Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 6 6 1 7
Số người đang truy cập
5 2 1
 Tin tức - Sự kiện
Điểm tin y tế từ ngày 27/8 đến ngày 29/8 năm 2017

Tám tháng, hơn 12.000 người ở TP Hồ Chí Minh nhập viện do sốt xuất huyết; Thảo luận, đề xuất một số đổi mới trong đào tạo lĩnh vực y khoa; Nghiên cứu tổng thể về tác động của a-mi-ăng trắng đối với sức khỏe và môi trường; Ra quân chiến dịch phòng, chống sốt xuất huyết; TP.HCM ra quân phòng chống sốt xuất huyết; Phạt nhiều công ty sản xuất thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng; Sau phun hóa chất vẫn có muỗi, ngành Y tế nói gì?; Chuyên gia y tế dự phòng: Chỉ diệt muỗi mà không diệt loăng quăng, bọ gậy thì sẽ có ngay muỗi mới

Nhân dân

Tám tháng, hơn 12.000 người ở TP Hồ Chí Minh nhập viện do sốt xuất huyết

Ngày 27-8, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh ra quân Chiến dịch diệt loăng quăng, phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH). GS, TS, BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết: Trong tám tháng qua, toàn thành phố có hơn 12 nghìn người mắc SXH phải nhập viện (tăng 26% so với cùng kỳ 2016). Chiến dịch lần này là đợt hoạt động cao điểm nhằm loại bỏ các vật dụng có thể chứa nước, xóa những điểm nguy cơ, giảm nguồn sinh sản của muỗi, duy trì tính bền vững của hoạt động phòng, chống SXH dựa vào cộng đồng. Sở Y tế yêu cầu chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, có chế tài xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm trong việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thảo luận, đề xuất một số đổi mới trong đào tạo lĩnh vực y khoa

Hội nghị lần thứ 16 của Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học Y-Dược Việt Nam được tổ chức ngày 26-8 tại Hà Nội. Đại biểu là lãnh đạo các trường đại học y - dược cùng các đơn vị chức năng của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung thảo luận và đưa ra đề xuất liên quan đến một số thay đổi về tuyển sinh, đào tạo đại học và sau đại học; xây dựng và triển khai đề án đổi mới cơ chế hoạt động của các trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Về đổi mới trong tuyển sinh đại học sẽ có nhiều thay đổi sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc gia và phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đáng chú ý, để bảo đảm chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là bảo đảm an toàn người bệnh, Bộ Y tế sẽ tổ chức kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề cho tất cả bác sĩ đa khoa sau khi tốt nghiệp các cơ sở đào tạo.

Nghiên cứu tổng thể về tác động của a-mi-ăng trắng đối với sức khỏe và môi trường

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu đưa ra tại hội thảo “Việc sử dụng A-mi- ăng (AMA) trắng tại Việt Nam và thế giới” do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức mới đây.

Theo báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, với những tính năng vượt trội như độ bền cơ học và tính đàn hồi cao, chịu ma sát tốt, chống cháy, chịu được môi trường kiềm, cách điện, khó phân hủy..., AMA trắng được coi là nguyên liệu đầu vào hữu ích cho hơn ba nghìn sản phẩm. Loại sợi này được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (tấm lợp phi-brô xi-măng), các vật liệu cách điện, ô-tô, hàng không, đóng tàu, sản xuất vật liệu chống cháy, an ninh quốc phòng... Trên thế giới, AMA trắng được phép sử dụng tại 147 quốc gia, vùng lãnh thổ, kể cả những nước phát triển như: Mỹ, Ca-na-đa, Nga, Bra-xin, Ấn Độ... Ngay trong khối ASEAN cũng không có nước nào cấm sử dụng.

Tại Việt Nam, AMA trắng đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưng sử dụng rộng rãi nhất là trong ngành vật liệu xây dựng. Với tính năng ưu việt và giá thành thấp, sản phẩm này đã và đang đáp ứng được nhu cầu về tấm lợp giá rẻ cho người dân, nhất là người dân tại các vùng sâu, vùng xa (đáp ứng 62% nhu cầu tấm lợp hằng năm cho những gia đình có thu nhập thấp). Từ nhiều năm nay, tấm lợp phi-brô xi-măng đã đồng hành cùng các chương trình hỗ trợ người nghèo và khắc phục hậu quả thiên tai; chương trình thực hiện Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà cho người nghèo và đối tượng chính sách…

Cũng như một số quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam cũng còn một số quan điểm trái chiều liên quan đến việc có nên tiếp tục cho phép sử dụng AMA trắng một cách an toàn và kiểm soát hay cấm sử dụng loại sợi này do lo ngại khả năng gây ung thư cho người khi tiếp xúc. Tuy nhiên theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Hồng Tịnh: việc đề xuất cấm sử dụng AMA trắng tại Việt Nam vào năm 2020 cần được xem xét một cách thấu đáo dựa trên các hiệp ước quốc tế và pháp luật hiện hành của Việt Nam. Đồng thời, cần phải phân tích kỹ gánh nặng kinh tế cho Chính phủ nếu ban hành lệnh cấm sử dụng AMA trong sản xuất tấm lợp phi-brô xi-măng khi đất nước còn nhiều hạng mục cần ưu tiên phát triển. Do vậy, việc xây dựng lộ trình cấm AMA trắng cũng nên thực hiện đối với từng loại sản phẩm riêng biệt để giúp các doanh nghiệp có thời gian thích hợp để chuyển đổi với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, Việt Nam đi sau các nước trong sản xuất các sản phẩm có chứa AMA trắng, do vậy hoàn toàn có thể tiếp thu được những kinh nghiệm trong việc quy định điều kiện trong sản xuất AMA trắng, cũng như các công nghệ, quy trình để bảo đảm sản xuất an toàn, rủi ro thấp.

Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan quản lý chuyên môn tập trung nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học, toàn diện những tác động của AMA trắng đối với sức khỏe con người và môi trường, không chỉ trong ngành sản xuất tấm lợp phi-brô xi-măng mà cả trong các ngành công nghiệp khác. Trên cơ sở đó xây dựng các chính sách quản lý phù hợp với quy định của quốc tế và Việt Nam; phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội; bảo đảm quyền lợi của người lao động, người sản xuất và người tiêu dùng.

Là người trực tiếp tham gia các nghiên cứu, khảo sát thực tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bùi Sỹ Lợi chia sẻ: Hiện có khá nhiều nghiên cứu từ nhiều góc độ, quy mô khác nhau của quốc tế và Việt Nam về sử dụng AMA trắng. Các nghiên cứu này chưa đưa ra bằng chứng rõ ràng, thuyết phục được nhóm phản đối cấm AMA trắng về vấn đề ung thư do AMA trắng gây ra ở Việt Nam. Các cơ sở đưa ra chủ yếu dựa vào bằng chứng quốc tế. Cho nên, việc loại bỏ AMA trắng cần được nhìn tổng thể cả về góc độ y tế, sức khỏe, kinh tế, nhưng cũng phải hài hòa khi nhìn từ góc độ của nhà đầu tư, sản xuất và người lao động liên quan. Nhưng dứt khoát phải có lộ trình rõ ràng và có bước chuyển tiếp để công khai và tất cả các bên đồng thuận, nhằm tuyên truyền để người dân hiểu, chia sẻ và thích ứng với chuyển đổi; đủ thời gian chuẩn bị về văn bản pháp lý vì thực tế liên quan đến nhiều luật và văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời, đủ thời gian để doanh nghiệp, người lao động chuyển đổi sản xuất cũng như đủ thời gian để nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, tìm ra vật liệu thay thế phù hợp...

Nhận thấy những ảnh hưởng nếu lệnh cấm được đưa ra mà chưa có giải pháp cho người dân, Văn phòng Chính phủ đã gửi văn bản đề nghị các bộ, ban, ngành tiếp tục nghiên cứu về loại sợi có thể thay thế AMA trắng. Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp các bộ, ban, ngành thực hiện nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết về sợi thay thế AMA trắng trước khi đưa ra lộ trình cấm sử dụng, nhập khẩu.

Sài Gòn giải phóng, Nông thôn ngày nay

Ra quân chiến dịch phòng, chống sốt xuất huyết

Sáng 27-8, tại huyện Bình Chánh, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Thành Đoàn TPHCM tổ chức “Lễ ra quân chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn TPHCM”.

Phát biểu tại lễ ra quân, GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, đây là đợt hoạt động cao điểm nhằm giảm nguồn sinh sản của muỗi, giảm các điểm nguy cơ sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố; đảm bảo hiệu quả của phun hóa chất diệt muỗi và duy trì tính bền vững của hoạt động phòng chống SXH dựa vào cộng đồng.

Chiến dịch sẽ diễn ra đồng loạt từ nay đến Tết Nguyên đán 2018 trên toàn TP. 

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, trong 8 tháng đầu năm, TP đã ghi nhận hơn 12.000 trường hợp SXH nhập viện (tăng 26% so với cùng kỳ 2016) - là địa phương có số ca mắc SXH thứ 2 trong cả nước.

Năm nay, dịch SXH đến sớm và diễn biến bất thường. Tính riêng từ đầu tháng 8 đến nay, số ca bệnh nhập viện hàng tuần đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Tại huyện Bình Chánh, từ đầu năm đến nay huyện có 979 ca mắc bệnh SXH, tăng 411 ca so với cùng kỳ năm 2016.

Tuổi trẻ

TP.HCM ra quân phòng chống sốt xuất huyết

Sáng 27-8, Sở Y tế phối hợp Sở Tài nguyên - môi trường, Thành đoàn TP.HCM ra quân “Chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM” tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.Xã Vĩnh Lộc B là một trong những điểm nóng về bệnh sốt xuất huyết của thành phố. Chỉ tính riêng số ca sốt xuất huyết của xã Vĩnh Lộc B đã chiếm hơn 30% số ca sốt xuất huyết của toàn huyện Bình Chánh.Thời gian qua, tuy đã có nhiều hoạt động phòng chống dịch nhưng các nguy cơ xảy ra dịch vẫn chưa xử lý hết.Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế - cho biết đây là đợt hoạt động cao điểm nhằm loại bỏ các vật có thể chứa nước, xóa các điểm nguy cơ, giảm nguồn sinh sản của muỗi trên toàn thành phố trong mỗi gia đình và tại từng điểm nguy cơ, nhằm đảm bảo hiệu quả của phun hóa chất diệt muỗi.

Chiến dịch bao gồm các hoạt động truyền thông đại chúng, hoạt động của các đội diệt lăng quăng vận động đến tận nhà dân tại mỗi khu phố, ấp.Cùng với đó, các hoạt động kiểm soát các điểm nguy cơ khác sẽ diễn ra đồng loạt từ nay đến Tết Nguyên đán 2018 trên toàn thành phố.Theo ông Bỉnh, trong 8 tháng đầu năm 2017, thành phố đã phát hiện hơn 12.000 trường hợp sốt xuất huyết nhập viện, tăng 26% so với cùng kỳ 2016.  Ngay sau lễ ra quân, đoàn cũng đã đi kiểm tra tình hình diệt muỗi, diệt lăng quăng  tại một số khu vực trên địa bàn xã.

Thanh niên

Phạt nhiều công ty sản xuất thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa xử phạt nhiều công ty sản xuất thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng

Ngày 26.8, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, từ ngày 17 - 24.8, Cục đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt trên 191 triệu đồng.

Trong đó, Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế USA (ở khu đô thị Đại Kim Định Công, P.Định Công, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) bị phạt 84 triệu đồng do sản xuất các lô hàng giả không có giá trị sử dụng, gồm: lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ARGININ B.COMPLEX EXTRA (số lô: 020916 NSX: 02.09.2016 HSD: 02.09.2019), lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anphavit calci nano (số lô: 020417 NSX: 07.04.2017 HSD: 07.04.2020) và lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Pediasure ăn ngon ngủ tốt (số lô SX: 010117 NSX: 11.01.17, HSD: 11.01.20) có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

Công ty cổ phần dược Viko 8 - Pháp (ở khu đô thị Văn Khê, P.La Khê, Q.Hà Đông, Hà Nội) bị phạt trên 35 triệu đồng do sản xuất lô sản phẩm thực phẩm chức năng Trinh nữ hoàng cung Pháp Âu (lô sản xuất: 261015, NSX: 26.10.15; HSD: 26.10.18) là hàng giả, không có giá trị sử dụng, công dụng; kết quả kiểm nghiệm âm tính với trinh nữ hoàng cung.

Công ty TNHH dược phẩm VINASANCO (địa chỉ trụ sở chính tại P.Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) bị phạt trên 60 triệu đồng do hành vi bán lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHYPERUS DHA (lô SX: 191216, NSX:17.12.16, HSD: 17.12.19) chất lượng sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng; không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định cho sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHYPERUS DHA...

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó chánh thanh tra Bộ Y tế, cho biết Thanh tra bộ đang tiến hành thanh tra 20 công ty sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và bán hàng đa cấp các sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Theo ông Nhiên, bước đầu đã phát hiện các hành vi vi phạm như ghi nhãn không đúng như công bố, kiểm nghiệm sản phẩm không thực hiện đầy đủ theo quy định, vi phạm về điều kiện sản xuất và chất lượng không đúng tiêu chuẩn công bố. Thanh tra bộ đã xử phạt hành chính tổng số tiền hàng trăm triệu đồng, trong đó cơ sở bị phạt nặng nhất là 90 triệu đồng.

Thanh tra bộ cũng đã lấy các mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm, kết quả xét nghiệm sẽ có trong 2 tuần tới, nếu phát hiện sản phẩm vi phạm sẽ tiến hành thu hồi.

baochinhphu.vn

Sau phun hóa chất vẫn có muỗi, ngành Y tế nói gì?

Chiều tối 25/8, Bộ Y tế tiếp tục có cuộc họp với Sở Y tế Hà Nội về tình hình dịch SXH. Ông Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định, hóa chất phun diệt muỗi hiện nay đạt tiêu chuẩn, là hóa chất trong danh sách đầu bảng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên dùng.

Tuy nhiên, lý giải về việc xuất hiện muỗi sau phun, ông Trần Như Dương cho biết, đó là muỗi mới nở từ bọ gậy còn tồn tại trong các hộ gia đình từ trước đó.

Qua đánh giá, từ ngày 14 - 21/8, ba đội cán bộ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phụ trách 3 quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng đã đánh giá kết quả trước và sau phun. Tại quận Hoàng Mai, Viện chọn phường Thịnh Liệt, quận Đống Đa chọn phường Khương Thượng, quận Hai Bà Trưng chọn phường Thanh Lương, trước khi phun thuốc, mật độ muỗi ở cả 3 phường đều rất lớn nhưng sau phun 24 giờ thì mật độ muỗi trưởng thành bằng 0.

Nhưng có tỷ lệ dụng cụ chứa bọ gậy ở 3 phường này trước và sau phun có giảm, nhưng không triệt để.

“Chính những ổ bọ gậy còn sót trong các hộ gia đình nên sau phun chỉ vài giờ lại nở thành muỗi. Do vậy, biện pháp phun hóa chất chỉ là xử lý phần ngọn, biện pháp giải quyết triệt để phải là diệt bọ gậy”, ông Trần Thanh Dương nhấn mạnh.

Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ cũng cho biết, Hà Nội hiện dùng thuốc phun Delta Metrin diệt muỗi, đây là loại thuốc được WHO khuyến cáo dùng, đứng đầu danh mục các thuốc nên dùng để diệt muỗi truyền bệnh SXH. Loại thuốc này đã được Bộ Y tế, hội đồng các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá rất nghiêm ngặt về tính hiệu lực và tính an toàn mới được đưa vào sử dụng.

Cụ thể, năm 2017, từ ngày 20/6 – đến 1/7, Viện Vệ sinh dịch tễ đã tiến hành bắt muỗi và thử nghiệm thực nghiệm thuốc tại phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai), phường Ngọc Hà (quận Ba Đình) thì tỷ lệ muỗi chết là 97,8%, theo đánh giá của WHO thì chỉ số này cho thấy thuốc đạt hiệu lực tốt.

“Hiện Hà Nội áp dụng hình thức phun sương (phun trong không gian), hình thức này diệt ngay muỗi ở các giá thể quần áo, muỗi đang bay. Hình thức phun tồn lưu (phun vào nơi côn trùng ẩn nấp, trú đậu và đẻ trứng) thì tốt hơn vì có hiệu lực trong vài tháng nhưng thường áp dụng phun trong dịch sốt rét, trong SXH thì phun sương là cần thiết”, ông Dương cho biết.

Tại buổi họp, đại diện Bộ Y tế đề nghị Hà Nội phải chạy đua với thời gian để ngăn chặn dịch bệnh. Bởi trong bối cảnh thời tiết mưa nhiều và hơn 1 triệu học sinh, sinh viên sắp nhập học, Hà Nội cần đảm bảo 100% trường học được phun thuốc diệt muỗi ít nhất 3 lần, không còn ổ bọ gậy.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay cả nước đã ghi nhận trên 100.000 ca mắc SXH, trong đó hơn 84.000 trường hợp nhập viện.

Tại Hà Nội, có gần 20.000 bệnh nhân mắc SXH, 7 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện trên 2.300 trường hợp và có xu hướng giảm so với các tuần trước (tuần trước trung bình 2.700 bệnh nhân/ngày, tuần này trung bình 2.400 bệnh nhân/ngày).

Sức khỏe & Đời sống

Chuyên gia y tế dự phòng: Chỉ diệt muỗi mà không diệt loăng quăng, bọ gậy thì sẽ có ngay muỗi mới

Nhiều người lầm tưởng rằng phun hóa chất một lần là có thể diệt được muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của hóa chất diệt muỗi...

Tuy nhiên, trên thực tế các chuyên gia nhấn mạnh: Phun hóa chất chỉ có tác dụng tức thời trong thời gian ngắn để diệt đàn muỗi trưởng thành đang mang mầm bệnh. Còn nếu chúng ta không thực hiện việc diệt loăng quăng, bọ gậy trong dụng cụ chứa nước thì ngay hôm sau đàn muỗi mới có thể đã nở ra.

ThS.BS Nguyễn Đức Khoa, Phó trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh SXH truyền qua muỗi và hiện nay SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh ở Việt Nam cho nên biện pháp phòng SXH vẫn là diệt muỗi và loăng quăng, bọ gậy.

“Muỗi truyền SXH có đặc điểm ở trong các hộ gia đình, muỗi đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà và biện pháp phun hóa chất chỉ là biện pháp tức thời bởi vì muỗi truyền SXH không đậu lên tường cho nên biện pháp phun hóa chất để diệt muỗi chúng ta không dùng biện pháp phun lên tường mà phun lên không gian với các hạt thể tích nhỏ bay lơ lửng trong không gian và khi muỗi bay ra thì sẽ bám vào và tiêu diệt muỗi.

Biện pháp này chỉ có tác dụng từ 1-2 tiếng khi các hạt hóa chất còn lơ lửng trên không gian sau đó rơi xuống đất và hết tác dụng nên biện pháp phun hóa chất chỉ có tác dụng tức thời trong thời gian ngắn để diệt đàn muỗi trưởng thành đang mang mầm bệnh. Còn nếu chúng ta không thực hiện việc diệt loăng quăng, bọ gậy trong dụng cụ chứa nước thì ngay hôm sau đàn muỗi mới có thể đã nở ra”- ThS. Khoa phân tích.

2 chỉ định phun thuốc diệt muỗi

Theo các chuyên gia, hóa chất để phun diệt muỗi thì không thể nào làm muỗi khỏe lên mà chỉ có thể làm yếu đi hoặc chết. Nếu phun không liều lượng, thời gian thì có thể không hạ gục được muỗi hoặc tỉ lệ hạ gục thấp đi; còn nếu phun đủ liều lượng, thời gian sẽ có tác dụng tốt. Yếu tố làm cho hiệu quả là bao phủ, liều lượng không gian, thời gian muỗi hoạt động vào sáng sớm, chiều tối. Chúng ta đồng thời phải diệt bọ gậy.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì có 2 chỉ định để phun diệt muỗi, đó là khi có ổ dịch tức là khi có 2 bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng hoặc 1 bệnh có khẳng định bằng xét nghiệm trong khu dân cư trong 14 ngày thì đó gọi là ổ dịch, lúc đó sẽ có chỉ định phun thuốc diệt muỗi, bán kính phun 200m.

Chỉ định thứ hai đó là chỉ định vector truyền bệnh khi ở khu vực có tỷ lệ mật độ muỗi cao 0,5 con/nhà, hoặc chỉ số dụng cụ có nhiều bọ gậy thì chúng ta sẽ chỉ định phun hóa chất diện rộng, phun từ 2-3 lần, lần thứ nhất phun sau đó cách 7 -10 ngày phun lần 2, sau đó kiểm tra lại vector để phun lần 3. Sau khi phun thì ngày hôm sau có thể nảy sinh ra đàn muỗi mới. Cần phun hóa chất kèm diệt bọ gậy, hộ gia đình có thể sử dụng hóa chất mà Bộ Y tế cấp phép, hoặc của nhà sản xuất, phun đồng bộ các nhà.

Cũng theo ThS, Khoa, hiệu quả của phun hóa chất phụ thuộc nhiều yếu tố. Thứ nhất có đồng bộ để diệt hết đàn muỗi không, yếu tố thứ hai là các hộ có để cán bộ y tế phun hết các phòng không, yếu tố thứ ba là có diệt đồng thời bọ gậy.

"Mọi người cứ nghĩ hóa chất đó không có tác dụng nhưng thực ra đó là đàn muỗi khác từ nơi khác hoặc từ trong gia đình sinh ra. Nếu dùng nhiều hóa chất sẽ sinh ra đáp ứng tự nhiên, ở Hà Nội cũng có một vài chỗ, chúng ta có khảo nghiệm và thấy muỗi có thể tăng sức chịu đựng lên một chút nhưng  chưa đến mức độ khá, chúng ta vẫn có thể dùng được hóa chất. Hóa chất hiện nay chúng ta đang dùng có hai nhóm. Ở Hà Nội thì chúng ta đang dùng và có hiệu quả trong diệt muỗi, đây là hóa chất được Bộ Y tế cấp phép"- ông Khoa cho hay.

Để đảm bảo hiệu quả thì các cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi cần đóng kín lại. Trước khi phun cần thu dọn dụng cụ thực phẩm để không nhiễm hóa chất, gia cầm, gia súc cần ra ngoài và quay lại trong vòng 60 phút. Một số người có thể mẩn ngứa ngoài da. Đối với các trường này cần có các biện pháp như nếu vào mắt thì phải rửa bằng nước sạch, súc miệng, rửa ngoài da để trôi hóa chất. Đối với người quá nhạy cảm không đỡ thì phải đến cơ sở y tế.

Quyết liệt phòng chống dịch sốt xuất huyết nhưng không lơ là dịch bệnh khác

“Phun hoá chất diệt muỗi có thực sự hiệu quả, khi người dân phản ánh sau phun hoá chất lại thấy muỗi bay vào nhà”- đây là vấn đề được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đặt ra với ngành y tế Hà Nội tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh diễn ra cuối giờ chiều ngày 25/8 ở Bộ Y tế.

Gần 100% muỗi trưởng thành bị diệt sau phun hóa chất

Thông tin tại cuộc họp cho biết, từ ngày 1/1 đến 22/8, Hà Nội ghi nhận 19.962 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết và 7 trường hợp tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện; tập trung chủ yếu tại khu vực nội thành. Số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện là hơn 2.300 người; xu hướng giảm so với các tuần trước (tuần trước trung bình có 2.700 bệnh nhân/ngày). Đặc biệt, số trường hợp mắc bệnh trong 2 tuần gần đây của Hà Nội không tăng, có xu hướng chững lại nhưng vẫn ở mức cao.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội đã tổ chức phun hoá chất trên diện rộng, phun tại các trường học và phấn đấu trong tuần sẽ có 100% trường học được phụ hoá chất diệt muỗi. Đồng thời, Hà Nội triển khai việc phun mù nhiệt cùng với phun xử lý ổ dịch nhỏ tại các khu vực có ổ dịch mới phát sinh. Trước khi triển khai diệt bọ gậy 30 – 50% số hộ gia đình có bọ gậy, diệt đã mang lại hiệu quả nhưng vẫn chưa được triệt để.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chất vấn Hà Nội, các đội xung kích có thực sự hiệu quả? Hiệu quả của phun muỗi đến đâu khi người dân phản ánh sau phun vẫn thấy muỗi bay vào nhà?

Tại cuộc họp, TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, để trả lời câu hỏi này, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Sốt rét Kí sinh trùng trung ương sẽ trả lời, dựa trên kết quả đánh giá độc lập của họ để đảm bảo khách quan.

Về vấn đề này, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Trần Như Dương cho biết, đó là muỗi mới nở từ bọ gậy còn tồn tại trong các hộ gia đình từ trước đó. Cụ thể, qua đánh giá, từ 14 - 21/8, 3 đội cán bộ của Viện phụ trách 3 quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng đã đánh giá kết quả trước và sau phun. Tại quận Hoàng Mai chọn phường Thịnh Liệt, quận Đống Đa chọn phường Khương Thượng, quận Hai Bà Trưng chọn phường Thanh Lương, trước khi phun mật độ muỗi ở cả 3 phường đều rất lớn nhưng sau phun 24 giờ thì mật độ muỗi trưởng thành bằng 0.

Tuy nhiên, theo đánh giá tỷ lệ dụng cụ chứa bọ gậy ở 3 phường này trước và sau phun có giảm, nhưng không triệt để (ở phường Thịnh Liệt, tỷ lệ dụng cụ chứa bọ gậy trước phun là 26, sau phun là 12; Khương Thượng, tỷ lệ dụng cụ chứa bọ gậy trước phun là 20, sau phun là 7; Thanh Lương, tỷ lệ dụng cụ chứa bọ gậy trước phun là 40, sau phun là 30).

“Chính những ổ bọ gậy còn sót trong các hộ gia đình nền sau phun những con bọ gậy ngày 3,4 chỉ cần vài giờ lại nở thành muỗi. Do vậy, biện pháp phun hóa chất chỉ là xử lý phần ngọn, biện pháp giải quyết triệt để phải là diệt bọ gậy” – TS Trần Như Dương nói

Cũng theo TS Trần Như Dương, hoá chất sử dụng diệt muỗi tại Việt Nam cũng như ở Hà Nội là thuốc được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng trong phòng chống sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, hoá chất trước khi được sử dụng đã được đánh giá, kiểm tra nghiêm ngặt về hiệu lực cũng như tính an toàn. Theo kết quả đánh giá sau 24 giờ phun hoá chất là khoảng 98% muỗi trưởng thành chết. Như vậy, hiệu lực của thuốc là tốt.

“Tuy nhiên sau khi phun hoá chất diệt muỗi vẫn có muỗi là do việc diệt bọ gậy tại các hộ gia đình, nơi công cộng chưa được triệt để. Vì vậy, chỉ sau vài giờ bọ gậy lại nở thành muỗi và xâm nhập vào nhà; tiếp tục trở thành nguy gây bệnh cho người dân. Như vậy, muỗi sau phun hoá chất là do bọ gậy nở ra chứng không phải là hoá chất không diệt được muỗi”- TS Trần Như Dương nói.

35% các hộ gia đình ở Hà Nội không chấp nhận phun hóa chất diệt muỗi hết các tầng

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 100.417 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 26 trường hợp tử vong. Trong đó, số người hợp nhập viện là 84.026 trường hợp. So với cung kỳ năm 2016, số mắc tăng 47,9%, số trường hợp tử vong tăng 9 trường hợp. TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có số mắc tuyệt đối cao nhất. Tuýp vi rút lưu hành hiện nay trên cả nước chủ yếu vẫn là D1, D2 (với tỷ lệ 95%), ngoài ra có D3, D4 chiếm tỷ lệ nhỏ.

Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cũng cho hay, hiện vẫn còn một số bộ phận người dân chủ quan, xem thường bệnh sốt xuất huyết, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch, chưa hợp tác trong việc phun hóa chất (khi biết thông tin xã, phường tổ chức phun hóa chất thì khóa trái cửa coi như đi vắng hoặc chỉ cho phun ở sân hay tại tầng 1, không phun cả nhà...); số lượng đội xung kích còn thiếu so với quy định nên một đội xung kích phải phụ trách nhiều hộ gia đình.

Theo đánh giá độc lập của Đoàn chuyên gia thuộc Bộ Y tế tại cuộc họp cũng cho thấy, việc phun hóa chất và diệt bọ gậy chưa được triệt để: 10% nhà đóng cửa không tiếp cận được vào nhà, 35% các hộ gia đình không chấp nhận phun hết các tầng, tỷ lệ hộ chỉ cho phun tầng 1 còn cao khoảng 50-60%. Mỗi đội phun chỉ có một người phun là không hợp lý, bởi khi chống dịch phải leo lên các tầng với thời gian lâu, do đó người phun dễ dẫn đến ngại leo sau khi đã thấm mệt (theo quy định mỗi đội phun phải gồm 02 cán bộ phun và 01 cán bộ kỹ thuật).

Quyết liệt phòng chống dịch sốt xuất huyết nhưng không lơ là dịch bệnh khác

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp trên cả nước, đặc biệt là tại Hà Nội. Vì vậy, Hà Nội tiếp tục quan tâm hơn nữa đến tình hình dịch bệnh không chỉ các quận nội thành mà còn đang gia tăng tại các huyện ngoại thành. Nguyên nhân dịch sốt xuất huyết vẫn gia tăng là do không diệt triệt để bọ gậy.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị: Để phòng chống dịch hiệu quả, Hà Nội và các địa phương khác không được chủ quan và phải chủ động các biện pháp phòng bệnh. Đặc biệt, sắp tới là năm học mới nên Hà Nội phải kiểm soát tốt ở tất cả các trường học, không để học sinh, sinh viên bị mắc sốt xuất huyết.

Thời gian tới, các bộ, ngành cần phối hợp tích cực trong phòng chống dịch bệnh. Ngành y tế cần kêu gọi mọi người dân tham gia phòng bệnh để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng; huy động mạnh mẽ sự tham hơn nữa của các cấp chính quyền; tăng cường hiệu quả của đội xung kích phòng dịch. Đồng thời, ngành y tế tiếp tục áp dụng phu hoá chất diệt muỗi một cách tổng thể; kêu gọi người dân hợp tác để phun mù nhiệt trong các gia đình sẽ phát huy hiệu quả diệt muỗi cao. Các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục phân tuyến, phân luồng điều trị hợp lý, hiệu quả, giảm tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết...

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý các địa phương quyết liệt phòng chống dịch sốt xuất huyết, nhưng không quên dịch tay chân miệng, bệnh dại, cúm gia cầm…

Báo Hải quan

Hà Nội: Sốt xuất huyết lan dần ra ngoại thành

Dịch sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội vẫn nóng từng ngày. Công tác phun thuốc diệt muỗi được tiến hành trên diện rộng song hiệu quả vẫn chưa như kỳ vọng và dịch đang có xu hướng lan ra ngoại thành.

Chưa thể kiểm soát được dịch

Chiều 25/8, Bộ Y tế tiếp tục có cuộc họp khẩn về tình hình dịch sốt xuất huyết. Tại cuộc họp, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, cả nước đã ghi nhận trên 100 nghìn ca mắc SXH, hơn 84 nghìn trường hợp nhập viện. Số mắc SXH so với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 48%, tử vong tăng 9 trường hợp. Tại Hà Nội, có gần 20.000 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, 7 trường hợp tử vong.

Theo Sở Y tế Hà Nội, số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện trên 2.300 trường hợp và có xu hướng giảm so với các tuần trước (tuần trước trung bình 2.700 bệnh nhân/ngày, tuần này trung bình 2.400 bệnh nhân/ngày).

Tại cuộc họp Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu Hà Nội trả lời câu hỏi vì sao, vì sao phun thuốc xong, muỗi vẫn bay đầy nhà? Phun hoá chất diệt muỗi có thực sự hiệu quả?

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Hà Nội đang đứng đầu cả nước về số ca mắc sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, diễn biến dịch phức tạp, rất đáng lo ngại. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, dù số ca mắc có xu hướng chững lại nhưng chưa có dấu hiệu nào khẳng định là đã kiểm soát được dịch.

Thứ thưởng Bộ Y tế cho rằng, việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết mới chỉ nóng ở cấp thành phố chứ quận huyện thì chưa, phường thì bình chân như vại. Các hộ gia đình, nóc nhà, rãnh nước, các bãi đất trống... còn nhiều bọ gậy.

Lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị Hà Nội phải chạy đua với thời gian để ngăn chặn dịch bệnh. Bởi trong bối cảnh thời tiết mưa nhiều và hơn 1 triệu học sinh, sinh viên sắp nhập học, Hà Nội cần đảm bảo 100% trường học được phun thuốc diệt muỗi ít nhất 3 lần, không còn ổ bọ gậy, loăng quăng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng chất vấn Hà Nội về tính hiệu quả của các đội xung kích. Phải chăng đội xung kích tham gia diệt loăng quăng, bọ gậy chưa hiệu quả.

Liệu có phải chất lượng thuốc phun muỗi “có vấn đề”?

Trả lời câu hỏi của Thứ trưởng Bộ Y tế về phun thuốc của Hà Nội, ông Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, kết quả giám sát của 3 tổ cán bộ của Viện về hoạt động phun hóa chất của Hà Nội khẳng định hóa chất hiệu quả, muỗi bị tiêu diệt.

Theo ông Trần Như Dương, trong tuần từ ngày 14 đến ngày 21/8/2017, 3 đội phụ trách đã đánh giá trước và sau phun thuốc diệt muỗi. Kết quả tại Quận Hoàng Mai, Viện Vệ sinh dịch tễ chọn phường Thịnh Liệt. Viện đánh giá trước và sau phun muỗi. Kết quả cho thấy, sau phun 24h giờ, muỗi trưởng thành về 0.

Tương tự, tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng; phường Khương Thượng, Đống Đa, muỗi trưởng thành cũng chết hết sau khi phun thuốc muỗi.

Cũng theo ông Dương, theo đánh giá sau phun thuốc muỗi, bọ gậy có giảm nhưng không giảm hết bởi phun chỉ là phun mang tính nhất thời, chỉ diệt thời gian ngắn mà cái gốc là phải tiêu diệt loăng quăng bọ gậy. Thế nên sau khi phun thì bọ gậy lại nở thành muỗi lại tràn vào nhà.

“Vấn đề mang tính quyết định không phải là phun thuốc là hết muỗi ngay mà là diệt loăng quăng, bọ gậy ở các gia đình chứ không phải do thuốc không hiệu quả”, ông Dương khẳng định.

Nhiều người băn khoăn về chất lượng thuốc, ông Dương khẳng định, Hà Nội đang sử dụng thuốc deltamethrine. Đây là thuốc được sử dụng giống như tất cả các tỉnh thành khác, thuốc đó là thuốc đầu bảng được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo đầu tay sử dụng diệt muỗi.

Chưa kể, hàng năm, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Paster đều có đánh giá về hiệu quả của thuốc. Viện đã bắt muỗi và thấy hiệu lực diệt muỗi là 98%. Theo phân loại của WHO thì đây là hiệu lực tốt.  Đối chiếu về hiệu quả diệt muỗi của Hà Nội thì thấy rằng muỗi trưởng thành đều chết trên 98%.

daidoanket.vn

Cảnh báo viêm não virus

Bộ Y tế cảnh báo, bệnh viêm não virus là bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền, trong đó có các bệnh viêm não virus.

Theo các chuyên gia y tế, biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, đờ đẫn, hôn mê…Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng.

Các căn nguyên gây viêm não thường là các virus arbo (trong đó có virus viêm não Nhật Bản), virus herpes, các virus đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị và các virus khác mà ta chưa biết rõ,… Do các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt giữa các chủng virus nên việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét nghiệm.

Theo các bác sĩ, bệnh viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não virus ở nước ta. Từ trước những năm 1997, khi nước ta bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản, nguyên nhân gây viêm não virus chủ yếu là virus viêm não Nhật Bản chiếm tới 61,3% trong tổng số các ca viêm não vào năm 1995.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, virus Coxsackie là một chủng siêu vi ở đường tiêu hóa, có khả năng gây nhiều loại bệnh cho trẻ em như hội chứng viêm não vô khuẩn, bệnh cúm mùa hè, bệnh tay - chân - miệng, viêm cơ tim... Căn bệnh này ghi nhận rải rác quanh năm nhưng thường số ca mắc tăng cao trong những tháng hè. Bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề như bại não, liệt chân, tay, bị mắc động kinh,…

TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, biểu hiện lâm sàng ở trẻ rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng đơn giản như sốt (sốt rất cao, dai dẳng), nôn không giải thích được (không phải do thức ăn, chán ăn, không có tiêu chảy kèm theo), đau đầu có khi hết sốt mà vẫn đau đầu. Cũng có trường hợp trẻ nôn nhiều hoặc không đáng kể, thậm chí kèm theo tiêu chảy.

Đặc biệt, khi trẻ kêu đau đầu nhiều thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, màng não và đưa con đi khám gấp. Trường hợp nặng bé co giật, rối loạn thần kinh như lờ đờ, mệt, li bì, nặng hơn thì hôn mê. Những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, sốt cao rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý viêm đường hô hấp, sốt virus khác. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dịch não tủy để xác định bệnh.

Vì thế, BS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, bất kể trường hợp nào sốt, viêm đường hô hấp kèm theo triệu chứng đau đầu, buồn nôn cần phải được theo dõi để phát hiện sớm bệnh viêm não virus, điều trị sớm phòng nguy cơ các di chứng thần kinh để lại cho trẻ do virus viêm não tấn công. Mặt khác, do virus này sinh sản nhanh trong đường tiêu hóa, không bị tiêu diệt bởi môi trường acid của dịch dạ dày nên trẻ em thường dễ bị nhiễm hơn người lớn do lây nhiễm qua đường ăn uống, tiếp xúc...

Trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 62 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Sơn La. Số mắc rải rác, chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Bắc, miền Nam. Các tỉnh, thành phố có số mắc cao là Hưng Yên, Nghệ An, Hà Nội, Sơn La, Khánh Hòa, Kiên Giang và Kon Tum. Mặc dù so với cùng kỳ năm 2016, số mắc viêm não Nhật Bản cả nước giảm 11,4%, tuy nhiên hiện nay đang vào mùa dịch nên để chủ động phòng chống bệnh viêm não virus, trong đó có viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp như đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch; Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, chuồng gia súc phải xa nhà, diệt muỗi tại các chuồng trại gia súc, loại bỏ các ổ bọ gậy.

Bên cạnh đó phải nằm màn kể cả ban ngày và ban đêm, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh. Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu: sốt cao và kèm theo những rối loạn ở hệ thống thần kinh trung ương (co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê …) phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết đường lây nhiễm virus Coxsackie chủ yếu là qua phân và miệng mặc dù trong một số trường hợp virus có thể lây qua nước bọt và đờm rãi li ti bay trong không khí từ bệnh nhân khác. Các vật dụng cá nhân như dụng cụ, vị trí mà trẻ nằm thay tã lót, đồ chơi trẻ em đã tiếp xúc với dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân có chứa virus cũng có thể là nguyên nhân truyền bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo, người dân và đặc biệt trẻ em khi có dấu hiệu sốt, rối loạn tiêu hóa, nôn, các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương (co giật, li bì, tri giác lơ mơ, hôn mê, kém vận động…) cần đến ngay cơ sở y tế để được khám phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Viêm não do virus xuất hiện quanh năm, mùa dịch vào các tháng hè và đỉnh điểm là tháng 6-8. Cục trưởng Y tế dự phòng dự báo bệnh sẽ gia tăng trong thời gian tới. Bệnh nguy hiểm ở chỗ nếu không được phát hiện sớm, chữa kịp thời thì sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề như bại não, liệt chân, tay, bị mắc động kinh, điếc, trí nhớ kém, ảnh hưởng đến kết quả học tập…, và có tỉ lệ tử vong từ 10% đến 15%.

Ông Trần Đắc Phu cũng khuyến cáo người dân phải giữ gìn vệ sinh chung; thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường vệ sinh cá nhân. Các bậc phụ huynh nên chú ý, khi các bé có biểu hiện sốt, rối loạn tiêu hóa, khó thở... cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Trong trường hợp nghi ngờ, để khẳng định bệnh, bác sĩ sẽ phải tiến hành chọc dịch não tủy để xác định căn nguyên, điều trị sớm, tránh tình trạng phát hiện muộn, trẻ có nguy cơ để lại di chứng thần kinh. 

Báo Giao thông (www.baogiaothong.vn )

Vì sao vẫn còn muỗi SXH sau khi phun thuốc?

Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ khẳng định, sau phun, vẫn còn muỗi SXH không phải do chất lượng thuốc.

Tại cuộc họp về tình hình dịch bệnh chiều ngày 25/8, trả lời câu hỏi “sau phun tại sao vẫn còn nhiều muỗi, liệu có phải do chất lượng thuốc diệt muỗi có vấn đề?”, ông Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định, không phải do chất lượng thuốc diệt muỗi. Theo đánh giá độc lập về hoạt động “dập dịch” ở HN của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong khoảng thời gian từ 14-21/8 tại 3 khu vực được xác định ổ dịch trọng điểm, thì chỉ số muỗi trưởng thành sau phun thuốc diệt muỗi đều về 0, tuy nhiên, các chỉ số về bọ gậy lại chỉ giảm như vẫn tồn tại. Cụ thể như tại khu vực Thịnh Liệt, chỉ số bọ gậy trước phun 26, sau phun còn 12; tương tự ở Thanh Lương 40 – 30… Kết quả này cũng tương ứng với đánh giá của Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương khảo sát tại các trọng điểm dịch SXH khác trên địa bàn Hà Nội.

“Chính vì vậy hiệu lực của thuốc là tốt, nhưng do bọ gậy không hết lại nảy nở muỗi… Việc phun chỉ diệt trong thời hạn ngắn, quan trọng phải diệt được bọ gậy, nếu không bọ gậy già ngày có thể nở ngay ra chỉ sau vài giờ sau phun thuốc”, ông Dương khẳng định.

Ông Dương cho biết thêm, loại thuốc hiện dùng là loại thuốc gần như đầu bảng của WHO. Loại này đã được kiểm tra đánh giá đầy đủ hiệu lực và tính an toàn. Đồng thời cách phun sương diệt muỗi SXH như hiện nay là phương pháp chuẩn xác, đẩy mạnh hiệu lực diệt muỗi SXH.

Giải thích thêm về nguyên nhân khiến sau phun thuốc vẫn xuất hiện muỗi, đại diện Viện Ký sinh trùng cho rằng, nếu phun diện hẹp từng hộ gia đình thì muỗi SXH có thể từ nơi khác tràn đến, bởi thuốc phun chỉ có tác dụng trong 1 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, thời tiết thất thường như hiện nay sẽ khiến xuất hiện nhiều ổ bọ gậy có khả năng phát triển thành muỗi SXH.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tính từ đầu năm hơn 100.417 mắc với hơn 84 nghìn nhập viện và 26 ca tử vong. Tăng so với cùng kỳ năm trước 47%, bắt đầu từ tuần 20, tăng sớm hơn so với năm 2016. Miền Bắc, miền Nam cùng tăng mạnh, Tây nguyên giảm. Riêng tại Hà Nội, số mắc vượt quá 20 nghìn ca. Hiện có xu hướng giảm ở các quận nội thành như Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu giấy, nhưng lại tăng ở ngoại thành như Hà Đông, Thanh Trì, Nam Tư Liêm, Thanh Oai… Tình hình thời tiết như hiện nay vẫn cần đề phòng, không chủ quan.

Theo ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện các ca bệnh SXH vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Riêng Hà Nội cần tập trung ở các khu giáp ranh. Đặc biệt với các địa phương có lao động mắc bệnh từ HN dễ là nguồn lây nhiễm ổ dịch.

Cũng cần lưu ý, Hà Nội đứng đầu cả nước về có số mắc và tử vong. Việc kiểm soát khó khăn. Hà Nội cần lưu ý mùa nhập trường, phải chạy đua với thời gian để đảm bảo không có ổ dịch tại các trường học. Hà Nội cần kiên quyết không để mắc đối với các trường học. Do vậy nếu không quyết liệt sẽ rất khó khăn để kiểm soát.

“Bên cạnh dịch SXH, chúng ta cũng tiếp tục đối mặt với dịch tay chân miệng và một số dịch khác như H7N9 ở vùng giáp biên…. Do vậy đồng thời tăng cường phòng chống cùng lúc nhiều dịch bệnh”, ông Long lưu ý.

dantri.com.vn

Chưa hạ nhiệt sốt xuất huyết tay chân miệng đã tăng nhanh

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo bên cạnh đối phó với dịch sốt xuất huyết (SXH) vẫn căng thẳng trên cả nước, ngành y tế không được lơ là với tay chân miệng bởi đã bắt đầu vào mùa bệnh, với hơn 51 nghìn ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước đã vượt con số 100.000, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, với 26 người tử vong. Trong đó, Hà Nội lần đầu tiên trong lịch sử vượt TP Hồ Chí Minh về số ca mắc SXH, với gần 20 nghìn ca và đứng đầu cả nước.

Dự báo số bệnh nhân SXH tiếp tục tăng cao bởi miền Bắc chính thức bước vào thời kỳ cao điểm mùa dịch (từ tháng 9 đến tháng 11), nhiều khả năng số bệnh nhân SXH trong năm 2017 trên cả nước sẽ vượt đỉnh năm có số ca SXH nhiều nhất trong 10 năm trở lại đây.

Tuy phải tập trung đối phó với SXH, GS Long nhắc nhở các địa phương không được chủ quan với các dịch bệnh khác. Hiện bắt đầu vào mùa bệnh tay chân miệng. Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 51.000 ca tại 63 tỉnh thành; tăng hơn 3%.

Trước dấu hiệu gia tăng của tay chân miệng, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đề nghị quan tâm triển khai chống dịch.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

Đáng nói, có đến 71% người lành mang trùng (mang vi rút nhưng không biểu hiện bệnh), rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào tháng 3-tháng 5 và tháng 9- tháng 10.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để phòng bệnh tay chân miệng, mọi người cần thường xuyên rửa sạch bàn tay cho trẻ và rửa sạch bàn tay người trông trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ; sau khi hắt hơi, hỉ mũi... Thường xuyên lau rửa sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, vật dụng học tập bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Cho các trường hợp mắc bệnh nghỉ học, không đến trường học, nhà trẻ trong vòng 10 ngày kể từ khi khởi bệnh...

Sài Gòn giải phóng

Cụ bà liệt 2 chân được phẫu thuật thành công

Chiều 26-8, Bệnh viện quận Thủ Đức thông tin vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân lớn tuổi bị liệt 2 chân. Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã vận động trở lại.

Bệnh nhân là cụ T.T.K.H (70 tuổi, ngụ quận 9) nhập viện tại bệnh viện quận Thủ Đức ngày 2-8 trong tình trạng liệt 2 chân kèm mất cảm giác từ ngực trở xuống, nhiễm trùng đường tiểu, táo bón, không đi tiêu, đi tiểu được từ trước đó 2 tuần.

Sau khi thăm khám và thực hiện chỉ định chụp MRI, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có khối u lớn, gây chèn ép tủy ngực D4, hẹp đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm L3-L4, L4-L5, nhiễm trùng tiểu, táo bón, kèm theo bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp. Tại khoa Ngoại Tổng quát, bệnh nhân được điều trị phẫu thuật mở bàng quang, mở hậu môn nhân tạo để giải quyết vấn đề nhiễm trùng đường tiểu và táo bón. Hai ngày sau, bệnh nhân được chuyển lên khoa Ngoại Thần kinh để tiếp tục điều trị và phẫu thuật nhằm giải quyết vấn đề gây liệt 2 chân và mất cảm giác.

Phẫu thuật lần đầu giải phóng tủy ngực D4 bị chèn ép dưới kính vi phẫu. Phẫu thuật lần hai sau đó 10 ngày, bệnh nhân được lấy khối thoát vị và làm rộng ống sống lưng, đặt dụng cụ nẹp vít kết hợp bơm xi măng vào thân đốt sống giúp cố định và thay đĩa đệm nhân tạo L3-L4, L4-L5.

Cả 2 cuộc phẫu thuật diễn ra thành công. Bệnh nhân H đã ổn định, có cảm giác trở lại, vận động được 2 chân, đi tiêu, đi tiểu bình thường. Bệnh nhân được chỉ định tập vật lý trị liệu tích cực để hồi phục khả năng đi lại và được xuất viện vào chiều ngày 25-8.

Ra quân chiến dịch phòng, chống sốt xuất huyết

Sáng 27-8, tại huyện Bình Chánh, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Thành Đoàn TPHCM tổ chức “Lễ ra quân chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn TPHCM”. 

Phát biểu tại lễ ra quân, GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, đây là đợt hoạt động cao điểm nhằm giảm nguồn sinh sản của muỗi, giảm các điểm nguy cơ sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố; đảm bảo hiệu quả của phun hóa chất diệt muỗi và duy trì tính bền vững của hoạt động phòng chống SXH dựa vào cộng đồng.

Chiến dịch sẽ diễn ra đồng loạt từ nay đến Tết Nguyên đán 2018 trên toàn TP. 

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, trong 8 tháng đầu năm, TP đã ghi nhận hơn 12.000 trường hợp SXH nhập viện (tăng 26% so với cùng kỳ 2016) - là địa phương có số ca mắc SXH thứ 2 trong cả nước.

Năm nay, dịch SXH đến sớm và diễn biến bất thường. Tính riêng từ đầu tháng 8 đến nay, số ca bệnh nhập viện hàng tuần đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Tại huyện Bình Chánh, từ đầu năm đến nay huyện có 979 ca mắc bệnh SXH, tăng 411 ca so với cùng kỳ năm 2016.

Pháp luật TP HCM

Bác sĩ ‘đánh cược’ cứu bệnh nhân nghèo

Bệnh tình có thể đến bất cứ lúc nào, không nên vì một thẻ bảo hiểm y tế mà gây khó khăn cho chính mình và gia đình, vô tình bỏ đi cơ hội được điều trị.

Thời gian gần đây, khoảng 2/3 các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, nhập viện tại khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy đều thuộc hoàn cảnh hết sức khó khăn. Điều này khiến các bác sĩ BV luôn cố gắng vừa điều trị vừa xin tiền hỗ trợ.

Bệnh nặng, nhà nghèo, không BHYT

Mới đây nhất, BS Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy, chia sẻ với các đồng nghiệp về trường hợp bệnh nhân Trần Văn Em (27 tuổi, ở Bình Thuận). Anh này là công nhân, trên đường đi làm thì ngất xỉu, sau đó rơi vào nguy kịch nên các bác sĩ BV đa khoa Bình Thuận chuyển thẳng lên BV Chợ Rẫy cấp cứu với chẩn đoán bệnh nhân bị viêm cơ tim, phù phổi, loạn nhịp tim, ngưng tim…

Tình trạng bệnh nhân quá nặng, các bác sĩ xác định cách duy nhất để cứu sống bệnh nhân là dùng kỹ thuật ECMO. Tuy nhiên, để sử dụng kỹ thuật này đòi hỏi một chi phí rất lớn trong khi gia đình bệnh nhân lại rất khó khăn.

Trước tình hình đó, bác sĩ khoa ICU đã xin ý kiến lãnh đạo BV và trong vòng 45 phút các bác sĩ cho bệnh nhân đặt máy, chạy kỹ thuật ECMO. Đồng thời bệnh nhân được lọc máu liên tục vì suy thận, phù phổi. Đến nay bệnh nhân đã hồi phục tim nhưng thận chưa có nước tiểu. Dự kiến sẽ phải liên tục lọc thận trong thời gian tới cho đến khi phục hồi.

 “Bệnh nhân này dù đã có bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng chi phí điều trị đến thời điểm hiện tại đã gần 300 triệu đồng, trong đó BHYT chi trả cho 1/2 số này. Số tiền còn lại gia đình phải chật vật vay mượn khắp nơi, phần khác BV nhờ phòng công tác xã hội liên hệ mạnh thường quân hỗ trợ. Trường hợp này còn tạm đỡ, có nhiều trường hợp khác chúng tôi gặp, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch nhưng lại không có BHYT, đây mới đúng là những thách thức lớn của đội ngũ bác sĩ” - BS Linh cho biết.

Bệnh nhân Phan Thị Bích Loan (huyện Tam Bình, Vĩnh Long) mà BV tiếp nhận gần đây cũng trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, vật vã, tím tái, huyết áp thấp, mạch nhanh, thở máy chế độ cao. Chỉ có thể sử dụng phương pháp ECMO ngay cho bệnh nhân mới tránh nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, số tiền điều trị quá lớn mà Bích Loan vừa học xong lớp 12, BHYT hết hạn cuối tháng 5-2016. Vì vậy bệnh nhân và gia đình không được hưởng chế độ thuốc và dịch vụ tính theo BHYT, đành cắn răng xin về chờ chết. Nhìn thấy bệnh nhân vẫn còn hy vọng, các bác sĩ ngay trong đêm đã liên hệ các khoa, phòng và quyết định cứu bệnh nhân, sau đó mới lo chi phí. Đến nay bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

“Đánh cược cứu người”

Theo BS Linh, những trường hợp bệnh nhân nghèo, cần kỹ thuật cao vào BV Chợ Rẫy hiện không hiếm, số lượng tăng lên khá nhiều. Riêng những ca bệnh nặng cần dùng tới kỹ thuật ECMO, có đến 2/3 là bệnh nhân nghèo, khoảng 20%-30% bệnh nhân không có BHYT.

“Thông thường những trường hợp như thế này khoa đều xin ý kiến lãnh đạo BV, sau đó giải thích với người nhà khả năng của bệnh nhân để cố gắng tối đa có thể. Hầu như tất cả đều được BV hỗ trợ và chữa trị nếu còn cơ hội. Có những trường hợp bệnh nhân vào nửa đêm, chúng tôi cũng liên hệ mọi cách để làm sao chắc chắn có tiền cứu bệnh nhân mà không để bệnh nhân đánh mất cơ hội. Nhiều lúc chúng tôi rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, xin tiền khắp nơi điều trị nhưng bệnh nhân qua đời hoặc khỏi bệnh xong bệnh nhân đi mất thì bác sĩ cũng đành gồng gánh thêm khoản nợ” - BS Linh bày tỏ.

Với những bệnh nhân điều trị kỹ thuật cao, vấn đề BHYT như một cứu cánh vô cùng lớn. Trước đây, một số kỹ thuật cao chưa được BHYT thanh toán nhưng một năm trở lại đây BHYT đã chi trả một phần khá nhiều. Do đó việc mua BHYT trong người dân bây giờ cực kỳ quan trọng.

“Bệnh tình có thể đến bất cứ lúc nào, không nên vì một thẻ BHYT mà gây khó khăn cho chính mình và gia đình, vô tình bỏ đi cơ hội được điều trị” - BS Linh nhắn nhủ.

An ninh thủ đô

Cảnh báo dịch tay chân miệng dễ bùng phát mùa tựu trường

Trong khi dịch sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội đã có dấu hiệu “đi ngang” thì số ca nhập viện vì mắc tay chân miệng lại có chiều hướng tăng.

Thời điểm này, Hà Nội đang chạy đua với thời gian trong phòng, chống dịch SXH trước thềm năm học mới với mục tiêu hoàn thành việc phun hóa chất ở 100% trường học. Song theo cảnh báo từ Bộ Y tế, nếu chỉ dồn sức chống SXH thì nhiều dịch bệnh khác, đặc biệt là tay chân miệng sẽ có nguy cơ bùng phát vào mùa tựu trường.

Số mắc đang tăng nhanh

Theo số liệu từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm 2017 đến ngày 21-8, cả nước ghi nhận 43.162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 20.063 ca phải nhập viện điều trị. Thế nhưng, con số mới nhất vừa được Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu thông báo thì đến nay, số mắc tay chân miệng đã tăng lên trên 51.218 trường hợp, 23.272 trường hợp phải nhập viện, tức là chỉ trong khoảng 1 tuần qua cả nước ghi nhận thêm hơn 8.000 ca mắc, hơn 3.000 trường hợp nhập viện.

So với cùng kỳ năm ngoái, số ca nhập viện do tay chân miệng năm nay tăng 3,4%. Đáng chú ý, số ca mắc tay chân miệng đang có chiều hướng tăng hơn ở vài tuần gần đây và có nguy cơ tiếp tục tăng nhanh trong vài tuần tới khi bước vào mùa tựu trường. Thời điểm này cũng là mùa của dịch tay chân miệng theo chu kỳ.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phân tích, sở dĩ bệnh tay chân miệng thường tăng mạnh, bùng phát vào mùa tựu trường là do bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn thông qua việc tiếp xúc. Cơ chế lây bệnh của tay chân miệng thường là lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh, lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus, do đó nó rất dễ lây trong môi trường sinh hoạt chung của trẻ ở lớp học, nhà trẻ… “Chỉ cần một trẻ bị bệnh tay chân miệng là những trẻ xung quanh có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào”, ông Trần Đắc Phu nói.

Tại Hà Nội, trong tuần qua, thành phố ghi nhận thêm 12 trường hợp trẻ mắc tay chân miệng phải nhập viện điều trị, nâng tổng số bệnh nhân từ đầu năm đến nay lên 123 ca mắc, chưa có tử vong. Dù vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, không được phép chủ quan với dịch bệnh này. “Hiện vẫn đang cao điểm dịch SXH, tuy nhiên nếu đổ toàn lực vào SXH mà lãng đi việc phát hiện, khoanh vùng và xử lý các ổ dịch bệnh khác như tay chân miệng, cúm A thì nguy cơ bùng phát các dịch bệnh này là hiện hữu”, ông Nguyễn Thanh Long cảnh báo. 

Phun thuốc muỗi xong ở 2.669 trường học trước 5-9

Để phòng chống dịch SXH bùng phát vào mùa tựu trường, hiện nay, Hà Nội đang chạy đua với thời gian trong việc hoàn thành mục tiêu phun hóa chất diệt muỗi ở 100% trường học trước ngày khai giảng năm học mới. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, cùng với việc tiếp tục tổ chức phun thuốc tại ổ dịch và diện rộng ở khu vực công cộng, Hà Nội cũng đang huy động tối đa 22 máy phun hóa chất công suất lớn, hoàn thành việc phun thuốc diệt muỗi tại 2.669 trường học trước ngày 5-9. Cùng đó, ngành y tế cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường phối hợp với các trường học để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa tựu trường, đặt biệt là bệnh tay chân miệng.

Trong khi đó, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị quan tâm triển khai chống dịch. Bộ Y tế nêu rõ, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra, thường gặp ở nhóm trẻ mầm non dưới 5 tuổi. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. đáng nói, có đến 71% người lành mang trùng (mang virus nhưng không biểu hiện bệnh) nên rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh thường tăng mạnh vào hai thời điểm trong năm là từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng từ tháng 9 đến tháng 10.

Đây là bệnh vẫn chưa có vaccine dự phòng. Do vậy, để phòng bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần thường xuyên rửa sạch bàn tay cho trẻ và rửa sạch bàn tay người trông trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ; sau khi hắt hơi, hỉ mũi. Cần thường xuyên lau rửa sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, vật dụng học tập bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Cho các trường hợp mắc bệnh nghỉ học, không đến trường học, nhà trẻ trong vòng 10 ngày kể từ khi khởi bệnh...

Lao động

Đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, góp phần đạt chỉ tiêu 26,5 giường bệnh/10.000 dân; tiếp tục tập trung đầu tư, hoàn thành 64 dự án chuyển tiếp đã được đầu tư trong giai đoạn 2011- 2015 nhưng chưa hoàn thành do thiếu vốn và triển khai thực hiện tối thiểu 28 dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016 - 2020 và tăng lên khi được bổ sung nguồn ngân sách trung ương nhưng tối đa không quá 52 dự án. Chương trình có 3 Dự án thành phần, tổng vốn thực hiện Chương trình là 19.829 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 22.500 tỷ đồng), trong đó vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương là 2.389 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 5.060 tỷ đồng); vốn ODA và viện trợ 4.940 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 10.000 tỷ đồng; nguồn vốn khác 2.500 tỷ đồng.

Sốt xuất huyết tại ĐBSCL: Coi chừng bùng phát dịch

Theo thống kê của Viện Pasteur TPHCM, từ đầu năm đến nay, khu vực phía Nam đã có 42.761 trường hợp sốt xuất huyết (SXH), tăng 34% so với cùng kỳ. Trong đó, các  tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng cao đáng ngại.

Phát hiện chậm, nguy cơ sẽ lớn

Sáng 28.8, tại BV Nhi đồng Cần Thơ chật kín bệnh nhân và người nhà nuôi bệnh. Tình trạng nằm ghép đã diễn ra. 

Điều dưỡng Phạm Kim Bé –  Trưởng khoa điều dưỡng SXH (BV Nhi đồng Cần Thơ) - cho biết: Mỗi ngày, khoa tiếp nhận vài chục bệnh nhân SXH, có nhiều trẻ nhập việ  trong tình trạng nôn ói, sốt cao… Có ngày khoa tiếp nhận và điều trị nội trú cho 150 trẻ. Để giảm tải, các bác sĩ trong khoa phải tăng cường lọc bệnh. Đối với bệnh nhẹ, tỉnh táo, ăn uống được, bác sĩ sẽ tư vấn với gia đình rồi cho điều trị ngoại trú và hẹn tái khám.

“SXH năm nay diễn biến phức tạp bởi lượng bệnh quá đông, không chỉ ở Cần Thơ mà các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang… cũng được đưa về điều trị tại bệnh viện. Phần lớn bệnh nhân đều rơi vào trường hợp đã sốt 3-5 ngày, chẩn đoán muộn nên đưa đến bệnh viện thì bệnh đã chuyển nặng”, điều dưỡng Bé cho hay.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Y Tế Cần Thơ - cho biết, năm nay, bệnh SXH đến sớm hơn tại Cần Thơ. Thông thường, đỉnh của dịch rơi vào tháng 9, 10, nhưng năm nay tháng 2 đã có người mắc bệnh, số bệnh nhân cũng tăng lên so với cùng kỳ năm trước. 

Hiện còn 260 ca đang điều trị tại BV Nhi Đồng Cần Thơ. Năm nay, SXH không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng không tránh khỏi, từ đầu tháng 8 đến nay, mỗi tuần có khoảng 50 ca nhập viện, có cả bệnh nhân nặng ở độ  tuổi người lớn, huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), có bệnh nhân 25 tuổi ghi nhận tử vong do SXH. 

Phối hợp phòng chống sẽ hiệu quả hơn

ĐBSCL trong xu thế đô thị hóa, mật độ dân cư cao, điều kiện vệ sinh môi trường nhiều bất cập nhất là ở những bãi đất trống, ngõ hẻm, khu nhà chưa có người ở, công trình xây dựng chứa nước,…. đã tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.

Ths.Bs Huỳnh Thanh Tân – Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long - cho biết, thời điểm này, Vĩnh Long có 124 ổ dịch, nơi được xác định là ổ dịch được triển khai xử lý ngay trong vòng 48 giờ, để khống chế ổ dịch không lây lan trên diện rộng.

Sau khi xử lý ổ dịch, chính quyền địa phương, nơi xảy ra ổ dịch thông báo cho người dân địa phương biết tình hình bệnh SXH tại địa phương. Ngoài ra, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng tiến hành vậng động bà con diệt lăng quăng trong bán kính 200m, tính từ ca bệnh. Người dân được ngành y tế hướng dẫn diệt lăng quăng ở những nơi chứa nước, sau đó tiến hành phun hóa chất diệt muỗi, để cắt đứt đường lây truyền của bệnh SXH. 

Trước tình hình bệnh SXH đang lan nhanh, ngành y tế các địa phương cần chủ động triển khai các biện pháp phối hợp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông trên địa bàn để thông tin thường xuyên các biện pháp phòng tránh đến từng hộ dân.

 

Ngày 30/08/2017
Ban Biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích