Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 0 2 7 4
Số người đang truy cập
1 5 0
 Tin tức - Sự kiện
Ca bệnh sốt rét ác tính do Plasmodium falciparum đặc biệt: truy tìm nguốn gốc nhiễm vẫn là câu hỏi?

Trong thực hành lâm sàng, hầu hết các bệnh nhân sốt rét đều có thể truy tìm được nguồn gốc và nơi nhiễm bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây nên vì họ hầu như có giao lưu với vùng sốt rét lưu hành hoặc đang sống và làm việc trong vùng sốt rét, hoặc đang sống vùng không có sốt rét nhưng có thời gian làm việc trong vùng sốt rét như các vùng khai thác lâm thổ sản, săn bắn trong rừng hoặc qua các vùng giao lưu biên giới.

Tuy nhiên, ngoại lệ có một vài ca được chẩn đoán xác định mắc ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) qua xét nghiệm lam máu nhuộm giêm sa thấy rõ hình ảnh của ký sinh trùng, nhưng rất tiếc khi khai thác bệnh sửkhông tìm ra nguyên do mắc tại đâu, thậm chí điều tra nhà bệnh nhân và láng giềng xung quanh nhà không thấy vectors sốt rét và không ai nhiễm KSTSR thêm nữa, đồng thời bệnh nhân lại không có đi vào vùng sốt rét.

Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ một ca bệnh sốt rét ác tính do loài Plasmodium falciparum. Họ và tên đầy đủ của bệnh nhân Y Sơ B Yă,60 tuổi, dân tộc Ê Đê, nghề nghiệp nông. Địa chỉ cư trú tại Buôn Ko Tam, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.


Hình 1

Diễn biến bệnh của bệnh nhân:

Bệnh nhân ở nhà sốt đã 2 ngày trước đó, dùng thuốc tự mua không rõ loại, bệnh nhân không thuyên giảm. Đến trưa ngày 02/10/2017, bệnh nhân thấy mệt nhiều, kèm rối loạn ý thức, cơn co giật, gia đình xin vào bệnh viện tại BVĐK thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

Tại BVĐK Thành phố Buôn Ma Thuột, bệnh nhân biểu hiên trên lâm sàng là hôn mê với thang điểm Glasgow 9 điểm (E3,V1,M5), toàn thân không phù, không khó thở, đồng tử đều 1,5mm. Kết quả cận lâm sàng cho thấy CT-Scaner sọ não biểu hiện nhồi máu não vùng đồi thị, công thức máu toàn phần với bạch cầu 11,9 K/ul (BC đa nhân trung tính: 47,6%), Hb: 12,5g/dl), sinh hóa máu có ure máu:15,6 mmol/L (giá trị BT: 2,5-7,5 mmol/L), creatinin: 130 mmol/L (BT: 53-120 mmol/L), glucose máu: 8,53 mmol/L (giá trị BT: 4,2-6,4 mmol/L).

Test nhanh chẩn đoán sốt Dengue loại NS1Ag (-).

Chẩn đoán ban đầu: Đột quỵ/ Nhồi máu não + Suy thận cấp

Thái độ xử lý là thở oxy, thuốc diazepam 10mg x 1 ống, NaCl 500ml truyền

à Sau khi xử trí ban đầu, chuyển bệnh nhân sang BVĐK tỉnh Đăk Lăk

Tại BVĐK tỉnh Đăk Lăk, bệnh nhân được chuyển vào khoa cấp cứu lúc 19 giờ ngày 02/10/2017 với tình trạng lơ mơ, sốt, mệt, thang điểm Glasgow 9 điểm (E3V1M5). Khám lâm sàng biểu hiện cổ cứng (+), vạch màng bụng (-) àChẩn đoán ban đầu là Viêm não, màng não/ Theo dõi Nhồi máu tiểu não.

Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy:

- Kết quả lúc 23g15 phút: P. falciparum (Pft++), Test nhanh P.f (+) và test nhanh chẩn đoán sốt Dengue loại NS1Ag (-);

- Lúc 0g30, ngày 03/10/2017: Chẩn đoán Sốt rét ác tính sau khi mời khoa Truyền nhiễm hội chẩn cùng à Xử lý thuốc tiêm artesunat 60mg x 2 lọ (liều 1) tiêm TM, Glucose 10% à Artesunat lọ 60mg x 2 lọ (liều 2) tiêm TM lúc 12g30;

- Lúc 6g00 ngày 03/10/2017: Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, sốt 38,5­ ­­­­0C;

- Lúc 9g00 ngày 03/10/2017: Hội chẩn Khoa Cấp cứu Hồ sức-Chống độc và Khoa Truyền nhiễm à Chẩn đoán TD Sốt rét ác tính thể não (P.ft++) à Tiếp tục điều trị artesunate lọ, đến khi bệnh nhân ổn định, chuyển sang uống thuốc viên hiệu lực cao loại dihydroartemisinine-piperaquine (CV Artecan®);

- Lúc17g00 ngày 04/10/2017, Xét nghiệm KSTSR còn P.ft+, bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống được, còn sốt nhẹ à Chuyển bệnh nhân xuống khoa Truyền nhiễm điều trị và theo dõi tiếp.


Hình 2

Kết quả điều tra của Khoa Dịch tễ- TT Phòng chống Sốt rét-KST-CT Đăk Lăk

- Tại BVĐK Buôn Ma Thuột: Dù bệnh nhân đã được xét nghiệm lam máu tìm KSTSR nhưng kết quả không tìm thấy KSTSR Plasmodium spp;

- Hồi cứu tại BVĐK tỉnh: chẩn đoán trong bệnh án là SRAT thể não do P. falciparum, mật độ P.ft++. Điều trị bệnh nhân bằng thuốc sốt rét artesunate tiêm và ACTs, bệnh đã giảm, bệnh nhân thoát mê à ngày 04/10/2017, xét nghiệm lại còn P.ft+ và bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống được, đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm.

- Điều tra tại địa phương-Nơi bệnh nhân đang sinh sống:

+ Xét nghiệm 24 người trong hộ và xung quanh nhà bệnh nhân: Không có ai sốt và đều cho kết quả lam máu âm tính;

+ Bệnh nhân trong nhiều năm qua không đi khỏi thành phố Buôn Ma Thuột, hàng ngày làm vườn cà phê cách nhà 400m, không ngủ lại vườn cà phê. Nhà ở bệnh nhân cách rừng cao su 500 m;

+ Điều tra muỗi chưa xác định có muỗi Anopheles spp. trong và ngoài nhà bệnh nhân

+ Tiền sử: có bị sốt rét cách nay 20 năm, không có tiền sử truyền máu;

+ Tại buôn Ea Nao, cùng xã Ea Tu, gần buôn của bệnh nhân có 02 ca sốt rét, 01 ca phát hiện ngày 30/9/2017 và 01 ca phát hiện ngày 03/10/2017 đều nhiễm P. vivax, cùng đi làm rẫy cà phê tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đăk Nông.

Nhận định và một số bàn luận

(i)Bệnh nhân bị nhiễm KSTSR do P. falciparum biểu hiện các dấu / triệu chứng SRAT nhưng hiện chưa xác định rõ nơi nhiễm. Đặc biệt, nhiều năm qua bệnh nhân không ra khỏi TP. Buôn Ma Thuột hay đến các vùng sốt rét đang lưu hành à Phải chăng vùng nguy cơ sốt rét quay lại và cần nghi ngờ sốt rét nội địa hay tại chỗ;

(ii)Cần điều tra thêm vector tại các vùng mà bệnh nhân thường đi làm như rẫy cà phê vì ngay cả nhà bệnh nhân ở cách khu vực trồng cà phê 500m mà thôi (theo khai thác bệnh sử), do đó việc điều tra thêm vector để có thể định hướng bệnh nhân có thể mắc tại rẫy cà phê hay gần rừng không? Do đó, khoa Côn trùng của Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT tỉnh đảm trách điều tra vector và sinh cảnh khu vực nhà ở và rẫy cà phê của bệnh nhân thuộc Buôn Ko Tam, xã Ea Tu;

(iii)Có thể nhóm điều tra ca bệnh chưa khai thác hết yếu tố bệnh lý cũ trước đây mà bệnh nhân có mắc không (ngoài bệnh sốt rét) hay chấn thương nào đó cần phải can thiệp phẩu thuật, cần truyền máu mà bệnh nhân và người nhà không biết hay chăng;

(iv)Khoa xét nghiệm của Trung Tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT tỉnh nên kiểm tra lại KSTSR trên các lam máu của bệnh nhân đã được xét nghiệm tại BVĐK thành phố Buôn Ma Thuột (ngày 02/10/2017);

(v)Cuối cùng, cần xem xét việc bệnh nhân có tiền sử mắc sót rét trước đây có thể là P. vivax nay sau nhiều năm tái phát xa trở lại (relapse) và vì thể tư dưỡng của P. falciparum đôi khi có thể nhầm lẫn với tư dưỡng của P. vivax ở giai đoạn đầu trong chu kỳ, nên cần xét nghiệm lại cả lam máu của bệnh nhân khi nằm ở BVĐK tỉnh Đăk Lăk để xác định loài trở lại.

Nhìn chung, trên đây là một số kiến nghị có thể thực hiện để làm rõ nguồn gốc nhiễm bệnh trên bệnh nhân này có thể là rất quan trọng trong bối cảnh Việt Nam nói chung và tỉnh Đăk Lăk nói riêng đang tiến tới Lộ trình loại trừ sốt rét. Đồng thời, một số ý kiến chuyên gia được xem là khích lệ để làm rõ can bệnh sốt rét này.

 

Ngày 07/11/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang (Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
Ths.Bs. Hoàng Hải Phúc, Ths.Bs. Lê Văn Tú (Trung tâm PCSR-KST-CT Đăk Lăk)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích