Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 1 5 6
Số người đang truy cập
1 4 9
 Tin tức - Sự kiện
Điểm tin y tế từ ngày 17/8 đến ngày 18/8 năm 2017

Sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp; Muỗi gây SXH có thể “khỏe lên” nếu phun thuốc không đúng; Gồng mình chống dịch sốt xuất huyết; Áp lực với thầy thuốc; Quyết liệt phòng, chống sốt xuất huyết; Yêu cầu không để người bệnh sốt xuất huyết phải nằm ghép; Hà Nội nỗ lực dập dịch; Gần 10% người bệnh mắc hội chứng đau do phẫu thuật cột sống thất bại; Lo ngăn chặn sốt xuất huyết xâm nhập trường học

Tiền phong

Sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp

Tại Hà Nội, một tuần thêm 3.578 bệnh nhân, cao nhất từ đầu vụ dịch. Tại TPHCM, nhiều phường còn lơ là, phòng chống dịch.

Trong một tuần qua (từ 6-13/8) Hà Nội ghi nhận thêm 3.578 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) mới. Đây cũng là tuần có số ca mắc SXH cao nhất từ đầu năm đến nay, cho thấy dịch SXH vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Ngày 16/8, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, hiện đã có 21 tỉnh hỗ trợ Hà Nội máy phun hoá chất diệt muỗi dập dịch SXH.  Theo ông Cảm, với số máy phun cỡ lớn này về cơ bản có thể giúp Hà Nội diệt được lượng muỗi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu các tỉnh thành khác hỗ trợ thêm máy phun Hà Nội sẽ tiếp nhận để dập dịch nhanh chóng hơn. Trong ngày 16/8, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tiếp tục triển khai phun thuốc diệt muỗi trên địa bàn 21 quận, huyện. Việc phun thuốc diệt muỗi sẽ diễn ra từ nay đến hết tháng 8 tại các ổ dịch trọng điểm và 100% các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám, trường học, chợ, khu lán trọ công trình.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Bộ Y tế cũng đã cấp thêm cho Hà Nội 30 máy phun đeo vai và 300 lít hóa chất Hantox-200. Ngoài hỗ trợ máy phun, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái còn đưa cả bác sĩ và cán bộ kỹ thuật tăng cường cho Thủ đô chống dịch.

Sở Y tế Hà Nội cũng mới có cuộc họp bàn với các chuyên gia của Bộ Y tế về các giải pháp ngăn chặn dịch bệnh SXH. Bộ Y tế yêu cầu y tế Hà Nội chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, giảm tình trạng quá tải, hạn chế thấp nhất tử vong, tăng cường tập huấn, hỗ trợ điều trị cho các bệnh viện tuyến dưới, các trạm y tế trên địa bàn thành phố, chú trọng điều trị ngoại trú.

Bác sĩ Nguyễn Đình Đính, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, bệnh viện vừa cứu sống sản phụ L.T.H (29 tuổi, ở huyện Ba Vì) bị SXH. Trước đó, sản phụ được cấp cứu trong tình trạng mang thai 37 tuần, chuyển dạ, giảm tiểu cầu và SXH. Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật gấp, bảo đảm an toàn cho cả hai mẹ con. Còn tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân 26 tuổi (ở quận Đống Đa) mang thai 4 tuần và bị sảy thai do SXH. 

TPHCM: Không được chủ quan

“Trung ương, thành phố chỉ đạo việc gì, quận đều triển khai rốt ráo đến từng tổ dân phố, tới bây giờ không còn cái gì để chỉ đạo nữa nhưng dịch bệnh vẫn tăng”, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân Đỗ Đình Thiện phát biểu tại buổi làm việc của UBND TPHCM với 24 quận, huyện về phòng chống dịch bệnh diễn ra chiều 16/8.

Đến thời điểm này, quận Bình Tân đã có 1.870 ca mắc bệnh SXH, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2016 và là địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất TPHCM. Ông Thiện cho biết toàn quận có 10.800 điểm có nguy cơ bùng phát dịch, trong đó đáng lưu ý là các công trình thi công dở dang và nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, dịch SXH cả nước tăng 34% (các tỉnh phía Nam tăng 30,4%) so với cùng kỳ. Riêng tại TPHCM số ca cộng dồn đến tuần 32 là 12.291 ca, tăng gần 27% so cùng kỳ, trong đó có 4 ca tử vong. Có 18/24 quận huyện có số ca nhập viện tăng mạnh so với cùng kỳ như quận 12 (tăng 133%), Cần Giờ (125%), Hóc Môn (83%), Bình Tân (64%).          

BS Nguyễn Trí Dũng cảnh báo qua kiểm tra, có nhiều địa phương còn lơ là với việc phòng chống SXH. “Trong tháng này, qua kiểm tra, phường 10 (quận 6) xử lý sót ca trong ổ dịch, thời gian theo dõi ổ dịch thiếu, không tái kiểm tra đối với những điểm nguy cơ có lăng quăng. Phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân) khoanh vùng ổ dịch không đúng, sót ca dẫn đến ổ dịch lan rộng. Còn tại phường Bình Chiểu (quận Thủ Đức) không sử dụng hệ thống viễn thám địa lý khoanh vùng ổ dịch dẫn đến sót 3 ổ dịch”, ông Dũng lưu ý.

“Các quận, huyện không được chủ quan. Không được so sánh số ca với dân số dẫn đến chủ quan. Môi trường rất mong manh, cao điểm SXH còn kéo dài. Dứt khoát không để dịch bùng phát. Chểnh mảng để dịch bùng phát thì tính mạng của 13 triệu dân bị đe dọa, hậu quả khó lường. Dịch bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế. Du lịch đang là nguồn thu khá lớn, nếu có dịch, du khách sẽ hạn chế đến. Đặc biệt, hội nghị cấp cao APEC sắp diễn ra tại TPHCM”, Phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu nhấn mạnh

Gia đình & Xã hội

Muỗi gây SXH có thể “khỏe lên” nếu phun thuốc không đúng

Tính đến sáng 16/8, đã có 21 quận/huyện của Hà Nội đồng loạt ra quân phun thuốc để trừ muỗi. Tuy nhiên, có một khuyến cáo đưa ra với người dân tự phun thuốc là “nếu phun không đúng, dễ khiến muỗi gây SXH khỏe lên”.

Những kiến thức cần biết khi phun thuốc

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Bộ Y tế cũng đã cấp thêm cho Hà Nội 30 máy phun đeo vai và 300 lít hóa chất Hantox-200.

Trong ngày 16/8, mặc dù trời có mưa nhưng ngành Y tế vẫn tiếp tục triển khai phun thuốc diệt muỗi trên địa bàn 21 quận, huyện. Việc phun thuốc diệt muỗi diễn ra từ nay đến hết tháng 8 tại các ổ dịch trọng điểm và 100% các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám, trường học, chợ, khu lán trọ công trình.

Quá lo lắng trước diễn biến của dịch sốt xuất huyết, rất nhiều người dân Hà Nội đã quyết định tự phun thuốc diệt muỗi để phòng tránh dịch. Anh Nguyễn Xuân Sỹ ở phường Thượng Thanh (quận Long Biên) cho biết: “Tôi đã thuê người phun thuốc diệt muỗi trong nhà với giá 7.000 đồng/m2, mất chưa đến 400.000 đồng nhưng yên tâm”. Trước việc người dân tự ý phun thuốc diệt muỗi.

Trung tâm Y tế dự phòng, có thông cáo, nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình, thậm chí không rõ hóa chất sẽ không tiêu diệt được muỗi mà còn có thể tăng nguy cơ muỗi nhờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí là "khỏe lên" sau khi phun thuốc. Nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi ở phạm vi một gia đình trong khi hàng xóm không phun thuốc thì tác dụng sẽ rất ít. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi phun xịt thuốc, muỗi từ bên ngoài lại bay vào nhà.

Trung tâm này khuyến cáo, nếu người dân có nhu cầu phun thuốc thì nên đến trạm y tế địa phương hoặc liên lạc đến đường dây nóng của Sở Y tế để được tư vấn đầy đủ nhất. Hiện Bộ Y tế đang cho lưu hành 3 loại hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết gồm Deltamethrine, Permethrine và Malathion. Ba loại thuốc này cho kết quả nghiên cứu, thử hiệu lực, khả năng kháng muỗi rất tốt.

Thuốc phòng SXH không độc hại

Chị Nguyễn Hoàng Phương ở Linh Đàm (quận Hoàng Mai) tỏ vẻ lo lắng cho biết: “Hôm trước, trường con gái phun thuốc diệt muỗi mà không thông báo trước với phụ huynh học sinh. Không biết thuốc có ảnh hưởng tới con người không mà sau khi nhà trường tổ chức phun thuốc, con gái có dấu hiệu mẩn ngứa, mặt đỏ. Không chỉ mỗi con gái mình mà rất nhiều phụ huynh cũng phản ánh có sự việc trên. Rất may chỉ một ngày sau, không còn vết đỏ, con gái đã tự khỏi hẳn”.

Tại Trường THCS Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội), nhiều phụ huynh học sinh cũng tỏ vẻ lo lắng về việc học sinh bị cay mắt, mẩn ngứa... sau khi nhà trường phun thuốc diệt muỗi phòng sốt xuất huyết. Trước đó, vào ngày thứ Sáu (11/8), Trường THCS Quang Trung đã tổ chức phun thuốc phòng chống sốt xuất huyết. Thời điểm phun sau khi học sinh nghỉ học. Một ngày sau nhà trường đã cử nhiều lao công mở cửa các lớp học, lau bàn ghế, vệ sinh... Ban Giám hiệu trường THCS Quang Trung xác nhận: "Có 10 em bị dị ứng, mẩn ngứa và có dấu hiệu cay mắt. Các học sinh bị dị ứng tập trung ở hai lớp 9A4 và 7G. Các học sinh đã trở lại đi học bình thường”.

Về việc, thuốc phòng chống sốt xuất huyết ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em? Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho rằng việc dị ứng sau khi phun thuốc diệt muỗi là có thể xảy ra với những trẻ có cơ địa dị ứng và quá mẫn cảm. Do vậy, nếu trẻ bị dị ứng với hóa chất phun chống muỗi thì các thầy cô giáo cần phối hợp với y tế nhà trường để chăm sóc trẻ, nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn cần đưa đến các trung tâm y tế.

Hóa chất phun thuốc được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn, thời gian cách ly tối thiểu chỉ từ 1 đến 2 giờ đồng hồ, do vậy các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng về tình trạng này, bởi nếu không tiến hành phun thuốc diệt muỗi nếu trẻ không may mắc phải sốt xuất huyết thì tình trạng còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần

Nhân dân

Gồng mình chống dịch sốt xuất huyết

Trong những ngày này, hầu khắp các bệnh viện tại Hà Nội đều quá tải bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) nằm điều trị.Theo đó, các bệnh viện phải huy động toàn nhân lực, triệu tập tất cả bác sĩ đi học quay trở lại làm việc 24/24 giờ.

Bữa trưa lúc 2 giờ chiều

Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện tuyến cuối về các bệnh truyền nhiễm có 800-1.000 bệnh nhân đến khám SXH. Tương tự, tại Bệnh viện Đống Đa - tuyến cuối của Hà Nội về bệnh truyền nhiễm, con số này khoảng 250-400 bệnh nhân.

Bác sĩ Phạm Bá Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Đống Đa cho biết, để tránh quá tải cho Khoa Truyền nhiễm, bệnh viện đã phải trưng dụng phòng của bác sĩ thành phòng điều trị bệnh nhân SXH. Ngoài ra, bệnh viện cũng phải huy động gần 30 bác sĩ ở các khoa, phòng khác đến hỗ trợ.Dù vậy, nhân viên y tế vẫn phải căng sức làm việc 7-8 giờ tối chưa được về. Nhiều người vừa trực đêm sáng hôm sau làm nối ca luôn. Ngay tại Khoa Cấp cứu, hai bác sĩ và ba điều dưỡng viên đang phải khám 150 bệnh nhân/ngày, trong khi ngày thường chỉ 20-40 người. “Bữa trưa thường bắt đầu lúc 14 giờ và bữa tối thường sau 22-23 giờ, có hôm mệt không nuốt nổi”, bác sĩ Hiền chia sẻ.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện cho biết, những ngày qua bệnh viện phải mở thêm ba phòng khám chuyên về SXH, lấy cả tầng năm vốn là Khoa Virus và một nửa số giường Khoa Viêm gan, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp để khám, chữa cho bệnh nhân SXH. Hiện bệnh viện chỉ có 280 nhân viên y tế để khám, chữa cho hàng nghìn bệnh nhân SXH, nên TS Kính cho biết “quá thiếu nhân lực”.

Bệnh viện đã phải huy động nhiều y, bác sĩ túc trực, tất cả nhân viên y tế đều được lệnh không được nghỉ buổi nào kể cả thứ bảy, chủ nhật, thậm chí “không được ốm đau trừ khi bệnh nặng”.Trong đó phải kể đến Khoa Hồi sức tích cực là nơi chỉ có bệnh nhân nguy kịch nhất nằm.Tại đây các bác sĩ phải chạy đua với thời gian, giành giật lại mạng sống cho nhiều bệnh nhân.Không chỉ Khoa Hồi sức tích cực mà tất cả khoa, phòng khác ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đều tham gia khám, chữa bệnh nhân SXH.

11 giờ 30 phút đêm, bác sĩ Đồng Phú Nghiêm (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) vẫn chưa được nghỉ. Tạm gấp chồng hồ sơ bệnh án lại, anh chia sẻ, cũng như các đồng nghiệp, cả tháng qua anh gần như trực hằng ngày và không có ngày nghỉ. Trong khi đó, nữ điều dưỡng viên Khoa Viêm gan virus Vũ Thị Thanh Trà lại cho biết, hai tuần trở lại đây ngày nào cũng như ngày nào, chị đi sớm, về muộn. Rời nhà từ lúc thành phố còn chìm trong giấc ngủ cho đến khi lên đèn mới bước chân ra khỏi cổng bệnh viện. Dẫu vừa bị gãy chân sau một vụ tai nạn giao thông, bác sĩ chỉ định bó bột và “ngồi yên một chỗ” trong sáu tuần, thế nhưng nghĩ đến lực lượng y, bác sĩ mỏng, chị đành bó nẹp ba tuần rồi bỏ nẹp với đôi chân cà nhắc tiếp tục “chiến đấu” với dịch bệnh.

Vất vả phải chấp nhận

Là người có thâm nhiên 25 năm trong nghề, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) Nguyễn Thúy Mai đánh giá, chưa bao giờ dịch SXH bùng phát ở Hà Nội lớn như lần này. Bệnh nhân quá đông, mà nhân lực thì cố định nên chị và các đồng nghiệp vắt kiệt sức từ 6 giờ sáng đến 18 giờ tối, các ca kíp thay nhau trực tăng cường 24/24 giờ.

“Người bệnh đến đều sốt cao, có người ngất xỉu, chúng tôi phải nhanh chóng giải quyết.Chưa kể, đông bệnh nhân, công việc nhiều nhưng áp lực tinh thần người bệnh gây ra khi phải lo lắng chờ đợi khám quá lâu khiến các y, bác sĩ luôn trong tình trạng căng thẳng.

Chị Mai cũng lo ngại, dịch tiếp tục kéo dài không biết đến khi nào mới dừng với áp lực công việc, áp lực tinh thần triền miên như thế này thì có lẽ nhân viên không ốm vì SXH thì cũng đổ vì quá sức.Hiện, cả Khoa Khám bệnh có 13 điều dưỡng viên, tăng cường thêm năm người làm việc 24/24 giờ.Đến nay, hầu như ai cũng mệt mỏi và phải tự động viên nhau cố gắng vì người bệnh.Trong khi đó, điều dưỡng viên Trà thì cho biết chăm sóc bệnh nhân là việc làm hằng ngày nên chị không sợ vất vả mà chỉ sợ quá tải bệnh nhân.“Vất vả cũng chấp nhận. Mình chỉ e sợ, nếu bệnh nhân vào nằm viện quá đông mà nhân viên điều dưỡng không bao quát hết, không theo dõi kịp những diễn biến của người bệnh thì... Dù đến nay chưa xảy ra tình huống nào nhưng tôi vẫn thấy không thể yên tâm”, chị Trànói.

Các chuyên gia cảnh báo, với thời tiết mưa, nắng thất thường, những tuần tới số bệnh nhân SXH còn tăng. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80.555 trường hợp SXH, 24 người tử vong. Gần 70.000 bệnh nhân phải nhập viện điều trị. So cùng kỳ năm ngoái, số ca bệnh tăng 33,5%, số tử vong tăng năm trường hợp. Riêng Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 14.000 bệnh nhân SXH với bảy người tử vong.

Nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga chia sẻ, đến tháng 11 may ra dịch mới dừng lại. Muỗi SXH truyền bệnh từ người bệnh sang người lành bằng hai cách. Cách thứ nhất qua nước bọt muỗi đã đốt người bệnh.Cách thứ hai là qua trứng muỗi rồi thành loăng quăng và thành muỗi mang virus SXH, khi đốt người lành lại tiếp tục truyền virus SXH.Trứng muỗi rất giỏi chịu khô hạn và khi có nước, nó sinh ra loăng quăng ngay.Vì vậy cứ có nước đọng tồn tại là có muỗi, và có muỗi là có SXH.Nhiệt độ môi trường càng cao thì muỗi càng phát triển nhanh, mưa càng nhiều thì càng nhiều muỗi. Mỗi con muỗi đẻ khoảng năm lần, mỗi lần chục trứng và cứ vậy chúng tăng theo cấp số nhân.Các công trường xây dựng cũng là những ổ loăng quăng. Muỗi SXH sống trong nhà và ẩn nấp sau tủ, sau ri đô che cửa, sau quần áo treo, dưới gầm giường... Phải tự bảo vệ mình và người thân bằng cách dọn sạch các nơi nước có thể đọng lại sau mỗi trận mưa, nguồn nước trữ cho ăn uống, lọ hoa, chai lọ, hộp đựng nước, xô, chậu... Cần tích cực phun diệt muỗi trong nhà, xoa chất xua muỗi, nằm màn, tránh cho trẻ em khỏi bị muỗi đốt. Không có muỗi đốt thì sẽ không có SXH.Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân có bất kỳ triệu chứng: sốt cao kèm xuất hiện các chấm hay đốm mầu đỏ trên da, chảy máu mũi, lợi; nôn ra máu; đi ngoài phân đen; nôn liên tục; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; xanh tím, tay và chân lạnh ẩm; khó thở thì cần được đưa đến bệnh viện gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Áp lực với thầy thuốc

Hà Nội đang là điểm nóng về dịch sốt xuất huyết (SXH), khi số người bệnh tiếp tục tăng từng ngày. Hơn ba tháng nay, các khoa, phòng, bệnh viện chuyên ngành truyền nhiễm trên địa bàn thành phố rơi vào tình trạng quá tải, số lượng người bệnh thì nhiều, trong khi các cơ sở điều trị, số lượng giường bệnh lại có hạn.

Ðể có chỗ điều trị cho người bệnh, các bệnh viện đều phải bổ sung thêm giường. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư đã sắp xếp lại khu vực điều trị nội trú theo hướng tạm thời giảm số giường bệnh điều trị các bệnh truyền nhiễm khác để tăng số giường cho người bệnh SXH; kê thêm giường trong các buồng… Hội trường cũng được trưng dụng làm nơi điều trị ban ngày cho người bệnh trên địa bàn Hà Nội (tối có thể về nhà). Bệnh viện này cũng lên phương án, nếu tiếp tục quá tải sẽ kê giường bệnh ở hành lang. Tương tự, Bệnh viện Ðống Ða, ngoài việc dành hai phần ba tổng số giường của toàn bệnh viện cho người bệnh SXH, kê giường phụ ngoài hành lang, thì phòng làm việc của bác sĩ cũng được huy động để kê giường bạt làm nơi truyền dịch cho người bệnh…

Do người bệnh quá đông, nên hầu như y, bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm ở các bệnh viện không có ngày nghỉ, thứ bảy, chủ nhật cũng như ngày thường. Bình thường, sáng hôm sau ca trực đêm, bác sĩ bàn giao người bệnh cho tua sau sẽ được nghỉ ngơi tái tạo sức lao động (gọi là ra trực), nhưng hơn mười tuần nay, nhiều bác sĩ đã không hề có khái niệm "ra trực". Thậm chí có nhiều bác sĩ trực thông 48 tiếng. Liên tục quay cuồng với dịch, bữa trưa của họ thường bắt đầu lúc 14 giờ và bữa tối thường sau 23 giờ. Nhiều gia đình bác sĩ sắp xếp cả năm trời để lên kế hoạch du lịch, đi nghỉ mát vào dịp hè… nhưng dịch SXH ập đến, đành hủy chuyến, lỡ hẹn đến hè sau.

Lãnh đạo các bệnh viện ngoài huy động nhân lực từ các khoa, phòng khác, thì còn phải thường xuyên động viên cán bộ, nhân viên cố gắng, bởi nếu nghỉ lúc này sẽ không có ai phục vụ người bệnh.

Dự báo của cơ quan chuyên môn, dịch SXH còn kéo dài. Vì vậy, hơn lúc nào hết, ngoài sự nỗ lực của ngành y tế thì sự tham gia tích cực của người dân đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh này. Mỗi người dân hãy thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch mà cơ quan chuyên môn khuyến cáo để vừa không bị mắc bệnh vừa giảm áp lực cho người thầy thuốc.

Quyết liệt phòng, chống sốt xuất huyết

Mặc dù ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nhưng số lượng người mắc sốt xuất huyết (SXH) vẫn tiếp tục tăng cao tại nhiều địa phương. Thực tế này đang đòi hỏi ngành y tế, các cơ quan liên quan, chính quyền các cấp cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn, khi đỉnh dịch SXH được dự báo còn ở phía trước.

Diệt muỗi, bọ gậy để ngăn chặn SXH

Nguyên nhân làm cho số người mắc SXH tăng cao được chỉ rõ do dịch năm nay xuất hiện sớm, nhất là tại một số tỉnh khu vực phía bắc; diễn biến bất thường của thời tiết: mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm trước kèm theo lượng mưa tăng cao. Tốc độ đô thị hóa nhanh; môi trường tại các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ, lán trại không được quan tâm xử lý triệt để, dẫn đến phát sinh các ổ bọ gậy (loăng quăng)... Ý thức phòng bệnh của người dân và một số, cấp, ngành chưa cao, còn tư tưởng cho rằng công tác phòng, chống dịch bệnh SXH là "chuyện riêng" của ngành y tế.

Kết quả kiểm tra, khảo sát trên địa bàn Hà Nội cho thấy, khi các cơ quan chức năng tiến hành phun hóa chất diệt muỗi, dù được vận động, thông báo trước nhưng vẫn còn 10% số hộ gia đình đi vắng cả ngày; 7% số hộ không đồng ý cho phun hóa chất và 5% đi vắng khi nhân viên y tế phun hóa chất. Ðáng lo ngại, hầu hết người dân đều có kiến thức về bệnh, nhưng hành vi tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch SXH lại rất kém. Chính vì vậy, việc phun hóa chất diệt muỗi mà ngành y tế đang triển khai tại nhiều địa phương chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn. Không ít địa phương hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào việc phun hóa chất diệt muỗi tại các ổ dịch, các khu vực có nguy cơ cao, mà chưa chú trọng đến việc huy động cộng đồng tham gia diệt bọ gậy. Việc kiểm soát người mang mầm bệnh SXH từ địa phương này sang địa phương khác cũng hết sức khó khăn.

Theo Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Ðắc Phu, biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi để giảm số người mắc bệnh, khống chế dịch SXH lây lan và bùng phát tại các địa phương. Cần huy động người dân tham gia tích cực hơn nữa trong việc diệt bọ gậy tại cộng đồng. Bên cạnh việc tuyên truyền các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện, hoặc không hợp tác trong phòng, chống SXH theo quy định của pháp luật. Diệt bọ gậy không chỉ thực hiện tại các hộ gia đình, khu dân cư, mà cần tập trung tại các công trường xây dựng, trường học, nơi công cộng bằng việc loại bỏ các vật dụng chứa nước như: lu, thùng phuy, rác thải sinh hoạt như hộp nhựa đựng thức ăn, nước uống... Ngành y tế các địa phương thực hiện việc lập danh sách, in bảng kiểm các dụng cụ chứa nước có thể là nơi muỗi đẻ trứng, nở bọ gậy để người dân biết; đồng thời giúp cán bộ trong quá trình kiểm tra, giám sát tiến hành rà soát tránh bỏ sót các ổ bọ gậy; thành lập đội diệt bọ gậy phòng chống SXH tại các xã, phường, thôn, tổ dân phố.

Hiện ở 61 tỉnh, thành phố đã có người mắc SXH. Ngoài Hà Nội, nhiều địa phương khác có số người mắc nhiều như TP Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Bình Dương, An Giang, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Phước... Kết quả giám sát véc-tơ của cơ quan chức năng cho thấy nhiều địa phương nằm trong nhóm có nguy cơ cao, vì vậy ngành y tế cần tăng cường công tác giám sát, thực hiện điều tra dịch sớm, tổ chức xử lý ổ dịch kịp thời, phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch. Tiến hành thí điểm biện pháp mới trong phòng, chống SXH như phun tồn lưu và phun mù nóng; khôi phục hoạt động của mạng lưới cộng tác viên phòng chống SXH...

Phân luồng điều trị người bệnh

Số lượng người mắc SXH liên tục tăng gây quá tải cho các cơ sở điều trị. Bộ Y tế và các bệnh viện phải triển khai nhiều giải pháp, từ tập trung nhân lực; kê thêm giường bệnh; bổ sung trang thiết bị, thuốc… đến phân tuyến trong thu dung, tiếp đón để điều trị kịp thời người bệnh. Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư khám cho khoảng 1.000 lượt người bị SXH, trong đó khoảng 10% số người bệnh phải nhập viện điều trị nội trú, còn lại điều trị tại khu điều trị ban ngày hoặc tư vấn, hướng dẫn điều trị theo dõi tại nhà. Ðáng chú ý, hơn 80% số người bệnh điều trị nội trú sống ở các quận, huyện của Hà Nội như: Ðống Ða, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng... Còn các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội như: Thanh Nhàn, Ðống Ða, Hà Ðông, Xanh-pôn… mỗi ngày cũng có hàng trăm người bệnh SXH đến khám, nhập viện điều trị.

Chính vì vậy, ngoài biện pháp quyết liệt dập dịch ở cộng đồng, các bệnh viện cần nghiên cứu sắp xếp lại khâu khám sàng lọc bệnh và thu dung, bố trí buồng bệnh liên hoàn, hợp lý, tăng cường giáo dục kiến thức cho người dân, giúp người dân hiểu đúng về bệnh SXH, tránh hoang mang, lo lắng không đáng có. Vì người bệnh quá đông, trong khi khoa cấp cứu không được nằm ghép nên công tác chẩn đoán bệnh, phân loại, giải quyết hồ sơ, chuyển khoa, chuyển tuyến cần thực hiện liên tục. Hiện các bệnh viện cũng tổ chức đường dây nóng, luân phiên cử bác sĩ vừa trực cấp cứu, vừa trả lời điện thoại tư vấn chuyên môn cho người bệnh SXH… Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện tuyến trung ương, nhất là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư tăng cường sàng lọc bệnh, mở rộng đơn vị điều trị ban ngày, kê thêm giường bệnh; xem xét chuyển những người bệnh không mắc SXH về điều trị tại cơ sở 2 (tại Kim Chung, Ðông Anh, Hà Nội); đồng thời tăng cường chỉ đạo chuyên môn cho các bệnh viện; chỉ đạo các bệnh viện vệ tinh theo dõi sát người bệnh trên nền một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường… để hạn chế thấp nhất số người chết.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực điều trị, khâu đột phá giảm tải cho bệnh viện là ở khu vực phòng khám. Vì vậy cần bố trí nhân sự ở phòng khám là các bác sĩ có kinh nghiệm và bản lĩnh để sàng lọc bệnh một cách chính xác. Xây dựng chi tiết bảng hướng dẫn đánh giá lâm sàng với các dấu hiệu quan trọng để bác sĩ quyết định có cho người bệnh nhập viện hay không. Theo thống kê của ngành y tế, tỷ lệ biến chứng nặng của bệnh SXH không cao, cho nên phần lớn người bệnh có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đối với người bệnh điều trị tại nhà, cần được theo dõi và dặn dò kỹ, từ việc uống nhiều nước, chế độ dinh dưỡng, hạ sốt… khi có dấu hiệu bất thường cần được nhập viện, tái khám hằng ngày cho đến hết ngày thứ bảy hoặc hết sốt hơn 48 giờ.

Các bệnh viện nên thành lập tổ tham vấn, tập hợp những thầy thuốc có trình độ và kinh nghiệm điều trị SXH tham gia trực tham vấn, sẵn sàng hội chẩn, góp ý cho kíp trực xử trí những trường hợp SXH nặng. Các bệnh viện tuyến trên thiết lập đường dây nóng giúp tuyến dưới xử trí những ca khó. SXH là bệnh, ai cũng có thể mắc, nhưng có tính chu kỳ, nghĩa là có ngày bắt đầu và ngày kết thúc (nếu không có biến chứng sẽ tự khỏi trong vòng bảy ngày) nên người dân cần cảnh giác, nhưng bình tĩnh, hợp tác với thầy thuốc theo dõi và chăm sóc người bệnh. Hiểu đúng diễn biến của bệnh và tuân thủ thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc thì bệnh SXH sẽ được điều trị thành công

Yêu cầu không để người bệnh sốt xuất huyết phải nằm ghép

Chiều tối 17-8, Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn với Sở Y tế Hà Nội để bàn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 90 nghìn người mắc SXH, trong đó có 24 người chết. Riêng tại Hà Nội, đã có hơn 17 nghìn người mắc SXH, trong đó có bảy người chết.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, Hà Nội hiện có 12 quận ở mức báo động đỏ về dịch bệnh SXH, với hơn 92% số người bệnh mắc SXH của toàn thành phố. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh SXH, ngành y tế Hà Nội đã huy động 25 máy phun công suất lớn trên ô-tô; 10 máy phun mù nóng và 180 máy phun đeo vai để phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực số người mắc SXH cao.

Các quận, huyện, thị xã đã thành lập được hơn 26 nghìn đội xung kích diệt bọ gậy, với hơn 63 nghìn người tham gia; xử lý hơn 210 nghìn dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP Hà Nội không để người bệnh SXH nằm ghép, không truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ. Đối với Sở Y tế, cần tiếp tục huy động thêm các lực lượng tham gia phòng chống dịch, nhất là đẩy mạnh việc phun mù nóng vì hiện nay việc phun này hiệu quả hơn so với phun sương và việc phun hóa chất cần thực hiện đúng theo khuyến cáo phun ba lần; tiếp tục phun hóa chất diệt muỗi diện rộng ở bệnh viện, trường học, khu đất trống, công trường xây dựng. Qua kiểm tra thực tế, hiệu quả phun muỗi tại cộng đồng và gia đình đã khiến mật độ muỗi giảm rõ rệt. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia tích cực hơn nữa trong công tác vệ sinh môi trường, tham gia chiến dịch diệt bọ gậy và hợp tác với các cơ quan chuyên môn trong việc phun hóa chất diệt muỗi...

* Ngày 17-8, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ cho biết: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 100 người mắc sốt xuất huyết (SXH). Tuy nhiên, hầu hết người bệnh mắc SXH đều đang công tác, học tập tại các tỉnh, thành phố hiện đang có dịch bệnh SXH trở về địa phương. Số người mắc bệnh SXH tập trung chủ yếu tại các huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông, Cẩm Khê và TP Việt Trì. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế các địa phương thực hiện giám sát chặt chẽ người bệnh đi từ vùng có dịch SXH về địa phương; giám sát các ổ bọ gậy và muỗi truyền bệnh SXH tại các xã, phường trên địa bàn để cảnh báo dịch bệnh kịp thời. Hướng dẫn các địa phương vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi...

* Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa Hà Đình Ngư cho biết: Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 376 người mắc bệnh SXH. Riêng tháng 7, có 175 người bệnh mắc bệnh SXH từ các tỉnh, thành phố khác về điều trị tại Thanh Hóa. Ngành y tế tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị chức năng theo dõi, giám sát thường xuyên, nắm vững tình hình dịch bệnh SXH để có biện pháp xử lý kịp thời, nhất là việc giám sát tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn; triển khai phun hóa chất, chủ động diệt muỗi, vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy…

* Ngày 17-8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Phước cho biết: UBND tỉnh yêu cầu ngành y tế bảo đảm hóa chất, thuốc, nhân lực cho hoạt động phòng, chống SXH trên địa bàn, sẵn sàng ứng phó khi số người bệnh mắc SXH tăng cao; củng cố các đội cơ động chống dịch của ngành y tế, nhất là giám sát chặt chẽ những ổ bệnh cũ trên địa bàn và vận động người dân vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bến Tre có 950 người mắc SXH, trong đó có một người chết

Hà Nội nỗ lực dập dịch

Dịch sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội. Số ca mắc bệnh, ổ dịch chưa có dấu hiệu giảm. Bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế và các cấp chính quyền, việc nhanh chóng dập dịch SXH phụ thuộc nhiều vào chính ý thức của mỗi người dân.

Cả thành phố vào cuộc

Ðến nay, tất cả 584 xã, phường, thị trấn thuộc 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã thành lập các Ðội xung kích diệt bọ gậy phòng chống SXH. Tổng cộng có 25.620 đội với 62.362 người tham gia, phụ trách gần 1,8 triệu hộ dân. Sau khi được tập huấn về chuyên môn kỹ thuật, các đội xung kích đi từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền và trực tiếp diệt loăng quăng tại hộ gia đình. Cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cấp cơ sở cùng với ngành y tế đã vào cuộc tích cực, bất kể đêm, ngày, nhất là ở các địa bàn trọng điểm.

Tại quận Ðống Ða, một trong địa bàn có người mắc SXH đông nhất thành phố, công tác chống dịch được thực hiện quyết liệt, khẩn trương. Giám đốc Trung tâm Y tế quận Ðống Ða Trịnh Thanh Thủy cho biết, trong các ngày vừa qua, quận tích cực triển khai lực lượng tuyên truyền cho người dân về vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, cũng như tiến hành phun hóa chất trên diện rộng nhằm ngăn chặn dịch lan rộng. Toàn quận thành lập 250 tổ triển khai vệ sinh môi trường diệt bọ gậy để phòng chống dịch. Quận Hoàng Mai với địa hình trũng thấp, có nhiều công trình xây dựng, hơn 1.000 khu đất trống, gần 28 nghìn phòng trọ cho thuê… bệnh SXH có điều kiện bùng phát. Khoảng một tháng gần đây, trên địa bàn quận ghi nhận từ 30 đến 40 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc SXH từ đầu năm đến nay lên khoảng 2.600 trường hợp. Ðể dập dịch, quận thực hiện nhiều giải pháp như tập huấn, phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh SXH, thành lập gần 1.800 tổ xung kích diệt bọ gậy, loăng quăng; tổ chức phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng, triển khai các tổ phun thuốc tại gia đình… Chủ tịch UBND phường Ðịnh Công Nguyễn Thăng Long cho biết: UBND phường giao nhiệm vụ cho cán bộ môi trường kiểm tra địa bàn, lên danh sách các điểm đen phát sinh rác thải, các điểm chôn rác tồn đọng để có kế hoạch tổ chức ra quân xử lý dứt điểm.

Quận Long Biên thành lập 388 Ðội xung kích diệt bọ gậy và 45 Tổ giám sát phòng, chống SXH tại 14 phường với 1.675 người tham gia. Phó Chánh Văn phòng UBND quận Bùi Dương cho biết: Từ đầu năm đến nay, Long Biên có 97 người mắc SXH. Dù số lượng người nhiễm là không lớn, nhưng quận quyết tâm hạn chế ở mức thấp nhất. Hằng ngày, UBND tất cả các phường đều có trách nhiệm báo cáo tình hình trước 16 giờ 30 phút chiều để quận sớm có hướng xử lý các tình huống đặt ra.

Khu vực ngoài đê sông Hồng, phường Phúc Xá (quận Ba Ðình) tập trung đông dân cư, trong đó có nhiều nhà trọ cho người lao động thuê, nhiều ki-ốt, nhà kho chứa hàng hóa… cũng là địa bàn dễ phát sinh bệnh SXH. Theo Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Xá Nguyễn Thị Lan Hương, trên địa bàn phường đến nay có 30 người mắc SXH, đã kiểm soát được ba ổ dịch. Phường tăng cường công tác phòng chống dịch, thành lập Ðội xung kích diệt bọ gậy và Tổ giám sát phòng, chống, đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, lập hai tổ kiểm tra về công tác này tại các địa bàn dân cư. Sáng thứ bảy hằng tuần đều huy động toàn bộ lực lượng tổng vệ sinh môi trường, xử lý triệt để phế liệu, phế thải, dụng cụ chứa nước..., không cho muỗi truyền bệnh có nơi sinh sản. Ngoài tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, phường còn in và phát tờ rơi về các biện pháp phòng, chống dịch tới từng hộ gia đình.

Nhiều hộ dân có các biện pháp triệt để phòng, chống dịch bệnh. Ông Ðỗ Xuân Hòa, nhà ở đường Kiều Mai, phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm) cho biết: Ðể chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia đình, nhất là các cháu nhỏ, tôi chủ động mua bốn khối cát đen lấp bể non bộ vốn là điểm nhấn trong khuôn viên ngôi nhà. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên dọn dẹp vệ sinh trong nhà, ngoài vườn, tránh những nơi nước đọng và diệt muỗi, bọ gậy.

Vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh

Mặc dù dịch bệnh SXH diễn biến phức tạp, cả hệ thống chính trị của thành phố đang dồn sức chống dịch, nhưng không ít người vẫn còn tâm lý chủ quan, chưa thật sự ý thức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh. Ðến thăm khu nhà trọ phía sau chợ Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Ðình, Hà Nội), chúng tôi chứng kiến cảnh hàng trăm người lao động chen chúc trong các dãy nhà trọ cấp bốn chật chội, tạm bợ ngay sát mương nước thải đen xì. Sau đêm bốc dỡ hàng vất vả, hầu hết nam giới trong khu trọ nằm ngủ không mắc màn. Anh Trần Ðức Long, quê ở Sơn La, khách trọ ở đây bao biện: Phòng trọ có mấy mét vuông, nhiều đồ đạc sinh hoạt, giờ lại giăng thêm cái màn thấy nó cứ lùng bùng, bất tiện. Thỉnh thoảng bị muỗi đốt cũng không thấy gì nghiêm trọng lắm.

Trong khi đó, điều kiện vệ sinh môi trường ở một số khu dân cư chưa được xử lý triệt để, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Ngay ở trung tâm quận Ðống Ða, hồ Văn Chương nổi danh về tình trạng ô nhiễm. Nước hồ đen đặc, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Tại đây có một khu chợ cóc, nước thải, rác thải của hộ kinh doanh xả bừa bãi quanh hồ, khiến người dân quanh khu vực lo ngại về nguồn lây bệnh có thể phát sinh. Ngõ 192 phố Lê Trọng Tấn nối từ phố Lê Trọng Tấn sang đến phố Ðịnh Công Hạ (quận Hoàng Mai), có mật độ dân cư đông, nhiều ngách, hẻm nhỏ, mặt đường xuống cấp. Trong ngõ còn có nhiều khu đất trống, nhiều nhà không có người ở, chỉ là nơi làm kho hàng hóa, nơi chứa phế liệu. Ðáng chú ý là con mương thoát nước ở cạnh số nhà 327 với dòng nước ô nhiễm và rất nhiều rác thải là môi trường phát sinh nhiều muỗi. Ai cũng bày tỏ bức xúc về môi trường sống và lo ngại khi thấy có nhiều ca bệnh SXH xuất hiện trong khu vực. Bà Nguyễn Thị Ðức, người dân sống ở số nhà 327, ngõ 192 cho biết: Tôi rất chủ động diệt muỗi trong nhà nhưng sống ngay cạnh con mương nước thải tù đọng này thì cách nào cũng không lại được. Vì vậy, chúng tôi rất lo lắng, mong chính quyền phường Ðịnh Công tổ chức nhiều chiến dịch phun trừ muỗi đại trà và có biện pháp cải thiện môi trường ở đây. Bà Nguyễn Thị Chi, ở số 16, ngõ 203 đường Hồng Hà, khu vực nằm sát chợ Long Biên cũng cho biết: "Ngõ 203 có mấy chục hộ sinh sống, nhưng có năm hộ có người mắc SXH do môi trường chung quanh chợ ô nhiễm, nhất là các khu nhà trọ, người lao động thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung nên xuất hiện nhiều muỗi".

Theo TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, dù cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh SXH cần sự tham gia tích cực hơn nữa của cả cộng đồng. Bởi không thể làm thay việc của mỗi người dân trong gia đình. Những việc làm rất đơn giản như thay nước thường xuyên trong bình hoa, lật úp các vật dụng chứa nước như vỏ chai, vỏ dừa, lốp xe, thả cá vào các bể chứa nước lớn... để không có nơi cho muỗi trú ẩn và sinh sản sẽ không phát sinh dịch SXH. Nếu để dịch bệnh tiếp tục hoành hành, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của người dân và cả cộng đồng

Hà Nội mới

Gần 10% người bệnh mắc hội chứng đau do phẫu thuật cột sống thất bại

Thất bại sau phẫu thuật cột sống ngày càng nhiều. Theo thống kê có tới 10% bệnh nhân mắc hội chứng đau sau phẫu thuật. Không ít trường hợp người bệnh đau nhiều gây lo âu, mất ngủ thậm chí trầm cảm. Trường hợp nặng nhất người bệnh cần phải được phẫu thuật lại.

Ngày 16-8, bác sĩ Nguyễn Minh Anh – Trưởng khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp người bệnh đến khám vì mắc hội chứng đau sau phẫu thuật. Qua khai thác tiền sử, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân trước đây đã phẫu thuật can thiệp cột sống nhưng bệnh tình không thuyên giảm. 

Điển hình là trường hợp người bệnh Mai Ngọc T., 60 tuổi, ngụ tại Cần Thơ bị yếu chân, đi lại rất khó khăn sau phẫu thuật trượt cột sống lưng cách đây 7 năm. Mới đây bà đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, được thăm khám và đánh giá tổng thể thì phát hiện có vấn đề ở cột sống cổ gây yếu chân. 

Một trường hợp khác là ông Hoàng Trung T., 56 tuổi, ngụ tại Đồng Nai bị đau chân phải, vận động rất khó khăn. Cách đây 6 tháng, người bệnh đến thăm khám ở cơ sở y tế gần nhà, được chẩn đoán thoái hóa khớp gối và có chỉ định phẫu thuật thay khớp gối. Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, có biểu hiện yếu chân. Đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, người bệnh đã được đánh giá tổng thể, chụp MRI thì phát hiện có thoát vị đĩa đệm và chỉ định phẫu thuật. Sau phẫu thuật, tình trạng yếu chân đã khỏi hẳn, người bệnh trở lại với cuộc sống bình thường. 

TS BS. Nguyễn Minh Anh – Trưởng khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết: Có nhiều yếu tố gây ra hội chứng đau sau phẫu thuật cột sống khi không tuân thủ đúng chỉ định, điều kiện, kỹ thuật. Những nguyên nhân có thể do đĩa đệm còn sót lại sau phẫu thuật, thoát vị đĩa đệm tái phát, mô xơ sẹo sau mổ, thần kinh bị tổn thương, mất vững cột sống, trầm cảm, mất ngủ, lo âu... Người bệnh có thể gặp hội chứng đau sau phẫu thuật khi kèm theo các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, bệnh tự miễn, bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Hiện nay, hội chứng thất bại sau phẫu thuật cần điều trị đa mô thức, cụ thể là kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, phối hợp lẫn nhau như sử dụng thuốc opioid, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, vật lý trị liệu, châm cứu, liệu pháp hành vi... Ngoài ra, còn có thể điều trị bệnh này bằng phương pháp tiêm steroid ngoài màng cứng, tiêm thấm cạnh cột sống, đặt điện cực tủy hay bơm thuốc vào kênh tủy. Thậm chí, người bệnh có thể phải phẫu thuật lại.

Hà Nội tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết

Ngày 16-8, UBND TP Hà Nội có Công văn hỏa tốc số 3995/UBND-KGVX về việc kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết.

Theo đó, UBND TP Hà Nội đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thành phố phối hợp với Sở Y tế tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các quận/huyện/thị xã. Cụ thể, Hà Nội đã thành lập 6 đoàn kiểm tra và triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các quận/huyện/thị xã từ ngày 17-8. Mỗi đoàn sẽ tiến hành kiểm tra tại 5 quận/huyện và một số khu vực dân cư có dịch bệnh...

Từ ngày 17-8, các đoàn kiểm tra sẽ bắt đầu kiểm tra tại 12 quận/huyện trọng điểm về sốt xuất huyết, gồm: Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Hà Đông, Thanh Trì, Thanh Xuân, Thanh Oai, Thường Tín và Hoàn Kiếm.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, hiện 584 xã/phường/thị trấn đã thành lập hơn 26 nghìn đội xung kích diệt bọ gậy. Các đội xung kích phụ trách gần 1,8 triệu hộ gia đình. Từ ngày 12-8 đến nay, các đội xung kích đã trực tiếp đến gần 600 nghìn hộ gia đình, kiểm tra gần 1,3 triệu dụng cụ chứa nước, phát hiện hơn 190 nghìn dụng cụ chứa nước có bọ gậy. Tất cả các dụng cụ chứa nước nhỏ có bọ gậy đã được xử lý bằng cách lật úp; các đội xung kích đã thả gần 40 nghìn con cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, bể cây cảnh, hòn non bộ.

Ngoài ra, Hà Nội đang tiến hành phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng toàn thành phố từ nay đến hết tháng 8.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, đây là chiến dịch lớn, huy động nhiều lực lượng của Thủ đô tham gia, trong đó có cả quân đội, dân phòng. Tuy nhiên, việc phun thuốc diệt muỗi sẽ không thể giúp dập dịch hoàn toàn nếu vẫn tồn tại các ổ bọ gậy trong các hộ gia đình.

Các ổ bọ gậy này sẽ phát triển thành muỗi truyền bệnh và tiếp tục gây dịch trong cộng đồng. Do vậy, ông Nguyễn Nhật Cảm khuyến cáo, điều quan trọng nhất trong phòng chống dịch sốt xuất huyết là người dân phải chủ động diệt bọ gậy bằng cách lật úp hoặc che đậy kín các dụng cụ chứa nước trong gia đình.

Được biết, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận gần 16.000 bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Riêng trong tuần qua, toàn thành phố phát hiện thêm gần 3.600 ca mắc sốt xuất huyết, cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội sẽ tiếp tục gia tăng, nhất là khi sinh viên nhập học, về ở các khu nhà trọ có nhiều dụng cụ chứa nước không được đậy nắp

An ninh Thủ đô

Lo ngăn chặn sốt xuất huyết xâm nhập trường học

Lo gia tăng số ca bị nhiễm sốt xuất huyết sau khi học sinh tựu trường, toàn ngành giáo dục Thủ đô phải ra sức phòng chống dịch.

Trước tình trạng dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh, các trường học của Hà Nội đang chủ động phối hợp với ngành y tế tăng cường các biện pháp phòng chống dịch. Do thời tiết mưa ẩm kéo dài, các trường học đều lo lắng trước khả năng hình thành ổ dịch mới khi năm học mới chính thức bắt đầu trong tháng 9 tới.

Lo nhất là khối mầm non 

 Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT quận Tây Hồ cho biết, toàn bộ các trường học trên địa bàn quận này đang kết hợp chặt chẽ với trung tâm y tế dự phòng để tiến hành phun thuốc muỗi trong trường học. “Các trường đều đã được yêu cầu tổng vệ sinh, rà soát mọi khu vực để xóa các ổ bọ gậy, lăng quăng. Việc phun thuốc muỗi sẽ do cơ quan y tế địa phương phối hợp tiến hành phun nhiều lần tại từng trường.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh về cách phòng chống sốt xuất huyết đang được các nhà trường tích cực thực hiện. Tuy nhiên, đáng lo nhất vẫn là khối mầm non vì lứa tuổi trẻ đến trường còn quá nhỏ, sức đề kháng kém, lại chưa biết cách tự bảo vệ” - ông Lê Hồng Vũ chia sẻ. Để khắc phục tình trạng này, các trường mầm non được ưu tiên hàng đầu trong việc dọn vệ sinh, phun thuốc định kỳ, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh trong thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh.

Ở bậc tiểu học, việc phòng chống dịch cũng được Ban giám hiệu các trường đặc biệt quan tâm. “Là trường nằm trong khu vực bùng phát mạnh dịch sốt xuất huyết nên nhà trường đã chủ động cập nhật liên tục những biện pháp phòng chống. Để chuẩn bị cho dịp khai giảng, trường đã tổng vệ sinh trong và ngoài lớp học, dọn sạch, không để các điểm tập trung rác thải, làm sạch những nơi đọng nước, ẩm thấp trong khuôn viên của trường cũng nhưng những khu vực xung quanh nhà trường theo đúng hướng dẫn của ngành y tế” - bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Liên, Đống Đa cho biết. 

UBND quận Đống Đa đã phát tờ rơi đến các cơ quan, trường học để tuyên truyền về cách phòng chống sốt xuất huyết. “Quận đã có kế hoạch phun thuốc các khu vực trọng điểm. Tuy nhiên, nhà trường đã chủ động dùng nguồn kinh phí của mình để tiến hành phun thuốc chống muỗi trong trường ngay trong đợt dịch này” - Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Liên cho biết.

Không thể chủ quan 

Mặc dù đã tích cực tổng vệ sinh trường học nhưng trước điều kiện thời tiết Hà Nội liên tục mưa mấy ngày qua, các trường khá lo ngại. Ông Lê Hồng Vũ cho biết, có những trường cơ sở vật chất đã cũ, mưa ẩm sẽ kéo theo tình trạng ngập úng, ẩm ướt. Đây sẽ là điều kiện  để bọ gậy, lăng quăng sinh sôi. Các trường không thể chủ quan dù đã dọn vệ sinh, phun thuốc muỗi. Còn Bà Nguyễn Thị Xuân Mai cho biết, các trường đều được yêu cầu cập nhật thông tin liên tục qua đường dây nóng về trung tâm y tế quận. Qua đó, nếu phát hiện trường hợp học sinh bị sốt xuất huyết thì sẽ được hướng dẫn cách xử lý kịp thời, tránh phát sinh ổ dịch trong trường học.

Bên cạnh đó, các trường cũng cần chú ý tới việc phun thuốc muỗi tránh ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Hiện nay, học sinh THCS và THPT đã chính thức vào năm học. Việc phun thuốc muỗi cần bố trí vào thời điểm học sinh được nghỉ.

Được biết, vừa qua, trường THCS Quang Trung, Đống Đa đã phải gửi thông báo tới toàn thể các phụ huynh về sự việc ngày 14-8 có một số học sinh bị phản ứng thuốc muỗi gây mẩn ngứa. Trường THCS Quang Trung phun thuốc muỗi từ 15h thứ sáu ngày 11-8 và đến 14-8, khi học sinh đi học buổi đầu tiên thì có một số cháu xuất hiện triệu chứng trên. Nhà trường đã hướng dẫn bố mẹ tra thuốc mắt cho các con, nếu ngứa thì chườm đá, trong trường hợp nổi mề đay thì cho uống thuốc dị ứng…

Lao động

Tại sao phun thuốc diệt muỗi, muỗi lại "khỏe" hơn?

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội vẫn tăng từng ngày, chưa có dấu hiệu giảm. Hà Nội đã và đang thực hiện chiến dịch phun thuốc diệt muỗi, bọ gậy nhằm ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết (SXH) song dịch bệnh vẫn tung hoành. Người dân bắt đầu nghi ngờ hóa chất diệt muỗi có thật sự hiệu quả?Có phải càng phun thuốc diệt muỗi, mỗi càng khỏe hơn?

Người dân nghi ngờ tính độc hại của thuốc muỗi

Bắt đầu từ ngày 14.8, Hà Nội đã thực hiện phun thuốc diệt muỗi bằng xe phun thuốc diệt muỗi công suất lớn. Loại thuốc được lựa chọn sử dụng là Hantox 200.Theo đó, mỗi địa bàn được phun thuốc sau 7 ngày sẽ phun lại một lần. Những chiếc vòi phun công suất lớn được đặt trên xe ở góc 45 độ để thuốc có thể đạt khoảng cách phun 50m. Ngoài ra, máy phun tay cũng được sử dụng để phun thuốc tại các hộ dân và ngõ phố nhỏ.

Đã có một nhóm học sinh Trường THCS Quang Trung (Đống Đa - Hà Nội) có biểu hiện ngứa, mẩn đỏ, khó chịu sau khi tiếp xúc với khu vực có phun thuốc muỗi cách đó 1 ngày. Tuy nhiên, số học sinh này không có biểu hiện nặng thêm.Ngoài ra, các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội chưa ghi nhận ca nào bị ngộ độc thuốc phun muỗi.

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - khẳng định: Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch SXH ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người.

Hiện Bộ Y tế đang cho lưu hành 3 nhóm hóa chất diệt muỗi phòng chống SXH gồm Deltamethrine, Permethrine và Malathion.Ba loại thuốc này cho kết quả nghiên cứu, thử hiệu lực, khả năng kháng muỗi rất tốt.

TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - cũng khẳng định: Thuốc được sử dụng phòng chống dịch sốt xuất huyết đã được Bộ Y tế cho phép. Khi phun, thuốc được kiểm tra đúng liều lượng, phun đúng quy cách với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa.Vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian nên việc lo ngại hóa chất ảnh hưởng tới sức khỏe là không có cơ sở.

“Sau khi phun, người dân chỉ cần chờ cho thuốc khô khoảng 30 phút là vào nhà an toàn. Với một số người có bệnh đường hô hấp hoặc trẻ nhỏ có dễ bị kích ứng (có thể bị ho) thì nên tránh ra ngoài lâu hơn từ 2 tới 3 tiếng sau đó mới vào nhà” - TS Cảm khuyến cáo.

TS Cảm phân tích thêm, vài giờ sau khi phun thuốc sẽ khuếch tán nên thuốc phun chỉ diệt được muỗi vằn trưởng thành nhiễm virus truyền bệnh SXH ở thời điểm đó.Khi hết thuốc mà môi trường vẫn tồn tại muỗi mang mầm bệnh SXH, nhiều bọ gậy tạo điều kiện môi trường cho muỗi phát triển thì khả năng mắc bệnh vẫn cao.

Người dân tự ý phun thuốc khiến muỗi "khỏe" lên

Thời điểm này, số ca mắc SXH trên toàn thành phố Hà Nội vẫn tăng, chưa có dấu hiệu giảm.Nhiều gia đình đã tự phun thuốc diệt muỗi nhưng không biết rằng việc này không hề có lợi. Trên thực tế, không ít hộ gia đình đến các cơ sở, trung tâm để thuê người phun thuốc với giá khoảng 4.000 đồng - 7.000 đồng/m2, mỗi lần phun thuốc có chi phí khoảng 300.000 đồng - 400.000 đồng

TS Nguyễn Nhật Cảm cho biết, việc này không có lợi, thậm chí còn có khả năng gây hại và phản tác dụng nếu phun không đúng cách. Theo đó, nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình, không đúng hóa chất sẽ không tiêu diệt được muỗi mà còn tăng nguy cơ muỗi bị nhờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí là muỗi  "khỏe lên" sau khi phun thuốc.

TS Vũ Trọng Dược - Thư ký Chương trình SXH Dengue khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - phân tích: Khi sử dụng hóa chất diệt muỗi cần có chỉ định, không nên tùy ý phun. Hiệu quả của thuốc diệt muỗi chỉ tác dụng khi phun đúng hóa chất, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật, đúng thời gian.Về nguyên tắc, phun hóa chất diệt muỗi tại một vùng khi ở đó muỗi nhiễm virus Dengue.Phun hóa chất không đúng cách, không có máy phun chuyên dụng, không đủ liều lượng dẫn đến muỗi tăng sức đề kháng, vô tình làm muỗi khỏe hơn trong tương lai".

“Nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi ở phạm vi một gia đình, trong khi hàng xóm không phun thuốc thì tác dụng sẽ rất ít. Người dân có thể sử dụng các bình xịt muỗi đã được cấp phép lưu hành trên thị trường để sử dụng phun diệt ở phạm vi hẹp trong gia đình. Tuy vậy, việc cá nhân, gia đình tự phun thuốc diệt muỗi trong nhà chỉ diệt muỗi tức thì.Nếu không loại trừ được các ổ loăng quăng, bọ gậy ở hộ gia đình và khu vực xung quanh thì muỗi sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại” - PGS.TS Phu khuyến cáo.

Ngành y tế nói hóa chất diệt muỗi an toàn, người dân vẫn lo dị ứng

 Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội, các đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch SXH đã được huy động và hoạt động hết công suất.

Chiến dịch lớn tìm và diệt bọ gậy

Từ ngày 14.8 đến ngày 4.9, Hà Nội tổ chức chiến dịch diệt muỗi quy mô lớn. Các máy áp lực “vòi rồng” với sức vươn cao, xa được phun vào ban đêm. Ban ngày sẽ tiến hành phun tại các hộ dân bằng máy phun áp lực nhỏ, máy đeo vai vào từng ngóc ngách trên địa bàn, với sự tham gia của quân đội vào chiến dịch này.

Hà Nội hy vọng, với chiến dịch diệt bọ gậy, diệt muỗi được thực hiện tổng lực sẽ khống chế, đầy lùi bệnh SXH đang hoành hành.

Tuy nhiên, đến ngày 16.8, số ca mắc bệnh SXH tại Hà Nội đã lên tới gần 15.400 ca mắc, 7 trường hợp tử vong. Con số này xấp xỉ số mắc SXH của các năm đỉnh dịch trước đó (cả năm 2009 là 16.000 ca mắc và 4 tử vong; năm 2015 Hà Nội có 15.5000 ca mắc). Dự báo, đỉnh dịch của bệnh SXH hàng năm rơi từ vào tháng 9, tháng 11 nên con số bệnh nhân SXH vẫn sẽ tiếp tục tăng lên.

Ngay từ ngày 14.8, các lực lượng đã ra quân diệt muỗi, bọ gậy. Bên cạnh những hộ gia đình, cá nhân ủng hộ, nhiệt tình tham gia chiến dịch diệt bọ gậy, diệt muỗi vẫn còn những người lo lắng. Họ cho rằng việc phun thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong vùng.

Đã có một số học sinh Trường THCS Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội bị cay mắt, mẩn ngứa, nghi do dị ứng hóa chất diệt muỗi. Các em có biểu hiện trên sau khi trường học tổ chức phun thuốc một ngày.

Sau khi hướng dẫn phụ huynh và học sinh cách điều trị triệu chứng, nhà trường vẫn tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe các học sinh. Đến nay, sau 4 ngày, không có học sinh nào có biểu hiện nặng thêm hay bất thường gì.

TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - cho biết, việc dị ứng thuốc diệt muỗi có thể xảy ra với trẻ có cơ địa nhạy cảm dị ứng. Hóa chất dùng để phun diệt muỗi đều là loại được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn, thời gian cách ly tối thiểu từ một đến hai giờ, vì thế người dân không nên quá lo lắng.

 “Sau khi phun thuốc diệt muỗi, cần chờ cho thuốc khô khoảng 30 phút là có thể vào nhà. Người bệnh đường hô hấp, cơ địa dị ứng hoặc trẻ nhỏ dễ bị kích ứng (có thể bị ho) nên tránh khỏi nơi phun thuốc lâu hơn 2-3 giờ” TS Cảm khuyến cáo.

Các bệnh viện vẫn quá tải

Hiện các cơ sở điều trị bệnh nhân SXH vẫn trong tình trạng quá tải. Nhiều bệnh viện đã tăng giờ khám, mở rộng phòng điều trị cho bệnh nhân SXH.

Ngày 16.8, để đáp ứng nhu cầu thu dung điều trị, BV Trung ương Quân đội 108 đã thành lập khu điều trị dã chiến SXH tại khoa khám bệnh đa khoa C1.1 nhằm góp phần giải quyết tình trạng bệnh nhân SXH ngày càng gia tăng.

Các BV khác trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng giường bệnh tại các phòng làm việc của nhân viên y tế, hội trường.

Tuổi trẻ

Vi phạm phòng chống sốt xuất huyết: đề xuất nhiều, xử phạt ít

Chiều 16-8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu đã có buổi làm việc với Sở Y tế và UBND 24 quận, huyện về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM.

Tại buổi làm việc, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc trung tâm y tế dự phòng TP cho biết từ đầu năm đến nay, các quận, huyện trên địa bàn TP đề xuất 306 trường hợp vi phạm các quy định về phòng chống sốt xuất huyết nhưng chỉ xử phạt được 103 trường hợp.

Có những quận, huyện đề xuất xử phạt hàng chục trường hợp nhưng không phạt được trường hợp nào. Trong 24 quận, huyện, hiện mới chỉ có 12 quận huyện đã tiến hành xử phạt.

Ông Dũng so sánh một người dân không đội mũ bảo hiểm, chỉ ảnh hưởng đến bản thân người đó đã bị xử phạt, trong khi một người không thực hiện theo hướng dẫn xử lý ổ lăng quăng, ảnh hưởng đến nhiều người, tại sao lại không bị xử phạt?

Có quận, huyện nghĩ rằng đã xử phạt được một vài điểm là được, nhưng theo ông Dũng, các quận huyện cần phải xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm về phòng chống sốt xuất huyết để ngăn chặn dịch bệnh.

Ngoài ra, ông Dũng cũng đề nghị các Đảng viên cần làm gương cho người dân trong việc diệt lăng quăng.

Bà Phan Thị Cẩm Nhung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cũng thừa nhận các đoàn kiểm tra liên ngành huyện, xã, thị trấn chỉ mới kiểm tra, nhắc nhở, việc xử phạt còn ít. Theo bà Nhung, những hộ dân đã được phổ biến mà không hợp tác thì đề nghị cần lập biên bản và xử phạt.

Theo báo cáo của Sở Y tế, số ca bệnh đến ngày 10-8 trên địa bàn TP là 12.217 ca, tăng 27% so với cùng kì năm 2016. Ghi nhận 18/24 quận, huyện có số ca sốt xuất huyết nhập viện tăng so với cùng kì năm 2016. Trong đó, quận 12 tăng 133%, Cần Giờ tăng 125%, Hóc Môn tăng 83% và Bình Tân tăng 64%.

Các yếu tố thuận lợi cho sự lây lan sốt xuất huyết là khí hậu nhiệt đới, dân cư đông đúc làm tăng sự tiếp xúc muỗi với người, người lành với người bệnh, tình trạng trữ nước, vệ sinh môi trường, xử lí rác thải kém tạo điều kiện cho muỗi phát triển.

Qua giám sát ở phường, xã, cho thấy còn một số vấn đề tồn tại như điều tra, xử lý ổ dịch còn sót ca bệnh, do đó phạm vi xử lí chưa phủ hết ổ dịch, người dân tham gia diệt lăng quăng còn hạn chế...

Ngoài ra, giải pháp ngành y tế đưa ra còn chung chung, giải pháp phù hợp với thực tiễn còn hạn chế không tham mưu được cho chính quyền những hành động cụ thể. Chính quyền còn e dè trong triển khai xử phạt đối với hành vi để phát sinh lăng quăng.

Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu nhận định tình hình dịch bệnh tăng ở một số quận huyện do yếu tố khách quan là đang vào mùa mưa, và phát sinh lăng quăng ở một số dự án còn tồn đọng. Bên cạnh đó, còn có yếu tố chủ quan.

Bà phê phán những trường hợp, đơn vị chưa thực hiện nghiêm việc phòng chống sốt xuất huyết. Trong thành phố vẫn còn hàng loạt bãi rác đang tồn tại ở các địa bàn, có thể đây sẽ là những ổ dịch sốt xuất huyết.

Bà Thu nhấn mạnh số ca mắc sốt xuất huyết ở TP.HCM tăng thấp hơn so với Hà Nội. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng cao hơn so với cùng kì năm trước. Bà Thu chỉ đạo các quận, huyện không được chủ quan.

Trong cuộc họp, Phó Chủ tịch TP cũng nghiêm túc phê bình Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị không làm tốt trách nhiệm của mình trong phòng chống dịch bệnh, còn để nhiều bãi rác ô nhiễm, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và ngay tại cuộc họp này cũng không cử người tham dự.

“Chủ tịch UBND các quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để xảy ra dịch bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh, lan rộng, không khống chế được dịch trong địa bàn” - bà Thu nhấn mạnh

Hà Nội: Khống chế nhiều ổ dịch sốt xuất huyết

Chiều 17/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã họp khẩn với Sở Y tế Hà Nội về phòng chống dịch sốt xuất huyết. Bộ trưởng nhắc lại quyết tâm “hạ hoả” để diệt đàn muỗi nhiễm virus bằng phun đại trà trên diện rộng, diệt bọ gậy loăng quăng. Bà Tiến nhấn mạnh, cần phân loại điều trị tránh lây chéo, tránh quá tải, không truyền dịch khi không có chỉ định, không tập trung nằm tại 1 bệnh viện mà nằm tại các bệnh viện vệ tinh. 

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, 4 đoàn của Sở đã đi các bệnh viện kiểm tra. Bộ Y tế điều 6 đội phòng dịch xuống hỗ trợ Hà Nội diệt bọ gậy phun hoá chất. 30 quận huyện đã thành lập đội xung kích diệt bọ gậy với hơn 60.000 người, 4.600 tổ giám sát diệt bọ gậy. Với việc kết hợp phun ô tô chĩa vòi rồng vào trường học, chợ đã khống chế được 1.328/1.800 ổ dịch. Thống kê của y tế Hà Nội cho thấy, 80% ổ dịch chỉ có 2-3 bệnh nhân, cao nhất ổ dịch 30 bệnh nhân nhưng rất ít. Sau khi phun mật độ véc tơ muỗi giảm. Tại các bệnh viện Hà Nội trong ngày 16/8 có 2.558 bệnh nhân đang nằm viện. 

Theo ông Hạnh, điều kiện thời tiết như hiện nay thì khó dự báo được tình hình dịch. Trong thời gian tới Hà Nội phân lại vùng dịch tễ dựa trên mật độ dân, mật độ muỗi, số ca mắc tại từng quận huyện, tập trung 12 quận báo động đỏ. Vẫn có nhiều nhà dân không đồng ý cho phun hoá chất. Hiện có hơn 86% hộ gia đình đồng ý phun. Các chuyên gia nhận định, có thể đến cuối năm dịch mới giảm dần.

Cũng theo ông Hạnh, Hà Nội căn cứ vào tình trạng dịch tễ, hiện đã phân lại 12 quận mức đỏ tập trung 90% bệnh nhân sốt xuất huyết, 5 quận còn lại ở mức cam, 13 quận còn lại ở mức thấp hơn. Từ đó chia ra 3 mức ứng xử khác nhau với dịch, trong đó tập trung nhân lực, vật lực ở 12 quận đỏ.

Đại diện viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, kết quả giám sát tại phường Định Công (quận Hoàng Mai) có mật độ muỗi khá cao. Phun sau 2 tiếng mật độ muỗi trở về không. Tại phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai) có những ổ bọ gậy khá đặc biệt tại những khay dưới tủ lạnh.

Ông Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét, ký sinh trùng côn trùng T.Ư cho biết, qua kiểm tra phát hiện ở các thùng xốp trồng rau, máng nước trên tầng thượng chứa nhiều bọ gậy nhưng đáng nói là người dân chưa quan tâm đến phòng hộ gia đình và cá nhân.

Tại cuộc họp, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho hay, trung bình mỗi tuần có 280-300 bệnh nhân. Trong vài ngày gần đây có giảm bệnh nhân. Hiện tại đang có 6 trường hợp bệnh nhân nặng sốc sốt xuất huyết. Ông Kính cũng cho biết, đa số trong các trường hợp tử vong có liên quan đến sốt xuất huyết đều trên nền bệnh sẵn như tăng huyết áp, tiểu đường.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Hà Nội cần huy động thêm các lực lượng tham gia phòng chống dịch. Đồng thời đẩy mạnh việc phun mù nóng vì hiện nay việc phun này hiệu quả hơn phun sương. Bên cạnh đó, việc phun hóa chất phải tiến hành thực hiện đúng theo khuyến cáo phun 3 lần.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng cho hay hiệu quả phun muỗi tại cộng đồng và gia đình đã làm cho mật độ muỗi giảm rõ rệt. Số ca bệnh có xu hướng giảm so với tuần trước. Như vậy có xu hướng giảm muỗi và giảm ca bệnh mắc. Tuy nhiên, để việc phòng chống dịch hiệu quả, Bộ trưởng đề nghị công tác truyền thông đi trước 1 bước, tập trung tuyên truyền về ổ chứa muỗi, loăng quăng, những dấu hiệu của bệnh và khi mắc bệnh thì điều trị thế nào. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Trung tâm truyền thông của Hà Nội phải ngay lập tức xây dựng các video tuyên truyền để phát rộng rãi.

Thanh niên

Cả nước đã ghi nhận 90.600 người mắc sốt xuất huyết

Cuối chiều 17.8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến họp khẩn với lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội về tình hình phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH). Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết sau khi tổ chức các đợt phun hóa chất diện rộng và thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, những ngày gần đây số ca mắc SXH ở Hà Nội có xu hướng chững lại nhưng vẫn ở mức cao, hiện còn 2.674 bệnh nhân đang điều trị trong tổng số 17.365 ca mắc SXH ghi nhận từ đầu năm đến nayheo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 90.600 trường hợp mắc SXH, 24 trường hợp tử vong. Số mắc tăng hơn 60%, số tử vong tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ 2016. Cùng ngày, 6 đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã kiểm tra công tác phòng chống SXH trên địa bàn 12 quận/huyện. Qua kiểm tra, vẫn phát hiện tồn tại một số ổ bọ gậy muỗi SXH.

Sài Gòn giải phóng

Lãnh đạo địa bàn phải chịu trách nhiệm khi để SXH tăng nhanh

Chiều 16-8, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu đã tổ chức họp khẩn với Sở Y tế và UBND 24 quận, huyện về công tác phòng, chống sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn TP.

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM Nguyễn Trí Dũng cho biết, tính từ đầu năm đến nay TP ghi nhận 12.217 ca mắc SXH  tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016 (9.606 ca). Ghi nhận 18/24 quận, huyện có số ca SXH nhập viện, tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó quận 12 tăng 133%, Cần Giờ tăng 125%, Hóc Môn tăng 83%, Bình Tân tăng 64%. TP ghi nhận 4 trường hợp tử vong do SXH.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu yêu cầu lãnh đạo các đơn vị cần đeo bám địa bàn, tăng cường động viên, phối hợp với các đơn vị như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS chung tay tuyên truyền thuyết phục người dân thực hiện tổng vệ sinh khu phố, diệt lăng quăng. Chủ tịch UBND quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND TP nếu để xảy ra dịch SXH tại địa phương tăng nhanh, lan rộng.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu, hiện nay trên địa bàn TP vẫn còn tồn tại nhiều bãi rác, địa điểm mất vệ sinh môi trường có thể là điểm phát sinh lăng quăng gây SXH. Tuy nhiên, khi đồng chí Nguyễn Thị Thu yêu cầu Sở Tài nguyên - Môi trường có ý kiến về trách nhiệm thì không có cán bộ nào của sở này có mặt dự họp.

* TPHCM đang kiện toàn 7 trung tâm y tế không giường bệnh thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; dự kiến hoàn thành trước năm 2021. Đây là thông tin được ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết tại Hội nghị triển khai thực hiện thông tư số 26/2017/TT-BYT hướng dẫn chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh khu vực phía Nam do Bộ Y tế tổ chức vào sáng 16-8.

Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, TPHCM có nhiều đơn vị trực thuộc nên việc sắp xếp nhân sự khi sáp nhập các cơ sở vào với nhau thì không ảnh hưởng quá nhiều. Cụ thể, số lượng nhân sự dư thừa từ việc sáp nhập này sẽ được sắp xếp vào các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở khám chữa bệnh khác.

Còn đối với các chức danh lãnh đạo thì sắp tới trung tâm nào có lãnh đạo đến tuổi nghỉ hưu thì sẽ cương quyết không bổ nhiệm người mới và lộ trình đến năm 2021, TP sẽ hoàn tất việc kiện toàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Đây sẽ là trung tâm có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng.

Chấn chỉnh hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ

Trước những sự cố xảy ra tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, ngày 16-8, Sở Y tế TPHCM đã có văn bản chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lĩnh vực PTTM và hạn chế ở mức thấp nhất các sự cố xảy ra cho người bệnh trong PTTM.

Theo đó, Sở Y tế TPHCM yêu cầu tất cả cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa PTTM tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về nhân sự chuyên khoa PTTM của cơ sở trong suốt quá trình hoạt động. Tất cả kỹ thuật phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được Sở Y tế hoặc Bộ Y tế phê duyệt theo quy định. Nội dung quảng cáo về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở có chuyên khoa PTTM phải được Sở Y tế xác nhận theo quy định.

Phẫu thuật thành công bệnh nhân bị ung thư gan tái phát

Chiều tối 15-8, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn thông tin vừa phẫu thuật nội soi điều trị thành công trường hợp ung thư gan tái phát.

Bệnh nhân là ông  H.N.V., (68 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận), có tiền sử mắc bệnh viêm gan siêu vi B kèm xơ gan mức độ nhẹ (Child A). Tháng 9-2016, ông V.,được chẩn đoán Ung thư gan, với khối u có kích thước 7x8 cm ở gan phải, các bác sĩ Đơn vị U gan của Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã tổ chức hội chẩn, chỉ định làm thủ thuật TACE điều trị cho ông V.

Sau thủ thuật TACE, ông V., được hẹn tái khám sau 2 tháng để theo dõi, chụp MSCT cho thấy khối u ngấm thuốc tốt, không có dấu hiệu tiến triển bệnh. Sau đó, ông V., được hẹn tái khám mỗi 3 tháng, đến tháng 5-2017, trên hình ảnh MSCT, ngoài khối u gan đã được điều trị, phát hiện thêm một khối u mới bên gan trái, kích thước 5x7 cm, các bác sĩ hội chẩn, nhận thấy vị trí u thuận lợi cho việc phẫu thuật nội soi cắt bỏ u.

Sau gần 2 giờ phẫu thuật, các Bác sĩ đã cắt bỏ khối u thành công bằng phẫu thuật nội soi. Sau phẫu thuật 2 tháng, bệnh nhân được kiểm tra MSCT, không phát hiện tái phát u mới.

 Theo TS.BS Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, người thực hiện phẫu thuật, phẫu thuật nội soi cắt gan là phẫu thuật khó, khi thực hiện thành công đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, với các vết mổ trên thành bụng nhỏ nên ít đau sau mổ hơn, thời gian hồi phục sớm hơn phẫu thuật mở bụng cắt gan. Ngoài ra, để được điều trị hiệu quả thì bệnh nhân cần được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm bằng cách tầm soát ung thư gan ở những đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao như những người bị xơ gan, viêm gan siêu vi B, C,… Đặc biệt, những người đã được phát hiện ung thư gan cần phải tuân thủ chế độ theo dõi của bác sĩ để phát hiện những trường hợp tái phát ung thư sớm. 

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tăng đột biến

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tới nay cả nước có hơn 80.000 người mắc sốt xuất huyết (SXH) với 24 người tử vong. Riêng Hà Nội có gần 16.000 người mắc SXH với 7 trường hợp tử vong. 

Để phòng ngừa muỗi vằn đốt, người dân có thể dùng rèm, lưới ngăn côn trùng, hương muỗi, kem chống muỗi đốt và biện pháp hàng đầu quan trọng nhất là diệt bọ gậy/lăng quăng. Khi có biểu hiện sốt, nghi ngờ SXH nên đi khám để được bác sĩ tư vấn nhưng không phải trường hợp nào cũng phải nhập viện để điều trị.

Khi mắc SXH, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao đột ngột kéo dài 2 - 7 ngày. Tuy nhiên nếu tới ngày thứ 2 sốt có các biểu hiện như: sốt cao li bì từ 39°C trở lên, nhức đầu dữ dội, nôn liên tục, đau tức vùng gan, tiêu chảy… cần tới ngay bệnh viện khám vì đây là những dấu hiệu bệnh nặng. 

Chấn chỉnh hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ

Ngày 16-8, Sở Y tế TPHCM ban hành văn bản đến tất cả các cơ sở khám chữa bệnh nhằm chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) và hạn chế ở mức thấp nhất các sự cố xảy ra.

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu tất cả cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa PTTM nghiêm túc tuân thủ quy định pháp luật, các quy định chuyên môn và quy trình kỹ thuật. Cụ thể: đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về nhân sự chuyên khoa PTTM của cơ sở trong suốt quá trình hoạt động; tất cả kỹ thuật phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được Sở Y tế hoặc Bộ Y tế phê duyệt theo quy định; đảm bảo việc thực hiện PTTM tuân thủ các quy định chuyên môn và quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế; nội dung quảng cáo về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở có chuyên khoa PTTM phải được Sở Y tế xác nhận theo quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, Sở Y tế TPHCM yêu cầu các phòng y tế quận, huyện tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn; hướng dẫn các phòng khám chuyên khoa PTTM thực hiện thủ tục đăng ký người hành nghề, thủ tục đề nghị phê duyệt danh mục kỹ thuật, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định.  

Các phòng y tế quận, huyện phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các cơ sở thực hiện khám chữa bệnh PTTM không có cấp giấy phép hoạt động theo quy định theo địa bàn phụ trách, báo cáo đột xuất và định kỳ hàng tháng kết quả kiểm tra về Sở Y tế. Đồng thời chủ động có giải pháp khuyến khích người dân trên địa bàn khi phát hiện có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phép, trá hình... phản ánh ngay về phòng y tế quận, huyện hoặc Sở Y tế TPHCM để kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Sở Y tế cũng đề nghị Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TPHCM tăng cường phổ biến những quy định pháp luật trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nói chung và trong lĩnh vực PTTM nói riêng; chủ động nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các cơ sở và hội viên, báo cáo kịp thời về Sở Y tế để được hướng dẫn.

Sở Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PTTM trên địa bàn thành phố để chấn chỉnh các vấn đề tồn tại và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định hiện hành.

Thông tin từ Sở Y tế TPHCM, hiện nay trên địa bàn TP có 185 cơ sở khám chữa bệnh có loại hình PTTM, bao gồm: 7 bệnh viện công lập có khoa/đơn vị PTTM, 13 bệnh viện chuyên khoa PTTM tư nhân, 9 bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa PTTM, 2 bệnh viện chuyên khoa tư nhân có đơn vị PTTM, 4 phòng khám đa khoa tư nhân có chuyên khoa PTTM và 150 phòng khám chuyên khoa PTTM.

Cập nhật nhiều tiến bộ mới trong việc chăm sóc người bệnh

Từ ngày 16-8 đến 19-8, tại Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM sẽ diễn ra Hội nghị Khoa học Kỹ thuật năm 2017 nhằm mục đích tạo điều kiện cho các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhân viên y tế công bố các công trình nghiên cứu khoa học trong khám chữa bệnh, cập nhật kiến thức, kỹ thuật y học tiên tiến và trao đổi kinh nghiệm với những chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.

Hội nghị thu hút hơn 1.700 người tham dự, với 136 báo cáo do các giáo sư, chuyên gia đầu ngành y trong và ngoài nước trình bày.

Những nội dung mang tính tiêu biểu tại hội nghị như cập nhật các tiến bộ mới trong thực hành chăm sóc người bệnh; chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở người cao tuổi; chăm sóc giảm nhẹ ở người cao tuổi với những chia sẻ về tình hình chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam và so sánh với Hoa Kỳ do các chuyên gia từ các trường đại học y khoa, Đại học California San Diego và Trung tâm chăm sóc giảm nhẹ, San Diego Hospice trình bày.

Trong thời gian qua, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được triển khai, ứng dụng hiệu quả tại Bệnh viện Đại học Y Dược, đem lại lợi ích thiết thực trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh đó, nhiều tiến bộ y khoa trong việc tầm soát và chẩn đoán các bệnh lý trước sinh; điều trị đa mô thức ung thư tiêu hóa sự chia sẻ của hai chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Ung thư Tokyo (Nhật Bản) về những cập nhật mới nhất trong phẫu thuật nội soi cắt dạ dày và nạo hạch do ung thư, phẫu thuật nội soi nạo hạch D3 điều trị ung thư đại tràng, đặc biệt là kỹ thuật nạo hạch chậu trong phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng là kỹ thuật tiên tiến được thực hiện đầu tiên tại Việt Nam… cũng được thảo luận tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, PGS TS BS Nguyễn Hoàng Bắc – Giám đốc BV Đại học Y Dược cho biết, sứ mệnh của BV Đại học Y Dược là cung cấp giải pháp chăm sóc sức khỏe tối ưu từ sự tích hợp giữa điều trị, nghiên cứu và đào tạo. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo là nền tảng quan trọng để phát triển chuyên môn kỹ thuật, cũng như nâng cao kiến thức, kinh nghiệm lâm sàng cho đội ngũ cán bộ y tế.

Người Lao động

TP HCM: SXH không tăng 7 tuần qua

Trong khi TP báo cáo số ca mắc SXH nhiều thì quận lại cho rằng con số chính xác phải thấp hơn gần 50%.

Thông tin này được nêu ra tại cuộc họp bàn về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) do UBND TP HCM tổ chức chiều 16-8.

BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, cho biết tính từ đầu năm đến hết tuần 32, trên địa bàn TP có 12.291 ca mắc SXH, tăng gần 27% so cùng kỳ, 4 ca tử vong. Hiện nay, ở 18/24 quận, huyện có số ca nhập viện do mắc SXH gia tăng, gồm: quận 12 (tăng 133%), Cần Giờ (tăng (125%), Hóc Môn (tăng 83%, Bình Tân (tăng 64%). Qua 7 tuần lễ, số ca nhập viện không gia tăng nhờ các quận, huyện ra quân quyết liệt.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức, quận được TP dánh giá là một trong những điểm nóng về dịch bệnh SXH. Qua kiểm tra, có tình trạng không khớp về số liệu mắc bệnh SXH. Theo đó, khi TP báo xuống quận Thủ Đức tổng số ca mắc SXH là 781 trường hợp thì sau khi quận đi điều tra xác minh trên địa bàn, con số thực tế chỉ là 416 ca mắc. Cũng theo bà Thúy, phần mềm GIS đánh giá trên bản đồ bán kính chênh lệch với thực tế, về góc độ chuyên môn cũng cần nghiên cứu lại.

Từ vấn đề này, bà Thúy đề nghị TP cần có sự đánh giá tình trạng dịch bệnh SXH trên địa bàn TP chuẩn xác hơn. "Có những địa chỉ đi xác minh nhưng không có người bệnh. Nhiều người khi xuất viện là do mắc bệnh khác, không phải SXH. Xác định vùng dịch, ổ dịch rất khó nên việc ghi nhận thông tin bệnh nhân rất cần thiết. Nên có nghiên cứu đánh giá chuẩn xác hơn", bà Thúy đề nghị.

Báo Điện tử Đài Tiếng nói việt Nam (vov.vn)

Dịch sốt xuất huyết vẫn phức tạp, Bộ Y tế họp khẩn với Hà Nội

Đây là cuộc họp thứ 2 của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với ngành y tế Thủ đô kể từ khi dịch bệnh bùng phát mạnh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô, cuối giờ chiều nay, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức họp với Sở Y tế Hà Nội, chỉ đạo thực hiện các giải pháp khống chế dịch bệnh này. Đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội trong gần 8 tháng qua đã ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô có dấu hiệu chững lại.Tuần qua, toàn thành phố phát hiện 3.440 bệnh nhân sốt xuất huyết, giảm 7 trường hợp so với tuần trước đó.Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận gần 17.400 ca mắc sốt xuất huyết, nhiều nhất so với số ca mắc cả năm của 10 năm trở lại đây.7 bệnh nhân trong số đó đã tử vong.

Đến nay, Hà Nội đã huy động 25 máy phun công suất lớn trên ô tô, 10 máy phun mù nóng, 180 máy phun đeo vai để phun hóa chất diệt muỗi nhằm “hạ hỏa” dịch sốt xuất huyết.

Các quận, huyện của thành phố đã thành lập 26.038 đội xung kích diệt bọ gậy với hơn 63.000 nghìn người tham gia, đã xử lý hơn 210.000 dụng cụ chứa nước có bọ gây. Tuy nhiên, 12 đoàn kiểm tra của Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội nhận định: hoạt động của các đội xung kích ở các địa phương chưa hiệu quả.

Trong khi đó, ông Trần Vũ Phong, Trưởng khoa Côn trùng và Động vật y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, mật độ muỗi có dấu hiệu giảm sau khi phun hóa chất nhưng các ổ bọ gậy vẫn còn nhiều và rất khó tìm; có gần 97% dụng cụ chứa nước đọng ở các nghĩa trang có chứa ổ bọ gậy.

Tại cuộc họp, một lần nữa Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, các cơ sở y tế không để bệnh nhân sốt xuất huyết nằm ghép, không truyền dịch khi không có chỉ định của bác sỹ. Bệnh nhân có chỉ định truyền dịch thì phải nằm viện không được cho về nhà. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương nghiên cứu sâu hơn về sự gia tăng của vi rút truyền bệnh. Thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi hành vi của người dân cũng như phổ biến các biện pháp phòng bệnh.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “Hà Nội cần quyết tâm hơn trong việc phun hóa chất trên diện rộng bằng máy công suất lớn trên xe ô tô, kết hợp máy đeo vai vào từng nhà dân. Cơ bản nhất vẫn là thực hiện chiến dịch diệt bọ gậy, phòng chống sốt xuất huyết bằng cách lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước. Về điều trị bệnh nhân, dứt khoát phải phân loại bệnh, không cần thiết thì không cho nhập viện để tránh lây chéo, tránh quá tải”

Trên bản đồ dịch tễ của Hà Nội, 12 quận huyện có dịch bệnh sốt xuất huyết đã ở mức báo động đỏ là Thanh Oai, Thường Tín, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì, Thanh Xuân. Các quận, huyện có mức báo động cấp 2 là: Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Long Biên. Các quận, huyện còn lại ở mức cảnh báo cấp 3.

Sức khỏe & Đời sống

Sốt xuất huyết: Người dân tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà

Chiều tối ngày 17/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì họp khẩn với Sở Y tế Hà Nội về phòng chống dịch sốt xuất huyết.Đây là cuộc họp thứ 2 của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến với ngành y tế Thủ đô kể từ khi dịch bệnh bùng phát mạnh.

Chiều tối ngày 17/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì họp khẩn với Sở Y tế Hà Nội về phòng chống dịch sốt xuất huyết.Đây là cuộc họp thứ 2 của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến với ngành y tế Thủ đô kể từ khi dịch bệnh bùng phát mạnh.Đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội trong gần 8 tháng qua đã ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Phun hoá chất diệt muỗi đã phát huy hiệu quả

Báo cáo tại cuộc họp, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô có dấu hiệu chững lại. Tuần qua, toàn thành phố phát hiện 3.440 bệnh nhân sốt xuất huyết, giảm 7 trường hợp so với tuần trước đó.Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận gần 17.400 ca mắc sốt xuất huyết, nhiều nhất so với số ca mắc cả năm của 10 năm trở lại đây.7 bệnh nhân trong số đó đã tử vong.

4 đoàn của Sở đã đi các bệnh viện kiểm tra.Bộ Y tế hỗ trợ 6 đội phòng dịch xuống hỗ trợ Hà nội diệt bọ gậy phun hoá chất.Hà Nội ra quan diệt bọ gậy 3 đợt liên tục.30 quận huyện đã thành lập đội xung kích diệt bọ gậy với hơn 60.000 người. 4.600 tổ giám sát diệt bọ gậy.

Kiểm tra 1,4 triệu dụng cụ chứa nước. 156/384 phường có quy mô phun diện rộng. Hà Nội đã nhận hỗ trợ của 22 địa phương 22 máy phun hoá chất, nâng con số máy phun hóa chất ô tô lên 25 máy, 180 máy phun đeo vai, 10 máy phun mù nóng, sử dụng 4000 lít hoá chất. Việc phun hóa chất kết hợp phun ô tô chĩa vòi rồng vào trường học, chợ.Kết quả các ổ dịch 1328/1800 được khống chế.80% ổ dịch chỉ có 2-3 bệnh nhân, cao nhất ổ dịch 30 bệnh nhân nhưng rất ít. Sau khi phun muỗi thì tỷ lệ mật độ muỗi tại các khu vực phun đã giảm

Về tình hình bệnh nhân ngoài cộng đồng.Tuần trước là 3.447 bệnh nhân thì tuần này là 3.400 bệnh nhân.

Về tình hình bệnh nhân trong bệnh viện, theo thống kê ngày 14/8 là 3.087 bệnh nhân, ngày 15/8  là gần 2.680 bệnh nhân thì ngày 16/8 giảm được hơn 100 bệnh nhân, với con số hơn 2558 bệnh nhân.

Cũng theo ông Hạnh, Hà Nội căn cứ vào tình trạng dịch tễ, hiện đã phân lại 12 quận mức đỏ tập trung 90% bệnh nhân sốt xuất huyết, 5 quận còn lại ở mức cam, 13 quận còn lại ở mức thấp hơn. Từ đó chia ra 3 mức ứng xử khác nhau với dịch, trong đó tập trung nhân lực, vật lực ở 12 quận đỏ.Theo thống kê có khoảng 86-90% hộ gia đình tạo điều kiện cho phun muỗi.Tuy nhiên, ông Hạnh lo lắng thời tiết này sẽ tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, nảy nở.

Tại cuộc họp, TS Trần Vũ Phong- Trưởng khoa Côn trùng và Động vật y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, kết quả giám sát tại 2 phường Định công quận Hoàng Mai có mật độ muỗi khá cao, 30 nhà chỉ có 1 nhà có ổ bọ gậy. Phun sau 2 tiếng mật độ muỗi trở về 0. Tuy nhiên, ông Phong cũng lưu ý thông tin tại Phường Vĩnh Hưng có những ổ bọ gậy khá đặc biệt tại những khay dưới tủ lạnh có nhiều bọ gậy, đây là những vị trí khó phât hiện.

"Chúng tôi là những người nghiên cứu côn trùng rất lâu năm cũng cố gắng tìm hiểu vì sao có muỗi mà không thấy ổ bọ gậy.Nhưng khi lật các tủ lạnh ra thì thấy rằng các khay chứa nước đọng dưới tủ lạnh trong các gia đình có rất nhiều ổ bọ gậy.Chúng tôi thấy rằng muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết ngày càng khôn hơn.Có những ổ bọ gậy mà bình thường chúng ta không thể ngờ tới. Thực trạng này giống như bên Singapore , loài muỗi  này tìm những nơi mà con người không tìm ra được để sinh đẻ trứng, nở ra bọ gậy. Đây là một khó khăn rất lớn trong phòng chống sốt xuất huyết”- TS Trần Vũ  Phong nói

Đồng quan điểm, PGT.TS Trần Thanh Dương- Viện trưởng Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng TW cũng cho biết qua phun muỗi cho thấy mật độ muỗi giảm.Tuy nhiên, ông Dương cảnh báo tại cuộc họp về thực trạng nhiều hộ gia đình trồng rau tại tầng thượng, có ổ lăng quăng trong các thùng xốp chứa nước trồng rau.

Tại cuộc họp, PGS.TS Nguyễn Văn Kính- Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TW cho hay, trung bình mỗi tuần có 280- 300 bệnh nhân.Trong vài ngày gần đây có giảm bệnh nhân. BV đã và đang thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ trưởng về việc chuyển bệnh nhân sang cơ sở 2 ở Đông Anh. Ông Kính cũng cho biết đa số trong các trường hợp tử vong có liên quan đến sốt xuất huyết đều trên nền bệnh sẵn như tăng huyết áp, tiểu đường.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Hà Nội cần huy động thêm các lực lượng tham gia phòng chống dịch.Đồng thời đẩy mạnh việc phun mù nóng vì hiện nay việc phun này hiệu quả hơn phun sương. Bên cạnh đó, việc phun hóa chất phải tiến hành thực hiện đúng theo khuyến cáo phun 3 lần.

Đẩy mạnh truyền thông và phân tuyến điều trị hiệu quả

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng cho hay hiệu quả phun muỗi tại cộng đồng và gia đình đã làm cho mật độ muỗi giảm rõ rệt.Số ca bệnh có xu hướng giảm so với tuần trước.Như vậy có xu hướng giảm muỗi và giảm ca bệnh mắc. Tuy nhiên để việc phòng chống dịch hiệu quả, đề nghị công tác truyền thông đi trước 1 bước, tập trung tuyên truyền về ổ chứa muỗi, lăng quăng; Những dấu hiệu của bệnh và khi mắc bệnh thì điều trị thế nào. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Trung tâm truyền thông của Hà Nội phải ngay lập tức xây dựng các video tuyên truyền để phát rộng rãi.

Bộ trưởng cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ TW bắt một số loài muỗi để phân lập muỗi. Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ TW và Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng TW tăng cường tập huấn cho tuyến dưới về làm dịch tễ học thực địa.Về phía Hà Nội, lãnh đạo Sở yêu cầu ngay các khoa côn trùng của các đơn vị dự phòng phải thường xuyên tiến hành thống kê số lượng muỗi để làm dịch tễ học thực địa. Về công tác phun muỗi, Bộ trưởng yêu cầu cần tiếp tục phun trên diện rộng ở bệnh viện, trường học, khu đất trống, công trường xây dựng...

Về công tác điều trị lo ngại vào năm học mới tăng tỷ kệ trẻ nhỏ mắc bệnh, Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý Khám chữa bệnh và BV Bệnh Nhiệt đới TW cần tổ chức tập huấn lại lần nữa về những vấn đề liên quan đến điều trị cả người lớn và trẻ em. Trong trường hợp cần thiết thì cho nhập viện và không để bệnh nhân nằm ghép để tránh lây chéo bệnh viện. Không để bệnh nhân vào nằm truyền dịch rồi về.Tích cực tuyên truyền người dân tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà.

Trước đó. tối ngày 16/8, đoàn công tác của Bộ Y tế đã đi kiểm tra công tác điều trị dịch bệnh sốt xuất huyết tại Khoa Truyền nhiễm BV bạch Mai, BV Bệnh Nhiệt đới TW và BV Thanh Nhàn.Tại các BV cơ bản không còn tình trạng nằm ghép giường bệnh trầm trọng.Riêng tại Khoa Truyền nhiễm của BV Bạch Mai có tình trạng ghép bệnh nhân vì hiện đang có 90 bệnh nhân đang điều trị, đa phần là bệnh nhân nặng, có dấu hiệu cảnh báo và thai phụ mắc sốt xuât huyết.

Truyền hình trực tuyến: Tiếp tục tuyên chiến với Sốt xuất huyết

Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi truyền hình trực tuyến với chủ đề "Tiếp tục tuyên chiến với Sốt xuất huyết".Chương trình được truyền hình trực tuyến vào lúc 14h30, thứ hai, ngày 21/8/2017. Toàn bộ nội dung cuộc trao đổi được phát trực tiếp trên trang Suckhoedoisong.vn, kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống.

Bệnh sốt xuất huyết đang là mối lo hiển hiện của người dân, đặc biệt tại Hà Nội khi mùa mưa đang đến. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, trong 7 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó 22 trường hợp tử vong. Trong đó số bệnh nhân nhập viện là 69.085 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2016 (51.742/17) số mắc tăng 33,5%, số tử vong tăng 5 trường hợp.

Riêng tại Hà Nội, tính đến ngày 9/8/2017, toàn thành phố đã ghi nhận 13.982 mắc/5 tử vong tại Hoàng Mai (2); Đống Đa (1); Ba Đình (1) và Hà Đông (1).Bệnh nhân phân bố tại cả 30/30 quận huyện của thành phố, 532/584 xã, phường, thị trấn (chiếm 91% số xã, phường); số mắc tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ 2016 (581/0) do dịch đến sớm hơn 3 tháng.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định, dịch bệnh SXH tại Hà Nội đang có xu hướng tăng và nguy cơ dịch tiếp tục bùng phát, có thể xảy ra nếu không kịp thời triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp hữu hiệu. Nguyên nhân do năm nay mùa hè đến sớm, nền nhiệt trung bình cao, trong khi đó ý thức tự phòng bệnh của người dân chưa cao, còn phó mặc cho ngành y tế, một số hộ gia đình chưa phối hợp trong việc phun hóa chất xử lý ổ dịch...

Nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc phòng bệnh và đưa ra những khuyến cáo cần thiết để người dân hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh SXH, ngày 27/7/2017 vừa qua, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn đã tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Ứng phó khẩn cấp với Sốt xuất huyết" và nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Do nhu cầu thông tin về dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn và là mối lo ngại lớn của cộng đồng thời điểm này, để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Báo Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức tiếp chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Tiếp tục tuyên chiến với Sốt xuất huyết".

 

Ngày 22/08/2017
Ban Biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích