các biện pháp vệ sinh phòng bệnh tại trường học, rà soát tiền sử tiêm chủng của học sinh để đưa con mình đi tiêm phòng vắc xin sởi đầy đủ.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, mùa Đông Xuân đến là thời điểm của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, cần phải tiếp tục cảnh giác. Nếu không quyết liệt để cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam rất đáng quan ngại. Bộ Y tế chỉ đạo cả nước tập trung tăng cường phòng, chống dịch, trong đó có bệnh sởi. Các địa phương cần đẩy mạnh công tác giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời, xử lý triệt để các ổ dịch. Đặc biệt chú trọng đến công tác tiêm chủng phòng bệnh ở từng khu dân cư, từng xã, phường; nâng cao năng lực ứng phó với dịch bệnh tại các địa phương.

Vụ hàng trăm học sinh Hậu Giang ngộ độc sữa: Do nhiễm khuẩn chứ không phải độc tố

Liên quan đến vụ hàng trăm học sinh Hậu Giang ngộ độc sữa, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, cho rằng nguyên nhân vụ ngộ độc là do nhiễm khuẩn từ quá trình pha chế trong điều kiện không đảm bảo như: nguồn nước, con người…

Chiều 6-11, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức họp báo, thông tin chính thức về nguyên nhân gây ra ngộ độc sữa tại 2 trường tiểu học trên địa bàn thị xã Ngã Bảy, khiến hơn 500 em học sinh phải nhập viện.

Theo báo cáo UBND tỉnh Hậu Giang, vào sáng 27-10, Công ty TNHH Dịch vụ Quảng cáo M.C (gọi tắt Công ty M.C) được sự ủy quyền của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, thực hiện hoạt động tuyên truyền cho giải bóng đá Hội khỏe Phù Đổng học sinh trung học và trung học cơ sở toàn quốc Cúp Milo năm 2018 theo tinh thần Công văn số 44021/BGDĐT-GDTC ngày 21-9-2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, có tổ chức phát sữa đã pha sẵn miễn phí tại Trường Tiểu học Lái Hiếu (phường Lái Hiếu) và Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (thị xã Ngã Bảy).

Cụ thể, Công ty M.C phối hợp với nhà trường phát sữa cho 540 em học sinh Trường Tiểu học Lái Hiếu và cho 220 học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Hiền. Thế nhưng, sau khi uống sữa khoảng 1 giờ thì bất ngờ một số em học sinh của 2 trường trên có biểu hiện đau bụng, nôn ói... Có khoảng 500 em học sinh của 2 trường sau đó phải đưa đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế Thị xã Ngã Bảy.

Qua kết quả khám sàng lọc, có 39 em học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy được các bác sĩ truyền dịch, men tiêu hóa, hạ sốt... Đến tối cùng ngày, tất cả học sinh mới ổn định dần và được xuất viện về nhà.

Sau khi sự việc xảy ra, các ngành chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc. Kết quả kiểm nghiệm, mẫu sữa và mẫu chất nôn ghi nhận dương tính vi sinh và vi khuẩn. Kết quả 2 mẫu xét nghiệm có vi khuẩn Staphylococcus aureus. Còn 2 mẫu sữa milo chưa pha và mẫu sữa đặc có đường nhãn hiệu Ngôi sao Phương Nam thì đảm bảo các tiêu chuẩn được cấp phép.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, cho rằng: “Nguyên nhân vụ ngộ độc sữa là do nhiễm khuẩn xuất hiện từ quá trình pha chế trong điều kiện không đảm bảo như: nguồn nước, con người… Đây là nhiễm khuẩn chứ không phải do độc tố”.

Theo ông Lê Văn Khởi, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Hậu Giang: “Vi khuẩn Staphylococcus aureus sống chủ yếu trong môi trường nước và đất. Có thể bị  ngộ độc thực phẩm khi ăn, uống phải những thức ăn, thức uống bị nhiễm Staphylococcus aureus, khiến người bệnh bị nôn ói và đau bụng…”.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang nêu rõ: “Xem xét xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm để xử phạt theo quy định đối với Công ty M.C; đồng thời đình việc pha chế thức uống cấp phát cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cho đến khi khắc phục xong hậu quả và có xác nhận của các cơ quan chức năng”. 

Lao động

94.000 người Việt chết mỗi năm vì ung thư

Hiện mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và rất tốn kém.

Đó là những con số gây ám ảnh được đưa ra từ hội nghị quốc tế “Kiểm soát ung thư: Thực trạng và giải pháp” với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành ung bướu trong nước và quốc tế do Bộ Y tế và Bệnh viện K phối hợp tổ chức ngày 3.11 tại Hà Nội.

70% trường hợp phát hiện, điều trị muộn

Tại hội nghị, GS-TS Lê Quang Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế - nhấn mạnh ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình. Ở Việt Nam, gánh nặng ung thư đang gia tăng trên cả nước, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Theo số liệu của tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và thống kê của Viện Nghiên cứu và phòng chống ung thư quốc gia, hiện mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.

Thứ trưởng Lê Quang Cường cho biết, với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, ngành y tế và hỗ trợ quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong kiểm soát ung thư.

Tại hội nghị, PGS-TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K thẳng thắn cho biết: “hiện nay ước tính khoảng trên 70% người bệnh ung thư ở nước ta đi khám, phát hiện, điều trị muộn. Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm việc điều trị càng đơn giản, phát hiện muộn điều trị kéo dài, hiệu quả không cao. Đây là lý do chính khiến tỉ lệ chữa khỏi ung thư tại nước ta thấp, không bằng các nước phát triển”.

Thực tế cho thấy, không khó bắt gặp trường hợp bệnh nhân ung thư bị bệnh viện trả về do lúc phát hiện ra bệnh thì đã là giai đoạn cuối. Trường hợp chồng bà Nguyễn Thị D - 50 tuổi (Phúc Thọ - Hà Nội) mắc ung thư gan, lúc bệnh nhân thấy đau vùng mạn sườn phải thì mới đi khám, lúc này bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân được nút mạch gan, điều trị hóa chất tại chỗ nhưng cũng chỉ duy trì được sự sống thêm gần 6 tháng. Hay chồng bà Phan Thị L - 56 tuổi(Cổ Nhuế - Hà Nội) bị ho rất nhiều, điều trị nhiều loại kháng sinh không khỏi, đến khi bệnh nhân ho và thấy đau tức vùng ngực, đi khám mới phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối đã di căn. Bệnh nhân sống thêm được 6 tháng trước khi qua đời.

Phát hiện và điều trị ung thư muộn khiến cho bệnh nhân và người nhà suy sụp, và người dân đều nghĩ rằng ung thư là chết. “Hơn thế, cũng không thể bỏ không điều trị dù biết là người thân mình không sống được bao lâu nữa. Việc điều trị cũng hết sức tốn kém, gia đình tôi tốn tiền trăm triệu nhưng người thân vẫn cứ chết trong đau đớn, khổ sở” - bà D tâm sự. Đây cũng là lý do khiến cho ung thư trở thành cơn ác mộng đối với người dân hiện nay, ung thư là đi kèm với đau đớn, khổ sở, sự tốn kém và cái chết.

Tầm soát sớm ung thư chưa được BHYT chi trả

Theo PGS-TS Trần Văn Thuấn, các bệnh ung thư đến nay phát hiện sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi được, ví dụ với bệnh ung thư vú nếu phát hiện ở giai đoạn 1 thì tỉ lệ điều trị thành công 95%, giai đoạn 2 tỉ lệ khoảng 70-75 %, giai đoạn 3, tỉ lệ chữa khỏi đạt 65% nhưng đến giai đoạn 4 thì chỉ đạt được 5% tỉ lệ thành công”- PGS-TS Trần Văn Thuấn nói.

Vấn đề đáng ngại hiện nay đó là việc sàng lọc, phát hiện sớm ung thư chưa được bảo hiểm y tế chi trả. PGS-TS Trần Văn Thuấn hy vọng trong thời gian tới bảo hiểm có thể chi trả phí tầm soát một số bệnh ung thư như: Ung thư vú, cổ tử cung, gan, ung thư đường tiêu hóa… Nếu thực hiện được điều này đồng loạt trên toàn quốc sẽ giúp nâng tỉ lệ phát hiện bệnh sớm, nâng tỉ lệ chữa khỏi bệnh ung thư.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025. Phấn đấu đến năm 2025, 100% UBND các tỉnh, thành phố có kế hoạch và đầu tư kinh phí triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương; 70% người trưởng thành hiểu biết về bệnh ung thư ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng, kinh tế, xã hội của đất nước, cũng như các nguyên tắc phòng, chống bệnh;...

Giảm 30% tỉ lệ hút thuốc ở người trưởng thành so với năm 2015; giảm tỉ lệ hút thuốc ở nhóm vị thành niên xuống còn 3,6%; giảm 10% tỉ lệ uống rượu, bia ở mức có hại ở người trưởng thành so với năm 2015; 40% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm; giảm 20% tỉ lệ tử vong trước 70 tuổi do bệnh ung thư so với năm 2015... 90% cơ sở y tế dự phòng bảo đảm cung cấp các dịch vụ thiết yếu phòng chống bệnh theo quy định...

Gia tăng trẻ mắc tiểu đường

Bốn năm gần đây, BV Nhi TƯ đã điều trị và theo dõi 450 trẻ mắc tiểu đường (TĐ) - bệnh mà hầu hết cho rằng chỉ có ở người lớn. Chỉ từ 23 - 29.9, có 3 trẻ nhỏ nhập khoa Nội tiết - Chuyển hoá - Di truyền, BV Nhi TƯ vì đái tháo đường type 1. Bé gái 9 tuổi, ở Hải Dương, có biểu hiện sốc, nhịp tim nhanh 150 lần/phút. Xét nghiệm thấy glucosa máu rất thấp, toan (axit) máu nặng (bình thường pH máu 7,3 - 7,4); nồng độ HbA1c: 8,94 mmol/L (bình thường khoảng 5,6 mmol/L), nước tiểu có ceton… Trước nhập viện 5 ngày, bé bị nôn sau ăn, luôn mệt mỏi và đau bụng…

Để tiện theo dõi, xin giải thích: 1. Hồng cầu có chất căn bản là Hemoglobin (Hb), màu đỏ, có chức năng vận chuyển, trao đổi oxy và cacbonic. Máu người có HbA1 (97 - 99%) và HbA2 (1 - 3%), HbA1c chiếm 80% HbA1. Khi lượng glucosa trong máu tăng cao đủ dài, glucosa sẽ phản ứng với Hb (gọi là Hb bị glycosyl hóa). Định lượng HbA1c bị glycosyl hóa sẽ biết được lượng đường máu hiện tại đến 2 - 4 tháng về trước… 2. Thiếu hụt insulin - nội tiết tố chuyển hóa đường của tụy - sẽ sinh ra nhiều chất ceton có tính axit gây toan máu và nước tiểu có ceton (bình thường không có). Toan ceton là một biến chứng nghiêm trọng của TĐ, hơi thở có mùi táo xanh và nguy cơ tử vong…

Bé trai 5 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện khi đã sụt 2,5kg, glucosa máu cao (HbA1c:10,1mmol/L), nhưng chưa có dấu hiệu mất nước và biến chứng do đến viện sớm. Cháu đã không tiểu dầm từ 2 tuổi, nhưng tháng rưỡi nay, tiểu nhiều, tràn 2 bỉm kép; cứ nửa tiếng lại uống 1 cốc nước đầy. Gia đình nghĩ uống nhiều nên tiểu nhiều, khi thấy cháu sụt cân và nước tiểu có kiến bu nên mới đưa đi khám.

Ca thứ 3 là bé trai 6 tuổi, ở Lạng Sơn, chuyển đến từ BV tỉnh, có đường máu rất cao (22,6mmol/L) và HbA1c lên tới 14,5mmol/L. Cháu đã sụt 6kg trong 1 tháng và trong tình trạng nguy hiểm.

TS.BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hoá - Di truyền, Viện Nhi TƯ nói, những triệu chứng TĐ ở trẻ em không đặc trưng (nhiều bệnh khác cũng có) vì thế người nhà thường không nghi ngờ nên bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã biến chứng trầm trọng, tính mạng nguy kịch. Bé Trần Thanh Huyền, 9 tuổi, ở Tuyên Quang luôn khát và uống nhiều nước, tiểu đêm hàng tháng, đến khi li bì phải cấp cứu, mẹ mới biết mắc TĐ. Lúc đến BV Nhi TƯ đã hôn mê, sốc; thận suy cấp, không có nước tiểu; phải lọc máu liên tục. Đến ngày thứ 21, mới có nước tiểu, tạm qua được cơn nguy biến.

BS Dũng nói, số ca TĐ ở trẻ em đang tăng rõ rệt! Cách đây 20 năm, khoảng 5 trẻ/năm, lên 15 trẻ/năm cách đây 10 năm và 5 năm trở lại đây khoảng 35 - 50 trẻ mắc mới TĐ/năm vào Viện Nhi TƯ. Có thời gian, BV Nhi đồng 1, TP.HCM theo dõi, điều trị cùng lúc khoảng 20 ca TĐ.

Ba tuần cuối 2016 đầu 2017 có ba trẻ sơ sinh nguy kịch do TĐ nhập BV Nhi TƯ. Điển hình là bé N.Đ.L.C, 2 tháng tuổi, ở Nam Định, khi sinh bình thường. Được hơn 1 tháng, quấy khóc, bỏ bú, sốt dai dẳng, biểu hiện lờ đờ. Nhập viện Nhi TƯ đã li bì, khó thở, toan chuyển hóa và mất nước nặng, đường máu rất cao. Sau hơn 14 giờ cấp cứu, bé mới thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

TĐ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi - quy định cho TĐ) lại càng không có biểu hiện đặc trưng. Cháu N.N.P.T, gần 2 tháng, ở quận 6, TPHCM, sinh nặng 2,3kg. Đi khám do không tăng cân, vàng da sơ sinh kéo dài… Xét nghiệm máu và nước tiểu thì phát hiện TĐ.

Cháu N.T.D, 24 ngày, ở Bình Thuận. Mẹ khỏe mạnh nhưng sinh bé nặng 1,9kg, da khô, nhăn nheo, dù đủ tháng. Bé nhập viện vì sốt, ho khan, khò khè, chẩn đoán nhầm là nhiễm trùng sơ sinh. Xét nghiệm mới biết TĐ.

Cháu Đào P. U, ở Hải Phòng, sinh đủ tháng, nặng 2,5 kg, da vàng. Một tháng tuổi, bú nhiều, ăn thêm 5 lần/24h, từ 60 lên 90ml sữa/lần; tiểu nhiều. Do biểu hiện li bì, lơ mơ nên tuyến dưới nghi viêm màng não.

 Xét nghiệm ở Viện Nhi TƯ phát hiện TĐ. Bé trai 36 ngày tuổi ở Hà Nội, sốt cao 390C, tiêu chảy khoảng 10 lần/24h. Khi đến BV Nhi TƯ li bì, hôn mê, khó thở, mất nước nặng, đường máu rất cao. Sau gần 40 giờ cấp cứu, mới có chuyển biến hy vọng. 90 - 95% trẻ dưới 16 tuổi mắc TĐ type 1 do thiếu insulin, bởi tế bào tiết insulin của tụy bị hủy hoại do tự miễn dịch (cơ thể sinh kháng thể chống tế bào này!) và độ tuổi phát bệnh khác nhau. Thể bệnh này trước chỉ mắc ở người da trắng, nhưng nay trẻ Đông Nam Á mắc ngày một nhiều. Môi trường độc hại (như kết hợp khói bụi và sương mù - sương mù quang hóa) và virus đường ruột ngày càng bị nghi ngờ là nguyên nhân.

TĐ type 2 là do kháng insulin, tuy nồng độ insulin máu vẫn đủ nhưng không chuyển hóa hết đường để cân bằng, nên đường huyết ở mức cao; 95% trẻ béo phì TĐ là do kháng insulin. Số TĐ type 2 ít hơn rất nhiều so với type 1 nhưng đang tăng. Từ 2002 - 2012, trẻ TĐ type 2 thế giới tăng 4,8%. Ở Mỹ, trẻ da màu TĐ type 2 tăng 6,3%, trẻ gốc Á: 8,5% và trẻ bản xứ: 9%. Hiện Mỹ có 17% trẻ béo phì và TĐ type 2 tăng 3 lần… Năm 2014, Anh và xứ Wales có 533 trẻ TĐ type 2 (hơn 65 triệu dân), trong đó có 11 trẻ chỉ 9 tuổi trở xuống.

Gần đây, phát hiện lỗi gen KCNJ11, có vai trò điều hòa bài tiết insulin. Lỗi này có thể biểu hiện trội, lặn hoặc tiên phát (tự nhiên mắc), sác xuất mắc thấp (1/200.000 - 1/500.000, khoảng 1 - 5% người TĐ), thấy ở trẻ sơ sinh và người trưởng thành trẻ. Hiện Việt Nam chưa xét nghiệm được gen này, thường gửi mẫu đi Australia.

Nhiều nước nghiên cứu về TĐ thấy: Ngủ ít và không đúng giờ làm giảm lượng insulin máu dẫn đến TĐ (Anh và Qata); mẹ có vitamin B12 thấp (người lớn cần 2 mcg (microgam)/24h, mang thai: 2,2 mcg, cho con bú: 2,6 mcg) khi mang thai dễ sinh con nhẹ cân với cholesterol máu cao sẽ có “tính” kháng insulin cao, dễ mắc TĐ type 2 (Anh); trẻ ăn sữa bò từ rất sớm mắc TĐ nhiều hơn (trong khi một nghiên cứu khác thấy sữa bò giàu vitamin D, bảo vệ cơ thể không mắc TĐ type 1)?; mẹ dưới 25 tuổi hoặc tiền sản giật hay sản giật; trẻ mắc các hội chứng di truyền như Down hay sau điều trị ung thư…; trẻ không phải gốc Tây Ban Nha mắc TĐ type 1 phổ biến hơn và nhiệt độ trung bình trái đất tăng 10C sẽ tăng thêm 3,1 ca TĐ/10.000 người (Mỹ); bố, mẹ mắc TĐ và trẻ xem tivi hay internet trên 3h/24h mắc TĐ nhiều hơn… Có nhiều “nghi phạm” gây TĐ như thế càng chứng tỏ y học đang “bí bách”!

Bệnh TĐ ở trẻ tuy không nhiều như ở người lớn, nhưng đang tăng, 30 năm gần đây, số trẻ TĐ thế giới tăng 3 lần. Ở Nhật hiện có 3 trẻ TĐ/100.000 trẻ/năm (gần 4.000 trẻ bệnh trên 127 triệu dân).

Khi mới mắc bệnh, TĐ type 1 thường gây nhiễm toan, mất nước nặng, dẫn đến sốc, tử vong; nhưng biểu hiện lại giống nhiều bệnh khác như đau bụng, nôn; li bì hay hôn mê; khó thở; sốt… Trẻ sơ sinh chỉ quấy khóc khi khát, tiểu nhiều không rõ rệt... Đường huyết cao làm tổn thương mao mạch nhiều cơ quan như: Búi mao mạch lọc chất độc từ máu ở cầu thận, gây suy thận; mao mạch ở võng mạc mắt, gây nhìn mờ, mù, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp; mao mạch nuôi dưỡng thần kinh, gây ngứa ran, tê hoặc đau (nhất là ở chân). Ngoài ra là nhiễm trùng, nấm ở da; trẻ gái nhiễm nấm âm đạo có thể là triệu chứng đầu tiên của TĐ; làm mật độ canxi xương thấp hơn bình thường (loãng xương). Về sau này là các bệnh mạch vành, đột quỵ, hẹp động mạch, cao huyết áp…

Phải cảnh giác khi trẻ sơ sinh nhẹ cân, vàng da sinh lý kéo dài; không hay chậm tăng cân. Với trẻ đã biết phải để ý biểu hiện: Khát nhiều; tiểu nhiều; nhanh đói; giảm cân; mệt mỏi; khó chịu hoặc ủ rũ, cáu kỉnh; hơi thở có mùi táo xanh; mờ mắt; tê; ngứa, vết thương lâu lành.

Chẩn đoán sớm TĐ ở trẻ cực kỳ quan trọng vì ngoài ngăn chặn nguy hiểm tính mạng còn nhằm kiểm soát, duy trì đường máu tối ưu để đảm bảo phát triển. Trẻ rất cần gia đình kiên trì tối đa: Dạy trẻ cách kiểm tra đường huyết, nhận biết dấu hiệu tăng, hạ đường huyết, cả cách tiêm insulin; phải trữ sẵn glucosa; thông báo cho nhà trường, bạn bè của con và những trẻ cùng bệnh để trợ giúp; thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn ít đường; thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra, đặc biệt khi trẻ bị ốm và bất cứ lý do gì.

 200 nghìn trẻ em dị tật bẩm sinh Việt Nam cần được phẫu thuật

Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có thêm 3.000 trẻ sơ sinh bị sứt môi hở hàm ếch và hiện đang có gần 200.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh (sứt môi hàm ếch, sứt môi hàm mặt, tim bẩm sinh…) cần được phẫu thuật. Theo đại diện của Hội phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch Nhật Bản, hiện nay Châu Á có số trẻ mắc bệnh dị tật bẩm sinh nhiều nhất thế giới.

Tại buổi giới thiệu các hoạt động của Hội Phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch Nhật Bản được tổ chức tối 5.11 tại Hà Nội, đại diện Hội này cho biết, chương trình phẫu thuật cho các trẻ em sứt môi hở hàm ếch ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1993 và sau hơn 20 năm hoạt động, Hội đã phẫu thuật miễn phí cho hơn 4.000 trẻ em có dị tật sứt môi hở hàm ếch ở khắp các tỉnh thành cả nước.

Để hỗ trợ cho trẻ em dị tật môi, hàm ếch tại Việt Nam, Hội sẽ thực hiện việc truyền bá rộng rãi thông tin về chương trình phẫu thuật miễn phí cho các bệnh nhi sứt môi, hở hàm ếch để có thể thực hiện tối đa các ca mổ trong những đợt mổ từ thiện của đoàn bác sỹ Nhật Bản tại Việt Nam, với số lượng một năm hai lần.

Cũng theo đại diện Hội Phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch Nhật Bản, cơ quan này cũng hỗ trợ trực tiếp cho các bệnh nhi/bệnh nhân và gia đình nghèo không có điều kiện chi phí đi lại, ăn ở và chi phí điều trị hậu phẫu.

Ngoài ra, Hội cũng hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phân tích gien để xác định nguyên nhân dị tật bẩm sinh hàm và khoang miệng. Hội cũng phối hợp với Trường ĐH Y Hà Nội xây dựng khu điều trị ngôn ngữ cho trẻ sau phẫu thuật.

Chưa thanh toán được bệnh bạch hầu

Ngày 10.10, Sở Y tế Quảng Nam báo cáo về một ổ dịch bạch hầu (BH) ở trường tiểu học Trà Vân, huyện Nam Trà My, có 7 học sinh mắc bệnh, 1 em đã tử vong. Từ cuối tháng 9, Trung tâm y tế dự phòng huyện Nam Trà My đã báo cáo về 7 học sinh trường tiểu học Trà Vân, có triệu chứng sốt, sưng hạch cổ và giả mạc ở hầu họng, ăn uống khó khăn... Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm 10 mẫu dịch hầu họng (có 3 người nhà học sinh) và ngày 5.10 thông báo cả 7 học sinh đều dương tính với trực khuẩn BH.

Các em ở độ tuổi 8 - 12, đều ở thôn 1, 2 và 3 xã Trà Vân, phát bệnh rải rác từ 27.9 đến 3.10. Có 6 ca điều trị tại BV Nam Trà My, đáp ứng thuốc tốt; riêng em Hồ Bảo Ph, SN 2009, phát bệnh ngày 27.9, vào BV Nam Trà My sáng ngày 29.9, ngày 1.10, bệnh trở nặng, phải chuyển tỉnh rồi BV Sản - Nhi Đà Nẵng trong ngày, đã tử vong do biến chứng viêm cơ tim ngày 3.10.

Cũng ở Quảng Nam, tháng 4.2017, BV huyện Tây Giang tiếp nhận 3 ca bệnh BH, trong đó, cháu Zơrâm Mai Nhất B, 7 tuổi, ở thôn Zrượt, xã Ch’ơm. Sau 3 ngày phát bệnh, cháu mới đến BV huyện, phải chuyển BV khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam rồi BV Sản - Nhi Đà Nẵng.

Ngày 30.4 cháu tử vong với chẩn đoán BH biến chứng viêm cơ tim, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Xác minh lại, cháu mới tiêm DPT (phòng BH, ho gà, uốn ván) lần 1, khi 18 tháng tuổi. Hai cháu Poloong Thị Đ và Poloong Th, 7 tuổi, cùng ở thôn ARoi, xã Gari qua khỏi được đều có lý lịch tiêm chủng không đầy đủ!

Tháng 1.2017, cũng ở Tây Giang, 2 học sinh trường THPT Tây Giang tử vong do BH, khảng định bằng xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang. Thời điểm này phát hiện 5 ca bệnh, 3 ca chữa trị khỏi.

Cháu Bling B, 17 tuổi, ở thôn A Un, xã A Vương, phát bệnh từ ngày 24.12.2016, do thi học kỳ I rồi nghỉ Tết dương lịch không đi khám, ngày 4.1.2017 mới đến BV Tây Giang khi đã khó thở, phải đặt nội khí quản và chuyển viện nhưng tử vong trên đường. Cháu Zơrâm S, 17 tuổi, ở thôn A Rầng 1, xã A Xan, phát bệnh ngày 2.1, đến ngày 7.1 mới đến BV Hoàn Mỹ, Đà Nẵng, rồi BV Đà Nẵng, tử vong ngày 9.1.

BH không phát dịch lớn mà chỉ là dịch tản phát (số mắc ít), nhưng tỉ lệ tử vong rất cao. Tháng 7.2015, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam có 13 ca bệnh, 3 ca tử vong trong 10 ngày là các em Hồ Văn Q, 16 tuổi, Hồ Thị V, 17 tuổi và chị Hồ Thị N, 28 tuổi; ông Hồ Văn X 45 tuổi vẫn mắc...

Cuối tháng 6 và tháng 7.2016, hai xã Thuận Lợi và Thuận Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước có ổ dịch, 55 người ho, sốt, khó thở. Ba ca tử vong dương tính với BH có diễn tiến xấu rất nhanh. Cùng vào viện ngày 24.6, thì 29.6, cháu Thị L, 12 tuổi, tử vong; ngày 30.6, đến Điểu Tr, 18 tuổi; ngày 8.7 đến anh Nguyễn Trường H, 24 tuổi, do biến chứng viêm cơ tim cấp, dù đã chuyển về Viện Nhiệt đới, TPHCM rồi BV Chợ Rẫy.

Viện Pasteur, TPHCM cho biết ngoài 3 ca tử vong nói trên, ở Bình Phước có 29 trường hợp mắc “hội chứng amidan”, trong đó có 4 mẫu xét nghiệm dương tính với BH. Bệnh lây lan nhanh nên có gia đình nhiều người mắc. Em Điểu V, 15 tuổi, lây từ một bệnh nhân tử vong, lây sang cha là Điểu H, 36 tuổi và em gái, hai người đều bị biến chứng viêm cơ tim cấp nhưng may mắn qua được.

Từ tháng 2 - 9. 2015, có 5 ca bệnh BH ở huyện K’Bang, Gia Lai; bé trai 13 tuổi tử vong, chỉ tiêm một mũi vacxin. BH mắc rải rác từ năm 2012 ở 4 huyện của Gia Lai...

Triệu chứng bệnh và biến chứng nguy hiểm

Trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây bệnh BH có độc lực rất mạnh. Hyppocrates là người mô tả bệnh đầu tiên và người Tây Ban Nha hài hước gọi là “kẻ treo cổ - El garatillo”, gồm các thể bệnh:

Thể mũi: chảy nước mũi một hay hai bên, lẫn máu, hôi; đôi khi loét môi trên; thành trong mũi có giả mạc (màng màu trắng ngà, dai; là mô chết do độc tố của vi khuẩn); triệu chứng toàn thân nhẹ; thường mắc ở trẻ còn bú. Thể hầu họng - amidan (70%): sốt nhẹ, 38 - 38,50 C; trẻ bỏ ăn, bất an; có giả mạc sau 1 - 2 ngày, lan dần từ amidan ra vòm khẩu cái; hạch cổ to, có khi cổ sưng phù (dấu hiệu “bạnh cổ bò”).

Thể thanh quản: giả mạc từ khẩu cái lan xuống thanh quản, bít một phần đường thở, làm khó thở có tiếng rít và co lõm hố thượng đòn, khoang liên sườn; giọng khàn do thanh quản viêm, phù; tiếng ho ông ổng. Giả mạc lớn ở thanh quản - nơi đường hô hấp trên hẹp nhất - là nguy cơ tử vong do bịt đường thở (trong khoảng 7 - 10 ngày).

Biến chứng nguy hiểm là giả mạc lan rộng và viêm cơ tim cấp do vi khuẩn tiết độc tố vào máu. Khi giả mạc lan từ thanh quản xuống khí, phế quản sẽ bịt hoàn toàn đường thở, không mở khí quản sẽ tử vong nhanh chóng...

Viêm cơ tim làm tiếng tim mờ hoặc như tiếng ngựa phi, loạn nhịp tim, rung nhĩ, ngoại tâm thu (một nhịp tim nhanh xen giữa hai nhịp, không có máu được đẩy đi), nhịp nhanh thất, rung thất, phân ly nhĩ - thất... 10 - 25% ca bệnh biến chứng viêm cơ tim, tử vong 50 - 60%; có thể xuất hiện từ những ngày đầu hoặc vào tuần 4 - 6; có thể xảy ra cả ở bệnh thể nhẹ nhưng chậm dùng kháng độc tố BH.

Biến chứng thần kinh (nếu có) thường muộn, từ tuần 3 - 7 (có khi ngay tuần đầu): Liệt màn hầu hai bên gây khó nuốt và sặc; liệt cơ vận động nhãn cầu làm nhìn mờ và lác; liệt cơ hoành gây viêm phổi hoặc suy hô hấp; liệt các chi hoàn toàn (hiếm gặp); hầu hết biến chứng thần kinh hồi phục hoàn toàn sau nhiều tuần, nhiều tháng.

Khi đang sốt, BH là một trong vài bệnh hiếm hoi có triệu chứng mạch - nhiệt phân ly: Sốt hoặc sốt cao nhưng mạch chậm hoặc rất chậm (do độc tố của vi khuẩn). Thông thường khi tăng 10C (tính từ 36,50C, đo ở nách khi không sốt), mạch tăng 10 nhịp.

Nguy cơ từ không tiêm phòng

BV TƯ Huế thống kê, chết do BH ở Việt Nam là 8,3%. Tử vong trên thế giới không thay đổi trong 50 năm qua: 5 - 10%, cao nhất là 20% với trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi. Với chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh hiện còn lưu hành ở vùng sâu, xa, kinh tế khó khăn, người dân không tiêm chủng, không hiểu biết về bệnh, cho là nhẹ khi đau họng, thấy có người chết mới hoảng sợ đi khám và còn không ít người cúng trừ ma, chuyển chỗ ở!

Những địa phương có bệnh BH hoàn toàn không tiêm hoặc tỷ lệ tiêm chủng thấp, ví dụ thôn 8B, xã Phước Lộc, Quảng Nam (nói trên), hầu hết là đồng bào Bh’noong, trước vụ dịch 2015 là thôn “trắng” tiêm chủng. Ba năm trước vụ dịch 2016 ở Đồng Phú, Bình Phước, huyện này tiêm chủng cao nhất chỉ 54%, trong khi yêu cầu phải trên 95%.

Khi đang dập dịch ở Thuận Lợi và Thuận Phú thì hai xã Đồng Tiến, Tân Lợi, cùng huyện lại có ca bệnh BH ở đồng bào S’tiêng với tỉ lệ tiêm chủng rất thấp. Năm 2015, Gia Lai chỉ tiêm được 86%. Không tiêm và tiêm chủng không đủ nên 17 tuổi, thậm chí 45 tuổi vẫn mắc BH, như các ca nói trên và rất lo ngại nguy cơ BH quay trở lại. Bên cạnh, nước bạn Lào tỉ lệ tiêm chủng BH rất thấp; tháng 6 - 11.2015, 6/17 tỉnh (hầu hết giáp ta) có dịch với 600 ca bệnh; mỗi năm Lào có khoảng 500 ca BH!

BH lây truyền dễ dàng qua đường thở hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, họng bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi; lây nhanh ở nơi đông dân hoặc vệ sinh kém... Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho, hắt hơi; vệ sinh mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ; nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng là cách phòng bệnh tốt. Khi nghi ngờ mắc bệnh BH phải cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời; nghỉ ngơi tuyệt đối để tránh gánh nặng cho tim.

Một điều rất khó hiểu là Viện Pasteur Nha Trang đã sản xuất được kháng độc tố bạch hầu - thuốc chữa BH không thể thiếu - từ rất lâu, nhưng hiện ít ca bệnh nên không còn sản xuất!?

An ninh thủ đô

Bệnh sởi có thể bùng phát thành dịch

Từ đầu năm đến nay toàn TP Hà Nội đã ghi nhận 45 trường hợp mắc sởi chiếm 50% tổng số ca mắc bệnh toàn miền Bắc. Hiện tại, bệnh sởi đang có xu hướng tăng nhanh khiến nhiều người dân lo lắng.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay toàn TP Hà Nội đã ghi nhận 45 trường hợp mắc sởi, 1 ca tử vong.

Đặc biệt, số ca bệnh tăng nhanh trong hai tháng 9 và 10, xuất hiện tại 40 xã phường của 21 quận huyện. Hiện nay, bệnh sởi có xu hướng tăng trong các tuần gần đây, trung bình mỗi tuần ghi nhận 4-5 ca bệnh dương tính với sởi.

Tính đến tháng 10/2017, toàn miền Bắc đã ghi nhận 99 ca bệnh sởi, chủ yếu ở Hà Nội (chiếm gần 50% số ca mắc toàn miền Bắc). Tuy số ca mắc chưa cao, không có ổ dịch lớn nhưng đáng chú ý là địa bàn phân bố ca bệnh rộng, rải rác trên nhiều địa bàn, khả năng dịch bùng phát là có thể nếu lơ là công tác phòng chống.

Theo tin tức trên báo KTĐT, trước tình hình bệnh sởi đang có nguy cơ bùng phát thành dịch, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay tỷ lệ tiêm phòng vaccine sởi dù ở mức cao nhưng vẫn còn 3% chưa được tiêm nên chưa có kháng thể bảo vệ.

Do đó, Bộ Y tế đang cho triển khai các đợt tiêm vét vaccine sởi để đảm bảo các trẻ trì hoãn tiêm được tiêm chủng đầy đủ phòng ngừa dịch bệnh. Tại Hà Nội, để ngăn chặn bệnh sởi bùng phát thành dịch, Sở Y tế đang phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện vệ sinh môi trường, điều tra xử lý tại cộng đồng các ca bệnh sởi đã ghi nhận.

Hiện các lực lượng cộng tác viên, tổ trưởng dân phố và cán bộ y tế tại Hà Nội rà soát đối tượng tiêm chủng trên địa bàn trong tháng 11/2017 (trẻ dưới 5 tuổi) để tiêm bổ sung cho trẻ bị chậm lịch tiêm.

“Sở Y tế cũng đã chỉ đạo các bệnh viện của Hà Nội tổ chức tốt việc phân tuyến, phân luồng bệnh nhân để đảm bảo công tác cấp cứu điều trị kịp thời bệnh nhân sởi và các dịch bệnh khác”, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết.

Cũng liên quan đến dịch sởi, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Bộ Y tế có chỉ đạo toàn quốc tập trung tăng cường phòng chống dịch, trong đó có bệnh sởi. Sởi là bệnh có thể phòng bằng tiêm chủng vắc xin, nhưng hiện nay vẫn còn những “vùng lõm” về tiêm chủng mở rộng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, báo Hà Nội mới đưa tin.

Bài học từ năm 2014 dịch sởi trên toàn quốc là bài học quý giá để toàn ngành Y tế có được những biện pháp phòng tránh dịch bệnh từ ban đầu. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu, với các trường hợp hoãn tiêm (như: Trẻ suy tim, trẻ mắc các bệnh lý khác bị chống chỉ định tiêm chủng…) cần phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên để có đủ điều kiện tiêm cho các cháu. Bệnh viện Nhi trung ương đã thực hiện tổ chức tiêm chủng cho các bé không tiêm chủng tại tuyến cơ sở khá tốt để bảo đảm các trẻ được bảo vệ bằng vắc xin.

 Hà Nội mới, Lao động

10 triệu người Việt mang gene bệnh làm suy thoái giống nòi

Tại Việt Nam, trên 10 triệu người mang gene bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Ước tính mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 trẻ sơ sinh mang gene bệnh này. 

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi tập huấn chuyên đề “Cập nhật các xét nghiệm Y khoa và Thalassemia, sàng lọc ung thư gan” diễn ra ngày 4.11 do GS.TS Nguyễn Anh Trí- Chủ tịch Hội Thalassemia Việt Nam chủ trì. Chương trình diễn ra tại Thanh Hóa với sự tham gia của gần 500 chuyên gia, bác sĩ đến từ các tỉnh Bắc miền Trung.

Thalassemia là nhóm các bệnh thiếu máu di truyền, xảy ra do đột biến gen quy định việc sản xuất hemoglobin – thành phần chính trong hồng cầu, đảm nhiệm việc vận chuyển oxy trong cơ thể. Sản xuất hemoblobin ở tủy xương bị rối loạn, hồng cầu sinh ra dễ tan và tan sớm, gây thiếu máu. Thể nặng của bệnh có thể gây biến chứng gan lách to, chậm lớn, thậm chí là tử vong sớm. Bệnh di truyền qua nhiều thế hệ nên ảnh hưởng xấu tới giống nòi.

Theo ước tính, thế giới có khoảng 7% dân số mang gen bệnh Thalassemia và tại Việt Nam con số này là trên 10 triệu người. Ước tính mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 trẻ sơ sinh mang gene bệnh Thalassemia. Vì vậy việc khám và sàng lọc nguồn gene bệnh tại địa bàn dân cư là vô cùng quan trọng.

Theo GS Nguyễn Anh Trí, sự ảnh hưởng nghiêm trọng của Thalassemia được ví như một quả bom nguyên tử đã phát nổ nhưng không có tiếng động nên nhiều người còn thờ ơ, chưa quan tâm thích đáng. Để từng bước ngăn chặn Thalassemia, sự quan tâm và vào cuộc của các cấp, các Bộ, Ban, Ngành là vô cùng quan trọng.

"Trong đó, việc triển khai chương trình Thalassemia quốc gia đóng vai trò then chốt để hạn chế trẻ em sinh ra bị bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh và bảo vệ tương lai cho dân tộc Việt, nòi giống Việt"- GS Trí nói.

GS cũng chia sẻ thêm “Việc nâng cao trình độ để sàng lọc gene bệnh Thalassemia cho các thầy thuốc ở các tỉnh thành đã trở thành vấn đề hết sức quan trọng và nên được đặt ưu tiên hàng đầu trong công cuộc phòng và chống sự lây lan của gene bệnh này trong cộng đồng. Chính vì vậy, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC đang hợp tác với Viện Huyết học truyền máu TW để triển khai việc này”.

Trong khuôn khổ chương trình, ngoài các nội dung tập huấn về xét nghiệm y khoa, các chuyên gia và các bác sĩ sẽ có dịp được tìm hiểu thêm về căn bệnh Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh)– một trong những căn bệnh về máu nguy hiểm mà nếu không có theo dõi, quản lý và tầm soát kịp thời có thể dẫn đến các ảnh hưởng xấu về di truyền và sự phát triển của giống nòi.

Cũng trong dịp này, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC sẽ tổ chức làm xét nghiệm sàng lọc ung thư gan miễn phí cho 2.000 người dân tỉnh Thanh Hóa với tổng chi phí lên tới 500 triệu đồng, và được triển khai trong thời gian từ 5.11 đến 5.12.

 Hà Nội mới

Dự kiến ban hành thông tư hướng dẫn xử lý sự cố y khoa vào đầu năm 2018

Ngày 3-11, tại Hà Nội, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hội thảo quốc gia về vấn đề bảo đảm an toàn cho người bệnh.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, những hành vi như kê đơn thuốc quá mức cần, y lệnh không rõ ràng, quá nhiều y lệnh cùng với tình trạng quá tải bệnh nhân, môi trường nhiễm khuẩn… là nguy cơ gây mất an toàn với người bệnh. Trung bình cứ 10 bệnh nhân nhập viện thì 1 người có nguy cơ gặp phải sự cố y khoa.

Hiện nay, thông tin về số lượng sự cố y khoa còn khá hạn chế. Bộ Y tế đang xây dựng thông tư hướng dẫn xử lý sự cố y khoa, dự kiến đầu năm 2018 sẽ ban hành.

Mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 trẻ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi tập huấn chuyên đề “Cập nhật các xét nghiệm y khoa và Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh)” diễn ra ngày 4-11 do Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Sở Y tế Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa (Sở Y tế Thanh Hóa) tổ chức với sự tham gia của gần 500 chuyên gia, bác sĩ đến từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới có khoảng 7% dân số mang gen bệnh Thalassemia. Còn tại Việt Nam, con số này là hơn 10 triệu người. Ước tính mỗi năm, cả nước có khoảng 2.000 trẻ sơ sinh mang gen bệnh Thalassemia. Vì vậy, việc khám và sàng lọc nguồn gen bệnh tại địa bàn dân cư là vô cùng quan trọng.

Giáo sư-Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam cho biết, sự ảnh hưởng nghiêm trọng của Thalassemia được ví như một quả bom nguyên tử đã phát nổ nhưng không có tiếng động nên nhiều người còn thờ ơ, chưa quan tâm thích đáng. Để từng bước ngăn chặn Thalassemia, việc nâng cao trình độ để sàng lọc gen bệnh cho các thầy thuốc ở các tỉnh, thành đã trở thành vấn đề hết sức quan trọng và nên được đặt ưu tiên hàng đầu trong công cuộc phòng và chống sự lây lan của gen bệnh này trong cộng đồng.

Ngoài các kiến thức giúp sàng lọc sớm Thalassemia, tại buổi tập huấn này, các bác sĩ còn được cập nhật một số xét nghiệm ứng dụng trong sàng lọc ung thư gan, xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán cho các cặp vợ chồng hiếm muộn… Dịp này, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cũng tổ chức làm xét nghiệm sàng lọc ung thư gan miễn phí cho 2.000 người dân tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ 5-11 đến 5-12-2017.

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh – căn bệnh hiếm, nguy hiểm

Ở Việt Nam, cứ 500 trẻ chào đời thì có một trẻ mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Trước đây, đa số trường hợp mắc bệnh được phát hiện muộn, tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ với giọt máu ở gót chân được lấy trong vòng 24-48 giờ đầu sau sinh, các bé có thể được phát hiện bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời…

Dễ chẩn đoán nhầm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là căn bệnh chiếm 20% trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, trung bình mỗi năm, ở đây tiếp nhận từ 40-50 bệnh nhân mới mắc chứng rối loạn chuyển hóa, thuộc căn bệnh rất hiếm gặp.

 Cách đây 4 năm, chị Nguyễn Thị Th. (một điều dưỡng quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa) đau đớn khi đứa con gái đầu lòng mới được 5 tháng tuổi đã tử vong sau 2 tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Hơn một năm sau, bé gái thứ 2 chào đời. Những tưởng hạnh phúc đã đến với vợ chồng chị khi bé sinh ra khỏe mạnh. Thế nhưng, 3-4 ngày sau sinh, bé bắt đầu có biểu hiện quấy khóc liên tục, chậm bú, chậm cử động. Cảm thấy bất an nên đến ngày thứ 7, chị Th. quyết định đưa con đến bệnh viện tỉnh. Vì không tìm ra bệnh nên bệnh viện tỉnh chuyển con chị lên Bệnh viện Nhi trung ương.

Tại đây, mẫu bệnh phẩm của cháu được gửi sang Nhật Bản và kết quả, con chị Th. bị chứng bệnh rối loạn chuyển hóa acid amin, cơ thể không chuyển hóa được thịt. “Mắc bệnh này, cháu rất yếu vì không ăn được thịt, chỉ ăn được rau, tinh bột, dầu mỡ và uống loại sữa dành riêng cho trẻ bị rối loạn chuyển hóa…”, chị Th. nghẹn ngào kể.

Chia sẻ về hành trình hơn 3 năm cùng con chiến đấu với tử thần, chị Lê Thị Mai H. (ở Hà Nội) cho biết, con chị sinh ra được 3,3kg, phát triển khỏe mạnh trong suốt những tháng bú mẹ. Khi cháu được 8 tháng, chị cho con ăn dặm để bổ sung thêm tinh bột, chất đạm. Thế nhưng, cứ ăn bột ăn dặm thì cháu có biểu hiện nôn, li bì… Lo lắng và bất an, chị đã đưa con đi nhiều bệnh viện để thăm khám nhưng không phát hiện ra bệnh. Các bác sĩ đều cho rằng, con chị bị rối loạn tiêu hóa, trào ngược thực quản dạ dày... Đến khi con được 14 tháng tuổi, các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi trung ương mới phát hiện ra con chị bị rối loạn chuyển hóa chu trình urea.

Bác sĩ Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền (Bệnh viện Nhi trung ương) lý giải, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là nhóm bệnh di truyền do tổn thương gen đặc hiệu dẫn tới tắc nghẽn con đường chuyển hóa cần thiết của cơ thể. Bệnh có 3 nhóm chính, gồm: Rối loạn chuyển hóa đường, đạm và chất béo. Từ 3 nhóm này phát sinh hơn 1.000 bệnh khác nhau. Khi còn trong bụng mẹ, các chất dinh dưỡng mà trẻ tiếp nhận đều đã được cơ thể mẹ chuyển hóa thay. Đến khi chào đời và bú sữa, các chất này khi đi vào cơ thể trẻ mang bệnh sẽ không được chuyển hóa mà ứ lại. Ở thể nặng, bệnh khiến trẻ tử vong ngay sau sinh. Thể nhẹ, có thể gây tổn thương một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn đến kém phát triển tâm thần và vận động.

Từ tháng 12-2004 đến tháng 7-2017, tại nước ta đã có 338 trường hợp trẻ mắc 26 bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khác nhau thuộc các nhóm bệnh cấp cứu về rối loạn chuyển hóa như: Acid hữu cơ, acid amin, chu trình urea và acid béo được xác định. Đáng lưu ý, trong số đó có trẻ mắc bệnh vô cùng hiếm gặp, trong khoảng 40 năm qua trên toàn thế giới chỉ ghi nhận 120 trường hợp, nhưng Việt Nam đã có tới 40 trường hợp. Bác sĩ Vũ Chí Dũng cho biết thêm, bệnh này rất khó xác định. Bởi với những biểu hiện triệu chứng như: Bỏ bú, nôn, hạ đường máu, li bì, hôn mê, co giật… nên thường bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh thông thường như: Suy hô hấp, nhiễm trùng, tiêu chảy cấp...

Cần sàng lọc sơ sinh càng sớm càng tốt

Đề cập đến căn bệnh hiếm này, PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho rằng, lo ngại nhất của bệnh là việc chẩn đoán trong giai đoạn thai kỳ gần như không thể. Trẻ sinh ra không có biểu hiện gì cho đến khi bắt đầu tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Điều này là nguyên nhân khiến bệnh được phát hiện muộn và hầu hết đều không thể được cứu sống.

Hiện nay, Bệnh viện Nhi trung ương đã có thể xét nghiệm chẩn đoán 50 loại bệnh rối loạn chuyển hóa. Mỗi ngày, tại đây có thể thực hiện sàng lọc cho 500 trẻ. Các trẻ sàng lọc sơ sinh được lấy máu gót chân trong vòng 24-48 giờ đầu sau sinh để xét nghiệm. Riêng 6 tháng năm 2017, đã có 23 trẻ mắc các nhóm bệnh cần điều trị cấp cứu được xác định chẩn đoán sớm.

Bác sĩ Vũ Chí Dũng cho rằng, hầu hết các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh điều trị đều khó khăn, sử dụng dinh dưỡng đặc biệt, thời gian điều trị lâu dài, thậm chí là cả đời. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp việc điều trị chỉ cần chú ý chế độ ăn uống, bổ sung vitamin B1, B12… là sức khỏe trẻ sẽ ổn định và phát triển bình thường. Để điều trị bệnh hiệu quả, quan trọng nhất là phát hiện sớm.

Cùng với việc sàng lọc sơ sinh, bác sĩ Vũ Chí Dũng cũng lưu ý, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là căn bệnh gặp ở trẻ có bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ đều mắc chứng bệnh rối loạn chuyển hóa tiềm ẩn truyền lại cho con. Do đó, cần tránh kết hôn cận huyết thống, khám sức khỏe tiền hôn nhân để phát hiện căn bệnh này ở dạng tiềm ẩn, loại trừ khả năng di truyền để có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Kon Tum: 84 học sinh phải cấp cứu do nghi bị ngộ độc thực phẩm

Tính đến 14 giờ ngày 6-11, đã có 84 học sinh người dân tộc thiểu số ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, đã phải nhập viện do nghi bị ngộ độc thực phẩm.

Bác sỹ Chuyên khoa I, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy Nguyễn Văn Thịnh cho biết: Khoảng 8 giờ ngày 6-11, Trung tâm tiếp nhận nhiều học sinh nghi ngộ độc thực phẩm tại khoa Cấp cứu. Các em nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Trung tâm đã huy động các y, bác sỹ thực hiện công tác cấp cứu kịp thời. Hiện có 84 trường hợp đang điều trị tại Trung tâm, trong đó 36 trường hợp đang được truyền dịch theo dõi.

84 học sinh nghi ngộ độc trên đều là người dân tộc thiểu số tại làng Kà Đừ, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy. Sáng 6-11, trên đường đến trường, các em được một nhóm người tự xưng đang làm công tác từ thiện cho sữa và bánh. Toàn bộ số học sinh sau khi ăn các thực phẩm của nhóm từ thiện này đều có biểu hiện ngộ độc. Các loại thực phẩm được nhóm từ thiện phát cho học sinh gồm sữa hộp, bánh bông lan, bánh kem… đều có nguồn gốc nhãn mác, còn hạn sử dụng. Sữa được mua tại hiệu tạp hóa, bánh bông lan được lấy từ cơ sở làm bánh tại xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

Theo số liệu thống kê từ Sở Y tế tỉnh Kon Tum, trong số 84 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm có 48 học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành; 1 học sinh trường Tiểu học Lê Hồng Phong; 35 em còn lại là học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn huyện Sa Thầy.

Cô Trương Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành (huyện Sa Thầy) cho biết: Sáng 6-11, sau giờ chào cờ, nhiều học sinh các khối lớp có biểu hiện mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn. Ban Giám hiệu trường đã điều động giáo viên chở các em đến ngay Trung tâm Y tế huyện cấp cứu.

Có mặt tại Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy, ông Đào Duy Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, lãnh đạo Sở đã trực tiếp xuống thăm hỏi, động viên các học sinh nghi bị ngộ độc tại huyện Sa Thầy; đồng thời cử một đoàn công tác đến các trường trên địa bàn tuyên truyền, vận động các trường hợp học sinh đã cùng ăn những thực phẩm trên đến cơ sở y tế để các y, bác sỹ tiện theo dõi. Sở cũng đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Kon Tum lấy các mẫu bánh và sữa để kiểm định chất lượng.

Ông Khánh cho biết thêm, trưa 6-11, giáo viên các trường có học sinh nghi ngộ độc thực phẩm cùng một số nhân viên Bệnh viện huyện Sa Thầy đã tập trung nấu cháo cho các em ăn trưa, ổn định sức khỏe. Cùng với đó, các bệnh nhân được tiếp tục thu dung để theo dõi. Các trường hợp ngộ độc này nếu có bảo hiểm y tế sẽ điều trị theo chế độ bảo hiểm, trường hợp nào không có bảo hiểm, Sở Y tế sẽ điều trị miễn phí. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ. 

Thanh niên

 200.000 người Việt chết mỗi năm vì các bệnh về tim mạch

Tại Việt Nam, các bệnh lý về tim mạch cướp đi sinh mạng khoảng 200.000 người mỗi năm, chiếm 1/4 tổng số trường hợp tử vong trong dân số.

Đặc biệt, người bệnh tim mạch, tăng huyết áp ngày càng trẻ, trong độ tuổi lao động.

Theo báo cáo tại hội nghị “Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch hiện nay”, bệnh tim mạch được đánh giá đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm trên thế giới với tỉ lệ tử vong và tàn phế đứng hàng đầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 17 triệu người tử vong do bệnh tim mạch trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, các bệnh lý về tim mạch cướp đi sinh mạng của khoảng 200.000 người mỗi năm, chiếm 1/4 tổng số trường hợp tử vong trong dân số.

“Tỉ lệ bệnh lý tim mạch - chuyển hóa như tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành ngày càng gia tăng. Đáng lưu ý là trong những năm gần đây, số lượng người bệnh tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa. Trong đó, không ít người bệnh đang trong độ tuổi lao động”, Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Trương Quang Bình, Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Giám đốc Trung tâm tim mạch, đánh giá.

Theo thống kê tại Việt Nam, tỉ lệ người bệnh trên 18 tuổi bị tăng huyết áp là 25%, trong khi tỉ lệ này đối với người bệnh trên 60 tuổi là 50%. Nguyên nhân có thể liên quan đến vấn đề lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập, nhịp sống nhanh, sự căng thẳng về tinh thần gây nên.

Bác sĩ Bình nhận định thêm, có thể nói, bệnh lý tim mạch đang là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người trong xã hội hiện đại, trở thành gánh nặng lớn đối với cộng đồng và ngành y tế.

Trong hai ngày 3-4.11, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tổ chức Hội nghị khoa học với chủ đề “Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch hiện nay”. Chương trình hội nghị bao gồm 80 bài thuyết trình của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch Việt Nam và quốc tế. Nội dung tập trung vào các khuyến cáo và chia sẻ kinh nghiệm thực hành lâm sàng trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý tim mạch trên cả ba lĩnh vực: nội khoa, can thiệp tim mạch và phẫu thuật tim mạch. Đây là cơ hội gặp gỡ, cập nhật kiến thức và trao đổi kinh nghiệm cho hơn 800 bác sĩ tim mạch trên cả nước.

Cả nước có 30 người tử vong do SXH

Báo cáo công tác y tế 10 tháng đầu năm 2017 của Bộ Y tế cho thấy, một số dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm có số ca mắc và tử vong vẫn còn cao. Cụ thể, cả nước có 148.461 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 40% ca nhập viện so với cùng kỳ năm 2016, trong đó có 30 ca tử vong, tăng 1 ca so với cùng kỳ, riêng tháng 10 có đến 8 ca tử vong. Bên cạnh đó, bệnh viêm não do vi rút có 616 ca mắc, 21 ca tử vong. Bệnh do liên cầu lợn có 147 ca mắc, 8 ca tử vong. Bệnh viêm não Nhật Bản có 203 ca mắc, 8 ca tử vong. Bệnh ho gà có 543 ca mắc, 5 ca tử vong…Đặc biệt, trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, đã xảy ra 93 vụ ngộ độc làm 20 người tử vong

Thanh niên, Lao động

Mỗi năm có 11.000 ca mắc ung thư vú tại Việt Nam

Bệnh ung thư vú chiếm đến 21% trong các loại ung thư xảy ra ở phái nữ. Mỗi năm, tại Việt Nam có 11.000 trường hợp mắc mới ung thư vú. Đó là thông tin tại hội thảo khoa học Bước tiến trong điều trị ung thư vú di căn HER2 dương tính, ở TP.HCM ngày 4.11, dành cho các chuyên gia đầu ngành về ung thư.

Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam, ung thư vú làm tử vong 5.000 phụ nữ và có 11.000 ca mắc mới. Riêng tại TP.HCM, tỷ lệ mắc mới ung thư vú là 19,7/100.000 dân. Nghiên cứu mới cho thấy quyết định của nữ diễn viên Angelina Jolie cắt bỏ ngực để giảm rủi ro ung thư vú đã dẫn đến việc nhiều phụ nữ khác làm theo, theo UPI. Theo bác sĩ Trần Nguyên Hà - Trưởng khoa Nội 4, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, tỷ lệ mắc ung thư vú có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ (dưới 40 tuổi); lứa tuổi gặp nhiều từ 45 - 55.

TS-BS Phạm Xuân Dũng - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết 60% bệnh nhân ung thư vú vào viện khi bệnh ở giai đoạn sớm. Tỷ lệ điều trị thành công ở giai đoạn sớm là trên 80%; còn lại 40% người bệnh vào viện ở giai đoạn muộn, việc điều trị khó khăn, tốn kém và dễ tái phát bệnh hơn.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể bị sỏi thận. Bệnh không những gây đau đớn cho người mắc mà còn có khả năng xuất hiện biến chứng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh một số thói quen có thể giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận.

Theo TS-BS Phạm Xuân Dũng, so với trước đây, thì hiện nay, nhờ thông tin rộng rãi, người bệnh cũng quan tâm đến sức khỏe hơn nên phát hiện bệnh ung thư sớm hơn.

Khả năng chữa trị ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng của Việt Nam hiện nay đã bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực, cả về phác đồ điều trị cũng như phương tiện chẩn đoán, giúp cải thiện nhiều về kết quả điều trị. Vấn đề cần cải thiện hơn là môi trường, cơ sở vật chất tại các bệnh viện, cũng như tăng mức chi trả bảo biểm y tế cho những trường hợp ung thư điều trị tốn kém nhiều…

Sức khỏe & đời sống

Sẽ thiết lập hệ thống báo cáo sự cố y khoa trên toàn quốc

Tại Hội thảo quốc gia tăng cường và bảo đảm an toàn người bệnh với sự tham gia của 200 đại biểu là lãnh đạo Bệnh viện, trưởng các phòng ban chuyên môn của các Bệnh viện TW và tuyến tỉnh, ThS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa  bệnh – Bộ Y tế cho hay, bệnh viện là một môi trường nguy cơ cao, nơi các sai sót có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ khâu chẩn đoán cho đến điều trị. Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Hơn thế nữa, bệnh viện là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý, vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát

Ngày 09/11/2017
Ban biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích