Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 6 3 4 0
Số người đang truy cập
5 0
 Tin tức - Sự kiện
Điểm tin y tế từ các báo từ ngày 19/10 đến ngày 22/10 năm 2017

Số ca mắc mới sốt xuất huyết giảm chậm; Chung tay vì sức khỏe người dân; Trà Vinh: Bệnh tay chân miệng tăng hơn 8 lần; Những quan điểm mới về công tác y tế, dân số; Chưa thống nhất mô hình điều trị bệnh nhân HIV/AIDS; BHYT nhiều căng thẳng, đầy vướng mắc; Lạm dụng thuốc đang diễn ra phổ biến; Lạm dụng BHYT: Đi đẻ ở trạm y tế xã nằm 1 ngày, đẻ ở bệnh viện lớn nằm đến 10 ngày

Hà Nội mới

Số ca mắc mới sốt xuất huyết giảm chậm

Ngày 18-10, đồng chí Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp giao ban trực tuyến với đại diện lãnh đạo UBND quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố tuần thứ 41 năm 2017 (từ ngày 9 đến ngày 15-10).

Báo cáo về tình hình sốt xuất huyết và công tác phòng, chống dịch của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố cho biết, trong tuần 41, Hà Nội ghi nhận 1.021 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 47 trường hợp so với tuần 40. Có 19/30 quận, huyện có số mắc giảm; 2/30 quận, huyện vẫn giữ nguyên số mắc bệnh. Đáng chú ý, có 9/30 quận, huyện có số mắc tăng, gồm Tây Hồ, Hà Đông, Cầu Giấy, Đông Anh, Mê Linh, Thanh Trì, Thường Tín, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng.

Tính từ ngày 1-1-2017 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 33.861 trường hợp mắc bệnh, 7 trường hợp tử vong, tỷ lệ bệnh nhân đã khỏi bệnh chiếm 97,5%, số còn lại đang điều trị tại các bệnh viện. Số ổ dịch đã được khống chế là 4.765, chiếm tỷ lệ 95,3%.

Báo cáo từ các đơn vị cho thấy mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết liên tục giảm trong 9 tuần gần đây nhưng nguy cơ dịch gia tăng trở lại chưa thể loại trừ vì thời tiết có nhiều điều kiện cho muỗi phát triển. Ngoài ra, theo ghi nhận hằng năm, số ca mắc sốt xuất huyết thường cao vào thời điểm tháng 10 và đầu tháng 11.

Ở tuần 41, quận Tây Hồ là đơn vị có số mắc tăng nhiều nhất trong 9 đơn vị (tăng 14 trường hợp). Đại diện lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cho biết, hiện tại toàn quận có 19 ca mắc bệnh, 5 ổ dịch, trong đó có một ổ dịch mới được phát hiện tại phường Bưởi. Một trong những nguyên nhân chính là do thời tiết mưa nhiều, ngoài ra còn do công tác kiểm tra chưa sát sao dẫn đến để sót ổ dịch.

Huyện Thanh Trì cũng nằm trong số các đơn vị có số ca mắc tăng nhiều trong tuần 41. Trên địa bàn huyện hiện có 23 ổ dịch, 2.303 ca mắc bệnh. Theo đại diện lãnh đạo UBND huyện, huyện đã có kế hoạch phun thuốc trên diện rộng nhưng vì những ngày qua thời tiết mưa nhiều nên phải lùi lại.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý nhận định trong tuần 41, các đơn vị đã tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch, số ca mắc mới giảm nhưng còn chậm; số ổ dịch vẫn chưa giảm, đáng chú ý là còn tới 9 đơn vị có số ca mắc tăng; còn hơn 20% số hộ gia đình còn để sót ổ bọ gậy. Ngoài khó khăn do thời tiết mưa nhiều, những con số này cho thấy việc phòng, chống dịch chưa được làm triệt để.

Đồng chí Ngô Văn Quý yêu cầu các quận, huyện, thị xã phải nêu cao tinh thần quyết liệt, không chủ quan với bệnh dịch. Thời gian tới, các đơn vị cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động từng hộ gia đình để mọi người dân không chủ quan và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; tập trung diệt bọ gậy, trong đó lưu ý đến các hộ gia đình và cơ quan; tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn để kịp thời có giải pháp ứng phó.

Đồng chí Ngô Văn Quý giao Sở Y tế tổ chức đánh giá tình hình diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết thời gian qua, trong đó cần phân tích cụ thể nguyên nhân, hệ thống lại các biện pháp đã triển khai, đánh giá hiệu quả để rút kinh nghiệm cho việc triển khai vào năm 2018, kiên quyết không để dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố.

Chung tay vì sức khỏe người dân

Ngày 19-10, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế tổ chức hội nghị “Giải quyết vướng mắc trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cùng kêu gọi ngành Y tế và cơ quan Bảo hiểm chung tay khắc phục những điểm thiếu thống nhất giữa hai bên trong việc khám, chữa bệnh và chi trả bảo hiểm y tế, tăng cường phối hợp hành động vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Giá càng cao càng dễ bị lạm dụng

Theo ông Nguyễn Hồng Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế, hiện còn nhiều bất cập trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Năm 2017, quỹ dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT không được giao đủ, thậm chí còn ít hơn năm 2016 trong khi giá dịch vụ y tế tăng, khiến các cơ sở y tế gặp không ít khó khăn. Công tác giám định còn yếu, quy tắc giám định do cơ quan bảo hiểm xây dựng nhưng ngành Y tế lại không biết những nội dung này, dẫn đến sự phối hợp của hai bên không tốt. Ông Nguyễn Hồng Nam cho rằng, giám định viên phải có trình độ tương đương bác sĩ thì mới có thể thực hiện công tác giám định hồ sơ bệnh án; cơ quan giám định cần phải là đơn vị độc lập. Còn theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), những vướng mắc trong thanh toán khám bệnh, chữa bệnh BHYT bắt đầu căng thẳng từ khi phí khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cả tiền lương của nhân viên y tế, dẫn tới đòi hỏi phải có định mức để làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Về phía Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (BHXH Việt Nam) cho biết: Thống kê trong 9 tháng năm 2017 cho thấy sự gia tăng số lượt khám, chữa bệnh một cách bất thường. Kết quả giám định chuyên đề tại 5 bệnh viện lớn (Việt - Đức, Xanh Pôn, Đại học Y Hà Nội, Phụ sản trung ương và Phụ sản Hà Nội) cho thấy những bệnh viện này đã tách các dịch vụ y tế để thanh toán BHYT khoảng 33 tỷ đồng và thu thêm của người bệnh hơn 4 tỷ đồng. Nội soi tai mũi họng là dịch vụ “có vấn đề nhất”; có người bị nấm da, đau đầu, cao huyết áp, rối loạn giấc ngủ, viêm bờ mi… cũng được chỉ định dịch vụ này - vốn có giá rất cao.

Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam cho rằng, việc chỉ định bệnh nhân nằm viện quá thời gian cần thiết khiến cho chi phí BHYT tăng lên rất nhiều. Như mổ Phaco, quy định chỉ cần nằm 2 ngày nhưng có bệnh viện cho bệnh nhân nằm đến 7, 8 ngày.

Lắng nghe nhau vì mục đích chung

Với tư cách độc lập, Tổng hội Y học Việt Nam đưa ra kết quả khảo sát tình hình khám chữa bệnh BHYT tại 4 tỉnh có mức bội chi lớn nhất trong nửa đầu năm 2016 gồm Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, An Giang. Kết quả cho thấy, số bệnh án có chỉ định dịch vụ kỹ thuật không hợp lý lên tới 50% ở Thái Bình, tại các nơi khác xấp xỉ 20%. Về chỉ định thuốc, tỷ lệ không hợp lý từ 14 đến 20%.

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho rằng, mọi khúc mắc giữa cơ quan bảo hiểm và cơ sở y tế cần được đánh giá thấu đáo. Liên quan ý kiến về hoạt động của giám định viên, theo bà Nguyễn Thị Minh, giám định là công tác hậu kiểm dựa trên các quy định của Luật BHXH và của chính Bộ Y tế. Hoạt động này không mang tính đánh giá đúng - sai về chuyên môn y tế, mà chỉ đánh giá có phù hợp với các quy định hiện hành hay không để đề xuất thanh toán hay xuất toán, vì vậy, không nhất thiết giám định viên phải có chuyên môn sâu về y tế. Bên cạnh đó, quản lý Quỹ BHYT là nhiệm vụ chung, rất cần sự phối hợp của các cán bộ, nhân viên y tế. Để hạn chế bội chi Quỹ BHYT, cần xây dựng gói dịch vụ phù hợp để đáp ứng khả năng chi trả của các đối tượng tham gia BHYT.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, ngành Y tế và bảo hiểm có thể hạn chế bất cập nếu lắng nghe lẫn nhau vì mục đích chung. Ngành Y tế hết lòng vì bệnh nhân, chọn phác đồ tốt nhất, sử dụng kỹ thuật tốt nhất, thuốc tốt nhất nhưng phải nằm trong khả năng chi trả, không lạm dụng. Bộ Y tế đã thành lập hội đồng tư vấn về BHYT, thành lập “đội đặc nhiệm” gồm các chuyên gia y tế, bảo hiểm, tài chính để giải quyết các vướng mắc khi có sự xung đột

Tiền phong

Trà Vinh: Bệnh tay chân miệng tăng hơn 8 lần

Ngày 18/10, Sở Y tế tỉnh Trà Vinh cho biết, riêng trong tháng 10/2017 toàn tỉnh đã có trên 403 ca mắc bệnh tay chân miệng và từ đầu năm đến nay số ca mắc 1.664 ca (không có tử vong), tăng gấp 8,4 lần so với cùng kỳ năm 2016 (194 ca). Các địa phương có dịch bệnh tăng cao như huyện Châu Thành 330 ca, Càng Long 302 ca và Trà Cú 196 ca…

Hiện nay Sở Y tế tỉnh Trà Vinh phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức giám sát các ổ dịch; khuyến cáo giáo viên các trường mầm non, nhà trẻ cũng như người dân có con dưới 6 tuổi chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng để xử lý triệt để các ổ dịch phát sinh.

Đồng thời tuyên truyền phòng, chống bệnh tay chân miệng, cấp phát 15.000 tờ rơi cho các địa phương tổ chức truyền thông tại các huyện, thị xã và thành phố Trà Vinh.

Gia đinh & Xã hội

Những quan điểm mới về công tác y tế, dân số

Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng…; tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển; duy trì mức sinh thay thế vững chắc… là những quan điểm mới được nhấn mạnh trong hai dự thảo Nghị quyết Trung ương 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới và Nghị quyết về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Chia sẻ với báo chí chiều 17/10, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, một quan điểm mới trong Nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới được Trung ương Đảng nhấn mạnh là: Cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện (gắn kết giữa y tế cộng đồng và y tế chuyên sâu, y học cổ truyền và y học hiện đại, phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế), trong đó trọng tâm là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng”. Từ đó ưu tiên tập trung ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở. Cụ thể, giai đoạn đến 2030, tập trung cao cho y tế dự phòng, y tế cơ sở. Cơ bản ngân sách nhà nước không tiếp tục đầu tư xây dựng mới các bệnh viện công (trừ các bệnh viện tuyến huyện ở vùng khó khăn, các bệnh viện lao, phong, tâm thần, các bệnh viện đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020). Các địa phương có nhu cầu tăng cơ sở, giường bệnh (do biến động dân số về cơ học) phải tự cân đối, sử dụng ngân sách địa phương.

Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết còn nhấn mạnh: Thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, khẳng định bình đẳng về quyền, nghĩa vụ trong tham gia BHYT và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Theo ông Nguyễn Nam Liên, bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân được thể hiện trên 3 mặt, gồm: Bao phủ toàn bộ dân số (mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe); bao phủ cung ứng dịch vụ y tế cơ bản, toàn diện (bao gồm các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng cả về nâng cao sức khỏe, dự phòng, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ); Bảo vệ tài chính (người sử dụng dịch vụ y tế, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng thiệt thòi, không bị nghèo hóa hay chi phí quá lớn thông qua các cơ chế chi trả trước như nguồn thu từ thuế, BHYT…).

Chia sẻ về những quan điểm mới trong dự thảo Nghị quyết về công tác dân số trong tình hình mới, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, lần đầu tiên trong suốt 25 năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định nếu duy trì chính sách giảm sinh quá lâu sẽ để lại những hệ lụy rất khó giải quyết. Do đó, chính sách dân số được chuyển hướng trọng tâm từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển, giải quyết toàn diện các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số. Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết cũng không đặt vấn đề tiếp tục giảm sinh mà trước mắt duy trì mức sinh thay thế vững chắc. Theo đó, vận động giảm sinh ở nơi mức sinh cao, sinh đủ hai con ở nơi mức sinh thấp. Giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Theo ông Nguyễn Văn Tân, từ năm 1993, về mặt luật pháp, Việt Nam không có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định xử phạt những người dân sinh con thứ ba trở lên, trừ nhóm đối tượng là đảng viên. Nhà nước không có quy định khống chế/cho phép người dân được sinh bao nhiêu con.Tuy nhiên, Việt Nam có chính sách vận động. Mỗi người dân Việt đều quen thuộc với khẩu hiệu: “Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con” hay “Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt”.

Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ cũng thông tin, hiện nay có một số địa phương (7 tỉnh) có những quy định liên quan đến xử lý vi phạm đối với người sinh con thứ ba trở lên. Hiện Tổng cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với Bộ Tư pháp làm việc trực tiếp với từng địa phương để rà soát, sửa đổi các nội dung không phù hợp với quy định hiện hành. Trước mắt, Bộ Tư pháp và các tỉnh đồng thuận với cách làm này, theo quan điểm là cùng bàn để tháo dần các vướng mắc và không tiến hành đột ngột.

Ông Nguyễn Văn Tân cũng cho biết, ở một số địa phương có xây dựng những quy ước, hương ước như những gia đình sinh con thứ ba trở lên không được công nhận là “gia đình văn hóa”, hoặc nơi nào có trường hợp sinh con thứ ba sẽ không được công nhận là “làng văn hóa”, “xóm văn hóa”. Những quy ước, hương ước này là do cộng đồng nơi đó thỏa thuận và cùng nhau xây dựng nên - đây cũng là phong tục, là truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Mặt khác, thực tế mức sinh của nước ta khi mới điều chỉnh một chút là có dấu hiệu tăng lên. “Chúng ta điều chỉnh hai yếu tố. Thứ nhất là quy định về Đảng viên; thay đổi nữa là trước năm 2010, chúng ta gần như bao cấp, miễn phí biện pháp tránh thai, KHHGĐ cho tất cả người dân, sau đó giảm dần phạm vi miễn phí, tăng tỷ trọng người dân tự chi trả cho phương tiện tránh thai và KHHGĐ. Lúc này mức sinh có tăng lên. Năm 2011, bình quân mỗi phụ nữ là 1,99 con, nay là 2,1 con”, ông Nguyễn Văn Tân cho hay. Việc tăng này là ở các khu vực có học vấn cao hơn, ở nơi có mức sống khá hơn, tăng ở hầu hết là ở các khu vực miền Bắc, còn ở miền Nam thì không tăng lên, thậm chí có tỉnh còn giảm đi.

Dự thảo Nghị quyết mới của Trung ương Đảng về dân số cũng đặt vấn đề giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh là dưới 109 bé trai/100 bé gái (hiện nay 112-113 bé trai/100 bé gái). Ông Nguyễn Văn Tân cho biết, mục tiêu này đã được tính toán, nghiên cứu rất kỹ và hoàn toàn khả thi. Đó là bởi, sau khi Nghị quyết được ban hành, cả hệ thống chính trị vào cuộc. Ngoài ra, với chính sách không tiếp tục mục tiêu giảm sinh; khắc phục “quy luật dừng” trong dân số; rà soát từng bước với đối tượng đảng viên, các giải pháp về kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh cho người cao tuổi… sẽ là động lực giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta đã ở mức trầm trọng, lan rộng từ thành thị như trước đây ra tất cả mọi nơi như hiện nay. Năm trong sáu vùng kinh tế địa lý (trừ Tây Nguyên) trong tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Vùng mất cân bằng giới tính khi sinh nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng. Tại vùng này, tỷ số giới tính khi sinh ở mức trên 115 bé trai/100 bé gái. Một số tỉnh thành thậm chí lên tới 120-122/100 như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định...

Sài Gòn giải phóng

Chưa thống nhất mô hình điều trị bệnh nhân HIV/AIDS

TPHCM hiện có hơn 41.000 người nhiễm HIV đang được quản lý và 31.000 đang được điều trị đang điều trị tại các trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng, trực thuộc 24 trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện.

Sắp tới đây khi nguồn viện trợ bị cắt giảm, các bệnh nhân nhiễm HIV sẽ chuyển sang điều trị ARV thông qua bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đã khiến các cơ sở điều trị này loay hoay tìm hướng đi mới trong vấn đề chuyển đổi mô hình.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Triển khai phối hợp thực hiện khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS thông qua quỹ BHYT chi trả do Sở Y tế TPHCM tổ chức sáng 18-10.

Trước tình trạng này, các đơn vị đã đưa ra nhiều mô hình tổ chức dự báo nhằm đảm bảo công tác khám, điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV như: Thành lập phòng khám đa khoa (ký hợp đồng khám chữa bệnh ban đầu với BHYT) tại TTYT; chuyển bệnh nhân từ TTYT sang bệnh viện quận, huyện; thành lập phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS tại TTYT; TTYT có phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện sau sáp nhập.

Tuy nhiên, sau khi phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng mô hình, bà Tiêu Thị Thu Vân, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS TPHCM, yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch, quy trình phù hợp, tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân. Nếu chuyển bệnh nhân cần cân nhắc và chuyển một lượng bệnh nhân vừa phải theo lộ trình.

Bên cạnh đó cần phải có những giải pháp cho bệnh nhân có sự lựa chọn như: chuyển sang phòng khám nội trú, TTYT khác. Đồng tình với quan điểm này, bà Lưu Thị Thanh Huyền, Phó giám đốc BHXH TPHCM, cho rằng, những đơn vị không đủ điều kiện để lập phòng khám đa khoa trực thuộc TTYT nên lập phòng khám chuyên khoa HIV trực thuộc bệnh viện như một trạm y tế bởi đặc thù bệnh nhân HIV đang điều trị tại TPHCM không phải 100% có hộ khẩu của TP. Do hiện nay, luật BHYT đã thông tuyến trên toàn quốc nên BHYT sẽ thanh toán được cho cả những bệnh nhân có hộ khẩu tỉnh khác.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, tạm thời thuốc ARV từ nguồn tài trợ sẽ sử dụng đến hết năm 2018, và từ 1-1-2019 sẽ bắt buộc phải chuyển qua BHYT nên các mô hình cần phải được thống nhất và hoàn tất trước 31-7-2018 để có thời gian cấp mã BHYT và kịp nhận thuốc vào cuối tháng 11-2018.

Do đó, các quận huyện sẽ phải tìm phương án tổ chức điều trị cho bệnh nhân tùy theo tình hình thực tế của địa phương nhằm đảm bảo không gián đoạn việc điều trị.

Cùng với đó, các mô hình tổ chức quản lý của TP dù có thay đổi thì các phòng khám ngoại trú hiện đang điều trị đông bệnh nhân (>500 bệnh nhân) vẫn tiếp tục điều trị bệnh nhân qua BHYT để đảm bảo công tác quản lý bệnh nhân tuân thủ điều trị.

“Nếu để gián đoạn điều trị thì vô cùng nguy hiểm bởi có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc và nguy cơ bệnh lây lan ra cộng đồng cao”, ông Nguyễn Hữu Hưng yêu cầu.

BHYT nhiều căng thẳng, đầy vướng mắc

Các cơ sở y tế kê thêm giường bệnh, tăng số ngày nằm viện của bệnh nhân, chỉ định các dịch vụ kỹ thuật, thuốc men vượt quá khả năng chi trả của Quỹ BHYT nhằm trục lợi. Trong khi, Bảo hiểm xã hội lại từ chối xuất toán thanh toán khám chữa bệnh BHYT cho cơ sở y tế, cùng với đó là những bất cập trong giám định BHYT.

Ngày 19-10, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị giải quyết vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, thời gian qua, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng lên rõ rệt, vượt chỉ tiêu đặt ra. Sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế, thông tuyến cũng đã giúp người dân được hưởng các kỹ thuật cao, thay vì phải trả tiền túi như trước kia.

Tuy nhiên, việc không ít cơ sở y tế, bệnh viện chỉ định các dịch vụ kỹ thuật, thuốc men... vượt quá khả năng chi trả của Quỹ BHYT, cùng với đó là việc giám định, xuất toán những chi phí khám chữa bệnh BHYT không hợp lý đã gây ra nhiều bức xúc cho người dân, ảnh hưởng tới người bệnh.

“Đối với các bệnh viện, chúng ta không thể tiêu thoải mái Quỹ BHYT được, nhưng với BHXH cũng không được gây cản trở khó khăn để các cơ sở khám chữa bệnh căng thẳng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh...”- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc, BHXH Việt Nam thẳng thắn cho rằng tình trạng trục lợi, lạm dụng Quỹ BHYT vẫn đang nghiêm trọng. Trong 9 tháng qua của năm 2017, số người khám bệnh bằng BHYT tăng bất thường, với trên 122,0 triệu lượt với tổng chi hơn 71.325 tỷ đồng. Đến nay có 35 tỉnh thành đã chi trên 100% Quỹ BHYT, thậm chí nhiều tỉnh thành chi trên 170%, trong đó riêng Quảng Nam chi 202% quỹ, Quỹ BHYT âm 768 tỷ .

Ông Đức cũng cho biết, nhiều cơ sở y tế tránh vượt trần bằng cách chia nhỏ ngày điều trị, tính thêm ngày giường bệnh nhân ra viện. Đặc biệt, khi thực hiện giám định chuyên đề tại 5 bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội gồm: Việt Đức, Xanh Pôn, Đại học Y Hà Nội, Phụ sản Trung ương và Phụ sản Hà Nội cho thấy những bệnh viện này đã thực hiện tách các dịch vụ y tế để thanh toán BHYT khoảng 33 tỷ đồng và thu thêm của người bệnh hơn 4 tỷ đồng. Tệ hơn, qua giám định việc tách dịch vụ, BHXH nhận ra không ít vấn đề vô lý, bất cập, như: có bệnh nhân đi cắt đến hai túi mật, hai đại tràng, có tới hai ổ bụng, lấy thai lần đầu nhưng có hai thai, cắt hẹp tới hai bao quy đầu; ba ngày bệnh nhân lại mọc giả mạc/lần...

Ngoài ra, kỹ thuật nội soi tai mũi họng bị chỉ định lạm dụng tràn lan và vô lý khi có những người bệnh bị nấm da, đau đầu, bệnh tủy và mô quanh cuống, cao huyết áp, rối loạn giấc ngủ, viêm bờ mi, đục thủy tinh thể người già… đều có chỉ định nội soi tai mũi họng.

"Quỹ BHYT đang chi cho dịch vụ này tới 410 tỷ đồng. Nếu điều chỉnh lại giá thanh toán, chúng ta có thể tiết kiệm cho Quỹ BHYT đến 104 tỷ đồng..."- ông Đức chỉ rõ.

Trước tình trạng trục lợi Quỹ BHYT tràn lan được BHXH Việt Nam chỉ rõ thì về phía Bộ Y tế lại đưa ra những ý kiến cho rằng BHXH đang làm khó nhiều bệnh viện. Ông Đặng Hồng Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế cho biết, việc thanh toán khám chữa bệnh BHYT đang có nhiều khó khăn, thậm chí nhiều bệnh viện bị từ chối xuất toán.

Dẫn chứng cho việc này, ông Nam cho biết có bệnh nhân chụp CT không phát hiện tổn thương, nhưng sau đó được phát hiện nhồi máu não nhờ chụp cộng hưởng từ (MRI) bị BHXH từ chối xuất toán chụp CT mà chỉ thanh toán chụp MRI.

Đại diện Vụ BHYT cũng cho rằng một số nội dung trong hợp đồng khám chữa bệnh giữa các bệnh viện với cơ quan bảo hiểm hiện chưa đúng với quy định. Hầu hết tạm ứng của BHXH không đúng thời gian và không đủ số tiền cho các bệnh viện. Đồng thời việc cập nhật thông tin trên hệ thống Cổng thông tin giám định điện tử của BHXH còn nhiều bất cập khiến nhiều bệnh viện không được xuất toán được, đặc biệt đội ngũ giám định viên của BHXH thường xuyên thay đổi quy tắc giám định nhưng không thông báo với ở các Sở Y tế dẫn đến cơ sở áp sai quy tắc.

Lao động

Lạm dụng thuốc đang diễn ra phổ biến

Theo BHXH Việt Nam, hiện nay tỉ lệ chi thuốc trên tổng chi khám chữa bệnh (KCB) nói chung và KCB BHYT đều cao hơn các nước khác. Cụ thể, tổng chi cho thuốc từ quỹ BHYT năm 2015 khoảng 25.000 tỉ đồng (chiếm 47% tổng chi phí); năm 2016 là trên 32.000 tỉ đồng (43%) và 6 tháng đầu năm 2017 là khoảng 17.000 tỉ đồng (40%).

Chi phí thuốc vẫn chiếm phần lớn

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, hiện nay chi phí thuốc vẫn chiếm phần lớn trong tổng chi KCB BHYT. Vì vậy, tác động của chính sách và quá trình mua sắm, lựa chọn sử dụng đối với chi tiêu về thuốc trong chi phí KCB BHYT với chi tiêu tiền túi của người dân cũng như cân đối quỹ BHYT là rất lớn.

Hiện tại, theo quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17.11.2014 của Bộ Y tế, danh mục thuốc bao gồm 1.064 thuốc tân dược; theo Thông tư 05/TT-BYT có 229 chế phẩm và 349 vị thuốc y học cổ truyền.

So với danh mục thuốc thiết yếu của WHO và danh mục thuốc của các nước trong khu vực và trên thế giới, danh mục thuốc của Việt Nam là khá rộng. Đồng thời, danh mục thuốc của Việt Nam là theo tên hoạt chất, không quy định tên thuốc cụ thể, không quy định hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế nên đã tạo ra một thị trường hết sức đa dạng, phong phú với gần 20.000 thuốc.

Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn nhấn mạnh, Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức, bất cập trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng thuốc. Ví dụ như tỉ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc còn cao, tình trạng lạm dụng thuốc đang diễn ra khá phổ biến, nhất là các thuốc bổ trợ, acid amin và đạm truyền; xảy ra tình trạng kháng kháng sinh, lãng phí nguồn lực trong sử dụng thuốc.

Giá thuốc biệt dược gốc, nhất là biệt dược gốc hết hạn bản quyền nhiều năm không giảm, giá thuốc generic vẫn còn cao và một số thuốc có giá khác biệt giữa các địa phương, thậm chí giữa các bệnh viện trên cùng một địa bàn.

Nguyên nhân được đánh giá là do danh mục thuốc quá rộng, ghi chép thông tin trong đấu thầu còn chưa đúng, việc lựa chọn xây dựng danh mục thuốc, giá kế hoạch chưa thật phù hợp, việc thanh toán chi phí thuốc còn chưa kịp thời, tạo áp lực về lãi suất trên giá thuốc.

Vấn đề trên đòi hỏi trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tổ chức thực hiện, của các cơ sở KCB và của các DN trong việc thực hiện mục tiêu mua sắm đấu thầu thuốc chất lượng với giá cả hợp lý.

Đặc biệt, phải lựa chọn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, đảm bảo quyền lợi trong KCB và phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, khả năng chi trả của quỹ BHYT và đảm bảo lợi nhuận của DN cung ứng thuốc.

Tháo gỡ khó khăn cho DN nội

Vừa qua, tại hội nghị đối thoại về thực hiện chính sách, pháp luật BHYT với một số DN dược do BHXH Việt Nam phối hợp với Hiệp hội DN Dược tổ chức, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đặt ra vấn đề: Làm sao khuyến khích được thuốc sản xuất trong nước, đồng thời đưa tiêu chí chất lượng thuốc lên hàng đầu?

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện các DN dược cũng phản ánh nhiều khó khăn mà các DN trong nước đang gặp phải. Đó là thị phần của DN dược trong nước vẫn “cọc lệnh” so với các DN nước ngoài cả về số lượng và giá trị tuyệt đối trong chi phí thuốc.

Bên cạnh đó, các quy định về tiêu chuẩn đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà thầu, khả năng cung ứng thuốc cũng đang làm khó các DN dược trong nước. Phản ánh thực trạng các hợp đồng đấu thầu thuốc hiện vẫn nghiêng nhiều về trách nhiệm của bên cung ứng, các DN cũng mong muốn có sự minh bạch hơn nữa về thông tin cũng như trách nhiệm của các bên tham gia.

Ghi nhận ý kiến của các DN, Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn cho biết: “BHXH Việt Nam sẽ tập hợp các kiến nghị, cung cấp thông tin, giải đáp và tháo gỡ băn khoăn của DN trong khả năng và trách nhiệm của mình. Những vấn đề vướng mắc thuộc về cơ chế, chính sách cũng sẽ được tập hợp để kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi các văn bản liên quan cho phù hợp với tình hình thực tế”.

Cũng theo Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn, để DN dược Việt Nam tham gia được vào thị trường cung ứng thuốc BHYT, bản thân các DN cũng phải chủ động và quan tâm hơn nữa trong việc tiếp cận các thông tin, quy định trong lĩnh vực hoạt động của mình, tham gia đấu thầu cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế một cách hiệu quả.

Lạm dụng BHYT: Đi đẻ ở trạm y tế xã nằm 1 ngày, đẻ ở bệnh viện lớn nằm đến 10 ngày

Lạm dụng BHYT đã và đang diễn ra khá nghiêm trọng, phổ biến từ tuyến địa phương đến tuyến trung ương. Đó là thông tin được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông tin tại Hội nghị giải quyết vướng mắc trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tổ chức ngày 19.10.

Theo ông Dương Tuấn Đức- Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (BHXH Việt Nam), có nhiều bệnh nhân cứ 1 tuần được cho làm lại hàng loạt xét nghiệm. 

Tỉ lệ giường kế hoạch lên tới 380%, có viện trước đây chỉ sử dụng 40-50% công suất giường bệnh? Không phải vì giảm tải, mà vì giá tiền giường cao quá. Chi phí hiện nay của BV tuyến huyện 50-60% là chi cho tiền giường.

Còn nếu đánh giá chất lượng điều trị, trước đây quy định định mức 1,12 nhân viên y tế/giường bệnh, nhưng một số bệnh viện tuyến huyện chỉ có 0,1-0,5, rất thấp so với định mức để đảm bảo chất lượng.

Tại BV chuyên khoa sản, càng BV công lập ngày điều trị càng dài. BV Phụ sản HN là 3 ngày, có BV 6,34 ngày, BV phụ sản Hải Dương gần 3 ngày, BV sản nhi Quảng Ninh 5 ngày, sản nhi Yên Bái gần 6 ngày, Đà Nẵng gần 6 ngày, Hải Phòng gần 6 ngày... Đây là gói dịch vụ rất thông thường, ở tuyến xã có khi chỉ cần 1 ngày nhưng vào BV lớn thì nằm từ 3-5 ngày, thậm chí 10 ngày.

Ông Đức đơn cử thêm: Mổ Phaco, có BV điều trị hơn 8 ngày. BV Mắt TƯ, bệnh nhân chỉ ra viện sau nửa ngày, nhưng hàng loạt BV giữ bệnh nhân ở lại để được thanh toán nhiều tiền giường. Điều trị tuỷ răng sữa nhiều chân cho bệnh nhân điều trị nội trú, thanh toán 5 ngày tiền giường. Không phải 1 trường hợp mà rất rất nhiều trường hợp.

Theo ông Đức, cứ thêm 1 ngày giường, mỗi năm quỹ BHYT trả thêm 2.000 tỷ đồng. Tình trạng 1 bệnh nhân, không chỉ chuyển 2 khoa trong 1 ngày mà chuyển 2 bệnh viện thanh toán tiền 1 ngày, và giờ còn chuyển giữa các tỉnh với nhau. Chúng tôi đã gửi toàn bộ danh sách đến cho từng tỉnh để kiểm tra.

"Có bệnh nhân ra viện ngày 23.6 tại BVĐK tỉnh Hải Dương nhưng lại nhập viện ngày 22.6 tại BV Hữu nghị. Bệnh nhân từ TT Y tế huyện Văn Yên cho chuyển lên Xanh Pôn ngày 8.5 nhưng thanh toán thêm ngày 9.5; BVĐK Sài Gòn Nam Định ra viện 14.9 nhưng tính tiền giường đến 15.9... Con số trùng này lên tới hàng trăm nghìn, số tiền lên tới hàng tỷ đồng"- ông Đức nhấn mạnh.

Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (vov.vn)

“Vẽ” lượt khám chữa bệnh để trục lợi Bảo hiểm y tế

Cơ quan bảo hiểm đưa ra các bằng chứng về việc BHYT bị trục lợi bằng nhiều mánh khóe. Tại Hội nghị “Giải quyết vướng mắc trong khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế” mới diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh, cơ quan bảo hiểm đã đưa ra nhiều bằng chứng về việc Bảo hiểm Y tế bị trục lợi bằng nhiều mánh khóe, còn ngành y tế cho rằng giám định viên cần phải có chứng chỉ hành nghề để tránh xuất toán vô lý tiền khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế của các cơ sở y tế. Đây là một trong nhiều bất cập chưa thống nhất giữa các cơ sở y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Theo ông Đặng Hồng Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế hiện nay việc giám định để thanh toán chi phí Bảo hiểm y tế còn nhiều vướng mắc. Cụ thể như số lượng giám định viên hiện nay còn quá ít, với 2.300 người, trong đó mới chỉ có 50% có trình độ y dược. Trong khi đó, mỗi giám định viên phải giải quyết 5.000 hồ sơ mỗi tháng. Vì vậy, nếu không chuẩn mực về chuyên môn thì rất bất cập, dẫn đến sự không hiểu nhau giữa giám định viên và bác sĩ, giữa Bảo hiểm Xã hội và cơ sở y tế. Điển hình ở 1 huyện của Quảng Ninh, Bảo hiểm xã hội đã xuất toán 390 triệu vì lý do gửi lên tuyến trên khi bệnh còn nhẹ, gây bức xúc cho cơ sở.

Ngoài ra, việc giám định điện tử còn gây khó khăn cho khám chữa bệnh trong việc xác nhận thẻ; Quy tắc giám định do Bảo hiểm xã hội xây dựng nhưng ngành y tế không biết, việc đóng mở cổng tiếp nhận dữ liệu, việc sử dụng phần mềm giám định, cung cấp thông tin…ngành y tế cũng không biết, gây nên bất cập.

Bà Nguyễn Thị Minh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thừa nhận có những giám định viên kém về năng lực do lĩnh vực nào hiện nay cũng thiếu người, vì vậy cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và chuyên môn, làm công tác bảo hiểm phải làm sao thực hiện tốt nhiệm vụ, không được chậm trễ trong việc tạm ứng hoặc chối từ những đề xuất hợp lý. Về quản lý quỹ, trong năm 2017 chỉ thu vào khoảng 80.000 tỷ, được phép chi chỉ 95% trong khi thực chi hết năm nay sẽ vào khoảng 85.000 tỷ.

Theo bà Nguyễn Thị Minh, nhằm tăng quỹ bảo hiểm Y tế, hiện nay cần phải tập trung 4 giải pháp: phát triển đối tượng, nâng mệnh giá, huy động những nguồn đã có và có giải pháp về quản lý hiệu quả: "Từ năm 2018, Chính phủ cho phép bảo hiểm Xã hội Việt Nam phối hợp với y tế tham mưu cho UBND các tỉnh sẽ khoán quỹ bảo hiểm. Nếu say này có tỉnh nào chi cao hơn sẽ phải báo cáo chính phủ xem xét".

Về phía Bảo hiểm xã hội đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân khiến cho quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế bị bội chi với số lượng lớn. Hiện có 35 tỉnh có số chi khám chữa bệnh vượt trên 100% quỹ khám chữa bệnh, thậm chí còn 3 tháng nữa nhưng có những tỉnh đã chi trên 100%. Điển hình như Quảng Nam đã chi trên 200% trong 3 quý của năm.

Nguyên nhân chính làm gia tăng bất hợp lý chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế được cho là do giá dịch vụ y tế chưa hợp lý; Không thực hiện đúng mực theo quy định; Thống kê thanh toán Dịch vụ kỹ thuật còn nhiều bất cập; Tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm; Tăng số lượng khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bất hợp lý, kéo dài ngày điều trị; Mua sắm sử dụng thuốc vật tư y tế chưa hợp lý; đặc biệt là trục lợi Bảo hiểm Y tế.

Ông Lê Văn Phúc – Phó Ban thực hiện Chính sách Bảo hiểm Y tế (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho rằng: Có một số cơ sở y tế đã tách nhỏ các dịch vụ, phẫu thuật để thanh toán thêm chi phí. Đặc biệt là việc chỉ định cho bệnh nhân nằm quá giờ đã khiến cho chi phí Bào hiểm y tế tăng lên rất nhiều. Đơn cử như mổ Phaco quy định nằm 2 ngày nhưng có những bệnh viện cho nằm đến 7,8 ngày.

Vấn đề trục lợi quỹ Bảo hiểm y tế ngày càng nhiều. Trong 5 tháng đầu năm 2017, tại 46 tỉnh, thành phố đã có gần 2 ngàn 770 người đi khám từ 50 lần trở lên. Về phía nhân viên Y tế trục lợi bằng cách lấy lại dữ liệu thẻ của người đã chuyển đi chỗ khác để lập khống hồ sơ, rút ruột hàng chục triệu đồng. Đơn cử như tại Vĩnh Long, một bác sĩ đã lập khống 272 lượt khám chữa bệnh để đề nghị thanh toán trên 49 triệu đồng….

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng giữa ngành Y tế và ngành Bảo hiểm đã giải quyết cơ bản những tồn đọng mà Bảo hiểm Y tế chưa thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh. Bộ Y tế cũng đưa ra những giải pháp về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, giải pháp về tổ chức điều hành, giải pháp về kỹ thuật. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi Nghị định 105 để giải quyết nhiều vướng mắc trong vấn đề thanh toán, quản lý quỹ bảo hiểm, xử lý khó khăn vướng mắc hiện nay. Bộ Y tế cũng điều chỉnh thông tư về giá dịch vụ y tế để phù hợp hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói: "Chúng tôi cũng sẽ tăng cường công tác giám sát, kiểm tra sau đó thanh tra, xử lý nghiêm những vi phạm, về lạm dụng kỹ thuật, đặc biệt là trục lợi. Đồng thời xử lý vi phạm nếu cơ quan Bảo hiểm Xã hội từ chối những yêu cầu rất hợp lý của bệnh nhân và bệnh viện".

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng cho biết hiện đang cố gắng xây dựng đề án thay đổi công tác giám định. Trong năm 2018 phấn đấu 100% hồ sơ được thực hiện giám định điện tử để giám sát, tạo điều kiện cho việc thanh toán khám chữa bệnh thuận lợi và minh bạch.

Sức khỏe & Đời sống

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh

Đó là một trong những chỉ đạo nổi bật tại Nghị quyết số 106/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2017 vừa được ban hành. Nghị quyết nêu rõ, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình KT-XH 9 tháng đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, thách thức: Thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp. Tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp... Do vậy, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, chủ động, quyết liệt hành động, tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; phấn đấu hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017. Về phía ngành y tế, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tập trung xử lý triệt để dịch sốt xuất huyết, tay - chân - miệng không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh. Kiểm soát chặt chẽ hệ thống phân phối thuốc, tích cực thực hiện các giải pháp giảm giá thuốc…

Ngành y tế sẵn sàng phục vụ tuần lễ Cấp cao APEC 2017

Tuần lễ Cấp cao APEC từ ngày 6 - 11/11 tại Đà Nẵng. Dự kiến lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên và khoảng 10.000 đại biểu trong và ngoài nước tham dự. Đến thời điểm này, các công trình quan trọng phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đã cơ bản hoàn thành. Đặc biệt, công tác đảm bảo y tế đã sẵn sàng cho sự kiện có ý nghĩa đặc biệt này. Phóng viên (PV) báo Sức khỏe&Đời sống đã trao đổi với PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác Y tế thuộc Tiểu ban An ninh - Y tế APEC 2017.

PV: Xin ông cho biết cụ thể kế hoạch chuẩn bị đảm bảo về công tác y tế cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng?

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê: Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế được giao nhiệm vụ là đơn vị thường trực, giúp lãnh đạo Bộ Y tế triển khai kế hoạch công tác y tế phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát điều hành trực tiếp các công tác chuẩn bị y tế của các đơn vị tham gia phục vụ hội nghị. Có thể nói đến thời điểm này, công tác y tế đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC.

Các công tác quan trọng như đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra; đảm bảo tốt an toàn vệ sinh thực phẩm, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm dịch trước và trong thời gian diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC 2017...

Đặc biệt, công tác cấp cứu, khám chữa bệnh đã sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, thuốc, trang thiết bị để thực hiện tốt chăm sóc y tế đối với đại biểu tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Ngành y tế đã bổ sung 2 xe cứu thương của Bệnh viện (BV) Hữu Nghị và Vinmec Đà Nẵng với đầy đủ trang thiết bị và thuốc thiết yếu hỗ trợ Sở Y tế Đà Nẵng phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; xây dựng các kịch bản về phương án cấp cứu thảm họa (sẽ diễn tập vào ngày 25/10/2017 tại TP. Đà Nẵng); phối hợp với Công ty International SOS ban hành kế hoạch và quy trình vận chuyển bệnh nhân ra nước ngoài điều trị. Đồng thời, các tổ y tế, BV được bố trí trực 24/24 giờ để xử trí các trường hợp cấp cứu và điều trị kịp thời đối với các đại biểu tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 trong trường hợp không may bị ốm, chấn thương, tai nạn. Các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm họa nếu có đã được bố trí và kế hoạch vận chuyển bệnh nhân bằng máy bay trực thăng cũng sẵn sàng.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê: Ngành y tế đã bố trí các BV: Hữu Nghị, C Đà Nẵng, TW Huế, ĐK Đà Nẵng, Ung bướu Đà Nẵng, ĐK TW Quảng Nam, Gia đình, Vinmec Đà Nẵng, Hoàn Mỹ, TTYT Hải Châu, TTYT Sơn Trà, TTCC 115 Đà Nẵng, các BV ngành đóng trên địa bàn TP. Đà Nẵng, Công ty International SOS Chi nhánh Đà Nẵng... sẵn sàng phục vụ Tuần lễ Cấp cao. Khoảng 500 cán bộ y tế gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên... đã được huy động tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

Ngành y tế cũng đã có kế hoạch huy động các giáo sư đầu ngành chuyên khoa hồi sức tích cực, tim mạch, ngoại khoa của các BV: Hữu Nghị, Việt Đức, TW Huế, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Thống Nhất, Vinmec Hà Nội tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

PV: Vậy còn việc kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) tại các khách sạn có quan khách lưu trú và tại địa điểm họp được tiến hành như thế nào?

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê: Bộ Y tế đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm ATTP và điều tra ngộ độc thực phẩm tại các khách sạn phục vụ APEC 2017 và phân công 54 cán bộ giám sát bảo đảm ATTP tại 49 khách sạn phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; xây dựng quy trình điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; rà soát danh sách 69 địa điểm ẩm thực do Sở Du lịch đề xuất về điều kiện bảo đảm ATTP phục vụ APEC 2017; tập huấn giám sát và thực hiện kiểm thực 3 bước theo đúng quy định cho các cán bộ tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

Trong thời gian tới, các đoàn kiểm tra, giám sát sẽ tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn đảm bảo ATTP tại các khách sạn có đại biểu lưu trú và các địa điểm tổ chức các hội nghị.

PV: Ông đánh giá thế nào về khả năng đáp ứng y tế đảm bảo cho Tuần lễ APEC của ngành y tế?

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê: Những cán bộ y tế chúng tôi được lãnh đạo Bộ Y tế giao nhiệm vụ phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ rất vinh dự nhưng cũng sẽ có nhiều thách thức, khó khăn, vất vả. Do vậy, chúng tôi cũng đã cố gắng chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo và đến nay đã sẵn sàng phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC.

PV: Xin cảm ơn ông!

An ninh thủ đô

Tiền bảo hiểm y tế chi cho dân chứ không để bệnh viện tiêu thoải mái

Theo Bộ Y tế, dù Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) đang kết dư tới 49.000 tỷ đồng nhưng mức chi còn hạn chế, người bệnh vẫn bị thiệt thòi. Trong khi đó, phía Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cảnh báo tình trạng vỡ Quỹ BHYT có thể xảy ra sau 2 năm nữa, một phần do tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ xảy ra phổ biến tại các bệnh viện. Mâu thuẫn giữa một bên “quản lý tiền” là BHXH với một bên “tiêu tiền” là ngành Y tế khó tìm được tiếng nói chung.

Các bệnh viện đua nhau trục lợi quỹ?

Ngày 19-10, tại buổi đối thoại về chính sách BHYT khu vực phía Bắc, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến, BHXH Việt Nam cho biết, 9 tháng đầu năm nay, chi BHYT cho khám chữa bệnh tăng vọt. Đáng chú ý, 35 tỉnh, thành phố có số chi BHYT tăng trên 100% như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Tuyên Quang… khiến cho Quỹ BHYT giao cho các tỉnh này bị âm hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài nguyên nhân tăng lượt khám chữa bệnh BHYT cơ học hay tăng giá dịch vụ y tế, bội chi Quỹ BHYT này có nguyên nhân lớn từ việc các cơ sở khám, chữa bệnh chỉ định dịch vụ không hợp lý, lạm dụng, tìm nhiều cách để trục lợi quỹ.

Để chứng minh cho nhận định của mình, ông Dương Tuấn Đức nêu ví dụ, tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, số lượt khám chữa bệnh BHYT quý III-2017 tăng gấp đôi so với quý II, chi khám chữa bệnh BHYT tăng tới 32%: “Hay có những bệnh viện tuyến huyện mọi năm công suất sử dụng giường bệnh chỉ khoảng 40-50% nhưng vẫn kê thêm giường bệnh ngoài số giường kế hoạch tới 380% nhằm… hưởng tiền BHYT chi trả theo đầu giường bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng dịch vụ kỹ thuật, chỉ định chiếu chụp, xét nghiệm nhằm trục lợi Quỹ BHYT cũng phổ biến, hậu quả không chỉ Quỹ BHYT bị bòn rút mà chính người bệnh bị thiệt thòi vì phải đồng chi trả”.

Ông Lê Văn Phúc, Phó trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam dẫn chứng, có bệnh nhân ở An Giang chỉ bị gãy chân nhưng bệnh viện chỉ định chụp CT scanner tới 5 lần trong 5 ngày liền, dù kết quả giống hệt nhau. Tinh vi hơn là có tình trạng cắt lẻ dịch vụ/ phẫu thuật ra để thanh toán BHYT, tức cùng một phẫu thuật nhưng cố tình tách ra thành nhiều dịch vụ khác nhau để được hưởng BHYT nhiều hơn.

Ông Dương Tuấn Đức chia sẻ, qua kiểm tra 5 bệnh viện tại Hà Nội (Việt Đức, Xanh Pôn, Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y), số tiền mà các bệnh viện tăng thu từ cách tách nhiều dịch vụ trong 1 phẫu thuật lên tới 5,33 tỷ đồng, cùng đó người bệnh cũng bị thu thêm gần 4 tỷ đồng nữa. Chẳng hạn, một ca phẫu thuật tim chi phí tối đa là 8 triệu đồng nhưng nhiều bệnh viện tách ra thành 4 dịch vụ khác nhau để thu tổng cộng tới 50 triệu đồng từ người bệnh và BHYT…

Giám định bảo hiểm “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Thừa nhận tại một số nơi có tình trạng lạm dụng dịch vụ kỹ thuật để trục lợi Quỹ BHYT, song phía Bộ Y tế cũng phản bác lại quan điểm của BHXH Việt Nam khi cho rằng, công tác giám định BHYT cần phải xem lại, đảm bảo khách quan hơn và phải vì quyền lợi của người bệnh.

Ông Đặng Hồng Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế cho biết, việc ngành BHXH giao dự toán quỹ khám chữa bệnh BHYT cho các địa phương là trái quy định của pháp luật, chưa kể đơn vị này còn giao thiếu, giao chậm. Đặc biệt, việc giám định và xuất toán chi BHYT của ngành BHXH tại nhiều địa phương chưa chính xác hoặc vội vàng công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng gây ảnh hưởng đến uy tín và làm ngành y tế “bối rối”.  

“Tại Đồng Nai, quý I-2017, giám định tự động của ngành BHXH từ chối thanh toán 208 tỷ đồng, bằng 45% số đề nghị thanh toán, nhưng khi giám định lại thì chỉ phải xuất toán có 22,6 tỷ đồng...”, ông Đặng Hồng Nam dẫn chứng. Cũng theo ông Đặng Hồng Nam, hiện có tới 50% giám định viên BHYT của ngành BHXH không có trình độ chuyên môn y, dược nên chất lượng giám định khó đảm bảo. Mặt khác, cơ quan giám định BHYT phải được độc lập với cơ quan BHXH, còn giám định BHYT vẫn nằm trong ngành BHXH như hiện nay thì khó tránh dư luận cho rằng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, Quỹ BHYT là quỹ ngắn hạn, là tiền của nhân dân và phải sử dụng cho nhân dân. Từ 2010-2016, Quỹ BHYT kết dư 49.000 tỷ đồng, theo Bộ trưởng, đây cũng không hẳn là điều đáng mừng.

Lý do kết dư quỹ là vì kỹ thuật cao ở bệnh viện tuyến dưới không có, người dân không được thụ hưởng, quyền lợi của bệnh nhân BHYT chưa được đảm bảo, thậm chí nhiều bệnh nhân tuyến dưới vì thấy thủ tục khám chữa bệnh phiền toái mà mức được BHYT chi trả không nhiều nên tự ý chuyển sang khám dịch vụ cho nhanh. “Kết dư là dở, người bệnh thiệt thòi”, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu quan điểm.  

Thừa nhận với tình trạng bội chi Quỹ BHYT hiện nay, số tiền kết dư 49.000 tỷ đồng chỉ có thể đảm bảo duy trì cân đối quỹ được 2, 3 năm tới, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, nhiệm vụ là vừa phải bảo tồn quỹ vừa phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để đáp ứng sự hài lòng của người bệnh

Bộ trưởng Y tế: Đi khám BHYT mà được vài viên thuốc thì còn ai muốn tham gia?

Nhắc đến việc quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) đang kết dư 49.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, kết dư quỹ cũng không phải điều đáng mừng vì đó là do người bệnh bị thiệt thòi, quyền lợi chưa được đảm bảo…

Sáng nay, 19-10, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phối hợp tổ chức đối thoại về chính sách BHYT khu vực phía Bắc. Tại hội nghị, đại diện BHXH Việt Nam cảnh báo tình trạng mất cân đối quỹ BHYT, nguy cơ vỡ quỹ sau 2 năm tới. Lý do vì quỹ BHYT bị tăng chi đột biến trong thời gian qua, trong đó có nguyên nhân lạm dụng, trục lợi quỹ gia tăng.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, việc tăng chi tiền khám chữa bệnh BHYT vừa qua không hẳn chỉ đáng lo mà cũng đáng mừng bởi người dân được hưởng nhiều quyền lợi hơn, được chi trả nhiều hơn, được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Ngược lại, từ 2010-2016 quỹ BHYT kết dư 49.000 tỷ, theo Bộ trưởng thì không hẳn kết dư đã là điều đáng mừng. Bộ trưởng chỉ ra, lý do kết dư quỹ là vì kỹ thuật cao ở bệnh viện tuyến dưới không có, người dân không được thụ hưởng, thậm chí nhiều bệnh nhân tuyến dưới vì thấy thủ tục khám chữa bệnh phiền toái mà mức được BHYT chi trả không nhiều nên tự ý chuyển sang khám dịch vụ cho nhanh.

Theo Bộ trưởng, quỹ BHYT là quỹ ngắn hạn, là tiền của nhân dân và phải sử dụng cho nhân dân. “Giá dịch vụ khám chữa bệnh chưa được tính đúng tính đủ, bệnh nhân có BHYT mới chỉ được hưởng vài dịch vụ kỹ thuật cao, hay đi khám cao huyết áp mà chỉ được hưởng vài loại thuốc BHYT thì ai tham gia… Vì thế có thể nói kết dư là dở, là người bệnh thiệt thòi” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.

Thừa nhận với tình trạng bội chi quỹ BHYT hiện nay thì số tiền kết dư 49.000 tỷ đồng chỉ có thể đảm bảo duy trì cân đối quỹ được 2-3 năm tới, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, nhiệm vụ của cả ngành y tế và BHXH là vừa phải bảo tồn quỹ vừa phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để hài đáp ứng sự lòng người bệnh.

“Với các bệnh viện, chúng ta không thể tiêu thoải mái quỹ BHYT được, nhưng với BHXH cũng không được gây cản trở khó khăn để các cơ sở khám chữa bệnh căng thẳng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh” – bà Tiến nói thêm.

Công an Nhân dân

Nhà khoa học tâm huyết với bệnh nhân ung thư

Sau khi lọt vào danh sách “50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam” 2017 do Tạp chí Forbes Việt Nam công bố dịp 8-3, chiều 17-10, TS. Hà Phương Thư lại được vinh danh tại lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2017 của Hội Liên Hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, vì những đóng góp to lớn trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

TS. Hà Phương Thư - Trưởng phòng Vật liệu Nano Y sinh - Viện Khoa học vật liệu – Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ (KHCN) Việt Nam, là nhà khoa học trẻ tiêu biểu của Việt Nam. Chị được mệnh danh là “tiến sĩ Nano” bởi những công trình nghiên cứu về Nano được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: y khoa, dược học, sinh học, nông nghiệp vv...

 TS. Thư từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm năng lượng nguyên tử CEA (Pháp) và Viện công nghệ Tokyo (Nhật Bản) trước khi về Việt Nam làm việc. Hơn 10 năm công tác tại Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, chị liên tiếp gặt hái những thành công, để mới ngoài 40 tuổi, hành trang của nhà khoa học nữ đã có tới 30 công bố quốc tế và làm chủ nhiệm nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Viện Hàn lâm và Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED)… Trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, TS. Hà Phương Thư là tác giả và đồng tác giả của 71 công trình trên các tạp chí quốc tế và trong nước. Trong nghiên cứu ứng dụng, chị đã chủ nhiệm 10 đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ, Quỹ Innofund vv…

Thành công mới nhất của TS. Hà Phương Thư được công bố là chế tạo thành công phức hệ nano FGC, được Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam chuyển giao cho Công ty Cổ phần dược mỹ phẩm CVI để sản xuất thực phẩm chức năng CumarGold Kare, giúp nâng cao thể trạng, ngăn ngừa suy kiệt cho bệnh nhân ung bướu sau hóa xạ trị.

Trong gần 20 năm nghiên cứu khoa học, TS. Thư dành phần lớn thời gian và tâm huyết cho lĩnh vực hỗ trợ điều trị ung thư. “Tôi đã chứng kiến không ít người quen, thậm chí cả bạn thân của mình, mắc ung thư. Vì thế tôi hiểu ung thư không chỉ là nỗi đau của người bệnh, mà còn là gánh nặng tâm lý, tài chính cho gia đình và xã hội. Những phương pháp điều trị chính thống hiện nay tuy hiệu quả nhưng có nhiều tác dụng phụ, thậm chí khiến người bệnh suy kiệt sức khỏe trước khi khối u phát tác. Việc tìm ra phương pháp mới giúp giảm nhẹ tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung bướu không chỉ là trăn trở mà còn là sứ mệnh tôi tự đặt ra cho con đường nghiên cứu của mình” - TS. Thư tâm sự. Công trình nghiên cứu chế tạo phức hệ nano FGC đi sâu vào các cây thuốc Việt, để không chỉ tận dụng thế mạnh của cây thuốc truyền thống, mà còn giảm giá thành, để người bệnh ung thư nghèo đều có thể tiếp cận.

TS. Hà Phương Thư cho biết, phức hệ nano FGC gồm 3 hoạt chất: curcumin tách chiết từ nghệ vàng, fucoidan của rong biển, notoginseng trong tam thất –đều là những cây thuốc vốn gắn bó với của người Việt hàng trăm năm qua. Có điều, cách sử dụng trực tiếp củ nghệ và tam thất lâu nay hiệu quả không cao. Nhưng việc sử dụng phức hệ nano FGC đã mang lại tác dụng cao hơn dùng từng thành phần.

Theo TS. Hà Phương Thư, với phức hệ Nano FGC, các hạt nano có thể chui vào vào các khối ung thư để chữa trị tế bào ung thư và bỏ qua các tế bào lành. Người bệnh ung thư thường phải hóa - xạ trị nên rất mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến suy kiệt và sản phẩm này sẽ giúp người bệnh không phải sử dụng nhiều, mà hiệu quả lại cao hơn, đặc biệt là không gây tác dụng phụ. Đây là bước đi mới trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị ung thư và đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh số người mắc và tử vong do ung thư ngày càng tăng ở Việt Nam.

Dành cho người bệnh sự cảm thông đặc biệt, TS. Hà Phương Thư đã hỗ trợ nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng sản phẩm từ nghiên cứu của chị tới hàng trăm triệu đồng. Theo TS. Thư, một số bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4, di căn não sau khi tuân thủ phát đồ điều trị ở bệnh viện phối hợp uống FGC, đã cho kết quả khả quan. Các khối di căn mất đi, bệnh nhân ăn uống tốt hơn, không còn buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, chất lượng cuộc sống cải thiện rõ rệt.

TS. Hà Phương Thư chia sẻ: Tôi rất xúc động khi nghiên cứu của  mình góp phần mang lại niềm vui và hy vọng sống cho hàng nghìn bệnh nhân ung thư. Đây mới thực sự là phần thưởng cho nỗ lực của tôi.

Từng được nhận Giải thưởng L’Oreal - UNESCO; Bằng khen Phụ nữ Sáng tạo của Hội LHPN Việt Nam; Giải xuất sắc cuộc thi Chứng minh ý tưởng của Bộ KH&CN và Ngân hàng Thế giới; Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2017 thêm một lần khẳng định tài năng của TS. Hà Phương Thư, là động lực để chị tiếp tục cống hiến cho khoa học. Được biết, chị đang nghiên cứu sản phẩm hỗ trợ điều trị người bị bệnh gan từ cây an xoa tím; sản phẩm dùng cho bệnh nhân bị loét ép từ cây nghệ và cây sim. Chị cũng đang triển khai đề tài “Phát triển vật liệu nano cho nông nghiệp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu”...

Tuổi trẻ

Y tế và bảo hiểm 'cự' nhau, quyền lợi người bệnh vẫn mơ hồ

TTO - Cuộc đối thoại giữa hai ngành bảo hiểm xã hội và y tế sáng 19-10 về BHYT đã nóng đến phút chót, từ "căng quá" liên tục xuất hiện. Nhưng rồi người bệnh sẽ được gì sau phiên đối thoại này thì lại chưa rõ ràng!

Cả hai cùng có lỗi

Phát biểu ngay sau Bộ trưởng Bộ Y tế tại phiên đối thoại, khi ông Đặng Hồng Nam, phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, đang "tố" những sai sót của phía bảo hiểm, ông Phạm Lương Sơn, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN, đã nói bằng giọng không dễ nghe "anh Nam lộng ngôn" trước hàng trăm giám đốc các bệnh viện, lãnh đạo tỉnh thành và cả Bộ trưởng Bộ Y tế lẫn tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN. Không khí phiên đối thoại đã nóng bỏng ngay từ đầu.

Theo ông Nam, toàn ngành bảo hiểm hiện có trên 2.300 giám định viên, mỗi giám định viên cần giám định khoảng 5.000 hồ sơ/tháng là quá sức so với giám định viên. Chính Bảo hiểm xã hội VN báo cáo Thủ tướng trình độ giám định viên hạn chế, và chính các giám định viên trình độ hạn chế này lại ra những quyết định khiến bệnh viện bối rối, khó khăn.

"Ở Hải Dương, bệnh viện chỉ định chụp CT không phát hiện bệnh trên cơ địa người bị liệt, chỉ định tiếp chụp cộng hưởng từ phát hiện nhồi máu não nhưng bảo hiểm đến, không thanh toán dịch vụ chụp CT. 

Ở Quảng Ninh, Trung tâm Y tế Quảng Yên không thực hiện được dịch vụ phải chuyển bệnh nhân, nhưng bảo hiểm xuất toán 390 triệu đồng ấy vì cho rằng bệnh nhẹ không đáng chuyển. Bệnh viện không chữa được thì phải chuyển bệnh nhân, chứ như thế nào là bệnh nhẹ?" - ông Nam chất vấn.

Nhưng Bảo hiểm xã hội VN thì đầy các hồ sơ tố lại các bệnh viện. Ông Dương Tuấn Đức, giám đốc Trung tâm giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc, phàn nàn càng ngày càng có dấu hiệu người bệnh nhiều bệnh hơn, vì chẩn đoán phải "chiều" các chỉ định dịch vụ và thuốc quá rộng trước đó. 

Theo ông Đức, có tình trạng chỉ định bệnh nhân vào nội trú bất thường khi Hà Giang 21% bệnh nhân tới khám có chỉ định điều trị nội trú, Phú Thọ 19%, trong khi con số chung chỉ là 10%.

Tại Nghệ An có bác sĩ làm tới 163 ca siêu âm/ngày, tính theo định mức mỗi ca 20 phút (định mức để tính lương bác sĩ và đảm bảo chất lượng dịch vụ) thì ông Đức cho rằng một ngày của bác sĩ ấy phải dài… 40 giờ. 

Qua giám định chuyên đề tại 5 bệnh viện Việt Đức, Xanh Pôn, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, Phụ sản Hà Nội và Phụ sản T.Ư, ông Đức cho biết có hàng chục tỷ đồng đã phải chi vì bệnh viện chia nhỏ dịch vụ, có dịch vụ vốn có tổng chi 8 triệu, nhưng bệnh viện chia nhỏ và đã thu tới 50 triệu, thậm chí có bệnh nhân được chia nhỏ dịch vụ và kê phí dịch vụ nong bao quy đầu 2 lần.

Móc túi bảo hiểm

Cũng theo ông Đức, tình trạng lạm dụng dịch vụ đã phổ biến đến mức bệnh viện in sẵn danh mục xét nghiệm, bệnh nhân vào là chỉ định mà không tính đến biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân. Vì vậy nhiều bệnh nhân nấm da, viêm bờ mi, rối loạn giấc ngủ, đục thủy tinh thể ở người già đều được chỉ định nội soi tai mũi họng! 

Qua kiểm tra cũng cho thấy nhiều bệnh viện và tỉnh thành mua sắm thiết bị và thuốc với mức giá bất hợp lý, như stent tim của Ấn Độ lại mua với giá cao hơn hàng Thụy Sỹ, mua thuốc cao hơn 50% so với mức giá chung… 

Những vụ "móc túi" bảo hiểm này, cùng với việc tăng giá dịch vụ y tế khiến riêng 2017 dự kiến Quỹ Bảo hiểm y tế bội chi 10.000 tỷ đồng.

Người bệnh được lợi gì sau đối thoại?

Quỹ Bảo hiểm y tế phải chi bộn trong năm 2017. Nhiều tỉnh thành đã chi trên 170% quỹ, thậm chí có tỉnh chi 200% quỹ dù mới hết 9 tháng đầu năm. 

Nhưng người bệnh không được lợi gì, tiền đã chi không dành để nâng chất lượng dịch vụ, mua thuốc tốt hơn cho bệnh nhân, mà tốn tiền mua thuốc và vật tư giá cao, lạm dụng dịch vụ. Tiền của người đóng bảo hiểm, nhưng lợi ích thì người đóng không được nhận.

"Điều quan trọng sau đối thoại này có hướng đến mục tiêu chung không, có cùng ngồi lại để tháo gỡ không, thôi tranh công đổ lỗi, thôi công tôi lỗi anh mà ngành bảo hiểm phải lắng nghe ý kiến của bệnh viện, cái gì không thuyết phục phải nắn chính ngay. 

Các cán bộ bảo hiểm phải nhớ một điều: ngành Bảo hiểm xã hội không có quyền lực gì, không được hướng dẫn sai các quy định đã có. Mong ngành y tế sớm có đủ quy chuẩn để bác sĩ khi làm đỡ phải ngó, làm thì bảo hiểm có trả tiền không? Bảo hiểm cũng đỡ phải đi xuất toán nếu chi không hợp lý, đỡ mang tiếng ác. Theo định mức chi hiện nay, nhiều người nói là định mức vật tư cao thì ngành y tế sớm sửa, tiền đã ít thì phải dành cho việc có ích"- bà Minh nói.

Trao đổi với báo chí sau phiên đối thoại, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng cả ngành y tế và bảo hiểm đều đang có vấn đề. Vấn đề do cơ chế, do chính sách chưa đồng bộ, việc kiểm tra để ngành nào làm tốt lại chưa làm được. 

"Cả hai ngành đều áp đặt nhau dẫn đến người bệnh sẽ rất khổ. Khi đến khám chữa bệnh lại bị o ép. Tôi đã nói rồi, hai ngành cùng thắng chỉ người dân thua. Trách nhiệm của Bảo hiểm là giữ tiền cho đúng, cho chắc chắn, thanh toán cho cơ sở khám chữa bệnh kịp thời, còn ngành y tế thì chăm sóc sức khỏe người dân tốt nhất, có y đức" - ông Lợi nhắn nhủ.

Thanh niên

100% cơ sở y tế tại Đà Nẵng chủ động phương án phục vụ APEC 2017

Không riêng các bệnh viện lớn, bệnh viên quốc tế mà 100% cơ sở y tế tại Đà Nẵng đều sẵn sàng và chủ động với sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng (từ ngày 6-11.11).

Ngành y tế TP.Đà Nẵng cho biết đối với Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương 2017 (Hội nghị cấp cao APEC 2017), sự kiện quốc tế thu hút gần 15.000 đại biểu trong và ngoài nước tham dự, công tác y tế chủ động và dự phòng luôn được đặt lên hàng đầu.

Theo đó, không chỉ các bệnh viện lớn được chỉ đạo trực tiếp tham gia phục vụ công tác y tế như Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Vinmec, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình, mà cả 7 trung tâm y tế quận huyện (gồm Hải Châu, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Hòa Vang, Thanh Khê, Cẩm Lệ) và các bệnh viện chuyên khoa khác trên địa bàn thành phố cũng đều có phương án chủ động phục vụ khi cần. Bên cạnh đó, Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng, Công ty International SOS chi nhánh Đà Nẵng cũng đã sẵn sàng phục vụ nhân lực, thiết bị hỗ trợ cấp cứu đảm bảo cho sự kiện APEC.

Ngoài nhân lực ngành y tế tại Đà Nẵng nói chung, sẽ có gần 500 cán bộ y tế được huy động trực tiếp tham gia phục vụ 24/24, trong suốt thời gian diễn ra sự kiện APEC.

Ông Nguyễn Tấn Hải, Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng, cho biết: “Có 23 tổ cấp cứu thường trực phục vụ APEC, và sẽ được chia theo theo nhóm đối tượng phục vụ. Theo đó, 17 tổ y tế sẽ được bố trí tại 17 khách sạn phục vụ đại biểu cấp cao chính thức, 2 tổ phục vụ các đối tác doanh nghiệp, 2 tổ phục vụ các đơn vị báo chí quốc tế, 1 tổ cho lực lượng phục vụ và 1 tổ cho tổ bay”.

Ngoài ra, còn có 9 tổ y tế dự phòng cũng được bố trí tại các điểm Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng và 7 trung tâm y tế quận, huyện, kết nối với 14 xe cấp cứu chuyên dụng được trang bị máy móc, thiết bị cấp cứu. Đặc biệt, Lực lượng vũ trang Quân khu 5 cũng sẽ bố trí trực thăng tham gia vận chuyển và cấp cứu bệnh nhân khi cần.

Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đã thành lập 3 tổ y tế phục vụ trong suốt thời gian diễn ra sự kiện APEC và triển khai công tác phân luồng, bố trí khu vực riêng để tiếp nhận người bệnh tham gia hội nghị, các khách quốc tế. Bệnh viện Đà Nẵng cũng tăng cường khoảng 80 giường cấp cứu khi có tình huống khẩn cấp, xây dựng phương án ghép ở khu vực điều trị bệnh…

Bác sĩ Trần Thị Huyền Thanh - Trưởng phòng Tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa Gia đình Đà Nẵng), cho biết bệnh viện cũng đã sẵn sàng khu điều trị bệnh nhân VIP và triển khai khám bệnh, phân luồng từ khâu cấp cứu, đến điều trị, chuẩn bị vật tư, trang thiết bị y tế. “Chúng tôi sẵn sàng 2 xe cấp cứu hiện đại với đầy đủ máy móc, thiết bị, phương tiện cấp cứu như máy thở, máy sốc điện… Đặc biệt, dịp này, Bệnh viện Đa khoa Gia đình cũng đưa vào hoạt động trang thiết bị cấp cứu thông minh. Theo đó, khi có sự cố, nhân viên các khách sạn, resort cao cấp phục vụ khách VIP đã được tập huấn, sẽ bấm vào biểu tượng kết nối cấp cứu, tín hiệu sẽ phát về bệnh viện để định vị hỗ trợ xử lý, bố trí nhân lực ban đầu”. Tại Bệnh viện Đa khoa gia đình, đội ngũ y bác sĩ cấp cứu nội, ngoại có thể tham gia khám, chữa bệnh trực tiếp với các ngoại ngữ Anh, Hàn, Trung và hỗ trợ y bác sĩ là tổ thư ký y khoa với các phiên dịch chuyên ngành y thông thạo ngoại ngữ. Bệnh viện này cho biết có khả năng đáp ứng cấp cứu khoảng 100 bệnh nhân bao gồm cả cấp cứu thảm họa, tại hiện trường và cả điều trị tại bệnh viện đặc biệt ưu tiên hồi sức tim phổi, ngăn đột quỵ và tai biến, các bệnh lý, chấn thương…

Theo Th.s-bác sĩ Trương Nguyễn Thoại Nhân - Phó giám đốc quản lý chất lượng - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng: “Hiện Khu Khám và Điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn để phục vụ, chăm sóc y tế cho khách VIP, quốc tế”. Ngoài ra, bệnh viện cũng có Ban chỉ đạo công tác chỉ huy, điều phối cho kế hoạch cấp cứu thảm họa, phương án tham gia cấp cứu tại hiện trường, tại bệnh viện với quy trình cấp cứu sàng lọc theo cấp độ cấp cứu, điều trị nội trú, quy trình cấp cứu, công tác chuyển viện…

Ngành y tế Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng TP.Đà Nẵng tăng cường kiểm soát dịch sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm, kể cả các ca đơn lẻ theo đúng quy trình.

Dự kiến, ngày 25.10 này, ngành y tế thành phố sẽ tổ chức diễn tập các tình huống cấp cứu hàng loạt, tình huống bệnh cần cấp cứu khẩn cấp để lực lượng nhân lực phục vụ y tế chủ động hơn trước sự kiện quốc tế lớn của Việt Nam và thế giới.

 

Ngày 24/10/2017
Ban biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích